Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2908 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 05:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43307 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1



    Welcome bạck anh TD[r2)][r2)][r2)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tại sao Việt Nam lại không ?

    Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân cho bằng Triều Tiên?
    Cập nhật lúc :6:15 AM, 05/11/2011
    Cách đây một thập kỷ, chủ đề hạt nhân là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc ngày nay cân nhắc khả năng trở thành một quốc gia hạt nhân mới, đi ngược mong muốn của Mỹ.

    Trước đó, các phương tiện truyền thông chính thống cũng như các chính trị gia bảo thủ ở Hàn Quốc kêu gọi việc xem xét lại chính sách “phi hạt nhân” của Chính phủ. Họ cho rằng, đất nước chỉ được bảo vệ bởi ô hạt nhân.

    Do đó, họ thúc giục cựu Tổng thống Park Chung Hee theo đuổi chính sách hạt nhân. Tuy nhiên, sau đó, cựu Tổng thống Park Chung Hee bị ám sát năm 1979 và nhiều tin đồn cho rằng, nguyên nhân gây ra cái chết của ông không gì khác ngoài tham vọng mang tên hạt nhân.
    [​IMG]Hàn Quốc tiếp tục nói không với vũ khí hạt nhân? Ảnh minh họa: Topnews.
    Tuy nhiên, bất chấp cái chết đầy ám muội của Tổng thống, các cuộc tranh luận về việc có nên theo đuổi chính sách hạt nhân hay không vẫn thu hút sự tham gia của rất nhiều chuyên gia. Hiện có ba nguyên nhân chính thúc đẩy Hàn Quốc theo đuổi chương trình hạt nhân.
    Đầu tiên là các nhóm cực hữu, những người luôn chủ trương theo đuổi chương trình hạt nhân, ra sức kêu gọi Chính phủ Tổng thống Lee Myung-bak vô hiệu hóa tuyên bố chung về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên ký năm 1992 bằng lập luận rằng: phía Triều Tiên phá vỡ tuyên bố này trước.
    Cụ thể, tuyên bố chung này nhấn mạnh: “Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ không nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, triển khai hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, những vụ thử hạt nhân của Triều Tiên kể từ khi Tuyên bố chung được ký cho tới nay kích động sự giận dữ của những chính trị gia cực hữu và khiến họ đấu tranh quyết liệt hơn nhằm hiện thực hóa “giấc mơ” hạt nhân.
    Thứ 2, các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009 của Triều Tiên làm thay đổi tương quan về mặt quân sự giữa Seoul và Bình Nhưỡng, khiến hai bên không còn giữ được thế tương xứng trong lĩnh vực quân sự nữa.
    Với nỗi lo bị “lép vế”, Hàn Quốc nóng lòng muốn sở hữu một kho vũ khí hạt nhân, bất chấp “sự che chở của ô hạt nhân” mà Mỹ cam kết trước đó.
    Và nhiều người dự đoán, nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3, chắc chắn Hàn Quốc không thể tiếp tục ngồi yên mà buộc lòng phải thay đổi chính sách phi hạt nhân cứng nhắc.
    Thứ 3, liên minh Mỹ - Hàn thời gian gần đây có nhiều rạn nứt. Nhiều người Hàn Quốc đang tỏ ra thất vọng với Mỹ khi thấy Washington dường như đang nghiêng về phía Nhật trong tranh chấp lãnh hải Tokyo– Seoul.
    Ngoài ra, thỏa thuận nguyên tử Mỹ - Hàn chuẩn bị hết hạn vào năm 2014 cũng trở thành một yếu tố chia rẽ hai nước.

    Tóm lại, nhiều người Hàn Quốc hiện không còn giữ được niềm tin tuyệt đối vào sự ủng hộ của người Mỹ nữa. Và những thay đổi thuộc về ý thức hệ này không chỉ đe dọa quan hệ đồng minh đã kéo dài 50 năm qua mà còn khiến Hàn Quốc bắt đầu suy tính đến việc tự bảo vệ mình bằng vũ khí hạt nhân.





  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba cảnh báo về nguy cơ chiến tranh trong vùng

    [​IMG]Quang cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội, ngày 04/11/2011. Reuters




    Trọng Nghĩa
    Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có nguy cơ bùng nổ thành xung đột toàn diện nếu các nước liên can không tuân thủ luật lệ quốc tế. Tuyên bố trên đây của Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã nêu bật mối quan tâm của hàng chục chuyên gia về Biển Đông đang có mặt tại Hà Nội để tham gia Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba, được tổ chức trong hai ngày 04 và 05/11/2011 tại thủ đô Việt Nam.


    Trong phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đặng Đình Quý đã nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng ngày càng hiển nhiên của Biển Đông đối với hòa bình và ổn định của toàn khu vực khi cảnh báo rằng : Biển Đông vẫn còn đầy rẫy những mối căng thẳng tiềm tàng có nguy cơ leo thang thành xung đột trên quy mô toàn diện nếu không cố gắng tự kiềm chế và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
    Đối với người đứng đầu Học viện Ngoại giao, cơ quan cùng với Hội Luật gia Việt Nam, đồng tổ chức hội nghị khoa học về Biển Đông ở Hà Nội, thì nguy cơ chiến tranh bùng nổ hoàn toàn có thể xẩy ra nếu cộng đồng quốc tế không đối phó được với các tình huống khủng hoảng một cách thích hợp, cho dù tình hình khu vực về cơ bản vẫn hòa bình.
    Hội thảo mở ra vào lúc tình hình Biển Đông đang có nhiều diễn biến đáng ngại đặc biệt là với một loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào tàu bè Việt Nam, Philippines – và kể cả Ấn Độ - để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hơn 80% vùng Biển Đông.
    Không chỉ thế, Bắc Kinh còn đẩy mạnh chủ trương đe dọa các tập đoàn dầu khi quốc tế đã cộng tác từ lâu với Việt Nam hay Philippines trong các dự án thăm dò khai thác dầu khí ngoài Biển Đông. Danh sách các đối tượng bị Trung Quốc gây áp lực càng lúc càng dài, từ Forum Energy Plc, một công ty có trụ sở tại Anh Quốc hợp tác với Philippines, cho đến ONGC Videsh của Ấn Độ làm ăn với Việt Nam, và gần đây nhất là Exxon Mobil của Mỹ.
    Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc - dựa trên một tấm bản đồ hình chữ U mơ hồ mà họ đã chuyển đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 – bị đánh giá là không phù hợp với luật lệ quốc tế. Tuy nhiên, những hành động quyết đoán của Bắc Kinh trong thời gian qua đều liên quan đến các vùng được khoanh trong tấm bản đồ thiếu cơ sở pháp lý đó.
    Lời nhắc nhở của nhà ngoại giao Việt Nam vào hôm nay, kêu gọi các nước liên can tuân thủ luật lệ quốc tế, đã gợi lại vấn đề Trung Quốc bị xem là coi thường luật pháp quốc tế trong hồ sơ Biển Đông.
    Đây là lần thứ ba mà Việt Nam đứng ra tổ chức một hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông, tập hợp được hầu như tất cả các chuyên gia nghiên cứu tên tuổi hiện nay trong lãnh vực này, đến từ mọi nơi trên thế giới. Trong khu vực thì có các học giả Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ngoài châu Á thì có Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Nga…
    Với chủ đề chính là “Biển Đông : Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, cuộc hội thảo lần này bao gồm 8 phiên thảo luận, về nhiều đề tài khác nhau, từ tầm quan trọng của Biển Đông, lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực, cho đến những diễn biến gần đây trên Biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế, cách thức thúc đẩy hợp tác...
    Sau khi Bắc Kinh liên tục bị nhiều nước láng giềng phản đối về các hành động gây hấn, các nhà quan sát đang chờ đợi xem giới nghiên cứu Trung Quốc giải thích ra sao. Theo chương trình được thông báo, có ít nhất là năm học giả Trung Quốc hiện diện tại Hà Nội lần này : Giáo sư Tô Hạo và Tiến sĩ Nhậm Viễn Giả từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, bà Lý Kiến Vỹ, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, Tiến sĩ Đằng Kiến Quần, Viện Nghiên cứu Quốc tế, và bà Tiết Quế Phương thuộc Đại học Hải dương, Trung Quốc.
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nhiều tranh luận trên tinh thần khoa học
    Ngày 4-11, hội thảo khoa học quốc tế lần 3 về biển Đông đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 học giả đến từ nhiều nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Nga, Thụy Điển, Singapore, Philippines và Việt Nam…
    Hội thảo diễn ra trong hai ngày, chia làm bốn phiên, bàn về lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực, những diễn biến gần đây ở biển Đông và tranh chấp trên biển Đông nhìn từ khía cạnh pháp lý quốc tế.
    Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao (đơn vị đồng tổ chức, cùng với Hội Luật gia Việt Nam), nhấn mạnh: “Trong năm qua, biển Đông đã chứng kiến rất nhiều biến chuyển. Cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm hơn đến biển Đông… vì biển Đông có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn thể châu Á-Thái Bình Dương và thế giới”. Ngoài ra, ông Quý cũng cho rằng từ một chủ đề được coi là nhạy cảm, biển Đông ngày càng được thảo luận chính thức rộng rãi hơn: Năm 2009, cả khu vực chỉ có ba hội thảo quốc tế về biển Đông, năm 2010 có bảy hội thảo và năm nay có tới 15 cuộc. Các đánh giá và kiến nghị của giới học giả tỏ ra “ngày càng thiết thực đối với việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển…, góp phần đưa biển Đông vào radar kiểm soát của cộng đồng quốc tế”.
    Sau các bài tham luận, các phiên thảo luận trong ngày đã diễn ra khá sôi nổi với tinh thần cởi mở và tôn trọng học thuật. Có đại biểu cho rằng biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu, việc bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề quan trọng không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn với nhiều nước trên thế giới. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, liên quan đến biển Đông.
    HOÀNG THƯ
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Không khí tranh luận nóng bỏng
    Nhưng khi các câu hỏi đi vào cụ thể, nhìn chung học giả Trung Quốc đều tránh né trả lời. Tín hiệu tích cực tại hội thảo này là các nước đều tỏ ý ủng hộ Việt Nam trong những vụ việc như “sự cố cắt cáp”.
    Chiều 5-11, hai ngày hội thảo khoa học quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” đã kết thúc tại Hà Nội và được đông đảo đại biểu đánh giá là quy mô, hoành tráng, thành công nhất trong ba lần tổ chức từ trước tới nay.
    Có những lúc rất nóng bỏng
    Tổng kết hội thảo, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao (đơn vị đồng tổ chức), nhận xét: “Hội thảo thành công ở ba khía cạnh: Số lượng đại biểu đông hơn năm ngoái với thành phần tham dự đa dạng hơn, nội dung thảo luận thiết thực hơn và thời gian thảo luận dài hơn”. So với hai lần trước, sự kiện lần này dành tới một phần tư thời gian cho việc trao đổi ý kiến, tranh luận, có những lúc không khí khá “nóng”, nhất là ở những nội dung liên quan trực tiếp tới Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù vậy, theo ông Quý, nguyên tắc chung là thẳng thắn, khách quan và khoa học đã được đảm bảo thực hiện và “không khí nóng bỏng đó cũng chứng tỏ sự phát triển về mặt nhận thức của những người nghiên cứu về biển Đông”.
    [​IMG]
    Có những lúc không khí hội thảo khá “nóng”, nhất là ở những nội dung liên quan trực tiếp tới Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh: HT
    Ông Đặng Đình Quý nói: “Đa số chúng ta nhất trí với những đánh giá về tầm quan trọng của biển Đông và của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển ở biển Đông. Các nước liên quan đến tranh chấp có những lý lẽ và lợi ích khác nhau nhưng đều thống nhất như vậy và cơ sở để giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực là công pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Cũng có những ý kiến khác nhau về việc nên áp dụng UNCLOS 1982 như thế nào, làm thế nào để công pháp quốc tế trở thành một thứ công cụ hữu hiệu hơn…, ban tổ chức cho rằng đó là các chủ đề ngỏ cho những lần hội thảo tiếp theo”.
    Lý lẽ của Trung Quốc yếu toàn phần
    Tham dự hội thảo, đoàn học giả Trung Quốc có những nhân vật “đình đám” trong giới nghiên cứu về biển Đông như GS Tô Hạo (Su Hao), TS Nhậm Viễn Giả (Ren Yuan-zhe), Lý Kiến Vĩ, Đằng Kiến Quần… Phát biểu tại hội thảo, các học giả Trung Quốc đều khẳng định rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và cả vùng biển rộng lớn được bao quanh bởi đường chín đoạn chữ U (đường lưỡi bò). Lập luận chung là nhấn mạnh yếu tố “lịch sử”, như một học giả nói rằng bản đồ hình chữ U đã có từ năm 1947 và chính một người bạn của bà đã đem bản đồ này từ Mỹ về cho bà.
    Theo một học giả Việt Nam tham dự hội thảo thì lâu nay Trung Quốc “vẫn luôn nói chung chung như vậy, không đưa ra thêm được bằng chứng gì mới”. Nhà nghiên cứu Rodolfo C. Severino, nguyên Tổng Thư ký ASEAN, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Singapore, cũng nói: “Bất chấp những câu hỏi mà các nước ASEAN đặt ra, bao gồm cả những nước tuyên bố chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền, Bắc Kinh luôn từ chối cho biết chính xác đường chín đoạn có ý nghĩa gì. Liệu nó có nghĩa rằng Trung Quốc/Đài Loan tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các vùng biển nằm trong đường chín đoạn, hay chỉ đối với các điểm đảo nằm trong nó và các vùng biển tạo ra bởi các điểm đó một cách hợp pháp? Cả Trung Quốc và Đài Loan đều không trả lời được các câu hỏi trên”.
    Một học giả khác, thành viên Hội Luật gia Việt Nam, trao đổi bên lề với Pháp Luật TP.HCM rằng nhìn chung các lý lẽ của phía đoàn Trung Quốc đưa ra yếu toàn phần cả về các nội dung liên quan đến chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa lẫn đường lưỡi bò hay gần đây nhất là vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của Petro Vietnam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Khi các câu hỏi đi vào cụ thể, nhìn chung học giả Trung Quốc đều tránh né trả lời. Ông cũng nhận xét tín hiệu tích cực tại hội thảo này là các nước đều tỏ ý ủng hộ Việt Nam trong những vụ việc như “sự cố cắt cáp”. Mặc dù vậy, để các lần hội thảo sau có kết quả thiết thực hơn nữa thì sau lần hội thảo này, giới nghiên cứu Việt Nam có thể cần tính tới khả năng đề xuất kiến nghị, tham mưu cho lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
    HOÀNG THƯ
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thông cáo báo chí bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần ba

    Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 14:37 nguyen viet
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [FONT=&quot]Chiều 05/11/2011, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, [/FONT][FONT=&quot]Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]đã thành công tốt đẹp.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG][/FONT]​
    [FONT=&quot]Thông cáo báo chí[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ III:[/FONT]
    [FONT=&quot]“BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN [/FONT]
    [FONT=&quot]TRONG KHU VỰC”[/FONT]
    [FONT=&quot]Hà Nội, ngày 5/11/2011[/FONT]
    [FONT=&quot]---[/FONT]
    [FONT=&quot] Chiều 05/11/2011, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, [/FONT][FONT=&quot]Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]đã thành công tốt đẹp.[/FONT]
    [FONT=&quot] Qua 8 phiên với 31 tham luận và hơn 70 ý kiến thảo luận, gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như những phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông. Đặc biệt, năm nay Hội thảo còn dành hẳn một phiên cuối để thảo luận tự do về một số vấn đề mà các học giả và đại biểu cùng quan tâm. [/FONT]
    [FONT=&quot] Về tầm quan trọng của Biển Đông[/FONT][FONT=&quot], các học giả cho rằng với các giá trị kinh tế tiềm năng, với các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, vùng biển này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh biển Đông, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Một môi trường hòa bình, ổn định tại biển Đông có tác dụng tích cực đối với việc mở rộng giao lưu về văn hóa, xã hội, thúc đẩy liên kết thương mại, kinh tế và chính trị giữa các nước trong và ngoài khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới. Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ…có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.[/FONT]
    [FONT=&quot] Về tình hình Biển Đông thời gian gần đây[/FONT][FONT=&quot], c[/FONT][FONT=&quot]ác đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng vấn đề biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng. Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang. Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi ở khu vực và quốc tế là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng và tiến trình giải quyết vấn đề biển Đông nói chung. [/FONT]
    [FONT=&quot] Về khía cạnh pháp lý quốc tế[/FONT][FONT=&quot], các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông, cụ thể là UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm. Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông. UNCLOS cần phải được các bên liên quan đến tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận và do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.[/FONT]
    [FONT=&quot] Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột trên biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung. Một số học giả khác lại đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến biển Đông, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và với luật biển quốc tế hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở biển Đông.[/FONT]
    [FONT=&quot] Dựa trên kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông, trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay... Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo. Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định, và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Đông một cách hòa bình.[/FONT]
    [FONT=&quot] Hội thảo diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiều điểm mới, thú vị và là một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề biển Đông./.[/FONT]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Đưa biển Đông vào “rađa” kiểm soát của quốc tế
    TT - “Biển Đông - hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” là chủ đề của cuộc hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia VN tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5-11, với sự tham dự của gần 200 đại biểu là các học giả, nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách, sử gia quốc tế và VN.
    Đại sứ Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao, trong phát biểu khai mạc khẳng định:
    “Cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới biển Đông. Thế giới quan tâm hơn vì biển Đông có ý nghĩa ngày càng quan trọng với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn châu Á - Thái Bình Dương. Thế giới quan tâm hơn vì biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
    Tham luận của các học giả trong ngày 4-11 chủ yếu đi sâu vào phân tích tầm quan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực. Đáng lưu ý là các tham luận: Các vấn đề và lợi ích ở biển Đông (Rodolfo C. Severino), Ý nghĩa toàn cầu của tranh chấp biển Đông (GS Geoffrey Till - ĐH London), San bằng cách biệt về nhận thức trong lịch sử và luật pháp, Mở đường cho hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển Đông (GS Suhao và Ren yuan-zhe - ĐH Ngoại giao Bắc Kinh), Lợi ích của Ấn Độ ở biển Đông (TS Vijay Sakhuja - giám đốc Hội đồng các vấn đề về thế giới, Ấn Độ), Lợi ích của Mỹ ở biển Đông (chỉ huy Jonathan G.Odom - phó cố vấn pháp lý Hải quân Mỹ), Nga và vấn đề biển Đông (GS Evgeny A.Kanaev - Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, Liên bang Nga)...
    Theo đại sứ Đặng Đình Quý, đây là cuộc hội thảo quốc tế thứ ba về biển Đông ở VN kể từ năm 2009. Cũng theo đại sứ Quý: “Trong năm 2009, cả khu vực chỉ có ba hội thảo quốc tế về biển Đông, năm 2010 có bảy hội thảo và năm 2011 có tới 15 hội thảo. Điều quan trọng là các vấn đề thảo luận, các đánh giá và kiến nghị ngày càng thiết thực với việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển ở biển Đông. Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần đưa biển Đông vào “rađa” kiểm soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp trên biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra trên biển Đông được phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ, nhiều chiều hơn”.
    Trong ngày làm việc hôm nay 5-11, các học giả sẽ tiếp tục tham luận và tranh luận về những khía cạnh pháp lý quốc tế trong tranh chấp trên biển Đông, giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông.
    THU HÀ
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nguỵ biện luôn là chiến thuật của những tên kẻ cướp khi đuối lý .
    Bản đồ chữ U có từ 1947 được xem là chứng cứ lịch sử sao ? Thế còn bản đồ của chính các sử gia Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước có hề vẽ Tây Sa , Nam Sa vào đâu ?
    Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Nhận vơ một bản đồ của chính quyền Quốc Dân Đảng năm 1947 là chứng cứ lịch sử , thế còn nhà nước Việt Nam đã cai quản , ngư dân Việt Nam đã đánh bắt hải sản , thu lượm sản vật ở Hoàng Sa từ trước thế kỷ 17 thì sao không tính đến ?
    64 năm một đòi hỏi trên giấy và hơn 400 năm thực thi chủ quyền , ai mới là người chủ thật sự của Hoàng Sa , Trường Sa và Biển Đông nói chung ?
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Truong-Sa-va-Hoang-Sa-la-cua-Viet-Nam/40232745/157/

    Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

    Tags: Việt Nam, Trường Sa, Tây Sa, Nam Hải, Nam Sa, Vạn Lý Trường Sa, Quốc vụ viện Trung Quốc, quần đảo hoàng sa, Đảo Hải Nam, người Trung Quốc, Vua Gia Long, Tỉnh Hải Nam, chủ quyền, bản đồ, tài liệu, năm


    Bức xúc của một nhà khoa học trước việc Trung Quốc bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    [​IMG]
    Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay trên đảo Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy. Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.
    Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).
    Những luận cứ cố gán ghép
    + Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam .
    - Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
    - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
    - The Journal of the Asiatic Society of Bengal , Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).
    - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
    Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau: 1.
    Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.
    Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".
    2.
    Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".
    Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.
    Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía đông nam.
    3.
    Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.
    Bằng chứng thuyết phục
    [​IMG]
    Máy bay Trung Quốc ở Hoàng Sa. Hiện Trung Quốc đã tổ chức tour du lịch tham quan Hoàng Sa chỉ dành cho người Trung Quốc!
    Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.
    Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
    Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồPhủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.
    Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
    - Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    - Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    - Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.
    - Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...
    Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
    Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:
    - Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
    - Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.
    Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.
    Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
    TS NGUYỄN NHÃ

    Việt Báo (Theo_TuoiTre)

    Theo lý lẽ nguỵ biện của Trung Quốc , cứ phát hiện tiền cổ , đồ sứ và xương người TQ ở đâu thì ở đó là lãnh thổ của TQ từ xưa !
    Thế sao họ không đến Gò Đống Đa mà bái tổ rồi nhận Hà Nội là lãnh thổ TQ đi ? Hàng đống xương giặc Hán xâm lược đã vùi sâu ở đó sau đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 .
    Xưa hơn , dưới đáy sông Bạch Đằng vẫn còn chôn vùi bao chiến thuyền và xác quân xâm lược từ thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán ( năm 938 ) , Lê Đại Hành phá Tống ( năm 981 ) , Trần Hưng Đạo kháng Nguyên ( năm 1288 ) .
    Mời giáo sư Su Hào nhân hội thảo về Biển Đông lần này nên đến bờ sông Bạch Đằng mà thắp ba nén nhang cho vong hồn tiên tổ !

    Và đừng có nhận xằng cứ nơi nào có xương người TQ thì nơi ấy là lãnh thổ TQ .
    Nói như thế thì Hoa Kỳ và cả thế giới này đều là của Trung Quốc !

  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Chủ Nhật, 06/11/2011, 08:13 (GMT+7)
    Biển Đông hướng đến hợp tác


    TT - “Đã có thể bình tĩnh nhìn vào mắt nhau, nghe nhau nói và nói lên những suy nghĩ thật về nhau” - đại sứ Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao VN, đồng chủ trì hội thảo “Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, đã tóm lược bầu không khí và những kết quả đạt được bước đầu qua hai ngày hội thảo 4 và 5-11 như vậy.
    Phát biểu tại hội thảo, ông R. C. Severino - nhà ngoại giao Philippines, nguyên tổng thư ký ASEAN, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Singapore - chỉ rõ những lý lẽ “khó thuyết phục” của “một quốc gia thấy rằng các quy định của luật pháp quốc tế không phù hợp với lợi ích sống còn hoặc cốt lõi của mình hay không có lợi cho các sách lược mà quốc gia đó đã lựa chọn”.
    Khi nhiều bên bị tổn thương bởi một bên
    Ví dụ nổi bật nhất mà nhà ngoại giao kỳ cựu R. C. Severino dẫn chứng là “yêu sách chín đoạn gần như ôm trọn lấy biển Đông trên những bản đồ chính thức của Trung Quốc. Một tấm bản đồ như vậy được chính quyền Trung Hoa dân quốc lúc đó đang nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 và nước CHND Trung Hoa chính thức đệ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc năm 2009.
    Bất chấp những câu hỏi mà các nước ASEAN đặt ra, bao gồm cả những tuyên bố chủ quyền và không chủ quyền, Bắc Kinh luôn từ chối cho biết chính xác đường chín đoạn có ý nghĩa gì... Thật sự thì đường chín đoạn, chạy từ khoảng này không được định vị chính xác bằng hệ tọa độ và do đó chỉ đơn thuần là một đường vẽ trên bản đồ mà không có bất cứ cơ sở pháp lý nào”...
    Trong tham luận cũng như các tranh luận trực tiếp của mình, các học giả rất nhiều lần nhấn mạnh đến sự mơ hồ, thiếu khoa học và thiếu văn bản pháp lý trong các yêu cầu về chủ quyền lãnh hải, các hòn đảo và vùng nước của các học giả Trung Quốc. TS David Koh (Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng ý kiến của GS Lý Kiến Vỹ (giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật biển - Viện Nghiên cứu quốc gia về Nam Hải, Trung Quốc) về cơ sở đưa ra yêu sách đường lưỡi bò là hoàn toàn không thuyết phục. GS Evgeny Kanaev - Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Matxcơva - thậm chí còn cho rằng hầu hết các bằng chứng về chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra trong các vụ tranh chấp trên biển Đông đều là giả tạo và không thể chấp nhận được.
    Hướng đến an ninh và phát triển
    Tương tự như sự kiềm chế trên bàn hội thảo, các học giả đã thừa nhận tình hình biển Đông tuy nóng lên rất nhanh, nay đã êm sóng trở lại sau một loạt động thái ngoại giao từ nhiều bên liên quan. Và tất cả mọi người từ nguyên thủ quốc gia cho đến các học giả và những người dân thường đều hiểu rằng không ai có lợi một khi tranh chấp nổ ra trên biển Đông. Tất cả các bên, từ góc độ lợi ích khác nhau của mình đều cố gắng đưa ra những giải pháp ngày càng mang tính thiết thực.
    GS Mary George (ĐH Malaya, Malaysia) đưa ra giải pháp trên bình diện quân sự: “Liệu một khu vực hạn chế mục đích biển và phòng thủ trên không xác định có thể thiết lập được ở biển Đông hay không?”. Ở một thực tế nhạy cảm và dễ xảy ra tranh chấp hằng ngày nhất là đánh bắt cá, GS Vương Quán Hùng (Đài Loan) đưa ra những giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở biển Đông thông qua hợp tác và quản lý khu vực. Vũ Hải Đăng, nghiên cứu sinh tiến sĩ của ĐH Dalhousie - Canada, chủ trương lập một “Mạng lưới song phương các khu vực biển được bảo vệ giữa Trung Quốc và VN thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông”.
    GS Jon Van Dyke của ĐH Hawaii (Mỹ) cho rằng vùng biển Đông là vùng biển nửa kín, vì vậy theo Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia ven bờ cần hợp tác với nhau để thực thi các quyền và nghĩa vụ của họ, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển, trong thực trạng môi trường biển Đông đang ở mức cực kỳ báo động với sự cạn kiệt tài nguyên biển và 80% rạn san hô bị ô nhiễm...
    Ông Phạm Quốc Anh - chủ tịch Hội Luật gia VN, đơn vị đồng chủ trì hội thảo - cho rằng sự kiềm chế trong thái độ tranh luận, sự cởi mở trong trao đổi thông tin giữa phần lớn các học giả đã khiến hội thảo có được những kết quả khá tốt đẹp. Với những chứng cứ pháp lý, lịch sử mà các học giả VN đang có, cộng với những tài liệu mà các học giả quốc tế mới cung cấp, sắp tới Hội Luật gia VN sẽ phối hợp tổ chức hai hội thảo quốc tế nữa về biển Đông: “Chủ quyền biển Đông của VN qua những bằng chứng lịch sử” - Hội Luật gia chủ động phối hợp và đề nghị sự giúp đỡ của các nhà sử học trong và ngoài nước và “Chủ quyền của các quốc gia trên biển Đông - cơ sở công pháp quốc tế”.
    THU HÀ


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này