Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5579 người đang online, trong đó có 552 thành viên. 20:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43515 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Ở đây không phân biệt tuổi tác. Cái vấn đề là sự nhận thức !
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ai ngây thơ ở đây ? Hay chính chú ngây thơ ?
    Giọng điệu của chú là giọng điệu của những kẻ từng theo Pháp theo Mỹ trước đây nên thù ghét cách mạng và ca ngợi chế độ VNCH cũng là điều dễ hiểu .
    Tôi chả bị ai nhồi sọ cả , tôi cũng chẳng phải sinh ra là CS , tôi lớn lên ở đô thị miền Nam , nhìn thấy cảnh quê hương bị ngoại xâm , đồng bào bị áp bức nên tự nguyện tham gia phong trào học sinh đấu tranh chống Mỹ ngụy .
    Đơn giản thế thôi !
    Chính chú mới ăn phải bả của bọn bán nước và đang bóp méo lịch sử đấy !

    :)):)):))
  3. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Ôi giời ơi ! Dân trí thía này thì làm mà đòi lại HS-TS !
  4. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Cãi lộn, mỗi nick 3 ngày
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sợ thật , đến thuốc mà nó còn không tha , giả cả thuốc hiếm , không biết tụi này nó bán vào VN bao nhiêu loại ....
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226


    Thuyền viên người Việt giúp chống hải tặc


    Cập nhật: 11:02 GMT - thứ hai, 7 tháng 11, 2011

    [​IMG] Cướp biển Somalia đã hoành hành hơn hai thập kỷ qua


    Đài Loan ca ngợi sự dũng cảm của các thuyền viên người Việt đã cứu một tàu đánh cá khỏi tay hải tặc.
    Thông tấn xã Đài Loan, CNA, trích dẫn lời chủ tàu cho biết năm thuyền viên người Việt vốn là cựu chiến binh đã bất ngờ phản công buộc bọn hải tặc phải nhảy xuống nước đào thoát.

    Chiếc tàu tải trọng 290 tấn ''Chin Yi Wen'' của Đài Loan với 28 thủy thủ đoàn bị sáu tay hải tặc Somalia có vũ trang uy hiếp ngoài khơi đông Phi hôm cuối tuần.

    Chủ tàu ở thành phố Kaohsiung hứa sẽ thưởng cho 5 thuyền viên 'can đảm' này cùng với những người còn lại đã tham gia giành lại quyền kiểm soát chiếc tàu.
    Cục Ngư nghiệp Đài Loan cũng cảm ơn đơn vị đặc nhiệm chống hải tặc của Anh, UKMTO, đã nhanh chóng đến bảo vệ chiếc tàu sau khi nghe cầu cứu.
    Được biết, ba thủy thủ của chiếc tàu Đài Loan bị thương nhẹ, còn sáu tên hải tặc có vẻ đã được các đồng bọn khác có mặt trong khu vực vớt lên.
    Ngoài năm thuyền viên người Việt, thủy thủ đoàn gồm có chín người Trung Quốc, tám người Philippines, và sáu người Indonesia.
    Con tàu mang cờ Đài Loan lúc đó đang hướng về phía cảng Victoria trên quần đảo Seychelles.
    Ít nhất 47 tàu thuyền nước ngoài và hơn 500 thủy thủ đang bị hải tặc bắt giữ, theo Ecoterra International, cơ quan giám sát hoạt động hàng hải trong khu vực.
    Hai thập kỷ vô luật pháp đã khiến vùng biển Somalia trở thành hải phận dưới sự kiểm soát của các tay súng cùng chiến binh và ở đó nạn cướp biển diễn ra tràn lan.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhà máy xe hơi của hãng Honda của Nhật có thể chuyển sang Việt Nam trong tương lai

    Lũ lụt ảnh hưởng sâu rộng kinh tế Thái


    Cập nhật: 12:24 GMT - thứ bảy, 5 tháng 11, 2011


    [​IMG] Hiện quan ngại tới mạng sống là ưu tiên số một.


    Lũ lụt tiếp tục tràn vào tới gần trung tâm Bangkok, sau khi gây ngập khu khu công nghiệp ở Ayutthaya, Pathum Thani, đóng góp khoảng 22% sản lượng chế tạo của Thái Lan.
    Nước lũ gây ngập toàn bộ bảy khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 314 tỷ bạt (10.2 tỷ đôla)

    Nay với nỗ lực cứu trung tâm Bangkok đang được triển khai, nhà chức trách mở các cổng thoát nước sang hướng đông và hướng tây nơi có thêm các khu công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

    Vậy điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế Thái Lan ra sao?

    Cho tới ngày 3/11, lũ lụt làm thiệt mạng 437 mạng sống, gây ảnh hưởng đến hơn 3 triệu hộ gia đình tại 63 tỉnh, làm hàng chục ngàn người phải di dời từ khỏi nhà của họ. Phí tổn kinh tế có vẻ là một mối quan ngại hàng thứ hai cho thời điểm này.

    Tuy nhiên, thiệt hại ở thực trạng rất lớn và đang khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước yêu cầu từ chính phủ có cách giải quyết rõ ràng về mối đe dọa lũ lụt lâu dài ở các tỉnh có cơ sở công nghiệp. Hoặc là phải chuyển các cơ sở này đi.
    Ảnh hưởng dây chuyền
    Lũ Thái Lan không còn là vấn đề kinh tế của riêng quốc gia này.
    Mặc dù không gây ra việc làm kinh tế toàn cầu bị chững lại, những gì xảy ra tại ở đây làm ngững trệ các ngành công nghiệp mà Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền cung ứng toàn cầu.

    Lấy ngành công nghiệp ô tô chẳng hạn. Là nơi chế tạo xe hơi lớn hàng thứ 12 trên thế giới, Thái Lan đóng vai trò khó tách rời với chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp này.
    [​IMG] Nhà máy xe hơi của Honda tại Ayutthaya đang bị ngập nước.


    Trong bối cảnh vừa bắt đầu phục hồi từ một loạt vụ phải thu hồi xe và động đất và sóng thần tàn phá tại Nhật, các hãng chế tạo ô tô Nhật Bản đang phải lo về phần vật tư và tính liên tục trong dây chuyền chế tạo, không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn cầu.
    Các nhà máy của họ nằm rải rác khắp nơi tại Thái Lan và ngoại vi của Bangkok, và nhiều nhà máy hiện đang bị ngập lụt.
    Trong tất cả các nhà chế tạo ô tô của Nhật Bản, Honda là hãng bị ảnh hưởng đầu tiên và duy nhất vào lúc này và có thể mất tới sáu tháng để mở lại.

    Tuy nhiên, hầu như tất cả các nhà sản xuất đã phải cắt giảm sản lượng trên diện rộng. Toyota, Mitsubishi và Ford đã tạm dừng sản xuất tại Thái Lan kể từ đầu tháng Mười.

    Tác động này gây ảnh hưởng tới những nơi xa như Bắc Mỹ vì thiếu phụ tùng khiến Honda và Toyota buộc cắt giảm các hoạt động.
    Giới quan sát cho rằng 70% hoạt động chế tạo ô tô của Thái Lan vẫn đang bị đe dọa khi nhà chức trách mở luồng thoát lũ mới.
    'Báo động cao'
    Một ngành công nghiệp trọng điểm có nguy cơ nữa là là ổ cứng máy vi tính (HDD). Thái Lan chiếm khoảng 25% sản lượng ổ cứng toàn cầu và đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Các hãng lớn đầu tư 65 tỷ bạt (2.1 tỷ đôla) cho HDD tại Thái Lan trong ba tới bốn năm qua.

    Thật không may, các nhà máy của Western Digital, nhà sản xuất ổ cứng lớn nhất thế giới với khoảng 60% tổng sản lượng của họ làm tại Thái Lan, hiện đang bị ngập nước ở khu công nghiệp Nakorn Nava và Bang Pa-in.
    [​IMG] Thái Lan là nơi có nhiều nhá máy chế tạo phần cứng máy tính.


    Toshiba, nhà sản xuất khoảng 11% nguồn cung HDD toàn cầu, có nhà máy tại Nakorn Nava và Bangkadi cũng bị ngập nước.
    Seagate, hãng sản xuất ổ cứng lớn thứ hai, vẫn chưa hề hấn gì nhưng phải đối mặt với khó khăn rất lớn từ các nhà cung cấp có nhà máy bị ngập như Nidec và Minebea.
    Một số ngành xuất khẩu chủ lực đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt chẳng hạn như gạo, điện tử và ngành công nghiệp ô tô.
    Cho tới nay khu vực đồ uống đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
    Lũ làm ảnh hưởng tới 60% hoạt động sản xuất của các công ty nước giải khát nằm trên tuyến nước lũ thoát từ đất liền ra biển.
    Các hãng có tên tuổi lớn bao gồm Coca-Cola, Nestle và Oishi. Tuy nhiên, do tính linh hoạt của các cơ sở khác trên khắp Thái Lan và các nước láng giềng, hệ quả có thể chỉ là ngắn hạn sau khi nước rút đi.

    30% hàng hàng điện tử bị ảnh hưởng nhưng mối đe dọa chưa kết thúc ở đó. Khoảng 13% hoạt động sản xuất thiết bị điện tử vẫn còn nằm trên tuyến đi của nước lũ.

    Gạo là mặt hàng đặc biệt đáng lo ngại, do lũ nhấn đồng bằng miền trung vào thời điểm sắp thu hoạch.

    Mặc dù đã bị ảnh hưởng khoảng 10-20%, các lĩnh vực như vật tư công nghiệp, giấy, dệt may và may mặc vẫn còn tình trạng báo động rất cao.
    Các ngành công nghiệp nằm ở vùng ngoại ô của Bangkok và vùng phụ cận có một số nhà máy nằm ngay trên tuyến nước lũ sẽ được tháo thoát đi.
    [​IMG] Khủng hoảng đang đặt nhiều câu hỏi về năng lực của chính phủ của bà Sinawatra.


    Ước tính thiệt hại hiện nay từ nhà chức trách và các nhà nghiên cứu tư nhân đưa ra con số khoảng 200 tỷ bạt (6.5 tỷ đôla), khoảng 2% GDP hàng năm.
    Thiệt hại nghe có vẻ hết sức lớn nhưng khi xét theo tăng trưởng kinh tế thì hệ lụy không tồi tệ tới như vậy.
    Tính toán cho thấy GDP của Thái Lan chậm lại đáng kể nhưng vẫn tăng trưởng 0,5%, với giả định trung tâm không bị ngập.
    Tăng trưởng kinh tế giảm sút có thể sẽ kéo sang quý đầu của năm 2012 với tăng trưởng vào khoảng 1,5%.
    Kinh tế sẽ phục hồi phục hoàn toàn bắt đầu từ quý thứ hai, với mức tăng trưởng 4%.

    Tác giả bài báo là Tiến sĩ Benjarong Suwankiri và Naris Sathapholdeja, phân tích gia lâu năm từ ban phân tích kinh tế của Ngân hàng TMB
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cuộc chạy trốn của nhà đối kháng TQ


    Cập nhật: 16:18 GMT - thứ hai, 7 tháng 11, 2011


    [​IMG] Ông Wang Weimin đã trốn sang Việt Nam, hy vọng xin tị nạn chính trị


    Một nhà đối kháng Trung Quốc trốn sang Việt Nam với mong muốn xin tị nạn chính trị, rồi lại sang Thái Lan, nhưng sau gần nửa năm, ông vẫn tiếp tục chờ đợi.
    Từ Hà Nội, nhà báo Ian Timberlake kể lại câu chuyện của nhà bất đồng chính kiến đã qua tuổi 30, từng là sinh viên ngành vật lý.
    Ông đã vượt biên giới Trung Quốc và đến thủ đô Hà Nội trong chuyến hành trình tìm tự do.
    Nhưng khi đến nơi, vừa đói lại thiếu tiền, ông Wang Weimin (tên giả - AFP đã đổi tên vì an toàn của ông và gia đình) mới hay cả sứ quán nước ngoài và cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đều không chấp nhận yêu cầu tị nạn chính trị của ông.
    Tháng Sáu năm nay, ông quyết định mình sẽ phải đến Thái Lan, "một xứ sở tự do".
    Một nguồn tin nói với AFP những người trốn khỏi Trung Quốc ngày càng ngại chọn hành trình tương tự kể từ khi 20 người Hồi giáo Uighur trốn khỏi Tân Cương để vào Việt Nam rồi sang Campuchia, nhưng đã bị trục xuất tháng 12 năm 2009.
    Phnom Penh xem những người này là tị nạn bất hợp pháp và đã trả họ lại cho Trung Quốc.
    Theo AFP, ông Wang Weimin, mới ra tù cuối năm 2010, là một trong hơn 1000 công dân Trung Quốc mà các tổ chức theo dõi nhân quyền tin rằng đã bị bỏ tù vì quan điểm chính trị và tôn giáo.
    Cầm tù
    Ông Wang nói ông đã ở tù hơn 10 năm - lần đầu là vào giữa thập niên 1990 khi bị cáo buộc dẫn đầu một nhóm nhỏ sinh viên đòi dân chủ.
    Đầu thập niên 2000, ông lại bị bắt vì phân phát tài liệu phản đối các chính thể độc đoán, và ông nói khi đó đã bị án tù 9 năm.
    Sau khi ra tù, vào tháng Năm năm nay, ông bỏ trốn khỏi nhà để đến Quảng Châu. Tại đó ông không vâng lời cảnh sát, những người đã gọi điện thoại yêu cầu ông trở về.
    Ông lại đi tiếp đến Quảng Tây ráp biên giới Việt Nam.
    [​IMG] Bà Kitty McKinsey là phát ngôn nhân cho UNHCR


    "Vì tôi là tội phạm và bị tước quyền chính trị, tôi không có được hộ chiếu, nên phải bí mật đi qua biên giới."
    Theo lời kể của Wang, một người bạn giới thiệu ông với một phụ nữ Việt Nam. Bà này đưa ông đi qua biên giới, mà tại đó ******* biên phòng Việt Nam bắt ông nộp 2000 tệ (khoảng 314 đôla).
    "Từ đó, bạn tôi đã đưa tôi đến Hà Nội," ông kể.
    Mang một văn bản viết tay với tiêu đề "Yêu cầu Tị nạn Chính trị", ông đến một vài sứ quán nước ngoài ở Hà Nội, nhưng ông nói họ không thể giúp ông. Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) cũng vậy.
    Bà Kitty McKinsey, phát ngôn nhân khu vực của UNHCR, nói với AFP: "Chúng tôi chỉ có thể chấp nhận và giải quyết đơn tị nạn nếu chính phủ chủ nhà đồng ý, và chính phủ Việt Nam thì không cho phép."
    Tiếp tục ra đi
    Không có kết quả gì tại Hà Nội, ông Wang đón xe buýt vào TP. HCM, hướng về phía Campuchia và từ đó đi sang Thái Lan.
    Sau nhiều ngày cố tìm cách qua biên giới, một người Trung Quốc chỉ cho ông cách băng qua một con sông nhỏ.
    "Tôi bỏ hành lý và lên thuyền, đi qua sông. Một lính người Campuchia yêu cầu tôi xuất trình hộ chiếu. Tôi nói không có và tưởng rằng toi đời rồi."
    Tiền hối lộ giúp giải quyết vấn đề.
    "Anh ta bắt tay tôi và nói bằng tiếng Hoa rằng tôi có thể đi."
    Ông đón xe buýt đi Phnom Penh nhưng không ở lại lâu vì "chính phủ Campuchia luôn trả người tị nạn chính trị về Trung Quốc".
    Xe buýt thả ông xuống biên giới với Thái Lan. Tại đó, một người lái xe ôm giúp ông tìm một kẻ buôn người.
    "Tôi cho hắn 40 đôla và ông ta đưa tôi đến Thái Lan."
    Đó là ngày 1 tháng Bảy. Thêm một chuyến xe buýt cuối cùng, và ông có mặt ở Bangkok.
    Như vậy, hơn một tháng sau khi bỏ trốn khỏi nhà, và khoảng hai tuần sau ngày rời Hà Nội, ông Wang đã đến "xứ sở tự do".
    Chờ đợi
    Nhưng tự do chỉ đem lại tuyệt vọng, phẫn uất và bất an.
    Ông kể rằng đã hết tiền và phải ngủ bên ngoài văn phòng UNHCR nhiều ngày trong khi gửi đơn xin tị nạn.
    "Có thể tôi đi tìm việc, nhưng sẽ phải làm lậu...Có nhiều người Hoa ở đây, có lẽ họ giúp tôi được."
    Wang Weimin, người xin tị nạn






    Quyết định ban đầu của họ có thể mất mấy tháng và đến cuối tháng Bảy, ông Wang viết thư cho AFP nói rằng "không thể sống ở đây".
    Nhờ được nhiều người giúp đỡ, kể từ ấy, tinh thần ông đã khá hơn.
    "Có thể tôi đi tìm việc, nhưng sẽ phải làm lậu...Có nhiều người Hoa ở đây, có lẽ họ giúp tôi được."
    "Tôi không thể nói sẽ đi nước nào. Tôi không biết."
    Tính đến tháng Giêng năm nay, UNHCR đang giải quyết hơn 7.700 đơn tị nạn của các công dân từ Trung Quốc.
    Đa số đi bằng máy bay, và phần lớn xin đi Mỹ, Pháp, Nam Phi, Canada, Úc hay Anh.
    Một nhân viên tị nạn của một tổ chức giúp ông Wang, nói nếu ông kiên nhẫn, có thể ông sẽ được chấp thuận, mà điểm đến có thể là nước Mỹ.
    Bà nói trường hợp của ông "là một trong những vụ đáng chú ý nhất mà tôi thấy...nhưng sẽ phải mất thời gian".
  9. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Anh em vào xem đi
  10. aluyen

    aluyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Đã được thích:
    381
    ko xem dc?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này