Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5739 người đang online, trong đó có 606 thành viên. 22:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43650 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    "Lá chắn thép" bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 21:21

    Xem kết quả:[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] / 0
    Bình thườngTuyệt vời
    Là một trong những đơn vị chủ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân, trong những năm qua Trung đoàn 213, Sư đoàn 363 luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngoài công tác huấn luyện giỏi, đơn vị còn làm tốt công tác dân vận được chính quyền nhân dân địa phương tin yêu, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Bộ đội *****”, “Người chiến sỹ phòng không – không quân ưu tú". Dưới đây là một số hình ảnh huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, do phóng viên báo Tin tức ghi lại.
    [​IMG]
    Có lệnh là lên đường
    [​IMG]
    Thực hành chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu
    [​IMG]
    Vệ sinh vũ khí, khí tài
    [​IMG]
    Thực hành cơ chế phối hợp
    [​IMG]
    Kiểm tra, bảo dưỡng tên lửa
    [​IMG]
    Sẵn sàng rời bệ phóng
    [​IMG]
    Kiểm tra hệ thống trắc thủ sẵn sàng chiến đấu
    [​IMG]
    Sắn sàng chờ lệnh
    [​IMG]
    Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Biển Đông: Phải tôn trọng nguyên tắc 'đất thống trị biển'

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 21:46

    Xem kết quả:[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] / 0
    Bình thườngTuyệt vời
    Các học giả dự hội thảo quốc tế ở Hà Nội về Biển Đông cho rằng yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển LHQ 1982.
    Hội thảo khoa học quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” bế mạc chiều 5/11 sau hai ngày họp.
    Gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như biện pháp thúc đẩy hợp tác.
    [​IMG]
    Vai trò các nước lớn
    Các học giả khẳng định với các giá trị kinh tế tiềm năng, các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới.
    Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ… có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.
    Về tình hình thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng vấn đề Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng.
    Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang.
    Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng cũng như tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông nói chung.
    [​IMG]
    Tuân thủ UNCLOS
    Về khía cạnh pháp lý quốc tế, các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông.
    Cụ thể, UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm.
    Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS.
    Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông.
    UNCLOS cần phải được các bên liên quan coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận. Do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.
    Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột trên Biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung, trước hết phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung.
    Một số học giả đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và luật biển quốc tế hay không.
    Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông.
    Minh bạch hóa yêu sách chủ quyền
    Dựa trên kinh nghiệm giải quyết tranh chấp biển trên thế giới, các đại biểu đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông: sáng kiến xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay...
    Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo.
    Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định và khuyến khích các bên hợp tác quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình.
    ► Linh Thư - Ảnh: Trường Sơn - Theo Vietnamnet

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh viễn thám

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 21:17 Số truy cập: 7
    Việt Nam sẽ mua một cặp vệ tinh quang sát radar theo một thỏa thuận vừa được ký kết với Nhật Bản, các quan chức chính phủ Nhật cho biết.
    Hợp đồng bán và tài trợ thông qua một gói viện trợ nước ngoài của Nhật Bản, đã được niêm phong trong một thỏa thuận đã ký kết hôm 31 Tháng 10 bởi Đại sứ Nhật Bản Yasuaki Tanizaki tại VN và Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh.
    [​IMG]
    Vệ tinh quân sự ASNARO của Nhật.
    Các vệ tinh sẽ được thiết kế theo công nghệ mới của Nhật Bản, loại ASNARO - truyền hình vệ tinh nâng cao với hệ thống cấu trúc mới cho quan sát cảm biến từ xa, phát triển được thúc đẩy bởi một sự thay đổi trong chính sách không gian của chính phủ chú trọng nhiều hơn trên các ứng dụng thực tế và thương mại. ASNARO là vệ tinh viễn thám quang học đầu tiên dự kiến ​​sẽ phóng lên quỹ đạo vào khoảng cuối năm 2012 bằng tên lửa Dnepr của Nga.
    Nhật Bản sẽ tài trợ cho dự án vệ tinh thông qua các khoản vay hỗ trợ ở nước ngoài (hay ODA) cung cấp cho Việt Nam như là một phần của một gói tài trợ khổng lồ lên đến 92,6 tỷ yen ($ 1,2 tỷ USD) bao gồm xây dựng một cảng vận chuyển lớn, một dự án đường cao tốc và những nỗ lực để đối phó lũ lụt Việt Nam và khả năng ứng phó thiên tai.
    Khoảng một nửa trong tổng gói viện trợ, 46,4 tỷ yên dành cho dự án vệ tinh. Nhật Bản đào tạo các kỹ sư Việt Nam và các trạm điều khiển trên mặt đất.
    Nhật Bản cũng sẽ cung cấp 7,2 tỷ yên ban đầu trong vòng hai năm tới để bắt đầu làm việc trên các vệ tinh X-band, vệ đầu tiên trong số đó sẽ được sản xuất ở Nhật Bản và ra mắt vào năm 2017, theo Nobutaka Takeo, Phó Giám đốc Văn phòng Công nghiệp không gian Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản. Vệ tinh thứ hai, dự kiến ​​sẽ ra mắt vào năm 2020, sẽ được lắp ráp tại Việt Nam, ông nói.
    Ngoài việc tài, trợ một nỗ lực chung giữa Việt Nam và Nhật Bản để thiết lập các thông số kỹ thuật tải trọng cho các vệ tinh, số tiền ban đầu sẽ được sử dụng để bắt đầu thiết lập một trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm tại Việt Nam và bắt đầu đào tạo cán bộ kỹ thuật Việt Nam, Takeo cho biết.
    Nobuyuki Matsumoto, quan chức phụ trách lập kế hoạch vệ tinh tại Văn phòng Công nghiệp Không gian METI cho biết, NEC dự kiến ​​sản xuất 3 vệ tinh ASNARO cho Việt Nam. Đầu tiên là một vệ tinh quang học sẽ được phóng trong tháng 12 năm 2012 bằng tên lửa Dnepr của Nga. Một vệ tinh radar X-band được lên kế hoạch ra mắt vào năm 2014. Một vệ tinh ASNARO mang một cảm biến hyperspectral được lên kế hoạch cho ra mắt vào năm 2016 hoặc sau đó, Matsumoto cho biết. Trong số này, các vệ tinh quang học và hyperspectral được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ Nhật Bản. Các vệ tinh radar đang được tài trợ một phần bởi khu vực tư nhân, Matsumoto cho biết.
    Theo kế hoạch, trung tâm nghiên cứu không gian sẽ được đặt tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, đang trong quá trình xây dựng tại Hà Nội. Trung tâm này sẽ có đầy đủ các trang thiết bị, cùng hệ thống điều khiển vệ tinh và thiết bị phân tích dữ liệu.
    Trong số các vệ tinh, có một chiếc được sản xuất tại Nhật và được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima Space Center của Nhật Bản vào năm 2017.
    Tiếp đó, Viện Thám hiểm không gian Nhật, cùng vài hãng tư nhân khác, sẽ huấn luyện các kỹ thuật viên Việt Nam cách sản xuất, vận hành vệ tinh, cũng như phương pháp xử lý các dữ liệu mà vệ tinh mang về.
    Chính đội ngũ các kỹ thuật viên được huấn luyện này của Việt Nam sẽ đảm nhiệm sản xuất chiếc vệ tinh còn lại. Theo dự kiến, công việc sản xuất vệ tinh "made in Vietnam" được bắt đầu vào khoảng năm 2019. Nhật Bản sẽ gửi các thiết bị cần thiết và đội ngũ kỹ sư sang Việt Nam để chuẩn bị cho lễ ra mắt vệ tinh này vào khoảng năm 2020.
    Takeo làm việc cho METI trong các cuộc đàm phán với một số nước đang phát triển xung quanh khu vực Châu Á về cung cấp các vệ tinh ASNARO, nhưng ông từ chối cung cấp thêm chi tiết.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

    (VOV) - Thuyền trưởng này bị lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc xâm phạm các vùng lãnh hải của Nhật


    Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc có nguy cơ nóng?
    Hãng thông tấn Jiji của Nhật Bản dẫn nguồn tin từ lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết, ngày 6/11, thuyền trưởng 47 tuổi người Trung Quốc đã bị bắt giữ với cáo buộc vi phạm đạo luật hoạt động đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...t-thuyen-truong-tau-ca-Trung-Quoc/7307053.epi
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà, có các bạn nên mình mải ngủ ngon quá, giờ mới dậy, hì hì ...
    Mà từ qua đến nay sao không thấy bác TUGAN đâu nhỉ, thôi để mình gọi bác ý nhé:


    Tú Xương ai khéo đặt tên
    Tú Nạc, Tú Mỡ, lại thêm TÚ Bì...
    Tú nào cũng giỏi cầm kỳ...
    Yêu dân, yêu nước, tính thì hơi ngang...
    Giờ thêm một bác TÚ GÀN !!! (Sory, Tú Gân)
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    thư giản :

    Tuyệt đẹp con dâu nhà lãnh đạo Triều Tiên

    Chủ nhật, 06 Tháng 11 2011 21:10 Số truy cập: 10


    Kể từ khi thông tin về Đại tướng trẻ tuổi Kim Jong-un được cho là đã lấy vợ thì thân thế của đệ nhất phu nhân Triều Tiên tương lai luôn nhận được sự quan tâm không chỉ từ người dân nước này. Gần đây, trang Daily NK đã đăng một số ảnh được cho là vợ của Kim Jong-un, tuy nhiên phía Bình Nhưỡng chưa xác nhận. Theo một thông tin trên tờ Nhật báo Triều Tiên vào những ngày cuối tháng 10 vừa qua, con trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-il đồng thời là người kế nhiệm ông, Đại tướng Kim Jong-un đã xây dựng gia đình vào năm ngoái.

    [​IMG]

    Nguồn tin từ Chongjin, tỉnh miền bắc Hamgyong cho biết, vợ của đại tướng Kim jong-un là người Chongjin, ít hơn Kim Jong-un 2 tuổi và có thể năm nay bước sang tuổi 29. Cô đã tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành và đang bảo vệ luận án tiến sỹ ở đây.
    Nguồn tin cho biết thêm rằng cha cô là một giáo sư đại học và mẹ cô là bác sỹ phụ khoa.

    [​IMG]

    Theo nguồn tin này, từ năm ngoái, cứ vào các dịp lễ tết quan trọng của Bắc Triều Tiên, người ta lại thấy hàng dài các xe Mercedes chở quà và tặng phẩm của Kim Jong-un tới biếu nhạc phụ, nhạc mẫu.

    [​IMG]

    Một nguồn tin từ Bình Nhưỡng cho biết, bác của Kim Jong-un là Jang Song-taek, một người được coi là quản lý mọi vấn đề gia tộc cho chính quyền Chủ tịch Kim Jong-il đã chọn lựa kỹ lưỡng cô gái này từ Đại học Kim Nhật Thành với những tố chất về đức hạnh và điểm số để tiến cử cho hậu duệ thứ 3 của nhà họ Kim.

    [​IMG]

    Tuy đây không phải là thông tin chính thức từ cơ quan ngôn luận cao nhất Bắc Triều Tiên, nhưng nó đang lan rộng và khiến dư luận nước này hết sức quan tâm.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Tập trung vào chuyên môn đi bác ơi.
  8. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    [r2)][r2)][r2)] công nhận anh quay film cũng gan gớm, lỡ nó bắn thì có phải bỏ mình oan o[r2)][r2)]
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 16: “Đường lưỡi bò” phi lý

    QĐND - Thứ Năm, 06/10/2011, 19:54 (GMT+7)
    Ngày 15.6.1996, Trung Quốc (TQ) phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và ban hành Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).
    Theo tuyên bố, đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm thuộc quần đảo.
    Với tuyên bố đường cơ sở này, Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng lãnh hải TQ gấp 7 lần từ 370.000 km2 lên 3 triệu km2, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực.
    [​IMG]
    Bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của TQ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Ảnh tư liệu
    Quy định đường cơ sở của TQ ở quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản: đó là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN và cũng là sự vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơ sở. Nếu đặt vấn đề chủ quyền lãnh thổ sang một bên để chỉ xét về mặt kỹ thuật, thì việc vạch đường cơ sở của TQ tại Hoàng Sa không tôn trọng tinh thần và nội dung của Công ước của LHQ năm 1982 về Luật Biển.
    Hệ thống đường cơ sở thẳng ở đây nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo. Ở đây rõ ràng TQ đã áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo chỉ quy định cho các quốc gia quần đảo (Điều 47 của Công ước) để vạch đường cơ sở cho các quần đảo xa bờ.
    Điều 47 quy định: quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1. Diện tích mà hệ đường cơ sở này của TQ bao lấy là một khu vực rộng 17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là 10 km2.
    Ngoài ra, hầu hết các đá, bãi san hô mà TQ sử dụng ở đây đều không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng. Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, không có lý do gì có thể nối các đoạn đường cơ sở như vậy. Do vậy bất kỳ một vùng biển nào mà TQ tuyên bố bao quanh vùng biển của các mỏm đá, bãi san hô này về mặt kỹ thuật đều trái với các quy định của Công ước 1982.
    Việc TQ phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, đồng thời ra tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải cho thấy mâu thuẫn ngay trong bản thân lập trường và hành động của nước này. Việc gia nhập Công ước và quy định đường cơ sở một mặt gián tiếp tự bác bỏ yêu sách vô lý của TQ đối với cái gọi là "vùng nước tiếp giáp với Tây Sa, Nam Sa lãnh thổ TQ", hoặc đối với "vùng nước lịch sử TQ" trong biển Đông, như một vài học giả TQ đề xướng, được coi như hàm ý chỉ vùng biển nằm trong phạm vi đường "lưỡi bò" (đứt khúc) 9 đoạn thường được thể hiện trên bản đồ TQ từ cuối những năm 1940 trở lại đây, mặt khác lại là một cố gắng tìm ra một cơ sở pháp lý quốc tế mới, hết sức phi lý, để hòng tìm cách duy trì một yêu sách biển trên thực tế là như cũ trong biển Đông.
    Ngày 8.7.2010, Phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ đã có công hàm phản đối công hàm ngày 7.5.2009 của Phái đoàn thường trực của TQ tại LHQ về cái gọi là bản đồ yêu sách hình chữ U (hay đường đứt khúc 9 đoạn) trong biển Đông.
    Công hàm phản đối của Indonesia có một ý nghĩa lớn vì Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Indonesia đã theo dõi tranh luận của các bên về đường chữ U và thể hiện quan điểm của mình là TQ đã “không có sự giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ cũng như quy chế của con đường đứt khúc đó”.
    Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước 1982 cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7.5.2009 của Phái đoàn thường trực của TQ tại LHQ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
    TS Nguyễn Hồng Thao – Nguồn Báo Thanh Niên
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nhật - Mỹ tổ chức tập trận bảo vệ nhau trên biển Hoa Đông

    Thứ bảy 05/11/2011 07:57

    (GDVN) - Mỹ-Nhật tổ chức tập trận chung nhằm đối phó với khả năng Nhật Bản bị tấn công trong tương lai.
    Mỹ - Hàn tập trận chung đối phó với Triều Tiên
    Hình ảnh cuộc tập trận Tiên phong có sỹ quan Việt Nam quan sát
    Báo Trung Quốc đăng ảnh sỹ quan Việt Nam quan sát tập trận
    Thuỷ quân lục chiến Đài Loan tập trận quy mô lớn
    Nhật Bản-Ấn Độ bàn về biển Đông và tập trận trên biển
    Quân khu Tế Nam, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
    Video Hạm đội Baltic tập trận bắn đạn thật
    20 tàu chiến của Hạm đội Baltic tập trận bắn tên lửa
    Chiến hạm Nga rời cảng Sevastopol đi tập trận với Hải quân Italy

    Theo tin tức từ báo chí Nhật bản, ngày 2 – 3/11/2011, hải quân hai nước Nhật-Mỹ đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hoa Đông, tỉnh Okinawa, miền nam Nhật Bản. Tàu sân bay hạt nhân George Washington đã tham gia tập trận.

    Cuộc tập trận ngày 2/11 đã giả định các “tình huống nảy sinh” ở xung quanh Nhật Bản và Nhật Bản bị tấn công quân sự, nội dung là cất/hạ cánh máy bay F/A-18 để triển khai chiến đấu.

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nhat-My-to-chuc-tap-tran-bao-ve-nhau-tren-bien-Hoa-Dong/70471.gd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này