Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4863 người đang online, trong đó có 428 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43652 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hỏi Đào , Đào giả ngây ngô .
    Ngộ hổng có piết lứa mô nó làm .
    Ai pảo thấy dẻ ( rẻ ) mà ham ?
    Lỡ dồi thôi pán li làm chiến sau .
    ( Lỡ rồi thôi bán đi làm chuyến sau )
    Dịt ngộ chất lượng lất cao .
    Ai mà chẳng piết dịt Đào Bắc Kinh ?

    [​IMG]

    Vịt Bắc Kinh

    Nghe nói năm 2012 , Cẩm Đào về vườn chăn vịt , chờ xem vịt do Đào chăn có mau lớn hơn thứ vịt đang mang qua lừa bà con nông dân Việt Nam hiện nay không ? :-":-":-"
    [/QUOTE]

    Thai_Duong chửi khựa nhiều quá ,dược Hujindao nó dậy cho mấy câu tiếng Trung .nhưng nghe chưa chuẩn .lơ lớ như Ba Tàu Saigòn ý ..=D>=D>=D>=D>=D>=D>=))=))=))=))=))=))=))=))~o)~o)~o)
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ sẽ cấp cho Ấn Độ công nghệ F-35 để đối phó Trung Quốc

    Thứ hai 07/11/2011 07:54
    (GDVN) - Ấn Độ đang trở thành một đối tác tin cậy của Mỹ ở khu vực châu Á trước sức ép to lớn từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Ngày 2/11, Bloomberg Mỹ đưa tin, Bộ Quốc phòng tuyên bố, có kế hoạch chia sẻ với Ấn Độ về công nghệ máy bay chiến đấu F-35, thảo luận về chương trình vũ khí hạt nhân, tăng cường hợp tác an ninh hai nước để ứng phó với sự cạnh tranh khu vực của Trung Quốc....

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ng-nghe-F35-de-doi-pho-Trung-Quoc/7307518.epi
  3. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    quá hay, tầu mình khoẻ phết nhỉ..[r2)]
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo nước ngoài: Hải quân Trung Quốc sẽ có hạm đội thứ 4?

    (Phunutoday) - Cách đây ít lâu Tờ Straits Times của Singapore đã có đăng 1 bài viết dự đoán khả năng Hải quân Trung Quốc sẽ xây dựng hạm đội thứ 4 vào thời gian sắp tới.

    Theo đó tờ báo của Singapore này đã cho đăng bài viết "Hải quân Trung Quốc đang dự định xây dựng hạm đội thứ 4?" của tác giả Robert Carl Niort. Với những quan điểm phân tích khá sâu dựa trên cơ sở thực tiễn về những khả năng Trung Quốc đang có ý định chuẩn bị thành lập hạm đội này trong tương lai gần, sau đây tôi xin được lược dịch bài báo này gửi đến bạn đọc:

    " Hiện nay Hải Quân Trung Quốc đang có 3 hạm đội chính bao gồm: Hạm đội Bắc hải có căn cứ tại thành phố Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông, Hạm đội Đông hải có căn cứ tại thành phố Ninh Ba thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc và Hạm đội Nam Hải có căn cứ tại Trạm Giang tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Với tên gọi như vậy mỗi hạm đội của Hải quân Trung Quốc sẽ có trách nhiệm kiểm soát các vùng biển giống như tên gọi của Hạm đội mình". Tờ Straits Times cho biết.
    .............
    Diện mạo hạm đội thứ 4 của Hải quân Trung Quốc trong tương lai
    Theo nhiều tờ báo quân sự nước ngoài hiện nay Trung Quốc đang gấp rút đóng rất nhiều tàu chiến, hay khu trục hạm lớp 052 hay 054A tàu tên lửa hộ tống. Phải chăng mục đích này để hỗ trợ cho Thi Lang hoặc chuẩn bị cho các tàu sân bay trong tương lai?????

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...an-Trung-Quoc-se-co-ham-doi-thu-4/7307560.epi
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thai_Duong chửi khựa nhiều quá ,dược Hujindao nó dậy cho mấy câu tiếng Trung .nhưng nghe chưa chuẩn .lơ lớ như Ba Tàu Saigòn ý ..=D>=D>=D>=D>=D>=D>=))=))=))=))=))=))=))=))~o)~o)~o)

    Sẽ có ngày trông nó giống con vịt này thôi.
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đề xuất hai cấp độ ngăn chặn xung đột

    SGTT.VN - Theo đánh giá của nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường, hội thảo Biển Đông cuối tuần qua (4 – 5.11) diễn ra trong không khí rất thẳng thắn. So với hai hội thảo trước, hội thảo lần này là có bước tiến cơ bản về chất lượng, đi sát những vấn đề đã gây ra xung đột trên Biển Đông thời gian qua.

    Trong số 180 đại biểu tham dự, có 60 học giả nước ngoài đến từ 20 nước, và đông nhất là đoàn đến từ Trung Quốc với tám nhà nghiên cứu.


    Hai cấp độ ngăn chặn xung đột

    Trong khi bộ quy tắc ứng xử COC được xem là một kế hoạch dài hơi, nhiều đại biểu đã nêu lên các đề xuất để duy trì ổn định ở Biển Đông.

    Đến từ trung tâm Chiến lược và quốc phòng, đại học Quốc gia Úc, giáo sư Leszek Buszynski cho rằng, các quan điểm về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây đã phân cực đến mức độ gia tăng nguy cơ xung đột.

    Từ đó ông Buszynski đề xuất, cần phải có một thoả thuận ngăn chặn xung đột ở hai cấp để đối phó với nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Thậm chí việc này khác với quy tắc ứng xử COC mà ASEAN đang theo đuổi. Ở một cấp, cần có sự thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc để điều chỉnh các vụ việc trên biển, khai thác dầu khí và tranh chấp về đánh bắt cá và đưa ra các nguyên tắc đàm phán và giải quyết. Cũng cần có các thủ tục để giải quyết các vụ đụng độ giữa các đoàn tàu đánh cá, và đụng độ giữa lực lượng hải quân hoặc tàu thuyền tuần tra.

    Hội thảo quốc tế lần thứ ba do học viện Ngoại giao (bộ Ngoại giao) và hội Luật gia Việt Nam tổ chức có chủ đề “Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Các phần thảo luận chính là Tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực; Lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực ở Biển Đông; Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; Tranh chấp ở Biển Đông: những khía cạnh pháp lý quốc tế; Giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông và Phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.
    Ở một cấp khác, cũng cần có thoả thuận tương tự giữa Mỹ, Trung Quốc và các nước bên ngoài như Ấn Độ để điều chỉnh các hoạt động theo dõi và khai thác, những hoạt động mà Trung Quốc coi là “gây ra mối đe doạ”. Nó cũng sẽ giúp duy trì nguyên tắc về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
    ..........
    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/sgtt.vn/De-xuat-hai-cap-do-ngan-chan-xung-dot/7307470.epi
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

    (VOV) - Thuyền trưởng này bị lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc xâm phạm các vùng lãnh hải của Nhật

    Hãng thông tấn Jiji của Nhật Bản dẫn nguồn tin từ lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết, ngày 6/11, thuyền trưởng 47 tuổi người Trung Quốc đã bị bắt giữ với cáo buộc vi phạm đạo luật hoạt động đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

    [​IMG]
    Tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản
    Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát hiện 2 tàu đánh cá của Trung Quốc tại vùng viển gần quần đảo Goto, ngoài khơi phía Tây Nam Nhật Bản. Sau khi hai tàu cá của Trung Quốc từ chối dừng lại để lực lượng chức năng kiểm tra trên boong, tàu tuần tra của Nhật Bản đã rượt đuổi một trong số hai tàu cá của Trung Quốc trong gần 4 giờ 30 phút./.
    Huy Hoàng
    (Theo AFP)
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
    XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    Tài liệu Tham khảo đặc biệt
    Thứ sáu, ngày 4/11/2011

    TTXVN (Hồng Công 26/10)

    Bài viết trên tờ “Tín báo” số ra ngày 25/10 của Vương Đỉnh Kiệt, chuyên gia phân tích chiến lược của Uỷ ban Quỹ Năng lượng Trung Hoa.
    Tiếp sau việc Nhật Bản và Philíppin cùng thảo luận đối sách đối với Trung Quốc nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Philíppin Aquino, Ấn Độ lại cùng Việt Nam ký kết hiệp định khai thác dầu khí ở Biển Đông, quyết định tiến hành liên doanh khai thác tài nguyên tại vùng biển Trung – Việt có tranh chấp.
    Vấn đề Biển Đông lại nóng lên. Trong đợt leo thang mới này, rất nhiều báo chí và học giả Trung Quốc chỉ tập trung tìm hiểu sự tồn tại của “bàn tay phía sau”, điều này đã làm lộ rõ “điểm mù” chiến lược tồn tại từ rất lâu của giới học giả chiến lược Trung Quốc: đối với nước nhỏ, nhất là nước nhỏ thuộc thế giới thứ ba, thường có cái nhìn phiến diện kiểu đồng tình, không để ý đến việc loại quốc gia này có thể diễn một vai trò quốc tế mang tính bành trướng. Khi sự việc xảy ra, các học giả chỉ vội vã tìm kiếm bàn tay nước lớn đứng ở phía sau, quên rằng trong lịch sử ngoại giao của nhân loại, tuy có rất nhiều ví dụ về việc nước lớn dùng sức mạnh của mình cưỡng chế nước nhỏ khuất phục, song cũng có không ít ví dụ về việc nước nhỏ dùng “chiến lược quá giang” lợi dụng nước lớn để đạt được mục đích chiến lược của mình.


    Đọc tiếp »
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Top 10 vũ khí tương lai (I)
    Vũ khí vũ trụ, vũ khí laser sẽ là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho chiến tranh tương lai. Với ưu điểm về sức mạnh hủy diệt, tốc độ và tầm hoạt động các loại vũ khí này sẽ được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển, đặc biệt là các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
    Sau đây là một số mẫu vũ khí có thể sẽ chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh trong tương lai:
    1. Vũ khí tự động
    Vũ khí tự động bao gồm các phương tiện tự động, các robot có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt sinh lực cùng vũ khí phương tiện của đối phương trên mặt đất, mặt nước và không trung.
    Vũ khí tự động được lập trình sẵn với cơ sở dữ liệu và các cảm biến giúp phân biệt địch ta, đồng thời tiêu diệt lực lượng địch bằng vũ khí được trang bị sẵn. Các robot này luôn tuân theo sự điều khiển của con người, sẵn sàng tiến lên và chiến đấu. Các lực lượng “ta” sẽ được trang bị các thiết bị phát tín hiệu để những robot này nhận diện.
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn mà các loại robot chiến đấu tự động này cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục được là khả năng phân biệt địch ta một cách chính xác, đáng tin cậy. Bên cạnh đó là khả năng phân biệt, nhận dạng các đối tượng, công trình quân sự và dân sự, mục tiêu nào cần tiêu diệt, mục tiêu nào không, bị hạn chế.
    Riêng các robot chiến đấu điều khiển từ xa có thể gặp các sự cố về hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển. Các robot bị hỏng hóc có thể sẽ bắn vào bất cứ thứ gì chúng gặp, trong đó có cả lực lượng của “ta”.
    [​IMG]Vũ khí tự động tìm diệt LOCAAS của Lockheed Martin, dài 0,79m, nặng 45kg, tốc độ bay 370km/h, tầm hoạt động 160km và có khả năng mang đầu đạn 7,7kg.
    [​IMG]Robot chiến đấu của quân đội Mỹ
    [​IMG]Robot chiến đấu tương lai của quân đội Anh2. Vũ khí Laser năng lượng cao
    Vũ khí laser bắn ra các chùm năng lượng cực mạnh xuyên qua không khí, thậm chí là khoảng không vũ trụ và nhắm thẳng đến mục tiêu. Loại vũ khí này có tốc độ của ánh sáng và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở xa hàng nghìn kilômét.
    Các thấu kính khổng lồ sẽ tập trung các chùm laser cực mạnh vào một điểm trên mục tiêu. Sức nóng sẽ đốt cháy bề mặt và phá huỷ mục tiêu như các loại phương tiện bay, đầu đạn, nhiên liệu và chất nổ.
    Tuy nhiên, vũ khí laser cần rất nhiều năng lượng để có thể tạo ra sức công phá mạnh hơn đạn thông thường. Nguồn nhiên liệu hoặc nguồn điện quá lớn khiến cho vũ khí laser sẽ có thiết kế cồng kềnh và nặng nề. Mỹ hiện nay đã có một loại vũ khí kiểu này.
    Tuy nhiên, một hệ thống vũ khí laser của Mỹ chiếm trọn một chiếc máy bay Boeing 747. Mặt khác, khi chuyển động xuyên qua không khí, các chùm tia laser sẽ có nguy cơ bị phân tán.
    [​IMG]Vũ khí laser bố trí trên máy bay 747 của Mỹ
    [​IMG] 3. Vũ khí vũ trụ
    Trong tương lai, không gian vũ trụ sẽ là môi trường tác chiến thứ 4, ngoài hải, lục, không quân. Các loại vũ khí bố trí trên quỹ đạo có khả năng phát hiện và tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất, mặt nước, trong không trung và cả các mục tiêu trong vũ trụ.
    Nhiệm vụ chính của các loại vũ khí vũ trụ là chống tên lửa đạn đạo. Các phi đội đánh chặn hoặc các trạm tác chiến sẽ được bố trí trên quỹ đạo Trái Đất và sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ tên lửa đạn đạo nào của đối phương được phóng lên bằng đầu đạn hoặc vũ khí laser.
    Tuy nhiên, công nghệ của các loại vũ khí vũ trụ hiện mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Trong khi đó tác chiến vũ trụ đòi hỏi phải phản ứng nhanh và các phương tiện đánh chặn phải có khả năng tin cậy trong việc phá huỷ đầu đạn của tên lửa đối phương. Trong khi đó, vũ khí laser đòi hỏi phải có nguồn nhiên liệu hoá học hoặc nguồn điện lớn khó có thể bố trí trên quỹ đạo.
    [​IMG]Vũ khí vệ tinh XSS-11 của Mỹ
    [​IMG]
    [​IMG] 4. Máy bay siêu âm (nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh)
    Máy bay siêu âm có khả năng tiêu diệt nhanh gọn mọi mục tiêu trên Trái Đất với tốc độ như một tia chớp. Chỉ trong vòng 2 giờ, máy bay này có khả năng tiếp cận bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất. Ngoài ra, máy bay siêu âm còn có khả năng mang theo vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
    Để cất cánh, máy bay siêu âm cần phải có một máy bay lai dắt hoặc được trang bị động cơ phản lực cực mạnh. Máy bay siêu âm sẽ đạt độ cao tối đa nơi có mật độ không khí cực loãng và giảm thiểu lực ma sát nhờ động cơ phản lực tĩnh siêu âm.
    [​IMG]Máy bay siêu âm X43A
    [​IMG] 5. Hệ thống vũ khí phi sát thương
    Hệ thống vũ khí này có đặc điểm là sử dụng các chùm vi sóng hoặc các chùm có bước sóng milimét để xua đuổi kẻ thù mà không gây sát thương. Hệ thống này đặc biệt phát huy tác dụng trong việc kiểm soát đám đông.
    Một máy phát công suất lớn và một chiếc anten 2 m sẽ phát ra một chùm tia có tần số 95Ghz (3milimét). Trong 5 giây, các chùm tia này sẽ tác động lên bề mặt da chỉ dày 0,3 mm và gây đau đớn. Tác dụng nhanh chóng này sẽ khiến đối phương phải bỏ chạy mà không bị sát thương.
    Tuy nhiên, hệ thống này vẫn có khả năng gây chấn thương nặng nếu đối phương không nhanh chóng thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của các chùm tia khiến da bị bỏng nặng. Ngoài ra, vũ khí này còn có thể gây tác động tiêu cực đến các hệ thống máy móc khác một cách thụ động.
    [​IMG]Vũ khí phi sát thương ADS
    [​IMG]
    [​IMG]

    6. Tên lửa hạt nhân
    Tên lửa hạt nhân có khả năng mang đến sự hủy diệt khủng khiếp đối với bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất, tạo ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự.
    Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân là các tên lửa đạn đạo, chúng được phóng lên theo chiều thẳng đứng bằng tên lửa đẩy. Sau khi đạt đến độ cao nhất định, tên lửa có đầu đạn hạt nhân sẽ lao xuống mục tiêu với tọa độ đã lập trình sẵn giống như một quả bom và tiêu diệt mục tiêu.
    Tuy nhiên, loại vũ khí này có sức hủy diệt quá lớn. Nếu xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn, con người coi như đã đặt dấu chấm hết cho hành tinh xanh cũng như sự sống của mình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã đề ra học thuyết chiến tranh hạt nhân hạn chế mà sức mạnh hạt nhân chỉ được sử dụng với sức hủy diệt giới hạn trong một khu vực nhất định.
    Một trong những nhược điểm của tên lửa hạt nhân là dễ bị phát hiện khi phóng. Chính vì vậy, đối phương có thể dễ dàng xác định mục tiêu và đáp trả bằng các đòn đánh tương tự.

    [​IMG]Tên lửa hạt nhân có nhiều loại và khả năng mang đầu đạn rất khác nhau[​IMG]Chúng có thể được phóng từ mặt đất...[​IMG]...phóng từ mặt nước[​IMG]Hoặc từ tàu ngầm[​IMG]Và gây ra sự hủy diệt khủng khiếp
    7. Súng Taser

    Súng Taser hay còn gọi là súng điện có khả năng khống chế đối phương bằng dòng điện cao thế cực mạnh, tức thời. Loại súng này cho phép cảnh sát khống chế tội phạm mà không gây thương vong nghiêm trọng.
    Súng Taser phóng ra một dòng điện cực mạnh khiến con người mất kiểm soát tạm thời đối với hệ cơ. Khi tấn công bằng loại súng này, cảnh sát phải tránh các vị trí nhạy cảm như tim hoặc cổ. Khi bị bắn, nạn nhân sẽ ngã vật xuống đất, không thể kháng cự.
    Tuy nhiên, loại súng này có thể gây chấn thương nặng cho người bị bắn trong quá trình họ bị ngã xuống đất. Ngoài ra, dòng điện có thể gây chấn thương cổ họng, mắt và bộ phận sinh dục. Xung điện có thể khiến cơ bị co giật và tổn thương, thậm chí khiến nạn nhân bị chết. Mặt khác, một xung điện do khẩu súng bắn ra không thể khuất phục nhiều người cùng một lúc.

    [​IMG]Một mẫu súng điện[​IMG]Chúng có thể trở thành vũ khí phổ biến của lực lượng cảnh sát trong tương lai.
    8. Bom E

    Các sung vi ba năng lượng cao có thể phá hỏng máy tính, các đồ điện tử và nguồn điện và bằng cách đó vô hiệu hóa các hệ thống quân sự cũng như dân sự.
    Bom E sẽ sinh ra một trường điện từ cực mạnh tăng đột ngột tạo ra sóng điện có khả năng đốt cháy các thiết bị điện, các chip bán dẫn. Quả bom cực mạnh có khả năng sinh ra các xung điện bao trùm một khu vực rộng lớn có thể tiêu diệt cả những máy bay không người lái tầm thấp.
    Tuy nhiên, hiệu quả của loại vũ khí này còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình. Ngoài ra, các xung điện do loại bom này tạo ra có thể phá hoại cả các loại vũ khí của chính quân “ta”.
    [​IMG]Bom E tạo ra khu vực tác động lớn...[​IMG]...và có sức phá hoại đối với nhiều mục tiêu trong khu vực ảnh hưởng.
    9. Hệ thống phòng thủ tên lửa được bố trí sẵn

    Hệ thống này cho phép đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo. Hệ thống chống tên lửa nhiều tầng được triển khai nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo ở nhiều cấp độ khi đang bay: giai đoạn tăng tốc, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối cùng.
    Tuy nhiên, hệ thống này tương đối phức tạp và tốn kém từ khâu xây dựng, thử nghiệm, triển khai và duy trì hoạt động. Giai đoạn tên lửa tăng tốc là thời điểm dễ bị tiêu diệt nhất. Nhưng điều này đòi hỏi hệ thống phòng thủ tên lửa phản ứng cực nhanh.

    [​IMG]Việc phòng thủ tên lửa đòi hỏi một hệ thống phức tạp và tốn kém[​IMG]Bao gồm thiết bị trên không[​IMG]Trên mặt đất, mặt nước và trải rộng[​IMG]Cùng hệ thống chỉ huy điều khiển cực kỳ hiện đại, phức tạp đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối
    10. Chiến tranh công nghệ thông tin

    Công nghệ thông tin là làm tê liệt các dạng thông tin của địch nhưng vẫn duy trì được các kênh liên lạc của ta.
    Chiến tranh thông tin sẽ nhằm chủ yếu vào các mạng thông tin liên lạc và máy tính. Các chuyên gia máy tính có thể đột nhập vào hệ thống máy tính và thông tin quân sự của địch hoặc làm lây lan các loại virus độc hại khiến hệ thống này tê liệt. Điều này khiến đối phương sẽ bị rối loạn và mất khả năng tác chiến.
    [​IMG]Chiến tranh thông tin có thể vô hiệu hóa cả một đội quân được trang bị tốt[​IMG]Triệt tiêu sức mạnh của hàng loạt loại vũ khí tối tân[​IMG]Nhưng sẽ gây ra thảm họa thực sự nếu nó bị lợi dụng với các mục đích đen tối hoặc trở thành đối tượng của bọn khủng bố.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Từ lâu tôi đã khuyên các bác nghỉ chứng cơ mà.

    Nào chúng ta cùng vào đây để nghiên cứu, thảo luận.

    Mỹ tuyên bố chiến lược ngoại giao thế kỷ mới Thứ hai,
    07/11/2011 09:41
    Mỹ cho rằng, châu Á cần một cấu trúc mới tương xứng với sự phát triển, và Washington sẽ duy trì quan hệ chiến lược với một số đồng minh ở đây. Tại hội nghị quốc gia thường niên do Ủy ban các vấn đề quốc tế của Mỹ tổ chức ngày 4/11, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William J.Burns đã phát biểu về chiến lược thế kỷ mới của Washington.

    Ông Burns nhấn mạnh, Thái Bình Dương – khu vực hiện chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới - sẽ là khu vực quan trọng nhất, năng động nhất trong chiến lược của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Washington sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các đối tác chiến lược, cùng với các siêu cường mới nổi giải quyết các vấn đề toàn cầu trong thế kỷ 21.

    Ông Burns nhận định: “Sự trỗi dậy của châu Á không chỉ là các nền kinh tế hay những thành phố phát triển mạnh mẽ, mà còn vẽ lại bản đồ địa chiến lược của khu vực. Khi châu Á đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chúng ta cần phát triển cấu trúc ngoại giao, kinh tế và an ninh theo kịp sự thay đổi sâu sắc của châu Á”.

    Nền tảng chính sách của Washington vẫn là duy trì quan hệ đồng minh lâu đời với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, và Thái Lan. Ngoài ra, Mỹ sẽ từng bước thiết lập quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Mông Cổ, Việt Nam và Brunei.

    Đặc biệt, khi vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng lớn, thì việc giữ quan hệ Mỹ-Trung Quốc đi đúng hướng sẽ là một thách thức lớn cho cả hai bên trong vòng vài năm tới.

    Ngoài ra, Washington cũng cam kết sẽ hỗ trợ tích cực trong các hoạt động quốc tế như chống phổ biến hạt nhân, an ninh hàng hải, khắc phục thiên tai, thảm họa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này