Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4324 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 16:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 43586 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ


    Công ước Pháp-Thanh 1887 lấy cửa sông Bắc Luân làm đường biên giới, cắt bỏ mũi Bạch Long (Paklung)
    Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
    Mục lục [ẩn]
    1 Điểm phân định
    2 Dư luận
    3 Chú thích
    4 Liên kết ngoài
    [sửa]Điểm phân định

    Hiệp ước có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai[1]. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Hoa. Bản đồ với 21 điểm phân định.


    Vịnh Bắc Bộ phân chia theo Công ước Pháp-Thanh 1887


    Vịnh Bắc Bộ phân chia lại vào năm 2000
    Điểm số 1: vĩ độ 21°28'12".5 Bắc, kinh độ 108°06'04".3 Đông
    Điểm số 2: vĩ độ 21°28'01".7 Bắc, kinh độ 108°06'01".6 Đông
    Điểm số 3: vĩ độ 21°27'50".1 Bắc, kinh độ 108°05'57".7 Đông
    Điểm số 4: vĩ độ 21°27'39".5 Bắc, kinh độ 108°05'51".5 Đông
    Điểm số 5: vĩ độ 21°21'28".2 Bắc, kinh độ 108°05'39".9 Đông
    Điểm số 6: vĩ độ 21°27'23".1 Bắc, kinh độ 108°05'38".8 Đông
    Điểm số 7: vĩ dộ 21°27'08".2 Bắc, kinh độ 108°05'43".7 Đông
    Điểm số 8: vĩ độ 21°16'32" Bắc, kinh độ 108°08'05" Đông
    Điểm số 9: vĩ độ 21°12'35" Bắc, kinh độ 108°12'31" Đông
    Điểm số 10: vĩ độ 20°24'05" Bắc, kinh độ 108°22'45" Đông
    Điểm số 11: vĩ độ 19°57'33" Bắc, kinh độ 107°55'47" Đông
    Điểm số 12: vĩ độ 19°39'33" Bắc, kinh độ 107°31'40" Đông
    Điểm số 13: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°21'00" Đông
    Điểm số 14: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°12'43" Đông
    Điểm số 15: vĩ độ 19°16'04" Bắc, kinh độ 107°11'23" Đông
    Điểm số 16: vĩ độ 19°12'55" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông
    Điểm số 17: vĩ độ 18°42'52" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông
    Điểm số 18: vĩ độ 18°13'49" Bắc, kinh độ 107°34'00" Đông
    Điểm số 19: vĩ độ 18°07'08" Bắc, kinh độ 107°37'34" Đông
    Điểm số 20: vĩ độ 18°04'13" Bắc, kinh độ 107°39'09" Đông
    Điểm số 21: vĩ độ 17°47'00" Bắc, kinh độ 107°58'00" Đông
    Điểm 1 đến 9 phân định hải phận; điểm 9 đến 21 chia vùng đặc quyền kinh tế.[2]
    Hiệp định được ký bởi Nguyễn Dy Niên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, và Đường Gia Triền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng. Ngày 15 tháng 6, 2004 hiệp định thông qua Quốc hội Việt Nam khoá XI và lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn diễn ra ngày 30 tháng 6
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Một vài nét về quan hệ VN - TQ

    Ảnh hưởng về Văn hóa

    Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương.

    Quan hệ kinh tế và thương mại

    Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc. [8] hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giầy, phân bón và vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nhiên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng.[cần dẫn nguồn]
    Tuy nhiên, những năm gần đây, quan hệ kinh tế còn có những vấn đề nổi cộm. Trước hết là vấn đề mất cân bằng trong thương mại song phương. Năm 2009, riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80% tổng lượng nhập siêu của Việt Nam. [cần dẫn nguồn]
    Tiếp đó là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các dự án trọng điểm của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc do giá chào thầu của họ rất rẻ.
    Vấn đề tham gia của Trung Quốc trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite Tây Nguyên, các dự án Nhiệt điện, cơ sở hạ tầng.
    Vốn cho vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]

    Quan hệ chính trị

    Gần đây, hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ. Việt nam luôn cam kết tuân theo 16 chữ vàng, mãi mãi là láng giềng tốt của Trung Quốc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: “Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này”.[cần dẫn nguồn]
    Báo Trung quốc viết: Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo hai nước xác định, quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác toàn diện Trung Quốc—Việt Nam phát triển thuận lợi, sự giao lưu hữu nghị và hợp tác trong các lĩnh vực không ngừng thu được sự đột phá mới thực chất, đang ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.[cần dẫn nguồn]
    Quan hệ kinh tế giữa hai nước thắt chặt với các dự án lớn hầu hết được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai. Đặc biệt, dự án Bauxite thể hiện quan hệ mật thiết giữa hai Đảng lãnh đạo của hai nước. Bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và được ********************** tuyệt đối thực hiện, [9][cần dẫn nguồn]

    Nhận thức của VN về mqh này.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 13 năm từng làm đại sứ tại Trung Quốc, viết:[cần dẫn nguồn]
    - Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.
    - Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.
    - Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.
    Những đúc rút này cho thấy thái độ chống Trung Quốc trong một bộ phận, đặc biệt là những người hiểu biết rõ về Trung Quốc.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trong lịch sử cận đại, dân tộc ta nhiều lần trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nhất là sau khi độc lập 1945: Thù trong giặc ngoài, đất nước tang tóc, nhân dân cực khổ; sau những năm 1979, 1980 mà: "Lụt Bắc lụt Nam máu dầm biên giới. Tay chống trời, tay chống đất săn gân" ... nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCS đã đưa dân tộc ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
    Ngày nay, thế và lực của ta đã hoàn toàn khác, chúng ta tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ chúng ta sẽ phát triển đất nước song song với việc bảo vệ sự toàn vẹn biên cương, hải đảo và độc lập chủ quyền của dân tộc.
    Mỗi người hãy chứng tỏ rằng mình là con dân Đất Việt.
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Cô gái chống dầu tràn

    Cô gái nhỏ nhắn ấy vừa hoàn thiện một kế hoạch lớn: phòng ngừa, ứng cứu sự cố tràn dầu trên sông khu vực cầu cảng Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.

    Tốt nghiệp đại học với hai tấm bằng quản lý môi trường và quản trị kinh doanh, Nguyễn Thị Vân Anh về làm việc tại phòng kỹ thuật an toàn môi trường của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.

    Năm 2008, cô cử nhân trẻ sinh năm 1983 cùng các đồng nghiệp lên kế hoạch tổ chức dịch vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu trên sông tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Kế hoạch ngay lập tức được Sở Tài nguyên Môi trường, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam phê duyệt cho hoạt động theo phương án dịch vụ có thu phí, trở thành đơn vị tiên phong đảm bảo an toàn trong quá trình xuất nhập xăng dầu đường thủy.

    Dịch vụ trên vừa được triển khai, lập tức mang lại doanh thu cho công ty, năm 2008: 800 triệu đồng, năm 2009: 1,4 tỷ đồng, năm 2010: 1,4 tỷ đồng. “Trừ chi phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện ứng cứu, nhân lực và nhiên liệu thì lợi nhuận mang lại hàng năm khoảng 500-700 triệu đồng. Theo lộ trình, thời gian tới, doanh thu hoạt động này ngày càng tăng cao do số lượng hàng nhập/xuất ngày càng tăng”, Vân Anh cho biết.

    Cô vẫn băn khoăn: “Một sự cố kỹ thuật trong đường ống có thể làm tràn khoảng 30m³ xăng và mất 6 giờ để khắc phục, tuy nhiên chỉ thu hồi được khoảng 60% lượng xăng dầu thất thoát, làm đơn vị tổn thất chừng 450 triệu đồng, xăng dầu tràn vào môi trường nước gây ô nhiễm nghiêm trọng”.

    Vừa tìm kiếm thông tin, vừa phơi mình giữa cái nắng của cầu cảng, Vân Anh đề xuất lên ban lãnh đạo công ty phương án đổi mới hình thức thực hiện quây phao thường trực trên sông bằng loại phao quây dầu cố định. “Áp dụng cách làm mới, thời gian khắc phục mất chừng hai giờ, lượng xăng dầu tràn dưới 10m³, thu hồi 80% - 90% lượng xăng dầu thất thoát”, Vân Anh tự hào cho biết.

    Phao quây dầu hoạt động 24/24, sẵn sàng ứng cứu sự cố tràn dầu trong mọi tình huống nước triều lên, triều xuống. Vẫn sợ dầu tràn, Vân Anh tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu trong kho (tràn dầu từ bồn bể, đường ống công nghệ, nhập xuất xăng dầu), ứng cứu sự cố tràn dầu trên bộ (tại các vị trí trong kho xăng dầu), kết nối với phương tiện và nhân lực ứng cứu tràn dầu trên sông thành một lực lượng sẵn sàng ứng cứu dầu tràn cả ở trong kho xăng dầu và trên sông.

    Vân Anh cho biết: “Kế hoạch đã giảm chi phí nhiên liệu phương tiện tàu kéo ứng cứu để rải phao quây dầu mỗi khi có tàu ra vào hàng năm 300-400 triệu đồng. Tăng doanh thu phí dịch vụ ứng cứu dầu tràn từ 500-700 triệu đồng”.

    Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Petrolimex Sài Gòn: “Hiệu quả xã hội lớn nhất của cải tiến trên là đảm bảo an toàn môi trường, giúp công ty chủ động ứng phó sự cố tràn dầu trong quá trình nhập xuất xăng dầu, không gây ra ô nhiễm môi trường khu vực sông Nhà Bè và vùng sinh quyển Cần Giờ ở hạ lưu sông Nhà Bè, đảm bảo cho đời sống của người dân, giữ vững hình ảnh sạch đẹp, an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và Công ty xăng dầu Khu vực II”.

    Là đảng viên trẻ có nhiều sáng kiến, Vân Anh liên tục đạt nhiều giải thưởng về môi trường do công ty trao tặng. Đơn vị của Vân Anh cũng được Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “Doanh nghiệp môi trường xanh”. Vừa rồi, Vân Anh là một trong 21 gương công nhân trẻ tiêu biểu được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi do Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh trao tặng với những sáng kiến thiết thực vì môi trường.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lại rau bẩn Trung Quốc , với hàm lượng dư thừa các các độc hại lại tràn vào VN ....tiền mất , tật mang
    Rau Trung Quốc tràn lan và cách nhận biết rau “bẩn”

    Thứ Tư, 19/10/2011, 17:37 GMT+7



    Toàn cảnh về chủ đề thực phẩm bẩn tấn công đô thị
    Rau “bẩn” từ Trung Quốc tràn lan các khu chợ đô thị

    Do mức chênh lệch giá khá lớn nên rau từ Trung Quốc đang đổ vào thị trường Việt Nam khá ồ ạt. Tại Hà Nội và TPHCM, hàng ngày ước tính có tới hàng trăm tấn rau Trung Quốc được tiêu thụ lẫn trong rau củ có xuất xứ Việt Nam.
    Giá của các loại rau có xuất xứ Trung Quốc thường rẻ hơn hàng VN từ 20 - 30% nhưng chất lượng đều kém hơn hẳn. Theo các bà nội trợ, các loại bắp cải, xúp lơ, cà rốt, khoai tây, cà chua Trung Quốc...khi nấu đều rất nhạt. Hành tỏi không có mùi thơm; củ gừng không cay, ít thơm...
    Theo quan sát của Dothi.net, tại chợ rau xanh Long Biên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - chợ đầu mối rau xanh, hoa quả lớn nhất thủ đô vào thời điểm nửa đêm những ngày gần đây, sẽ dễ dàng chứng kiến cảnh chợ chật như nêm cối, thương lái đi rao hàng, người đi mua hàng về bán lẻ qua lại ồn ào. Sản phẩm được giao thương bao gồm nhiều rau củ có nguồn gốc Trung Quốc trong giai đoạn rau củ trong nước có phần khan hàng.

    [​IMG]Chợ rau củ Long BiênTại các cửa khẩu vùng biên giới phía Bắc, mỗi ngày có hàng chục tấn rau xanh, củ quả các loại từ Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam để chuyển về Hà Nội, TP.HCM và một số đô thị khác. Điều đáng nói là phần lớn trong số rau củ quả này đều không qua các khâu kiểm dịch thực vật…
    Trong khi rau nhập khẩu chính ngạch có kiểm dịch tại Lạng Sơn khá ít ỏi, một ngày chỉ 5-7 tấn, thì rau Trung Quốc vào Việt Nam lại chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Không đếm được một ngày có bao nhiêu những chuyến xe kéo tay vận chuyển rau qua đường tiểu ngạch.
    Theo quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ, những hàng hóa này nếu có giá trị dưới 2 triệu đồng/người/ngày thì được miễn thuế nhập khẩu, vì thế thủ tục thông quan khá đơn giản. Theo các tiểu thương tại chợ Long Biên (Hà Nội) thì hầu hết cải bắp, khoai tây, cà rốt, cà chua, cải thảo, bí đỏ... mà người Hà Nội đang ăn hàng ngày đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực tế này đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng khi số rau này, thậm chí có cả rau thải loại cũng được người dân tận dụng đem về, đổ tại chợ đầu mối Long Biên và len lỏi vào thành phố cũng như các tỉnh miền Bắc.
    Việc kiểm dịch tại cửa khẩu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra có sinh vật gây hại trên rau, củ, quả hay không chứ chưa kiểm tra được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chất lượng rau xanh... Còn kiểm dịch y tế mới kiểm tra được thuốc BVTV bằng test nhanh, song cũng chỉ test được hai chất là photphat và cacbamat (thuộc nhóm hóa chất bảo vệ thực vật), còn trên rau xanh Trung Quốc nhập khẩu nếu có các chất thuộc dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng hay nhóm thuốc BVTV khác thì cơ quan chức năng này cũng “bó tay”.

    [​IMG]Rau củ Trung Quốc qua biên giới bằng đường tiểu ngạchTrước tình trạng không thể kiểm duyệt hết thành phần hoá học và xuất xứ của từng loại rau củ nhập về từ Trung Quốc, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, lựa chọn rau quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác với loại quá "mập", "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh và màu sắc bất thường.
    Cách nhận biết rau củ Trung Quốc
    Bắp cải, cải thảo Trung Quốc rất tròn và mượt, không bị nhàu, xước, đầu búp uốn vào không bị xoăn. Các rau cải làn, cải thìa, hành, thìa là, rau thơm... chủ yếu đều bó bằng nhiều sợi rơm chập vào nhau và xoắn. Rau cải mớ thường tròn, lá ngắn hơn rau của ta.
    Cà chua cuống xanh hoặc hơi phớt hồng trong khi bên ngoài đã tròn đỏ căng do họ dấm cả cót lớn. Các loại củ như cà rốt, củ cải và quả su su thường to hơn của ta, các rãnh củ rất nông và da trơn, sờ vào rất mát.
    Su hào Trung Quốc thường to tròn, dẹt như bánh xe, vỏ xanh thẫm, sờ mát tay; súp lơ thì to và trắng hơn.
    Cà rốt TQ củ đỏ tươi, to đều, da láng bóng, phần lá bị cắt sạch; khác với cà rốt VN củ nhỏ, màu nhạt hơn, kích thước không đều nhau và còn nguyên phần cuống lá
    Bí đỏ Trung Quốc quả dài, có màu sắc rất đỏ đẹp trong ruột nhưng ăn nhạt, không ngọt thơm như bí Việt Nam. Bí đỏ Việt Nam thì thường là quả tròn, hơi bẹp.
    Cảnh giác với loại quá "mập", "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh và màu sắc bất thường. Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hoá chất bảo vệ thực vật; Nhiều loại quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng; Nếu lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hoá chất bảo vệ thực vật.
    Nông sản TQ thường có các chất bảo quản nên láng bóng, có thể để được rất lâu, ở nhiệt độ bình thường bên ngoài từ 3 - 7 ngày mà không bị hỏng. Ví như xúp lơ Việt Nam thì thường còn nguyên lá, phần bông chia không đều (chỗ thưa chỗ dày); còn hàng từ Trung Quốc thì bị cắt hết phần cuống và lá, màu trắng phau, bông cuốn rất chặt.
    Khoai tây TQ dài, dẹp, màu nhạt, da bóng, khác với khoai tây VN tròn, da ửng hồng. Tỏi TQ có củ và tép thường lớn, màu trắng, dễ lột vỏ hơn; tỏi VN có củ nhỏ, màu nâu tía. Hành tím TQ củ to, không có tép nhỏ bao quanh, màu đỏ nhạt. Gừng TQ cũng rất lớn, màu vàng óng, khác với gừng VN củ nhỏ, da sần sùi...
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc chưa thể có hành động quân sự tại Biển Đông

    Trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan.



    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

    1- Rào cản chính trị:

    - Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam. Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

    2- Rào cản về quân sự


    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.

    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.

    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    3- Rào cản về địa lý

    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.

    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.

    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    4- Rào cản về chiến thuật

    - Máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
    - Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam
    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết./
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam


    Cập nhật: 14:56 GMT - thứ tư, 19 tháng 10, 2011

    [​IMG] Nga cung cấp nhiều vũ khí và trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam


    Tin cho hay Nga vừa giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion thứ hai cho Việt Nam theo hợp đồng ký từ năm 2005.
    Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn quân sự nói hôm thứ Ba 18/10 rằng việc chuyển giao hệ thống phòng thủ cơ động có trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont được thực hiện "vào tuần trước".

    Như vậy, hai tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga là Rosoboronexport và NPO Mashinostroyeniya đã hoàn tất hợp đồng mà Nga ký với Việt Nam hồi năm 2005, bao gồm hai hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion.

    Hệ thống Bastion đầu tiên mà Việt Nam mua của Nga đã được giao hàng từ giữa năm ngoái.
    Mới đây, truyền thông Nga cũng loan tin Việt Nam đang tiến hành đàm phán với chính phủ Nga nhằm ký thêm hợp đồng mới để mua thêm hệ thống Bastion, số lượng chưa công bố.
    Với trang thiết bị hiện đại này, khả năng phòng thủ bờ biển của Việt Nam sẽ được nâng cao đáng kể, nhất là trong bối cảnh diễn biến trên biển đang có nhiều phức tạp khó lường.
    Tạp chí quốc phòng có uy tín Jane's Defence thì nói hợp đồng đang thương thảo sẽ được thực hiện bằng vốn tín dụng của Nga.
    Loạt hàng mới có thể sẽ được cung cấp vào khoảng năm 2013-2014.
    Tăng khả năng phòng thủ


    Báo Nga nói hệ thống Bastion là "thành tựu" của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga, có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.
    Bastion còn có thể bảo vệ một khu vực bờ biển trải dài tới 600 km. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đã nhận định Việt Nam sẽ đặt hai hệ thống Bastion này tại bờ biển miền Trung để đối phó với đe dọa trên Biển Đông.
    [​IMG] Bastion được cho là 'thành tựu lớn' của công nghiệp chế tạo vũ khí của Nga


    Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác.
    Ngoài cấu hình cơ bản vừa nêu, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.
    Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont
    Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km.
    Các đơn đặt hàng dồn dập mà báo chí loan tải cho thấy kế hoạch gấp rút tăng cường năng lực phòng thủ và hải quân của Việt Nam.
    Mới đây, trong chuyến thăm Hà Lan hồi tháng Chín, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ngỏ ý muốn mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của nước này.
    Hải quân Việt Nam năm ngoái đã tiếp nhận hai tàu hộ tống Gepard-3.9 từ Nga.
    Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo và nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 từ quốc gia đồng minh cũ.
    Việt Nam còn đặt mua nhiều tên lửa Brahmos của Ấn Độ và hỏa tiễn tầm ngắn Extra của Israel.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đến bó tay với phát biểu của bà Du nói riêng và lãnh đạo TQ nói chung

    Ý kiến về vụ sư Tây Tạng tự thiêu


    Cập nhật: 13:40 GMT - thứ tư, 19 tháng 10, 2011

    [​IMG] Bà Khương Du gọi hành động tự thiêu của người Tây Tạng là 'khủng bố'


    Bắc Kinh gọi vụ nhà sư nữ người Tây Tạng tự thiêu là 'hành động khủng bố' trong lúc có thêm các diễn biến sau vụ việc xảy ra trong tuần tại Aba, vùng có nhiều người Tây Tạng ở Tứ Xuyên.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc, qua lời bà Khương Du hôm 19/10 nói rằng vụ tự thiêu chỉ là một hành động 'khủng bố được che đậy', và lên án "bè lũ Đại Lai đã khích động người dân".
    Cùng lúc, Thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Bắc Ấn Độ và một số sư sãi Tây Tạng ở ngoài Trung Quốc đã tổ chức lễ cầu nguyện cho vị ni cô tự thiêu.
    Về phía chính phủ Trung Quốc, họ cho rằng các hoạt động như tự thiêu, diễn ra liên tục trong nhiều tháng qua, chính là "bạo lực".
    Bà Khương Du nói: "Các hành động phân liệt gây thiệt hại sinh mạng như thế chính là bạo lực và khủng bố được che đậy."
    Trong khi đó, giới vận động Tây Tạng phê phán chính sách của Bắc Kinh đã gây ra các vụ tự thiêu.
    Bày tỏ đoàn kết

    Cũng trong ngày thứ Tư, tại Dharamshala, thủ phủ của người Tây Tạng lưu vong ở Bắc Ấn Độ, hàng trăm người đã làm lễ tưởng niệm người tự thiêu, bị chết hôm thứ Ba.
    Thủ tướng Lobsang Sangay của chính phủ lưu vong Tây Tạng cho hay đây là lễ nhằm bày tỏ "tình đoàn kết với những người đã bỏ mình cho sự nghiệp đấu tranh của Tây Tạng, đặc biệt là những người đã tự thiêu".
    Tại Dehli cũng có một nhóm nhà sư Tây Tạng làm lễ tương tự sau ngày biểu tình hôm 18/10.
    Còn tại Đài Bắc, một nhóm sinh viên, nhà sư Tây Tạng và người Đài Loan cũng tụ họp để cầu nguyện cho những người bị chết hoặc bị thương vì tự thiêu tại Tây Tạng.
    [​IMG] Từ hôm 18/10 các sư Tây Tạng ở một số nơi tại Ấn Độ đã cầu nguyện cho người đồng đạo tự thiêu chết


    Họ cũng phất cờ Tây Tạng và trả lời báo chí nói về nhu cầu đòi tự do cho người Tây Tạng.
    Theo hãng AFP, một số người Tây Tạng ngay tại quận Aba, thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc cho hay họ ủng hộ các nỗ lực của Đức Đại Lai Lạt ma (Dalai Lama) muốn người Tây Tạng ở Trung Quốc được có thêm quyền tự trị.
    AFP cũng hỏi chuyện một số người và được họ nói "Chính vì đảng cộng sản không tốt nên các vị sư tự thiêu để phản đối".
    Những người này cũng cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã xử lý kém quan hệ với Đức Đại Lai Lạt ma.
    Chính quyền Tây Tạng lưu vong và Đức Đại Lai Lạt ma đã ngưng đàm phán với Trung Quốc hồi 2010.
    Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường gọi chính phủ Tây Tạng lưu vong là những kẻ theo "phân liệt chủ nghĩa".
    Theo những người Tây Tạng nói chuyện với AFP, vụ đuổi hàng trăm nhà sư khỏi Kirti và vụ xử tháng trước ba sư Tây Tạng với án từ 10 đến 13 năm tù đã gây ra làn sóng phản đối mới nhất.
    Trong những tháng qua, có chín vụ tự thiêu của các sư Tây Tạng đều ở tuổi rất trẻ, chỉ trên dưới 20.
    Trong số đó, năm người đã chết vì vết bỏng, còn số phận bốn người khác thì không rõ.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khoa học gia TQ làm 'gián điệp'?


    Cập nhật: 11:03 GMT - thứ tư, 19 tháng 10, 2011

    [​IMG] Cargill là tập đoàn hàng đầu về nông nghiệp ở Hoa Kỳ


    Một nhà khoa học gốc Trung Quốc, ông Hoàng Khoa Học, vừa thừa nhận đã đánh cắp bí mật kinh doanh của hai công ty Hoa Kỳ để chuyển sang Trung Quốc và Đức.
    Ông Hoàng đã bị buộc tội làm gián điệp thương mại vì lấy cắp các thông tin mật về một loại thuốc trừ sâu và một thực phẩm mới đang được nghiên cứu chế biến.

    Đây là vụ mới nhất trong một loạt các cáo buộc tương tự liên quan gián điệp kinh tế Trung Quốc.

    Ông Hoàng sinh ra tại Trung Quốc nhưng có thẻ di trú nhân ở Hoa Kỳ.
    Ông đã nhận tội đánh cắp các bí mật của Dow AgroSciences, công ty con của hai tập đoàn Dow Chemical và Cargill Inc, khi còn làm việc ở đây.
    Ông sẽ phải đối diện với án tù cao nhất có thể là 25 năm.
    Lanny Breur, thứ trưởng Tư pháp Mỹ, nói: "Ông Hoàng đã sử dụng tư cách nhân viên của hai công ty nông nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ để đánh cắp các bí mậtkinh doanh quan trọng cho Trung Quốc, quê hương của ông ta".
    Quan ngại


    Hiện đang có nhiều quan ngại về việc các bí mật kinh doanh của công ty Mỹ bị chuyển cho các đối thủ Trung Quốc.
    Hồi đầu năm, một kỹ sư Trung Quốc bị buộc tội ăn cắp bí quyết của tập đoàn xe hơi Ford cho công ty sản xuất xe hơi của Trung Quốc.
    Năm ngoái, một đôi vợ chồng bị buộc tội bán thông tin về loại xe lưỡng hệ mới của công ty General Motors cho tập đoàn Chery Automobile của Trung Quốc.
    Giới kinh doanh nói các vụ nói trên không chỉ đơn thuần là chuyển giao thông tin nhạy cảm cho đối thủ mà còn mang lại cho các công ty Trung Quốc khả năng cạnh tranh không lành mạng, giúp họ tiết kiệm hàng triệu đôla tiền nghiên cứu và sáng chế.
    Lisa Monaco, Thứ trưởng Tư pháp chuyên trách an ninh quốc nội, nói: "Sự việc ngày hôm nay cho thấy tiếp tục có đe dọa từ các gián điệp kinh tế của Trung Quốc và các quốc gia khác".
    Trong khi đó, Dow AgroSciences nói sẽ dùng mọi biện pháp có thể để bảo vệ các bí mật kinh doanh của mình.
    Công ty này tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng dùng mọi công cụ pháp luật có trong tay để bảo đảm các quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ".
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Chính sách Biển Đông của VN và TQ


    Lê Quỳnh
    BBC, Manila




    Cập nhật: 13:42 GMT - thứ tư, 19 tháng 10, 2011



    [​IMG]Tiến sĩ Trần Trường Thủy hiện làm việc ở Học viện Ngoại giao tại Hà Nội


    Nhà nghiên cứu duy nhất của Việt Nam tại hội thảo Biển Đông ở Manila phân tích những thay đổi gần đây trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam.
    Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội, nhấn mạnh chính sách của Trung Quốc mang tính "thử và đẩy", dựa trên phản ứng của các nước.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Ông cũng cho phóng viên BBC đến dự hội thảo Manila cuối tuần qua biết về những điều chỉnh mới nhất trong lập trường của Việt Nam.
    Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Từ khi ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc và Asean, Trung Quốc đã thi hành chính sách gây cảm tình (charm offensive) để thu phục nhân tâm các nước Asean theo chiến lược láng giềng tốt.
    Nhưng hai, ba năm gần đây, Trung Quốc có điều chỉnh vì họ mạnh lên và cũng vì nhân tố chính trị nội bộ. Tình hình nóng lên, ví dụ việc cấm đánh bắt cá, ngăn tàu khảo sát. Trung Quốc công khai hóa đường lưỡi bò không chỉ về ngoại giao, trên giấy tờ mà cả trên thực tế là thi hành kiểm soát theo phạm vi đường lưỡi bò. Họ tăng cường các biện pháp đơn phương như cấm đánh bắt cá, công bố dự án đầu tư thăm dò dầu khí 30 tỷ đôla, đầu tư dàn khoan nước sâu. Mà những vùng nước sâu ở Biển Đông chắc chắn không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hải Nam.
    "Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy. Họ điều chỉnh chính sách và xem phản ứng các nước thế nào. "



    Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy. Họ điều chỉnh chính sách và xem phản ứng các nước thế nào. Nếu thuận thì đẩy tiếp, nếu bị phản ứng thì điều chỉnh. Sau Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) 17, khi Ngoại trưởng Mỹ Clinton can thiệp vào vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phản ứng mạnh một thời gian nhưng sau đó cũng điều chỉnh lại cho mềm mỏng hơn.
    Điều chỉnh một giai đoạn ngắn, nhưng các sự kiện sau đó cho thấy Trung Quốc cứng rắn trở lại như vụ cắt cáp và các vụ việc về tàu cá, dầu khí khác. Đến khi gặp phản ứng của các nước liên quan và của cộng đồng quốc tế, TQ lại tiếp tục điều chỉnh. Trong hai, ba tháng gần đây, đã ít sự kiện xảy ra hơn. Trung Quốc đồng ý ký với Asean bản hướng dẫn thực thi DOC [tháng Bảy 2011], hay cũng không có nhiều thông tin Trung Quốc bắt giữ ngư dân, hay có hành động cản phá trực tiếp hoạt động dầu khí của các nước khác như trước đây, tất nhiên là họ vẫn có phản đối ngoại giao và bài viết cứng rắn của báo chí.
    BBC: Như vậy phải chăng Thỏa thuận vừa ký giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề trên biển có thể đặt trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh chính sách cho mềm hơn sau khi bị phản ứng các nước?
    Nếu so với các quan điểm trước đây thì Trung Quốc cũng có một số điều chỉnh. Thỏa thuận Sáu điểm về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển cho thấy hai bên cam kết giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán thương lượng, dựa trên luật pháp quốc tế, có tính đến yếu tố lịch sử và quan tâm của các bên. Nếu xem kỹ điểm thứ ba sẽ thấy Trung Quốc có điều chỉnh . Tức là những tranh chấp chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đàm phán hai nước. Nhưng những vấn đề liên quan các nước khác, phải đàm phán với các nước đó. Đây là điểm mà Việt Nam rất kiên định và như thế các nước Asean mới an tâm.
    [​IMG]Cử tọa tại hội thảo về Biển Đông ở Manila


    Đó cũng có thể nói là bước tiến của Trung Quốc vì từ trước đến giờ, Trung Quốc chỉ kiên quyết đàm phán song phương kể cả những vấn đề có tranh chấp nhiều nước.
    Có những điểm tích cực khác như hai nước thỏa thuận tham vấn Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần và khi cần thiết, tức là khi có căng thẳng cũng có cơ chế để giải quyết tức thì. Bổ trợ cho cơ chế ấy là thiết lập đường dây nóng. Cơ chế mà Trung Quốc và Việt Nam có được, nếu tôi không nhầm thì là lần đầu tiên ở cả châu Á. Năm ngoái có va chạm trên biển giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến bắt giữ thuyền trưởng tàu cá . Một trong những nhân tố làm leo thang căng thẳng là giữa Trung Quốc và Nhật Bản không có cơ chế nói chuyện trực tiếp với nhau khi cần thiết.
    Việc ký kết thỏa thuận thể hiện hai nước cam kết giải quyết vấn đề một cách hòa bình và muốn cho thế giới thấy có tiến bộ trong quá trình đàm phán Biển Đông.
    BBC:Trong bài phát biểu, anh nói chính sách Biển Đông của Việt Nam cũng có những điều chỉnh. Anh có thể cho biết rõ hơn?
    "Liên quan quy chế pháp lý của các vị trí (hình thái địa chất) ở Hoàng Sa, Trường Sa, qua các báo cáo ranh giới ngoài, nhiều học giả kết luận là Việt Nam không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải."



    Chính sách của Việt Nam có những cái bất biến, nhưng cũng có những điều chỉnh. Ví dụ, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa là bất biến.
    Về quan điểm đối với các vùng biển, Việt Nam có chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải tính từ đường cơ sở, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, cả đoạn 200 hải lý và đoạn kéo dài như các báo cáo ranh giới ngoài của riêng Việt Nam và báo cáo chung giữa Việt Nam và Malaysia.
    Liên quan quy chế pháp lý của các vị trí (hình thái địa chất) ở Hoàng Sa, Trường Sa, qua các báo cáo ranh giới ngoài, nhiều học giả kết luận là Việt Nam không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải. Đây là bước điều chỉnh trong quan điểm của Việt Nam đối với các vùng biển và cũng phù hợp với Công ước LHQ về luật biển 1982. Thực tế, các vị trí nói chung ở Hoàng Sa, Trường Sa đa số không có đời sống kinh tế riêng, nên theo Công ước luật biển, thì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hầu như mọi nước Asean ven Biển Đông đều thống nhất với quan điểm này. Nó tạo thành lập trường chung của Asean – tất nhiên khác với lập trường của Trung Quốc.
    BBC:Sau bài thuyết trình của anh, một chuyên gia Trung Quốc, đại sứ Trần Sỹ Cầu đứng lên phản bác một số điểm. Anh nghĩ thế nào?
    Dĩ nhiên cái nhìn của Trung Quốc thì khác. Họ xem mình có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và có quyền theo đường lưỡi bò, nên mọi hành động của các nước trong đường lưỡi bò vi phạm quyền của Trung Quốc.
    Phản ứng của ông đại sứ cũng là quan điểm công khai của chính phủ khi họ không công nhận Hoàng Sa có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hay họ cho rằng Trung Quốc không muốn mở rộng vùng tranh chấp. Nhưng nếu đọc các văn bản, công hàm, tuyên bố của Trung Quốc gần đây, có thể thấy họ muốn tối đa hóa khu vực tranh chấp khi xem các vị trí Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo, và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như thế, tranh chấp từ các đảo sẽ mở rộng ra rất lớn.
    Bài trình bày của tôi cho thấy Trung Quốc muốn mở rộng khu vực tranh chấp trên cả đường lưỡi bò. Nhưng đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý, như trong các thảo luận ở Hội thảo này, tất cả đại biểu đều không hiểu đường lưỡi bò là gì.






    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này