Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4214 người đang online, trong đó có 304 thành viên. 18:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43591 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Urani làm giàu cấp độ cao có nhiều ứng dụng hơn trong y học , quân sự kỹ thuật cao ....nếu mất đi Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác , Mỹ nên nhắc nhở TQ khi TQ dùng vũ khí hạt nhân huỷ diệt đe doạ nước khác như Ấn thay vì lo lắng vào những nước như VN khoa học rất lạc hậu và lượng hạt nhân cấp độ cao cũng không nhiều và chỉ ứng dụng vào y học

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cố vấn Mỹ: Cần quy tắc ràng buộc về Biển Đông



    (10/19/2011 8:47:44 AM) Một cựu quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định, việc thiếu bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là nguyên nhân chính có thể dẫn tới nhiều căng thẳng hơn trong khu vực.



    [​IMG]Frank Wisner, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách. Ảnh: veracitynow

    Frank Wisner, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách nói, bộ quy tắc ứng xử cần phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan ở Biển Đông. “Chúng tôi lưu ý rằng, các bên chưa nhất trí về các hướng dẫn mang tính ràng buộc để thực thi, thì sẽ tiếp tục có những hiểu lầm và khả năng gia tăng căng thẳng", ông Wisner nói tại Diễn đàn về Biển Đông do Quỹ Carlos P. Romulo tổ chức ở Makati.

    Đáng tiếc là ngoại giao khu vực chưa thúc đẩy mạnh mẽ và đạt được một Bộ quy tắc ứng xử để giải quyết những khác biệt ở Biển Đông", cựu quan chức Mỹ nhấn mạnh. Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 do Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ký kết nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển một cách hòa bình, tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể và mang tính ràng buộc vẫn chưa được phê chuẩn.

    Ông Wisner, hiện là cố vấn đối ngoại cho hãng luật Patton Boggs, LLP, đã hoan nghênh các nỗ lực gần đây của chính phủ Trung Quốc khi gửi tín hiệu hợp tác tới các láng giềng. Nhưng ông cho rằng "vẫn có khoảng cách giữa tuyên bố và hành động của bất kỳ bên nào".

    Theo Wisner, Mỹ quan tâm sát sao tới diễn biến ở Biển Đông vì nó liên quan tới tự do hàng hải và tự do đi lại. “Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, vận mệnh của chúng tôi liên quan tới khu vực này. An ninh và thịnh vượng kinh tế của Mỹ phụ thuộc nhiều vào châu Á và thực tế này sẽ gia tăng tầm quan trọng của nó trong những năm tới đây", ông nói.

    Wisner nhấn mạnh rằng, một nửa đội tàu buôn của thế giới đi qua khu vực Biển Đông, 80% dầu của Trung Quốc được vận chuyển qua các tuyến đường biển của Biển Đông trong khi một nguồn cung năng lượng lớn cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc được thực hiện theo lộ trình tương tự.

    “Quyền tự do đi lại và tự do hàng hải, việc khai thác một cách trật tự và đồng thuận những nguồn tài nguyên ở Biển Đông là các vấn đề vô cùng quan trọng với mọi quốc gia", cựu quan chức Mỹ khẳng định.

    Thái An/vietnamnet (theo philstar)
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc tranh chấp Biển Đông vì dầu

    Thứ năm, 20 Tháng 10 2011 21:05


    In South China Sea, a dispute over energy
    Andrew Higgins (WP -17/09/2011)
    Người dịch: Phan Văn Song - Lê Vĩnh Trương

    PUERTO PRINCESA, PHILIPPINES - Khi nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc đưa ra giàn khoan dầu 1 tỉ USD vào mùa hè này ở Thượng Hải, Trung tướng Juancho Sabban, chỉ huy các lực lượng quân đội Philippines cách đó 1 500 dặm ở Biển Đông, đã chuẩn bị xử lí các rắc rối.

    Trung Quốc (TQ) cho biết giàn khoan mới sẽ sớm được đưa về hướng vị tướng này tại phía Nam - vùng biển giàu dầu mỏ và khí tự nhiên, và cũng đầy thứ dễ bốc lên xung đột tiềm năng.

    [​IMG]
    Trung Quốc khai thác nguồn dầu trên đất liền rất nhiều từ những năm 1960. Sản lượng từ nguồn này dự kiến sẽ suy giảm thúc đẩy họ thăm dò và sản xuất tại các địa điểm khác trên biển, bao gồm cả vùng Biển Đông.

    Sabban, một sĩ quan hải quân được Mĩ đào tạo đang là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy miền Tây Philippines, chịu trách nhiệm canh phòng những kẻ xâm nhập vào một vùng biển rộng Manila cho là của mình và Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, cho biết: "Chúng tôi bắt đầu trò mô phỏng chiến tranh những gì có thể.”

    Tranh cãi về nước nào sở hữu cái gì trong Biển Đông đã ầm ĩ trong nhiều thập kỉ, kể từ năm 1947, khi chính phủ suy tàn của Tưởng Giới Thạch đưa ra một bản đồ giản đơn có 11 dấu gạch ngang đánh dấu gần như toàn bộ 1,3 triệu dặm vuông biển là của TQ. Đảng Cộng sản lật đổ Tưởng nhưng giữ lại bản đồ và tuyên bố bành trướng của ông ta, mặc dù bản đồ này chỉ điểm bằng một vài dấu gạch ngang.

    Hiện nay, cơn khát năng lượng vô độ của TQ đã tiêm một yếu tố rất dễ cháy vào các cuộc cãi vã lâu dài về bản đồ, về các vấn đề phức tạp của luật pháp quốc tế và về những mảnh gốm cổ mà Bắc Kinh nói làchứng cứ cho "chủ quyền không thể tranh cãi" của mình đối với Biển Đông.

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở Paris, TQ đang nhập khẩu hơn một nửa số dầu và sẽ tăng gần như gấp đôi nhu cầu về dầu trong hai mươi lăm năm tới. Nhu cầu của TQ đối với khí thiên nhiên - được cho là có rất nhiều bên dưới quần đảo Trường Sa, gồm các đảo và các rạn san hô đang tranh chấp, ngay phía tây Philippines - theo dự báo sẽ nhiều hơn gấp bốn lần.

    Với mức tiêu thụ và giá nhập khẩu tăng cao, TQ đang chạy đôn chạy đáo tìm các nguồn mới để tăng dự trữ năng lượng hiển nhiên của họ, theo The Statistical BP Review of Word Enegy (tạp chí thống kê Năng lượng Thế giới của BP) hiện nay về dầu TQ chỉ chiếm 1,1% của toàn thế giới – một tỉ lệ quá nhỏ nhoi so với một đất nước mà năm qua đã tiêu thụ 10,4% tổng sản xuất dầu mỏ thế giới và 20,1% năng lượng tiêu thụ trên toàn hành tinh này.

    Vì vậy Bắc Kinh xem vùng biển tranh chấp không chỉ đơn thuần là một đấu trường cho việc phất cờ dân tộc mà còn là một điều quan yếu cho sự vững mạnh của nền kinh tế trong tương lai.

    Trước chuyển biến gần đây với một TQ có tư thế hung hăng hơn ở Biển Đông,William J. Fallon, cựu đô đốc bốn sao, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mĩ từ năm 2005 đến 2007, nói “Tiềm năng của những gì nằm dưới đáy biển rõ ràng là một động lực lớn" TQ lo lắng nâng các yêu sách của mình đến ngưỡng xung đột vũ trang , điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế mà các bên dựa vào để tồn tại. Nhưng, Fallon cho biết suy nghĩ của TQ đầy những điều bí ẩn nên "chúng ta khó nhìn thấy sâu những động lực dẫn dắt lựa chọn của họ."


    Một yếu tố quan trọng về bất trắc này là hàng loạt các tính toán thương mại, chiến lược và quân sự của Trung Quốc. Giống như các công ti năng lượng khổng lồ khác ở nước này, Tổng Công ti Dầu ngoài khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp hay CNOOC), chủ của giàn khoan mới, cũng theo đuổi lợi nhuận nhưng phải chịu trách nhiệm cuối cùng trước tổ chức có bộ phận bí mật bổ nhiệm ông chủ của nó - đảng Công sản TQ .

    Tổng công ti dầu có tên trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, nhưng công ti mẹ thuộc sở hữu nhà nước ở Bắc Kinh nắm giữ một phần lớn cổ phần - và đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Điều này sẽ thêm một lớp tính toán ngầm vào những gì mà ở các công ty vì lợi nhuận sẽ là một chương trình nghị sự đơn giản và tương đối dễ dự đoán.

    Khi CNOOC nhận giàn khoan công nghệ cao mới hồi tháng Năm, Sabban đã lo sợ với các báo cáo từ TQ rằng giàn khoan này sẽ bắt đầu làm việc tại một vị trí không xác định trong Biển Đông. Với chỉ một số ít các tàu chiến cũ trong tay nhưng quyết tâm ngăn chặn bất kỳ việc khoan dầu nào trong biển Philippines tuyên bố chủ quyền, ông đã đưa ra một kế hoạch chiến đấu phi chính thức: Ông yêu cầu các ngư dân Philippines sẵn sàng sử dụng tàu thuyền của họ để ngăn chặn giàn khoan khổng lồ nếu nó chường mặt ngoài khơi bờ biển Palawan, một đảo của Phillipines, thủ phủ là Puerto Princesa nơi vị trung tướng này đặt bản doanh Bộ chỉ huy miền Tây.

    Sabban, được Mĩ huấn luyện thủy quân lục chiến ở Quantico, có bằng thạc sĩ tại Naval War College (Đại học Chiến tranh Hải quân) ở Rhode Island, và với sự giúp đỡ của quân đội Mĩ đã đánh nhau với phiến quân Hồi giáo ngang bướng ở miền Nam Philippines, nói "Chúng ta không thể nâng sức mạnh quân sự lên bằng TQ, nhưng chúng ta vẫn có thể chống lại họ". Ông nói thêm "Chúng ta phải gửi một thông điệp rằng chúng ta quyết bảo vệ lãnh thổ của mình", trong khi lưu ý rằng nhiều phần của quần đảo Trường Sa - mà Philippines gọi là Kalayaan – cách Philippines chỉ hơn 100 dặm, còn cách TQ cả trên 1.000 dặm.


    Thương lượng mt dàn xếp

    Đầu năm nay, tàu của TQ, bao gồm cả tàu của Hải quân đã xây dựng nhiều trụ và bốc dỡ vật liệu xây dựng tại một rạn san hô gần bờ biển Palawan và lân cận. Sabban đã cho tháo dỡ các cột mốc của TQ.

    TQ đặc biệt quan tâm ngăn chặn nỗ lực khai thác của Philippines và các nước đối với các nguồn tài nguyên mà họ dành cho chính mình. Sabban cho biết mùa xuân này tàu hải quân TQ quấy rối một tàu thăm dò địa chấn làm việc cho Forum Energy, một công ti Anh thăm dò dầu theo hợp đồng với Philippines. Sau hai ngày suýt đụng độ nhau, Sabban phái một máy bay quân sự nhỏ bay qua khu vực này.

    "May thay, người TQ rút lui," ông nói. Một lượt thăm dò mới dự kiến bắt đầu vào đầu năm tới, đang tạo ra một cuộc đối đầu tiềm năng.

    TQ đã không phản đối việc khai thác một mỏ khí tự nhiên lớn ở ngoài khơi Palawan hiện do công ti Shell và Chevron thuộc sở hữu nhà nước Philippines thực hiện, nhưng yêu cầu Manila tránh xa khỏi khu vực giàu năng lượng tiềm năng trong quần đảo Trường Sa gần đó. Nhưng Bộ Năng lượng ở Manila vẫn cứ cho đấu thầu 15 lô thăm dò mới ngoài khơi, 3 trong số này ở trong hoặc gần vùng biển tranh chấp.

    Ismael Ocampo, giám đốc sở phát triển nguồn năng lượng, cho biết ông muốn CNOOC tham gia đấu thầu vì điều đó có nghĩa là Bắc Kinh thừa nhận thẩm quyền của Philippines. Tuy nhiên, việc này khó có thể xảy ra nên ông thích một công ti lớn của Mĩ hơn vì "họ có một hạm đội tàu chiến" phía sau.

    Trên toàn khu vực, quân đội các nước đang tập hợp, đáng chú ý nhất là TQ, vào tháng Tám đã đưa ra tàu sân bay đầu tiên được xây dựng từ thân một tàu Liên Xô. Bắc Kinh, đẩy mạnh chi phí quốc phòng trung bình hàng năm hơn 12% trong thập kỉ qua, đã và đang tuôn tiền vào hải quân. Năm ngoái họ đã hoàn thành một căn cứ hải quân mới khổng lồ trên đảo Hải Nam để làm chỗ trú cho các tàu ngầm tấn công và tên lửa đạn đạo của Hạm đội Nam Hải và họ đã đạt những tiến bộ nhanh chóng hơn rất nhiều so với dự kiến trong việc phát triển các tên lửa chống tàu có thể có ngày đánh chìm tàu sân bay Mĩ. Theo một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc, TQ sẽ có khả năng xây dựng "nhiều" tàu sân bay của riêng họ trong thập kỉ tới.

    Việt Nam, hồi tháng năm đã cáo buộc TQ cắt cáp một chiếc tàu khảo sát dầu, trong khi đó đang mua các tàu ngầm của Nga và tiếp đón phái đoàn Hải quân Mĩ tới thăm. Philippines mới mua tàu hải quân lớn nhất của mình, đó là con tàu cũ 40 tuổi của Giám sát bờ biển Mĩ. Washington vốn có một hiệp ước quân sự với Manila 20 năm qua đã tung cho đồng minh một hệ thống vũ khí mới miễn phí.

    Công việc chính của chiếc tàu mới này sẽ là giúp Bộ chỉ huy miền Tây của Sabban tăng cường tuần tra ngoài khơi bờ biển Palawan, một đảo hẹp, dài 265 dặm ngay trong Biển Đông.


    Kích đng thêm s khó chu

    Trong một số lĩnh vực, TQ mong muốn duy trì một nguồn cung cấp năng lượng ổn định phù hợp lợi ích của Mĩ và các quốc gia khác: Tất cả đều muốn các tuyến đường biển thông thương và các tàu chở dầu có thể vượt qua eo biển Malacca trên đường tới TQ, Nhật Bản và các nơi khác mà không bị quấy nhiễu.

    Tuy nhiên, việc TQ khẳng định rằng họ là chủ hầu như toàn bộ biển và các nguồn tài nguyên bên dưới đã kích động thêm sự khó chịu, phá hỏng nhiều thiện chí mà TQ cật lực phát triển trước đây.

    CNOOC đã từ chối bình luận về chỗ đặt giàn khoan - cho phép TQ khoan trong các vùng nước sâu hơn nhiều so với trước - và các chuyến bay trinh sát của quân đội Philippines chưa tìm thấy bất kì dấu hiệu nào của nó. Trong một chuyến thăm Bắc Kinh gần đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ giải quyết các tuyên bố chủ quyền trái ngược bằng hòa bình thông qua thương lượng, mặc dù vẫn còn bất đồng ai là người nên thương lượng: Bắc Kinh muốn nói chuyện riêng với từng nước có tranh chấp, còn Manila và các nước nhỏ hơn ủng hộ một giải pháp khu vực.

    Và thực tế chưa ai hiểu rõ trữ lượng hydrocarbon họ sẽ đàm phán nhiều đến đâu. Do không có điều tra chi tiết nên các ước tính rất khác biệt nhau, mặc dù một con số thấp của cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cũng ước tính rằng Biển Đông thậm chí có thể chứa gần gấp đôi các dự trữ đã biết của TQ và cũng có rất nhiều khí đốt.

    Ước tính của chính TQ cao hơn gấp nhiều lần. Vào tháng Giêng, Bộ Địa chínhvà Tài nguyên ở Bắc Kinh nói với Nhân dân nhật báo, cơ quan chính thức của Đảng, rằng các nhà địa chất TQ đã tìm thấy 38 mỏ dầu khí dưới Biển Đông và sẽ bắt đầu khai thác trong năm nay. Bộ từ chối cung cấp chi tiết hoặc trả lời phỏng vấn.

    Trong năm qua, TQ đã ngày càng quyết đoán hơn trong các yêu sách trên biển, va chạm với các yêu sách không những của Philippines mà còn của cả Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei, và trong một vụ tranh chấp với Nhật Bản về các đảo trong Biển Hoa Đông, cũng nằm gần các mỏ dầu và mỏ khí đốt.

    Thống đốc Palawan Abraham Mitra nói "Có l h cn năng lượng nhiu hơn là cn hình nh ca mình." Vào mùa hè này,Mitra cùng với Sabban đi máy bay quân sự đến Pagasa, một hòn đảo do Philippine kiểm soát trong quần đảo Trường Sa với dân số 50 người cùng một trạm quân sự nhỏ, và phất cờ Philippines ở đó. TQ cáo buộc họ xâm phạm vào địa phận TQ.

    Chuyến đi đó do nhà lập pháp cánh tả Walden Bello tổ chức, Bello là người từng chỉ trích Mĩ nhiều năm, bây giờ lại lo lắng về TQ nhiều hơn. Ông nói "Ch cn nhìn vào bn đ ca h bn s nói: 'Chúa ơi, đâu mà h ny ra nhng tuyên b này?’" Ông đã đưa ra một dự luật tại quốc hội để gọi Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là biển Tây Philippines.

    Một số chính trị gia, dù không phải Bello, thậm chí còn muốn Mĩ thiết lập lại các căn cứ quân sự ở Philippines - 20 năm sau khi Manila đã đẩy Hải quân và Không quân Mĩ rút đi trong một vụ bùng nổ tinh thần dân tộc vào một thời điểm mà ít ai để ý đến TQ.

    James "Bong"Gordon Jr, thị trưởng Olongapo, một thị trấn liền kề Subic Bay nơi mà cho đến năm 2001 căn cứ hải quân Mĩ còn đóng ở đó, nói "Chúng ta cần Mĩ trở lại. Mĩ cũng cần trở lại.” Trung tướng.Sabban và thống đốc Palawan Mitra không thích ý tưởng để Mĩ lập lại căn cứ ở Subic Bay, nhưng nói rằng họ nên nhìn tới Palawan, gần các điểm nóng có thể có trong quần đảo Trường Sa hơn nhiều.

    Tại trụ sở chính nhìn ra biển, Sabban đã khoe một chiến tích khiêm tốn về những nỗ lực của ông để khẳng định chủ quyền Phi Luật Tân: một thuyền nhỏ bằng sợi thủy tinh và ba động cơ Yamaha phía ngoài. Người của ông đã bắt giữ thuyền này cùng với 6 thuyền viên TQ ngoài khơi bờ biển phía nam của Palawan hồi tháng ba.

    Phỏng vấn tại một nhà tù ở Puerto Princesa, các thuyền viên TQ cho biết họ ra khơi từ đảo Hải Nam để tìm bắt cá và đã bị thất lạc sau khi thiết bị dẫn đường bị hư. Họ không cho biết ai là chủ thuyền. Sabban nghi ngờ chuyện này và nghĩ rằng họ là thành viên của một đội tàu lớn hơn của TQ vì con thuyền nhỏ bé của họ không thể tự đi xa như vậy. Tuy nhiên, họ nhắm tới cái gì là điều không rõ ràng.

    Sau nhiều năm công chúng thờ ơ, Biển Đông - nơi mà Philippines kiểm soát 5 đảo nhỏ, 2 rạn san hô và 2 bãi cát - bây giờ là tin trang nhất ở đây. Báo động về ý định của TQ thậm chí còn len vào một cuộc thi sắc đẹp gần đây.

    Người chiến thắng trong cuộc thi"Miss Palawan" năm nay là cô Sarah Sopio Osorio 18 tuổi, một sinh viên kế toán tham gia với tư cách đại diện cho Kalayaan, tên Philippines gọi là quần đảo Trường Sa. Cô giành chiến thắng sau một bài phát biểu cảm tưởng ủng hộ các yêu sách chủ quyềncủa Philippines.

    Osorio không sống ở Kalayaan nhưng có về đây mỗi năm một tháng cùng với cha mẹ, ông bà làm việc trong chính quyền địa phương của đảo Pagasa. Từ Puerto Princesa đi bằng thuyền tới đó mất ba ngày, nữ hoàng sắc đẹp nói "Tôi bị nôn mửa suốt." Tuy nhiên, cô cho biết, Philippines phải quyết giữ lãnh thổ của mình chống lại đòi hỏi "tham lam" của TQ. Cô tỏ ra không nghi ngờ chút nào về điều thúc đẩy lòng tham của TQ: "Dầu là lí do duy nhất. Thế thôi."
  4. mcuoi86

    mcuoi86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2011
    Đã được thích:
    0
    đào lên 4000 tấn vàng thì cái gì cũng sẽ có hết :-bd
  5. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0



    Trung Quốc cô lập ở Á Châu



    [​IMG]
    Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Mọi người Việt Nam đều muốn những tranh chấp với Trung Quốc trong vùng Biển Ðông phải được đưa ra quốc tế, không thể chỉ nói chuyện riêng giữa hai bên. Trong thực tế, rất nhiều nước vì quyền lợi riêng của họ, đã can dự vào vùng biển này. Trung Quốc đang có thêm nhiều đối thủ, và mất bớt bạn bè, nếu họ đã có.


    Chính Bắc Kinh đã gây nên tình trạng này. Năm 2010, họ đi ngược lại khẩu quyết “Thao quang dưỡng hối” của Ðặng Tiểu Bình. Họ tuyên bố vùng Ðường Chín Ðoạn, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc loại quyền lợi cốt lõi. Trước đây chỉ có Ðài Loan và Tây Tạng được xếp trong loại này. Chủ trương như vậy không khác gì coi cả vùng biển Ðông Nam Á thuộc vào Trung Quốc, như Tây Tạng, Ðài Loan. Trung Quốc đã bày tỏ những thái độ hung hăng nhiều lần hơn trước. Họ đã cấm xuất cảng sang Nhật một nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất ngành điện tử, gọi là “đất hiếm,” mà Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nhất, gần như độc quyền. Không những Nhật mà Mỹ và Nam Hàn, Ấn Ðộ cũng phải lo ngại tìm cách giảm bớt tình trạng lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu từ Trung Hoa. Bắc Kinh lại cho người biểu tình phản đối việc Nhật Bản bắt giam một thuyền trưởng xâm phạm vùng đảo Senkaku, mà người Trung Hoa gọi là Ðiếu Ngư Ðài. Trước kia họ không có những hành động gây căm thù mạnh mẽ như vậy. Người thuyền trưởng được tự do, mà ai cũng biết thế nào cũng được trả về. Nhưng người ta lo sợ không biết Bắc Kinh sẽ còn muốn gì khác.


    Trung Quốc lại tạo thêm tình trạng căng thẳng với Ấn Ðộ. Họ đưa quân sang giúp Pakistan xây dựng những căn cứ chiến lược ở vùng Kashmir, mà nước Pakistan đang chiếm đóng trong cuộc tranh chấp kéo dài hơn nửa thế kỷ với Ấn Ðộ. Trung Quốc cũng xây dựng những quân cảng cho Miến Ðiện và Pakistan; cả hai đều nhòm ngó vào vùng biển của Ấn Ðộ, ở hai phía Ðông và Tây. Hải quân Trung Quốc sẽ được phép sử dụng các hải cảng này khi cần thiết. Trung Quốc cũng nhắc lại Ấn Ðộ phải trả cho họ vùng đất thuộc tiểu bang Arunachal Pradesh giáp giới hai nước. Trung Quốc vẫn coi vùng này thuộc quyền của họ, mà họ gọi là Nam Tây Tạng; một lý do họ nêu lên là trong đó có sinh quán của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Một cuộc tranh chấp âm ỉ nửa thế kỷ đã được hâm nóng lại, không do một nguyên nhân trực tiếp nào.


    Những hành động gây hấn cụ thể và trắng trợn nhất là đối với Việt Nam. Tầu đánh cá của nước ta bị tấn công, các ngư dân bị bắt cóc đòi tiền chuộc. Ðến năm 2011, Trung Quốc còn đi cắt dây cáp của các con tầu do Petro Việt Nam thuê thăm dò đáy biển. Phi Luật Tân cũng bị đe dọa khi khai thác dầu khí trong vùng biển của mình. Nhưng tại quốc gia nhỏ bé với dưới 7 triệu dân là nước Lào, Trung Quốc cũng đụng chạm khiến chính phủ Lào phải phản đối. Lợi dụng chương trình viện trợ phát triển, Trung Quốc đã đòi được đưa sang Lào 300,000 công nhân và sau này sẽ khó đuổi đi. Người Trung Hoa tới thị xã Boten gần biên giới để xây dựng trạm đầu tiên trên tuyến đường sắt nối các nước Ðông Nam Á và Trung Quốc. Họ đã biến Boten thành một thị trấn Tầu, mở khách sạn, mở mang du lịch, mở casino làm băng hoại xã hội chung quanh. Khi chính phủ Lào bị dân chúng biểu tình phản đối đã phải đóng cửa casino, đuổi bớt người Trung Hoa về nước, Trung Quốc đã trừng phạt bằng cách ngưng viện trợ, không xây một cây cầu băng qua sông Mekong đã đồng ý giúp. Tại Campuchia, Trung Quốc vẫn mua chuộc bằng tiền bạc, họ xây tặng một dinh thủ tướng mới. Ông Hunsen vui vẻ đồng ý, nhưng khi xây dựng xong ông ta không dùng.


    Các hành động của Trung Quốc khiến thế giới phải đặt câu hỏi về tham vọng lâu dài của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ðặc biệt là các nước lớn, như Mỹ, Ấn Ðộ và Nhật Bản.


    Một bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết trong một thập niên vừa qua, Trung Quốc đã thay đổi quân đội hoàn toàn. Từ một quân đội hoàn toàn trên bộ, nhắm vào việc bảo vệ vùng bờ biển, họ biến thành một guồng máy chiến tranh hướng ra ngoài. Tăng cường hải quân, phi đạn chống tầu thủy, phi đạn bắn xa trên 1,500 cây số và các hỏa tiễn liên lục địa, vệ tinh nhân tạo, phi cơ tàng hình, và các vũ khí điện tử tinh vi mới.


    Người ta phải nhắc lại trong quá khứ Trung Quốc đã từng tiến quân sang các nước láng giềng theo châm ngôn “Tiên hạ thủ vi cường.” Năm 1950 họ đưa hàng triệu “chí nguyện quân” sang Hàn Quốc khi quân Mỹ và Liên Hiệp Quốc phản công sắp tiêu diệt chế độ cộng sản ở Bắc Hàn. Trung Quốc đã tấn công Ấn Ðộ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Năm 1974 đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1979 tấn công các tỉnh biên giới Bắc Việt; năm 1988 hải quân của họ lại tấn công các đảo ở Trường Sa giết thêm 80 chiến binh Việt Nam.


    Trước lịch sử đó, tự nhiên, các nước chung quanh phải lo đề phòng. Mối bang giao đang phát triển mạnh nhất ở Á Châu là giữa Ấn Ðộ và Nhật Bản; các nước khác cũng liên kết với nhau, và kết thân với Mỹ.


    Nhật Bản đang theo một bản Hiến Pháp hòa bình do Mỹ lập ra sau Thế Chiến Thứ Hai, cho nên trên nguyên tắc không có quân đội mà chỉ có một “đạo quân tự vệ.” Ngày Chủ Nhật 16 Tháng Mười vừa qua, trong một cuộc duyệt binh tại căn cứ không lực Hyakuri, Thủ Tướng Nhật Yoshihito Noda đã báo động, “Tình trạng an ninh bao trùm đất nước chúng ta càng ngày càng nhiễu nhương vì những hành động leo thang của Trung Quốc trên mặt biển và sự bành trướng quân lực của họ.” Ông vạch ra mối lo lớn nhất của Nhật là sự phát triển quân sự của Trung Quốc được che giấu chứ không minh bạch như ngân sách quốc phòng công khai của các nước tự do dân chủ.


    Thứ Sáu tuần trước, Ngoại Trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã thăm Indonesia, cùng với Ngoại Trưởng Marty Natalegawa ký kết những hiệp ước hợp tác. Cả hai kêu gọi tăng cường an ninh vùng biển Ðông Nam Á để đáp lại với sự bành trướng của nước Trung Hoa. Năm ngoái, dưới thời một vị thủ tướng khác cùng đảng, Nhật Bản đã công bố một bản sách lược quốc phòng, kêu gọi chuyển hướng từ chủ trương thụ động sang tích cực hơn. Sách lược này cũng coi Trung Quốc là đối tượng, thay thế vai trò nước Nga từ thời chiến tranh lạnh. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, đứng hàng thứ nhì sau nước Mỹ, đã tăng thêm 13% trong 12 tháng tới; trong khi ngân sách quân sự của Nhật đã giảm ngân sách liên tục trong suốt mười năm qua.


    Chúng ta biết rằng nếu cần tái vũ trang thì Nhật Bản sẽ không phải chờ đợi lâu. Guồng máy sản xuất công nghiệp của Nhật dư khả năng để tăng cường quân lực. Với GDP trên 5 ngàn tỷ Mỹ kim, lợi tức theo đầu người ở Nhật hiện vẫn lớn bằng gần 10 lần dân chúng Trung Quốc. Mặc dù chỉ có nhiệm vụ phòng thủ, Hải quân Nhật hiện nay vẫn lớn mạnh nhất Á Châu.


    Ðối với Ấn Ðộ, quan hệ với Trung Quốc chưa bao giờ thân thiện, cho tới khi hai nước mở mang việc giao thương để cùng lo phát triển kinh tế. Sau mười năm, hiện nay Trung Quốc là bạn hàng buôn bán lớn nhất của Ấn Ðộ. Hải quân Ấn Ðộ hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Trung Quốc mới khai trương một hàng không mẫu hạm còn Ấn Ðộ đã có một chiếc mẫu hạm từ lâu, và tới năm 2020 sẽ thêm 3 mẫu hạm khác. Trong tuần trước, Ấn Ðộ đã quyết định đưa giàn hỏa tiền BrahMos tới tiểu bang Arunachal Pradesh vùng Ðông Bắc, nơi Trung Quốc vẫn coi thuộc về họ. Trước đây, chỉ có ba giàn BrahMos ở phía Tây, vùng biên giới Pakistan. Ấn Ðộ và Nga đã đồng ý sẽ bán loại hỏa tiễn này cho Việt Nam. Tên gọi hỏa tiễn cộng tác chế tạo ghép tên hai con sông lớn của hai nước, Brahmaputra và Moskva.


    Trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Á Châu, Ấn Ðộ phải phản ứng, đã tăng cường các cuộc thao diễn hải quân với các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Năm 2005, Ấn Ðộ đã tham dự các cuộc họp Thượng Ðỉnh Á Ðông mặc dù họ ở phía Nam Châu Á; và năm 2008 đã ký các thỏa ước tự do mậu dịch với các nước ASEAN. Úc, Nam Hàn cũng tham dự vào các diễn đàn này vì quyền lợi thiết thực.


    Cuối cùng, Trung Quốc sẽ không phải chỉ lo về các nước Ðông Nam Á và lực lượng hải quân của Mỹ, mà trước hết phải đối đầu với Nhật Bản và Ấn Ðộ. Nếu có một cuộc chạy đua vũ trang ở Á Châu, thì hai quốc gia này sẽ chạy rất nhanh. Mà nguyên nhân chính là do thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong mấy năm qua. Ðộng cơ của giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể nằm trong nội tình Trung Quốc. Sau khi từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, họ cần một nền tảng tinh thần mới để tác động người dân lục địa; và họ chọn chính sách đề cao chủng tộc. Hơn nữa, khi được khích động như thế, người ta có thể quên những cảnh bất công trong xã hội, nạn tham nhũng, và cảnh mất tự do dưới một chế độ độc tài chuyên chế. Với quá khứ chịu nhục nhã suốt từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, người dân Trung Hoa rất dễ bị khích động với lòng yêu nước và tự hào về nền văn minh Trung Hoa cổ truyền.


    Tham vọng bành trướng của Trung Quốc có thể so sánh với tinh thần dân Nhật sau thời Minh Trị. Ở Nhật, nó đã đưa tới một chế độ quân phiệt và chủ trương xâm lăng các nước chung quanh. Nhưng Trung Quốc hiện nay sống trong một thế giới khác nước Nhật vào đầu thế kỷ 20. Một trăm năm trước, Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã vươn lên theo kịp nhờ học hỏi các kỹ thuật các nước Tây phương. Ngày nay, khi Trung Quốc vươn lên, họ đã đi bước sau, còn lo đuổi sao cho kịp mức phát triển của Nam Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản. Trong lúc đó, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh chỉ khiến cho các nước Á Châu phải tìm đường kết thân với nhau, và ai cũng trông cậy vào Mỹ trong lúc đề phòng Trung Quốc. Trung Quốc thay đổi kinh tế theo đường lối tư bản đã thay đổi bản đồ địa lý chính trị trong vùng Á Ðông. Nhưng thái độ hung hăng của họ trong mấy năm qua hoàn toàn gây thiệt hại cho chính họ. Khi chính phủ một nước nhỏ như Lào mà cũng đứng lên phản đối chính sách “viện trợ” của nước láng giềng vĩ đại; khi ông Hunsen lẳng lặng xây dinh khác để ở; thì chúng ta hiểu Bắc Kinh không nên theo đuổi chính sách “bá quyền.”
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đây sẽ là tương lai của lãnh đạo diều hâu TQ

    Cận cảnh thi thể đại tá Gaddafi trong nhà lưu xác

    Thứ sáu 21/10/2011 08:37
    (GDVN) - Những bức ảnh chụp cận cảnh thi thể của đại tá, cựu lãnh đạo chính quyền Libya Muammar Gaddafi và một nhân viên an ninh thân cận của mình. Hiện tại thi thể của đại tá Gaddafi đang được lưu trữ tại một nơi bí mật. Dưới đây là một số hình ảnh đã được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cảnh báo - hình ảnh có thể gây sốc, độc giả cân nhắc trước khi xem ảnh.
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]$(this).bind('load', function() {$('.slideview').css('height', $('#ctl00_PrimaryContent_ctl00_imgViewPic').height() + 15);var ptop = ($('#ctl00_PrimaryContent_ctl00_imgViewPic').height() - $('#picnav').height()) / 2;$('.subpicnav').css('padding-top', ptop - 30);$('.subpicnav').css('padding-bottom', ptop);$('.subpicnav2').css('padding-top', ptop - 30);$('.subpicnav2').css('padding-bottom', ptop);$('#picnav').css('visibility', 'visible');});
    (Ảnh 2/9)

    Lê Dũng (theo Mil)
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hạt phân tử "đi" nhanh hơn ánh sáng
    9:10, 19/10/2011


    Theo nhóm nhà vật lý học thực hiện thí nghiệm, các hạt neutrino được chuyển theo đường cáp ngầm dài 730km giữa 2 phòng thí nghiệm ở Thụy Sỹ và Italia, chúng đến đích chỉ trong một phần nhỏ của giây - nhanh hơn dự kiến so với tốc độ ánh sáng.

    Thí nghiệm này được công bố bởi một nhóm nhà nghiên cứu đang làm việc trong thí nghiệm Opera, cơ sở tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ở Thụy Sỹ. Antonio Ereditato, phát ngôn viên Opera thuộc Trường đại học Bern (Thụy Sỹ), trả lời Hãng tin CNN: “Tôi đã hết sức ngạc nhiên và sửng sốt. Hiện giờ chúng tôi muốn cộng đồng khoa học toàn cầu cùng nhau đóng góp ý kiến giải thích hoặc thực hiện thí nghiệm mới để khẳng định hoặc phản biện kết quả của chúng tôi”.
    Phát hiện này có vẻ như thách thức Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein và định luật vật lý đã thiết lập từ lâu rằng, không thứ gì có thể vượt qua tốc độ ánh sáng. Giáo sư Neville Harnew, trưởng Khoa Vật lý phân tử tại Trường đại học Oxford, cho biết: "Kết quả này rất đáng chú ý nếu nó là sự thật. Nếu được chứng minh là chính xác, nó sẽ cách mạng hóa ngành vật lý mà chúng ta biết". Ông sẽ gia nhập nhóm nhà khoa học từ khắp thế giới tham dự hội nghị qua mạng để thảo luận về thí nghiệm này.
    [​IMG]Màn hình cho thấy sự va chạm năng lượng cực cao trong phòng điều khiển CMS tại Cern.
    Kết quả của nhóm Opera dựa vào điều quan sát được hơn 15.000 cụm hạt phân tử neutrino truyền giữa CERN và Phòng thí nghiệm Gran Sasso ở Italia. Neutrino là hạt hạ nguyên tử trung tính. Các nhà vật lý cho biết, nhiều phương pháp đo khoảng cách và thời gian được thực hiện với sự chính xác rất cao, tới mức nano giây. Kết quả cho thấy hạt phân tử neutrino di chuyển ở vận tốc 20/triệu giây cao hơn vận tốc ánh sáng - mốc tốc độ tự nhiên trong vũ trụ. Giáo sư James Stirling, Trưởng phòng thí nghiệm Cavendish tại Trường đại học Cambridge (Mỹ), cho biết: "Điều này đã đánh bại kỷ lục về mốc tốc độ ánh sáng. Đây thực sự là một kết quả sẽ thách thức mọi nền tảng của toàn bộ ngành vật lý".
    Sergio Bertolucci, Giám đốc nghiên cứu tại CERN cho biết, nhóm Opera sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu thực tiễn về khoa học bằng cách để mở phát hiện của họ cho các nhà khoa học khác tìm hiểu thêm. Theo ông này, khi một thí nghiệm cho thấy kết quả rõ ràng không thể tin và có thể không tìm được phương pháp đánh giá phù hợp thì nó sẽ được mở ra cho mọi người khảo sát. Nếu phương pháp đo đạc này được xác nhận, nó có thể thay đổi cách nhìn của ngành vật lý. Ông này cũng lưu ý rằng, phép đo neutrino là loại thí nghiệm cực kỳ khó, nên cũng khó mà đạt được kết quả độc lập[​IMG]


    H.Dung (theo CNN)
  8. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc muốn bẻ từng chiếc đũa một đầu tiên là VN, cũng giống như là gác tranh chấp cùng khai thác khi khai thác xong là của TQ.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo sau ca trợ lý ngoại trưởng Mỹ đến VN là bài bao Trung Quốc ca ngợi vũ khí Việt Nam

    Báo Trung Quốc đánh giá cao tên lửa Shaddock của Việt nam

    (Phunutoday) - "Tên lửa Shaddock của Việt Nam là một loại tên lửa chống hạm khá mạnh và có sức công phá lớn, đặc biệt nó đạt đến tốc độ Mach 1,4 (gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh và có khả năng chống tàu chiến hạng nặng" tờ Quân sự Tiexue cho biết.
    [​IMG]Tổ hợp tên lửa Shaddock của Việt NamTheo đó thì tờ báo này cho biết: Việt Nam là một quốc gia mua khá nhiều các loại tên lửa của Nga, có thể nói đến 90% tên lửa của Việt Nam là do Nga sản xuất. Bên cạnh việc bán tên lửa cho Việt Nam, Nga còn trợ giúp Việt Nam nhiều về công nghệ để Việt Nam có thể tự sản xuất được một số loại tên lửa cho riêng mình.


    [​IMG]Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông.Là một quốc gia nằm trong số 32 quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang tự sản xuất được một số loại tên lửa chống hạm có sức mạnh đáng nể, tên lửa Shaddock là một trong số đó.
    [​IMG]Tờ Tiexue cho biết : Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 kmTrong khi tên lửa Shaddock do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10 mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 lần vận tốc âm thanh. Mục đích để chống các hạm đội tàu sân bay tiếp cận lãnh thổ Liên Xô. Đây là loại tên lửa mà Nga chỉ bán riêng cho Việt Nam tờ báo này cho biết thêm.
    [​IMG]Hệ thống rada của loại tên lửa này
    Thêm nữa tờ Tiexue còn cho biết: hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng từ bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông.
    [​IMG]2 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang làm sạch bên trong ống phóng của tên lửa Shaddock
    Không biết hiện nay Việt Nam có bao nhiêu quả tên lửa loại này, nhưng đây là loại tên lửa rất mạnh được Việt Nam cải tiến dưới sự giúp đỡ của Nga, cho dù nó không được hiệu quả như nguyên bản nhưng nó sẽ là một đối thủ đáng gờm cho các loại chiến hạm hay tàu sân bay của kẻ thù, tờ Tiexue kết luận.
    [​IMG]Bảo dưỡng các thiết bị trên xe[​IMG]Một sĩ quan Hải quân Việt Nam trong xe Rada của tên lửa Shaddock
    Có lẽ Trung Quốc cũng lường trước những hậu quả khủng nếu gây ra cuộc chiến với VN
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Phát hiện mỏ uranium lớn nhất thế giới

    Ấn Độ tuyên bố đã phát hiện một mỏ uranium có trữ lượng lớn nhất thế giới ở khu vực miền nam bang Andhra Pradesh của nước này.

    [​IMG] Mỏ uranium phát hiện ở Ấn Độ có trữ lượng lớn nhất thế giới. Ảnh minh họa. Nguồn: Indiainfoline.


    Báo Telegraph dẫn lời Srikumar Banerjee - Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Ấn Độ cho biết, kết quả cuộc khảo sát kéo dài 4 năm đã phát hiện mỏ Tumalapalli nằm ở bang Andhra Pradesh có thể cho 150.000 tấn uranium. Theo kế hoạch, mỏ uranium khổng lồ này sẽ bắt đầu được khai thác từ cuối năm 2011.

    “Chúng tôi từng xác định mỏ Tumalapalli chứa 49.000 tấn uranium, nhưng kết quả khảo sát cho thấy trữ lượng uranium trong mỏ có thể tăng lên gấp 3 lần. Nếu phỏng đoán này là chính xác, đây sẽ là mỏ uranium lớn nhất trên thế giới”, ông Banerjee tiết lộ.

    Tuy nhiên, Bộ Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ khẳng định nước này chỉ sử dụng uranium để làm giàu thành năng lượng nguyên tử nhằm mục đích sản xuất điện. Trước đó, Ấn Độ đã phải tìm kiếm các nguồn cung cấp uranium từ nhiều nước khác nhau trên thế giới để duy trì hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

    Trong 3 thập kỷ vừa qua, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua uranium với Pháp, Kazakhstan và Nga. Nhưng với việc phát việc phát hiện mỏ uranium có trữ lượng lớn nhất thế giới, Ấn Độ có thể chủ động hơn trong việc phát triển thêm các nhà máy điện nguyên tử, nhằm phục vụ nền kinh tế đang phát triển rất nhanh.

    Ấn Độ hy vọng sẽ tăng tỷ lệ điện nguyên tử lên khoảng 30% trong tổng sản lượng điện của nước này vào năm 2050 bằng việc xây dựng thêm 30 nhà máy điện hạt nhân mới, với nguồn uranium được khai thác ở trong nước. Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu ở Ấn Độ.

    Hà Hương
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này