Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4760 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 07:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43469 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Có lẽ sau phát biểu này ông Liu có thể bị xa thải vì nó đi ngược đường lối của Mao và lãnh đạo TQ

    'Trung Quốc không tham vọng bá chủ'
    Cập nhật lúc :6:38 AM, 20/10/2011
    Trung Quốc không có kế hoạch theo đuổi vị thế lãnh đạo thế giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin khẳng định.

    >> Khúc khuỷu đường về vị trí siêu cường của Nga
    Tuyên bố này của ông Liu được đưa ra nhằm chấn chỉnh lại những thông tin khác nhau mà một số tờ báo đưa ra về phát ngôn của Thủ tướng Vladimir Putin về mối quan hệ Nga – Trung.
    “Chúng tôi nhận thấy rằng, giới truyền thông đưa ra tam sao thất bản về bài phỏng vấn của ông Putin. Thực tế, Thủ tướng Nga khẳng định, Bắc Kinh là đối tác chiến lược của Moscow và ông hài lòng với mối quan hệ này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
    Ông Liu quả quyết: “Trung Quốc không có ý định mà cũng không thừa hơi để đấu tranh giành ngôi vị bá chủ”.


    [​IMG]Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin khẳng định, Trung Quốc không tham vọng bá quyền.
    Trước đó, trong bài phỏng vấn sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Putin cho rằng: “Với chúng tôi, Trung Quốc là đối tác, một đối tác đáng tin cậy”. Khi được Giám đốc kênh truyền hình NTV hỏi về việc liệu Nga có nhìn nhận Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng, ông Putin nhấn mạnh: “Tôi đã nhiều lần nói với những người từng tìm cách hù dọa chúng tôi về mối đe dọa từ Trung Quốc rằng, bất kể khu vực Đông Siberia và vùng viễn Đông của Nga có giàu tài nguyên đến đâu thì Moscow cũng sẽ không mâu thuẫn với Bắc Kinh tại đây. Trung Quốc có các đối thủ khác, hãy để họ tự tranh đua”.
    Tuy nhiên, một số tờ báo lại đưa tin về phát ngôn của ông Putin trong buổi phỏng vấn đó rằng: “Nga, không giống như Trung Quốc, không tìm kiếm vị thế bá chủ thế giới”.

    Trà My (theo Ria Novosti)
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giải trí
    Obama 'nhậu nhẹt' cùng công nhân thất nghiệp
    Cập nhật lúc :6:03 AM, 20/10/2011
    Tổng thống Obama vừa có một hành động thu hút được sự chú ý của dư luận: vào quán uống bia và chia sẻ với những người công nhân thất nghiệp.

    >> Đối thủ chơi xấu, hại Obama?

    Trong chuyến thăm đến thành phố Orlando, bang Florida để vận động tranh cử, Tổng thống Obama dừng chân tại một quán rượu bình dân vốn quen thuộc với các sinh viên của ĐH Central Florida - trong khi đối diện nó là quán Bar hạng sang VAiN.
    Tại quán bình dân này, ông Obama thưởng thức những cốc bia tươi Guinness cùng với Thị trưởng thành phố Orlando Buddy Dyer và một số công nhân xây dựng đang thất nghiệp.

    Trong cuộc nói chuyện với công nhân, ông Obama đề cập đến việc thúc đẩy kế hoạch thúc đẩy việc làm cho người dân và nói rằng họ chính là lý do để kế hoạch này cần được thông qua nhằm vực dậy nền kinh tế đang sa sút.

    Cũng trong ngày ông Obama trò chuyện cùng với các công nhân, Đảng Cộng hòa đã bác bỏ một kế hoạch tăng việc làm với lí do nó sẽ dẫn đến tình trạng tăng thuế và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

    Theo VTC
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tìm hiểu tên lửa Đài Loan mang tới biển Đông
    Cập nhật lúc :6:00 AM, 20/10/2011
    Hệ thống tên lửa đất đối không TC-1 Thiên Kiếm (Tien Chien I) là một trong những hệ thống phòng không tầm ngắn hiện đại nhất trong Quân đội Đài Loan.

    (ĐVO) Được thiết kế ban đầu với mục đích sử dụng cho các máy bay chiến đấu Đài Loan như F-16, F-CK-1 Ching Kuo, Thiên Kiếm I là tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường bằng hồng ngoại được Viện nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Trung Sơn phát triển từ những năm 1980 và chính thức phục vụ trong Quân đội Đài Loan từ năm 1993.

    Đây là loại tên lửa tầm nhiệt hiện đại với khả năng khóa mục tiêu ở mọi góc (khác với tên lửa tầm nhiệt loại cũ chỉ có thể khóa mục tiêu ở một khoảng hẹp phía trước cảm biến tên lửa), có khả năng “bắn và quên” rất chính xác và thao diễn tốt.

    Tên lửa có chiều dài 2,87 mét, đường kính 127 mm, khối lượng 90 kg, được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn, khi gắn trên mặt đất, tầm bắn tên lửa Thiên Kiếm I có thể đạt được 8.000 mét.


    [​IMG]Tên lửa Thiên Kiếm - I khi lắp trên bệ phóng từ mặt đất có tầm bắn tới 8.000 mét.

    Toàn bộ hệ thống này được dẫn bắn bởi radar MPQ-78, cũng do Viện nghiên cứu Trung Sơn phát triển.

    Loại radar này có thể đảm nhận được tất cả các vai trò cảnh giới (kể cả các mục tiêu ở độ cao thấp), bắt bám mục tiêu và điều khiển bắn, có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm xa tới 30 km với sai số khoảng cách mục tiêu chỉ ở mức 30 mét và sai số góc ở mức 5 phút.

    Radar cảnh giới có thể nhận diện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu còn radar dẫn bắn trên hệ thống có khả năng bắt bám mục tiêu ở khoảng cách 20 km.

    [​IMG]Radar MPQ-78 có khả năng cảnh giới và dẫn bắn cho tên lửa phòng không Thiên Kiếm - I cũng như nhiều loại pháo phòng không khác.
    Ngoài hai loại radar trên, trên hệ thống radar MPQ-78 còn trang bị thiết bị trinh sát quang học có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 10 km và hệ thống nhận diện bạn thù (IFF) có khả năng hoạt động với mục tiêu ở khoảng cách 30 km.

    Trong hệ thống phòng không này, tên lửa Thiên Kiếm I thường được đặt trên thân xe tải quân sự hoặc xe Humvee tương tự như hệ thống phòng không Avenger, do đó, hệ thống có thể hoạt động rất cơ động và chỉ cần thời gian ngắn để triển khai.

    [​IMG]Hệ thống phòng không Thiên Kiếm - I lắp đặt trên xe Humvee có ưu điểm chỉ cần diện tích hẹp và thời gian cơ động, triển khai nhanh.

    Đồng thời, với kích cỡ nhỏ, Thiên Kiếm I có thể được bố trí tại những vị trí diện tích nhỏ như các hòn đảo với tính bí mật cao.

    Đài Loan đang nghiên cứu phát triển hệ thống phòng không Thiên Kiếm II với kích cỡ tương tự như Thiên Kiếm I. Hệ thống này sử dụng tên lửa không đối không Thiên Kiếm II dẫn đường hồng ngoại và radar bán chủ động với tầm bắn có thể lên đến 40 km.

    >> Thiên Kiếm 1 xuất hiện trên biển Đông
    Đồng Tâm (tổng hợp)
  4. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Phải làm cho hợp tác Việt – Ấn phá sản!

    Global Times
    KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG THÊM MỘT SỰ KHIÊU KHÍCH NÀO NỮA! CẦN TẠO RA SỰ CỌ XÁT KHIẾN CHO HỢP TÁC VIỆT – ẤN BỊ PHÁ SẢN

    15-10-2011
    [​IMG]Tóm tắt: Vào ngày 12 [tháng 10], Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác khai thác dầu khí ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), vùng biển đang tranh chấp, cả hai nước đều biết rằng họ đang làm khó Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không tạo được một vài rắc rối cho bản hiệp định này của họ, thì điều này được xem như sự thành công trong việc khiêu khích Trung Quốc, mưu đồ bắt tay nhau ứng đối với Trung Quốc của một vài quốc gia sẽ được đẩy lên cao hơn.
    Dùng phương thức quấy rối để buộc sự hợp tác Án Độ – Việt Nam phá sản
    Vào ngày 12 [tháng 10] Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác Khai thác Dầu khí ở Nam Hải, vùng biển tranh chấp, cả hai nước đều biết rằng họ đang gây khó cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không tạo ra một vài rắc rối cho bản hiệp định này của họ, thì điều này được xem như sự thành công trong việc khiêu khích Trung Quốc, mưu đồ bắt tay nhau để ứng đối với Trung Quốc của một vài quốc gia sẽ được đẩy cao hơn.
    Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và ************* Việt Nam đi thăm Trung Quốc và Ấn Độ gần như cùng lúc, ở Bắc Kinh thì vun đắp lại mối quan hệ với Trung Quốc, còn ở New Dehli thì lại ký bản hiệp định rõ ràng là chống lại Trung Quốc, hiện vẫn chưa thể xác định được xem, rốt cuộc thì đây là cách làm của “hai phe phái” của Việt Nam, hay là có sự bất đồng ý kiến về vấn đề cụ thể Nam Hải trong lãnh đạo cấp cao Việt Nam hay không.   
    Khi Ấn Độ và Việt Nam ký Hiệp định, điều cần xem xét có thể không chỉ là một chút lợi ích nhỏ nhoi trên mấy thùng dầu, mà là sự cân nhắc lớn hơn, mang tầm chiến lược khu vực. Ấn Độ rất khoái chí khi khuấy lên được vấn đề Nam Hải, làm gia tăng thêm sức ép của họ đối với Trung Quốc ở những vấn đề khác. Ấn Độ dường như cho rằng, tiến vào đắc tội với Nam Hải chỉ có mình Trung Quốc, mối lợi thu được có thể làm tiêu hủy một chút tổn hại đến mối quan hệ Trung – Ấn.
    Động cơ chính trị của sự hợp tác Ấn – Việt rất mạnh, sự chống trả bằng miệng của Trung Quốc sẽ không có tác dụng. Trung Quốc phải áp dụng hành động thực tế, để sự hợp tác Ấn – Việt này bị phá sản, hoặc phải gây ra thật nhiều sự rắc rối cho hai nước.
    Trung Quốc cần tuyên bố Hiệp định Ấn – Việt là phi pháp, khi Ấn – Việt bắt đầu công việc thăm dò trên biển, Trung Quốc cần cử lực lượng tác chiến trên bộ để tiến hành quấy rối công việc thăm dò này trước, tạo sức ép nhẹ nhưng cũng đủ để gây nên sự tranh chấp và va chạm nhau về thành quả thăm dò giữa hai nước, Nói một cách khác, phải để cho sự hợp tác Ấn – Việt gặp rủi ro cao tới mức sự hợp tác này không còn chút giá trị kinh tế nào.
    Đẩy tranh chấp ở Nam Hải leo thang thành xung đột nghiêm trọng là sự mạo hiểm chung của các nước. Dĩ nhiên Trung Quốc không muốn như vậy, nhưng ngăn cản sự hợp tác khai thác dầu Ấn – Việt bằng cách quấy rối là phơi bày sự mạo hiểm này ra để cho các nước cùng gánh chịu. Không phơi bày nó ra thì chẳng khác nào Trung Quốc dùng sức của một nước để triệt tiêu sự mạo hiểm chung vốn thuộc về tất cả.
    Do một vài nước thiên về mạo hiểm và cho rằng Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước những mạo hiểm của họ nhằm tránh xung đột, nên hiện nay những hành vi khiêu khích nhằm vào Trung Quốc ở khu vực Nam Hải có chiều hướng ngày càng thêm hung hăng. Hiệu quả của sự phản đối bằng con đường ngoại giao của Trung Quốc đang suy giảm, chỉ có bằng biện pháp kiên nhẫn một vài lần rồi Trung Quốc đánh trả cho thật kiên quyết thì mới có thể làm nguội dần sự xung đột mạo hiểm ở khu vực này.
    Ngăn cản sự hợp tác khai thác dầu Ấn – Việt ở vùng biển đang tranh chấp là một điểm hết sức xác đáng, thể hiện được tính kiên quyết của Trung Quốc. Do Ấn Độ không phải là quốc gia Nam Hải, nên sự lôi cuốn nước này vào cũng không thể làm tăng lên được tính chính đáng về sự tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tuy tham vọng chính trị của Ấn Độ đối với Nam Hải là lớn, nhưng sự chi viện mà tiềm lực quốc gia không thể đáp ứng hùng hậu, hơn nữa điều này không phải là ưu tiên hàng đầu để Ấn Độ xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Ngay cả khi xét đến lợi ích của Ấn Độ, thì điều này cũng phảng phất mùi vị xía vô chuyện của người khác. Cộng đồng Ấn Độ không chuẩn bị tư duy cho sự xung đột mạnh với Trung Quốc ở Nam Hải.
    Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc là sự pha trộn giữa lợi ích với sự cân nhắc, tính toán hết sức phức tạp, về vấn đề có thể rút lại những hành vi nóng vội ở Nam Hải được hay không, Hà Nội thường tránh né. Bề ngoài Việt Nam tỏ ra rất cứng rắn, không chịu nhượng bộ bất cứ điều gì, nhưng cũng giống như Trung Quốc, mục tiêu quốc gia của Việt Nam hiện nay có nhiều cấp độ, mà vấn đề lãnh thổ chỉ là một trong những cấp độ đó.
    Điều cần nhấn mạnh là, cộng đồng Trung Quốc khó có thể chịu đựng nổi sự khiêu khích trên biển nhiều lần của một vài quốc gia. Nước Trung Quốc trỗi dậy cần mang trong lòng sự chịu đựng nỗi nhục tạm thời, song cõi lòng có như thế nào rồi cũng có ngày được bù đắp. Dùng thủ pháp cứng rắn để chấm dứt sự khiêu khích của một vài nước là mạo hiểm đối với Trung Quốc, nhưng để cho công chúng Trung Quốc phải chịu đựng sự oán giận mà chỉ có những nhà đại chiến lược gia mới có thể chịu đựng nổi, thì với một đất nước được hợp thành từ 1,3 tỉ Khổng Minh như Trung Quốc, sự mạo hiểm này mới là điều không thể dự báo nổi.
    Những việc khiến cho Việt Nam và Ấn Độ phải lo lắng không đáng để Trung Quốc phải bận tâm. Khả năng thực sự chịu được sự cọ xát quốc tế của Trung Quốc rất có thể là mạnh nhất thế giới.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam cần nghiên cứu hoàn thiện thứ vũ khí này , có như thế mới có khả năng giáng trả đích đáng kẻ thù cho dù họ có trang bị rada tên lửa tầng tầng , lớp lớp bảo vệ

    Một vũ khí loại tàng hình đang được thử nghiệm có thể vô hiệu hóa hệ thống canh phòng của địch


    Ðối với kỹ thuật giao tranh quân sự trong thời đại mới, nhiệm vụ triệt hạ địch chỉ cần một thời gian vài phút đồng hồ làm cho kẻ địch bị “mù mắt” không còn có thể nhìn thấy gì xung quanh
    Xung điện từ (electromagnetic pulse) từ một vũ khí nguyên tử nổ chừng vài dặm cách mặt đất đã có thể tiêu hủy các thiết bị canh phòng của một đạo quân, thế nhưng lại gây nhiều tổn thất phụ .
    Vì vậy một thiết bị mới của lực lượng không quân Hoa kỳ sẽ dùng các sóng vi ba (microwaves) để đốt cháy các hệ thống điện tử của đối phương (microwaves) , Các sóng này được phát ra từ môt nguồn điện cao thế được gắn tr ên một máy bay không người lái.



    0 1 0 ">1 ">2 1 2 ">3 21600 pixelWidth ">3 21600 pixelHeight ">0 0 1 ">6 1 2 ">7 21600 pixelWidth ">8 21600 0 ">7 21600 pixelHeight"]ffice:eek:ffice" />[/URL]







    Không lực Hoa Kỳ vừa mới đây đã có được cấp ngân khoản 40 triệu Mỹ Kim cho dự án, và trong khi người đứng đầu chương trình của dự án là Robert Torres sẵn sàng xác nhận các đợt thử nghiệm thành công trên đất liền và trên không đối với một thiết bị đã có trước đây nhưng ông lại không chiụ tiết lộ về những chi tiết của dự án mới mẻ nói trên.
    Edi Schamiloglu, chuyên gia về sóng vi ba (microwave) tại Viện đại học University of New Mexico phỏng định là loại vũ khí mới này sẽ tập trung các sóng vi ba vào một mục tiêu nào đó đ gây ra một sự gia tăng điện thế trong các đường dây không có vỏ bọc và sẽ cùng lúc tiêu hủy các mạch điện của những đĩa tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh hay các đài ra-đa hoâc bất cứ một thiết bị điện tử nào khác. Và như vậy sẻ mở đường cho bộ binh và các phi vụ oanh kích hoạt động. Ngoài công dụng trên thiết bị còn có khả năng tiêu diệt những bom đạn, vũ khí cất giấu trong các hầm hố ngầm.












    Một phi cơ loại như được nêu ở trên, tương tự như i Phantom Ray của hãng Boeing mà địch không thể phát hiện ra được có thể sẽ là phương tiện tốt nhất để mang theo loại vũ khí mới mẻ này vì nó có thể bay vào vùng địch mà không phải lo tổn thất sinh mạng .. Nhưng điều đó có nghĩa phải đối phó với một thử thách lớn là làm sao tạo nguồn điện năng cho vũ khí đó, theo lời ông Schamiloglu. Mặc dù một phi cơ không người lái loại nhỏ có khả năng tạo nên một nguồn điện năng nào đấy thế nhưng nó phải đem theo loại bình điện có sức chứa điện thật mạnh để tạo nên được các xung vi ba (microwaves pulses) hàng nghìn triệu “watts”. Ông Torres chỉ cho biết rằng ông dự kiến là một mẫu thử nghiệm sẽ sẵn sàng để cất cánh trong các phi vụ thử nghiệm vào năm 2012, mà chừng đó thì toán của ông sẽ điều chỉnh tia vi ba kia sao cho nó chỉ gây tổn thất cho mục tiêu được nhắm vào.












    (Theo “Science Daily” 07/30/09-Trang Nguyen)

    Bài đọc thêm
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Tổ hợp Bastion thứ hai về Việt Nam
    Cập nhật lúc :9:47 AM, 20/10/2011
    Theo Interfax, Nga đã bàn giao tổ hợp phòng thủ bờ biển di động Bastion thứ 2 cho phía Việt Nam.

    (ĐVO) “Lô hàng đã được gửi đi từ tuần trước”, Interfax dẫn nguồn tin thân cận trong tổ hợp quân sự quốc phòng Nga cho biết.

    Như vậy Rosoboronexport và Liên hiệp khoa học sản xuất chế tạo máy (NPO Mashinostroenia) đã hoàn tất hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 2 tổ hợp phòng thủ bờ biển di động Bastion, nguồn tin cho biết.

    Hợp đồng nêu trên được 2 bên ký kết vào năm 2005, tổ hợp Bastion đầu tiên đã được phía Nga giao cho Việt Nam vào năm 2010.

    Rosoboronexport và NPO Mashinostroenia không bình luận gì về hợp đồng với Việt Nam, họ nói những thông tin liên quan là bí mật.
    [​IMG]Một tổ hợp Bastion còn có thể bảo vệ một khu vực bờ biển trải dài tới 600 km.
    Hệ thống Bastion mang đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh Yakhont 3M55E có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.

    Tên lửa của hệ thống Bastion-P có 2 loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Tên lửa thuộc loại “bắn - quên”, sử dụng chiến thuật “bầy sói” và chống nhiễu điện tử mạnh.

    Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang-phóng tự hành K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác. Cơ số đạn cho mỗi hệ thống Bastion có thể lên tới 36 quả tên lửa Yakhont.

    Danh Nguyễn (theo Interfax)
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Miến Điện tiến gần Ấn Độ, xa Trung Quốc


    Cập nhật: 10:39 GMT - thứ sáu, 14 tháng 10, 2011

    [​IMG] Miến Điện nói Ấn Độ không hề kém quan trọng với họ so với Trung Quốc


    Ấn Độ đã trải thảm đỏ đón tiếp Chủ tịch Miến Điện Thein Sein hôm thứ Sáu ngày 14/10 trong chuyến thăm chính thức của ông đến Ấn Độ trong bốn ngày.
    Ông sẽ có cuộc hội đàm trong ngày với Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh và hai nước sẽ ra bản Tuyên bố chung sau đó.

    Đi cùng Chủ tịch Thein Sein là 13 bộ trưởng trong chính phủ.

    Đối với New Delhi, đây là cơ hội kết chặt mối quan hệ với nước láng giềng, vốn vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh từ Bắc Kinh, đối thủ chính của Ấn Độ trong khu vực.
    Chủ tịch Thein Sein đến Ấn Độ hôm thứ Tư 12/10 và đã dành hai ngày thăm viếng các di tích Phật giáo trước khi đến New Delhi.
    Phát biểu trong một cuộc họp báo vào sáng nay khi Chủ tịch Thein Sein đặt chân đến New Delhi, Harsh Shringla, một quan chức phụ trách Miến Điện trong Chính phủ Ấn Độ, cho biết Delhi sẵn sàng giúp đỡ Naypidaw xây dựng nền dân chủ vốn còn đang trong giai đoạn phôi thai.
    Một phái đoàn các nghị sĩ Miến Điện cũng đã nhận được lời mời đến thăm Ấn Độ, ông cho biết.
    Chuyến thăm của Chủ tịch Thein Sein là cơ hội để hai nước xem xét các hợp tác về an ninh, ông nói thêm. Miến Điện đã đảm bảo với Ấn Độ là họ không cho phép sử dụng lãnh thổ của họ cho các hoạt động thù nghịch chống Ấn Độ.
    Thuận theo ý dân

    Chuyến thăm này diễn ra sau khi Miến Điện quyết định đình chỉ công trình đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư đến 3,6 tỷ đôla.
    Lý do mà Chủ tịch Thein Sein đưa ra trong thư gửi Quốc hội nước này là ‘bảo vệ môi trường’ và nhất là ‘thuận theo ý dân’.
    Động thái này của chính phủ Miến Điện đã khiến Trung Quốc tức giận và chỉ trích công khai – một việc mà lâu nay rất hiếm khi xảy ra.
    [​IMG] Chủ tịch Thein Sein và phu nhân đã dành hai ngày chiêm bái các thánh tích Phật giáo


    Công trình thủy điện Myitsone nằm trên thượng lưu sông Irrawaddy mà Trung Quốc đã ký thỏa thuận với chính quyền quân sự Miến Điện vào năm 2002 để cùng khai thác. Trong đó Trung Quốc góp vốn, còn Miến Điện góp tài nguyên.
    Hai nước dự tính sẽ xây chặn dòng chảy và xây dựng bảy con đập lớn để phát điện trong thời hạn 50 năm.
    Nhiều nhà phân tích cho rằng những động thái gần đây của Miến Điện cho thấy chính quyền dân sự non trẻ của quốc gia này đang mong muốn rũ bỏ hình ảnh một quốc gia lệ thuộc vào Trung Quốc và mở cửa đối với các quốc gia phương Tây vốn vẫn đang duy trì lệnh cấm vận vũ khí áp đặt lên chế độ độc tài quân sự.
    Ấn Độ bắt đầu mối liên hệ với chính phủ quân sự Miến Điện vào giữa những năm 1990 trong các lĩnh vực an ninh và năng lượng khi nước này đang tìm cách cân bằng ảnh hưởng chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Miến Điện.
    Động thái này của Ấn Độ đã bị nhiều nước chỉ trích. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010 đã than phiền là Ấn Độ đã không nói chuyện với Miến Điện về những vi phạm nhân quyền của nước này.
    Tuy nhiên, Ấn Độ biện minh rằng cách tiếp cận của họ đã giúp khởi động một số bước đi cải cách của Thein Sein khi ông lên cầm quyền.
    Ông đã đối thoại trực tiếp với lãnh đạo đối lập là bà Aung San Suu Kyi vốn bị chính quyền quân sự giam lỏng trong nhiều năm.
    Đáng chú ý hơn, trước thềm chuyến thăm Ấn Độ, Miến Điện đã loan báo phóng thích hàng ngàn tù nhân, trong đó các tù nhân chính trị và những nhà bất đồng chính kiến.
    Hiện tại, kim ngạch thương mại giữa Miến Điện với Ấn Độ và Trung Quốc cũng chênh lệch đáng kể.
    Miến Điện trao đổi thương mại với Ấn Độ trị giá 1,2 tỷ đô la vào năm 2010, trong khi con số này với Trung Quốc là 4,4 tỷ đô la. Trung Quốc cũng là quốc gia hiện đầu tư nhiều nhất vào Miến Điện.
    Không có cạnh tranh

    Rõ ràng Ấn Độ đang nhận thấy có nhiều cơ hội cho họ dưới chính phủ của Chủ tịch Thein Sein.
    Cựu đại sứ Ấn Độ ở Miến Điện G. Parthasarathy cho biết chính phủ mới của nước này có vẻ như đang tìm cách tạo nhiều ‘không gian’ cho ngoại giao hơn, trong đó sẽ có nhiều không gian hơn cho Ấn Độ.
    "Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc là mạnh mẽ, nhưng chúng tôi cũng có nhiều hợp tác với Ấn Độ,. Do đó không có gì khác biệt trong cách tiếp cận của chúng tôi với Trung Quốc và Ấn Độ"
    Ko Ko Hlaing, người đứng đầu nhóm cố vấn của Chủ tịch Thein Sein






    “Chúng ta vẫn phải chờ xem liệu những dấu hiệu mở của gần đây [của Miến Điện] có dẫn tới cải cách kinh tế nhiều hơn hay không,” ông nói.
    Tuy nhiên Parthasarathy cũng nói rằng Miến Điện sẽ vẫn luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với một siêu cường mới nổi như Trung Quốc.
    Vishnu Prakash, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết vẫn có đủ chỗ cho vai trò của cả Trung Quốc và Ấn Độ trong sự phát triển tương lai của Miến Điện.
    “Chẳng có cạnh tranh gì ở đây cả. Quan hệ giữa các nước không phải là một trò chơi mà một bên được tất cả còn bên kia không có gì,” ông trả lời khi được hỏi có phải Ấn Độ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau ở Miến Điện hay không.
    Lâu nay Bắc Kinh luôn là đồng minh thân thiết của Naypyidaw và đã giúp nước này tránh khỏi những nỗi hổ thẹn trên trường quốc tế với lá phiếu phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cũng như giúp nước này hạn chế tác động của các lệnh cấm vận của phương tây bằng các quan hệ thương mại, mua bán vũ khí.
    Trả lời phóng viên BBC, Ko Ko Hlaing, người đứng đầu nhóm cố vấn cho Chủ tịch Miến Điện, đánh giá chuyến đi đầu tiên của ông Thein Sein đến Ấn Độ có ý nghĩa rất quan trọng đối với Miến Điện.
    “Miến Điện nằm giữa hai cường quốc khu vực – Ấn Độ và Trung Quốc. Ngài Chủ tịch đã đi thăm Trung Quốc và bây giờ là Ấn Độ,” ông nói.
    Tuy nhiên ông cũng phủ nhận ý kiến cho rằng đối với Miến Điện mối quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn với Ấn Độ.
    “Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc là mạnh mẽ, nhưng chúng tôi cũng có nhiều hợp tác với Ấn Độ,” ông nói, “Do đó không có gì khác biệt trong cách tiếp cận của chúng tôi với Trung Quốc và Ấn Độ.
    Ác mộng bắt đầu

    Trên một bài bình luận mới đây trên tờ Tín báo Tài Kinh Tân văn (Hongkong Economic Journal), nhật báo tiếng Hoa hàng đầu của Hong Kong, Trịnh Khiết, chuyên gia bình luận thời sự của Đài truyền hình Phượng Hoàng, đã gọi quyết định tạm dừng đập thủy điện Myitsone là ‘sự bắt đầu của cơn ác mộng trong mối quan hệ Trung Quốc – Miến Điện’.
    “Quyết định này không chỉ khiến phía Trung Quốc có thể phải hứng chịu tổn thất kinh tế nặng nề, mà còn khiến quan hệ hợp tác hữu nghị Trung Quốc – Miến Điện bị bao phủ mây đen,” bài báo viết.
    Truy tìm nguyên nhân, tác giả bài báo cho biết đây là sự tích tụ từ lâu của nhiều vấn đề.
    Thứ nhất, đó là sự quay ngoắt đột ngột của chính phủ do dân bầu ở Miến Điện vốn ‘bỗng nhiên coi trọng dân ý’ và ra sức thay đổi sự thống trị độc quyền của chính quyền quân sự trong suốt hơn 20 năm qua, chẳng hạn như mở cửa cho báo chí nước ngoài, dỡ bỏ lệnh cấm các trang web nước ngoài, quốc hội được công khai thảo luận cải cách dân chủ…
    [​IMG] Chính phủ dân sự đã mời những người chống đối chính phủ lưu vong về nước.


    Thứ hai, Chủ tịch Thein Sein đang muốn thoát khỏi ‘cảnh khốn cùng’ bởi sự cô lập của cộng đồng quốc tế, cũng như cần phương Tây dỡ bỏ các chế tài.
    “Sự thâm nhập không ngừng của phương Tây khiến Chính quyền Thein Sein buộc phải đưa ra một lựa chọn nào đó giữa ‘Trung Quốc’ và ‘phương Tây’”.
    Bài báo nhắc lại tình nghĩa của Trung Quốc đối với Miến Điện: những lúc nước này khó khăn nhất, Trung Quốc thậm chí không thèm để ý đến sự lên án của cả cộng đồng quốc tế, cung cấp cho Miến Điện các loại viện trợ kinh tế.
    Tuy nhiên, chính phủ Thein Sein sau khi cân nhắc thiệt hơn, đã quyết định tách dần khỏi Trung Quốc xét trong tình hình hiện nay khi mà họ cảm thấy khó có thể chịu nổi những áp lực chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài.
    Thứ ba, đó là sự bất mãn của dân chúng Miến Điện khi mà Trung Quốc được cho là sẽ tiêu thụ đến 80% tổng lượng phát điện của đập Myitsone trong khi người dân Miến Điện chẳng được hưởng lợi bao nhiêu.
    “Dư luận Miến Điện cho rằng ưu thế tiền vốn của Trung Quốc và ưu thế tài nguyên của Miến Điện không thể bổ trợ cho nhau, ngược lại còn khiến Miến Địên phải trả giá đắt,” bài viết nhận định.
    Bên cạnh đó là sự chống đối của tổ chức ‘Cứu sông Irrawaddy’ mà đầu não hậu thuẫn chính bà Aung San Suu Kyi. Bài bình luận gọi tổ chức này là nhằm mục đích ngăn cản sự hợp tác Trung Quốc – Miến Điện với danh nghĩa bảo vệ môi trường.
    Tác giả than phiền rằng các chính phủ được bầu ra một cách dân chủ hay được dựng lên thông qua cách mạng dân chủ đều bắt đầu điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc.
    Chính phủ Miến Điện hiện nay, lên cầm quyền hồi tháng Ba năm nay, là một chính phủ dân sự sau nhiều năm cầm quyền của nhóm độc tài quân sự.
    Tuy nhiên chính phủ này vẫn phải được sự hậu thuẫn của phe quân sự. Bản thân Chủ tịch Thein Sein cũng từng là một vị tướng.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cái này nên từ từ cần lộ trình dài , để xem sự đe doạ của Trung Quốc với Việt Nam như thế nào , theo phương xa biết thường các cuộc tấn công quân sự từ Trung Quốc thường xảy ra vào kỳ nghĩ nhất là dịp tết , do vậy việc bị tước vũ khí tự vệ sẽ là tiền đề để an ninh quốc gia lâm nguy trước một Trung Quốc hùng mạnh đầy tham vọng

    Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đến Hà Nội



    (10/20/2011 9:31:25 PM) “Việt Nam đã thể hiện cam kết nghiêm túc về đối với việc hợp tác với Hoa Kỳ về không phổ biến vũ khí”




    [​IMG]Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Countryman
    Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách An ninh Quốc tế và Không phổ biến Vũ khí Thomas Countryman đã thăm Hà Nội từ 19-20/10 để làm việc với các quan chức chính phủ cấp cao nhằm mở rộng hợp tác về ngăn chặn việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD).

    Trong chuyến thăm, ông cũng đã phát biểu trước các giáo viên và sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam.

    “Việt Nam đã thể hiện cam kết nghiêm túc về đối với việc hợp tác với Hoa Kỳ về không phổ biến vũ khí”, Trợ lý Bộ trưởng Countryman nói.

    Ông nêu ra những cam kết của Việt Nam đối với việc chuyển đổi lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu ở Đà Lạt từ urani làm giàu cấp độ cao sang urani làm giàu cấp độ thấp, tham gia Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và làm việc với Hoa Kỳ để xây dựng năng lực đối phó với mối đe doạ WMD.

    “Trong thời gian làm chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam là lãnh đạo tích cực trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế về không phổ biến vũ khí, và chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo trong vấn đề không phổ biến vũ khí ở khu vực và trên toàn cầu”.

    Chuyến thăm của Trợ lý Bộ trưởng Countryman đến khu vực còn bao gồm các nước Indonesia, Malaysia and Thái Lan. Mục đích của chuyến thăm là thực hiện các cuộc thảo luận song phương về hợp tác không phổ biến vũ khí trong khu vực, bao gồm các vấn đề liên quan đến Hội nghị Cấp cao Đông Á sắp tới, do Indonesia làm chủ nhà vào giữa tháng 11.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hoa kỳ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam , vậy trên cơ sở đó VN lấy gì để phổ biến vũ khí ...đằng sau vấn đề này có thể là áp lực từ Trung Quốc khi VN mới nhận dàn tên lửa bảo vệ bờ biển thứ 2 của Nga
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ông Lương Thanh Nghị: VN xây dựng Luật Biển là cần thiết



    (10/20/2011 9:34:29 PM) Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 20/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin liên quan đến nội dung dự thảo Luật Biển, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:



    Như các quốc gia ven biển khác, việc Việt Nam xây dựng bộ luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng liên quan đến biển là việc cần thiết và bình thường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Cũng như các dự án luật khác, quá trình xây dựng, xem xét, cho ý kiến và thông qua Luật Biển được tiến hành theo các bước và các trình tự thủ tục xây dựng pháp luật theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào thực tế quá trình chuẩn bị của dự án luật, Quốc hội sẽ xem xét và quyết định dự luật nào sẽ được đưa ra thảo luận hoặc thông qua.

    "Tôi không muốn đề cập tới những vấn đề cụ thể khi mà dự luật này đang được trình Quốc hội cho ý kiến”, ông Nghị nói.

    [​IMG]Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lương Thanh Nghị

    * Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và các bước cụ thể tiếp theo, theo ông Lương Thanh Nghị:

    “Việc ký kết “Thỏa thuận về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển” có ý nghĩa hết sức quan trọng, là bước tiến tích cực trong quá trình đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển. Thỏa thuận đã xác định các nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích của các bên liên quan. Để có thể tìm kiếm một giải pháp quá độ tạm thời hay giải pháp lâu dài cho các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đòi hỏi nỗ lực và thiện chí của cả hai bên, cần tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như đã được nêu trong Thỏa thuận”.

    * Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với những bình luận của một số báo chí nước ngoài chỉ trích Thỏa thuận về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa qua là một bước rút khỏi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận sẽ giải quyết song phương các tranh chấp ở Biển Đông, kể cả đối với những khu vực đang tranh chấp giữa nhiều bên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

    “Với Thỏa thuận nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất chỉ giải quyết song phương các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc; các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ tiến hành hiệp thương với các nước đó để giải quyết (điểm 3 trong Tuyên bố). Điều này hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm nhất quán của Việt Nam về cách thức giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, đó là: những tranh chấp chỉ liên quan đến hai nước sẽ được giải quyết song phương giữa hai nước liên quan; những tranh chấp liên quan đến nhiều nước sẽ được trao đổi, giải quyết giữa tất cả các nước có liên quan; những vấn đề có tính chất khu vực hoặc toàn cầu cần phải có cách tiếp cận giải quyết đa phương thích hợp. Do đó ý kiến cho rằng Thỏa thuận nêu trên là một bước rút khỏi DOC là không có cơ sở”.



    PV/bee

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này