Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5291 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 19:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43298 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lộ diện ảnh tàu sân bay Thi Lang ra biển lần thứ 2



    (11/1/2011 7:54:45 AM) Hôm qua, 31/10, trên một số tờ báo quân sự của Trung Quốc đã đăng vài bức ảnh có cảnh tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đang được 3 tàu lai dắt ra ngoài biển thử nghiệm lần thứ 2.



    [​IMG]Bức ảnh này được 1 tờ báo của Nhật cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc sắp ra biển thử nghiệm lần thứ 2
    Theo đó những bức ảnh này được lấy từ một tờ báo của Nhật. Tờ báo này cho biết: "Tàu Thi Lang đã được một số tàu lai dắt ra khỏi bị trí đang nằm sửa chữa ở nhà máy đóng tàu Liêu Ninh và đi ra phía biển" nhưng không cho biết rõ là có đi ra vùng biển thử nghiệm lần trước hay không?

    Thi Lang vốn là một con tàu Trung Quốc mua lại từ Ukcraina với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại vào năm 1998 với giá 20 triệu USD khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó, sau một thời gian dài đến đầu năm 2011 Thi Lang được giới quân sự Trung Quốc giới thiệu là tàu sân bay đầu tiên của nước mình.

    [​IMG]Đây là bức ảnh thứ 2 chụp tàu Thi Lang ở đằng xa khi con tàu này sắp được 3 tàu lai dắt ra khỏi nơi sửa chữa ở nhà máy đóng tàu Liêu Ninh
    Vào trung tuần tháng 8 năm nay Thi Lang đã có chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên kéo dài khoảng 3-4 ngày ở biển Hoàng Hải, nhưng sau chuyến thử nghiệm thành công mỹ mãn đó, Thi Lang đã "nằm yên" tại nhà máy đóng tàu Liêu Ninh của Trung Quốc để sửa chữa và trang bị thêm, nhưng vào hôm qua đã đột nhiên "trở dậy" trong những bức ảnh chụp con tàu này đang được vài tàu lai dắt ra biển được công bố trên một tờ báo của Nhật.

    [​IMG]Hình ảnh tàu Thi Lang chạy thử trên biển Hoàng Hải vào trung tuần tháng 8
    Hiện nay tính sát thực của mấy bức ảnh trên vẫn còn đang để ngỏ, Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thấy lên tiếng về vụ việc này.

    Phú nguyễn/phunutoday (Theo Huanjiu, Phượng Hoàng, Tiexue.net)

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Clip máy bay chống ‘mắt thần’ của VN khai hỏa



    (11/1/2011 10:45:01 AM) Máy bay Su-30 MK2 mà Việt Nam mua từ Nga có khả năng chống radar (thiết bị được coi như “mắt thần”) theo dõi.



    Hiện nay, Nga sở hữu một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến thuật chế áp đường không (SEAD/DEAD - Supression/Destruction of Enemy Air Defences ).

    Tên lửa Kh-31 (NATO gọi là AS-17 Krypton) được sản xuất với 2 biến thể chính là Kh-31A chống hạm và Kh-31P chống radar. Cả 2 loại tên lửa này đều trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng và có thể đạt tốc độ tới 1.000 m/s (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh).



    [​IMG]
    Máy bay Su.

    Kh-31P thông thường có tầm bắn 110 km với đầu đạn nổ phá-mảnh nặng 87 kg. Tương tự các vũ khí chống radar cũ của Nga, Kh-31P được trang bị 3 loại đầu tìm khác nhau tương ứng với từng loại băng sóng đặc hữu của radar NATO.

    Biến thể nâng cấp Kh-31PK sử dụng đầu đạn cảm ứng thay cho đầu đạn thông thường và gia tăng khối lượng đầu đạn tới 88,5kg, do đó, nó có khả năng tiêu diệt những dàn radar có anten phát sóng cao đến 15m. Với đầu đạn chạm nổ, tên lửa chống radar sẽ nhằm tấn công vào bộ phận phát sóng của radar.

    Tên lửa Kh-31PD (giữa) có tầm bắn 250 km với đầu đạn 110kg, trang bị đầu tìm đa băng tần có khả năng chống lại nhiều loại radar

    Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới.

    Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30 MKM (Malaysia), Su-30 MK2 (Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela), Mig-29K/KUB (Ấn Độ) và Su-35, Mig-35 của Nga. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela đã trang bị Kh-31P.





    Video máy bay Su phô diễn uy lực. Nguồn: Youtube
    Ngoài Kh-31, Nga còn sử dụng các tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UShKE hiện đại hơn do Viện Raduga thiết kế.

    Tên lửa Kh-58UShKE đang là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga với chiều dài ngắn hơn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang trong thân máy bay thế hệ 5 PAK-FA của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34.

    Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tấn công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-31PD hay Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tấn công trực tiếp các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương ngay trên không. Do đó, năng lực SEAD/DEAD của Nga hiện nay vẫn không kém phần đáng sợ, dù "chưa có dịp" thể hiện như vũ khí Mỹ và phương Tây.


    Theo Đất Việt

  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Đề nghị hỗ trợ đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột




    Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc này sẽ gây khó khăn về mặt pháp lý khi cà phê Buôn Ma Thuột xuất khẩu sang Trung Quốc.
    UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản gửi các bộ: Ngoại giao, Khoa học - Công nghệ, Công thương, *******, và Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) đề nghị hỗ trợ giải quyết việc chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” bị đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc.
    Như nguồn tin đã đưa, nhãn hiệu “Buôn Ma Thuột” và logo “BUON MA THUOT COFFEE - 1896” đã bị một doanh nghiệp tại Quảng Châu, Trung Quốc đăng ký bảo hộ. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc này sẽ gây khó khăn về mặt pháp lý khi cà phê Buôn Ma Thuột xuất khẩu sang Trung Quốc.
    Do đó, tỉnh Đắk Lắk đề nghị các bộ, ngành, Vicofa hỗ trợ trong việc xác định chính thức nguồn thông tin vụ việc vi phạm trên; đồng thời tác động bằng con đường ngoại giao để yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ các văn bằng bảo hộ liên quan đến thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
    Trong trường hợp không có kết quả, đề nghị các bộ, ngành giới thiệu cho tỉnh một công ty luật có kinh nghiệm xử lý các vụ kiện về sở hữu trí tuệ để tiếp cận và làm việc.


    Theo T.N.Quyền
    Thanh niên
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chi 600 triệu đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột




    Trong đó, UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ hỗ trợ 50% kinh phí, còn lại là phần của Cục Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp trong hiệp hội.
    Ngày 1/11, ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết sẽ chi khoảng 600 triệu đồng để đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột và đăng ký bảo hộ quốc tế nhãn hiệu tập thể “Cà phê Buôn Ma Thuột” tại một số nước.

    Trong đó, UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ hỗ trợ 50% kinh phí, còn lại là phần của Cục Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp trong hiệp hội.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Theo ông Minh, vụ kiện đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột có thể sẽ kéo dài 2 - 3 năm. Đến nay, hiệp hội đã nhận được hồ sơ của 4 công ty luật muốn tham gia tranh tụng, gồm: Công ty Hà Hải (TPHCM); Bross & Partners, Evenco, Phạm và Liên doanh, cùng có trụ sở tại Hà Nội.

    Theo Người lao động
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Không quân Anh, Australia tới Malaysia tập trận



    (10/31/2011 11:11:32 AM) Theo Flight Global, Không quân Anh sẽ cử chiến đấu cơ EF-2000 Typhoon tới tham dự cuộc tập trận “Bersama Lima 2011” tại Malaysia.



    [​IMG]
    F/A-18D và MiG-29 của Malaysia cùng F/A-18A của Australia.
    Tham dự cuộc tập trận còn có Không quân Australia với máy bay chiến đấu F/A-18A và máy bay cảnh báo sớm - chỉ huy trên không Boeing 737.

    Nước chủ nhà Malaysia sử dụng máy bay F/A-18D và MiG-29. Ngoài ra còn có Không quân Newzealand và Singapore cũng tham gia.

    Anh đang nỗ lực thúc đẩy việc đưa Typhoon “gia nhập” Không quân Malaysia, khi nước này quyết định cần phải thay thế MiG-29 do chi phí bảo dưỡng ngày càng đắt đỏ.

    Chủ đề này có khả năng cao sẽ đưa vào chương trình nghị sự tại triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi tổ chức vào tháng 12/2011. Bên cạnh Typhoon, ứng cử viên sáng giá khác có thể là F/A-18E/F.

    Trong biên chế Không quân Hoàng gia Malaysia ngoài F/A-18D và MiG-29 còn có máy bay cũ F-5E, cường kích hạng nhẹ Hawk Mk.208 và 18 chiếc Su-30MKM hiện đại.

    Phượng Hồng/Theo Flight Global - Đất Việt
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ảnh "độc" về tàu Hải quân Việt Nam ở Trung Quốc



    (11/2/2011 10:47:04 AM) Đây là những bức ảnh lần đầu tiên được công bố của các tàu Hải quân Việt Nam trong chuyến tuần tra chung và thăm Trung Quốc vào tháng 6 năm nay.



    [​IMG]Hai tàu hải quân Việt Nam HQ375 và HQ376 đang chuẩn bị lên đường tuần tra chung và thăm Trung Quốc
    Chiều 18/6, hai tàu HQ375 và HQ376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10-2005.

    Theo lịch trình, Hải quân hai nước thực hiện chuyến tuần tra liên hiệp bắt đầu từ 8 giờ ngày 19-6 và kết thúc lúc 10 giờ 15 phút ngày 20-6-2011 (theo giờ Hà Nội). Quãng đường tuần tra 306 hải lý, từ điểm 1 đến điểm 10 của tuyến tuần tra cơ bản. Sau khi kết thúc tuần tra liên hợp, tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành dẫn đường cho hai tàu của Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hành quân qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

    Dưới đây là những hình ảnh "độc" của tàu Hải quân Việt Nam khi chuẩn bị đi vào cảng Trạm Giang của Trung Quốc:

    [​IMG]Một chiếc chiến hạm của số hiệu 755 của Hải quân Trung Quốc mang cờ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc ở cảng Trạm Giang thành phố Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc


    [​IMG]Hình ảnh các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên boong tàu HQ376 khi đi vào eo biển Quỳnh Châu - Trung Quốc


    [​IMG]Hình ảnh các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên tàu HQ376 khi đi vào eo biển Quỳnh Châu - Trung Quốc


    [​IMG]Hai tàu Trung Quốc cùng tham gia tuần tra chung với tàu Hải quân Việt Nam là 2 chiến hạm 753 và 755


    [​IMG]Chuyến thăm cũng nhằm đáp lại các chuyến thăm Việt Nam của tàu Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng tháng 12/2009 và thành phố Đà Nẵng tháng 11 năm 2010.


    [​IMG]Đây là lần thứ 2 kể từ năm 2009, Hải quân nhân dân Việt Nam đưa tàu đến thăm Trung Quốc.


    [​IMG] [​IMG]Cận cảnh các loại vũ khí trên hai tàu chiến lớp 1241.8 HQ375 và HQ376 của Việt Nam
    [​IMG]

    Phú nguyễn/Theo Phượng Hoàng - Phunutoday
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hải quân Việt Nam có những loại vũ khí 'khủng' nào?

    Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 17:18 Số truy cập: 70
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]

    Xem kết quả:[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] / 0
    Bình thườngTuyệt vời Tàu chiến lớp Projekt 10412, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, tàu hộ vệ tên lửa Gepard…là những vũ khí lợi hại của Việt Nam.

    Việt Nam vừa nhận hai tàu chiến lớp Projekt 10412 của Nga. Đại diện Bộ Quốc phòng khi phát biểu với báo chí đã nhấn mạnh rằng, việc mua sắm các loại vũ khí mới vừa qua là để tăng cường sức mạnh phòng thủ, với mục đích hoà bình, hợp tác… chứ không phải Việt Nam đang chạy đua vũ trang. Nhân dịp này, chúng tôi xin điểm lại một số vũ khí của Hải quân nước ta.

    [​IMG]
    Việt Nam mua thêm các loại vũ khí hiện đại vì mục đích hoà bình chứ không phải chạy đua vũ trang.
    - Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được thiết kế theo công nghệ hiện đại của Nga, thuộc Project 1166.1. Tàu hộ tống thuộc dự án 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội, và có khả năng tàng hình nhẹ.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được đánh giá là hiện đại nhất
    thế giới.

    - Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion mang đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh Yakhont 3M55E có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.


    Tên lửa của hệ thống Bastion-P có 2 loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Tên lửa thuộc loại “bắn - quên”, sử dụng chiến thuật “bầy sói” và chống nhiễu điện tử mạnh.


    Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang-phóng tự hành K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác. Cơ số đạn cho mỗi hệ thống Bastion có thể lên tới 36 quả tên lửa Yakhont.


    - Chiến hạm Project 10412 là một biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 Firefly, do viện thiết kế TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.

    [​IMG]
    Việt Nam có thêm 2 tàu tuần tra hiện đại.

    Mỗi tàu có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5m, chiều rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h), hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.


    Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.
    Ngoài những loại vũ khí trên, Việt Nam còn đặt mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga, đặt mua tàu hộ tống tàng hình của Hà Lan…và hợp tác với nhiều nước khác.

    Trao đổi với VTC News, một tướng lĩnh của Hải quân Việt Nam còn cho rằng, cách đánh và chiến thuật quân sự…cũng là một thế mạnh bí mật của chúng ta, thể hiện trí tuệ tuyệt vời của con người Việt Nam, tích luỹ từ ngàn đời; bên cạnh sức mạnh quốc phòng toàn dân luôn luôn được củng cố bền chặt.
    Theo VTC News
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Đẩy mạnh đầu tư cho đường tuần tra biên giới

    Thứ sáu 28/10/2011 12:39
    Đường tuần tra biên giới đi qua các địa hình đặc biệt khó khăn, núi cao, vực sâu rất dễ sạt lở vùi lấp do mưa bão, lũ ống, lũ quét.


    Trong phần thảo luận của mình về vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước, chiều 27-10, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Tư lệnh Quân khu 2 đã phân tích sâu vào một số vấn đề, giải pháp cho quốc phòng, an ninh giai đoạn hiện nay…

    Theo Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, năm 2011, công tác quốc phòng, an ninh luôn được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, điều hành của Chính phủ và sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của nước ta đã đạt được những kết quả cao, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được phát triển, tiềm lực quân sự của lực lượng vũ trang được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Song so với yêu cầu phát triển, nhu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì lực lượng quân đội, ******* còn nhiều khó khăn, cần được Quốc hội, Chính phủ quan tâm để tiếp tục phát triển.

    Bên cạnh việc xây dựng lực lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, giữ vững an ninh xã hội, lực lượng vũ trang cũng tích cực tham gia vào các chương trình, dự án, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng, an ninh với kinh tế để góp phần xây dựng đất nước như tuyến đường tuần tra biên giới đất liền trải dài từ Bắc vào Nam với chiều dài trên 10 nghìn km.

    Đường tuần tra biên giới là một công trình mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đồng thời khi tuyến đường hoàn thành cũng mang ý nghĩa lịch sử đối với Tổ quốc. Được Chính phủ giao nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng thi công. Từ khi dự án được khởi công xây dựng, các đơn vị công binh và các doanh nghiệp quân đội tham gia thi công tuyến đường đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành trên 1.700 km đường bảo đảm chất lượng, giá thành rẻ đưa vào sử dụng.

    Các địa phương có đường tuần tra biên giới nhân dân rất phấn khởi, kinh tế ở khu vực biên giới phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh khu vực biên giới được giữ vững, lưu thông giữa các vùng trên biên giới thuận lợi, công tác bảo vệ biên giới được bảo đảm, chắc chắn, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch xâm nhập qua biên giới. Song, đường tuần tra biên giới đi qua các địa hình đặc biệt khó khăn, núi cao, vực sâu rất dễ sạt lở vùi lấp do mưa bão, lũ ống, lũ quét đòi hỏi thời gian thi công khẩn trương.


    [​IMG]
    Một đoạn đường tuần tra biên giới khu vực huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La Thiếu tướng Ngô Văn Hùng đề nghị: Quốc hội, Chính phủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, tránh lãng phí không đáng có.

    Về xây dựng các khu kinh tế quốc phòng Thiếu tướng Ngô Văn Hùng cho biết: trên địa bàn cả nước hiện nay có 22 đoàn kinh tế quốc phòng, đồng thời tương ứng với 22 khu kinh tế quốc phòng.

    Các đơn vị này đã phát huy tác dụng và có hiệu quả cao, giúp cho các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh phát triển kinh tế xã hội bền vững.

    Các địa phương có khu kinh tế quốc phòng đều thấy rõ hiệu quả rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh mà các khu kinh tế quốc phòng đạt được. Chính phủ đã có Nghị định nhằm đẩy nhanh tiến độ, dự án các khu kinh tế quốc phòng.

    Từ thực tế đó, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng suất đầu tư cao hơn nữa để các đoàn kinh tế quốc phòng thực hiện nhanh các hạng mục công trình trong vùng dự án.

    Đề nghị Chính phủ có cơ chế để các địa phương phối hợp với các đoàn kinh tế quốc phòng lồng ghép chặt chẽ các chương trình, dự án, các nguồn vốn mà địa phương đầu tư trong vùng dự án để bảo đảm nguồn vốn được tập trung đầu tư có hiệu quả, nhân dân được hưởng lợi nhiều hơn từ kết quả của các dự án khu kinh tế quốc phòng mang lại.


    Theo báo Quân Đội Nhân Dân
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Anh muốn hợp tác quốc phòng với Việt Nam



    (11/1/2011 2:20:00 PM) Một trong những lĩnh vực mới hợp tác mới được Việt Nam và Anh lần đầu tiên thảo luận chính thức tại đối thoại chiến lược song phương là an ninh - quốc phòng. Anh khẳng định muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.



    Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam Antony Stokes trao đổi với PV chiều 31/10 nội dung trên, ngay sau khi ông vừa tham dự đối thoại chiến lược song phương Việt - Anh ở London.

    Rất nhiều tiềm năng

    Đại sứ Antony Stokes khẳng định những nội dung đối thoại tại London liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng là ‘‘bước đầu tiên có ý nghĩa", là kết quả đạt được quan trọng trong nội hàm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Anh - Việt.

    ‘‘Có rất nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này", ông khẳng định.


    [​IMG]Đại sứ Anh Antony Stokes

    Hai trong nhiều lĩnh vực được Đại sứ nhấn mạnh là hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và chống di cư bất hợp pháp.

    ‘‘An ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Anh trên toàn cầu. Với Việt Nam, chúng tôi đã thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực ưu tiên lớn như thương mại, giáo dục, văn hóa… Song chúng tôi muốn cùng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh quốc phòng vì hòa bình ở Đông Nam Á. Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng trong các vấn đề quốc tế, trong đó có những vấn đề an ninh. Chúng tôi đánh giá cao việc Việt Nam bày tỏ nguyện vọng tham gia đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Anh ủng hộ và có thể giúp Việt Nam trong đào tạo liên quan đến lĩnh vực này‘‘.

    Trong đối thoại chiến lược lần đầu tiên liên quan đến lĩnh vực này, Việt Nam và Anh đã trao đổi quan điểm về các xung đột đang diễn ra và các mối đe dọa đang nổi lên, vấn đề chống phổ biến, an ninh hạt nhân và các thách thức an ninh phi truyền thống, vấn đề tội phạm quốc tế có tổ chức và chống khủng bố…

    Hai bên sẽ thực hiện trao đổi thường xuyên đoàn các cấp và chờ đợi ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng.

    Để khẳng định lợi ích hợp tác, Đại sứ cho hay hai bên nhất trí an ninh và quốc phòng là các trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược và sẽ tăng cường đối thoại trong thời gian tới trên tinh thần của Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Việt - Anh.

    Tin ở luật pháp quốc tế

    Đối thoại chiến lược lần đầu tiên, Anh cùng thảo luận với Việt Nam về vấn đề ở Biển Đông. Đâu là những quan tâm của Anh về vấn đề này, thưa Đại sứ?

    Chúng tôi mong muốn hòa bình cho khu vực. Việt Nam có những quan ngại liên quan đến Biển Đông và mong muốn giải quyết vấn đề này góp phần cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Đó là mối quan tâm chung của hai bên và Anh muốn trao đổi để hiểu rõ hơn những quan tâm của Việt Nam trong vấn đề này.

    Điều này rất quan trọng vì chúng tôi muốn ủng hộ cho những nỗ lực vì hòa bình, ổn định trong khu vực. Hơn nữa, chúng tôi tin tưởng vào tự do thương mại, tự do hàng hải cho giao thương ở Biển Đông. Đó là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Vì lẽ đó, chúng tôi ủng hộ cho những nỗ lực nhằm đảm bảo tự do thương mại trên Biển Đông.

    Anh đã bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng tại huyết mạch giao thương quốc tế quan trọng này và chia sẻ việc tôn trọng thực thi luật pháp quốc tế. Đại sứ có thể nói rõ hơn?


    Chúng tôi nhấn mạnh mọi tranh chấp cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Chúng tôi tin tưởng việc áp dụng luật pháp quốc tế, đó là những nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh trên Biển Đông. Anh không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Linh Thư/Theo Vietnamnet
    resizeArticleImageSigle();resizeArticleRemoveInnerStyle();
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1)

    Chủ nhật 14/08/2011 02:24
    Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

    Từ cột mốc đến con đường chiến lược

    Từ sự cố cái cột mốc…

    Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…
    [​IMG]
    Đại tướng Phạm Văn Trà


    "Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta.
    Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

    Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn "ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…
    [​IMG]
    Đoạn đường tuần tra biên giới


    Thế rồi, lại thêm một "sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy.

    Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng "giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành.

    Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn "đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

    Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường "vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

    …Đến "khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập
    [​IMG]
    Đường tuần tra biên giới


    Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. "Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới.
    Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

    Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: "Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những "quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

    "Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

    Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: "Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này.
    Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: "Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.
    [​IMG]
    Đường tuần tra biên giới và năm 2010


    Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: "Đã làm thì làm cho "đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

    Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: "Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời.
    Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất.
    Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng.
    Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.
    [​IMG]


    Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

    Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: "Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho "nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

    Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội ***** với truyền thống "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác.
    Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng *************** cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

    Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng *************** đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

    Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước.
    Còn nữa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này