Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5362 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43307 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: Khả năng thắng kiện rất cao
    04/11/2011 0:58
    Đó là khẳng định của ông Phạm Vũ Khánh Toàn (ảnh), Trưởng văn phòng luật sư Phạm và Liên danh, đơn vị được UBND tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chọn làm đại diện để khiếu kiện hủy bỏ hiệu lực hai đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc.
    Trả lời phỏng vấn của PV Thanh Niên bên lề hội thảo về bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức tại Đắk Lắk ngày 3.11, ông Toàn nhận định:
    [​IMG]
    Ảnh: T.N.Q
    Cơ sở để khẳng định chúng ta thắng kiện dựa trên quy định tại điều 16 luật Nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc. Theo quy định này, trường hợp nhãn hiệu hàng hóa có chứa chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa đó, mà hàng hóa không phải từ khu vực tương ứng và lừa dối công chúng thì nhãn hiệu đó phải bị từ chối đăng ký và cấm sử dụng. Một văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín ở Trung Quốc cũng đã khẳng định với chúng tôi, do việc cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận và đăng ký là chỉ dẫn địa lý ở VN nên hai đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc “BUON MA THUOT và các Hán tự” và “BUON MA THUOT COFFEE 1986 và hình” dưới tên của Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd. có thể bị hủy bỏ hiệu lực.
    Vậy chúng ta sẽ phải chứng minh phía doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký nhãn hiệu Buôn Ma Thuột một cách không trung thực, thưa ông?
    Chúng ta phải chứng minh là doanh nghiệp đó đã từng đến Buôn Ma Thuột, liên hệ mua bán cà phê với doanh nghiệp địa phương, biết đến thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nên đăng ký nhãn hiệu này nhằm mục đích chiếm đoạt. Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ cung cấp các chứng cứ về vấn đề này. Còn có cách chứng minh họ không trung thực ở chỗ, Buôn Ma Thuột là địa danh của VN, là chỉ dẫn địa lý của VN. Thứ nữa là từ “Buôn Ma Thuột” dịch sang tiếng Trung Quốc là từ vô nghĩa. Như vậy, chứng tỏ họ biết chỉ dẫn địa lý của ta nhưng phiên âm sang tiếng Trung để đăng ký, chiếm đoạt.
    Hơn nữa, cà phê Buôn Ma Thuột đã được VN cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2005; trong khi đến năm 2010, 2011, họ mới đăng ký ở Trung Quốc. Trong trường hợp này mình đã đăng ký trước.
    Vì sao ông nói là khả năng thắng kiện cao nhưng lại cho rằng thời gian giải quyết có thể kéo dài từ 2-3 năm?
    Cũng như luật Sở hữu trí tuệ của VN quy định thẩm định đơn khiếu nại trong vòng một năm, nhưng thực tế thường kéo dài hơn thời gian quy định. Ở Trung Quốc cũng vậy, thời gian để xem xét, xử lý một vụ khiếu kiện như thế này rất lâu, người ta lấy lý do công việc quá nhiều lại thiếu người xử lý nên kéo dài đến 2-3 năm. Nếu có tác động của cơ quan ngoại giao của ta thì họ sẽ ưu tiên, thay vì lần lượt xem xét thì sẽ đưa đơn của mình xử lý trước.
    Chúng ta phải cố gắng khiếu nại thành công ở Hội đồng khiếu nại và xét xử thuộc Tổng cục Quản lý hành chính công thương của Trung Quốc, tránh đưa vụ việc ra tòa án xét xử, vừa mất thời gian vừa tốn kém nhiều hơn.

    Phương án bảo vệ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại nước ngoài
    Theo ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phải tiến hành đồng thời hai việc: yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các đăng ký nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” của DN Trung Quốc và đăng ký chỉ dẫn địa lý này vào Trung Quốc dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.
    Ở các nước khác, tùy pháp luật từng quốc gia về sở hữu trí tuệ, có thể đăng ký dưới nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý. Trường hợp chưa chuẩn bị xong tài liệu để đăng ký theo các hình thức trên, có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột dưới dạng nhãn hiệu thường theo Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Hệ thống Madrid). Đây là giải pháp tạm thời để ngăn chặn người khác đăng ký.
    Trần Ngọc Quyền
    (thực hiện)
  2. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    hứ Năm, 03 tháng 11 2011 Việt Nam nhận thêm 2 tàu tuần tra Svetlyak từ Nga







    Tàu tuần tra vùng bờ biển Svetlyak PSKR-915 Nevel của Nga


    Bản tin trên báo điện tử Strategypage.com ngày 3/11 cho hay Việt Nam vừa tiếp nhận 2 chiếc tàu tuần tra cỡ nhỏ Svetlyak do Nga sản xuất.

    Như vậy, tổng cộng Việt Nam đã nhận 4 chiếc tàu kiểu này từ công ty đóng tàu Almaz Shipyard ở thành phố St Peterburg của Nga cung cấp.

    Hai chiếc ban đầu được giao nhận vào năm 2002.

    Theo tờ Maritime Propulsion, thêm 2 chiếc nữa đang được hoàn thành tại công ty Vostochnaya Verf ở Vladivosto và dự kiến sẽ trao cho Việt Nam vào năm sau.

    Tàu tuần tra Svetlyak có trọng tải chừng 390 tấn, dài trên 39 mét, vận tốc 30 hải lý/một giờ, được trang bị đại bác 76 li cùng 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630.

    Thiết kế của con tàu ra đời hồi đầu thập niên 80 cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh nhà nước Liên Xô KGB sử dụng làm tàu tuần tra biên giới.



    .
  3. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Mở rộng quan hệ, đối phó với “láng giềng hữu nghị”

    Việt-Long-


    2011-11-03

    Trung Quốc cảnh cáo các công ty ngoại quốc không được can dự vào việc khai thác tài nguyên trong khu vực biển mà Trung Quốc gọi là có tranh chấp. Bắc Kinh có hành động đó trong lúc Thủ tướng Việt Nam đang thăm chính thức Nhật Bản
    [​IMG] AFP photo
    Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda

    Lại cảnh cáo

    Trung Quốc lên giọng sau khi công ty ExxonMobil loan báo phát hiện khí hydro carbon ở lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, hồi tháng 8.
    Trong khi đó Thủ tướng *************** sang Tokyo họp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda, ký kết nhiều hiệp ước quan trọng với tư cách đối tác chiến lược về kinh tế, quốc phòng, thương mại và đầu tư.

    Liệu Trung Quốc có thể gây áp lực khiến các nước hợp tác với Việt Nam phải rời bỏ các hợp đồng dầu khí ở biển Đông?
    [​IMG]
    Hai thủ tướng ký kết hiệp ước- AFP photo


    Câu trả lời là KHÔNG. Trước đây công ty BP của Anh đã cuốn gói ra đi vì Bắc Kinh doạ sẽ không cho họ làm ăn tại Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không làm được như thế với Ấn Độ và công ty Exxon của Hoa Kỳ. Ấn Độ đã phản đối thẳng thắn, nói là công việc của Ấn hoàn toàn hợp pháp và khu vực ký hợp đồng với Việt Nam hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Phía Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo về ngoại giao và quốc phòng nhiều lần cảnh cáo Bắc Kinh không được xâm phạm quyền tự do lưu thông hàng hải cũng như quyền khai thác kinh tế trong lãnh hải Việt Nam ở biển Đông.

    Tóm lại có thể nói rằng mặc cho Trung Quốc nói gì làm gì, quốc tế vẫn không chấp nhận sự xác lập chủ quyền vô lý đó. Bắc Kinh đã ngang ngược quá đáng, khi vạch đường lưỡi bò chỉ cách bờ biển Cam Ranh không đầy 75 hải lý, trong khi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 200 hải lý theo Công Ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Rồi theo lãnh hải đường lưỡi bò của chính họ đặt ra, Bắc Kinh đòi được quyền khai thác chung trong khu vực gọi là “trùng lặp, có tranh chấp” ở sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    [​IMG]
    Vạch lưỡi bò cách Cam Ranh 75 hải lý- Wikicommon file


    Giữ thế hoà, tìm đối tác

    Phía Việt Nam không thể nhượng bộ trong vấn đề này. Hà Nội vẫn tiến hành ký kết với các ty ngoại quốc, cùng lúc, vẫn hứa hẹn và đạt thoả thuận với Trung Quốc là sẽ “hai bên bàn bạc giải quyết theo cách dễ trước khó sau”.

    Trong chuyến thăm Tokyo của ông *************** hai vị Thủ tướng không phát biểu điều gì trực tiếp liên quan đến vấn đề Trung Quốc hay mối tranh chấp giữa Bắc Kinh với Hà Nội hay Tokyo. Bên ngoài khuôn khổ chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Yoshihiko Noda nói với báo Financial Times rằng các nước châu Á cần hợp tác chặt chẽ với nhau hầu thuyết phục Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan đến những vấn đề trên biển, thay vì tìm cách sử dụng những biện pháp quân sự. Tuy nhiên có một số hoạt động của Thủ tướng Việt Nam liên quan gián tiếp đến tư thế của Việt Nam đối với Trung Quốc.

    Một số việc có ý nghĩa đã diễn ra tại Tokyo trong chuyến công du này. Việt Nam và Nhật Bản thoả thuận tiếp tục tăng cường đối thoại hợp tác chiến lược về quốc phòng, kinh tế, thương mại, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Đặc biệt nhất, hai nước nhấn mạnh công tác tăng cường đối thoại chiến lược với việc khởi động vòng đối thoại về chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng.

    Bên cạnh những thoả thuận và cam kết về quốc phòng, trong những lãnh vực hợp tác khác, việc các nước ngoài đầu tư để có quyền lợi dồi dào và vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam là điều có ý nghĩa đáng kể liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
    Bảo vệ chung


    [​IMG]
    Dàn khoan của công ty Ấn Độ ONGC- AFP photo

    Khi Exxon khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì với đôi mắt canh giữ từ xa của hải quân Mỹ sau những lời cảnh báo nghiêm khắc từ Washington, Trung Quốc sẽ không muốn xâm phạm vùng biển nơi đó. Và khi Nhật Bản đầu tư vào các nhà máy năng lượng nguyên tử ở Ninh Thuận và khai thác đất hiếm ở cách biên giới Việt Trung chưa đầy 30 km thì Trung Quốc cũng khó lòng đưa quân đội hay công nhân vào xâm lấn vùng đất ấy như họ đã làm tại khu khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay đưa tàu lui tới trong lãnh hải bên ngoài khu vực nhà máy hạt nhân do Nhật cung cấp và điều hành.
    Việt Nam dường như có chủ ý mời gọi nhiều nước khác liên quan vào các dự án đầu tư trong lãnh hải, lãnh thổ biên giới của mình. Khi nhiều nước có quyền lợi trong công cuộc hợp tác với Việt Nam ở trong lãnh hải, lãnh thổ xứ này, thì những nước ấy sẽ lên tiếng đầu tiên để giúp bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam.

    Công ty BP của Anh quốc rời bỏ Việt Nam vì quyền lợi của họ với Trung Quốc, thì Hà Nội kéo Ấn Độ vào thay, vì Ấn Độ không cần phải kiêng nể một lời nói, hành vi nào của Bắc Kinh. Trước khi ký hợp đồng thăm dò khai thác trong biển Đông, New Delhi đã cho tàu chiến đến dạo chơi trên mặt biển này, mục đích là gì nếu không phải là gióng tiếng chuông cảnh giác với những đám “tàu lạ” hải khấu từng bức hiếp Việt Nam?

    Đối với ExxonMobil cũng vậy, công ty này có thể đã không sợ mất quyền lợi gì đối với Trung Quốc, và sẽ có chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ hợp đồng của họ trong lãnh hải của Việt Nam, nên lời doạ dẫm hay bắn tiếng xa gần của Bắc Kinh không thể có được tác dụng như những nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản anh em với ********************** mong muốn.


    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved



    .
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển

    Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 3.11, một vùng áp thấp đã xuất hiện trên khu vực nam biển Đông.

    Chiều cùng ngày, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 7 đến 9 độ vĩ bắc; 116 đến 118 độ kinh đông. Trong khoảng 24 giờ tới, vùng áp thấp này hầu như ít di chuyển hoặc di chuyển chậm theo hướng giữa tây và tây tây bắc. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và giông rải rác, cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.
    Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang xuống nhanh. Dự báo, đến ngày 7.11, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu xuống mức 3,75m (dưới báo động 2 là 0,25m), trên sông Hậu tại Châu Đốc xuống mức 3,4m (dưới báo động 2 là 0,1m), trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa xuống mức 2,45m (trên báo động 3 là 0,05m). Thời gian duy trì mực nước trên báo động 1 ở đầu nguồn sông Cửu Long có thể kéo dài đến nửa cuối tháng 11.
    Quang Duẩn - Mai Vọng





  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nữ tu Tây Tạng tự thiêu tại Tứ Xuyên


    Cập nhật: 18:26 GMT - thứ năm, 3 tháng 11

    [​IMG] Các lực lượng an ninh Trung Quốc đã được gửi tới thị trấn Aba sau một vụ tự thiêu tương tự xảy ra ở đây hồi tháng Mười.


    Một nữ tu đã chết sau khi tự thiêu tại vùng tây nam Trung Quốc, truyền thông nước này đưa tin.
    Qiu Xiang, 35 tuổi, đã tẩm xăng vào người và châm lửa tại một ngã phố ở tỉnh Tứ Xuyên, hãng tin Tân Hoa Xã tường thuật.

    Đây được cho là trường hợp người Tây Tạng thứ 11 tự thiêu trong năm nay nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

    Các lực lượng an ninh Trung Quốc bị cáo buộc đã ********* người Tây Tạng thiểu số.
    Tân Hoa Xã nói người phụ nữ trên người huyện Đạo Phu thuộc khu vực Cam Tư của Tứ Xuyên.
    Hãng tin này nói hiện chưa rõ vì sao bà tự thiêu, và chính quyền địa phương nay đang tiến hành điều tra.
    Tuy nhiên, Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) nói họ có thông tin cho thấy đây là hành động nhằm phản đối giới chức Trung Quốc.
    Nữ phát ngôn viên của ICT, Kate Saunders nói với hãng tin AFP: "Chúng tôi nghe nói bà ấy kêu gọi tự do tôn giáo và kêu gọi việc để Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng."
    Bà Saunders nói người Tây Tạng tại Cam Tư "có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo của họ" và khu vực này "có lúc đã rất bị hạn chế."
    Qiu Xiang là nữ tu thứ hai người Tây Tạng tự thiêu kể từ đầu năm tới nay.
    Hầu hết các trường hợp tự sát để phản đối cho đến nay đều là các nhà sư ở quận Aba gần tu viện Kirti, nơi đã trở thành tâm điểm thể hiện sự giận dữ của người thiểu số Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên.
    Ba nhà sư ở đây đã bị giới chức bỏ tù hồi tháng Tám với cáo buộc có liên quan tới một vụ tự sát nhằm phản đối hồi tháng Ba.
    Các nhà sư đã biểu tình phản đối tình trạng văn hóa Tây Tạng bị xói mòn và về cách thức đối xử của giới chức Trung Quốc đối với người TâyTạng.
    Họ cũng tức giận về việc Bắc Kinh khước từ liên hệ với Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
    Giới chức Trung Quốc đã cáo buộc ông là xúi giục các vụ tự sát nhằm phản đối ở Tứ Xuyên.
    Chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ đã mạnh mẽ bác bỏ và nói Trung Quốc đang đẩy người Tây Tạng vào chỗ tuyệt vọng.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vì sao Trung Quốc không vui khi giá đồng sụt giảm?

    Tác giả: stratfor
    Bài đã được xuất bản.: 04/11/2011 04:00 GMT+7

    Giá kim loại đồng đã sụt giảm 30% từ đầu tháng Tám, đánh dấu tháng thứ 14 liên tiếp giá đồng ở mức thấp. Dù là nước tiêu thụ nhiều đồng nhất thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc không vui mừng khi giá kim loại này liên tục giảm mạnh như vậy. Bởi các doanh nghiệp Trung Quốc đã dùng nó như một công cụ tài chính để vượt qua các biện pháp thắt chặt thị trường tín dụng. Ảnh hưởng của biến động giá này đến nền kinh tế Trung Quốc có thể là rất lớn, song Bắc Kinh không thể làm gì để chặn mối đe dọa này.
    Sử dụng kim loại đồng theo cách khác người
    Nhu cầu về đồng của Trung Quốc đã tăng trong 10 năm qua do hoạt động xây dựng trong nước, sản xuất công nghiệp và nhu cầu của các công ty chế biến, nhưng hơn thế đồng còn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc sử dụng đồng như một công cụ tài chính - dự trữ kim loại này và dùng như đồ ký quỹ - vì các biện pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát đã hạn chế khả năng các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng. Hoạt động tài chính này kết nối giá đồng với các yếu tố quan trọng khác trong nền kinh tế, trong đó có sự phình lên của bong bóng đầu cơ bất động sản.
    Thực vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc đã tạo khó khăn trong tiếp cận với tín dụng thông qua các kênh chính thức. Kết quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của nước này đã ngày càng quay sang dùng đồng làm vật ký quỹ để được vay tiền, khoản vay sau đó được đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
    Giá đồng sụt giảm có nghĩa là đồ ký quỹ không còn giá trị như trước nữa, từ đó giảm khả năng trả nợ của người đi vay. Nếu các công ty vỡ nợ, thì những nhân tố khác liên quan đến dây chuyền này cũng vỡ nợ theo - và việc xác định khoản vay này đã được đầu tư vào đâu gần như là rất khó.
    Nghiêm trọng hơn, không chỉ có các SMEs, mà nhiều ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (SOEs) cũng dễ bị tổn thương vì lý do trên. Một số lượng lớn SOEs cũng đã dùng đồng làm vật ký quỹ. Các doanh nghiệp này thường liên quan đến lĩnh vực bất động sản - dù chức năng ban đầu của họ không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này - và vì vậy, cũng có nguy cơ phải hứng chịu bong bóng bất động sản ngày càng lớn của nước này. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ sẽ tài trợ cho các SOEs có lợi cho mình về chính trị, nhưng như vậy sẽ còn ít nguồn lực dành cho khu vực tư nhân, trong khi đây mới là đòn bẩy cho tăng trưởng của Trung Quốc.
    Khi Trung Quốc tính đến việc tăng lãi suất và thực thi các biện pháp khác để thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp tiếp tục dùng các biện pháp tinh vi hơn để có được các khoản vay. Thủ tục để dùng kim loại đồng làm công cụ tài chính như sau: SMEs và SOEs đăng ký một khoản vay lãi suất thấp để mua đồng trên thị trường quốc tế bằng USD, với thời hạn thanh toán nợ trong 3-9 tháng. Đồng được nhập khẩu và tích trữ trong kho ở Trung Quốc, và các kho này ghi cho người vay một bức thư tín dụng xác nhận lượng đồng trong kho đúng như điều kiện. Người đi vay mang thư tín dụng đến các ngân hàng Trung Quốc và có thể đổi quyền mua số kim loại trên lấy khoảng 80-85% giá trị của nó bằng Nhân dân tệ (NDT), số tiền mà họ có thể nhanh chóng đầu tư sang lĩnh vực khác.
    Nhờ giá trị của NDT thấp hơn so với USD, người đi vay về lý thuyết được đảm bảo kiếm lời trong thời gian 3-9 tháng nói trên, đó là chưa kể tới số tiền họ kiếm được khi đầu tư số tiền NDT lấy từ ngân hàng. Cách này rất phổ biến. Trên thực tế, theo số liệu của Stratfor, gần như toàn bộ đồng nhập khẩu vào Trung Quốc trong ba tháng qua đều được dùng vào mục đích này.
    Bắc Kinh đã ban hành nhiều quy định mới hồi cuối tháng Tám, yêu cầu các ngân hàng đặt một phần khoản cho vay gốc trong một tài khoản dự trữ, thay vì cho phép sử dụng nó để đầu tư NDT vào nền kinh tế. Nhưng vì việc sử dụng đồng làm vật ký quỹ đã quá phát triển như một cách để vượt qua các quy định về vay nợ, nên không có cơ chế nào hiện hành để kiểm tra xem bao nhiêu tiền trong số tiền vay tuân thủ quy định này, tức là cũng không thể tính được nguy cơ.
    Theo Nhóm Nghiên cứu Đồng quốc tế (ICSG), nhu cầu về đồng của Trung Quốc đã tăng 100% từ năm 2005-2009. Cùng thời gian này, GDP chỉ tăng khoảng 1/3.
    Gần như chắc chắn rằng một tỷ lệ đáng kể kim loại này đã được dùng làm công cụ tài chính, bởi việc sử dụng đồng trong công nghiệp không tăng nhiều như vậy. Theo Liên đoàn Hậu cần và sức mua của Trung Quốc (CFLP), các kho được đảm bảo tại Thị trường buôn bán kim loại London (LME) cũng cho thấy lượng đồng tồn kho của Trung Quốc tăng 17% trong quý I/2011, so với sự sụt giảm trong chỉ số sản xuất biểu thị sức mua tới 52,9% trong cùng thời gian. Việc các số liệu này chỉ bao gồm lượng hàng tồn kho ở LME một lần nữa cho thấy một tỷ lệ lớn đồng nhập khẩu đang được sử dụng để được cấp vốn.
    Khả năng ứng cứu và cách đối phó của Bắc Kinh
    Nhưng bất cứ động thái nào của Bắc Kinh nhằm ban hành các quy định mới để hạn chế hoạt động này đều đã quá muộn. Các công cụ đầu cơ như đồng và bất động sản đã được sử dụng trong hoạt động cho vay chính thức và không chính thức, khiến khó điều tiết chúng hơn, từ đó tăng tính dễ bị tổn thương của Trung Quốc trước tình trạng sụt giá và nguy cơ tài chính. Bắc Kinh hiểu họ cần giảm đầu cơ đồng, nhưng họ lo ngại điều này sẽ dẫn tới sự gia tăng đột biến trong các khoản nợ xấu tại các ngân hàng.
    Sự sụt giảm giá đồng một mặt dường như cũng là một tin tốt, vì nhu cầu về đồng ở Trung Quốc đang tăng nhanh hơn sản xuất thực tế. Mặt khác, nếu giá trị đồng tồn kho ở Trung Quốc sụt giảm, tác động của nó đối với những người sử dụng đồng làm vật ký quỹ sẽ lan rộng. Sự sụp đổ như vậy sẽ dẫn tới kết lục tồi tệ hơn đối với Bắc Kinh và đặt ra những vấn đề tương tự mà Trung Quốc phải đối mặt khi quản lý bong bóng bất động sản.
    Đặt ra các quy định mới cũng không phải là chuyện dễ bởi chúng phải đạt các mục đích đối lập mà Bắc Kinh đang theo đuổi, đó là giữ vững tăng trưởng kinh tế trong khi phải thắt chặt cho vay. Chính quyền không thể hy sinh tăng trưởng và việc làm, vì vậy ít khả năng sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn triệt để thực trạng sử dụng đồng làm công cụ tài chính nói trên./.
    • Châu Giang dịch từ Stratfor
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thêm một hội thảo quốc tế về Biển Đông


    Cập nhật: 14:22 GMT - thứ năm, 3 tháng 11, 2011


    [​IMG] Giới quan sát muốn biết thái độ mới nhất của Trung Quốc


    Lại có hội thảo mới bàn về tranh chấp Biển Đông, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5 tháng 11.
    Học viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức sự kiện lần thứ ba, mang tên "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực".

    Nhiều diễn giả có tiếng trong và ngoài nước - mà nhiều người đều từng tham dự hai sự kiện lần trước - có mặt để đưa ra đánh giá mới nhất về lợi ích và chiến lược của các bên trong cuộc tranh chấp.

    Theo chương trình chính thức, sẽ có tám phiên phát biểu và thảo luận quanh nhiều chủ đề.
    Trong ngày đầu tiên, tầm quan trọng của Biển Đông và lợi ích của các bên sẽ được nhiều chuyên gia phân tích.
    Giới học giả của châu Âu và Mỹ, như GS. Geoffrey Till (từ London), TS. Bronson Percival (Mỹ), TS. Vijay Sakhuja (Ấn Độ, bàn về ý nghĩa toàn cầu của cuộc tranh chấp, cũng như vai trò của Mỹ và Ấn Độ.
    Sự quan tâm của các nước và tổ chức quốc tế được thể hiện thêm qua sự có mặt của chuyên gia người Nga và từ Đông Nam Á.
    Người ta cũng trông đợi hai diễn giả từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, GS. Tô Hạo và TS. Nhậm Viễn Giả, với chủ đề bài nói là "Mở đường cho hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông."
    Chương trình cho biết ba học giả Trung Quốc khác là bà Lý Kiến Vỹ, TS. Đằng Kiến Quần và TS. Tiết Quế Phương cũng có mặt ở hội thảo.
    Năm ngoái, ở hội thảo tại TP. HCM, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng nhận xét sự kiện "đạt được mục tiêu thúc đẩy hiểu biết, tăng cường lòng tin và tăng cường hợp tác giữa các học giả trong nước, khu vực và thế giới".
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ chuyển trọng điểm qua TQ

    Thứ năm, 03 Tháng 11 2011 13:19





    US shifts its focus on China
    Michael Richardson
    Thời báo Canberra (31 Oct, 2011 04:00)
    Người dịch: Phan Văn Song
    Hiệu đính: Lê Vĩnh Trương

    Obama đã nhận ra tầm quan trọng của Ấn Độ và tham vọng của Trung Quốc (TQ)trong Biển Đông.
    Khi quyền lực, ảnh hưởng và chính sách quyết đoán của TQ ở châu Á tăng lên, Bắc Kinh đang gặp phải điều họ không mong đợi: phản kháng ngày càng tăng từ các nước láng giềng thay vì sự ngoan ngoãn nghe theo.

    Chưa có chuyện giảm bớt vai trò chiến lược và quân sự của Hoa Kỳ, áp lực gia tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông và các khu vực tranh chấp ngoại biên trên biển và trên bộ của TQ lại đang làm mạnh thêm sự hiện diện lực lượng đối kháng của Hoa Kỳ
    .

    Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Úc vào tháng tới, người ta dự kiến ông sẽ đóng ấn đồng ý lên các kế hoạch do liên minh ANZUS vạch ra để tăng cường khả năng tiếp cận các căn cứ cho quân đội Hoa Kì và các thiết bị quan yếu cũng như hậu cần để họ có thể hoạt động hiệu quả hơn ở cả hai miền Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, hoặc một mình hoặc với Australia,các đồng minh và các đối tác an ninh khác.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới châu Á kể từ khi nhậm chức tại Lầu Năm Góc vào tháng trước, nói với một cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng từ 10 quốc gia thành viên ASEAN tại Bali (ngày 23 tháng 10) rằng mặc dù các cắt giảm lớn là điều đáng e ngại đối với ngân sách quốc phòng, Hoa Kì sẽ không giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á mà trái lại sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong khu vực.

    Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường "sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương" theo một số cách khác nhau", bao gồm tăng các hoạt động quốc phòng và hợp tác ở Úc và triển khai một tàu tàu chiến ven biển (LCS) tới Singapore”.

    LCS là một lớp tàu chiến gần bờ mới đang được thực hiện tại xưởng đóng tàu của Mỹ, một phần dựa trên thiết kế phát triển từ một loại phà nhanh gọn vỏ nhôm do Úc đóng.

    Panetta nói thêm rằng khi Obama gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Bali vào tháng tới, Tổng Thống sẽ đưa ra một kế hoạch hợp tác trên biển với Đông Nam Á"cung cấp một khuôn khổ chiến lược toàn diện đối với những khía cạnh quan trọng về hỗ trợ an ninh song phươngcủa Hoa Kì' trong khu vực.

    Minh họa nổi bật nhất gần đây về xu hướng chống lại sự quyết đoán gia tăng của TQ đã diễn ra tại Miến Điện, vốn được coi là một vệ tinh của TQ. Ở đó, một chính phủ do quân đội lãnh đạo được bầu ra, đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ bằng cách đề ra các cải cách chính trị và kinh tế cho phép Miến Điện quay tìm sự hỗ trợ từ Ấn Độ, ASEAN và phương Tây.

    Thủ tướng Miến Điện Thein Sein, một cựu tướng lãnh, nhậm chức hồi tháng 3, đã làm Bắc Kinh sốc khi đình chỉ một dự án đập thủy điện gây tranh cãi do TQ ủng hộ sau khi có sự phản đối kịch liệt của công chúng. Gần như toàn bộ điện phát ra sẽ được dành cho TQ, và hầu như không có chút điện nào cho Miến Điện.

    Nhưng có lẽ động thái phản tác dụng nhất của TQ là việc TQ cố ngăn cản Ấn Độ tăng cường hợp tác năng lượng với Việt Nam ở Biển Đông. Điều này chỉ nâng cao lo ngại trong khu vực về các tuyên bố vét trọn của TQ đòi kiểm soát vùng biển rông lớn ở trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

    Nó còn khiến Ấn Độ, cường quốc quân sự hàng đầu của Nam Á, có nhiều khả năng sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kì, Nhật, Úc và các nước Đông Nam Á để kềm chế TQ, vốn là nước hỗ trợ Pakistan - đối thủ sát nách của Ấn Độ và cũng yêu sách những phần lãnh thổ lớn mà New Delhi cho biết thuộc về Ấn Độ.

    Việc Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon đến Bắc Kinh và New Delhi tuần trước đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng ra khỏi quan niệm trước đây của chính quyền Obama rằng các vấn đề châu Á sẽ được tối ưu hóa qua thương thảo chủ yếu với TQ và Nhật Bản, còn Ấn Độ là thứ yếu. Tại New Delhi, Donilon đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ và các lãnh đạo khác để duyệt lại sự phát triển gần đây trong quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn và thảo luận cách thúc đẩy các yếu tố quan trọng củagiềng mối của quan hệ, bao gồm cả sự tham gia của hai nước trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia vào tháng tới.

    Một tuyên bố của Nhà Trắng nói rằng chuyến đi của Donilon “nhấn mạnh cam kết tăng thêm sự lãnh đạo của Hoa Kì ở châu Á và công việc của chúng tôi với các cường quốc mới nổi, như TQ và Ấn Độ là một thành phần cốt lõi của cam kết này.”

    Sau khi phát biểu TQ là "một trong những mối quan hệ song phương đầy thách thức và hệ lụy mà Hoa Kỳ từng xử lý" hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hết lời ca ngợi Ấn Độ.

    Bà Clinton cho biết, "Hiện vẫn còn những trở ngại phải vượt qua và các vấn đề phải giải quyết của cả hai bên, nhưng Hoa Kỳ đạng đặt cược sâu về tương lai của Ấn Độ - đó là vai trò lớn hơn của Ấn Độ trên sân khấu thế giới sẽ tăng cường hòa bình và an ninh ... "

    Bà nói rằng Hoa Kỳ đã mở rộng quan hệ đối tác song phương với Ấn Độ và tích cực ủng hộ sự tham gia Hướng về Đông của Ấn Độ với Đông Nam Á và Đông Bắc Á, bao gồm qua đối thoại ba bên Mỹ-Ấn -Nhật.

    Công ty nhà nước Ấn Độ và Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác về dầu khí nâng cao ở New Delhi vào ngày 12 tháng 10, dù có sự phản đối của Bắc Kinh. Tờ báo uy thế do cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản TQ ấn hành, Nhân dân nhật báo, vào ngày 16 tháng 10 cảnh báo rằng Ấn Độ đang “chơi với lửa” qua việc thoả thuận thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp Biển Đông, và “thách thức các lợi ích cốt lõi của một nước lớn đang trỗi dậy” sẽ chỉ dẫn đến sự thua tan nát.

    Thỏa thuận hợp tác với Hà Nội, ký kết dưới sự chứng kiến của ************* Việt Nam Trương Tân Sang, người vừa thăm Ấn Độ, chỉ một ngày sau khi Việt Nam đã ký kết một số các nguyên tắc mơ hồ với TQ về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Hoa Nam màViệt Nam tiếp tục gọi là Biển Đông.

    Cùng lúc đó, một cuộc họp ở Bắc Kinh giữa các lãnh đạo đảng TQ và Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố chung nhẹ nhàng chỉ thị cả hai quốc gia "duy trì một thái độ bình tĩnh và kiềm chế (và) tránh thực hiện bất cứ hành vi nào có thể làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp ".

    Liệu đây là cú sụp hầm của Việt Nam trước sức ép của TQ hay một chiến thuật câu giờ thì vẫn còn phải chờ để biết. Phép thử sẽ là liệu Việt Nam và Ấn Độ có tiến tới chương trình phát triển dầu khí chung ở Biển Đông hay không.

    Sức mạnh ở của Mỹ ở châu Á có thể bị chất vấn bởi các vấn đề kinh tế của Mỹ, cắt giảm ngân sách, và sự bế tắc chính trị giữa các nhà lập pháp đối với nhiều chính sách ở Washington.

    Hoa Kì có thể nhận chịu phản ứng thù địch nặng nề về chính sách can dự của mình ở nơi nào khác trên thế giới. Còn tại châu Á, Hoa Kì là một phần không thể thiếu của sự cân bằng quyền lực – một nước mà nhiều quốc gia trong khu vực chuộng hơn một TQ tự phụ.


    Tác giả là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Trung Quốc đang rung cây dọa khỉ hay đang chờ thời để gây chiến cướp biển Đông?

    http://www.pagewash.com////nph-inde...sb/jc-pbagrag/hcybnqf/2011/11/rkkba-zbovy.wct

    Một cơ sở của tập đoàn dầu khí ExxonMobil tại Texas. (Ảnh: Reuters)
    Mấy ngày qua báo chí Trung Quốc sôi động như lên đồng khi được biết tập đoàn Mỹ Exxon Mobil loan báo phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi miền Trung Việt Nam, Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo.
    Trước tiên là Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua, 31/10/2011 đã tuyên bố là các công ty ngoại quốc không được quyền thăm dò và khai thác tại các vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Như vậy đây là lần thứ 3 Bộ ngoại giao Trung Quốc chính thức tuyên bố kiểu này trước công ty của Ấn độ và nay là công ty của Mỹ. Nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là “Vô trách nhiệm một cách thô thiển”: Đây là nhận định của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario về bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc (Global Times) ngày 25/10/2011. Theo báo chí Philippines, lãnh đạo ngành ngoại giao nước này đã bình luận như trên về lời hăm dọa rằng Việt Nam và Philippines “phải chuẩn bị tinh thần để nghe tiếng đại pháo” của Trung Quốc. Dư luận quốc tế, dư luận Philipines và Việt nam đều cho rằng đây là hành động khủng bố bằng miệng đe dọa anh ninh không phải của riêng hai quốc gia này mà là đe dọa đến an ninh toàn khu vực Đông Nam Á và Thế giới, nhất là sự an toàn của các công ty tập đoàn các nước làm ăn với các quốc gia này trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
    Đặc biệt mới hôm qua, tiến sâu thêm một bước báo chí Trung Quốc đã lên tiếng coi thường sức mạnh của Hoa Kỳ tại khu vực này và cho rằng Mỹ không còn đủ hơi gây chiến với Trung Quốc một khi tình huống xấu xẩy ra. Tiếng nói hàng đầu lên tiếng kiểu này là Hoàn Cầu Thời báo-một tờ báo theo trường phái cứng rắn tại Trung Quốc, thường đăng tải những phát biểu của các nhân vật diều hâu trong chính giới Trung Quốc. Bài báo tiếp tục đưa ra một loạt bài đả phá chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ấn bản tiếng Anh của báo này hôm thứ Hai 30/10 có bài bình luận của tác giả Long Thao, một chuyên gia từ Ủy hội Quỹ tài chính về Năng lượng Trung Quốc, nói về sự tham gia của Mỹ trong các vấn đề khu vực. Bài viết của ông Long Thao mang tựa đề “Mỹ không có bụng dạ đâu cho việc đụng độ quân sự tại Nam Hải (Biển Đông)”, phân tích rằng Hoa Kỳ nay đã không còn đủ sức lực và ý chí để tham gia xung đột vũ trang với tựa đề “Mỹ đã đuối sức.”
    Theo hãng Reuters, trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác định trở lại điều được gọi là «lập trường nhất quán» của Bắc Kinh, theo đó Trung Quốc có «chủ quyền không thể tranh cãi» trên Biển Đông, do đó các công ty nước ngoài nên tránh tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng thực tế thì lại khác hoàn toàn là những khu vực mà các đoàn Mỹ Exxon Mobil loan báo, hôm 25/10, là họ đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Đà Nẵng, nằm trong ba lô mang ký hiệu 117, 118, và 119 giao cho Exxon Mobil thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chiếu theo luật biển quốc tế chứ không phải nằm trong khu vực đường lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Như thế các lô này và toàn thể Biển Đông theo quan điểm của Bắc Kinh là ao nhà của họ.
    Người ta đặc biệt chú ý tới buổi họp báo, ông Hồng Lỗi tuy nhiên đã không trả lời thẳng câu hỏi là liệu Trung Quốc có kế hoạch đòi Exxon Mobil rút khỏi thỏa thuận làm ăn với Việt Nam hay không mà chỉ nói chung chung: “Chúng tôi hy vọng là các công ty nước ngoài không can dự vào công việc thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển đang tranh chấp“. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không nêu đích danh tập đoàn Exxon Mobil. Về phần mình, Exxon Mobil vẫn chưa cho biết quy mô mỏ dầu khí mà họ vừa phát hiện. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin báo chí, Exxon Mobil tin rằng trữ lượng mỏ này có thể lên đến 5 nghìn tỷ feet khối (cf). Địa điểm mà Exxon khoan mũi thứ hai mang tên là Cá Voi Xanh 2X, thuộc lô 118, gần bể trầm tích Phú Khánh, ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
    Lời hù dọa hay là chineens thuật rung cây dọa khỉ của Trung quốc?

    Những tuyên bố mà Trung Quốc từ cả hai phía chính thức và báo lá cải tung ra lúc này nghe giọng điệu có vẻ giống tiếng tù và sừng dê khi Trung Quốc phát động cuộc tấn công xâm lược xuống biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 nhưng chỉ khác là hoàn cảnh lúc này tiếng sừng dê này lạc lõng và không khiến cho các tập đoàn quốc tế cũng như Việt Nam và Philipnes lo sợ chút nào. Họ thấy đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc gây áp lực «cấm» các công ty nước ngoài làm ăn với Việt Nam trong đó có Exxon.
    Người ta còn nhớ, tháng 7 năm 2008, báo chí Hồng Kông tiết lộ: “Bắc Kinh đã cảnh cáo tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ Exxon Mobil là nên từ bỏ hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam tại hai lô 135 và 136 trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam ở Biển Đông, cho rằng điều đó vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Thông qua các nhà ngoại giao của họ tại Washington, Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa, quyền lợi của Exxon tại Trung Quốc có thể bị tổn hại nếu không tuân lệnh. Chính quyền Việt Nam vào khi ấy đã nhấn mạnh rằng, thỏa thuận giữa Hà Nội với các đối tác dầu khí ngoại quốc, đều chỉ liên quan đến các vùng biển nằm trong khuôn khổ quyền hạn và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Nhưng thái độ hung hăng đó của Bắc Kinh không làm cho tập đoàn này nhụt chí mà trái lại càng quyết tâm hơn, cứng rắn hơn BP chống lại áp lực của Bắc Kinh
    Nhưng tình thế đã không phải như các nhà quân sự và chính khách diều hâu của Trung Quốc nghĩ và nói, trái lại mọi người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đe dọa các nước nhỏ ở khu vực để phân liệt Hoa Kỳ nên chơi trò rung cây dọa khỉ mà điều này chỉ đem lại bất lợi hơn cho họ mà thôi. Biểu hiện là, phản ứng của Philipines là cứng rắn hơn cả, như trả lời nhật báo Philippine Daily Inquirer bằng văn bản, ông del Rosario xác định: “Giọng điệu đó vang lên như một tuyên bố hiếu chiến và vô trách nhiêm một cách thô thiển…”. Còn ngoại trưởng Philippines đồng thời tố cáo tính chất coi thường luật pháp quốc tế của tờ Global Times – một cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh – khi cho rằng lời lẽ của tờ báo này: “đi ngược lại quan điểm của Philippines, đang tìm kiếm một giải pháp đúng luật lệ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vấn đề biển Tây Philippines (tên Manila dùng để gọi Biển Đông). Cùng với các tuyên bố cứng rắn, Manila đã kiên quyết không trả tầu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của mình mặc dù Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu phải trả ngay lập tức và vô điều kiện. Còn Việt nam thì các tiếng nói của những người vốn thân Trung Quốc với các khẩu hiệu đề cao tình hữu nghị bốn tốt mười sáu chữ vàng đã chìm nghỉm trong dư luận đang lên án Trung Quốc hiếu chiến, hung hăng và bành trướng tại Việt Nam và khu vực cũng như trên thế giới. Hình ảnh của ông Trương Tấn Sang ************* qua Ấn độ và Philipines hay của ông *************** đã làm lu mờ hoàn toàn các ký kết vô bổ của ông Nguyễn Phú Trọng và càng mất hết ảnh hưởng khi người ta đang nghe thấy giọng đe dọa của kẻ bá quyền bành trướng hơn khi đe dọa Việt Nam và Philipines chuẩn bị nghe tiếng đại bác gầm của Trung Quốc.
    Tại sao Trung Quốc lại đưa ra lời đe dọa hung hăng đến vậy?
    Như báo chí quốc tế phân tích vì Bắc Kinh thấy những đòn gió này trước đây có tác dụng rõ ràng, ví dụ: vào năm 2007, cũng với luận điểm bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc đã thành công trong việc phá hủy hợp đồng giữa Việt Nam và tập đoàn Anh Quốc British Petroleum (BP) tại lô 5-2 và 5-3 ở vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và hải phận của Việt Nam, với lý do là nơi đó nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
    Mặt nữa Trung Quốc đã viện cớ khu vực bị căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền, BP đã đình chỉ kế hoạch thăm dò, trước khi bỏ hẳn hai năm sau. Vì đầu tư quá sâu vào Trung Quốc và có nhiều lợi lộc thu được ở đó nên BP đã bán lại toàn bộ các phần hùn của họ trong các dự án khai thác ngoài khơi Việt Nam. Các vụ gây sức ép kể trên đã bị chính quyền Mỹ nhiều lần công khai phản đối nhân các cuộc điều trần ở Thượng viện Hoa Kỳ, hay trên các diễn đàn an ninh quốc tế, xem đấy là những vụ vi phạm trắng trợn quyền tự do kinh doanh. Trong cuộc điều trần tại Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào tháng 07/2009 chẳng hạn, ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã tố cáo đích danh Bắc Kinh: «Từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu một số hãng dầu khí Hoa Kỳ và ngoại quốc là phải đình chỉ công việc thăm dò cùng với các đối tác Việt Nam tại vùng Biển Đông, nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả trong công việc kinh doanh với Trung Quốc».
    Nhưng tất cả nhưng những phản ứng lúc đó của Hoa kỳ vẫn không đủ mạnh và không thấy có quyết tâm nên Trung Quốc không hề để tâm mà cứ làm theo ý mình, coi Mỹ không có liên quan đến khu vực tranh chấp này. Nhưng nay tình hình lại khác, vì Hoa kỳ đã nhìn thấy tham vọng quá lớn của Trung Quốc đối với Biển Đông khi họ vẽ ra đường lưỡi bò liếm hết cả con đường hàng hải mà Mỹ và các nước phải đi qua và khi các quyền lợi của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil lớn của chính Hoa kỳ và quyền lợi của họ không thể để mất được, nhất là nó lại nằm trong phần biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt nam. Nếu như vấn đề Đài Loan hay vấn đề Tây Tạng, hay vấn đề người Duy-ngô-nhĩ v.v… Mỹ có thể tránh đối đầu với Trung Quốc vì lý do nào đó nhưng đây là lúc Hoa Kỳ không thể lùi bước vì cả thế giới và khu vực Đông nam Á đang theo dõi thái độ của Hoa Kỳ về vấn đề này. Liệu con sư tử già Hoa Kỳ có phải chịu nhường món mồi béo bở cho con hổ Trung Quốc đang dương oai hay không? Đây chẳng phải chỉ là kinh tế mà còn là danh dự uy tín của Hoa Kỳ với Thế giới hiện nay nhất là với các đồng minh của Hoa Kỳ ở khu vực này. Vì thế người ta không ngạc nhiên khi ông Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối ngoại, ông từng nhấn mạnh rằng: “Các hình thức hù dọa của Trung Quốc có thể gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế một cách công bằng và tự do trong vùng. Việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, hay là những lời đe dọa công khai nhắm vào các tập đoàn dầu khí Mỹ hoạt động trong vùng Biển Đông, nêu bật các rủi ro ngày càng tăng đối với công việc đánh cá qua lại trong khu vực cũng như giới hạn việc thăm dò tìm kiếm tài nguyên. Nếu không bị phản đối, các hành động kể trên có thể tác hại đến sự thịnh vượng của khu vực“.
    Người ta cũng thấy các công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh cũng bị Trung Quốc hù dọa, Bắc Kinh đã chính thức gởi công hàm phản đối New Delhi về đề án thăm dò tại hai lô 127 và 128, cũng ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam, trong lúc một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, bất cứ một công ty ngoại quốc nào tham gia vào các hoạt động khai thác dầu khí trong những vùng thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc, mà không được phép của Trung Quốc, đều vi phạm chủ quyền cũng như quyền lợi của Trung Quốc. Thế nhưng Ấn độ đã tuyên bố thẳng thừng vẫn tiếp tục với Việt Nam làm tròn bổn phận đã ký kết.
    Còn Việt Nam qua những hành động đe dọa cho tầu giả dạng cắt cáp thăm dò, đánh chìm tầu ngư dân và qua các cố gắng của ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư ********************** sang Trung Quốc ký kết mực chưa kịp ráo thì những lời nói, sự hung hăng của Trung Quốc đã một lần nữa chứng minh Trung quốc không hề tôn trọng tình hữu nghị như họ đã tuyên bố vừa qua mà trái lại nó làm người ta nhớ lại lời nói đẹp của ông Đặng Tiểu Bình về tình hữu nghị với Việt Nam năm 1976, nhưng ngay sau đó 1979 họ phát động cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam. Rõ ràng nay Việt Nam ngoài việc thương thuyết vẫn thương thuyết nhưng vẫn chuẩn vị áo giáp che đỡ khi con dao bầu bắc Kinh giơ lên mà người ta thấy rõ đó là Việt Nam đã nhận các tầu chiến, máy bay, đặc biệt là hỏa tiễn hiện đại của Nga và còn mua nhiều hơn nữa của các quốc gia khác như Hà Lan và Ấn Độ v.v…Như thế đủ thấy lời đe dọa của Trung Quốc chưa thấy đem lại lợi ích gì cho họ mà chỉ làm cho người Việt Nam và cả thế giới phải cảnh giác. Thái độ đó của Bắc Kinh không hề làm cho mọi người sợ như họ tưởng mà ngược lại càng đẩy các quốc gia này gắn bó với nhau thành một khối để sẵn sàng giờ gậy, dao, búa đập chết con hổ này một khi thực sự nhẩy vào đây bắt gà gây chiến. Gọng kìm Ấn, Mỹ, Việt Nam, Philipines, Nhật, Nam Hàn v.v…Các nhà quân sự Trung Quốc thừa hiểu một khi chiến tranh xẩy ra thì nghiễm nhiên Trung Quốc bị bao vây hoàn toàn khi biển Đông bị Việt Nam và các nước trong khu vực cùng Hoa Kỳ quây chặt. Họ bị cô lập hoàn toàn và con “Tài ngào Trung quốc” đã nhìn thấy nhưng nó có sợ hay không lại là chuyện phải nói dài thêm nữa. Hơn một tỷ người sống chủ yếu bằng xuất khẩu và không hề tự túc được lương thực, thực phẩm hỏi Trung Quốc có thể gây chiến với cả thế giới chăng? Điều này những cái đầu tài giỏi ở Thiên An môn đủ biết có nên nghe các tiếng nói hiếu chiến hung hăng mà bộ ngoại giao Trung Quốc nói là quan điểm riêng của người dân Trung Quốc?
    Tình hình biển đông chắc chắn sóng sẽ dâng cao khi mùi dầu đã loang ra và cái mũi Bắc Kinh đã ngửi thấy hơi gas đang tỏa ra dù là ở nơi mà không thuộc chủ quyền của mình nhưng them chẳng đã, chẳng nhẽ ngồi nhìn sao? Con hổ này có dám làm bậy không cái đó nó đang nhìn xem Hoa Kỳ và Việt Nam cùng các quốc gia trong khu vực có quyền lợi chung đã làm gì? Nó vẫn đang phủ phục vươn mình chờ đớp mồi.
    Ngày 31 tháng 10 năm 2011.
    © Nguyễn Hoàng Hà
    © Đàn Chim Việt
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khả năng này khá lớn , I ran là thị trường vũ khí TQ và cũng là nhà xuất khẩu dầu lớn cho TQ , cuộc tấn công vừa phá huỷ cơ sở hạt nhân vừa thăm rò vũ khí I ran vừa làm suy yếu Syria
    Anh sẵn sàng ủng hộ Mỹ tấn công phủ đầu Iran

    Thứ năm, 03/11/2011 10:46
    [​IMG]

    Một tuyên bố của chính quyền Anh cho thấy nước này đã phát triển kế hoạch tấn công quân sự chống Iran giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.

    Theo tờ Dailymail, Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét hỗ trợ hành động quân sự nếu Mỹ phát động cuộc tấn công chống lại chế độ theo đường lối cứng rắn ở Tehran đặc biệt sau khi cuộc xung đột ở Libya chấm dứt.

    Tờ báo này cho biết Anh nhiều khả năng sẽ ủng hộ bất kỳ yêu cầu giúp đỡ nào của Mỹ nhằm tấn công Iran mặc dù London đang thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng trong đó có việc cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng.

    Các nhà chiến lược của Anh được cho là đang nghiên cứu khả năng của Hải quân Hoàng gia trong đó có việc sử dụng tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cùng máy bay chiến đấu RAF, máy bay giám sát và tiếp liệu trên không nhằm phục vụ cho chiến dịch quân sự này.

    Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak hiện cũng đang tìm sự ủng hộ để thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu chống lại nhà nước Hồi giáo này.

    Tel Aviv ngày 2/11 tiết lộ đã thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào Iran.

    Hiện Iran đang trở thành trọng tâm chú ý của phương Tây sau cuộc xung đột ở Libya.

    Tình báo phương Tây cho rằng Iran đang tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bằng cách xây dựng hầm kiên cố có khả năng chống các tên lửa thông thường.

    Iran được cho là có đủ lượng uranium cần thiết để sản xuất 4 quả bom nguyên tử.

    Tuy nhiên, chính quyền Iran nhiều lần phủ nhận nước này đang cố gắng sản xuất bom nguyên tử đồng thời tuyên bố chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích sản xuất năng lượng.

    Đáp lại các lời đe dọa từ phương Tây, Iran tuyên bố sẽ “trừng phạt” bất kỳ quốc gia nào thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào nước này.

    Thái Hòa
    Theo Dailymail
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này