Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3039 người đang online, trong đó có 75 thành viên. 05:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43307 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Những món hàng giả 'không thể tin' tại Trung Quốc
    Cập nhật lúc :8:30 AM, 06/11/2011
    (ĐVO) Công nghệ làm giả, làm nhái đang trở thành vấn nạn kinh hoàng, phá nát lòng tin của người dân Trung Quốc. Có những đồ vật, thực phẩm tưởng chừng không thể dùng tiểu xảo để chế biến, chế tạo, nhưng vẫn bị những tên thiếu lương tâm giở chiêu “treo đầu dê, bán thịt chó” để móc hầu bao thiên hạ.
    >> Xuất hiện tai heo giả
    >> Cần giải quyết tận gốc nạn hàng giả
    >> Những thương hiệu đình đám bị nhái 'trắng trợn' ở Trung Quốc

    Sau đây là những vụ việc bê bối đã và vừa bị phanh phui, khiến dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ.

    Dầu ăn làm từ nước cống và rác thải

    Hàng loạt cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép tại Trung Quốc đã ngang nhiên vớt dầu cặn từ cống rãnh và thức ăn thừa trong rác thải từ các nhà hàng, mang về lọc lấy dầu thành phẩm và phù phép thành những chai dầu ăn “mới keng” để tung ra thị trường.
    [​IMG]

    Một nhân công của xưởng đang móc dầu cặn từ cống rãnh để chế biến.
    Sự việc bị phát giác khi một cư dân mạng cho đăng tải loạt ảnh hãi hùng chụp được cảnh sản xuất dầu ăn từ nước cống và rác thải ở quê mình. Theo người này, nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối, ươn rữa cũng được thu gom về xưởng để chế biến. Khu sản xuất vô cùng cóc cáy, bẩn thỉu. Nhưng để loại thực phẩm này có mặt trên thị trường, người sản xuất đã không quên đút lót nhà hàng và có quan hệ ngầm để qua được những cửa ải kiểm dịch nghiêm ngặt.
    Bột khoai lang làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa

    Giới chức ở miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ đột kích vào một trang trại lợn cũ và thu giữ hàng loạt kg bột khoai lang giả làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa.
    [​IMG]

    Bột khoai lang, nguyên liệu chế biến các món ăn khoái khẩu của người dân Trung Quốc cũng bị làm giả từ ngô, mực viết và dầu hỏa. Ảnh minh họa.
    Theo tờ Tân Hoa Xã, xưởng chế biến này nằm ở thành phố Zhoushan, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mỗi ngày, xưởng cho ra lò một tấn bột khoai giả. Và công việc làm ăn gian dối được khởi đầu từ tháng 2 tới nay. Ít ai ngờ, loại bột trá hình được gắn mác cẩn thận với những lời quảng cáo mật ngọt: “Bột khoai lang nguyên chất thơm ngon” này lại là đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn của tình Hồ Nam lân cận.
    Bột khoai là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để làm mỳ hoặc làm mềm thịt trong các món ăn tại Trung Quốc. Vụ bê bối này một lần nữa khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về tính chất an toàn của thực phẩm có xuất xứ trong nước.

    “Rúng động” vì bê bối gạo nhựa


    Tờ Weekly HongKong mới đây tiết lộ, gạo giả làm từ hỗn hợp tạp phế lù, gồm: bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đang được bày bán tràn lan tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

    [​IMG]
    Gạo làm từ hỗn hợp bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp bị phát hiện tại Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh minh họa.
    Một chuyên gia thực phẩm HongKong cho biết: “Những nhà sản xuất bất lương đã nhào nặn bột khoai tây, khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào để phù phép thành sản phẩm y thật. Nhưng khi nấu thành cơm, hạt gạo giả sẽ cứng ngắc và khô đét tới mức đáng ngờ”.
    Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo, ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Trong đó, nhựa tổng hợp resin rất độc hại với cơ thể.

    Ngoài vụ việc bê bối này, trước đó, đài truyền hình Trung Quốc cũng đưa tin, một công ty tại Tây An, Thiểm Tây đã cho ra lò hàng nhái của gạo Vũ Xương nức tiếng nhiều vùng bằng cách cho thêm gia vị vào gạo thường và dễ dàng qua mắt thiên hạ.

    Đô la làm bằng vải vụn

    Truyền thống làm hàng nhái, hàng giả không phải mới bùng phát vài năm trở lại đây tại Trung Quốc. Thực chất, vào năm 1890, một tên tội phạm tinh quái người Trung Quốc đã lòe bịp người bán hàng bằng tờ đô la giả mạo làm bằng vải vụn. Chỉ với vài nét vẽ nguệch ngoạc bằng mực tàu, tên này đã biến mảnh vải cũ kỹ thành tờ tiền trị giá 250 USD.
    [​IMG]

    Chỉ với vài nét vẽ nguệch ngoạc, một tên tội phạm tinh quái tại Trung Quốc đã biến mảnh vải vụn thành tờ tiền trị giá 250 USD. Ảnh minh họa.
    Lý do thật đơn giản và dễ hiểu. Thời điểm bấy giờ, người dân Trung Quốc vẫn chưa có nhiều cơ hội giao thương, buôn bán với nước ngoài, thậm chí chưa được mục sở thị hay trực tiếp sờ tay vào một đồng tiền Mỹ.
    Vụ việc đã từng trở thành câu chuyện hài hước, khiến giới truyền thông Trung Quốc thời bấy giờ tốn nhiều giấy mực.

    Tai lợn giả nghi làm từ nhựa

    Vụ việc hy hữu này vừa xảy ra tại thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Hoàng, một người tiêu dùng không may mua phải loại tai lợn giả mạo này đã phát hoảng khi phát hiện mùi vị của thực phẩm mua về rất nhạt nhẽo, vị lạ, mất mùi đặc trưng của thịt lợn.
    [​IMG]

    Tai lợn giả làm bằng nhựa tại Hồ Nam, Trung Quốc.
    Xuất xứ của 1kg tai lợn giả này là tại khu chợ thuộc quận Vũ Hồ, Tương Đàm. Sau khi đem số thực phẩm này tới trung tâm kiểm định chất lượng thực phẩm tại Tương Đàm kiểm tra, ông Hoàng càng “sởn gai ốc”. Các nhân viên của trung tâm khẳng định, phần bì bên ngoài tai dễ bong tróc, cắt dọc tai lợn phát hiện thấy sợi cấu trúc rất khác so với tai lợn thường. Trong đó không thấy có các hạt chất béo, không có mạch máu. Đem một miếng nhỏ đốt thử thì miếng tai lợn bỗng tan chảy và bốc mùi khét lẹt như mùi kiềm.
    Ngay lập tức, các cửa hàng kinh doanh loại thực phẩm giả mạo này tại các khu chợ địa phương bị kiểm tra đột xuất. Ngày 1/11, lượng lớn tai lợn giả bị cơ quan chức năng thu giữ để tiến hành giám định chất lượng.

    Trứng vịt cao su tái xuất

    Hết gạo nhựa, bột khoai giả, tai lợn nhựa, mới đây, bà Lưu, một người dân tại quận Nam Dương, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc lại dính “phốt” hàng nhái khi tậu về những quả trứng vịt cao su.

    [​IMG]
    Trứng vịt cao su bị phát hiện tại tỉnh Hắc Long Giang.
    Bà Lưu hãi hùng kể lại, những quả trứng này có hình dáng giống hệt loại trứng bình thường. Nhưng khi luộc chín, lòng trắng trứng bỗng biến thành sắc vàng quái lạ với mùi hóa chất nồng nặc. Khi đem trứng rán lên thì chúng lại có độ đàn hồi, cháy khét như mùi cao su.
    Quả đáng tội, bà Lưu đã trót mua tới 20 quả trứng vịt loại này từ một đôi vợ chồng đẩy xe ba bánh bán rong ngoài chợ với mức giá 1 NDT/quả (tương đương 3.286 đồng) vào ngày 19/10 vừa qua.

    Khi sự việc được tiết lộ, hầu hết số trứng đã bị hỏng do biến dạng và có mùi hóa chất hắc nồng. Hiện, giới chức Trung Quốc đang ra sức điều tra về nguồn gốc của loại trứng vịt cao su này. Được biết, để làm nên những quả trứng rởm này cần phải sử dụng sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi làm thành lòng trắng và tartrazine, clo, canxi…chế biến thành lòng đỏ.




    Cát Miên (tổng hợp)


    Tẩy chay hàng Tàu khựa ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vietbao.vn/The-gioi/Vi-sao-dan-Trung-Quoc-so-cuu-nguoi/75309772/159/

    Vì sao dân Trung Quốc sợ... cứu người?

    Tags: Trung Bắc, Tiểu Duyệt, Quảng Đông, Phật Sơn, Duyệt Duyệt, đạo đức xã hội, tai nạn thương tâm, đang xảy ra, vụ tai nạn, người Trung Quốc, Xe bus, cấp cứu, công ty, An Khánh, anh
    Khi vụ tai nạn thương tâm chấn động dư luận của cô bé Duyệt Duyệt xảy ra ở Phật Sơn, Quảng Đông, người Trung Quốc đã bàng hoàng với câu hỏi: Điều gì đang xảy ra với đạo đức xã hội của chính họ?
    Tin liên quan
    » Bé 3 tuổi bị hai lần xe cán đã vĩnh viễn ra đi
    » Vụ bé 3 tuổi bị 2 lần xe cán: 2 hung thủ, 3 kẻ đầu thú

    » Mạo xưng là kẻ đâm bé Tiểu Duyệt vì muốn... nổi tiếng?!

    » 10 tội ác rùng mình của sự vô cảm

    » Cộng đồng mạng Trung Quốc rùng mình trước sự vô cảm

    » Người đàn bà nhặt rác và cái sụp lạy của lương tâm
    Nhưng ngay cả trước khi rất nhiều chuyên gia tâm lý, nhiều nhà xã hội học đã vào cuộc, thì không ít người đã có câu trả lời cho mình: Họ sợ "cháy thành vạ lây, làm phúc phải tội".

    Mới đây, chuyện một tài xế xe tải có tên Châu Khắc Kiến đã bị khởi tố chỉ vì “cứu người” đã khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán.


    Làm việc nghĩa phải đền tiền...

    Hôm 21/10, gặp một cụ già khoảng 76 tuổi ngã trên đường, anh Châu lập tức dừng xe xem sao. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, anh đã quyết định cứu giúp ông cụ và gọi điện thoại cho cấp cứu 120 và cảnh sát giao thông 122.


    Điều đáng nói là sau khi tỉnh lại, ông cụ và người nhà luôn miệng nói anh Châu chính là người đã tông vào cụ và đòi anh phải trả khoản tiền viện phí hơn 2000 NDT (khoảng 7 triệu đồng).



    [​IMG]
    Vì sao những hình ảnh này ngày càng hiếm gặp?
    Anh Châu tức giận nói: “Tôi không tính toán gì khi cứu ông cụ, nhưng đã không được một lời cảm ơn, họ còn cứ khăng khăng nói tôi đã lái xe đâm vào cụ. Thật không thể tin nổi, đúng là một sự vu khống trắng trợn.

    Trong lúc mọi người qua đường đều thờ ơ, chỉ có mình tôi chịu ra tay giúp đỡ cụ già, nhưng ai ngờ lại rước họa vào thân...

    Trước khi cứu ông cụ tôi cũng từng nghĩ tới tình huống xấu nhất, đó là bị vu oan, rốt cuộc nó cũng đã xảy ra rồi!

    Phía cảnh sát cho biết, họ đã tới hiện trường điều tra vụ việc và tiến hành kiểm định các vết tích trên xe của anh Châu, đảm bảo sẽ không xử nhầm người tốt, nhưng cũng không tha cho kẻ phạm tội.

    Một người dân ở gần nơi xảy ra tai nạn đã thuật lại với cảnh sát, khi đó có rất nhiều xe cộ qua lại, ông cụ có lẽ vì hoảng quá đã ngã lăn ra đất, chứ anh Châu không hề đâm vào cụ.

    ... đến chuyện ra tòa vì cứu khách

    Hôm 1/11, hai anh em là Trần Hồ Sinh và Trần Hồ Hà đã khởi tố Công ty TNHH xe bus Trung Bắc ở thành phố An Khánh về việc nhân viên lái xe bus tuyến 15 mang biển số H00061 của công ty này đã sơ cứu không đúng cách, trì hoãn thời gian cấp cứu khiến mẹ của họ chết oan.

    Theo các nguồn tin, khoảng 15h ngày 31/7, một phụ nữ có tên Châu Giang Hồng, 55 tuổi đã mua vé đi chuyến xe bus tuyến 15. Trên đường đến An Khánh, bà Hồng đột nhiên ngất xỉu và hôn mê ngay trên xe.

    Tài xế xe bus tên Lí Lợi đã lập tức dừng xe. Lúc đó, thời tiết nóng nực, anh Lợi nghĩ bà Hồng bị cảm, nên vội vàng cùng mấy hành khách khác dìu bà lên ghế trước để bà nằm duỗi thẳng, sau đó gọi cấp cứu 120 và 110.

    Khi xe cứu hộ 120 tới hiện trường, bà Hồng đã ngừng thở và được chuyển gấp tới bệnh viện An Khánh cấp cứu; nhưng vào trưa ngày hôm sau, bà đã tử vong.

    [​IMG]


    Sau khi bà Hồng qua đời, hai người con của bà là Trần Hồ Sinh và Trần Hồ Hà đã khởi kiện tài xế lái xe và công ty của anh đòi bồi thường thiệt hại.

    Hôm 1/11, trả lời phỏng vấn, anh Sinh nói: “Mẹ tôi đã đột quỵ trên xe bus vì mắc bệnh tim, nhưng nếu được chẩn đoán đúng thì có thể cấp cứu kịp thời, đằng này, tài xế lái chiếc xe bus tuyến 15 lại không có chút kiến thức về y học, đoán mò, trì hoãn thời gian cấp cứu, khiến mẹ tôi phải chết oan.”

    Hai anh em kiên quyết khởi tố công ty TNHH xe bus Trung Bắc lên tòa án An Khánh, trừ phi công ty này chịu bồi thường khoản tiền là 83.000 NDT (tức gần 300 triệu VND).

    Anh Lợi bức xúc nói: “
    Một phụ nữ hơn 50 tuổi đã hai lần làm phẫu thuật tim đột nhiên bất tỉnh trên xe của tôi, tôi đã tận tình cứu giúp và làm một số động tác cấp cứu đơn giản, gọi cứu thương, rồi bỗng dưng trở thành bị cáo, bị đòi bồi thường thiệt hại, tôi khó mà chấp nhận việc này”.

    Người phụ trách công ty TNHH xe bus Trung Bắc ở An Khánh nhấn mạnh: “Nhân viên của công ty chúng tôi đã tận tình cứu giúp bà cụ, anh ta không phải là một bác sĩ, không thể trách anh ta được. Hơn nữa, các bác sĩ bệnh viện An Khánh cũng đã chứng thực bà cụ chết vi suy tim cấp, chúng tôi sẽ chỉ trả phí nằm viện cho bà cụ, chứ không thể là khoản tiền mà người nhà bà cụ yêu cầu, nếu bên nguyên kiên quyết đòi kiện thì luật sư của chúng tôi đã sẵn sàng!”

    Dự kiến, sáng 7/11, Tòa án An Khánh sẽ công khai xét xử vụ việc này.

    Những chuyện cứu người rồi bị vạ lây đã trở thành chuyện cơm bữa ở Trung Quốc, và đó cũng là rào cản đối với bất cứ ai khi muốn cứu giúp người bị nạn. Phải chăng vì thế mà 18 người chúng ta vẫn gọi là "những kẻ máu lạnh" đã không dám cứu bé Tiểu Duyệt?

    Cộng đồng mạng Trung Quốc cho rằng, nếu chính phủ nước này không sớm xem xét đưa ra những luật mới quy định cụ thể về việc cứu người bị đổ vạ, thì chẳng mấy chốc xã hội Trung Quốc sẽ biến thành một xã hội vô cảm thực sự, đơn giản bởi vì không còn ai muốn và dám làm người tốt.


    Đỗ Hường Tin liên quan
    » Phẫn nộ vụ y tá đem vứt rác bé sơ sinh còn sống
    » Vác xe biển quân sự giả chạy rông đâm chết người
    » Bé 3 tuổi bị hai lần xe cán đã vĩnh viễn ra đi
    » Vụ bé 3 tuổi bị 2 lần xe cán: 2 hung thủ, 3 kẻ đầu thú
    » Mạo xưng là kẻ đâm bé Tiểu Duyệt vì muốn... nổi tiếng?!
    » 10 tội ác rùng mình của sự vô cảm
    » Cộng đồng mạng Trung Quốc rùng mình trước sự vô cảm
    » Người đàn bà nhặt rác và cái sụp lạy của lương tâm

    Việt Báo (Theo_VTC) ​

    Cái lý do chính để người TQ không cứu giúp người bị nạn là : đất nước TQ đông dân quá rồi , cứ đà này mươi năm nữa chả có gì mà ăn , thôi để chết bớt người Hán đi cho đỡ chật đất thối đường !

    :-":-":-":-":-"

  3. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Lao đao với “vịt trời” Trung Quốc
    Thứ Bảy, 05/11/2011 21:41
    Hàng trăm hộ nuôi vịt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế rơi vào tình trạng lao đao vì vịt nuôi mãi chỉ bằng… vịt con. Nhiều khả năng đây là loại vịt siêu trứng có giống từ Trung Quốc
    Giống vịt này có đặc điểm chân cao, cổ dài như con cò, thân gầy đét, chạy rất khỏe và ăn rất nhiều nhưng nuôi 3 tháng mà nặng chỉ được 0,2 kg.

    Vịt siêu nhỏ


    Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, cho biết tháng 7 vừa qua có nhiều thương lái chở vịt con đi bán dạo bằng xe máy nên chị đã mua 50 con với trị giá 750.000 đồng. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng chăm sóc, những con vịt này của gia đình chị vẫn không lớn lên được chút nào.
    [​IMG]

    Chị Nguyễn Thị Hương (xã Hương Hòa, huyện Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên-Huế) với con vịt siêu nhỏ

    Chị Hương than vãn: “Giống vịt này ăn rất khỏe, chạy rất nhanh nhưng nuôi mãi mà không có con nào vượt quá 0,5 kg”. Theo chị Hương, khi mua từ các thương lái, những con vịt này có hình dáng rất giống vịt siêu nạc với các đặc điểm như mỏ hồng, chân và lông màu vàng… Nhưng càng nuôi đàn vịt càng có nhiều đặc điểm như loài vịt trời và… bé tẻo teo.

    Rơi vào tình cảnh tương tự, anh Lê Văn Hợi ở thôn 9, xã Hương Hòa cũng cho biết gia đình anh nuôi 30 con vịt từ hơn 3 tháng nay giờ cũng chẳng thấy chúng lớn. “Vịt siêu nạc nuôi 3 tháng đã nặng 3-4 kg/con, nhưng loài vịt này nuôi chừng ấy thời gian mà có con chỉ mới nặng… 0,2 kg”.

    Còn theo chị Trần Thị Hải, trú tại thôn 11, xã Hương Hòa, do giá vịt này rẻ, chỉ với 13.000 đồng/con, rẻ hơn 5.000-7.000 đồng so với loại vịt thường bán ở chợ nên rất nhiều người ở huyện Nam Đông mua về nuôi. Chị kể: “Lúc đầu, tôi mua 20 con để nuôi thử, nhưng vài ngày sau, thương lái chở vịt tới tận nhà gạ gẫm và bán với giá rẻ, chỉ 300.000 đồng cho 60 con nên tôi mua tiếp”.

    Theo tính toán của chị Hải, tiền giống không bao nhiêu nhưng tiền chi phí mua thức ăn nuôi đàn vịt này khá tốn kém. Mỗi ngày gia đình chị phải bỏ ra 40.000-50.000 đồng mua thức ăn, đã tốn tổng cộng hơn 4 triệu đồng nhưng đến nay đàn vịt vẫn bé xíu.

    Vì nuôi phải… “vịt trời”, bán chẳng ai mua, hầu hết các hộ nông dân ở địa phương trên đang rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.

    Giống vịt Trung Quốc?


    Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông huyện Nam Đông, chỉ tính riêng các xã Hương Hòa, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre, đã có hơn 2.000 con vịt lạ được thương lái lừa bán cho người dân. Giống vịt này cũng xuất hiện khá nhiều ở các huyện khác ở tỉnh Thừa Thiên – Huế và nông dân đang rơi vào tình trạng lỗ nặng.

    Ông Nguyễn Hữu Ánh, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Đông, cho biết đã cử lực lượng chuyên môn đi kiểm tra nhưng chưa thống kê được cụ thể có bao nhiêu hộ nuôi nhầm “vịt trời”, mức độ thiệt hại, tình hình mua bán, kinh doanh con giống. Theo ông Ánh, đây là lần đầu tiên lực lượng của trạm phát hiện giống vịt lạ này và nhiều khả năng đây là loại vịt siêu trứng có giống từ Trung Quốc.

    Trong khi đó, ông Trần Văn Toản, một chủ lò ấp trứng vịt ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, cho rằng có thể đây là loại vịt có giống xuất xứ từ Trung Quốc và được ấp nở ngay tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Toản lập luận: “Trong quá trình ấp có thể lẫn lộn một lượng lớn trứng vịt giống Trung Quốc vào nhưng chủ lò không phân biệt được, đến khi trứng nở thành con thì họ đành tách số loại vịt này đi tiêu thụ với giá rẻ”.

    Theo ông Đặng Ái, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế, giống vịt không rõ nguồn gốc trên không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

    Chờ kết quả kiểm tra giống vịt

    Phòng NN-PTNT huyện Nam Đông cho biết những ngày qua đã phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế tiến hành kiểm tra, xác định giống vịt lạ này ở các xã Hương Hòa, Hương Lộc, thị trấn Khe Tre. Tuy nhiên, kết quả xác định loại giống này vẫn đang chờ Sở NN-PTNT tỉnh kết luận. Trước tình hình giống vịt lạ xuất hiện trên địa bàn, UBND huyện Nam Đông cũng đã có thông báo gửi đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhằm tuyên truyền cho người dân không nên mua giống vịt không rõ nguồn gốc xuất xứ, giống vịt có cổ dài, chân cao… để nuôi.

    Quang Nhật
    [Quay lại]
    Bà con chăn nuôi nhà mình phải tuyệt đối cảnh giác với gia cầm và thức ăn chăn nuôi có xuất sứ từ Tung cẩu.tóm lại là Tẩy chay hàng Tung cẩu
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống còn

    Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 13:39


    Nhìn nhận Biển Đông mang ý nghĩa toàn cầu, các đại biểu quốc tế cho rằng bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống đối với các nước trong khu vực.

    Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hôm nay (4/11) tại Hà nội.

    Hơn 200 đại biểu là những học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, trong đó có hơn 70 đại biểu từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy, hơn 50 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 100 đại biểu Việt Nam.

    Biển Đông trong rađa quốc tế

    Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu, đánh giá từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực đã và sẽ có nhiều thay đổi.

    Từ đó đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

    Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu khai mạc hội thảo cho biết, số lượng các hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày càng tăng cho thấy tầm quan trọng của khu vực này. Chỉ tính riêng năm nay đã có 15 hội thảo về đề tài này.

    Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông ngày càng được thảo luận chính thức trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

    [​IMG]Giáo sư Carlyle Thayer (trái): Chính nhờ thông qua DOC, căng thẳng ở Biển Đông đã dịu đi. Ảnh: TS
    Đánh giá về các nguy cơ xung đột hiện có ở Biển Đông, ông Quý cho rằng có những lúc cả cộng đồng trong khu vực và quốc tế đã phải “nín thở “ bởi tình hình quá nóng. “Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, ông Quý nhận định.

    “Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào “rađa" kiểm soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp trên Biển Đông, cũng như các vụ việc phức tạp xảy ra trên Biển Đông được phân tích đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn”, ông nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, ông Quý cho rằng những nỗ lực hợp tác trên đây mới chỉ là bước đầu trên một con đường vô cùng lâu dài và gian khổ để các bên liên quan đến thảo luận trực tiếp và không trực tiếp, không hành động vì lợi ích của mình mà phải tính đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cộng đồng quốc tế, để hướng tới mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực hòa bình hợp tác và phát triển.

    Sau phiên khai mạc, sáng nay đã diễn ra hai phiên thảo luận đầu tiên với 8 tham luận về hai chủ đề: Tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vựcLợi ích của các bên trong và ngoài khu vực Biển Đông.

    Cơ chế quản lý xung đột

    Các đại biểu đến từ Mỹ, Ấn Độ, Nga, ASEAN... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề biển Đông đối với môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Do tính chất phức tạp của vấn đề liên quan tới các khía cạnh luật pháp, kỹ thuật, chính trị nội bộ, chính trị quốc tế, chiến lược, kinh tế..., Biển Đông ngày càng thu hút được quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực.

    Tiến sỹ Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định mọi thành viên ASEAN đều có lợi ích “ bất di bất dịch” đối với ổn định và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nền tảng cho sự đồng thuận lâu dài trong ASEAN chính là cần phải có một cơ chế quản lý xung đột như Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), dù vẫn tồn tại những khác biệt về cách tiếp cận va về tầm quan trọng của nó.

    Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Úc cũng đồng quan điểm rằng chính nhờ thông qua DOC, tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã dịu đi trong nửa cuối năm 2011, ngoại giao giữ vai trò trung tâm với những tuyên bố và các cuộc gặp gỡ cấp cao trong khu vực.

    Tại hội thảo, có đại biểu còn cho rằng Biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa, an ninh quốc tế là không thể chia cắt, lợi ích của các nước ở khu vực và trên thế giới đan xen lẫn nhau, sự phát triển của khu vực này có ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu vực khác. Do vậy, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống còn không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.

    Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, trong vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang và sẽ dành ưu tiên ngày càng cao hơn cho các vấn đề như tự do, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

    Theo VNN
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vì tương lai hòa bình của biển Đông

    Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 13:40


    Vai trò của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về biển Đông diễn ra hôm 4.11 tại Hà Nội.

    Chính sách “mơ hồ chiến lược”

    Mặc dù tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông đều là thành viên của Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS) và tất cả các văn bản ký kết trong phạm vi ASEAN về biển Đông đều kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng Đại sứ Rodolfo C.Severino - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) - vẫn quan ngại trước khả năng một quốc gia nào đó thấy rằng các quy định của luật pháp quốc tế không phù hợp với lợi ích “cốt lõi” của họ hay không có lợi cho sách lược mà quốc gia đó đã lựa chọn.

    Ví dụ được ông Severino dẫn ra là trường hợp đường yêu sách chín đoạn (đường lưỡi bò) gần như ôm trọn biển Đông trên những bản đồ chính thức của TQ. Tấm bản đồ này chính thức được TQ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ năm 2009. Bất chấp những câu hỏi mà các nước ASEAN đặt ra, Bắc Kinh luôn từ chối cho biết chính xác đường chín đoạn có ý nghĩa gì.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTheo Đại sứ Severino, thực sự thì đường chín đoạn này không được định vị chính xác bằng hệ tọa độ và do đó chỉ đơn thuần là một đường vẽ trên bản đồ mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. “Liệu việc từ chối xác định vị trí chính xác của đường chín đoạn cũng như chỉ rõ các vùng mà đường này bao quanh có phải là một nỗ lực nhằm giữ “sự mơ hồ chiến lược” hay là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh và Đài Bắc chưa đạt được sự nhất trí về vấn đề này, hay là cả hai?”, Đại sứ Severino đặt câu hỏi.

    Theo TS Renato Cruz de Castro (ĐH De La Salle, Philippines), khi bình luận về yêu sách biển bành trướng của TQ dựa trên niên giám lịch sử, một nhà phân tích người Mỹ đã nhận định như sau: “Đối với các quốc gia ven biển Đông, các yêu sách của TQ tương tự như việc một người hàng xóm của bạn tuyên bố rằng toàn bộ con đường trước nhà bạn là tài sản riêng của anh ta. Hơn nữa anh ta cũng tuyên bố rằng vỉa hè, đường lái xe vào nhà bạn và sân trước nhà bạn cũng thuộc về anh ta. Nếu bạn hay các hàng xóm khác phản đối, anh ta chối bỏ hiệu lực danh nghĩa mà bạn có và từ chối việc ra tòa giải quyết”.

    Theo GS Geoffrey Till (ĐH King, Anh), TQ bị rất nhiều nước coi là thiếu minh bạch trong chính sách đối ngoại nên người ta tập trung rất nhiều vào cái mà TQ làm hơn là chú ý vào điều nước này nói.

    Trong một cố gắng nhằm xoa dịu các cuộc tranh cãi về biển Đông diễn ra vào giữa 2010, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Cảnh Nhạn Sinh nói: “Phù hợp với yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng sự tự do đi lại của tàu thuyền hoặc máy bay từ những nước liên quan với điều kiện các nước này cũng tôn trọng luật pháp quốc tế”. Theo GS Geoffrey Till, điều này trên thực tế rất mơ hồ.

    Vai trò của ASEAN

    Dẫn chiếu lại bài học trong cuộc tranh chấp biên giới giữa TQ và Ấn Độ cho vấn đề biển Đông, TS Vijay Sakhuaja, Giám đốc nghiên cứu Hội đồng các vấn đề thế giới (Ấn Độ), cho rằng TQ đã tài tình đẩy các tranh chấp biên giới với Ấn Độ đến thời điểm tương lai và đã khéo léo khởi xướng hàng loạt các cuộc đối thoại biên giới. Theo đó xung đột được giải quyết theo mong muốn của TQ vào thời gian sau này khi mà TQ đã có được sức mạnh tổng hợp cần thiết. TS Vijay Sakhuaja cũng bày tỏ lo ngại của Ấn Độ về việc TQ diễn giải cái gọi là “lợi ích cốt lõi”. “Có thể thấy thông qua việc tuyên bố biển Đông là lợi ích dân tộc cốt lõi và đưa khu vực này lên ngang tầm với Tây Tạng và Đài Loan, Bắc Kinh đã đưa thêm một yêu sách lãnh thổ. Nếu yêu sách này không bị thách thức, TQ sẽ dần đạt được sự chấp thuận trên thực tế của quốc tế”, TS Sakhuaja khẳng định.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTheo TS Renato Cruz de Castro, TQ đang sử dụng các chiến thuật chính trị cường quyền liên quan đến yêu sách lãnh thổ. Trong đó bao gồm việc đưa ra những yêu sách dựa trên lịch sử, áp dụng cách tiếp cận song phương để làm suy yếu ASEAN đồng thời dựa vào kế sách “chia để trị” trong đối phó với từng nước thành viên ASEAN và tạo ra một sự chia rẽ giữa ASEAN và Mỹ. Bên cạnh đó TQ cũng liên tục củng cố sức mạnh hải quân giúp họ giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo cách của mình.

    Trong bối cảnh đó, vai trò của ASEAN sẽ ra sao? Theo ông Hà Anh Tuấn, nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH New South Wales (Úc), ASEAN có lợi ích, trách nhiệm và khả năng để tham gia tích cực hơn trong vấn đề biển Đông và đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp. Theo ông Tuấn, sự miễn cưỡng chấp nhận vai trò của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở biển Đông của TQ nên được thay đổi vì việc tích cực cùng ASEAN thúc đẩy hợp tác khu vực sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho TQ. Sự ủng hộ của TQ đối với vai trò của ASEAN sẽ đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực, điều tối quan trọng cho sự phát triển của TQ.

    Theo TS Renato Cruz de Castro, là quốc gia yêu sách lớn nhất và mạnh nhất, TQ đang ở vị thế rất đặc thù. Hoặc TQ trở thành người chơi quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông; hoặc họ sẽ là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết này. Yêu sách biển mở rộng của TQ dựa trên niên giám lịch sử chiếm khoảng 80% biển Đông và theo hướng nam tiến. Yêu sách biển bành trướng này sẽ mang lại hệ lụy trực tiếp đối với các quốc gia ven biển, đối với tự do hàng hải và đối với hoạt động hải quân.
    Theo TS de Castro, điều nguy hiểm của tranh chấp không chỉ đơn giản là sự kiểm soát một khu vực biển chiến lược và rộng lớn. Quan trọng hơn đó là tương lai của Đông Á. Liệu khu vực có tránh được các cuộc cạnh tranh xung đột và chiến tranh mà châu Âu đã trải qua trước năm 1945 hay không? Hay liệu quá khứ của châu Âu có thể trở thành tương lai của Đông Á?

    Theo TNO
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Biển Đông: Yêu sách dựa vào lịch sử là không phù hợp

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 10:33


    Các học giả dự hội thảo quốc tế ở Hà Nội về Biển Đông cho rằng yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển LHQ 1982.

    Hội thảo khoa học quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” bế mạc chiều 5/11 sau hai ngày họp.

    Gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như biện pháp thúc đẩy hợp tác.

    [​IMG]

    Vai trò các nước lớn


    Các học giả khẳng định với các giá trị kinh tế tiềm năng, các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới.

    Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ… có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif Về tình hình thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng vấn đề Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng.

    Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang.

    Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng cũng như tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông nói chung.

    Tuân thủ UNCLOS

    Về khía cạnh pháp lý quốc tế, các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông.

    Cụ thể, UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm.

    Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS.

    Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông.

    [​IMG]

    UNCLOS cần phải được các bên liên quan coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận. Do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.

    Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột trên Biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung, trước hết phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifMột số học giả đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và luật biển quốc tế hay không.

    Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

    Minh bạch hóa yêu sách chủ quyền

    Dựa trên kinh nghiệm giải quyết tranh chấp biển trên thế giới, các đại biểu đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông: sáng kiến xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay...

    Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo.

    Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định và khuyến khích các bên hợp tác quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình.

    Theo VNN
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vạch ra các yêu sách tranh chấp đối với Biển Đông

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 11:04


    REVIEW BRIEF
    Mapping Out Rival Claims To The South China Sea
    Tommy Koh, The Straits Times (Singapore -13/09/2011)

    DURING the past two years, tension has been rising in the South China Sea. As a result of a deadline set by a United Nations body for coastal states to submit their claims to extended continental shelves, there was a flurry of claims and counter-claims in 2009, including a joint submission by Malaysia and Vietnam and a response by China.
    There have also been several incidents at sea, between China and Vietnam, over fisheries; and between China, on the one hand, and the Philippines and Vietnam, on the other, over collection of seismic data and exploration for hydrocarbons by oil companies.
    At the Asean Regional Forum, held in Hanoi in July last year, there was a sharp exchange of words between the foreign ministers of China and the United States.
    Much has been written about the South China Sea, but the salient questions of law and fact involved remain unclear. I will attempt to answer 10 of the most frequently asked questions.

    Question 1: What and where is the South China Sea?
    The South China Sea is a semi-enclosed sea, bounded by China in the north, the Philippines in the east, Vietnam in the west, East Malaysia and Brunei in the south-east, and Indonesia and West Malaysia in the south-west.
    This body of water is about 3.5 million sq km. It forms part of the Pacific Ocean, one of the global commons.

    Question 2: What is the significance of the South China Sea?
    First, it is the highway for trade, shipping and telecommunications.
    Eighty per cent of world trade is seaborne. One-third of world trade and half of the world’s traffic in oil and gas pass through the South China Sea. Freedom of navigation in the South China Sea is, therefore, of critical importance to China, Japan, South Korea, Asean and other trading nations and maritime powers.
    Second, it is rich in fish and other living resources. Fish is a principal source of protein and fishing is a source of employment for millions of Asians who live in coastal communities.
    Third, it is presumed that there are significant deposits of oil and gas in the continental shelves underneath the South China Sea.

    Question 3: Is there a law governing the South China Sea?
    It is governed by international law, particularly the UN Convention on the Law of the Sea (Unclos), which was adopted in 1982 and came into force in 1994. China, Japan, South Korea and all the 10 Asean countries are parties to this convention and thus bound by its provisions.

    Question 4: Which are the claimant countries and what have they claimed?
    Two groups of geographic features located in the South China Sea are subject to competing claims of sovereignty, namely the Paracel Islands, located in the northern part of the South China Sea, and the Spratly Islands, located in the central part of the South China Sea.
    In particular, the sovereignty dispute over the Spratly Islands is a continual source of conflict and tension in the region.
    China, Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam are the claimant states. Taiwan is also a claimant but not recognised by the international community as a sovereign and independent state. It is, therefore, not a party to the UN Convention.

    Brunei reportedly claims part of the area of waters in the Spratly Islands adjacent to it, including two maritime features, namely Louisa Bank and Rifleman Bank, as part of its continental shelf.

    The Philippines reportedly claims 53 of the maritime features in the Spratly Islands which it calls the Kalayaan Island Group as well as Scarborough Shoal.
    Malaysia reportedly claims sovereignty over 11 maritime features in the Spratly Islands.
    Vietnam claims sovereignty over all the maritime features in the Paracel Islands and the Spratly Islands.
    China claims sovereignty over all the maritime features in the South China Sea.
    Taiwan’s claims are identical to those of China. Taiwan is, however, in physical possession of the largest maritime feature in the South China Sea, namely Itu Aba or Taiping.
    Question 5: Are the claims consistent with Unclos?

    The convention does not contain any new law on how to determine a state’s claim to sovereignty over territory. The question has to be determined by customary international law.

    Disputes over sovereignty can be resolved by negotiation, conciliation, arbitration or adjudication. It is, thus, not possible for one to say whether the sovereignty claims by the five claimant states are valid or not. They have not been tested in a court of law or arbitral tribunal.
    The Chinese claim is not clear. The ambiguity is caused by a map which was attached to a Chinese official note to the UN on the outer limits of its continental shelf under Unclos in May 2009. The map contains nine dashed lines forming a U, enclosing most of the waters of the South China Sea. The map was first published in 1947 by the Republic of China under the Kuomintang, prior to the founding of the People’s Republic of China.

    What is not clear is whether China is claiming sovereignty over the maritime features enclosed by the lines or to both the features and the waters so enclosed. If the former, this is consistent with the convention. However, if the latter, then China’s assertion of rights, based upon history, to the waters, is not consistent with the convention. The convention does not recognise such rights.
    When China acceded to the convention, it agreed to be bound by the new legal order set out in the convention. Under the law of treaties, when a state becomes a party to a treaty, it is under a legal obligation to bring its laws and conduct into conformity with the treaty.

    Question 6: What maritime zones are the features entitled to?
    There is considerable confusion about the answer to this question. First, there is no authoritative study of the different maritime features which make up the Spratly Islands group. Such a study should classify them into: islands, rocks, low-tide elevations and artificial islands.
    Second, under the convention, artificial islands are not entitled to any maritime zones except for a 500m safety zone. A low-tide elevation is not entitled to any maritime zone but can be used as a base point in measuring the territorial sea. A low-tide elevation is submerged at high tide.
    A rock is entitled to a 12-nautical mile (22km) territorial sea. An island is entitled to a territorial sea, a 200-nautical mile exclusive economic zone and a continental shelf.
    Under Article 121 of the convention, the difference between a rock and an island is that an island is capable of sustaining human habitation or economic life.
    Third, the policies and pronouncements of the claimant states show little regard for the law and are self-serving. To put it crudely, they seem to be saying that ‘my rock is an island and your island is only a rock’. In its submission to the UN in 2009, Indonesia contends that all the features in the South China Sea are rocks and not islands.


    Question 7: What is Asean’s position on the South China Sea?
    Asean, as a group, does not support or oppose the claims of the four Asean claimant states. The group has also not taken a position on the merits of the disputes between China and Asean claimant states.
    Therefore, any perception that the claims of Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam are backed by Asean is incorrect.
    Asean is, however, a stakeholder in the South China Sea. First, it wishes to maintain peace in the region. Second, it wishes to promote good relations between China and Asean. Third, it is committed to the peaceful settlement of disputes. Fourth, it wishes to ensure that all interested parties act strictly in accordance with international law, especially Unclos.
    In 2002, when tensions were high, Asean drafted a Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC). The DOC was signed by Asean and China. In July this year, the Asean Regional Forum adopted a set of implementing guidelines. Both the DOC and the guidelines are non-binding.

    Although they are not unimportant, the fact is that some claimant states have violated both the letter and spirit of the DOC by acting unilaterally to expand and fortify the features they occupy.
    Asean and China should work together to formulate and adopt a binding code of conduct as their next goal.

    Question 8: What is the US position on the South China Sea?
    The US is not a claimant state or a littoral state. It is, however, a stakeholder. Why? First, the US is a major trading nation and maritime power. It has a legitimate interest in ensuring that the freedom of navigation and other lawful uses of the sea are respected by the claimant states and littoral states.

    Second, the US has an interest in ensuring that the claimant states act strictly in accordance with international law, including the Unclos, of which it is, unfortunately, not a state party.
    Third, while the US has not endorsed the claims of the Philippines and Vietnam, it is concerned that the disputes should be resolved peacefully, without resort to force.
    Fourth, the US is concerned about the Chinese map and would oppose any attempt by China to assert rights to the waters enclosed by the nine dashed lines.
    Fifth, the US has a treaty alliance with the Philippines but it has been ambiguous over whether and under what conditions that alliance might apply to an armed conflict in the South China Sea involving the Philippines and another claimant.


    Question 9: What could China and the Asean claimant states do to bring about an amicable settlement to their disputes?
    They have two fundamental choices. The first option is to try to resolve their sovereignty disputes through negotiations, both bilaterally and multilaterally.
    However, if the negotiations prove to be fruitless, the parties should consider whether to resort to other modalities of dispute settlement, such as conciliation, arbitration and adjudication.
    However, sovereignty disputes cannot be referred to any form of third-party dispute settlement without the consent of the parties.
    Also, China has exercised its right, under Article 298, to opt out of compulsory binding dispute settlement, for disputes concerning its maritime boundary delimitation. So, a claimant state, such as the Philippines, cannot refer maritime boundary delimitation disputes with China to arbitration under Annex VII of Unclos or adjudication before the International Tribunal for the Law of the Sea.
    However, the Philippines could, for example, frame the issue as one relating to other Unclos provisions, such as its rights to explore and exploit the natural resources in its exclusive economic zone or whether certain disputed features are rocks or islands.
    The second choice is for the parties to put aside their sovereignty disputes and to apply the concept of joint development to the disputed areas. Joint development has worked in other cases, for example, between Malaysia and Thailand (1979-1990), between Malaysia and Vietnam (1992) and between Australia and Timor Leste (2002).
    However, we face a major obstacle. The concept of joint development must be applied in the context of a disputed area. But, until China is prepared to clarify its claims, we will not be able to determine what are the disputed areas.

    Question 10: What is Singapore’s position?
    Singapore is not a claimant state. It does not support the position of any of the claimant states. On the merits of the various claims, Singapore is neutral.

    Singapore is, however, not neutral on the need by all the claimant states to strictly adhere to international law, in general, and Unclos, in particular. Singapore is also insistent that the disputes must be resolved peacefully. Any threat or use of force would be unacceptable. Singapore shares Asean’s aspiration to maintain peace in the region and to promote good relations between Asean and China.

    Pending the resolution of the dispute, Singapore supports the effort by Asean and China to implement the DOC that would serve as a guide for the behaviour of the claimant states in order to avoid confrontation and reduce tensions.
    As a neutral party, trusted by all the claimants, Singapore seeks to play a helpful role, especially through the National University of Singapore Centre for International Law, to bring the parties together, elucidate the issues, research the facts and the law, and help the parties to find ways to achieve an amicable settlement to their disputes.
    The writer is chairman of the Centre for International Law at the National University of Singapore. He was president of the Third UN Conference on the Law of the Sea which produced the UN Convention on the Law of the Sea (Unclos).
    Review Brief is an occasional series featuring an authoritative guide on an emerging issue.


    Mapping Out Rival Claims To The South China Sea
    Tommy Koh, The Straits Times (Singapore -13/09/2011)
    Người dịch: Phan Văn Song
    TRONG hai năm qua, căng thẳng đã gia tăng ở Biển Đông. Để đáp ứng với thời hạn chót do Liên Hiệp Quốc (LHQ) đề ra cho các nước ven biển nộp yêu sách về thềm lục địa mở rộng, có một loạt các yêu sách và phản bác trong năm 2009, bao gồm một hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam và đáp trả của Trung Quốc .
    Cũng đã có nhiều sự cố trên biển, giữa Trung Quốc và Việt Nam về đánh bắt cá, và giữa Trung Quốc và bên còn lại gồmPhilippines và Việt Nam về thu thập các dữ liệu địa chấn và thăm dò hydrocarbon bởi các công ty dầu.
    Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kì đã trao đổi các lời lẽ mạnh bạo.
    Đã có nhiều bút mực về Biển Đông, nhưng những câu hỏi chính yếu về pháp luật và thực tế có liên quan vẫn còn chưa rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng trả lời 10 câu hỏi thường gặp nhất.

    Câu hỏi 1: Biển Đông là gì và ở đâu?
    Biển Đông là một biển nửa kín, được giới hạn bởi Trung Quốc ở phía bắc, Philippines ở phía đông, Việt Nam ở phía tây, Đông Malaysia và Brunei ở phía đông nam, và Indonesia và Tây Malaysia ở phía tây nam.
    Diện tích vùng nước này là khoảng 3,5 triệu km vuông. Nó là một phần của Thái Bình Dương, một trong những vùng biển chung của thế giới.

    Câu hỏi 2: Tầm quan trọng của Biển Đông là gì?
    Đầu tiên, nó là tuyến đường lớn cho thương mại, vận chuyển, và giao thông.
    Tám mươi phần trăm thương mại thế giới thông qua đường biển. Một phần ba thương mại thế giới và một nửa lưu lượng dầu và khí đốt thế giới đi ngang qua Biển Đông. Do đó, tự do hàng hải ở Biển Đông có tầm quan trọng cốt yếu đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và các quốc gia thương mại cũng như các cường quốc biển khác.
    Thứ hai, Biển Đông có nhiều tôm cá và các nguồn tài nguyên sinh vật. Cá là nguồn protein chính yếu và đánh bắt cá là kế mưu sinh cho hàng triệu người châu Á sống trong các cộng đồng ven biển.
    Thứ ba, nó được coi là có trữ lượng đáng kể dầu khí tại thềm lục địa bên dưới Biển Đông.
    Câu hỏi 3: Có luật lệ nào chi phối Biển Đông hay không?
    Nó bị chi phối bởi luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), được thông qua vào năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và tất cả 10 nước ASEAN đều là thành viên của Công ước này và do đó bị ràng buộc bởi các quy định của nó.

    Câu hỏi 4: Các bên tuyên bố chủ quyền là các nước nào và họ yêu sách điều gì?
    Hai nhóm các thể địa lí nằm ở Biển Đông là đối tượng cho các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa nằm ở phần phía bắc Biển Đông, và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông.
    Đặc biệt, các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là một nguồn xung đột và căng thẳng liên tục trong khu vực.
    Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là các bên tuyên bố chủ quyền. Đài Loan cũng là một bên có yêu sách chủ quyền nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận như là một nước chủ quyền và độc lập. Do đó, Đài Loan không phải là một thành viên của Công ước LHQ.
    Brunei được biết đã tuyên bố một phần diện tích vùng biển ở quần đảo Trường Sa tiếp giáp với nước này, bao gồm hai thể địa lí biển (matitime feature), cụ thể là bãi cạn Louisa và bãi cạn Rifleman như là một phần của thềm lục địa của Brunei.
    Philippines tuyên bố chủ quyền 53 thể địa lí biển ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nhóm đảo Kalayaan cùng bãi Scarborough.
    Malaysia tuyên bố chủ quyền hơn 11 thể địa lí biển ở quần đảo Trường Sa.
    Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên tất cả các thể địa lí biển ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các thể địa lí biển trong vùng Biển Đông.
    Yêu sách của Đài Loan giống với yêu sách của Trung Quốc. Tuy nhiên Đài Loan chiếm hữu thực tế thể địa lí biển lớn nhất trong Biển Đông, cụ thể là đảo Itu Aba hay còn gọi là Thái Bình.
    Câu hỏi 5: Các yêu sách có phù hợp với UNCLOS hay không?
    Công ước không chứa bất kì luật mới nào về việc làm thế nào để xác định yêu sách chủ quyền của một nước đối với lãnh thổ. Câu hỏi này phải được xác định theo thông luật quốc tế. customary international law)
    Các tranh chấp về chủ quyền có thể được giải quyết qua thương lượng, trọng tài, hoà giải hoặc phân xử. Do đó, không ai có thể nói yêu sách chủ quyền của 5 nước tuyên bố chủ quyền là có hợp lệ hay không. Các tuyên bố đó chưa được đối chất ở một tòa án luật pháp hoặc tòa trọng tài.
    Yêu sách của Trung Quốc không rõ ràng. Bản đồ đính kèm vào công hàm của Trung Quốc gửi LHQ về các giới hạn bên ngoài của thềm lục địa của mình theo UNCLOS tháng 5 năm 2009 là tác nhân gây ra sự mù mờ này. Bản đồ đó có 9 đường vạch rời tạo thành một chữ U, bao kín gần trọn các vùng nước của Biển Đông. Bản đồ này do Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Quốc Dân Đảng xuất bản lần đầu vào năm 1947, trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
    Điều không rõ ràng là chưa rõ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với a) các thể địa lí biển bao bọc bởi những đường này hoặc b) cả các thể địa lí lẫn các vùng nước bao bọc bên trong. Điều a) thì phù hợp với công ước. Còn điều b) thì Trung Quốc khẳng định các quyền đối với vùng biển dựa trên lịch sử là không phù hợp với công ước. Công ước không công nhận các quyền đó.
    Khi gia nhập Công ước, Trung Quốc đồng ý bị ràng buộc bởi trật tự pháp luật mới quy định trong công ước. Theo luật hiệp ước quốc tế, khi một nước trở thành thành viên của một hiệp ước thì theo nghĩa vụ pháp lí, nước đó phải làm cho luật pháp và việc hành xử của nướcmình phù hợp với hiệp ước.

    Câu hỏi 6: Các thể địa lí biển được hưởng những vùng biển bao quanh cỡ nào?
    Có sự nhầm lẫn đáng kể về câu trả lời cho câu hỏi này. Đầu tiên, chưa có nghiên cứu có thẩm quyền nào về các thể địa lí khác nhau tạo nên nhóm quần đảo Trường Sa. Một nghiên cứu như vậy cần phải phân loại chúng thành: đảo, đá, bãi cạn, đảo nhân tạo.
    Thứ hai, theo công ước, đảo nhân tạo không được hưởng bất kì một vùng biển bao quanh nào ngoại trừ một khu vực an toàn 500m. Một bãi cạn không hưởng bất kì vùng biển bao quanh nào, nhưng có thể được sử dụng như một điểm cơ sở khi đo lãnh hải. Một bãi cạn chìm dưới nước khi thủy triều lên.
    Đá được được hưởng một lãnh hải 12 hải lí (22km). Đảo được quyền có lãnh hải, một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí và thềm lục địa.
    Theo quy định tại Điều 121 của Công ước, sự khác biệt giữa đá và đảo là đảo có khả năng duy trì việc cư trú của con người hay đời sống kinh tế.
    Thứ ba, các chính sách và những tuyên bố của các bên tranh chấp thể hiện sự quan tâm ít ỏi về luật pháp và tư lợi. Nói nôm na, họ dường như nói rằng ‘đá của tôi là đảo và đảo của anh là chỉ đá’. Trong hồ sơ nộp cho LHQ năm 2009, Indonesia cho rằng tất cả các thể địa lí trong Biển Đông là đá không phải là đảo.

    Câu hỏi 7: Vị thế của ASEAN về Biển Đông là gì?
    ASEAN, với tư cách là một nhóm, không ủng hộ hay phản đối những tuyên bố của bốn nước ASEAN có tranh chấp. Nhóm cũng không xác lập vị thế dựa vào thang giá trị của các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tranh chấp.
    Vì vậy, bất kì quan niệm nào cho rằng những tuyên bố của Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam được ASEAN ủng hộ là không chính xác.
    Tuy nhiên, ASEAN là một có bên liên quan ở Biển Đông. Trước nhất, nó muốn duy trì hòa bình trong khu vực. Thứ hai, nó muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN. Thứ ba, nó cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp. Thứ tư, nó muốn đảm bảo rằng tất cả các bên có liên quan phải hành động theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
    Năm 2002, khi căng thẳng cao, ASEAN đã soạn ra Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). DOC đã được ASEAN và Trung Quốc kí kết. Vào tháng 7 năm nay, Diễn đàn Khu vực ASEAN đã thông qua một bộ hướng dẫn thực hiện. Cả DOC và bộ hướng dẫn này không có tính ràng buộc.
    Mặc dù hai tài liệu này không phải là không quan trọng, thực tế là một số nước có tranh chấp đã vi phạm cả chữ nghĩa lẫn tinh thần của DOC bằng việc đơn phương hành động mở rộng và củng cố thể địa lí mà họ đang chiếm giữ.
    ASEAN và Trung Quốc nên cùng làm việc với nhau để xây dựng và thông qua một bộ quy tắc ứng xử xem như đó là mục tiêu tiếp theo của họ.
    Câu hỏi 8: Vị thế của Mĩ đối với Biển Đông là gì?
    Mĩ không phải là một nước có tranh chấp hoặc một nước ven biển ở đây. Tuy nhiên, Mĩ cũng là một bên có liên quan. Tại sao? Trước hết, Hoa Kì là quốc gia thương mại lớn và cường quốc biển. Họ có một lợi ích chính đáng trong việc đảm bảo rằng tự do hàng hải và việc sử dụng biển hợp pháp khác được các nước có tranh chấp và các nước ven biển tôn trọng.
    Thứ hai, Mĩ có một quan tâm trong việc đảm bảo rằng các nước có tranh chấp hành động đúng theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, trong đó không may, Mĩ không phải là một nước thành viên.
    Thứ ba, dù Mĩ không nhận thực các tuyên bố của Philippines và Việt Nam, họ lại muốn tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình, không cần phải viện tới vũ lực.
    Thứ tư, Mĩ quan ngại về bản đồ của Trung Quốc và sẽ phản đối bất kì nỗ lực của Trung Quốc khẳng định quyền đối với vùng nước được bao bọc bởi đường 9 vạch.
    Thứ năm, Hoa Kì có một hiệp ước liên minh với Philippines nhưng hiệp ước này không rõ ràng về việc liệu và trong những điều kiện nào thì liên minh có thể áp dụng cho một cuộc xung đột vũ trang trong vùng Biển Đông dính dáng tới Philippines và các bên tranh chấp khác.
    Câu hỏi 9: Trung Quốc và các nước ASEAN có tranh chấp có thể làm gì để mang lại một giải pháp hoà giải các tranh chấp của họ?
    Họ có hai lựa chọn cơ bản. Lựa chọn đầu tiên là cố gắng giải quyết tranh chấp chủ quyền của họ thông qua đàm phán, cả song phương lẫn đa phương.
    Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán cho thấy là không hiệu quả, các bên nên xem xét có nên xét thêm các phương thức giải quyết tranh chấp khác, chẳng hạn như trọng tài, hoà giải và xét xử hay không.
    Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền không thể được quy thành bất kì hình thức giải quyết tranh chấp của bên thứ ba mà không có sự đồng ý của các bên.
    Ngoài ra, Trung Quốc đã thực hiện quyền của mình theo Điều 298, không tham gia giải quyết tranh chấp ràng buộc bắt buộc đối với các tranh chấp liên quan đến phân định ranh giới hàng hải. Vì vậy, một nước tranh chấp, chẳng hạn như Philippines, không thể chuyển các tranh chấp về phân định ranh giới biển với Trung Quốc đển trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS hoặc phân xử trước Tòa án quốc tế về Luật Biển. Tuy nhiên, Philippines có thể, chẳng hạn, khung vấn đề này vào các quy định khác của UNCLOS, chẳng hạn như quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế hay xét xem một số thể địa lí tranh chấp là đá hay đảo.
    Lựa chọn thứ hai là các bên tranh chấp gác việc tranh chấp chủ quyền lại và áp dụng ý niệm cùng nhau phát triển cho khu vực có tranh chấp. Phát triển chung đã có tác dụng trong các trường hợp khác, ví dụ, giữa Malaysia và Thái Lan (1979-1990), giữa Malaysia và Việt Nam (1992) và giữa Australia và Đông Timor (2002).
    Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với một trở ngại lớn. Ý niệm cùng nhau phát triển phải được áp dụng trong khu vực có tranh chấp. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể xác định các khu vực tranh chấp là khu nào khi Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng làm rõ yêu sách của họ.

    Câu hỏi 10: Vị thế của Singapore là gì?
    Singapore không phải là một nước tranh chấp. Nước này không ủng hộ lập trường của bất kì nước tranh chấp nào. Trên thang giá trị của các tuyên bố chủ quyền khác nhau, Singapore đứng ở vị trí trung lập.
    Tuy nhiên, Singapore không trung lập trong yêu cầu tất cả các nước nguyên đơn phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, nói chung, và UNCLOS, nói riêng. Singapore cũng nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình. Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là không chấp nhận được. Singapore chia sẻ nguyện vọng của ASEAN là duy trì hòa bình trong khu vực và thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Trung Quốc.
    Trong thời gian chờ giải quyết tranh chấp, Singapore ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc đưa DOC vào thực hiện, nó sẽ dùng như một hướng dẫn cho hành vi của các nước tranh chấp để tránh đối đầu và giảm căng thẳng.
    Là một bên trung lập, được sự tin cậy của tất cả các bên tranh chấp, Singapore tìm cách đóng một vai trò hữu ích, đặc biệt là thông qua các Đại học Quốc gia Singapore Trung tâm Luật quốc tế, đưa các bên ngồi lại với nhau, làm sáng tỏ các vấn đề, nghiên cứu các sự kiện và luật lệ, và giúp các bên tìm cách để đạt được một giải pháp hoà giải cho các tranh chấp của họ.

    Tác giả là Chủ tịch Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore. Ông là chủ tịch của Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển thứ ba đã đưa ra Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
    Review Brief làmột loạt bài không định kì có tính chất hướng dẫn có thẩm quyền về một vấn đề đang nổi lên.
  8. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Hoàn Cầu Thời báo là gì?


    Cập nhật: 16:21 GMT - thứ sáu, 4 tháng 11, 2011



    [​IMG]




    Dư luận Việt Nam gần đây chú ý tới nhiều bài báo mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, thậm chí hiếu chiến, trên tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc.
    BBCVietnamese.com cũng đã giới thiệu một số bài tới quý vị, chủ yếu liên quan tới chính sách của các nước ở Biển Đông. Nhiều độc giả đặt câu hỏi: vậy Hoàn Cầu Thời báo là tờ báo như thế nào?




    Mới đây, tạp chí Foreign Policy có bài của tác giả Christina Larson tựa đề 'Kênh Fox News của Trung Quốc' nói về Hoàn Cầu Thời báo, ví ấn phẩm này với kênh truyền hình cũng bị coi là bảo thủ và khá diều hâu của Hoa Kỳ.
    Bài báo đã hé lộ đôi điều về tờ báo đông người đọc vốn nhiều lần đe dọa trừng phạt các nước xung quanh.
    Các biên tập viên cao cấp của Hoàn Cầu Thời báo được nói hàng ngày tới văn phòng trong tòa nhà được canh gác chặt chẽ ở phía Đông thủ đô Bắc Kinh để làm việc cần mẫn tới 14 tiếng đồng hồ.
    Trong thời gian bận rộn đó "họ đặt và biên tập các bài báo cũng như xã luận về nhiều chủ đề, từ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông, tới thái độ ma mãnh của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới lượng bia rượu khổng lồ mà các quan chức nhà nước tiêu thụ..." để cuối cùng cho ra được tờ báo 16 trang.
    Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo là ông Hồ Tích Tiến, người được cho là 'đưa ra các quyết định cuối cùng'.
    Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'.... Tất nhiên các đe dọa kiểu này gây nhiều chú ý và Hoàn Cầu Thời báo luôn được các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài trích thuật.
    Quan điểm của ai?



    Báo Hoàn Cầu đặt tại khu nhà của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được thành lập từ năm 1948.
    Nhân dân Nhật báo là tờ báo chính thống, nhiều khi tẻ nhạt, chỉ được theo dõi để biết về số phận các lãnh đạo, ông nào lên và ông nào xuống.
    Hoàn Cầu có sứ mệnh khác hẳn. Ra đời năm 1993, ban biên tập Hoàn Cầu có nhiệm vụ tiếp cận quần chúng chứ không phải chỉ truyền đạt lại các thông điệp của Chính phủ hay Bộ Ngoại giao.
    Nhân viên tờ báo này cũng tỏ ra bình dân, không chỉ trong cách ăn mặc mà còn cả trong không khí làm việc sôi động và lắm lúc mất trật tự.
    Tổng biên tập Hồ Tích Tiến, 51 tuổi, để tóc dài, gầy gò và năng động. Ông học về đối ngoại quốc phòng ở Nam Kinh và có bằng thạc sỹ văn học Nga từ đại học Bắc Kinh.
    Ông Hồ nói nhanh và chọn từ ngữ sắc sảo. Ông nói với bà Larson: "Chúng tôi gọi cái xẻng là cái xẻng. Và chúng tôi không sợ làm phật lòng quý vị".
    "Nói thật thì tôi nghĩ lập trường của Hoàn Cầu Thời báo chỉ là làm sao để kiếm tiền. Chủ nghĩa dân tộc là con bài chính của tờ báo."
    Chuyên gia về Trung Quốc Michael Anti






    Thông thường ở Trung Quốc, tổng biên tập các báo do Đảng Cộng sản cử, nói chung không có kinh nghiệm báo chí và cũng chẳng mấy quan tâm tới việc làm báo.
    Thế nhưng, ông Hồ Tích Tiến thì khác hoàn toàn. Có lẽ ông chỉ giống các ông tổng biên tập khác ở một điểm là trung thành với Đảng.
    Ông từng là phóng viên chiến trường, và ham viết xã luận nên bài xã luận nào hầu như cũng có đóng góp của ông.
    Trang cá nhân của ông Hồ trên mạng Weibo, tương tự mạng Twitter bên phương Tây, có tới 1,4 triệu người theo dõi.
    Tờ báo của ông không ngần ngại viết về các chủ đề gây tranh cãi, từ sự kiện Thiên An Môn tới nghệ sỹ Ngải Vị Vị, dù chỉ là để khẳng định đường lối của Đảng.
    Một trong những điều Tổng biên tập Hồ khoái nhất là đưa ra các nhận định trái chiều, nhất là khi đụng chạm đến Hoa Kỳ. Thí dụ, trong khi các báo và các trang mạng xuýt xoa về việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đi ăn tối tại một quán mì bình dân, hay phong thái bình dị của tân đại sứ Mỹ Gary Locke, Hoàn Cầu phân tích: "Để bảo đảm an ninh cho ông Biden ở quán mì ven đường còn tốn kém gấp nhiều lần so với ăn ở Nhà khách Chính phủ".
    Mặc dù tổng biên tập thích dùng Weibo, Hoàn Cầu Thời báo lại không ít lần tấn công các mạng xã hội, gọi đây là nơi 'phát tán tin đồn và đầu độc dư luận'.
    Thế liệu Hoàn Cầu không đầu độc dư luận theo cách nào đó hay sao?
    Ông Michael Anti, một chuyên gia và các vấn đề Trung Quốc và quốc tế, nhận định: "Nói thật thì tôi nghĩ lập trường của Hoàn Cầu Thời báo chỉ là làm sao để kiếm tiền. Chủ nghĩa dân tộc là con bài chính của tờ báo".
    Theo ông Anti, điều này cũng từa tựa như kênh Fox News của trùm truyền thông Rupert Murdoch.
    Nhiều độc giả


    Nếu tính về lượng độc giả thì Hoàn Cầu Thời báo là tờ đứng thứ thứ ba Trung Quốc, với 2,4 triệu người đọc báo in mỗi ngày. Báo điện tử có tới 10 triệu độc giả.
    Giả sử các số liệu trên đã bị thổi phồng ít nhiều thì nó vẫn cao hơn đa số tờ báo ở phương Tây. Để so sánh, báo Washington Post mỗi ngày chỉ in có nửa triệu bản.
    Thành công của Hoàn Cầu một phần nhờ vào các thay đổi trong bối cảnh báo chí Trung Quốc hiện nay. Tờ báo tập trung vào các vấn đề quốc tế, và tuyên truyền cho vị thế ngày càng cao của Trung Quốc trên thế giới.
    [​IMG]Hoàn Câu Thời báo cổ súy cho tâm lý dân tộc chủ nghĩa




    Người đọc trong nước ngày càng hướng ngoại thì Hoàn Cầu lại càng đăng nhiều bài đả kích thái độ của các nước ngoài đối với Bắc Kinh.
    Chúng ta có thể đọc qua các tựa đề: 'Tấn công Trung Quốc thành xu hướng thời thượng ở Washington', 'Ấn Độ và Việt Nam ký hợp đồng nhằm khiêu khích Trung Quốc'... để thấy rằng tờ báo này đang nhằm vào tâm lý muốn khơi dậy sự tự tôn và 'phục thù' của người dân.
    Jeremy Goldkorn, chuyên gia về truyền thông Trung Quốc và sáng lập viên của mạng Danwei.org, nói rằng Tổng biên tập Hồ đã thành công trong việc kết nối cái gọi là 'giáo dục tinh thần yêu nước' và vai trò kiếm tiền của tờ báo trong thời buổi chính phủ không còn bao cấp nữa.
    Thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông đã phải thương mại hóa bằng các cách thức khác nhau. Có tờ phải quay sang tin tức về đời tư các ngôi sao để bán báo và bán quảng cáo.
    Thế nhưng, Hoàn Cầu Thời báo chọn cho mình con đường dân tộc chủ nghĩa để tăng lượng độc giả.
    Cũng bởi vậy mà tờ báo này được chú ý không phải vì các bản tin, mà nhờ các bài xã luận đanh thép, nhiều khi hung hăng 'như tiếng đại bác'.
    Một chủ đề quen thuộc và ăn khách là chỉ trích tính giả dối và trơ tráo của phương Tây, nhất là Mỹ.
    Tuy nhiên, cũng cần nói rằng một trong các chủ đề được ưa chuộng khác là chỉ trích nạn tham nhũng ở ngay chính đất nước Trung Quốc.
    Thí dụ hồi tháng Tư, báo này đăng bài đả phá thói ăn tiêu xa hoa của một quan chức lãnh đạo tập đoàn dầu lửa nhà nước Sinopec.
    Bài báo sắc sảo và thành công này sau được nhiều báo nước ngoài trích lại.
    Một nhóm phóng viên Hoàn Cầu Thời báo đã điều tra việc Tổng giám đốc chi nhánh Quảng Đông của Sinopec, ông Lư Quản Vũ, bị cáo buộc mua 480 chai rượu Mao Đài và 696 chai rượu vang tổng trị giá 243.604 đôla Mỹ để 'dùng riêng'.
    Thông qua vụ ông Lư, Hoàn Cầu Thời báo đã đánh trúng tâm lý số đông, vừa quan tâm các sự kiện quốc tế, vừa bức xúc về tệ nạn trong nước, và vô hình trung đã thu hút thêm độc giả cho nền báo chí của Đảng tiên phong.
    Tuy nhiên bí quyết thực của tờ báo này, theo một số nhận định, là vì 'không có gì đáng đọc nữa cả'.
    Một cựu phóng viên tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh nói với Christina Larson: "Chẳng có nhiều lựa chọn... làm gì có tin tức đích thực ở Trung Quốc".




    .
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hỏi Đào , Đào giả ngây ngô .
    Ngộ hổng có piết lứa mô nó làm .
    Ai pảo thấy dẻ ( rẻ ) mà ham ?
    Lỡ dồi thôi pán li làm chiến sau .
    ( Lỡ rồi thôi bán đi làm chuyến sau )
    Dịt ngộ chất lượng lất cao .
    Ai mà chẳng piết dịt Đào Bắc Kinh ?

    [​IMG]

    Vịt Bắc Kinh

    Nghe nói năm 2012 , Cẩm Đào về vườn chăn vịt , chờ xem vịt do Đào chăn có mau lớn hơn thứ vịt đang mang qua lừa bà con nông dân Việt Nam hiện nay không ? :-":-":-"
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đài Loan thì cũng là Tàu !
    Tào nào không ác , Tàu nào không tham ?
    Tàu nào tốt với Việt Nam ?
    Mị dân , lừa bịp , cáo làm gà tơ ...

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này