Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7422 người đang online, trong đó có 1002 thành viên. 15:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43645 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Vì tương lai hòa bình của biển Đông
    05/11/2011 0:20
    Vai trò của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về biển Đông diễn ra hôm 4.11 tại Hà Nội.
    [​IMG]
    Các chuyên gia tham gia hội thảo - Ảnh: Trường Sơn
    Chính sách “mơ hồ chiến lược”
    Mặc dù tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông đều là thành viên của Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS) và tất cả các văn bản ký kết trong phạm vi ASEAN về biển Đông đều kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng Đại sứ Rodolfo C.Severino - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) - vẫn quan ngại trước khả năng một quốc gia nào đó thấy rằng các quy định của luật pháp quốc tế không phù hợp với lợi ích “cốt lõi” của họ hay không có lợi cho sách lược mà quốc gia đó đã lựa chọn.
    Ví dụ được ông Severino dẫn ra là trường hợp đường yêu sách chín đoạn (đường lưỡi bò) gần như ôm trọn biển Đông trên những bản đồ chính thức của TQ. Tấm bản đồ này chính thức được TQ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ năm 2009. Bất chấp những câu hỏi mà các nước ASEAN đặt ra, Bắc Kinh luôn từ chối cho biết chính xác đường chín đoạn có ý nghĩa gì.



    Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.
    Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là những học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, trong đó có hơn 70 đại biểu quốc tế (từ TQ, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy), hơn 50 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 100 đại biểu Việt Nam.
    Mục đích của hội thảo lần này là nhìn lại những diễn biến mới liên quan tới biển Đông thời gian gần đây và đề xuất các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác trong khu vực.


    Theo Đại sứ Severino, thực sự thì đường chín đoạn này không được định vị chính xác bằng hệ tọa độ và do đó chỉ đơn thuần là một đường vẽ trên bản đồ mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. “Liệu việc từ chối xác định vị trí chính xác của đường chín đoạn cũng như chỉ rõ các vùng mà đường này bao quanh có phải là một nỗ lực nhằm giữ “sự mơ hồ chiến lược” hay là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh và Đài Bắc chưa đạt được sự nhất trí về vấn đề này, hay là cả hai?”, Đại sứ Severino đặt câu hỏi. Theo TS Renato Cruz de Castro (ĐH De La Salle, Philippines), khi bình luận về yêu sách biển bành trướng của TQ dựa trên niên giám lịch sử, một nhà phân tích người Mỹ đã nhận định như sau: “Đối với các quốc gia ven biển Đông, các yêu sách của TQ tương tự như việc một người hàng xóm của bạn tuyên bố rằng toàn bộ con đường trước nhà bạn là tài sản riêng của anh ta. Hơn nữa anh ta cũng tuyên bố rằng vỉa hè, đường lái xe vào nhà bạn và sân trước nhà bạn cũng thuộc về anh ta. Nếu bạn hay các hàng xóm khác phản đối, anh ta chối bỏ hiệu lực danh nghĩa mà bạn có và từ chối việc ra tòa giải quyết”.
    Theo GS Geoffrey Till (ĐH King, Anh), TQ bị rất nhiều nước coi là thiếu minh bạch trong chính sách đối ngoại nên người ta tập trung rất nhiều vào cái mà TQ làm hơn là chú ý vào điều nước này nói.
    Trong một cố gắng nhằm xoa dịu các cuộc tranh cãi về biển Đông diễn ra vào giữa 2010, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Cảnh Nhạn Sinh nói: “Phù hợp với yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng sự tự do đi lại của tàu thuyền hoặc máy bay từ những nước liên quan với điều kiện các nước này cũng tôn trọng luật pháp quốc tế”. Theo GS Geoffrey Till, điều này trên thực tế rất mơ hồ.
    Vai trò của ASEAN
    Dẫn chiếu lại bài học trong cuộc tranh chấp biên giới giữa TQ và Ấn Độ cho vấn đề biển Đông, TS Vijay Sakhuaja, Giám đốc nghiên cứu Hội đồng các vấn đề thế giới (Ấn Độ), cho rằng TQ đã tài tình đẩy các tranh chấp biên giới với Ấn Độ đến thời điểm tương lai và đã khéo léo khởi xướng hàng loạt các cuộc đối thoại biên giới. Theo đó xung đột được giải quyết theo mong muốn của TQ vào thời gian sau này khi mà TQ đã có được sức mạnh tổng hợp cần thiết. TS Vijay Sakhuaja cũng bày tỏ lo ngại của Ấn Độ về việc TQ diễn giải cái gọi là “lợi ích cốt lõi”. “Có thể thấy thông qua việc tuyên bố biển Đông là lợi ích dân tộc cốt lõi và đưa khu vực này lên ngang tầm với Tây Tạng và Đài Loan, Bắc Kinh đã đưa thêm một yêu sách lãnh thổ. Nếu yêu sách này không bị thách thức, TQ sẽ dần đạt được sự chấp thuận trên thực tế của quốc tế”, TS Sakhuaja khẳng định.



    [​IMG] “Một TQ hữu nghị và một TQ đối đầu, cả hai hình ảnh đó đều đang là hiện thực. Vì lẽ đó, các quốc gia láng giềng Đông Á và Mỹ cần nhìn TQ trong hình ảnh của một con rồng nhiều đầu. Mỗi đầu rồng (tượng trưng cho mỗi bộ, ngành tương ứng trong công tác an ninh biển) sẽ hoạt động theo cách riêng, chính vì thế việc thống nhất không phải là điều dễ dàng. Do vậy các quốc gia hữu quan cần phải kiên nhẫn đối thoại và thuyết phục con rồng nhiều đầu đó. Và đối với các quốc gia láng giềng đây là thời điểm khá cam go”
    [​IMG]
    GS Koichi Sato(Đại học J.F.Oberlin, Nhật Bản)​




    Theo TS Renato Cruz de Castro, TQ đang sử dụng các chiến thuật chính trị cường quyền liên quan đến yêu sách lãnh thổ. Trong đó bao gồm việc đưa ra những yêu sách dựa trên lịch sử, áp dụng cách tiếp cận song phương để làm suy yếu ASEAN đồng thời dựa vào kế sách “chia để trị” trong đối phó với từng nước thành viên ASEAN và tạo ra một sự chia rẽ giữa ASEAN và Mỹ. Bên cạnh đó TQ cũng liên tục củng cố sức mạnh hải quân giúp họ giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo cách của mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của ASEAN sẽ ra sao? Theo ông Hà Anh Tuấn, nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH New South Wales (Úc), ASEAN có lợi ích, trách nhiệm và khả năng để tham gia tích cực hơn trong vấn đề biển Đông và đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp. Theo ông Tuấn, sự miễn cưỡng chấp nhận vai trò của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở biển Đông của TQ nên được thay đổi vì việc tích cực cùng ASEAN thúc đẩy hợp tác khu vực sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho TQ. Sự ủng hộ của TQ đối với vai trò của ASEAN sẽ đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực, điều tối quan trọng cho sự phát triển của TQ.
    Theo TS Renato Cruz de Castro, là quốc gia yêu sách lớn nhất và mạnh nhất, TQ đang ở vị thế rất đặc thù. Hoặc TQ trở thành người chơi quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông; hoặc họ sẽ là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết này. Yêu sách biển mở rộng của TQ dựa trên niên giám lịch sử chiếm khoảng 80% biển Đông và theo hướng nam tiến. Yêu sách biển bành trướng này sẽ mang lại hệ lụy trực tiếp đối với các quốc gia ven biển, đối với tự do hàng hải và đối với hoạt động hải quân.
    Theo TS de Castro, điều nguy hiểm của tranh chấp không chỉ đơn giản là sự kiểm soát một khu vực biển chiến lược và rộng lớn. Quan trọng hơn đó là tương lai của Đông Á. Liệu khu vực có tránh được các cuộc cạnh tranh xung đột và chiến tranh mà châu Âu đã trải qua trước năm 1945 hay không? Hay liệu quá khứ của châu Âu có thể trở thành tương lai của Đông Á?
    Nguyên Phong
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hoàn cầu Thời báo
    Giới quân sự Trung Quốc ra tay: Giải phóng quân nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh

    02-11-2011
    Bài xã luận hôm qua của tờ “Hoàn cầu thời báo” Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc, tất cả các nước xung quanh xuất hiện sự đụng chạm trên biển với Trung Quốc nếu như không cùng lui về, thì Trung Quốc chắc sẽ “giết 1 để cảnh báo 100”, trên mặt biển Đông Á sẽ “dậy lên những tiếng súng”. Với bài xã luận trên “Hoàn cầu thời báo” được xem là chính phủ Trung Quốc đang cho “tung tin”, Khương Du cho biết rõ hơn rằng giới truyền thông Trung Quốc có quyền tự do biên tập và bình luận, và bình luận trên tờ “Hoàn cầu thời báo” chỉ có thể đại diện cho quan điểm của giới truyền thông mà thôi. Bà nói thêm: “Ngụy tạo một chút không khí căng thẳng, kích động đối lập sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề, mà chỉ làm phức tạp hóa thêm vấn đề”.
    Song cứ liên tục ra mãi những lời kêu gọi hòa bình thì không thể chấm dứt được đụng chạm, và cũng không thể ngăn cản được các nước tranh chấp đưa bên thứ ba vào biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông – ND). Hai tuần qua, Việt Nam đã lần lượt ký kết các hiệp định với Ấn Độ và Nhật Bản, mở rộng hợp tác thăm dò dầu khí, hợp tác an ninh chiến lược biển ở biển Nam Trung Hoa. Tuần trước, pháo hạm Philippines đã va trúng tàu cá Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp, đồng thời sau khi đã bắt giữ 25 chiếc tàu nhỏ, còn đòi phải mời bên thứ ba
    vào tham dự điều đình.



    Đọc tiếp »
  3. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chào mừng sự trở lại của Bạn Thai_Duong ~o)
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    05/11/2011
    Hệ thống tên lửa Bastion - Vũ khí bảo vệ biển hữu hiệu mà Việt Nam cần để chống lại sự bành trướng của một Trung Quốc hung hăng đầy tham vọng


    Nguyễn Hoàng Hà




    Sơ đồ bố trí một hệ thống Bastion. Ảnh: multiply.com

    “Việt Nam đang mua sắm hàng loạt tên lửa Bastion để bảo vệ vùng biển và hải đảo của mình” đó là những tựa đề mà báo chí Trung Quốc đăng tải và các nhà quân sự Bắc Kinh phải chú ý và thực sự lo ngại trên con đường thực hiện tham vọng chủ quyền “Đường lưỡi bò” mình đã vạch ra.
    Theo báo chí được đăng tại Bắc Kinh và Thượng Hải thì hàng loạt các hợp đồng với Ấn Độ đã được ký kết và số lượng thì chưa ai biết chính xác là bao nhiêu. Họ đã trích dẫn thông tin trên báo Quân đội nhân dân của Việt Nam đăng lại bài phỏng vấn gần đây trên báo Nga. Khi nói về hệ thống tên lửa Bastion, Thiếu tướng A. Pô-dơ-đép (Anatoly Pozdeev), một chuyên gia về lĩnh vực tên lửa cho biết, hệ thống Bastion là thành tựu của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga. Ông Pô-dơ-đép nhận xét, tên lửa Bastion là hệ thống vũ khí hiện đại và mạnh mẽ nhất hiện nay, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ bờ biển.Từ đó có thể thấy, nếu Việt Nam thực sự có trong tay nhiều loại hỏa tiễn này thì Trung Quốc quả không thể ngông nghênh coi biển Đông là ao nhà của mình được.

    Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, Tướng Pô-dơ-đép đã không ngại đưa ra lời bình luận rằng hiện nay hải quân các nước trên thế giới không có phương tiện chống hạm nào có thể đối chọi với hệ thống tên lửa Bastion. Ông Pô-dơ-đép nhấn mạnh, hệ thống tên lửa Bastion có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km. “Bastion là hệ thống tên lửa cơ động bờ biển, loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất trong cùng đẳng cấp này trên thế giới”, Thiếu tướng Pô-dơ-đép nói.

    Cũng theo Tướng Pô-dơ-đép thì mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2. Cấu trúc cơ bản của một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang hai ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD, 4 xe chở đạn K342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Ngoài cấu trúc cơ bản trên, tùy vào nhu cầu thực tế, có thể lựa chọn thêm số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn... Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E; ống phóng TPS dạng kín.

    Tướng Pô-dơ-đép cho biết, điểm độc đáo của hệ thống này nằm chính ở các quả đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển, dùng động cơ phản lực tĩnh Yakhont 3M55E. Mỗi tổ hợp “Bastion” có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh “Yakhont”. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống hạm này với đầu đạn nặng hơn 200 kg có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Các tên lửa “đất đối hải” này có thể tiêu diệt các mục tiêu tĩnh và động trên biển, ngay cả khi đối mặt với sự kháng cự hỏa lực và điện tử mãnh liệt của đối phương. Khi nhận lệnh phóng, tên lửa Yakhont kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Ngay khi rời bệ phóng tên lửa bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Quá trình tới mục tiêu đều được lập trình từ trước. Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ ra-đa cho phép, tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1000 mét đến 5000 mét. Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng ra-đa, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động và thụ động ở pha cuối. Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa tấn công mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống điều khiển của tổ hợp. Đây là khác biệt được đánh giá là “đáng giá” so với các tên lửa đối hải thế hệ trước.

    Cũng theo báo Trung Quốc đánh giá thì phải nói Việt Nam là quốc gia có lực lượng pháo bờ biển rất hùng hậu và nay được trang bị mới có tầm bắn xa hơn, đủ các tầm và đã được thử thách trong chiến tranh nên các nhà quân sự và hải quân Trung Quốc phải nể mặt, chẳng nên coi thường.

    Việt Nam là quốc gia có dải bờ biển dài hình chữ S và trên vùng biển chủ quyền của mình lại chứa đựng rất nhiều tài nguyên phong phú chưa được khai thác. Trong khi đó Trung Quốc ngày càng hung hăng lớn tiếng hăm dọa, tăng cường lực lượng hải quân để mong biến Biển Đông mà trong đó có nhiều khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam thành sở hữu của mình. Vì thế Việt Nam đang rất cần có thật nhiều loại hỏa tiễn này, nhất là hiện nay các công ty thăm dò khai thác dầu Mỹ, Ấn Độ và các nước đã và đang tìm thấy các mỏ dầu lớn trên vùng biển 200 hải lý của Việt Nam. Theo nhiều nguồn tin, Việt Nam đang đặt mua loại hỏa tiễn tối tân nói trên (của Ấn Độ phối hợp với Nga sản xuất), và điều này khiến cho Trung Quốc thực sự lo ngại. Rõ ràng những lời hung hăng đe dọa của Trung Quốc không làm Việt Nam sợ.

    Đêm dài lắm mộng, điểm lại lịch sử Việt Nam, ở thời đại nào chúng ta cũng nhận thấy có những kẻ bán nước, sợ giặc phương Bắc thảm hại đến mức cúi mình, khom gối và sẵn sàng đi đêm với chúng. Họ đưa ra nhiều lý do để bao biện cố vớt vát “tình huynh đệ” đầy máu mà hai dân tộc vô tội đã phải đổ ra nhiều thế kỷ trước đây kể cả cả những ngày đen tối 1974, 1979, 1988. Cho nên với hiện trạng hiện nay, nếu những ai từng khiếp vía Trung Quốc thì xin có lời khuyên, chẳng nên nghe qua báo chí Trung Quốc đe dọa tấn công Việt Nam mà mất ăn mất ngủ. “Tiếng đại bác”mà những kẻ hiếu chiến ở Trung Nam Hải hô to trên Thời báo Hoàn cầu hay báo Thượng Hải với ý định hăm dọa Việt Nam thực tế chẳng có nghĩa lý gì, trái lại chỉ làm cho thế giới thấy rõ bộ mặt bành trướng, hiếu chiến đầy tham vọng của họ để càng thêm cảnh giác mà thôi.

    Biển Đông vẫn có thể là Bạch Đằng Giang mới chờ quân bành trướng một lần nữa. Tiếng hô “Sát Thát” vẫn như vang vọng đâu đây. Điều này những nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rõ hơn ai hết.

    Ngày 1 tháng 11 năm 2011

    N.H.H.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thứ Bảy, 05/11/2011 07:57
    Cờ tướng Việt Nam 'vượt mặt' Trung Quốc

    Hai kỳ thủ cùng của TP.HCM là Nguyễn Hoàng Lâm và Ngô Lan Hương đã xuất sắc đoạt 2 HCV tại giải vô địch cờ tướng Châu Á vừa kết thúc tại Macau trưa 4/11 vừa qua.
    >> Việt Nam giành HCV đầu tiên tại giải VĐ wushu thế giới
    >> Phạm Văn Mách đoạt HCV thể hình châu Á 2011
    Soán ngôi ngoạn mục
    Giải vô địch cờ tướng Châu Á năm nay được tổ chức từ ngày 31/10 đến 4/11, thu hút 20 kỳ thủ nam và 10 kỳ thủ nữ đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia , Myanmar, Brunei, Malaysia (2 đội), Thái Lan, Hong Kong, Macau, Singapore, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Trong đó, đội tuyển Trung Quốc như thường lệ được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch, bởi cờ tướng xuất phát từ chính đất nước gốm sứ.
    [​IMG]Tân vô địch châu Á Nguyễn Hoàng Lâm (trái)
    Việt Nam tuy chỉ tham dự 3 kỳ thủ, ngoài Hoàng Lâm và Lan Hương còn có Bùi Dương Trân nhưng đã thi đấu cực kỳ xuất sắc, vượt quá sự mong đợi. Theo luật, ở vòng bảng các kỳ thủ sẽ thi đấu 5 ván, chọn 4 người xuất sắc nhất vào bán kết. Ở giai đoạn vòng loại nam, Bùi Dương Trân (Việt Nam) đứng đầu giải nam, Nguyễn Hoàng Lâm xếp hạng 3. Đến bán kết, Dương Trân thắng Mã Trọng Uy (Đài Loan) và Hoàng Lâm vượt qua Trang Hoàng Minh (Philippines) để giành quyền vào chung kết.
    Trong trận tranh HCV nội bộ, Hoàng Lâm đã đánh bại Dương Trân, giành ngôi vô địch. Trọng Uy xếp hạng ba và Hoàng Minh hạng tư. Ở giải nữ, tuy thua Trần Lệ Thuần (Trung Quốc) ở giai đoạn 1, nhưng Ngô Lan Hương (Việt Nam) đã xuất sắc đánh bại đối thủ trong cuộc tái ngộ ở trận chung kết để đoạt HCV.
    Đây được xem là cú “soán ngôi” ngoạn mục của cờ tướng Việt Nam trước Trung Quốc khi lần đầu tiên kể từ năm 1980, Trung Quốc không có được một VĐV nam nào lọt đến bán kết. Trong lịch sử cờ tướng của Việt Nam, trước giờ chỉ có Nguyễn Thành Bảo giành HCV U18 châu Á năm 1998 ở Giang Tô (Trung Quốc) và Ngô Lan Hương lên ngôi vô địch tại Asian Indoor Games lần 2/2007 tại Macau.
    [​IMG]Ngô Lan Hương giúp đoàn Việt Nam giành trọn vẹn 2 chiếc HCV
    Tiến bộ không ngừng
    Cờ tướng Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng, khi liên tục gặt hái được ngôi vị á quân sau Trung Quốc. Điều đặc biệt là khi đánh với những đối thủ không phải của Trung Quốc, các kỳ thủ của Việt Nam luôn ở thế thượng phong, mà việc 2 kỳ thủ nam của Đài Loan và Phillippines không có lấy một cơ hội trước 2 kỳ thủ Việt Nam là Hoàng Lâm là Dương Trân là minh chứng rõ nét. Điều đáng chú ý là cả Hoàng Lâm hay Dương Trân đều không phải là kỳ thủ số 1 Việt Nam. Họ chỉ là á quân và hạng ba tại giải cờ tướng vô địch quốc gia, xếp sau Nguyễn Thành Bảo những đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh lật đổ sự thống trị suốt hơn 30 năm của Trung Quốc ở môn thể thao trí tuệ này.
    Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 20 năm của những thế hệ từ Trịnh A Sáng, Võ Văn Hoàng Tùng, “nhị Nguyễn” Nguyễn Vũ Quân và Nguyễn Thành Bảo. Có một thống kê đáng chú ý là hiện tại có đến 1/3 dân số Việt Nam biết chơi cờ tướng. Xét về sự phổ cập không có quốc gia hơn Việt Nam, kể cả quốc tổ Trung Quốc. Từ nền tảng đó cũng như vị thế vững chắc trên đấu trường quốc tế và thành tích chói lọi mới đạt được sẽ là cú hích lớn để cờ tướng Việt Nam phát triển hơn trong tương lai. Điều quan trọng là chế độ đãi ngộ cho những kỳ thủ xứng đáng hơn để họ có thể an tâm cống hiến với nghề.
    HOÀNG TÂM
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    'Biển Đông vào radar kiểm soát quốc tế'

    Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 13:38
    Các cuộc hội thảo liên tiếp về an ninh Biển Đông đã đưa vấn đề này vào trọng tâm chú ý của cộng đồng quốc tế, người chủ trì Hội thảo quốc tế Biển Đông, khai mạc hôm nay tại Hà Nội, nhận định.

    [​IMG]Giáo sư Carlyle A. Thayer và giáo sư Geoffrey Till, hai trong số các đại biểu quốc tế tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hưng

    Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam sáng nay tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của 180 đại biểu các nước.

    Chủ đề của hội thảo quốc tế lần thứ ba này là “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao, cho hay năm 2011 đánh dấu bước đột phá trong việc trao đổi các thông tin về Biển Đông. Điều này thể hiện qua con số 15 hội thảo quốc tế về vùng biển này được tổ chức trong năm nay, gần gấp bốn lần con số của hai năm trước.

    "Những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào 'radar' điểm soát của cộng đồng quốc tế", ông Quý nói.

    "Bản chất của tranh chấp trên Biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra tại đây sẽ được phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận trong nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn", ông nói thêm.

    Theo ông Đặng Đình Quý, 2011 là năm tình hình Biển Đông cơ bản là hòa bình và ổn định, nhưng cũng có lúc cộng đồng khu vực và quốc tế phải nín thở dõi theo từng diễn biến. Tuy nhiên, các nước liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông đã và đang tìm được những cách đối thoại phù hợp. Sau 9 năm bàn thảo, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc triển khai Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

    Sau phiên họp sáng nay, các nhà tổ chức cho biết các đại biểu khẳng định rằng vấn đề biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, an ninh quốc tế là không thể chia cắt, lợi ích của các nước ở khu vực và trên thế giới đan xen lẫn nhau, sự phát triển của khu vực này có ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu vực khác, do vậy bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống còn không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.

    Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, trong vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang và sẽ dành ưu tiên ngày càng cao hơn cho các vấn đề như tự do, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, thông cáo của ban tổ chức nhấn mạnh.

    Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11. Tham gia hội thảo là 180 đại biểu quốc tế, trong nước, quan sát viên từ các bộ ngành của Việt Nam, nhân viên ngoại giao các nước tại Việt Nam, thành viên hội luật gia Việt Nam và đại diện Học viện Ngoại giao Việt Nam.

    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifMục tiêu của hội thảo là nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu, các đánh giá từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của khu vực đang và sẽ có nhiều thay đổi. Từ những trao đổi này, các đại biểu sẽ đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp, để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.
    Vấn đề Biển Đông được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên cứu. Các học giả chủ yếu đến từ các nước châu Á Thái Bình Dương, ngoài khối ASEAN có Mỹ, Trung, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và một số nước châu Âu.

    Mới đây, vào trung tuần tháng 10, hai hội thảo về Biển Đông đã diễn ra tại Philippines và Malaysia.

    Biển Đông là vùng nước nằm tại khu vực Đông Nam Á, nơi có các tuyến đường biển nhộn nhịp hàng đầu thế giới và được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào. Hiện trên Biển Đông tồn tại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa một số nước, trong đó có Việt Nam.

  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tranh chấp Biển Đông làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á

    Thứ năm, 29 Tháng 9 2011 00:00

    Mạng tin GMA News có bài Spratlys feuds fuel Asian arms race and US industry cho rằng tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông đã dẫn tới việc tăng cường mua sắm vũ khí từ Mỹ, đặc biệt là của các nước tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cũng đang sử dụng các vấn đề an ninh biển và mối đe dọa của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc để tăng cường và mở rộng các liên minh.
    [​IMG]

    Ngay khi cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 được sử dụng để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và bất cứ nơi nào trên thế giới, những tranh chấp lãnh thổ ngày một gia tăng ở Biển Đông giờ đây đang được tận dụng để thúc đẩy chiến lược bao vây Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Tình hình căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ gây ra đang tạo cơ sở cho Mỹ tăng cường và mở rộng mối quan hệ an ninh với các đồng minh truyền thống, các nước chư hầu và các nước khác trong khu vực.
    Người được hưởng lợi tức thời từ chủ nghĩa quân phiệt được tăng cường này là các lái buôn vũ khí và các nhà huấn luyện quân sự Mỹ. Thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng là chiến lược xuất khẩu vũ khí mới trong khu vực của Chính quyền Barack Obama, trong đó có Đông Nam Á. Vào thời điểm mà các biện pháp hòa bình và ngoại giao có thể giúp tháo ngòi nổ căng thẳng ở Biển Đông do những tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gây ra, thì môi trường chiến tranh mới này thậm chí lại đang khuyến khích một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trong khu vực, do vậy khiến họ sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào dây chuyền cung cấp vũ khí của Mỹ.
    Trong sáu tháng đầu năm 2011, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về những vụ thâm nhập của Trung Quốc tại các khu vực ở quần đảo Trường Sa mà các nước Việt Nam, Philíppin và bốn nước khác trong đó có Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền. Mặc dù Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này, nhưng nhiều vụ rắc rối đã kích động những cuộc phản đối ngoại giao với ít nhất là một trong những nước đòi chủ quyền, đó là Philíppin nước đã kêu gọi Mỹ bảo vệ bằng cách khẩn cầu đến Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) sau Chiến tranh Lạnh 1951. Trong bối cảnh tình hình căng thẳng, các cuộc tập trận chung đã được Mỹ tiến hành với Philíppin, Thái Lan và các nước khác, đồng thời, Trung Quốc cũng tăng cường giám sát ở Biển Đông bằng việc đưa tàu sân bay đầu tiên của họ vào hoạt động. Được mô tả là "mẹ đẻ của mọi tranh chấp lãnh thổ", Biển Đông còn được gọi là "Vịnh Pécxích thứ hai" không chỉ vì khu vực này có nhiều cá nhất thế giới mà còn được cho là giàu dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác. Là tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới, trên 50% tàu buôn và tàu chở dầu qua lại các vùng biển ở Biển Đông, đặc biệt là eo biển Mallắcca. Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền đối với Biển Đông và quần đảo Trường Sa từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, mặc dù tuyên bố đòi chủ quyền chính thức của họ được công bố vào năm 1951. Rồi tiếp đó là Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đòi chủ quyền. Tuy nhiên, những tuyên bố đòi chủ quyền đối với các khu vực chồng lấn ở Trường Sa chỉ là một trong những điểm nóng khác trong khu vực bao gồm Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, quần đảo Senkaku (đảo Điếu Ngư), bãi đá Sacotra, Sabah, rặng san hô Hiberrnia, Kanang Unarang, Doi Lang, đấy là chưa nói tới những tranh chấp chưa được giải quyết giữa Ấn Độ và Pakixtan và giữa Trung Quốc với Ấn Độ.
    Lợi ích cốt lõi của quốc gia
    Với nền kinh tế tăng trưởng nóng và phản ứng trước những tuyên bố đòi chủ quyền của các nước khác, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong tuyên bố đòi chủ quyền. Năm ngoái, Trung Quốc đã mô tả Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi" tương tự như Đài Loan và Tây Tạng, đồng thời nói rằng các quyền lãnh thổ của Trung Quốc là không thể tranh cãi. Sự khẳng định này được giải thích bằng thực tế là 75% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc được chuyển qua đường Biển Đông. Biển Đông còn là cửa ngõ của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương và các nguồn hàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ một số châu lục trên thế giới, nơi họ trở thành nhà đầu tư lớn, cũng được đưa qua vùng biển này.
    Để đối phó với chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh đã mở cửa cho các công ty dầu lửa hàng đầu của Mỹ vào thăm dò và khai thác năng lượng ở Biển Đông. Thông qua Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc, được xếp thứ 10 trong số 50 công ty dầu lửa lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã dự định mua lại Unocal. Họ đã dành cho Công ty năng lượng Crestone đóng tại Denver hợp đồng thăm dò dầu khí trên diện tích rộng khoảng 9.700 m² ở khu vực được gọi là Bãi Tứ chính ngoài khơi Đông Nam Việt Nam . Dẫn các tuyên bố của một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói rằng "hành động bắt nạt" của Trung Quốc đã biện hộ cho vai trò phòng thủ tích cực của Mỹ ở Biển Đông, Oasinhtơn đã nắm giữ vị thế siêu cường mới khi năm ngoái họ xác định Biển Đông là "lợi ích quốc gia". Khi các phương tiện truyền thông mới đây đưa tin về việc Trung Quốc thâm nhập lãnh hải của các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ đã có những phản ứng về chính sách, kêu gọi kiềm chế và đàm phán đa phương. Mặc dù các khái niệm đối tác an ninh, mở rộng và xâm lược vũ trang đã được gắn với những nỗ lực của Đế quốc Mỹ nhằm tiếp tục giữ vị thế uy quyền tối thượng toàn cầu, nhưng các cuộc xung đột và tình hình căng thẳng hiện nay, không chỉ ở Irắc và Ápganixtan mà còn ở Biển Đông, đã thúc đẩy việc buôn bán vũ khí và các dịch vụ quân sự. Tất cả các hoạt động này lần lượt mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, các nhà huấn luyện quân sự và các hãng cung ứng nước ngoài khác.
    Mua sắm vũ khí
    Tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông kể từ năm ngoái đến nay đã dẫn tới việc mua sắm vũ khí diễn ra chưa từng thấy từ trước tới nay ở Mỹ, đặc biệt là của các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Philíppin đã mua sắm thiết bị hải quân của Mỹ, trong đó có con tàu lớp Hamilton cũ để phục vụ việc tuần tra ở quần đảo Trường Sa. Đã qua 50 năm sử dụng, con tàu này thật sự được coi như một vật bảo tàng của hải quân Mỹ. Chính quyền Aquino đã mua nó với giá 400 triệu peso. Hơn thế nữa, hồi tháng 4/2011, Aquino đã chuyển giao 8 tỉ peso (183 triệu USD) để triển khai và huấn luyện các nhân viên hải quân nhằm bảo vệ việc thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Palawan và Mindanao. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế ở Xtốckhôm, một phần số kinh phí này đã được chuyển cho Blackwater, một công ty an ninh khét tiếng đóng tại Mỹ. Philíppin cũng đã thông báo mua ba tàu chiến của Mỹ cũng như các máy bay lên thẳng và các hệ thống rađa để hỗ trợ cho các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở Palawan và Mindanao, miền Nam Philíppin. Trong năm 2010-2011, Đài Loan, vùng lãnh thổ dẫn đầu về nhập khẩu vũ khí và tiếp nhận viện trợ quân sự của Mỹ, đã mua các mẫu máy bay chiến đấu F-16 mới và các vũ khí khác trị giá 20 tỉ USD. Chỉ riêng từ năm 2007-2010, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ đã nhận được các hợp đồng mua sắm trị giá 16,5 tỉ USD từ Đài Loan. Gần đây, Inđônêxia có kế hoạch mua máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của Mỹ trị giá hàng triệu USD. Mỹ cũng đã cam kết hỗ trợ 35,7 triệu USD trong năm 2010-2011 để giúp hiện đại hóa quân đội Inđônêxia. Ngoài Inđônêxia, lượng vũ khí mà Mỹ bán cho Malaixia cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây, trong khi Xinhgapo trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á lọt vào tốp 10 nước mua sắm nhiều vũ khí trên thế giới. Vào cuối năm 2011, các lái buôn vũ khí Mỹ sẽ bỏ túi được tới 46 tỉ USD tiền bán vũ khí trên toàn thế giới, gần gấp đôi con số của năm 2010. Trong số 10 hãng chế tạo vũ khí lớn nhất thế giới có tới bảy của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics, Raytheon, L-3 Communications và United Technologies. Là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới, kiểm soát tới hơn 30% thị trường, các khách hàng chính của Mỹ là các nước châu Á-Thái Bình Dương (39%) Trung Đông (36 %) châu Âu (18%), còn Đông Nam Á cũng đã được Chính quyền Obama chú ý tới để mở rộng việc cung ứng vũ khí.
    Tổng thống Obama đã đề ra chính sách nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí. Trong tháng 7/2010, ông đã ra lệnh nới lỏng những hạn chế xuất khẩu vũ khí nhằm mở rộng thị phần của Mỹ để đến năm 2015, xuất khẩu vũ khí của Mỹ sẽ tăng gấp đôi. Những chiến lược an ninh quốc gia mới của ông Obama và kế hoạch xem xét lại vấn đề quốc phòng trong nhiệm kỳ bốn năm của ông, về cơ bản vẫn tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và học thuyết đánh đòn phủ đầu, cũng góp phần đẩy mạnh việc chuyển giao vũ khí trên toàn thế giới. Khi mà Mỹ lao đao trước cơn suy thoái kinh tế kéo dài thì buôn bán vũ khí vẫn sinh lợi cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc bán vũ khí được bảo đảm bởi các khu vực bị ảnh hưởng do tình hình căng thẳng, những nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang. Bởi vậy, tình hình căng thẳng nảy sinh do những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã làm lợi cho Mỹ, giúp họ tăng cường sự có mặt quân sự trong khu vực bằng cách lợi dụng tư tưởng bài ngoại và chống Trung Quốc để biện hộ cho chiến lược của Lầu Năm Góc, theo đó, bao vây Trung Quốc không chỉ bằng cách tăng cường hợp tác an ninh hiện nay mà còn thăm dò các liên minh mới và tái tập hợp các lực lượng và vũ khí đã được triển khai của họ, đặc biệt là hệ thống tên lửa hạt nhân. Đổi lại, việc tăng cường mạng lưới liên minh của Mỹ sẽ tạo cơ sở mới cho các cuộc tập trận và huấn luyện chung thường xuyên hơn, được kết hợp với các hợp đồng mua bán và chuyển giao vũ khí. Thị trường này sẽ đảm bảo nguồn lợi nhuận lâu dài cho các nhà cung cấp vũ khí. Mua bán và chuyển giao vũ khí được giao dịch đặc biệt với các đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ thông qua các kế hoạch giữa chính phủ với chính phủ và các hợp đồng mua bán thương mại. Thông qua tiến trình Mua bán quân sự với nước ngoài (FMS), khoảng 79% lượng vũ khí xuất khẩu được các tổ chức và các nước bạn hàng cấp vốn, còn lại được lấy từ các chương trình tài trợ của Mỹ. Các chương trình khác giúp tạo thuận lợi cho việc buôn bán vũ khí gồm các chương trình do Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Quốc phòng điều hành như Tài chính quân sự nước ngoài (FMF), Giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế (IMET), Quỹ hỗ trợ kinh tế (ESF), Quỹ hỗ trợ liên minh, và Liên minh các nước ngoài NATO (MNNA). Trong những năm gần đây, các chương trình này được Mỹ sử dụng để làm đòn bẩy đảm bảo cho việc tiếp cận một cách ưu đãi nguồn dầu lửa và các nguồn tài nguyên chiến lược khác cũng như đảm bảo sự hỗ trợ cho các cuộc chiến xâm lược của họ. Đặc biệt, FMF và IMET đã giúp mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực với các đồng minh trong khi ESF thúc đẩy sự can dự của Mỹ với ASEAN hướng tới tăng cường các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực.
    Những dàn xếp an ninh của Mỹ
    Các vấn đề an ninh do những tranh chấp lãnh thổ gây ra cùng với mối đe dọa của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc hiện đang được Mỹ sử dụng để tăng cường các liên minh và các thỏa thuận với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Niu Dilân. Các chiến lược gia của Mỹ hiện đang chú ý tới "sự đa dạng hóa" cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ ở khắp châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có cả các kế hoạch đối với Okinawa, mở rộng căn cứ ở Sasebo, biến Guam thành một trung tâm quân sự, khả năng liên minh với Inđônêxia, Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức mạnh hải quân để đối phó với những mối đe dọa từ châu Á. Trong khi đang thăm dò khả năng hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, nước vẫn còn thù địch với Trung Quốc, và Inđônêxia về mặt quân sự, các kế hoạch tập trận chung với Việt Nam cũng sẽ được tiến hành. Song song với sáng kiến an ninh tay ba mới giữa Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia là các kế hoạch triển khai các lực lượng và hệ thống tên lửa mới của Mỹ tại các căn cứ quân sự hiện có ở Tây Ôxtrâylia. Phần việc của Mỹ đối với ASEAN nhằm kiểm tra những tham vọng bá quyền của Trung Quốc là thiết lập một lực lượng liên minh khu vực kiểu NATO hoặc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO trong khu vực. Những sự hành động này rõ ràng là nhằm kiểm tra quyền bá chủ về quân sự đang nổi lên ở Trung Quốc. Những sự tái dàn xếp an ninh mới của Mỹ làm tăng sự phụ thuộc về quân sự của nhiều nước trong khu vực và nhờ vậy mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có nhiều cửa để xuất khẩu vũ khí.
    Đáng lo ngại là chiến lược mà Mỹ theo đuổi, trong khu vực và bất cứ nơi nào khác trên thế giới, sẽ khuyến khích các xu hướng quân phiệt chủ nghĩa và hà khắc của các đồng minh và đối tác truyền thống của họ, những nước lúc đó sẽ thông qua các chính sách kiểu chiến tranh, ngay cả khi cơ chế hòa bình và ngoại giao vẫn có hiệu lực đối với việc thúc đẩy giải pháp cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược vũ trang của Mỹ phù hợp với chương trình tổng hợp quân sự-công nghiệp, kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, đã bắt đầu làm nền cho một nền kinh tế phục vụ chiến tranh lâu dài. Các ông trùm tài chính đứng sau tổ hợp quân sự-công nghiệp đảm bảo rằng ngành công nghiệp chế tạo vũ khí tiếp tục phát đạt và mang lại lợi nhuận trong môi trường bất ổn và có chiến tranh kéo dài. Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ cũng nhất trí cho rằng sản xuất vũ khí hiện là ngành xuất khẩu công nghiệp số một của Mỹ vì vậy họ tiếp tục ủng hộ tổ hợp quân sự-công nghiệp mang lại lợi ích khổng lồ cho cộng đồng của họ.
    Theo Gmanews (ngày 31/8)
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông?

    Thứ tư, 26 Tháng 10 2011 13:57


    Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
    [​IMG]
    Một bình luận viên thời sự có điều kiện tiếp cận với giới quân sự Trung Quốc cho “Đa Chiều” biết, xét tới tình hình thực tế, sự can thiệp của Nhật Bản và Ấn Độ chỉ là bày tỏ thái độ, làm ra vẻ mà thôi, thực chất là muốn phối hợp với Mỹ kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đã thông qua tuyên bố chung Nhật Bản-Philíppin về Biển Đông. Và Nhật Bản đã tích cực bày tỏ giúp đỡ, huấn luyện Hải quân Philíppin và thu thập tin tức tình báo ở Biển Đông.
    Trong bối cảnh lớn này, nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Nhà bình luận thời sự trên cho rằng sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc.
    Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông. Trước tình huống này, có không ít nhân sĩ Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
    Trên phương tiện truyền thông chính thức, đã có nhân sĩ và cơ quan công khai cổ súy dùng vũ lực đối với vấn đề Biển Đông, họ cho rằng nguy cơ chiến tranh ở khu vực Biển Đông đang tích tụ, thời gian không còn ủng hộ Trung Quốc, Trung Quốc cần sử dụng tư thế người chủ đạo khai thác và hợp tác tài nguyên, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi hơn để cạnh tranh với các công ty dầu khí phương Tây.
    Luận điệu này cho rằng, Biển Đông là chiến trường tốt nhất của Trung Quốc hiện nay. Không phải lo lắng về một cuộc chiến quy mô nhỏ, đó chính là phương thức tốt nhất để giải phóng năng lượng chiến tranh, đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh xảy ra trận lớn, “Trung Quốc nên dùng quyết tâm đánh trận lớn và chuẩn bị thực tế cho đánh trận nhỏ, đẩy quyền lựa chọn chiến tranh và hòa bình cho đối phương”. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông thì nên thu nhỏ mặt trận, có thể khóa chặt Philíppin, nước đang hung hăng nhất, để thực hiện kế "giết gà dọa khỉ" có hiệu quả. Còn quy mô chiến tranh, nên lấy tiêu chuẩn là trừng phạt, không cần giống mô hình của Mỹ, Pháp tại Irắc, Ápganixtan hay Libi.
    Về việc chiến tranh có thể dẫn tới sự phản đối của quốc tế, người bình luận thời sự cho rằng, năm 2008, kinh nghiệm của Nga “ra tay quyết đoán”, nhanh chóng ổn định tình hình Grudia đã cho thấy, hành động của nước lớn tuy có thể gây chấn động quốc tế trong một thời gian, nhưng nói về lâu dài thì về cơ bản, vẫn thực hiện ổn định khu vực và giải quyết chiến lược nước lớn.
    Theo mạng Đa chiều (Hong Kong)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ukraine bán ’sát thủ tàu sân bay’ cho Trung Quốc

    Hôm qua trên tờ quân sự Tiexue cho biết: Ukraine đã chính thức bán 1 tàu tuần dương hạm lớp Slava "khủng" cho Trung Quốc sau khi Nga từ chối không mua.

    [​IMG]
    Một chiếc tuần dương hạm lớp Slava của Hải quân Xô Viết trước đây

    Phó giám đốc trung tâm công nghiệp quốc phòng Ukraine, ông Uru Sharansky cho biết: nước này đã thỏa thuận thành công việc bán tuần dương hạm Ukraine lớp Slava cho Trung Quốc nhưng không cho biết trị giá của hợp đồng này là bao nhiêu.

    Trước đây, Nga từng có ý định mua lại lại tuần dương hạm này sau một thời gian con tàu này nằm im tại bến nhà máy đóng tàu thành phố Nicolaev khi Liên Xô sụp đổ.

    Theo đó, Quốc hội Ukraine còn định đổi tên tuần dương hạm này để thuận lợi hơn cho việc chuyển giao cho một quốc gia khác nhưng không hiểu tại sao Nga lại không tiếp tục thương vụ này và cuối cùng Trung Quốc mới là điểm đến cuối cùng của tuần dương hạm Ukraine.
    [​IMG]Tuần dương hạm Ukraine lớp Slava được bắt đầu đóng từ năm 1986 theo chỉ thị của Hải quân Xô Viết. Dài 187m, rộng 20.8m độ dãn nước khoảng 9.300 tấn, đẩy tải khoảng 11.500 tấn.[​IMG]Được mệnh danh là "Sát thủ tàu sân bay" nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ dự án này đã bị dừng lại. Cho đến nay, con tàu này mới chỉ đóng xong 95% và đang nằm ì tại nhà máy đóng tàu thành phố Nicolaev của Ukraine.Lý giải về việc này, theo một chuyên gia quân sự Nga dấu tên cho biết: "Nga không mua tuần dương hạm này chủ yếu là do tài chính, trước hết để có thể hoàn thiện con tàu đang đóng dở dang này sau là duy trì hoạt động.

    Trong khi đó nó đã quá cũ nát, để có thể khôi phục hoạt động được thì cần phải đầu tư rất nhiều nói cách khác đóng 1 tuần dương hạm mới ít ra còn kinh tế hơn".
    [​IMG]Tuần dương hạm này mang 16 tên lửa chống tàu siêu âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân SS-N-12 Sandbox; các tên lửa này dài 11,7 mét và nặng 4,8 tấn, bay với tốc độ lên đến 2,5 Mach, phạm vi bắn tối đa là 550 kmTuần dương hạm Ukraine lớp Slava được bắt đầu đóng từ năm 1986 theo chỉ thị của Hải quân Xô Viết, dài 187m, rộng 20.8m độ dãn nước là khoảng 9.300 tấn, đẩy tải là khoảng 11.500 tấn.

    Vũ khí trang bị gồm 16 tên lửa chống tàu siêu âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân SS-N-12 Sandbox , các tên lửa này dài 11,7 mét và nặng 4,8 tấn, bay ở tốc độ lên đến 2,5 Mach, phạm vi bắn tối đa là 550 km.
    Ngoài ra nó còn được trang bị Pháo AK-130 cỡ nòng 130 mm hai nòng ở vị trí phía sau tầu. Khẩu pháo này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng radar có tầm bắn 22 km và tốc độ bắn tối đa tới 35 phát mỗi phút, có khả năng oanh tạc các mục tiêu trên đất liền hoặc các tầu chiến nhỏ của đối phương.

    Được mệnh danh là "Sát thủ tàu sân bay" nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ dự án này đã bị dừng lại. Cho đến nay,con tàu này mới chỉ đóng xong 95% và đang nằm ì tại nhà máy đóng tàu thành phố Nicolaev của Ukraine.
    [​IMG]Ngoài ra nó còn được trang bị Pháo AK-130 cỡ nòng 130 mm hai nòng ở vị trí phía sau tầu. Khẩu pháo này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng radar có tầm bắn 22 km và tốc độ bắn tối đa tới 35 phát mỗi phút


    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=306093#ixzz1dqrZfEwm
    http://www.xaluan.com/
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cảnh sát Ấn Độ cứu sống một người tự thiêu

    Thứ bảy 05/11/2011 07:36
    (GDVN) - Cảnh sát Ấn Độ đã cứu sống một người Tây Tạng tự thiêu trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hôm 4/11.


    Khi ngọn lửa bùng lên bao phủ toàn bộ quần jeen của Sherab TseDor, 25 tuổi, cảnh sát Ấn Độ đã nhanh chóng tới chế ngự người thanh niên này và dập lửa kịp thời.

    [​IMG]Phần dưới của người thanh niên Tây Tạng bốc cháy dữ dội
    Ngay sau đó, Sherab TseDor được đưa tới bệnh viện để điều trị và anh chỉ bị bỏng nhẹ.

    Tính tới ngày 4/11, có tất cả 11 nhà sư Tây Tạng đã tự thiêu, trong đó có 2 ni cô. Theo kết quả điều tra ban đầu của cảnh sát Trung Quốc, những vụ tự thiêu đều do những người thân với Đạt Lai Lạt Ma chủ mưu và xúi giục.

    [​IMG]Cảnh sát Ấn Độ nỗ lực dập lửa cứu Sherab TseDor

    [​IMG]Người thanh niên này chỉ bị bỏng nhẹ

    [​IMG]






    Nguyễn Hường (Theo Daily Mail
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này