Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6326 người đang online, trong đó có 626 thành viên. 21:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43302 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo TQ: Mỹ liên tục tiếp thị vũ khí ở châu Á-Thái Bình Dương



    (11/2/2011 3:10:13 PM) "Mỹ tuyên truyền mối đe dọa từ TQ để đẩy mạnh tiếp thị vũ khí, phục vụ cho chiến lược Thái Bình Dương" - Theo báo Trung Quốc.



    Từ khi Tổng thống Obama lên cầm quyền, Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế không được khởi sắc, nhưng ngành công nghiệp vũ khí lại hầu như không hề bị tác động. Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm Thụy Điển (SIPRI) cho rằng, kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2011 của Mỹ đạt 46 tỷ USD, tăng gần gấp đôi năm 2010. Ba khách hàng lớn đứng đầu của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ lần lượt là Saudi Arabia, Ấn Độ và Đài Loan.

    Kim ngạch xuất khẩu vũ khí tăng gần gấp đôi

    Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm Thụy Điển (SIPRI), kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2011 của Mỹ đạt 46 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2010. Ba khách hàng vũ khí hàng đầu của Mỹ là Saudi Arabia, Ấn Độ và Đài Loan.


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-16C/D của Mỹ mà Đài Loan rất muốn mua, nhưng mãi chưa mua được do sức ép từ Trung Quốc

    Mặc dù trong những năm qua, Đài Loan không thể mua được loại vũ khí theo nhu cầu, ví dụ máy bay chiến đấu F-16C/D, tàu khu trục tên lửa lớp Aegis, tàu ngầm diesel, nhưng vào tháng 1/2010, Obama vẫn bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, đã phê chuẩn phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,392 tỷ USD, chủ yếu bao gồm 60 máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk, 18 động cơ T700-GE-701D, 10 quả tên lửa chống hạm RTM-84L Block II Harpoon, 2 tàu quét mìn lớp Osprey.

    Đài Loan là khách hàng đứng thứ ba

    Khách hàng đứng thứ nhất: Saudi Arabia

    Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ thống kê cho biết, hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Mỹ năm 2010 là hợp đồng được ký với Saudi Arabia, trị giá lên tới 61 tỷ USD. Thậm chí còn cao hơn ngân sách quốc phòng cả năm của Anh năm 2010 (59,6 tỷ USD). Saudi Arabia chi 30 tỷ USD mua 84 máy bay chiến đấu F-15SA, một đơn đặt hàng vũ khí lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu F-15SA
    Khách hàng đứng thứ hai: Ấn Độ

    Khách hàng vũ khí lớn đứng thứ hai của Mỹ năm 2010 là Ấn Độ, tổng trị giá vũ khí mua lên tới 8 tỷ USD. Năm 2010, Ấn Độ đặt mua của Mỹ 10 máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster, 145 pháo 155 mm M-777, 21 quả tên lửa chống hạm 84L-AGM Block II Harpoon và hệ thống vũ khí của máy bay trực thăng AH-64D Apache Longbow.



    [​IMG]Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster của Không quân Mỹ
    Khách hàng đứng thứ ba: Đài Loan

    Trong nhiều năm qua, mặc dù Đài Loan không thể mua được vũ khí muốn mua, chẳng hạn máy bay chiến đấu F-16C/D, tàu khu trục tên lửa lớp Aegis, tàu ngầm diesel, nhưng vào tháng 1/2010, Obama vẫn bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, đã phê chuẩn phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,392 tỷ USD, bao gồm 60 máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk, 18 động cơ T700-GE-701D, 10 quả tên lửa chống hạm RTM-84L Block II Harpoon, 2 tàu quét mìn lớp Osprey.



    [​IMG]Tên lửa chống hạm AGM-84L của quân đội Mỹ
    Obama bán vũ khí để vực dậy nền kinh tế


    Với sự co lại và điều chỉnh lực lượng quân sự của Mỹ, sức ép và mối đe dọa quân sự ở các khu vực điểm nóng của thế giới không những không giảm đi, ngược lại có thể sẽ tăng lên đáng kể.
    Có người "không dám không mua", có người "muốn mua cũng không thể mua".

    [​IMG]Tàu quét mìn Osprey dài 57,3 m, rộng 11 m, mớn nước 2,9 m, tốc độ tối đa 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 1.500 hải lý với vận tốc 10 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 51 người.
    Với sự bất ổn của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, Mỹ luôn tìm cách “sinh lợi” cho mình. Nhưng, một loạt biện pháp nội bộ như dự luật kích thích ngành chế tạo, dự luật kích thích việc làm, dự luật giảm thuế đều thiếu hiệu quả.

    Mỹ chuyển sự chú ý sang các nước khác, liên tục thông qua các loại phương pháp như in tiền mặt, tăng trần nợ công, hạn chế nhập khẩu để tự bảo vệ. Đến nay, Barack Obama lại nghĩ đến việc “kinh doanh bảo vệ”, đó là bán vũ khí.

    Ngày 28/9, phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá gần 5,3 tỷ USD vẫn đang còn rất nóng. Ngày 4/10, Hạ viện Mỹ lại tiếp tục tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này. Tại phiên họp, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, chính phủ Obama lại đang có kế hoạch mới tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

    [​IMG]Động cơ T700-GE-401 trang bị cho máy bay trực thăng vũ trang AH-1W SeaCobra của quân đội Mỹ
    Châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm phân phối vũ khí Mỹ?


    Một là, mượn cớ tranh chấp vấn đề biển Đông, Mỹ luôn tìm cách ràng buộc các nước Đông Nam Á muốn mua vũ khí. Làm như vậy sẽ có thể hình thành một hệ thống cung ứng vũ khí hoàn chỉnh, một khi hệ thống dây chuyền tiếp thị được hình thành thì có thể tạo sự đồng bộ về các vấn đề như nâng cấp, cải tiến, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí trong tương lai, rất có lợi cho dây chuyền sản xuất của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.

    Đồng thời, cũng kiểm soát được tình hình vũ khí trang bị của các nước Đông Nam Á này và khu vực. Điều quan trọng hơn là vấn đề chiến lược an ninh của khu vực này cũng phải đi theo con đường do Mỹ vạch ra. Nếu bạn không nghe lời, họ sẽ chấm dứt cung cấp phụ tùng vũ khí thay thế, khiến cho bạn mất hết khả năng, điển hình nhất là Pakistan (hiện đang là đối tác quan trọng nhất nhì của Trung Quốc).

    [​IMG]Pháo 155mm M-777 của quân đội Mỹ
    Hai là, đằng sau những căng thẳng gần đây của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều có bóng dáng của Mỹ.

    Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã lớn tiếng trong vấn đề biển Đông, một số nước đã tích cực phụ họa, khiến cho tình hình biển Đông đột ngột dậy sóng.

    Mỹ làm như vậy vừa bán được vũ khí, vừa tạo được việc làm cho các nhà sản xuất vũ khí; hơn nữa còn giúp cho Mỹ duy trì được vị thế chủ đạo cân bằng chiến lược.

    Nắm chắc trong tay các nước nhỏ châu Á-Thái Bình Dương vừa có thể theo dõi khả năng của lực lượng quân sự Trung Quốc vừa có thể đánh giá được quyết tâm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, có nước nhỏ không hiểu nội tình còn cho là Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ khi cần thiết."


    Lấy lý do tàu sân bay Trung Quốc sắp hoàn thành sẽ đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ tuyên truyền khắp thế giới về mối đe dọa từ Trung Quốc, mục đích nhằm tạo vòng vây ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, hình thành cục diện “phòng thủ”.

    Về vấn đề này tờ Quang Minh của Trung Quốc viết: "Ngoài việc bán vũ khí cho Đài Loan gây ra căng thẳng quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan, hiện nay Mỹ lại đề cập nhiều đến mối đe dọa từ Trung Quốc, đã đẩy mạnh kế hoạch tiếp thị vũ khí đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có ý đồ gắn chặt vấn đề tranh chấp lãnh thổ của khu vực này với âm mưu của các nhà chính trị và lợi ích của các nhà sản xuất vũ khí, phục vụ cho mục tiêu chiến lược Thái Bình Dương.

    Các nước vùng Vịnh đang triển khai chạy đua vũ trang. Người Mỹ lấy đi dầu mỏ của Trung Đông, nhưng lại đưa vũ khí đến đây, “một đến hai đi” kiếm được bộn tiền.

    Đông Bình/Theo báo Quang Minh - GiaoducVN
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc điểm danh "4 viên kim cương" của Hải quân Việt Nam



    (11/3/2011 9:54:44 AM) Hôm 2/11, tờ quân sự Phượng Hoàng của Trung Quốc đã có bài viết với tựa đề "4 viên kim cương của Hải quân Việt Nam" liệt kê 4 loại vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam.




    [​IMG]Tàu ngầm Kilo 636 tương lai của Hải quân Việt Nam
    Theo tờ báo này cho biết thì " 4 viên kim cương" đó bao gồm: Tàu ngầm Kilo 636, Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Tàu chiến lớp 1241.8 và tàu hộ vệ lớp Sigma.

    1. Tàu ngầm Kilo 636

    Tờ báo này nói: " Năm 2009 Việt Nam đã kí với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 trị giá 1,8 tỉ USD.

    Không chỉ mua tàu ngầm từ Nga Việt Nam còn mua cả thủy lôi và hỏa tiễn trang bị cho loại tàu ngầm này. Theo dự kiến đến khoảng năm 2014 Việt Nam sẽ có chiếc tàu ngầm đầu tiên và những chiếc tiếp theo sẽ được chuyển về Việt Nam vài năm tiếp theo, Tàu lớp Kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm".

    [​IMG]Tên lửa đạn đạo Club 3M-54E trang bị cho tàu ngầm Việt Nam

    2. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9


    " Hiện nay Việt Nam đang sở hữu 2 tàu loại này, Hai tàu hộ vệ của Việt Nam được đóng ở nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga, theo một hợp đồng đã ký tháng 12/2006 với giá trị lên đến khoảng 350 triệu USD". Tờ báo này cho biết thêm.

    [​IMG]Vũ khí trên chiến hạm lớp Gepard 3.9
    Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý.

    Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h), 2 tàu hộ vệ này có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E.Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Vũ khí chống ngầm bao gồm 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Để tạo nhiễu chủ động có thể sử dụng 4 ống phóng loại PK-16.

    [​IMG]Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý.

    3.tàu tên lửa Project 1241.8


    "Theo hãng tin ARMS - TASS của Nga, Nhà máy đóng tàu Vympel của Nga đang tiếp tục cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho Việt Nam đóng các tàu tên lửa Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Theo lời Phó giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel, ông Dmitri Belyakov cho biết, công ty đóng tàu Rybinsk đang chuyển đến Việt Nam các bộ phận để đóng 6 tàu tên lửa đầu tiên thuộc lớp 1241.8. ác tàu tên lửa Project 1241.8 được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam và sẽ chịu sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Viện thiết kế hải quân Trung ương (TsMKB) Almaz ở St Petersburg cùng với các kỹ sư của nhà máy đóng tàu Vympel. Việt Nam đang đóng 4 tàu tên lửa đầu tiên của Project 1241.8"

    [​IMG]Tàu tên lửa Project 1241.8 của Việt Nam

    4. Tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma của Hà Lan


    Tờ Phượng Hoàng nói rằng: " Gần đây nhiều tờ báo Quân sự nước ngoài đã đưa tin về việc Việt Nam có ý định mua 4 tàu hộ tống tàng hình với trị giá gần 4 tỉ USD hết sức hiện đại của Hà Lan. Theo dự đoán,Việt Nam sẽ mua chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km). Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm" .

    [​IMG]Chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) tương lai của VIệt Nam[​IMG] tên lửa chống hạm MM40 Block 2
    Trong 4 loại vũ khí trên thì Việt Nam mới sở hữu 2 loại, còn tàu ngầm Kilo và chiến hạm lớp Sigma thì vẫn còn đang trong quá trình chế tạo và sản xuất. Nhưng qua đây cũng thấy được rằng Việt Nam đang hiện địa hóa Hải quân hết sức nhanh chóng, rất có thể khi có trong tay 4 loại vũ khí này, Hải quân Việt Nam sẽ là số 1 ở Đông Nam Á!

    • Phú nguyễn (theo Phượng Hoàng/phunutoday)

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ-Nhật tập trận hải quân ở Okinawa

    Thứ năm, 03/11/2011 15:48
    [​IMG]

    Nhật Bản ngày 3/11 đã tiến hành tập trận hải quân chung với Mỹ ở quần đảo Okinawa, phía tây nam nước này.

    Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và Hải quân Mỹ đã phái 50 tàu chiến phục vụ cho cuộc tập trận.

    Ngoài ra, phía Mỹ cũng mời báo chí tới hàng không mẫu hạm George Washington để chứng kiến các hoạt động cất - hạ cánh của chiến đấu cơ F/A 18.

    Chỉ huy không quân của tàu sân bay của Mỹ, John Haley nói rằng các hoạt động sẽ có "tác động tích cực đối với các nước trong khu vực".

    Bên cạnh đó, chỉ huy lực lượng bên phía Nhật Bản Fumiyuki Kitagawa tuyên bố rằng đây là hoạt động nhằm nâng cao khả năng phối hợp với Mỹ trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực.

    Cuộc tập trận sẽ tiếp diễn vào ngày mai 4/11.

    Nhật Bản hồi tháng 12/2010 đã đề ra chính sách phòng vệ biển mới trong đó chú trọng đến việc tăng cường phòng thủ dọc quần đảo Okinawa.


    Thái Hòa
    Theo NHK
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Người Tây Tạng muốn Mỹ áp lực với TQ


    Cập nhật: 05:27 GMT - thứ năm, 3 tháng 11, 2011


    [​IMG] Trung Quốc từ chối nói chuyện với lãnh đạo mới của Tây Tạng, ông Lobsang Sangay



    Lãnh đạo Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay đã kêu gọi các chính trị gia Hoa Kỳ gây áp lực lên Trung Quốc về một loạt các cuộc tự thiêu gần đây của người Tây Tạng.

    Ông Sangay phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington rằng Hoa Kỳ nên cố gắng tìm cách tiếp cận những khu vực có người tự thiêu ở Tây Tạng.

    Bảy nh̀a sư ở tu viện Kirti ở tỉnh Tứ Xuyên đã tự thiêu trong những tháng gần đây.

    Tu viện đã chứng kiến các cuộc biểu tình liên tục chống lại sự cai trị của Bắc Kinh.

    Trước đó cũng có tin về ba cuộc tự thiêu của người Tây Tạng tại các khu vực khác kể từ tháng Ba.
    Ông Sangay, người đang có các cuộc hội đàm với các chính trị gia ở Washington về vấn đề này, cho biết ông mong muốn có một phái đoàn quốc tế đến thăm khu vực.

    Ông cũng phủ nhận việc kích động bạo loạn ở Tây Tạng mà chính quyền Trung Quốc hay cáo buộc.

    "Nếu bạn biểu tình ở Tây Tạng, thông thường bạn sẽ bị bắt giữ, hoặc bị đánh đập, đôi khi bị tra tấn, biến mất, hoặc chết," ông nói.

    Một phát ngôn viên của chính phủ Mỹ nói với hãng thông tấn AP rằng chính quyền Obama đã nhiều lần yêu cầu được đến Tây Tạng.
    Ông Sangay được người dân Tây Tạng lưu vong trên khắp thế giới bầu hồi đầu năm 2011 để đảm nhận vai trò chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
    Bắc Kinh từ chối công nhận chính quyền Tây Tạng lưu vong có trụ sở chính phủ ở Ấn Độ và từ chối nói chuyện với ông Sangay.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Biển Đông trước hội nghị EAS ở Bali


    Cập nhật: 12:47 GMT - thứ tư, 2 tháng 11, 2011


    [​IMG] Thỏa thuận Việt - Philippines được xem là cố gắng hợp tác để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông



    Trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tới đây, các thỏa thuận khu vực liên quan Biển Đông hiện được bàn đến trong xu hướng đối phó sức ép gia tăng của Trung Quốc.

    Nhà báo Roberto Tofani, trên báo mạng Asia Times hôm nay, nhận xét trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali giữa tháng 11 này, Philippines và Việt Nam đã ra thông điệp chung "phủ đầu": họ không nhượng bộ trước Trung Quốc về Biển Đông.

    Tác giả nhắc đến thỏa thuận vừa ký hôm 27/10 giữa Tổng thống Benigno Aquino và ************* Việt Nam Trương Tấn Sang ở Manila.
    Trước thỏa thuận này là một loạt các hoạt động ngoại giao của hai nước.
    Nỗ lực ngoại giao
    Các nỗ lực ngoại giao gần đây có thể tính từ Diễn đàn Khu vực Asean 18 tháng Bảy năm nay, khi Trung Quốc và Asean ký vào bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông 2002 (DOC).
    Văn bản này có nhiều phản ứng trái ngược. Philippines cho rằng nó không đủ để làm giảm căng thẳng, trong khi Việt Nam "nêu bật sự hợp tác với nước chủ nhà hội nghị, Indonesia, và nói về 'thành công' của diễn đàn đa phương."
    Ông Đông Hiểu Linh, đại sứ Trung Quốc ở Asean, nhấn mạnh tổ chức này không phải là một bên của tranh chấp "vì thế một văn bản do hai phía đạt được không thể giải quyết tranh chấp". Ông này nhấn mạnh vấn đề chỉ có thể giải quyết thông qua "nền tảng song phương".
    Nhà báo Roberto Tofani phân tích giữa luồng quan điểm trái ngược, Tổng thống Philippines đã thăm Bắc Kinh đầu tháng Chín, đem về thỏa thuận hứa "tiếp cận cuộc tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình".
    Dường như thiếu tin tưởng vào ngôn từ này, ngày 27/09 tại Tokyo, Tổng thống Aquino lại ký thỏa thuận củng cố quan hệ hải quân với Nhật, cũng nhân danh duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
    Một ngày sau đó, giới chức quốc phòng Nhật và Asean có cuộc họp gây chú ý về hợp tác và tham vấn ở Biển Đông. Thứ trưởng quốc phòng Nhật Kimito Nakae nói sau cuộc gặp rằng quan hệ giữa nước ông và khối Asean "đã trưởng thành từ đối thoại sang quan hệ mà Nhật đóng vai trò hợp tác cụ thể hơn".
    Báo chí khi đó cũng dẫn lời ông này nói căng thẳng ở Biển Đông sẽ cần thêm hợp tác từ Mỹ và Ấn Độ.
    [​IMG] Nhật Bản họp về Biển Đông với giới chức quốc phòng Asean



    Như thể được mở lời, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, vào hôm 12/10, gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và ký thỏa thuận khai thác dầu giữa ONGC Videsh của Ấn và PetroVietanm - một thỏa thuận bị Trung Quốc phản đối.
    Tác giả Tofani ghi nhận thỏa thuận năng lượng Việt - Ấn ký một ngày sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, và cũng đem về một tuyên bố nhằm kiềm chế căng thẳng ở Biển Đông.
    Cuối tháng Mười, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh lại đến Nhật ký với người tương nhiệm của Nhật một biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng.
    Nhà báo Tofani, dẫn lời một nguồn tin trong **********************, nói rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam một mặt "muốn làm bạn với tất cả các nước", nhưng mặt khác cũng thể hiện chia rẽ nội bộ bên trong Đảng và chính phủ.
    Nguồn tin này bình phẩm thêm rằng ông Nguyễn Phú Trọng được xem là thân Trung Quốc, Thủ tướng *************** thân phương Tây hơn và "muốn cải thiện quan hệ và hợp tác chiến lược với Mỹ", còn ông Trương Tấn Sang được xem là "giữ cân bằng quyền lực và những bước đi gần đây chứng tỏ ông cũng đang ngả theo phương Tây".
    Phản ứng của Mỹ
    Ít nhất về mặt ngôn từ, Mỹ đang đáp lại những kêu gọi chiến lược.
    Trong chuyến thăm châu Á lần đầu tiên, tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tái khẳng định vai trò của nước ông ở châu Á.
    Bài tiểu luận gây chú ý trên tạp chí Foreign Policy của Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng nhắc lại rằng trong thập kỷ tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm trong chính sách của Washington.
    Khi Tổng thống Barack Obama đến Balil cho hội nghị Đông Á ngày 19/11, dự kiến ông sẽ có những tuyên bố tương tự.
    Nhà báo Tofani kết luận thỏa thuận song phương giữa Philippines và Việt Nam, những cam kết chiến lược và thương mại mới của Nhật và Ấn Độ, sẽ có thể làm các nước Asean có tranh chấp ở Biển Đông cứng rắn hơn.
    [​IMG] Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên sẽ dự hội nghị Đông Á


    "Nhưng bất kỳ dấu hiệu nào là Mỹ đang chỉ huy các liên minh song phương trong Asean, cộng thêm sự tham dự của Nhật và Ấn Độ nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc cũng sẽ có nguy cơ tạo ra căng thẳng, mà khi đó các đồng minh Asean sẽ mong chờ Washington phản ứng mạnh không kém."
    Vai trò Ấn Độ
    Tiếp tục chủ đề cạnh tranh quyền lực trong khu vực, chuyên gia quốc phòng Harsh V. Pant của trường King's College, London nhận xét "chính trị đại cường trong khu vực chỉ mới vừa bắt đầu".
    Viết trên tạp chí YaleGlobal hôm 28/10, ông này ghi nhận việc lãnh đạo hai nước láng giềng của Trung Quốc, Miến Điện và Việt Nam, đều thăm Ấn Độ trong tháng 10.
    "Đây là thời điểm đại hỗn loạn trên không gian chiến lược của châu Á, và Ấn Độ đang cố gắng chứng tỏ có vai trò với các nước trong vùng," tác giả bình luận.
    "Cùng với sự trỗi dậy kinh tế và chính trị, Bắc Kinh bắt đầu ra lệnh cho các nước láng giềng về giới hạn trong cư xử, bộc lộ rõ phí tổn của chính trị đại cường."
    "Hoa Kỳ và các đồng minh đã bắt đầu đánh giá lại chiến lược trong vùng, và một liên hiệp mơ hồ nhằm cân bằng với Trung Quốc đang hiện ra."
    Tác giả cho rằng các nước nhỏ trong vùng nay tìm đến Ấn Độ như một thế lực cân bằng trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và lo ngại Mỹ sẽ rút khỏi khu vực trong tương lai gần.
    Ông cũng kêu gọi Ấn Độ cần phải "thuyết phục hơn để khẳng định mình là đối tác chiến lược có thể tin cậy trong vùng".
    Lựa chọn khó cho Đông Nam Á
    Chia sẻ quan điểm rằng châu Á nghi ngờ cam kết của Mỹ trong vùng và rằng khu vực này đang bước vào giai đoạn tranh đấu quyền lực mới, tác giả Vikram Nehru, từ tổ chức Carneige Endowment, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Tổng thống Obama có mặt ở Bali.
    [​IMG] Asean khó khăn khi phải lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc


    Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ (và Nga) có mặt ở hội nghị Đông Á, một diễn tiến mà ban đầu Trung Quốc phản đối nhưng được khối Asean khuyến khích.
    Tác giả nói có nhiều lý do, cả về chính trị lẫn kinh tế, để Asean hoan nghênh việc Mỹ quan tâm châu Á nhiều hơn.
    Nhưng đồng thời, Asean cũng nghi ngờ cam kết của Mỹ.
    Ví dụ, Asean không hứng thú gì về dự luật của Thượng viện Mỹ có mục đích gây sức ép với Trung Quốc để nâng giá nhân dân tệ. Các nước cho rằng nếu nó trở thành luật, Đông Nam Á sẽ chịu thiệt hại kinh tế.
    Những khó khăn tài chính của Mỹ, bế tắc chính trị ở Washington, và một tổng thống Obama bị trong nước chỉ trích, thật trái ngược với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, sự chuyển giao quyền lực khá suôn sẻ cho năm 2012, và khả năng có hành động tập thể khi cần thiết tại Trung Quốc.
    Ông Vikram Nehru nói tương lai kinh tế của Asean gắn kết với Trung Quốc, với dự định có khu vực thương mại tự do vào năm 2015 và xây dựng cơ sở hạ tầng giúp giao thương xuyên quốc gia mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò chủ lực.
    Nhưng mặt khác, nhiều nước trong Asean lo ngại về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, và sự có mặt của Mỹ trong vùng cũng sẽ giúp họ tương đối yên tâm.
    Những diễn biến trái ngược này, theo tác giả, cho thấy Đông Nam Á "đang chuyển sang một sự cân bằng quyền lực mới trong khi điểm tựa lại chưa có".
    Hội nghị Đông Á và hội nghị Apec tháng 11 năm nay sẽ là "cột mốc quan trọng trong con đường dài trước mặt," tác giả kết luận.
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tung của bây giờ cũng tôn trọng Việt Nam mình rồi đấy nhỉ.
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Liên minh MỸ-NHẬt-ẤN-VIỆT NAM đang bao vây Tung của.Cộng thêm nội bộ trong nước đang rối ren.chó khựa phen này hết chém gió rồi nhé
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Rộ những thương vụ lạ của lái buôn Trung Quốc
    Thứ năm 03/11/2011 14:19
    (GDVN) - Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”, nuôi mãi không lớn...
    Ám ảnh những chuyến hàng "bão táp" nơi cửa khẩu Trung Quốc
    Đến lượt rùa, dắt, sắn cũng bị thương lái Trung Quốc tận thu
    Trung Quốc vơ vét sạch đinh lăng vì tác dụng tốt như nhân sâm?
    Thương nhân Trung Quốc tấp nập ở vùng vải thiều Lục Ngạn
    Rộ những thương vụ lạ của lái buôn Trung Quốc

    1. Những ngày qua, nông dân các vùng đồng bằng sông Cửu Long lại rộ lên phong trào gom bắt ốc bươu vàng để bán sang Trung Quốc. Theo đó, thịt ốc được mua với giá từ 12.000 – 13.000 đồng/kg.

    Một chủ cơ sở thu mua ốc bươu vàng ở xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Mỗi ngày cơ sở mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, sau đó sơ chế để giao cho doanh nghiệp bên tỉnh Kiên Giang xuất sang Trung Quốc”.

    Việc mua ốc bươu vàng của thương lái giúp cho nông dân nghèo có thu nhập từ 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Nhưng theo nhiều nông dân, việc thu mua này chẳng khác nào khuyến khích việc nuôi, dưỡng ốc bươu vàng để bán!
    [​IMG]
    Sơ chế ốc bươu vàng trước khi xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.
    Tờ ******* nhân dân đưa tin: Tại xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa), toàn bộ diện tích 391 ha đất trồng lúa của xã đang bị ốc bươu vàng tàn phá.

    Ban ngày, ốc thường ẩn náu dưới bùn, bờ ao, bờ mương, hồ nên rất khó phát hiện. Đêm xuống, chúng lên mặt nước cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám, khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn. Nhiều thửa ruộng mới cấy xong đến sáng hôm sau đã thấy đến 30% gốc lúa bị ốc cắn gẫy. Theo kinh nghiệm của người dân, cứ chân ruộng ngập nước là ốc xuất hiện, dày đặc nhất là vào những ngày nông dân đang khẩn trương bước vào vụ lúa hè thu hoặc đông xuân.

    Tình trạng ốc bươu vàng tàn phá các ruộng lúa ở Thanh Hóa đang là nguy cơ lớn, khiến người nông dân khốn đốn. Rất nhiều huyện như Thiệu Hóa, Yên Định, Quảng Xương, Thọ Xuân, Đông Sơn… cùng bị thiệt hại, và mức độ trầm trọng tại các thửa ruộng ngày càng lớn hơn.

    2. Theo thông tin được đăng tải trên Nông nghiệp Việt Nam: Gần đây, trên địa bàn Bình Phước xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.

    Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước

    Thương lái TQ ồ ạt mua mủ cao su bất chấp lẫn tạp chất, Ảnh minh họa.
    Ông Nguyễn Văn Trường, chủ DNTN Linh Hương (xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập) cho rằng nếu không cẩn trọng trong quan hệ làm ăn với những nhà nhập khẩu TQ, doanh nghiệp VN sẽ dính bẫy lừa, tiền mất nợ mang mà chẳng biết kêu ai.

    Dẫn chứng trường hợp của mình, ông Trường cho biết lần ký hợp đồng mua bán mủ cao su đầu tiên, nhóm thương lái TQ luôn giữ uy tín, nhận hàng và giao tiền đúng hẹn để tạo lòng tin.

    Tuy nhiên, chuyến hàng sau với khối lượng lớn, ông Trường tin tưởng chấp nhận giao hàng trước nhận tiền sau, nhưng sau khi nhận hàng xong nhà nhập khẩu này “lặn” mất tăm chứ không chuyển tiền như đã cam kết. Ông Trường phải năm lần bảy lượt khăn gói qua TQ tìm đến tận nhà của vị khách hàng quen này, nhưng cũng mất hàng tháng trời mới lấy được tiền.

    Chủ một DNTN tại Bình Phước cho biết: Ngoài chiêu thức “mối quen” và quan hệ uy tín, nhiều thương lái TQ thường sử dụng “bài ca” không thể rút hoặc chuyển tiền vào thứ bảy để "xù" tiền doanh nghiệp VN.

    Sau một vài chuyến hàng làm quen, một số thương nhân TQ yêu cầu doanh nghiệp đầu mối gom hàng với số lượng lớn, rồi tính toán chính xác thời gian lên hàng và vận chuyển ra đến biên giới sao cho ngày nhận hàng rơi vào thứ bảy, thời điểm không lấy được tiền ngay.

    Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su của VN sang TQ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm nay. Thực tế nhu cầu về mặt hàng nguyên liệu cao su của Trung Quốc vẫn đang rất lớn.

    3. Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”.

    Bà Trần Thị Hải (quê Nam Đông, Huế), nạn nhân của chiêu lừa đảo chia sẻ với phóng viên Dân trí: khi con buôn tới bán, ngoài “quảng cáo” vịt siêu nạc thì còn lừa bà mua vịt xiêm con với giá rẻ từ 4.000-6.000 đồng/con. Nhà bà Hải đem về nuôi khoảng 1 tuần, bỗng thấy lớp lông vịt xiêm con không giống vịt xiêm chút nào. Bà chạm vào lông con vịt thì thấy... phẩm nhuộm bám từng mảng nhỏ.

    Ông Nguyễn Hữu Ánh, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Đông cho biết đã nhận được thông tin từ dân về vịt này cách đây 20 ngày và trạm đã đi kiểm chứng.
    [​IMG][/IMG][/IMG]
    Vịt “cò” có cổ rất dài như con cò. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là vịt từ Trung Quốc. Ảnh: Dân Trí.
    Đây là loại vịt từ nơi khác đưa về, có thể là vịt từ Trung Quốc, gốc ở tỉnh Triết Giang. Bà con hay gọi là vịt “cò”. Tổng đàn vịt “cò” hiện có khoảng hơn 2.000 con, chiếm 1/5 tổng lượng vịt toàn huyện. Con số còn có thể lớn hơn vì kiểm tra không hết.

    Cũng theo phản ánh của người dân, giống vịt này ăn rất khỏe nhưng... nuôi mãi không chịu lớn. “Vịt siêu nạc chỉ sau 2 tháng đã bán được 170-200 nghìn đồng mỗi con, còn vớ phải vịt này thì bán không ai mua, ăn cũng không được”- một người dân than thở.

    Có gì phía sau những thương vụ lạ?

    Còn nhớ trước đây, thương lái Trung Quốc từng sang nước ta săn lùng các loại nông sản như: Mèo, gỗ sưa, râu ngô non, rễ hồi, móng trâu, cây kim cương… Lần nào, tác hại để lại cũng nặng nề. Như dịch chuột bùng phát dữ dội vào khoảng năm 1997, cũng vì trước đó người dân rầm rộ bắt mèo bán sang Trung Quốc. Giờ đến lượt thu mua đỉa, ốc bươu vàng khiến không ít người lo âu về hậu quả có thể xảy ra.

    Vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu lại khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
    [​IMG]
    Thu mua đỉa bán sang Trung Quốc. Ảnh: Dân trí.
    Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.

    Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.

    Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết

    PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại trả lời phỏng vấn Dân Việt về những chiêu thu mua lạ của phía TQ: "Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta.

    Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta”.

    Hải Hà (tổng hợp)
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào các bác. Hôm nay có nhiều bác trực chiến quá, tôi đi ngủ sớm nhé.
    Byyyyyyyy
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông

    Hôm nay 4.11, tại Hà Nội, hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ ba với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” chính thức được khai mạc.

    Sự kiện do Học viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia về an ninh, hàng hải, luật pháp quốc tế đến từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Úc... Theo Ban tổ chức, hội thảo dự kiến diễn ra trong hai ngày 4-5.11, với 8 phiên làm việc liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau: trao đổi các vấn đề liên quan đến tầm quan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực; lợi ích của các bên có liên quan, các phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông; vấn đề giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột cùng những diễn biến gần đây ở biển Đông.
    Trước đó, Việt Nam cũng đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về biển Đông vào các năm 2009 và 2010



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này