Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5751 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 21:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43516 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Gần lắm Trường Sa
    Sáng tác: Huỳnh Phước Long

    Mỗi cánh thư về từ đảo xa. Anh thường nói rằng trường sa xa lắm em ơi.
    Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thân yêu.
    Chỉ có loài chim biển, Sóng vỗ điệp trùng quanh biển trúc san hô..
    Trường sa ơi.. biển đảo quê hương, vẫn đứng hiên ngang giữa sống cồn bão
    giặc. Đảo quê hương! Canh giữ đêm ngày giữ biển khơi...Thương nhớ sao vời người
    chiến sĩ Trường sa ơi. Không xa đâu trường sa ơi..Không xa đâu..
    trường sa ơi.....Vẫn gần bên Em vì trường sa luôn bên Anh..Vẫn gần bên Anh vì trường sa luôn bên Em....
    Mong cánh thư về từ đảo xa..Nơi thành phố này trường sa vẫn bên em...Anh ơi có nghe lời người từ phố biển...
    khi ngọn triều dâng cao.., Khi cánh hải âu về. Sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô. Trường sa ơi.. biển đảo quê hương, vẫn thấy
    anh đang giữa sóng cồn giữ đảo, đảo quê hương..Canh giữ đêm ngày giữa biển khơi...Thương nhớ sao vời người chiến sĩ Trường sa ơi. Không xa đâu trường sa ơi..Không xa đâu trường sa ơi.....Vẫn gần bên Em vì Trường sa luôn bên Anh..Vẫn gần bên Anh vì trường sa luôn bên Em....


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Chút Thư Tình Người Lính Biển

    Nhạc & Lời : Phan Huỳnh Điểu
    Thơ : Trần Đăng Khoa

    --------------------------------------------

    Khi chia tay anh dạo trên bến cảng,
    biển một bên và em một bên.
    Biển ồn ào em lại dịu êm,
    anh như con tàu lắng sóng từ hai phía.
    Biển một bên và em một bên.

    Cho dẫu mai đây xa ánh đèn thành phố,
    anh đến buông neo nơi thăm thẳm ánh sao trời,
    anh vẫn thấy đời không lẻ loi.
    Biển một bên và em một bên.

    Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,
    cơn bão chưa ngưng trong tâm hồn biết bao người,
    anh đứng gác trời khuya đảo vắng.
    Biển một bên và em một bên.

    Cho dẫu nơi kia thôi không còn biển nữa,
    không có em yêu anh chỉ còn với cỏ.
    Cho dẫu thế thì anh vẫn nhớ:
    biển một bên và em một bên


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Hội Nghị Diên Hồng
    Nhạc cảnh của Lưu Hữu Phước - Việt Tiến


    Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
    Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển .
    Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu .Gây oán nghìn thu ,
    Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
    Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
    Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân Hỡi đâu tứ dân!

    Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi ,
    Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới .
    Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn phương.
    Theo gió bay khắp miền sông núi réo đòi.
    Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương .
    Giống anh hùng nâng cao chí lớn .
    Giống anh hùng đua sức tráng cường.
    Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan .
    Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!
    Đường còn dài . Hờn vương trên quan tái ,
    Xa xa trông áng mây đầu non đoài.

    Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
    Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu .
    Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
    Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la

    (Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? (Đáp) Quyết Chiến!
    (Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? (Đáp) Quyết Chiến!
    Quyết chiến luôn, Cứu nước nhà Nối chí dân hùng anh
    (Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? (Đáp) Hy Sinh!
    (Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? (Đáp) Hy Sinh!
    Thề liều thân cho sông núi. Muôn Năm Lừng Uy!



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118






    Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi !
    Thế tấn công như sức mạnh thần kì
    Lời Tổ quốc đã ngân vang sông núi
    Thôi thúc quân đi như mùa xuân vẫy gọi

    Đi ta đi, kèn lệnh đã nổi lên rồi, lời thề như tiếng quân ca
    Tiến lên đi, tiến lên đi, cùng tiến lên đi !
    Đi ta đi, lòng khắc sâu vì nợ nước thù thà
    Không gì quí hơn độc lập tự do !

    Cuộc đấu tranh này ta là người chiến thắng
    Vì chủ nghĩa xã hội quê hương ta đẹp lắm
    Vì non sông Việt Nam bền vững !
    Đi lên thanh niên , gian khó không cản được ta !
    Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi !


    Vì nền độc lập trên tổ quốc thân yêu
    Súng chắc tay ta giữ gìn hoà bình
    Lời tổ quốc vẫn ngân vang sông núi
    Nâng bước ta đi như mùa Xuân vẫy gọi
    Quê hương ta ngàn đời vẫn dải đất này là mồ chôn lũ xâm lăng
    Tiến lên đi ! Tiến lên đi ! Cùng tiến lên đi !
    Nhân dân ta hằng thiết tha một cuộc sống hoà bình
    Lao động đắp xây ngày mai no ấm
    Càng quyết tâm ta nguyện sẵn sàng tay súng
    Vì chủ nghĩa xã hội nhân dân ta hạnh phúc
    Vì non sông Việt Nam bền vững !
    Đi lên thanh niên ! Gian khó không cản được ta !
    Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi !

  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Thai_Duong


    Hôm nay bận việc đi xa ...
    Cuối tuần xin chúc cả nhà mình vui !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

  6. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    KT VN còn trì trệ, còn nhiều yếu kém thế này thì chống Tàu khó khăn đó. Thù trong mà chúng ta chưa trị dc thì sao có sức để chống giặc ngoài đây. Ước gì....+ ko có ở Vịt thì tốt nhỉ, vị thế đất nước có lẽ đã khác, ko phải nhún nhường thế này, hic..
  7. Stop_loss

    Stop_loss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    1
    giờ chỉ lo tham nhũng ko lo doàn kết, mấy thằng trẻ vn giờ toàn cò mồi cho tàu bán hàng vào vn
  8. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Thằng Khựa này đất đai nó rộng bao la như thế mà cứ đi tranh chấp lấn chiếm với hầu hết các nứoc xung quanh, ko hiểu giới LD TQ nghĩ gì mà lại làm thế ..Cư xử thì thô bỉ thiếu VH....^:)^^:)^^:)^



    TRANH CHẤP LÃNH THỔ ẤN -TRUNG -
    Bài đăng : Thứ sáu 04 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 04 Tháng Mười Một 2011

    Một bản đồ về biên giới Ấn-Trung gây ra sự cố giữa đại sứ Trung Quốc với báo chí Ấn Độ


    [​IMG]Đại sứ Trung Quốc tại ấn Độ (T) lãnh đạo Tân Cương (G) Bộ trưởng thưong mại Ấn (T) trong cuộc gặp gỡ tại New Delhi, ngày 03/11/2011. Không khí còn vui vẻ trước khi bị báo Ấn chất vấn. Reuters




    Trọng Nghĩa
    Một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc lại vừa có thái độ rất thô bạo khi bị chất vấn về chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng đất tranh chấp thuộc Ấn Độ, nhưng bị một tấm bản đồ Trung Quốc ghi là lãnh thổ của Trung Quốc. Bên lề một cuộc họp ngày 03/11/2011, khi bị hỏi, đại sứ Trung Quốc ở New Delhi đã yêu cầu một nhà báo Ấn Độ « câm mồm » lại.


    Theo báo chí Ấn Độ, sự cố xẩy ra bên lề một cuộc họp tại New Delhi với một phái đoàn kinh doanh Trung Quốc do lãnh đạo vùng tự trị Tân Cương dẫn đầu.
    Đến theo dõi cuộc họp, các phóng viên báo chí Ấn đã bất ngờ phát hiện ra là trên trang bìa một tập giới thiệu một công ty Trung Quốc, có tấm bản đồ cho thấy là vùng Arunachal Pradesh và Ladakh là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, trong lúc vùng Kashmir đang do chính quyền Islamabad chiếm đóng (Pok) lại thuộc Pakistan.
    Đối với Ấn Độ, đây là hai vùng lãnh thổ hoàn toàn thuộc chủ quyền của họ, vì thế, một phóng viên Ấn Độ đã lập tức chất vấn Đại sứ Trung Quốc tại New Delhi, có mặt trong cuộc họp, về tấm bản đồ kể trên. Theo nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times, khi bị hỏi vặn về tấm bản đồ này, vị đại sứ Trung Quốc đã nổi nóng và bảo người chất vấn ông là hãy « câm mồm » đi.
    Đấu khẩu giữa hai bên đã bùng lên. Theo báo Times of India, nhà báo Ấn Độ đã phản ứng như sau với đại sứ Trung Quốc : « Đây không phải là đất của Trung Quốc ... đây là lãnh thổ Ấn Độ. Ở đây, chúng tôi có đầy đủ quyền tự do. Làm sao mà ông có thể yêu cầu một nhà báo câm mồm khi được hỏi về một điều gì đó ! »
    Phân trần với báo giới sau đó, Đại sứ Trung Quốc đã cho rằng sở dĩ ông nổi nóng, đó là vì ký giả Ấn Độ đã tiếp tục « hỏi vặn, hỏi vẹo » sau khi ông đã giải thích nhiều lần là sai sót trên tấm bản đồ là do vấn đề « kỹ thuật » và phía Trung Quốc sẽ sửa sai.
    Sau sự cố kể trên, cả hai chính quyền Ấn Độ và Trung Quốc đều tìm cách giảm nhẹ tầm mức hệ trọng của vấn đề. Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Gautam Bambawale, có mặt tại chỗ, cho biết là ông đã lưu ý đại sứ Trung Quốc về tấm bản đồ, và phía Trung Quốc cũng thừa nhận đấy là một sai sót. Theo ông, tác giả tấm bản đồ chỉ là « một công ty tư nhân, chứ không phải là chính phủ Trung Quốc. »
    Theo các quan chức chính quyền hai nước, ngay cả các công ty Ấn Độ cũng từng có những sai lầm tương tự trong quá khứ và điều đó không phản ánh quan điểm chính thức của Bắc Kinh.
    Phải nói là khi tranh luận về vấn đề chủ quyền, các giới chức Trung Quốc, kể cả các nhà ngoại giao, nhiều khi đã mất bình tĩnh. Sự cố nhỏ xẩy ra tại Ấn Độ hôm qua, không khỏi khiến cho mọi người liên tưởng đến một sự cố nghiêm trọng hơn, xảy ra tại Philippines hồi tháng 6 vừa qua.
    Vào lúc ấy, trong một cuộc tranh luận về các cáo buộc của Manila về việc Bắc Kinh xâm phạm các vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, Bí thư thứ nhất đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Lý Vĩnh Thịnh, đã thô bạo lớn tiếng với một quan chức Philippines.
    Hệ quả của sự cố này là chính quyền Manila đã quyết định cấm cửa nhà ngoại giao Trung Quốc nói trên, trong lúc đại sứ quán Trung Quốc phải ra thông cáo khẩng định rằng họ luôn luôn nỗ lực làm việc trong tinh thần hữu nghị.
    Dẫu sao thì sự cố hôm qua tại Ấn Độ đã nêu bật một trong những hồ sơ gai góc trong quan hệ Ấn - Trung. Bắc Kinh hiện tuyên bố chủ quyền đối với một phần lãnh thổ vùng Ladakh cũng như toàn bộ vùng Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc đặt tên là vùng Nam Tạng. Hai vùng này đang do Ấn Độ quản lý.
    Vào năm 1962, đã nổ ra một cuộc chiến tranh giữa hai bên ở vùng biên giới, và từ đó đến nay, các cuộc đàm phán luôn luôn thất bại. Cho dù quan hệ kinh tế Ấn Trung không ngừng được cải thiện, tranh chấp biên giới luôn luôn là một vấn đề rất nhạy cảm, và thường xuyên gây căng thẳng giữa hai bên.
    Trong những tháng gần đây, dư luận Ấn Độ lại càng căng thẳng hơn với Bắc Kinh sau một loạt những hành động của Trung Quốc bị cho là tấn công vào các lợi ích của Ấn Độ, như tăng cường sự hiện diện tại vùng Kashmir thuộc Ấn Độ nhưng bị Pakistan chiếm đóng, hay là hù dọa tầu hải quân Ấn ngoài Biển Đông hoặc phản đối không cho tập đoàn dầu hỏa quốc gia Ấn Độ hợp tác với Việt Nam.






    .
  9. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Biển Đông 'tiềm ẩn bất ổn'


    Lê Quỳnh
    BBCVietnamese.com, London




    Cập nhật: 15:02 GMT - thứ sáu, 4 tháng 11, 2011



    [​IMG]Đây là lần thứ ba hội thảo Biển Đông diễn ra ở Việt Nam


    Hội thảo hai ngày về Biển Đông tại Hà Nội, được nói là lớn nhất trong lần thứ ba tổ chức, đã khai mạc với sự tham dự của khoảng 180 nhà nghiên cứu từ nhiều châu lục.
    Điểm "đặc biệt" của sự kiện diễn ra trong hai ngày 4/11 và 5/11 là chỉ thị từ ban tổ chức yêu cầu các diễn giả "chưa vội" trả lời phỏng vấn của báo chí.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Không có giải thích cụ thể, nhưng nhiều người ngầm hiểu là chính phủ Việt Nam một mặt muốn thúc đẩy quan tâm của quốc tế đến cuộc tranh chấp, nhưng mặt khác cũng lo ngại gây phật lòng về ngoại giao với Trung Quốc.
    Tại phiên khai mạc, giám đốc học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý được dẫn lời nói: "Cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông."
    Ông giải thích: "Thế giới quan tâm hơn vì Biển Đông có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển không chỉ của khu vực Đông Á mà còn của toàn Châu Á - Thái Bình Dương."
    "Thế giới quan tâm hơn vì Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào."
    Giáo sư Quý cho biết số lượng hội thảo về Biển Đông ngày càng tăng - năm 2010 chỉ có 7, thì năm nay con số lên đến 15 hội thảo tại nhiều nước.
    Đây là năm thứ ba Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế, lần này cùng hợp tác với Hội Luật gia Việt Nam.
    Giống như hai lần tổ chức trước, các phóng viên chỉ được dự phiên khai mạc và bế mạc.
    [​IMG]Giáo sư Đặng Đình Quý phát biểu khai mạc hội thảo


    Nhưng thêm điểm khác lần này, theo một người tham dự, là ông Đặng Đình Quý yêu cầu những người có bài phát biểu không trả lời báo chí, và không công bố bài của mình trong lúc này.
    Chất vấn quan điểm Trung Quốc
    Nguồn tin muốn giấu tên cho BBC biết buổi khai mạc hôm nay có lúc khá căng thẳng khi nhiều người chất vấn quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc.
    Học giả quen thuộc với các lần hội thảo, giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, lặp lại các luận cứ "lịch sử" để bảo vệ quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc.
    Một người ngồi nghe nhận xét các phát biểu của nhà nghiên cứu Trung Quốc "không mới".
    "Trung Quốc lúc nào cũng nói gác tranh chấp, cùng khai thác. Vấn đề là hợp tác thế nào. Với Trung Quốc, hợp tác là song phương, đàm phán cũng song phương và phải tôn trọng chủ quyền Trung Quốc," vị thính giả nhận xét.
    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


    Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Nhã, đến hội thảo ở tư cách khán giả, cho biết nhiều người tại hội thảo đã chất vấn phía Trung Quốc về đường lưỡi bò.
    Nhà nghiên cứu lâu năm về Hoàng Sa ở Sài Gòn nhận định ông cảm thấy "thú vị chưa từng có".
    Ông cho biết ngay cả một học giả Trung Quốc, khi lên phát biểu, còn nói đây là hội thảo "hay nhất".
    Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận các nguyên tắc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng trước.
    Có những ý kiến khác nhau quanh thỏa thuận này, nhưng quan điểm của phía Việt Nam là thỏa thuận đã giúp làm giảm thiểu căng thẳng giữa hai nước trên Biển Đông.
    Dẫu vậy, giới nghiên cứu trong nước nhận định giải quyết tranh chấp vẫn vô cùng phức tạp, vì Trung Quốc vẫn có cách hiểu khác với các nước quanh những điểm gây tranh cãi như yêu sách đường lưỡi bò hay đề nghị hợp tác chung.
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông

    Mặc Lâm, biên tập viên


    2011-11-04

    Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.
    [​IMG] AFP
    Đài Loan tác xạ thử nghiệm các loại hỏa tiễn Hawk từ căn cứ quân sự Pingtung . 2011


    Trước những lý lẽ cứng rắn của Philippines hồi gần đây khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển Bãi Cỏ Rong mà Philippines đòi hỏi chủ quyền, đã làm thế giới lo ngại và nhìn vấn đề này như một điểm nóng trong khu vực, nóng hơn những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
    Sở dĩ nóng hơn vì Việt Nam hiện không có một đồng minh quân sự thân cận nào nhằm cân bằng thế trận với Trung Quốc, trong khi Philippines luôn được Mỹ lên tiếng xác nhận sẽ bảo vệ Manila dựa vào một hiệp ước được ký giữa hai nước từ năm 1951.
    Tuy nhiên vụ việc không đi đến mức nghiêm trọng sau khi Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines công du Trung Quốc và những thỏa thuận kinh tế đạt được giữa hai phía đã phần nào làm dịu tình hình.

    Đài Loan, nhân tố mới trong ván cờ Biển Đông

    Thế nhưng một động thái khác diễn ra khiến cho giới quan sát chính trị chú ý một cách đặc biệt đó là sự lên tiếng của Đài Loan mới đây.
    Đảo quốc này được tách rời ra từ Trung Hoa lục địa và luôn coi Trung quốc là mối họa cần phải chú tâm đối phó liên tục trong hơn 60 năm qua. Đài Loan được vận hành trong một thể chế dân chủ đích thực đã nhìn thấy rất rõ chính sách của Trung Quốc là muốn gom mảnh đất nhỏ bé nhưng giàu có của họ đứng chung dưới ngọn cờ cộng sản tức là phải từ bỏ những gì mà người dân và chính phủ Đài Bắc xây dựng trong nhiều chục năm qua.
    “Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”.
    Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên
    Sự việc đã xoay chiều khi trang Người Đưa Tin.vn, tờ báo điện tử của Báo Đời sống và Pháp luật loan tin [​IMG]
    An ninh hải quân Hoa Kỳ canh gác hàng không mẫu hạm USS Nimitz trong chuyến ghé thăm Hong Kong tháng, 2010. AFP

    Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên, lãnh đạo hải quân Đài Loan khẳng định “Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”.
    Lời tuyên bố này khiến các nước trong khu vực phải xem xét lại toàn bộ chính sách đối ngoại của mình khi một viên chức cao cấp của Đài Loan công khai quan điểm của họ. Tướng Doãn Thịnh Tiên còn tuyên bố một cách chi tiết hơn khi nói rằng Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết sẽ không giúp đỡ quân đội Philippines, vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Hoa Đại lục cũng nên giúp đỡ cho Đài Loan.

    Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

    Trên một khía cạnh nào đó người ta nhận ra ngay đây là phương án mới mà Đài Bắc bắn tiếng với Bắc Kinh rằng dù sao thì “một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã”. Kế hoạch sống chung hòa bình của Đài Loan rất dễ được Hoa Lục chấp nhận vì Đại lục nhận thấy việc để Đài Loan như hiện trạng là giải pháp tốt nhất. Kéo Đài Loan về mình chẳng những không có một chút di hại nào mà cái lợi trước mắt là sẽ phân hóa chút tình hàng xóm của Đài Loan đối với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
    Việc phân chia chiến tuyến này không làm cho Hoa kỳ ngạc nhiên khi mới đây Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan đã công khai phát biểu là có thể đảo quốc sẽ xem xét ký một hòa ước với Trung Quốc. Hòa ước này có thể làm dịu tình hình giữa hai nước là điều mà Hoa Kỳ khó từ chối.
    đây là phương án mới mà Đài Bắc bắn tiếng với Bắc Kinh rằng dù sao thì “một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã”. Kế hoạch sống chung hòa bình của Đài Loan rất dễ được Hoa Lục chấp nhận vì Đại lục nhận thấy việc để Đài Loan như hiện trạng là giải pháp tốt nhất.
    Hoa kỳ ngay từ đầu đã là chỗ dựa cho đảo quốc và từ đó đến nay, sau bao đời chủ nhân của Nhà Trắng thì Đài Loan vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với chính sách của Mỹ. Eo biển Đài Loan được Mỹ bảo vệ và tất cả sức mạnh quân sự hiện nay của Đài Bắc đều do Mỹ cung cấp. Giải pháp một hòa ước hòa bình với Trung Quốc của Đài Loan khiến Mỹ yên tâm hơn bất kể hai nước điều đình cách nào để đạt được hòa ước đó.
    Đài Loan không thể đứng bên ngoài các diễn tiến tại Biển Đông vì đảo quốc cũng có phần tranh chấp lãnh thổ với các nước khác. Đài Loan chiếm cứ đảo Ba Bình, một hòn đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Trường Sa của [​IMG]
    Buổi lễ trao tặng hai con gấu Panda của Trung Quốc cho Đài Loan để tỏ sự thân thiết năm 2008. AFP

    Việt Nam vào năm 1946 sau khi người Nhật đầu hàng và thay vì trả hòn đảo mà họ chiếm từ tay người Pháp lại đem trả cho Đài Loan theo hiệp định Cairo vào năm 1943.
    Từ khi nhận được món quà này Đài Loan ra sức tạo cho thế giới cảm giác là hòn đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của họ bằng cách xây dựng một sân bay được xem là lớn nhất trên Biển Đông bất kể sự phản đối của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
    Thách thức đối với Việt Nam

    Điều mà nhà nước Việt Nam phải lo ngại nhất khi tờ báo Người Đưa Tin trích lời tướng Doãn Thịnh Tiên nói rằng hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn, chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc.
    Qua tuyên bố này viễn ảnh hòn đảo Ba Bình sẽ được Đài Loan trao tay cho Trung Quốc nhằm khống chế tất cả thế lực quân sự tại Biển Đông để đổi lại sự yên thân của đảo quốc không phải là không thể xảy ra. Những phát biểu thẳng thắn này được ông Lê Ngọc Thống, Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, một cây bình bút quân sự có nhiều bài viết giá trị trên trang VietStudies cho biết ý kiến của ông như sau:
    hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn, chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc
    tướng Doãn Thịnh Tiên
    -Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc này sẽ xảy ra bởi vì có mấy lý do, thứ nhất cái tình dân tộc của người Châu Á nó khác, thí dụ như người Trung Quốc Đài Loan và Trung Quốc đại lục chủ nghĩa dân tộc nó khác.
    Thứ hai nữa theo dấu hiệu mà tôi nhìn thầy từ trước tới nay Trung Hoa đại lục và Đài Loan mối quan hệ nó đã khác hẳn. Xu hướng chung là hai nước này có thể thống nhất với nhau. Từ trước tới nay mức cao nhất là Trung Quốc chỉ đe dọa thôi chứ chưa bao giờ sử dung vũ lực. Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc phải khẳng định như thế. Thứ ba nữa vừa rồi theo đài tiếng nói Hoa Kỳ có đưa tin ông tổng thống Đài Loan nói rằng sẵn sàng ký một hòa ước với Trung Quốc.
    Tất nhiên việc ký hòa ước này thì ông Tổng thống Đài Loan bảo là sẽ hỏi ý kiến người dân. Tuy nhiên cái thế [​IMG]
    Tàu ngầm hiện đại của Đài Loan mang tên Hải Long. Source china-defense

    ký đó thì Đài loan là thế yếu, thế của người sang bắt quàng làm họ. Cái thế này là xin được ký hòa ước. Tuy nhiên nếu Trung Quốc chấp nhận ký hòa ước thì phải có cái giá của nó và tôi nghĩ rằng cái giá đó không gì ngoài cái đảo Ba Bình.
    Từ trước tới nay mức cao nhất là Trung Quốc chỉ đe dọa thôi chứ chưa bao giờ sử dung vũ lực. Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc phải khẳng định như thế. Thứ ba nữa vừa rồi theo đài tiếng nói Hoa Kỳ có đưa tin ông tổng thống Đài Loan nói rằng sẵn sàng ký một hòa ước với Trung Quốc.
    ông Lê Ngọc Thống
    Đảo Ba Bình trong thời gian vừa qua Đài Loan đã tăng cường tiềm lực quân sự với tinh thần cân bằng quân sự giữa Đài Loan và Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc làm này chẳng qua là một vở kịch mà thôi cho nên cái đảo Ba Bình này sớm muộn gì cũng thuộc về Trung Quốc bằng một màn kịch.
    Nếu vở kịch này kéo màn lên thì cảnh diễn đầu tiên là gì, nếu không phải là một thách đố lớn lao đối với khả năng phòng thủ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hiện nay? ông Lê Ngọc Thống cho biết:
    -Đài Loan nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc là việc người Trung Hoa với nhau việc đó họ có thể làm. Khi việc đó xảy ra thì quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ càng phức tạp hơn bởi vì trên mặt trận họ có điểm đứng chân. Nếu như họ có ý đồ đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam thì điều kiện rất thuận lợi với họ vì có điểm đứng chân và triển khai lực lượng lại càng nguy hiểm cho Việt Nam hơn.
    Sàng ngày 4 tháng 11 tại Hà Nội một cuộc hội thảo hai ngày về Biển Đông do Học Viện Ngoại Giao chủ trì đã khai mạc. Nghị trình làm việc của cuộc hội thảo này cho thấy quy tụ rất nhiều học giả tên tuổi của thế giới với nhiều bản tham luận được nêu lên. Rất tiếc vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về những tuyên bố của tướng Doãn Thịnh Tiên vì nếu phân tích kỹ thì hành động của Đài Loan mới là một ẩn số mà cuộc hội thảo cần phải giải mã.



    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này