Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5362 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 23:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43307 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tẩy chay gấp :
    Thịt heo bệnh bằng công nghệ tẩm hoá chất độc hại Trung Quốc đang bày bán tràn lan tại Hà Nội và TPHCM


    Tràn lan thịt bò khô “3 không” ở các chợ Hà Nội



    [​IMG]
    Thời tiết bắt đầu lạnh, những mặt hàng có vị nóng, cay như thịt bò khô ngày càng được ưa chuộng và đắt hàng.
    Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thịt bò khô “ba không” kém chất lượng.


    Từ cửa hàng bán lẻ…
    Dạo quanh một số chợ ở Hà Nội như Cổ Nhuế, Đông Lâm, Dịch Vọng… tại các điểm bán đồ khô, sẽ dễ dàng nhận thấy mặt hàng thịt bò khô được bày bán tràn lan nhưng lại “3 không”: Không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn mác.
    Theo quan sát của PV, thịt bò khô thường được các chủ cửa hàng đựng trong túi nilon lớn. Giá bán dao động từ 25.000 đồng - 40.000 đồng/lạng.
    Khi được hỏi, tại sao thịt bò không có hạn sử dụng, nhãn mác, hầu hết các chủ cửa hàng đều khẳng định có nhãn mác nhưng do số lượng nhiều nên đổ ra túi nilon bán cho tiện. Một số chủ cửa hàng khác thì cho biết, nhãn mác dính bên ngoài nên dễ bị bong ra nhưng khi được hỏi thịt bò thuộc cơ sở nào sản xuất thì hầu hết các chủ cửa hàng đều không biết!?
    [​IMG]Thịt bò “3 không” bày bán tràn và để trong các túi nilong
    Một chủ cửa hàng gần chợ Đông Lâm trấn an khách hàng: “Em yên tâm, nhãn mác dễ bong nên chị vừa gỡ ra thôi, hàng chị vừa lấy, dùng thoải mái còn lâu mới hỏng.” Để khẳng định hàng tại quầy mình đảm bảo chất lượng và là mối quen của nhiều khách hàng, chị còn cho biết, chị bán mặt hàng này lâu năm, nhà hàng, quán ăn vẫn đến mua thường xuyên. Mỗi lần đến mua họ lấy hàng rất nhiều.
    Theo quan sát của PV, mặt hàng thịt bò ở mỗi cửa hàng bán lẻ có màu sắc khác nhau, mùi vị cũng không giống nhau. Nhiều cửa hàng bán thịt bò màu nâu đỏ, mùi cay nồng; một số khác bán màu nâu đen và cay nhẹ, khi cầm có cảm giác ẩm ướt và bốc mùi hơi tanh.
    Thắc mắc thịt bò có màu nâu đen, nhìn không bắt mắt, chủ cửa hàng trong chợ Cổ Nhuế giải thích: “Màu nâu đen mới là màu gốc của thịt bò”, và tỏ ra khó chịu khi PV hỏi về chất lượng cũng như nhãn mác sản phẩm!?
    Hầu hết các chủ cửa hàng chỉ bán nếu khách hàng đồng ý mua ngay và không hỏi gì, khi có người hỏi ngay lập tức tỏ ra khó chịu và có ý định không bán nữa.
    … đến cửa hàng bán buôn
    Lần theo mách nước của một chủ cửa hàng trong chợ Đông Lâm thường cất hàng thịt bò khô tại chợ Đồng Xuân, nơi được coi là đầu mối bán buôn của hầu hết các mặt hàng thiết yếu như quần áo, giầy dép, đồ ăn… cũng dễ dàng nhận thấy, thịt bò khô được bày bán tràn lan tại các gian hàng đồ khô, tuy nhiên hầu hết đều là thịt bò khô “3 không”.
    Trong vai một người mua hàng về buôn, một chủ cửa hàng trong gian hàng đồ khô niềm nở: “Em muốn lấy loại nào, chỗ chị có các loại từ 250.000 đồng-400.000 đồng/kg, muốn lấy bao nhiêu chỗ chị cũng đáp ứng được”.
    [​IMG]Màu sắc, mùi vị mỗi loại bò khô "3 không" lại khác nhau.​
    Khi đã vào câu chuyện, chủ cửa hàng này cũng tiết lộ, những người buôn bán hàng khô như em thì thường lấy hàng 200.000 đồng/kg. Loại này không được ngon, màu sắc cũng xấu, về bán lẻ thường từ 25.000 đồng-30.000 đồng/loại, nếu lấy nhiều còn được giảm giá ưu đãi.
    Khi PV hỏi, tại sao thịt bò không có nhãn mác, hạn sử dụng lại được bày bán tại cửa hàng, ăn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Chị này cho biết: “Những hàng này không bán, mà chỉ để trưng bày. Hàng đóng gói nhãn mác chị cất bên trong, nếu em lấy chị sẽ cho em xem, đảm bảo ăn vào ngon mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe”.
    Tuy nhiên, một chủ cửa hàng bán thịt bò khô “3 không” bên cạnh lại cho biết, những hàng trưng bày ngoài như thế này là sẽ bán luôn cho khách đúng loại này. PV ngỏ ý muốn mua, chủ cửa hàng này mang ra một túi nilon nhỏ bọc thịt bò khô mà không hề có đóng gói, nhãn mác, nhà sản xuất nào cả.
    Chị cũng cho biết thêm, thời tiết bắt đầu lạnh và khoảng 3 tháng nữa là tết nên mặt hàng thịt bò khô bán rất đắt hàng, cửa hàng chị đã bắt đầu có một số khách đến đặt mua mặt hàng này, chủ yếu vẫn là dân bán lẻ mua về để bán.
    Vì sao loại thực phẩm không nhãn mác, không hạn sử dụng và không nguồn gốc xuất xứ này vẫn ngang nhiên được bày bán tại các chợ? Do quản lý không xuể hay buông lỏng? Chất lượng khó lường và chẳng ai dám nói nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào nếu hàng được bán vài năm không hết.
    Theo Tuệ Chi
    Lao động
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thịt xông khói = Thịt lợn chết + thuốc trừ sâu


    Sau khi cánh cửa khu sản xuất mở ra, phóng viên choáng trước hình ảnh sàn nhà, hành lang bày la liệt thịt lợn đã bốc mùi, có màu đen, biến màu.

    Một cơ sở sản xuất thịt xông khói mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở Quảng Đông (Trung Quốc) vừa bị phát giác. Điều khiến nhiều người không khỏi khiếp đảm không chỉ là số thịt xông khói sản xuất ở cơ sở này đều được làm từ thịt lợn chết, mà chúng còn được ngâm trong thuốc trừ sâu có chứa trichlorfon và muối công nghiệp, natri nitrit (sodium natri).
    Phóng viên tờ Phượng Hoàng (Trung Quốc) đã bí mật thâm nhập vào một cơ sở sản xuất thịt lợn xông khói, và sự thật về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như dùng chất độc hại trong quá trình sản xuất đã được phơi bày.
    17h ngày 18.9, phóng viên đã báo trước sự việc với cơ quan chức năng thành phố Đông Quản (tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) sau một quá trình theo dõi.
    Tới 4h40’ sáng 19.9, khi trời vẫn còn tối, phóng viên đã lái xe trực tiếp đến nơi sản xuất thịt xông khói trong vai người thu mua sản phẩm. Sau khi cánh cửa khu sản xuất mở ra, phóng viên choáng trước hình ảnh sàn nhà, hành lang bày la liệt thịt lợn đã bốc mùi, có màu đen, biến màu.
    Hơn một chục công nhân đang dùng dao để cắt thịt lợn thành từng dải dài để làm thịt xông khói. Nơi cắt thịt lợn cũng mất vệ sinh, bẩn thỉu. bên cạnh đó là các khu vực riêng biệt chứa thịt xông khói thành phẩm.
    Các nhân viên cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm thành phố Đông Quản tới địa điểm trên và cho biết, qua mùi và nhìn vào số thịt lợn ở trong khu xưởng sản xuất thì đó là thịt lợn đã chết.
    Đó chưa phải là tất cả, phóng viên sốc hơn khi nhìn thấy quá trình ướp thịt lợn. Thịt được ngâm trong bể lớn, trong nước có pha sodium nitrit, trichlorfon và muối công nghiệp.
    [​IMG] Bể ngâm thịt
    23 gói muối công nghiệp dùng bảo quản thịt lợn muối được phát hiện tại khu vực sản xuất, nơi sản xuất số muối này ghi trên túi ở tỉnh Hồ Bắc. Bên cạnh túi muối là các gói nitrit natri đã được mở ra. Sốc hơn, khi cạnh các gói muối là thuốc trừ sâu trichlorfon. Tại một căn phòng khác, phóng viên còn bắt gặp 8 chai thuốc trừ sâu chứa trichlorfon chưa sử dụng.
    [​IMG] Sodium nitrit
    Một nhân viên của cơ quan chức năng cho phóng viên biết, với sự kết hợp giữa muối công nghiệp, sodium natri và thuốc trừ sâu chứa trichlorfon sẽ biến thịt chết thành thịt như bình thường, ruồi không bâu vào và bảo quản được lâu dài.
    [​IMG] Số thịt lợn chết đã bị thu giữ
    Nhân viên của cơ quan chức năng đã cho biết, cơ sở sản xuất này được điều tra từ năm ngoái, kể từ tháng Sáu năm nay công việc điều tra tiếp tục, nhưng cơ sở lại thường xuyên thay đổi địa điểm. Vì vậy, lần này cơ quan chức năng đã cử nhân viên đến tận nơi để tiêu hủy số sản phẩm thịt xông khói độc hại. Tất cả số sản phẩm thịt lợn xông khói và nguyên liệu làm thịt xông khói đã được đưa đến một địa điểm để tiêu hủy. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra sự việc.
    Qua kiểm tra được biết, cơ sở sản xuất này không có giấy phép hoạt động, còn thịt lợn không rõ nguồn gốc, thêm vào đó còn sử dụng hóa chất độc hại. Theo hóa đơn tìm thấy ở xưởng sản xuất thì thịt xông khói có giá bán buôn từ 7 - 15 nhân dân tệ/kg thấp hơn giá thị trường.
    Hồi cuối tháng 9, phóng viên đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt để thâm nhập nguồn cung cấp thịt lợn chết. Khoảng 10 giờ sáng và cả buổi tối có một chiếc xe tải nhỏ sẽ vận chuyển thịt lợn chết để cung cấp cho cơ sở sản xuất, chiếc xe này đến từ Huệ Châu (Quảng Đông – Trung Quốc).
    Trước ngày 19.9, phóng viên vẫn thấy chiếc xe tải nhỏ chở thịt bốc mùi, biến màu tới để nhập cho cơ sở sản xuất. Giá mua thấp nhất là 2 nhân dân tệ/kg.
    Cơ sở này đã hoạt động gần 2 năm, thịt xông khói sản xuất ở đây thường được bán ở một số vùng nông thôn, căng tin nhà máy và cả nhà hàng. Tại hiện trường phóng viên cũng phát hiện một lượng lớn thịt xông khói đã được xếp sẵn để chuẩn bị chuyển đi phân phối cho các điểm kinh doanh.
    Phóng viên đã tham khảo ý kiến chuyên gia về sự nguy hiểm của natri nitrit (sodium nitrit) và trichlorfon. Các chuyên gia cho rằng, chỉ cần lượng 0,3 – 0,5 g sodium nitrit cũng có thể gây ngộ độc và tử vong. Sử dụng hạn chế hoặc không nên sử dụng.
    Ngoài ra, chuyên gia còn khuyến cao, trichlorfon là một thành phần trong thuốc trừ sâu, xét riêng trichlorfon cũng có độc tính, nhưng khi cho vào thuốc trừ sâu đã xảy ra quá trình thủy phân kiềm thì độc tính rất mạnh, do đó không được phép thêm vào thực phẩm khi chế biến.
    Theo VTCNews
    if (window.ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea ){ ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea+= 1;}else{ ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea =1;}ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea_23=ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea;timer_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea23=window.setInterval(function(){if(window.gc4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b){setTimeout("showAdsforContent(23,468,90,'http://www.ad360.vn/publisher-show-ads.php',"+ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea_23+",'ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea')",1000*(ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea_23 -1));window.clearInterval(timer_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea23);}},100);ads_76c7b073a5f9ad9a042626cb8df622ea_23_position=0;
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khủng hoảng kinh tế thế giới khi nào mới chấm dứt ? giới báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực nhưng vẫn đâu vào đấy và có vẽ ngày càng bế tắc , nhưng thật ra không phải vậy , khủng hoảng thế giới sẽ giảm dần song hành với khủng hoảng việc làm tại Trung Quốc , mặc dù chính phủ luôn tìm mọi cách tác động vào nhằm tăng nhu cầu lao động tại nước này nhưng khả năng này trước sau gì cũng có giới hạn , thứ hai là việc người dân tiết kiệm cao dẫn tới tiêu thụ nội địa kém cộng thêm nhu cầu thế giới giảm nhanh và khó hồi phục sớm khiến không ít người sẽ mất việc , cơ cấu xã hội quá cầu thị theo khuôn khổ cứng nhắc do vậy những phát minh cải tiến là hành nhái , ăn cắp quyền ...hơn là tự lực mặc dù dân số đông nhất hành tinh
    Vậy tại sao TQ phải khủng hoảng việc làm ? mặc dù Trung Quốc vẫn háo hức nắm giữ tiền giấy của thế giới và dùng một phần tiền này vào việc chắt lọc tinh hoa của thế giới nhưng vấn đề ở chổ Trung Quốc bắt đầu nổi loạn mưu mô bành trướng ngày một hiện rõ tại Châu Á và như thế mớ giấy TQ đang nắm có thể trở thành vũ khí nguy hiểm ....có nghĩa là thế giới dần sẽ khép lại với TQ hơn và đang hiện rõ các vành đai kinh tế mới tách bạch hẳn TQ : Nga - Ấn -Nhật -Việt- Mỹ ....và như vậy việc làm tại TQ chắc chắn sẽ còn giảm sút trong tương lai vì đây cũng là hệ quả do chính TQ tự gây ra
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giải trí : ngày tận thế

    Louis Turi dự đoán ‘ngày tận thế’ 2012


    [​IMG] Chiêm tinh gia Louis Turi

    Chiêm tinh gia Louis Turi, kiêm bác sĩ điều trị bằng phương pháp thôi miên tại Mỹ, người nổi tiếng với các dự đoán chính xác về tình hình thế giới như cuộc chiến Iraq, khủng bố ngày 11/9… đã đưa ra những dự báo về năm 2012.
    Louis Turi sinh ra và lớn lên tại Pháp, đến năm 1984 thì di cư sang Hoa Kỳ và trở nên nổi tiếng bởi khả năng tiên tri của mình. Ông tự nhận là từng tiếp xúc với người ngoài hành tinh vào năm 7 tuổi, ngộ được bí ẩn của vũ trụ và học được phương pháp chiêm tinh tài tình của Nostradamus. Louis sinh ra ở làngProvence, cũng là quê hương của nhà tiên tri Nostradamus và cho rằng vùng đất này là một nơi chuyên phát tích các tài năng chiêm tinh của Pháp.
    Louis Turi chia sẽ, sau những ca bệnh do ông điều trị bệnh bằng liệu pháp thôi miên ông thấy cách làm chủ và sử dụng tiềm thức rất có lợi ích, nó giúp con người tự điều trị một số bệnh nhanh chóng và Thượng Đế đã trao cho chúng ta khả năng này.
    Là người từng tiếp xúc với UFO, Louis Turi nói đa số các chính phủ ém nhẹm thông tin về người hành tinh và còn rất nhiều người không tin vào sự tồn tại của một nền văn minh khác loài người. “Namchâm thì không hút gỗ” và người ta sẽ thay đổi nhận thức khi Thời đại Bảo Bình sắp đến, ông nói.
    Nhà chiêm tinh người phám cam đoan rằng sau ngày 21/12/2012 nhân loại sẽ bước vào Thời đại Bảo Bình nhưng người ta chẳng thấy có mấy sự thay đổi lớn lao nào xảy ra ở trước mắt. “Nó xuất hiện từ trong đầu” và sự thay đổi nhận thức diễn ra đầu tiên, nó “giải phóng sự sợ hãi”, “ý thức giác ngộ bùng cháy”; cánh cửa vũ trụ trong thời điểm này cũng được mở ra, con người sẽ kết nối được với Thượng Đế.
    Ông than phiền, nhiều người vẫn cố hiểu sai về các nền văn minh đã mất, không có “bọn người mọi” nào đủ khả năng xây dựng kim tự tháp theo mô hình các chòm sao và làm được lịch chính xác như người Maya.
    Giải thích về nguyên nhân một số nền văn minh (như Maya) bị biến mất, Louis Turi trầm tư, một khi lòng tham của con người trở nên điên rồ hơn thì họ sẽ tự treo cổ mình.
    Trong Thời đại Pisces, do chịu sử ảnh hưởng của Hải Vương tinh con người sống trong sự lừa dối và mê mẫn dục lạc. Ngay cả những vị “khả kính” trong Giáo Hội còn dính líu vào những vụ bê bối ******** thì những người như Paris Hilton, Kim Kardashians, đâu có phải là hiếm thấy. Louis Turi kết luận.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc: Sập mỏ than, hàng chục người bị mắc kẹt

    04/11/2011 | 13:15:00




    Các quan chức Trung Quốc sáng 4/11 cho biết một mỏ than ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này, đã bị sập tối 3/11, làm 4 người thiệt mạng, 7 người bị thương và 50 người vẫn bị kẹt trong mỏ.

    Cơ quan an toàn tỉnh Hà Nam cho biết tai nạn xảy ra lúc 7 giờ 45 phút tối (giờ địa phương), vào thời điểm trong mỏ có khoảng 75 thợ mỏ đang làm việc.

    Sau tai nạn, khoảng 20 người đã được giải cứu, trong đó có 7 người bị thương nói trên. Hiện công tác cứu nạn vẫn đang được xúc tiến khẩn trương.

    Theo các quan chức tỉnh Hà Nam, trước khi mỏ than sâu 760m này bị sập, ở khu vực này đã xảy ra một trận động đất nhẹ 2,9 độ Richter.

    Mỏ than này có công suất 2,1 triệu tấn/năm, thuộc tổ hợp than Yima của tỉnh Hà Nam./.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thứ sáu, 4/11/2011, 10:06 writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/11/bien-dong-vao-radar-kiem-soat-quoc-te/','Biển+Đông+vào+radar+kiểm+soát+quốc+tế','Biển+Đông+vào+radar+kiểm+soát+quốc+tế','sociable',1000719022);
    'Biển Đông vào radar kiểm soát quốc tế'

    Các cuộc hội thảo liên tiếp về an ninh Biển Đông đã đưa vấn đề này vào trọng tâm chú ý của cộng đồng quốc tế, người chủ trì Hội thảo quốc tế Biển Đông, khai mạc hôm nay tại Hà Nội, nhận định.

    [​IMG]Giáo sư Carlyle A. Thayer và giáo sư Geoffrey Till, hai trong số các đại biểu quốc tế tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn HưngHọc viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam sáng nay tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của 180 đại biểu các nước.
    Chủ đề của hội thảo quốc tế lần thứ ba này là “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao, cho hay năm 2011 đánh dấu bước đột phá trong việc trao đổi các thông tin về Biển Đông. Điều này thể hiện qua con số 15 hội thảo quốc tế về vùng biển này được tổ chức trong năm nay, gần gấp bốn lần con số của hai năm trước.
    "Những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào 'radar' điểm soát của cộng đồng quốc tế", ông Quý nói.
    "Bản chất của tranh chấp trên Biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra tại đây sẽ được phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận trong nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn", ông nói thêm.
    Theo ông Đặng Đình Quý, 2011 là năm tình hình Biển Đông cơ bản là hòa bình và ổn định, nhưng cũng có lúc cộng đồng khu vực và quốc tế phải nín thở dõi theo từng diễn biến. Tuy nhiên, các nước liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông đã và đang tìm được những cách đối thoại phù hợp. Sau 9 năm bàn thảo, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc triển khai Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
    Sau phiên họp sáng nay, các nhà tổ chức cho biết các đại biểu khẳng định rằng vấn đề biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, an ninh quốc tế là không thể chia cắt, lợi ích của các nước ở khu vực và trên thế giới đan xen lẫn nhau, sự phát triển của khu vực này có ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu vực khác, do vậy bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống còn không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.
    Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, trong vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang và sẽ dành ưu tiên ngày càng cao hơn cho các vấn đề như tự do, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, thông cáo của ban tổ chức nhấn mạnh.
    Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11. Tham gia hội thảo là 180 đại biểu quốc tế, trong nước, quan sát viên từ các bộ ngành của Việt Nam, nhân viên ngoại giao các nước tại Việt Nam, thành viên hội luật gia Việt Nam và đại diện Học viện Ngoại giao Việt Nam.
    Mục tiêu của hội thảo là nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu, các đánh giá từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của khu vực đang và sẽ có nhiều thay đổi. Từ những trao đổi này, các đại biểu sẽ đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp, để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.
    Vấn đề Biển Đông được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên cứu. Các học giả chủ yếu đến từ các nước châu Á Thái Bình Dương, ngoài khối ASEAN có Mỹ, Trung, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và một số nước châu Âu.
    Mới đây, vào trung tuần tháng 10, hai hội thảo về Biển Đông đã diễn ra tại Philippines và Malaysia.
    Biển Đông là vùng nước nằm tại khu vực Đông Nam Á, nơi có các tuyến đường biển nhộn nhịp hàng đầu thế giới và được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào. Hiện trên Biển Đông tồn tại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa một số nước, trong đó có Việt Nam.
    Phan Lê - Nguyễn Hưng
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Khịt....mợ thằng Tung cẩu nó lại chém gió nữa này.Bà con đọc xong cho ý kiến nhé.Tôi cay mũi quá rồi đây

    Giới quân sự Trung Quốc ra tay: Giải phóng quân

    nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh


    02-11-2011

    Bài xã luận hôm qua của tờ “Hoàn cầu thời báo” Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc, tất cả các nước xung quanh xuất hiện sự đụng chạm trên biển với Trung Quốc nếu như không cùng lui về, thì Trung Quốc chắc sẽ “giết 1 để cảnh báo 100”, trên mặt biển Đông Á sẽ “dậy lên những tiếng súng”. Với bài xã luận trên “Hoàn cầu thời báo” được xem là chính phủ Trung Quốc đang cho “tung tin”, Khương Du cho biết rõ hơn rằng giới truyền thông Trung Quốc có quyền tự do biên tập và bình luận, và bình luận trên tờ “Hoàn cầu thời báo” chỉ có thể đại diện cho quan điểm của giới truyền thông mà thôi. Bà nói thêm: “Ngụy tạo một chút không khí căng thẳng, kích động đối lập sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề, mà chỉ làm phức tạp hóa thêm vấn đề”.

    Song cứ liên tục ra mãi những lời kêu gọi hòa bình thì không thể chấm dứt được đụng chạm, và cũng không thể ngăn cản được các nước tranh chấp đưa bên thứ ba vào biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông – ND). Hai tuần qua, Việt Nam đã lần lượt ký kết các hiệp định với Ấn Độ và Nhật Bản, mở rộng hợp tác thăm dò dầu khí, hợp tác an ninh chiến lược biển ở biển Nam Trung Hoa. Tuần trước, pháo hạm Philippines đã va trúng tàu cá Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp, đồng thời sau khi đã bắt giữ 25 chiếc tàu nhỏ, còn đòi phải mời bên thứ ba vào tham dự điều đình.

    Bản tiếng Anh của tờ Hoàn Cầu Thời báo đã ra bài xã luận chỉ thẳng hành vi xử lý tranh chấp trên biển với Trung Quốc của Philippines và Việt Nam “giống như kiểu mượn gió bẻ măng”. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ, các nước ở Nam Hải đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc hòa bình nên sẽ không ra tay bằng vũ lực một cách tùy tiện.

    Vì thế, có thể nói là Trung Quốc sẽ không tùy tiện tranh ra tay bằng vũ lực trước, song như những gì đã thấy, cục diện Nam Hải quả thực không cho phép lạc quan.

    Biển Nam Hải Trung Quốc đã bị một tấm lưới lớn quăng ra quây chặt. Những nước quăng tấm lưới này là Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Indonesia. Các nước ấy đều thèm thuồng như hổ đói, mưu đồ sử dụng những thủ đoạn phi pháp để xâm chiếm Nam Hải. Tuy nói Giải Phóng quân vẫn còn chưa ra tay và cũng chưa phát động chiến tranh trước để chế ngự thiên hạ, nhưng khi phải đối mặt với lớp lớp bao vây tấn công từ các nước xung quanh, Trung Quốc mà không phát động chiến tranh trước để uy hiếp thì chỉ e rằng sẽ rất khó để thu dọn tàn cục.

    Nhật Bản gần đây liên tục đưa tàu quân sự và máy bay quân sự va chạm với Trung Quốc


    Theo Wall Street Journal, Công ty Exxon Mobil cho biết, vào tháng 8 năm nay, công ty này đã khoan giếng thăm dò số 2 ở ngoài khơi cảng Đà Nẵng, Việt Nam, đồng thời đã phát hiện thấy dầu khí. Một phát ngôn viên của công ty này nói, công ty đang tiến hành phân tích các dữ liệu thu được từ giếng thăm dò này nằm ở mỏ dầu Block 119. Điều này sẽ khiến cho Việt Nam đảo ngược được sự suy giảm trong việc sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là rất lớn.

    Hơn nữa, công ty dầu mỏ ấy của Mỹ sẽ còn hợp tác với Việt Nam để khai thác mỏ dầu này, trước đây là Việt Nam đi tìm sự hợp tác, hiện tại là Mỹ cũng đã thò chân vào. Tiếp theo Việt Nam, Mỹ còn tiến hành diễn tập quân sự ở Nam Hải cùng với Philippines. Cũng giống như trước đây, cả hai bên đều tuyên bố cuộc diễn tập này không nhằm vào Trung Quốc. Theo người viết thì đây là điều cực kỳ tẻ ngắt: Mấy tiểu quốc này đã không tự lượng sức mình khi giương nanh múa vuốt với Trung Quốc, còn Mỹ thì cũng chẳng có gan gì mà chủ động gây xung đột quân sự ở Nam Hải. Nam Hải ngày càng sôi động. Trước cục diện ấy của Nam Hải, mấy ngày gần đây có nhà kinh tế học đã phát biểu quan điểm của mình.

    Long Thao – nhà phân tích chiến lược thuộc Hội đồng Quỹ năng lượng Trung Quốc cho rằng, sau khi nếm vị ngọt Liên Xô rút quân ra khỏi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, Mỹ đã nhiều lần đạt được hiệu quả nhờ vào chính sách chiếc gậy và củ cà rốt của mình trên thế giới. Hiện giờ, Mỹ lại dạy cho các tiểu quốc xung quanh Trung Quốc chơi cái trò đầy mạo hiểm này. Trung Quốc phải nói cho đối phương biết bằng sự quyết tâm không ngại cùng đi đến chỗ chết, rằng ở Nam Hải, cái trò này buộc phải chấm dứt, nếu không cứ thử liều lĩnh mà xem! Trung Quốc chủ trương thân thiện với thế giới, nhưng chủ trương ấy đang bị Mỹ và các quốc gia khác lợi dụng một cách đầy ác ý để dùng làm công cụ dọa dẫm sách nhiễu chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

    Từ bài viết của Long Thao có thể thấy, nhà kinh tế học này chủ trương cần ra tay bằng vũ lực ở Nam Hải để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong giai đoạn hiện thời.

    Quốc Trung dịch từ Hoàn cầu Thời báo
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống còn
    - Nhìn nhận Biển Đông mang ý nghĩa toàn cầu, các đại biểu quốc tế cho rằng bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống đối với các nước trong khu vực.

    Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hôm nay (4/11) tại Hà nội.

    Hơn 200 đại biểu là những học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, trong đó có hơn 70 đại biểu từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy, hơn 50 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 100 đại biểu Việt Nam.

    Biển Đông trong rađa quốc tế

    Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu, đánh giá từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực đã và sẽ có nhiều thay đổi.

    Từ đó đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

    Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu khai mạc hội thảo cho biết, số lượng các hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày càng tăng cho thấy tầm quan trọng của khu vực này. Chỉ tính riêng năm nay đã có 15 hội thảo về đề tài này.

    Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông ngày càng được thảo luận chính thức trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

    [​IMG]
    Giáo sư Carlyle Thayer (trái): Chính nhờ thông qua DOC, căng thẳng ở Biển Đông đã dịu đi. Ảnh: TS

    Đánh giá về các nguy cơ xung đột hiện có ở Biển Đông, ông Quý cho rằng có những lúc cả cộng đồng trong khu vực và quốc tế đã phải “nín thở “ bởi tình hình quá nóng. “Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, ông Quý nhận định.

    “Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào “rađa" kiểm soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp trên Biển Đông, cũng như các vụ việc phức tạp xảy ra trên Biển Đông được phân tích đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn”, ông nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, ông Quý cho rằng những nỗ lực hợp tác trên đây mới chỉ là bước đầu trên một con đường vô cùng lâu dài và gian khổ để các bên liên quan đến thảo luận trực tiếp và không trực tiếp, không hành động vì lợi ích của mình mà phải tính đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cộng đồng quốc tế, để hướng tới mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực hòa bình hợp tác và phát triển.

    Sau phiên khai mạc, sáng nay đã diễn ra hai phiên thảo luận đầu tiên với 8 tham luận về hai chủ đề: Tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực và Lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực Biển Đông.

    Cơ chế quản lý xung đột

    Các đại biểu đến từ Mỹ, Ấn Độ, Nga, ASEAN... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề biển Đông đối với môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Do tính chất phức tạp của vấn đề liên quan tới các khía cạnh luật pháp, kỹ thuật, chính trị nội bộ, chính trị quốc tế, chiến lược, kinh tế..., Biển Đông ngày càng thu hút được quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực.

    Tiến sỹ Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định mọi thành viên ASEAN đều có lợi ích “ bất di bất dịch” đối với ổn định và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nền tảng cho sự đồng thuận lâu dài trong ASEAN chính là cần phải có một cơ chế quản lý xung đột như Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), dù vẫn tồn tại những khác biệt về cách tiếp cận va về tầm quan trọng của nó.

    Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Úc cũng đồng quan điểm rằng chính nhờ thông qua DOC, tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã dịu đi trong nửa cuối năm 2011, ngoại giao giữ vai trò trung tâm với những tuyên bố và các cuộc gặp gỡ cấp cao trong khu vực.

    Tại hội thảo, có đại biểu còn cho rằng Biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa, an ninh quốc tế là không thể chia cắt, lợi ích của các nước ở khu vực và trên thế giới đan xen lẫn nhau, sự phát triển của khu vực này có ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu vực khác. Do vậy, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống còn không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.

    Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, trong vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang và sẽ dành ưu tiên ngày càng cao hơn cho các vấn đề như tự do, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

    L.Thư
  9. nguoibuontin

    nguoibuontin Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    354
    VN nhận 16 chiếc Sukhoi trước cuối năm


    Cập nhật: 13:28 GMT - thứ sáu, 4 tháng 11, 2011



    [​IMG]Su-30MK2 là loại chiến đấu cơ đời mới


    Báo Việt Nam loan tải thông tin nói công ty sản xuất vũ khí của Nga sẽ hoàn tất hợp đồng cung cấp 20 chiến đấu cơ Sukhoi đời mới trước cuối năm 2011.
    Báo Đất Việt dẫn nguồn tạp chí quốc phòng Kanwa chuyên các vấn đề an ninh Đông Á nói Việt Nam đã ký hợp đồng mua 8 chiếc Su-30MK2 năm 2009 và 12 chiếc năm 2010.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Cho tới giữa năm nay, đã có 4 chiếc Su-30MK2 được giao hàng.
    Theo Kanwa, công ty sản xuất máy bay Sukhoi nói sẽ chuyển giao cho Việt Nam 16 chiếc còn lại 'trước cuối năm 2011'.
    Được biết, công ty chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng nảy là Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga nhưng chiến đấu cơ được sản xuất tại nhà máy Komsomolsk-on-Amur, trực thuộc tập đoàn Sukhoi Holding.
    Tổng giá trị của hai hợp đồng mua Su-30MK2 không được công bố, nhưng người ta ước tính lên tới một tỷ đôla.
    Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của loại Su-27UB Flancker hai chỗ ngồi, có khả năng phóng tên lửa chống tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất.
    Tạp chí Kanwa cũng cho hay rằng theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, các máy bay Su-30MK2 mới sẽ có một số thay đổi, "trong đó hệ thống chiến đấu của máy bay Su-30MK2 tương tự như hệ thống chiến đấu được lắp trên máy bay Su-30MKM".
    Việt Nam được nói đang cân nhắc việc cùng Nga mở trung tâm bảo dưỡng chiến đấu cơ Sukhoi ở trong nước.
    Đông Nam Á là thị trường tiềm năng của các loại chiến đấu cơ Sukhoi, mà các nước này đánh giá là hiện đại, dễ vận hành và lại rẻ hơn so với sản phẩm Âu Mỹ cùng loại.
    Malaysia đã mua 18 chiếc Su-30 của Nga và đang cân nhắc mua thêm chừng ấy chiến đấu cơ nữa trong tương lai.
    Mới đây Việt Nam còn mua 2 hệ thống phòng thủ tên lửa Bastion cũng của Nga.
    Bộ Quốc phòng Việt Nam nói việc nâng cấp quân đội là phù hợp với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn của Việt Nam.
    Ngân sách Quốc phòng năm 2011 được nói tăng lên tới 2,6 tỷ đôla.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [SIZE="2"[I]]Mời cả nhà tham khảo:[/I]

    [B][SIZE="3"]Giới hạn của quyền lực: Vì sao Trung Quốc là “gã láng giềng xấu tính”?[/SIZE][/B]

    Zhu Feng

    Ngày 1-11-2011

    Bắc Kinh: Chính sách “láng giềng tốt” của Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng có; quả thật, họ đang ở thời điểm đen tối nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay. Gần đây, họ ngày càng xung đột nhiều hơn với các nước láng giềng, hết lần này tới lần khác.

    Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam – ND), đến những căng thẳng với Myanmar và Thái Lan, những mối quan hệ đã từng vững chắc, nếu không nói là luôn hữu nghị, giờ đây đã hư hại. Quyết định của Myanmar trong việc xếp lại dự án xây đập Myitsone do Trung Quốc hậu thuẫn đã làm Trung Quốc choáng váng. Tương tự, vụ việc 13 thuyền viên Trung Hoa bị giết trên sông Mekong hồi tháng 10 vừa qua giống như một lời nhắc nhở trần trụi rằng biên giới trên bộ phía nam của Trung Quốc, vốn được mặc định là hòa bình yên ổn, không có vấn đề gì suốt gần 20 năm qua, bây giờ là nơi láng giềng thù địch nhất.

    Người dân và chính quyền Trung Quốc đặc biệt mất tinh thần về vụ thảm sát trên sông Mekong – vụ việc này một lần nữa cho thấy chính quyền bất lực trong việc bảo vệ công dân khỏi bị sát hại ở nước ngoài, bất chấp vị thế mà Trung Quốc mới đạt được trên toàn cầu. Hậu quả là nảy sinh hai câu hỏi bắt buộc phải trả lời: Tại sao các láng giềng của Trung Quốc luôn đi theo hướng bỏ qua lợi ích của Trung Quốc? Và tại sao, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính quyền các nước dường như vẫn không thể và ngày càng không thể bảo vệ sinh mạng công dân Trung Quốc cũng như lợi ích thương mại của Trung Quốc ở nước ngoài?

    Băn khoăn của Trung Quốc về hai câu hỏi này tạo nên bầu không khí định hình chính sách của họ. Với việc chính quyền Muammar Gaddafi sụp đổ ở Lybia, các công ty Trung Quốc mất lượng tiền đầu tư trị giá xấp xỉ 20 tỷ USD, mà chính phủ mới của Lybia đã có hàm ý rằng họ không chắc sẽ trả khoản này. Nhiều người Trung Quốc không yên tâm với quyết định của chính quyền sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Lybia – họ muốn thấy một nỗ lực táo bạo hơn nhằm bảo vệ tài sản, lợi ích thương mại của nước mình bên đó.

    Tương tự, sự trở mặt sau đó của chính quyền Trung Quốc, một cách khá đột ngột, khi họ công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp là chính quyền hợp pháp của Lybia, đã làm dấy lên sự coi thường và bỉ báng đáng kể trong nước. Suy cho cùng thì Trung Quốc đã bỏ ra rất nhiều vốn chính trị quý giá để phản đối những cuộc không kích của NATO trong những ngày đầu của cuộc can thiệp, thế mà chỉ để cuối cùng họ quay ra ủng hộ các lực lượng mà NATO đã giúp đưa lên nắm quyền. Chính sách ngoại giao vụ lợi, chạy theo động cơ thương mại của Trung Quốc đã thể hiện rõ nhất sự giả dối của nó.

    Đối với nhiều người Trung Hoa, Libya là một nước xa xôi, ngoài tầm với, do Trung Quốc không đủ sức thể hiện quyền lực tận bên đó. Do vậy, việc bảo vệ các lợi ích thương mại của Trung Quốc cũng là chấp nhận được, chấp nhận một cách miễn cưỡng, nếu không nói là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng Myanmar và các nước thuộc lưu vực sông Mekong khác vốn được coi là “láng giềng tốt”, và hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, thế nên dân chúng Trung Quốc cực kỳ phẫn nộ trước những nguy cơ đe dọa lợi ích của nước họ tại các quốc gia đó.

    Những lợi ích ấy bao gồm một đường ống dẫn dầu mới nối từ Myanmar sang Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trung Quốc cũng đang thực hiện các dự án “kết nối” – tức là một mạng lưới đường sắt và đường quốc lộ – nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế và xã hội giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Vụ việc đập Myitsone và sông Mekong giờ đây đã phủ một bóng đen lên các dự án này, làm tăng nỗi lo sợ về một thứ phản ứng dây chuyền có thể phá hoại nỗ lực hai mươi năm qua của Trung Quốc nhằm hội nhập sâu hơn vào khu vực.

    Rõ ràng, chính quyền mới ở Myanmar không muốn làm căng thẳng thêm không khí ở khu vực biên giới vốn dĩ đã bất ổn, nơi các nhóm phiến quân lợi dụng dự án xây đập để huy động thêm người ủng hộ. Nỗ lực của chính quyền mới nhằm chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị tại các khu vực nhạy cảm của Myanmar, qua đó làm suy yếu các lãnh chúa địa phương, rõ ràng là đã góp phần vào quyết định ngừng xây đập.

    Về phần mình, nhà đầu tư của Trung Quốc trong dự án xây đập phụ thuộc quá nhiều vào độ gắn kết trong quan hệ giữa hai nước, và do vậy đã không tính đến những rủi ro về chính trị. Cách ứng xử của họ cũng cho thấy chính quyền (Bắc Kinh) có ý đảm bảo cho sự chính thức áp dụng chủ nghĩa trọng thương, cũng như phản ánh cả tính tự mãn của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc – lực lượng nắm giữ phần lớn đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài. Đinh ninh là chính phủ sẽ hậu thuẫn hoặc bảo lãnh cho mình khi mình thất bại, nên họ có thể tỏ ra rất ung dung.

    Vụ thảm sát trên sông Mekong lại là một câu chuyện khác, một câu chuyện khốc liệt. Dòng sông nối kết 5 quốc gia này từ rất lâu vốn nổi tiếng là nơi hoạt động của những băng đảng tội phạm xuyên quốc gia như buôn ma túy, bài bạc, buôn lậu. Nền kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra mối tương tác ngày càng mạnh mẽ giữa Trung Quốc với những nền kinh tế ngầm ở khu vực sông Mekong. Vụ việc 13 thuyền viên Trung Hoa bị sát hại có liên quan tới khuynh hướng đó. Nhưng Trung Quốc có thể tránh những thảm kịch tương tự, không phải là bằng gồng mình vặn cơ bắp, mà tốt nhất là bằng hành động mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dọc dòng Mekong.

    Câu chuyện Myitsone và Mekong làm nổi bật những mối quan hệ căng thẳng đột ngột giữa Trung Quốc với các láng giềng phía nam của họ. Chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc té ra lại đẩy ngoại giao khu vực của Trung Quốc vào những sự vụ chưa từng có tiền lệ (nguyên văn: uncharted waters, tức là những vùng biển chưa có tên trên bản đồ – ND).

    Quả thật, các láng giềng của Trung Quốc sẽ không đáng tin cậy, không đối xử tốt với các lợi ích của Trung Quốc trừ phi và chỉ chừng nào Trung Quốc bắt đầu đem đến những hàng hóa công cộng quan trọng – không chỉ là giá trị thương mại, mà còn cả chính sách điều hành, quản lý tốt trong khu vực, trên cơ sở nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và tăng trưởng kinh tế khu vực. Nếu không, những đổ vỡ như vụ ngừng xây đập Myitsone và thảm sát trên sông Mekong sẽ còn tái diễn, làm nặng nề thêm cảm giác bị cô lập và lo hãi của người Trung Quốc.

    Zhu Feng là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đại học Bắc Kinh.

    Đỗ Quyên dịch từ First Post[/SIZE]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này