Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3395 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 06:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43635 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    VIỆT NAM - DẦU KHÍ -
    Bài đăng : Thứ ba 01 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 01 Tháng Mười Một 2011

    PetroVietnam định chi 1,5 tỷ đô la mua tài sản của tập đoàn Mỹ ConocoPhillips ở Biển Đông


    [​IMG]Các khu vực tập đoàn CococoPhillips khai thác tại vùng lãnh hải Việt Nam Ảnh : ConocoPhillips.com




    Trọng Nghĩa
    Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam xác nhận là sẽ quyết tâm đấu thầu mua lại phần tài sản của hãng dầu hỏa Mỹ ConocoPhillips ở Biển Đông với giá 1,5 tỷ đô la. Một quan chức cấp cao của PetroVietnam đã tiết lộ tin trên vào hôm qua 31/10/2011 với hãng thông tấn Anh Reuters.


    Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc PetroVietnam, xác định : Tập đoàn Việt Nam sẽ làm hết sức mình để thu hồi được các tài sản mà tập đoàn Mỹ muốn bán lại : « Phần đầu tư đó nằm trên đất nước của chúng tôi, do đó chúng tôi phải nỗ lực tối đa để mua lại. »
    Một nguồn thạo tin đã tiết lộ với hãng Reuters rằng, công ty tài chánh Barclays Capital là cố vấn cho hồ sơ dự thầu.
    ConocoPhillips, tập đoàn dầu hỏa lớn lớn thứ ba của Mỹ, đã loan báo kế hoạch bán cổ phần của họ tại ba mỏ dầu và khí tự nhiên ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Theo Reuters, tập đoàn này hiện nắm giữ 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 4 mỏ dầu khí ở lô 15-1, bao gồm hai mỏ Sư tử đen và Sư tử vàng, và hai mỏ khác chưa hoạt động.
    PetroVietnam vốn đã nắm giữ 50% cổ phần trong lô 15-1, trong khi Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc KNOC chiếm 14,2%, tập đoàn Hàn Quốc SK 9%, và tập đoàn Geopetrol tại Monaco 3,5%.
    Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc KNOC cũng có ý định mua lại phần hùn của ConocoPhillips, nhưng muốn chờ xem giá cả như thế nào.
    ConocoPhillips còn nắm giữ 36% cổ phần ở mỏ Rạng Đông tại lô 15-2, cũng nằm trong vùng bồn trũng Nam Côn Sơn, và 16,3% cổ phần trong hệ thống đường ống dẫn khí từ Nam Côn Sơn về miền Nam Việt Nam.
    Tại các công trình kể trên, PetroVietnam cũng đã nắm giữ 17,5% cổ phần của mỏ Rạng Đông, và 51% cổ phần trong đường ống Nam Côn Sơn.
    Tháng Bảy vừa qua, PetroVietnam đã cho biết, có thể mua lại toàn bộ phần hùn của ConocoPhillips ở Biển Đông để góp phần bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc tranh chấp dữ dội.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sỹ quan cảnh sát TQ đối diện án tử hình


    Cập nhật: 11:59 GMT - thứ hai, 31 tháng 10, 2011


    [​IMG] Hình ảnh hiện trường sau vụ tai nạn đã được lan truyền trên các blog Trung Quốc.


    Một nhân viên cảnh sát cao cấp Trung Quốc có thể sẽ bị án tử hình sau khi làm chết năm người và khiến ba người khác bị thương, truyền thông quốc gia Trung Quốc loan tin hôm thứ Hai.
    Đây là vụ tai nạn đã làm nổ bùng lên các cuộc biểu tình bạo động vừa qua.

    Vương Ngân Bằng bị cáo buộc là đã say xỉn khi đâm vào hai cột đèn đường ở tỉnh Hà Nam ở miền trung hôm thứ Bảy, khiến cột đèn đổ đè xuống một nhóm lao động nhập cư đang đứng chờ xe buýt, báo Hoàn Cầu tường thuật.

    Ông Vương, trưởng đồn ******* thị trấn Lương Chử, đã bị buộc tội "đe dọa tới an ninh công cộng bằng những phương tiện nguy hiểm" và có thể bị án tử hình nếu như bị kết tội, hãng Tân Hoa Xã nói.
    Các lao động nhập cư đứng đón xe buýt đi tới tỉnh Chiết Giang ở miền đông để hái cam đã tiến hành biểu tình sau khi cảnh sát ra lệnh nhà tang lễ phải đưa thi hài các nạn nhân ra khỏi khu vực.
    Sợ rằng cảnh sát tìm cách tiêu hủy tang chứng, các công nhân này đã lật úp một xe hơi cảnh sát và đập phá một xe buýt; cảnh sát chống bạo động đã được gọi tới nhằm "duy trì trật tự", báo Hoàn Cầu tường thuật.
    Được biết các nhân chứng đã tìm thấy một thùng thiêu tửu, một loại rượu mạnh của Trung Quốc, một số con dao và một bộ đồng phục cảnh sát trong chiếc xe hơi của ông Vương.
    Những tấm hình thảm khốc do truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy cảnh hàng chục người đứng vây quanh một chiếc xe cảnh sát với vỏ xe bị đâm nát và ít nhất có hai người bị đè bẹp dưới một cột đèn.
    Chính quyền và cảnh sát huyện Nhữ Nam không đưa ra bình luận gì khi được hãng tin AFP liên hệ, với lý do vụ tai nạn vẫn đang trong quá trình điều tra.
    Truyền thông nhà nước cố gắng làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của cuộc bạo loạn, với Tân Hoa Xã đưa tin ngắn gọn rằng đã có tình trạng "công chúng giận dữ" trên internet sau khi những tấm ảnh dữ dội được công bố.
    Các quan chức nói với báo China Daily rằng giới chức địa phương sẽ đền bù cho các nạn nhân bị thương và gia đình những người người thiệt mạng.
    Đây là cuộc biểu tình bạo động thứ hai diễn ra tại Trung Quốc trong thời gian chưa tới một tuần.
    Hàng trăm người đã Bấm đụng độ với cảnh sát và đập phá xe hơi ở miền trung Trung Quốc sau khi các cuộc biểu tình phản đối quanh vấn đề thu thuế biến thành cuộc bạo động hôm thứ Năm.
    Trong cuộc Bấm bạo loạn khởi nguồn từ việc các chủ doanh nghiệp bất bình về mức thu thuế tại thành phố Hồ Châu ở Chiết Giang nói trên, một số cảnh sát đã bị thương.
    Các cuộc biểu tình rộng khắp không phải là điều hiếm xảy ra tại Trung Quốc. Những người bị lãng quên trong quá trình bùng nổ kinh tế của nước này thường xuống đường để biểu thị sự bất mãn của mình.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ôm súng mỏi tay quá không có người thay.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chính phủ cần mua lại , gia tăng cổ phần các Ngân hàng đang niêm yiết , đạy là hình thức giảm nợ xấu và bảo toàn NH trong khi tiền đồng eo hẹp , các NDT đang chết chìm trong vàng -BDS-CK , đây vừa là hình thức đầu tư vừa nâng thanh khoảng cho NH

    Ngân hàng Việt Nam không thể phá sản kiểu Mỹ




    [​IMG]
    "Cải tổ ngành ngân hàng phải thận trọng, như diệt sâu rầy mà vẫn phải giữ được cánh đồng lúa xanh tốt và có mùa bội thu", lối ví von của ĐB Nguyễn Bá Thanh đã gây sốc tại phiên thảo luận cuối tuần qua.
    Nhưng nó cũng cho thấy tái cơ cấu ngân hàng là một vấn đề nhạy cảm đến nhường nào. Việt Nam hiện có hơn 130 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 ngân hàng thương mại vốn nhà nước, 37 ngân hàng cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 5 liên doanh.


    Số lượng ngân hàng gia tăng nhanh chóng trong hai năm 2006-2007, khi lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ Việt Nam lại cho phép thành lập mới và khuyến khích các ngân hàng tăng quy mô, mở rộng phạm vi hoạt động. Đây cũng là thời gian Việt Nam đang thăng hoa sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những hứa hẹn bùng nổ làn sóng đầu tư nước ngoài.


    Nhiều chuyên gia, thậm chí quan chức của Ngân hàng Nhà nước thời đó đánh giá ngân hàng là kênh đầu tư sinh lời nhất. Hàng chục hồ sơ tới tấp gửi tới Ngân hàng Nhà nước, trong đó có cả những tập đoàn, tổng công ty nhà nước không có kinh nghiệm về đầu tư tài chính cũng mong muốn có một nhà băng của riêng mình. Các nhà đầu tư cá nhân thì quyết giành cho được suất mua cổ phiếu của cả những dự án đang còn phôi thai, chưa được cấp phép chính thức.


    Ngay lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm Lê Đức Thúy, người ủng hộ và khởi xướng chủ trương thành lập mới ngân hàng, đã nhận thấy những động cơ không lành mạnh trong cuộc đua. Khi ông Nguyễn Văn Giàu kế nhiệm chức Thống đốc, đã ngay lập tức hãm phanh cuộc đua này, nhưng 2 ngân hàng mới tinh đã kịp ra đời, cùng với trên dưới 10 ngân hàng nông thôn nâng cấp thành đô thị thông qua việc tăng vốn gấp hàng chục lần và mở rộng phạm vi hoạt động. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng lần lượt ra đời theo cam kết.


    Hơn 130 tổ chức tín dụng hiện nay là thừa, đủ hay ít so với nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nhưng các nhà quản lý, giới chuyên gia và bản thân các nhà kinh doanh ngân hàng đều chung nhận định hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện hoạt động manh mún, kém hiệu quả, và thậm chí đang trở thành mối nguy với nền kinh tế nếu không cải tổ kịp thời.


    Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cảnh báo tái cơ cấu ngân hàng giống như đụng tới đồ pha lê, nếu không biết nâng niu coi chừng vỡ và gây hệ lụy xấu với nền kinh tế. Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng tái cơ cấu ngân hàng là nhiệm vụ khó nhất trong 3 yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế (bên cạnh việc tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước).


    "Và cái khó nhất trong tái cơ cấu ngân hàng hiện nay do chính chúng ta tạo ra. Các ngân hàng ra đời là do chủ trương của chúng ta. Việc họ tăng vốn từ vài chục, vài trăm tỷ đồng lên hàng nghìn tỷ đồng cũng xuất phát từ sự duy ý chí của cả hệ thống", Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trao đổi với VnExpress.


    Với tập quán kinh tế Việt Nam và trong điều kiện hệ thống pháp luật về phá sản chưa hoàn thiện, việc khai tử một doanh nghiệp đã khó, giải thể một ngân hàng còn khó hơn thế nhiều lần. Theo quy định, một ngân hàng ra đời phải được Thủ tướng đồng ý về chủ trương và Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau quá trình thẩm định gắt gao. Và quá trình khai tử nó sẽ phải thận trong không kém bởi còn liên quan tới quyền lợi của cổ đông, người gửi tiền và đặc biệt là sự an toàn của cả hệ thống.


    "Chính vì quan điểm chỉ đạo của chúng ta là không để người dân thiệt thòi, nên tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam không thể như Mỹ, dễ dàng cho phá sản những ông yếu kém, đe dọa an toàn hệ thống", ông Kiên nói thêm.


    Phó giám đốc Học viện Ngân hàng Tô Kim Ngọc cho rằng bây giờ chưa phải lúc sáp nhập hay cho phá sản một ngân hàng nào đó. Bởi theo bà, hệ thống pháp luật hiện nay về giải thể, sáp nhập cũng như các công cụ để mua bán, sáp nhập chưa đầy đủ.


    "Câu chuyện sáp nhập hay giải thể cũng chỉ nên đặt ra với những ngân hàng quá yếu không thể tồn tại. Và nếu phải sáp nhập hay giải thể, cũng chưa thể tiến hành ngay bây giờ, trước khi có những bước chuẩn bị cần thiết", bà Ngọc nói.


    Theo bà Ngọc, điều quan trọng nhất lúc này là phải hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chặt chẽ từ đầu đến cuối, thậm chí phải lo cả khâu hậu sáp nhập, giải thể. Bên cạnh đó, cần có tiêu chí phân định rõ ràng thế nào là ngân hàng nhỏ, thế nào là ngân hàng yếu, ngân hàng nào cần tái cơ cấu ở mức độ nào. Hệ thống đo lường, đánh giá sức khỏe của các ngân hàng một cách độc lập cũng cần được thiết lập, ngoài công bố tự giác của các ngân hàng cũng như đánh giá của Ngân hàng Nhà nước.


    Hơn một tháng qua, có ngân hàng thiếu thanh khoản tới mức phải chấp nhận chào vay lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tới 30% một năm. Nhiều ý kiến phỏng đoán kịch bản này có một phần bàn tay đạo diễn của Ngân hàng Nhà nước, không dễ dãi bơm vốn cho các ngân hàng yếu, để họ tự bộc lộ hết những khó khăn nội tại và dần cô lập, tìm phương án giải quyết không gây sốc cho hệ thống cũng như nền kinh tế.


    Nhiều năm nghiên cứu và theo dõi sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bà Ngọc cho rằng nếu đây đúng là cách thức khởi động tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước thì giải pháp này dù rất cổ điển nhưng phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam.


    "Có nhiều cách để xử lý ngân hàng yếu, như đổi chủ sở hữu, Nhà nước mua nợ xấu của ngân hàng hoặc bơm vốn hỗ trợ. Song cách Ngân hàng Nhà nước đang làm là bước đi khá thận trọng và hợp lý", bà nói thêm.


    Bà Ngọc cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể tính tới phương án phân khúc thị trường cho các loại ngân hàng khác nhau, để họ thâm nhập vào thị trường tương thích với phân khúc, tiềm năng và mức độ chấp nhận rủi ro của chính mình.


    Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng nên khuyến khích sáp nhập tự nguyện và khu vực hóa các ngân hàng nhỏ, phân công họ chỉ được làm việc ở một số khu vực nhất định, để hạn chế phạm vi ảnh hưởng.


    Ngày 2/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trình bày dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Đây là một trong những khuôn khổ pháp lý quan trọng chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới, một nhiệm vụ mà Thống đốc Bình phải thực hiện gắt gao hơn sau khi nhận bàn giao từ người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu.


    "Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng, nhưng bất ổn của nền kinh tế nếu xảy ra trong tương lai cũng sẽ bắt đầu từ chính các ngân hàng yếu kém", đại biểu Nguyễn Bá Thanh thẳng thắn đặt vấn đề tại hội trường Quốc hội cuối tuần qua, trước sự chăm chú lắng nghe của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.


    Theo Song Linh
    Vnexpress
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Global Times
    Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học

    Long Tao
    29-09-2011
    [​IMG]Vấn đề biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) không hề tồn tại trước thập niên 1970. Vấn đề này chỉ xảy ra sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1976 (đúng ra là 1975: ND) và quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Tây Sa) và Trường Sa (nguyên văn Nam Sa) của Trung Quốc từ đó đã trở thành mục tiêu của quốc gia mới này (ý nói Việt Nam).
    Thật không may, mặc dù bị Trung Quốc đánh trong trận chiến ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và sau đó là chiến tranh Trung – Việt vào năm 1979, những lời sỉ nhục của Việt Nam ở biển Đông hiện vẫn không bị trừng phạt. Nó khuyến khích các nước gần đó ráng chìa bàn tay vào khu vực “tranh chấp” và thu hút sự chú ý của Mỹ, rằng một xung đột trong khu vực dần dần biến thành xung đột quốc tế.
    Trung Quốc tập trung phát triển trong nước và [giữ] sự hài hòa, đã nhân từ quá mức trong việc ngăn ngừa vấn đề như thế biến thành vấn đề toàn cầu để có thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
    Nhưng nó có lẽ đã đến lúc chúng ta tranh luận, suy nghĩ trước và tấn công đầu tiên trước khi mọi chuyện từ từ vuột khỏi tầm tay.
    Có vẻ như tất cả các nước xung quanh khu vực đang chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang. Singapore mang về nước máy bay tàng hình hiện đại, trong khi Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự trữ vũ khí cho một cuộc chiến có khả năng thành “đẳng cấp thế giới”. Chính Mỹ kích động xung đột trong khu vực, đã không ngần ngại đáp ứng nhu cầu của tất cả các nước nói trên.
    Thật là buồn cười khi xem một số nước quyết đe dọa hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực chỉ vì Mỹ tuyên bố rằng họ “trở lại châu Á“.
    Sự căng thẳng chiến tranh đang leo thang từng giây nhưng sự khởi xướng ​​này không phải là do chúng ta. Trung Quốc nên tham gia vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông.
    Đối với những kẻ xâm phạm chủ quyền của chúng ta để ăn cắp dầu, chúng ta cần cảnh cáo họ một cách lịch sự và sau đó cần có hành động, nếu họ không đáp ứng.
    Chúng ta không nên lãng phí cơ hội để khởi động một số trận chiến quy mô nhỏ, có thể ngăn chặn những kẻ khiêu khích tiến xa hơn.
    Tôi nghĩ rằng, nhân cơ hội này, cần tìm ra kẻ nào thực sự sợ tham gia vào các hoạt động quân sự. Có hơn 1.000 giếng dầu khí, cộng với bốn sân bay và nhiều phương tiện khác trong khu vực nhưng không có cái nào do Trung Quốc xây dựng.
    Tất cả mọi thứ sẽ bị đốt cháy khi một cuộc xung đột quân sự nổ ra. Ai sẽ phải gánh chịu nhiều nhất khi những công ty dầu hỏa khổng lồ dầu phương Tây rút chạy?
    Nhưng ngoài đó chỉ có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt họ. Sự trừng phạt này chỉ nên giới hạn ở hai nước là Philippines và Việt Nam, những nước đã và đang hành động cực kỳ mạnh mẽ trong những ngày qua.
    Cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã là những ví dụ không hay cho chúng ta về các trận chiến quy mô và tiềm tàng, nhưng những con cá nhỏ này sẽ nhận được sự kiểm tra thực tế bằng nghệ thuật di chuyển của chúng ta.
    Nhiều học giả tin rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực làm cho chúng ta bất lực trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, không nên quá coi trọng áp lực của Mỹ trên biển Đông, ít nhất là cho đến giờ, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và những nơi khác vẫn còn gây rắc rối cho họ.
    Philippines giả vờ yếu đuối và ngây thơ, tuyên bố rằng, con muỗi không cần để ý đến sức mạnh của con voi Trung Quốc. Con voi nên kềm chế nếu con muỗi biết cách cư xử tốt. Nhưng có vẻ như hiện chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, những con muỗi này thậm chí còn mời một con đại bàng đến dự buổi tiệc đầy tham vọng của họ. Tôi tin rằng việc tập trận quân sự liên tục và xâm phạm đã cho Trung Quốc một lý do tốt để tấn công lại.
    Tuy nhiên, [hành xử] hợp lý và kềm chế luôn là hướng đi của chúng ta về vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị tốt một cuộc chiến quy mô nhỏ, trong khi cho phía bên kia cơ hội lựa chọn chiến tranh hay hòa bình.
    Một bước quyết định về các vấn đề biển Caspian năm 2008 đã chứng minh rằng, hành động từ các nước lớn hơn có thể gây ra một làn sóng va chạm trong một thời gian ngắn nhưng sẽ cung cấp cho khu vực hòa bình lâu dài.

    Tác giả là các nhà phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Năng lượng Trung Quốc (China Energy Fund Committee): opinion@globaltimes.com.cn

    Ngọc Thu dịch từ Global Times
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chương trình “Ngày Biển Hát” gây được quỹ từ thiện hơn 6,5 tỉ đồng

    (Petrotimes) - Tối 31/10, chương trình biểu diễn nghệ thuật “Ngày Biển Hát” với mục đích gây quỹ ủng hộ việc xây dựng, bảo vệ hải đảo và giúp đỡ những cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành Dầu khí có hoàn cảnh khó khăn, do Công đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO) thực hiện, đã diễn ra trong không khí trang trọng và phấn khởi tại Nhà hát TPHCM.

    Tới tham dự chương trình, có đồng chí Phạm Xuân Cảnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đồng chí Hoàng Xuân Hùng, Phó chủ tịch HĐTV PVN; đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy PVN, Thành viên HĐTV PVN; Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; các đồng chí lãnh đạo, đại diện Công đoàn các đơn vị trực thuộc PVN; các đơn vị hải quân cùng đông đảo khán giả.
    [​IMG] Đồng chí Hà Duy Dĩnh phát biểu khai mạc đêm hội diễn văn nghệ

    Phát biểu khai mạc, đồng chí Hà Duy Dĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Công đoàn Dầu khí vận động các tổ chức Công đoàn trực thuộc, các đoàn viên tham gia hoạt động vì mục đích an sinh xã hội bằng hình thức chương trình nghệ thuật và đã nhận được kết quả thành công bất ngờ! Chương trình đã vận động được các tổ chức Công đoàn và đoàn viên ủng hộ tổng số tiền hơn 6,5 tỉ đồng. Trong đó, có những đơn vị rất “khéo” vận động CBCNV tham gia như Tổng công tỷ Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) ủng hộ 1 tỉ đồng, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) 600 triệu đồng, Liên doanh Dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) 500 triệu đồng…
    [​IMG] Đồng chí Hà Duy Dĩnh nhận tiền đóng góp từ đại diện Công đoàn các đơn vị

    Có những đơn vị đang gặp khó khăn nhưng vẫn tích cực tham gia như Tổng công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC), Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, Tổng công ty Kỹ thuật Thương mại và Đầu tư PETEC… Có cả đơn vị chưa kịp thành lập tổ chức Công đoàn nhưng vẫn tham gia như báo Năng lượng Mới. Đặc biệt, với tinh thần phấn khởi hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh và về đích sớm trước 3 tháng, PETROSETCO đã đề xuất đăng cai tổ chức chương trình “Ngày Biển Hát” với chất lượng nghệ thuật không hề thua kém các đơn vị chuyên nghiệp. Đây là món quà đặc biệt ý nghĩa nhân kỉ niệm 50 năm Ngày thành lập Dầu khí Việt Nam và 20 năm Ngày thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam và thể hiện tấm lòng của những đoàn viên Công đoàn các đơn vị PVN.
    [​IMG] Đồng chí Hà Duy Dĩnh thay mặt cho Đoàn viên Công đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng quân và dân Huyện đảo Trường Sa số tiền 2,2 tỉ đồng

    Ngay trong đêm diễn, Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã đại diện nhận số tiền 2,2 tỉ đồng do đồng chí Hà Duy Dĩnh trao để xây dựng huyện đảo Trường Sa. Số tiền còn lại sẽ được tiếp tục chuyển tới các vùng hải đảo xa xôi khác và đưa vào Quỹ An sinh xã hội giúp đỡ các đoàn viên thuộc Công đoàn Dầu khí đang gặp khó khăn.
    [​IMG] Đại biểu, khán giả và đông đảo cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham dự chương trình “Ngày biển hát”

    Xuyên suốt chương trình, 15 ca khúc nổi tiếng thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, biển đảo, với những người lính nơi ngàn trùng sóng gió và tình yêu lứa đôi như Tổ quốc nhìn từ biển, Rực sáng trời biển đông, Mùa xuân đến từ những giếng dầu, Ru em bằng tiếng sóng, Chuyện tình của biển… do các nghệ sĩ đến từ PETROSETCO như nhóm nhạc Artista, Hải Yến Idol, Lương Viết Quang Sao Mai Điểm Hẹn, diễn viên múa Phương Linh; các ca sĩ khách mời như Ngọc Anh, Hiền Thục, Văn Mai Hương và các vũ đoàn biểu diễn, đã được đông đảo khán giả đón nhận nồng nhiệt.
    Với những thành công từ đêm diễn này, ông Hà Duy Dĩnh cho biết thêm, tinh thần nhiệt tình và tấm lòng của các đoàn viên Công đoàn Dầu khí sẽ được tiếp tục nhân lên. Dự kiến sang năm, Công đoàn Dầu khí sẽ tiếp tục phát động cuộc vận động vì mục đích an sinh xã hội như trên và rất mong muốn đây sẽ trở thành một hoạt động thường niên.
    Hình ảnh một số tiết mục tiêu biểu được biểu diễn trong Chương trình “Ngày Biển Hát”:
    [​IMG] Tác phẩm “Chuyện tình của biển” do nhóm Artista cùng nhóm múa Rex biểu diễn

    [​IMG] Bài hát “Tổ Quốc nhìn từ biển” do nhóm Artista biểu diễn

    [​IMG] Bài hát “Sẽ mãi yêu anh” do ca sĩ Ngọc Anh trình bày

    [​IMG] Ca khúc "Rực sáng trời biển đông" do nhóm Artista, Lương Viết Quang và Idol Hải Yến biểu diễn

    Danh sách các đơn vị ủng hộ gây quỹ từ thiện trong chương trình “Ngày Biển Hát” :
    [​IMG]


  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc sửa mặt boong tàu sân bay
    Cập nhật lúc :4:21 PM, 01/11/2011
    Ảnh vệ tinh do công ty DigitalGlobe cung cấp trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 10/2011 cho thấy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gặp phải nhiều vấn đề.

    (ĐVO) Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải từ chiếc tàu sân bay Varyag được nước này mua từ năm 1998 đã được tiến hành chạy thử lần đầu tiên vào ngày 10/8/2011 sau 6 năm sửa chữa và nâng cấp.

    Trong chuyến chạy thử này, Varyag đã được lai dắt bằng tàu kéo 4 ngày ở khu vực phía bắc Hoàng Hải và vịnh Bột Hải, sau đó chiếc tàu đã quay trở lại cảng Đại Liên vào ngày 13/8.

    Vào thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hàng không mẫu hạm này đã “hoàn thành được các nhiệm vụ như mong đợi”.
    Một bức ảnh chụp ngày 31/7 cho thấy chiếc Varyag đã gần hoàn thành và sẵn sàng cho chuyến đi biển. Trong bức ảnh này, các thiết bị đã được dọn sạch khỏi boong tàu.

    Phần boong tàu dành cho việc hạ cánh đã hoàn thành toàn bộ với một phần hình tròn được sơn trắng có vẻ như là điểm đáp số 4 của trực thăng; Đường cất cánh trên boong tuy chưa được kẻ đường hướng dẫn nhưng ba tấm che lửa từ động cơ máy bay đã được nâng lên. Từ bức ảnh có thể thấy sự thiếu vắng của các ống phóng tên lửa P-700 Granit, có thể đã được che đi để đợi trang bị các tên lửa nội địa.

    [​IMG]Ảnh chụp ngày 31/7: Sàn tàu đã hoàn thành, đường hạ cánh và điểm hạ cánh số 4 của trực thăng đã được sơn đánh dấu
    Một bức ảnh khác của DigitalGlobe chụp ngày 23/8, 9 ngày sau khi chiếc Varyag trở về cảng Đại Liên sau chuyến chạy thử cho thấy chiếc tàu đã được đưa lên xưởng cạn. Yếu tố này cho thấy, tàu có thể gặp vấn đề nghiêm trọng trong chuyến đi biển đầu tiên.
    Phần đuôi tàu bên phía cảng tập trung nhiều công nhân cho thấy, có vẻ tàu đã gặp vấn đề về thân hoặc hệ thống động lực. Ngoài ra, công nhân và thiết bị kỹ thuật cũng tập trung nhiều gần cầu nhẩy, cáp hãm hạ cánh số 1 và dọc phần hạ cánh trên boong...

    Các tấm che lửa cũng được nâng lên, các đường hạ cánh, cất cánh đều được sơn nhưng phần sơn đánh dấu chỗ hạ cánh cho trực thăng đã biến mất.

    [​IMG]Ảnh chụp ngày 23/8: 9 ngày sau chuyến đi biển đầu tiên của tàu sân bay Trung Quốc.

    Thêm vào đó, cũng có những hoạt động bất thường ở tháp chỉ huy và toàn bộ các hệ thống vũ khí đã được bọc lại bằng vải bạt.

    Đến ngày 23/9, một bức ảnh khác cho thấy có sự thay đổi lớn. Toàn bộ lớp phủ phần boong tàu dành cho việc cất hạ cánh đã bị bóc gỡ hoàn toàn và đang được sơn phủ lại bằng một loại sơn gốc kẽm crômát. Rõ ràng, phần boong tàu do Trung Quốc sửa lại năm 2005 đã gặp vấn đề lớn.

    [​IMG]Ảnh chụp ngày 23/9: Phần phủ boong tàu đã bị lột đi để làm lại. Phần boong đang được sơn dở dang bằng sơn gốc kẽm crômát (màu vàng)
    Tấm ảnh gần dây nhất chụp vào ngày 7/10 cho thấy công việc làm lại boong tàu vẫn chưa hoàn thành.

    Phần cầu nhẩy của chiếc tàu đã dược làm xong nhưng phần boong hạ cánh của máy bay vẫn xuất hiện mầu sắc và họa tiết không đồng nhất.

    Phần boong tàu sát thang nâng hạ máy bay và gần đài chỉ huy đã được sơn xong bằng kẽm crômát nhưng chưa được làm lại hoàn toàn.

    [​IMG]Ảnh chụp ngày 7/10: Phần cầu nhẩy đã được làm lại xong xuôi. Tuy nhiên phần boong hạ cánh vẫn chưa hoàn thành
    Tổng hợp lại, những bức ảnh trên cho thấy Trung Quốc đang sửa chữa hoặc cải tạo mặt boong tàu sân bay đầu tiên. Rất có thể, Hải quân Trung Quốc và công nhân nhà máy đóng tàu Đại Liên gặp nhiều thách thức phát sinh hơn dự đoán dù Trung Quốc đã làm thế giới ngạc nhiên khi họ có thể khôi phục con tàu đến mức như hiện nay.
    Nguyễn Linh (theo Jane's Defence)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt - Nhật khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông



    (11/1/2011 10:15:59 AM) Việt Nam và Nhật Bản khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.



    >> Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 tại Hà Nội, ngày 4-5/11/2011


    Tại Tokyo chiều nay (31/10), nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng ***************, hai bên đã ra Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

    Tuyên bố chung đã đề cập 7 lĩnh vực hai nước sẽ tăng cường hợp tác sâu sắc trong thời gian tới.

    Thỏa thuận về hạt nhân và đất hiếm

    Năng lượng là một lĩnh vực hợp tác ưu tiên được nhấn mạnh trong Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

    [​IMG]Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

    Trong Tuyên bố, phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân.
    ‘‘Việt Nam đã giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân‘‘ - theo Tuyên bố chung.

    Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.

    Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định song phương về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Việt Nam bày tỏ hy vọng hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.

    Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân số 2 ở Ninh Thuận, Việt Nam.

    Tháng 10 năm ngoái, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Naoto Kan, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam.

    Tuyên bố chung tại Tokyo đã nhắc lại vấn đề này, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng ***************.

    ODA

    Với trọng tâm thảo luận là hợp tác kinh tế, Tuyên bố chung đã đề cập đến hàng loạt dự án cụ thể với tầm nhìn hành động.

    Với dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), hai bên nhất trí cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.

    Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang - Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP.HCM, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các công hàm trao đổi và hiệp định vay cho bốn dự án.

    Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2.

    Về thương mại và đầu tư, Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản ở Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu…

    Tự do hàng hải

    Tuyên bố chung cũng đề cập đến hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề liên quan đến Biển Đông.

    Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành.

    Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận những lợi ích này cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.

    L.Thư/vietnamnet

  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc bình luận về tàu hộ tống Việt Nam mua của Hà Lan



    (10/31/2011 10:42:56 AM) Tờ Phượng Hoàng của Trung Quốc đã có những bình luận sâu về loại tàu hộ tống lớp Sigma mà Việt Nam đang có ý định mua của Hà Lan.



    >>Việt Nam muốn mua 4 tàu hộ tống Sigma


    [​IMG] 1 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma kiểu 9113 của Indonesia mà khả năng Việt Nam sẽ mua của Hà Lan
    Tờ Phượng Hoàng nói rằng: " Gần đây nhiều tờ báo Quân sự nước ngoài đã đưa tin về việc Việt Nam có ý định mua 4 tàu hộ tống tàng hình hết sức hiện đại của Hà Lan. Theo đó, Việt Nam và Hà Lan đã thống nhất về đơn giá của 4 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma, mỗi chiếc tàu loại này được Hà Lan bán cho Việt Nam với giá 1 tỉ USD/1 chiếc( Đây là một cái giá khá "mềm"). Có thể trị giá hợp đồng 4 chiếc tàu chiến này còn ít hơn 4 tỉ USD nếu chỉ có 2 chiếc được đóng ở xưởng đóng tàu Schelde của Hà Lan, 2 chiếc còn lại sẽ được đóng ở Việt Nam với việc chuyển giao công nghệ từ Hà Lan."

    [​IMG]Bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral, tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại trên tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma của Hà Lan


    [​IMG]Tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma trang bị 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block II, (ảnh: Defence.com)
    " Không biết Việt Nam chọn loại tàu hộ tống Sigma nào vì có tới 4 loại khác nhau? Ví như tàu nhỏ nhất của chiến hạm lớp Sigma là các tàu tuần tra ven biển có thể dài tới 50m và rộng khoảng 9m còn các tàu lớn hơn có thể dài tới 150m, rộng 50m. Nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ mua chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) giống của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km). Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm" tờ Phượng Hoàng cho biết thêm.

    [​IMG]Tàu hộ tống lớp Sigma loại 9113 có chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét, độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km


    [​IMG]Trang bị vũ khí của tàu loại 9113 bao gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm
    Hiện nay trên thế giới Hà Lan mới chỉ bán tàu loại này cho hai nước là Indonesia và Maroc. Indonesia mua 4 tàu lớp Sigma loại 9113 của Hà Lan từ những năm 2004. Năm 2010 Indonesia mua chiếc lớn nhất của tàu loại này với chiều dài lên đến 105m( loại 10514) độ giãn nước 2400 tấn(Loại tàu này có giá dao động từ 1,4 - 1,6 tỉ Euro). Maroc là khách hàng thứ 2, nước này mua 3 chiến hạm của Hà Lan với kích cỡ của 3 tàu này dao động với chiều dài từ 98m(loại 9813) lến đến 105m (loại 10514). Theo đó, Việt Nam sẽ là khách hàng quốc tế thứ ba của Hà Lan mua tàu loại này.

    Tờ báo này nói thêm: " Không biết đến bao giờ những chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan này mới được gia nhập biên chế của Hải quân Việt Nam nhưng qua hợp đồng này, rõ ràng Hải quân Việt Nam đang cho thấy vị thế vượt trội của mình trong khu vực.

    Phú nguyễn/Theo Phượng Hoàng - Phunutoday
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này