Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5998 người đang online, trong đó có 621 thành viên. 22:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43517 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lại đi viện nữa rồi, cứ ra viện được 1 ngày là phải vào viện, khổ thân.
    Kính đề nghị mod cho xuất viện để còn lái chiếc tàu này ra khơi, vì cái tàu này là của đồng chí THÁI DƯƠNG.
    Hôm qua có top bàn về tàu ta đuổi tàu khựa, trước lúc gộp vào biển đông đang có 460 người vào thảo luận, lúc mod Wảen gộp chung vào top biển đông thì lác đác chỉ vài người, chứng tỏ top biển đông có người quấy phá không muốn cho mọi người vào thảo luận.
  2. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
  3. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Đâm chưa có sướng, phải chi khai hoả luôn thì mới sướng
  4. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33


    Ôi !!! Tự hào quá.. Ngưòi Việt ở bất cứ nơi đâu cũng đều là ANH HÙNG...=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    (Đài Loan ca ngợi sự dũng cảm của các thuyền viên người Việt đã cứu một tàu đánh cá khỏi tay hải tặc.
    Thông tấn xã Đài Loan, CNA, trích dẫn lời chủ tàu cho biết năm thuyền viên người Việt vốn là cựu chiến binh đã bất ngờ phản công buộc bọn hải tặc phải nhảy xuống nước đào thoát.)




    .
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Nên giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?

    Gia Minh, phóng viên


    2011-11-07

    Cách thức giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là quan tâm của nhiều người Việt trong và ngoài nước.
    [​IMG] AFP PHOTO
    Bản đồ khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


    Sau đây mời quí vị theo dõi trình bày của một luật sư gốc Việt tại Canada, ông Vũ Đức Khanh, người từng có những đề xuất gửi cho chính phủ Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ thông qua đại sứ quán của các nước liên hệ về vấn đề liên quan. Bài phỏng vấn do Gia Minh thực hiện.
    Thành lập ủy ban quốc tế

    Trước hết luật sư Vũ Đức Khanh cho biết:

    Tôi đề nghị phía TQ đứng ra đề nghị các phía có tranh chấp tại Biển Đông từ bỏ vấn đề chủ quyền và tuyên bố đặt toàn bộ vùng có tranh chấp dưới quyền tài phán của LHQ.

    LS Vũ Đức Khanh
    LS Vũ Đức Khanh: Hôm ngày 7 tháng 10 vừa qua tôi có gửi thư cho chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Tôi đề nghị phía Trung Quốc đứng ra đề nghị các phía có tranh chấp tại Biển Đông từ bỏ vấn đề chủ quyền và tuyên bố đặt toàn bộ vùng có tranh chấp dưới quyền tài phán của Liên Hiệp Quốc. Từ đó họ thảo luận và đi đến thành lập một ủy ban quốc tế quản trị sự hợp tác và phát triển khu vực tranh chấp đó. Trong thư, tôi có đề nghị đặt tên tạm thời cho ủy ban đó là ‘The International Committee for Management of the South China Sea Cooperation and Development’. (Ủy ban Quốc tế Quản trị Khu vực Biển Nam Trung Hoa về Hợp tác và Phát triển).

    Về vấn đề này tôi có trao đổi với phía Việt Nam trong buổi gặp hôm ngày 5 tháng 10 tại tòa Đại sứ Việt Nam ở Canada với ông tham tán Đào Ngọc Dinh.

    Gia Minh: Ông nói đến tên the South China Sea mà nhiều người không bằng lòng, vậy có trở ngại gì không?

    LS Vũ Đức Khanh: Tôi là con người rất thực tế, thực tiễn. Việc sử dụng tên Biển Nam Trung Hoa do tôi dựa vào tất cả những tài liệu quốc tế cho đến lúc này. Biển Nam Trung Hoa không có nghĩa là biển của Trung Hoa.
    [​IMG]
    Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, ảnh chụp hôm 14/06/2011. AFP PHOTO.

    Đây là điều cần phải khẳng định với tất cả mọi người. Còn việc các quốc gia gọi thế nào là tùy quyền và cách nhìn của họ. Việt Nam gọi là Biển Đông, Philipppines gần đây gọi là Tây Philippines, Trung Quốc gọi là Nam Hải và Indonesia gọi là Biển Bắc… Đối với tôi vấn đề bây giờ không phải là tên gọi… Nếu tôi nói chuyện với người Việt Nam thì tôi gọi là Biển Đông để khỏi mếch lòng nhưng phải nhận định rõ đây là vấn đề vô cùng phức tạp mà không phải chỉ dựa vào tên là có thể giải quyết được vấn đề.
    Gia Minh: Cũng có đề nghị nên gọi đó là Biển Đông Nam Á?

    LS Vũ Đức Khanh: Tôi có nghe bên Quỹ Nguyễn Thái Học Foundation đưa ra vấn đề, và điều này được tranh cãi khá sâu rộng trong quảng đại quần chúng; nhưng đến nay vẫn chưa chính thức nên tôi không đưa vào. Tôi chỉ gọi tạm thời theo tên gọi hiện tại. Vấn đề không phải là tên mà cách giải quyết như thế nào mà thôi.

    Vấn đề của thế giới

    Gia Minh: Việt Nam có đề nghị giải quyết vấn đề dựa trên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, đó là tích cực chứ?

    Biển Nam Trung Hoa không có nghĩa là biển của Trung Hoa. Đây là điều cần phải khẳng định với tất cả mọi người. Còn việc các quốc gia gọi thế nào là tùy quyền và cách nhìn của họ.

    LS Vũ Đức Khanh
    LS Vũ Đức Khanh: Tôi hoàn toàn đồng ý về điều đó. Và chính vì thế nên tôi đề nghị với phía Trung Quốc. Hiện nay nhiều người cũng mong đợi Trung Quốc đưa vấn đề ra giải quyết với cơ chế quốc tế dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.

    Theo tôi vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề của Trung Hoa. Biển Đông không phải là ‘cái ao’ của tất cả các nước trong khu vực. Biển Đông là con đường vận chuyển hàng hải có thể nói ‘bận rộn’ nhất trên thế giới hiện nay. Đây là con đường chiến lược nối với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tôi nghĩ đó không phải vấn đề của khu vực mà là vấn đề của thế giới. Mà là vấn đề của thế giới nên phải để cho thế giới giải quyết. Tôi đề nghị phía Trung Quốc đưa vấn đề này ra cho Liên Hiệp Quốc giải quyết. Tôi thấy khi đó không có vấn đề gì khi áp dụng luật quốc tế vào để giải quyết.

    [​IMG]
    Luật sư Vũ Đức Khanh, ảnh chụp tại văn phòng của ông trước đây. File photo.

    Vấn đề là phía Trung Quốc không muốn có sự can thiệp của các quốc gia nằm ngoài khu vực. Theo quan điểm của Trung Quốc là những nước trong khu vực này và Trung Quốc giải quyết vấn đề qua con đường song phương. Theo tôi cách tiếp cận vấn đề của Trung Quốc là sai, vì đây không phải là vấn đề song phương mà là đa phương và là vấn đề quốc tế.
    Tôi nhấn mạnh lại quan điểm của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, đưa ra tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010, rằng Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp này, mà Hoa Kỳ chỉ giúp đỡ các nước tranh chấp đi đến đàm phán và sử dụng một cơ chế quốc tế để giải quyết vấn đề này.

    Tại cuộc họp Á châu - Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Trung Quốc một lần nữa lại nói phía Hoa Kỳ không có quyền lợi gì trong khu vực mà chen vào để giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ đáp lại rằng chính sách nhất quán của Hoa Kỳ từ xưa đến nay đó là Hoa Kỳ là một lực lượng có mặt tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại nơi đó. Trong vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ không đứng hẳn về bên nào nhưng muốn làm chất kết nối giữa tất cả những quốc gia có cùng chung quan tâm đi đến một cơ chế quốc tế nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông.

    Theo tôi đề nghị của Hoa Kỳ chưa rõ ràng lắm, nhưng đây là bước cho thấy Hoa Kỳ sẽ là người trung gian cho một cuộc họp cấp quốc tế về vấn đề Biển Đông.

    Tôi xin báo là đang chuẩn bị một lá thư gửi cho tổng thống Obama về vấn đề Biển Đông. Đề nghị với chính quyền của tổng thống Obama trong mối bang giao giữa hai nước nên đặt thẳng vấn đề Biển Đông. Đồng thời thông qua con đường ngoại giao, chính quyền Obama nói chuyện với các quốc gia có tranh chấp, cũng như nói chuyện với tất cả các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông; đó là có cả Nam Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản, và Liên minh Âu Châu.



    Gia Minh: Vừa rồi ông có gặp đại diện Việt Nam tại đại sứ quán Canada, xin ông chia sẻ những điều đưa ra tại cuộc gặp đó?

    LS Vũ Đức Khanh: Vào 2 giờ chiều ngày 5/10/2011 tôi gặp ông Đào Ngọc Dinh được sự ủy quyền của đại sứ Lê Sỹ Vương Hà trao đổi những điều mà chúng tôi cùng quan tâm. Gồm có ba vấn đề. Thứ nhất là vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc giữa những người Việt với nhau. Chúng tôi trao đổi về Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị **********************; đồng thời chính sách đại đoàn kết của chính phủ Việt Nam với chủ trương hòa hợp - hòa giải dân tộc của những thế hệ thứ hai, thứ ba Việt Nam ở hải ngoại và trong nước.

    Thứ hai chúng tôi trao đổi về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam. Về chương trình này tôi có đệ trình cho chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng văn bản ‘Hiến chương Tự do Nhân quyền Việt Nam’. Trong văn bản đó nêu lên những nguyên tắc tự do và quyền con người cơ bản mà Việt Nam đã long trọng cam kết với công pháp quốc tế cũng như trong Hiến pháp Việt Nam từ hiến pháp năm 1946 đến hiến pháp gần đây nhất là năm 1992. Tôi đã tổng lược tất cả những văn bản đó và cũng gửi Hiến chương Tự do Nhân quyền Việt Nam cho ủy ban sửa đổi hiến pháp làm cơ sở nghiên cứu để làm sao cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam cho phù hợp với những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời có những cơ chế để bảo đảm những quyền tối thiểu của con người trong xã hội Việt Nam.

    Nội dung thứ ba là trao đổi về vấn đề Biển Đông như đã trình bày.

    Tôi ghi nhận Tòa Đại sứ Việt Nam tại Canada có nhiều thiện chí, và không những tòa đại sứ Việt Nam tại Canada mà những cơ quan đại diện Việt Nam ở hải ngoại rất mong muốn được tiếp xúc tất cả các kiều bào Việt Nam để trao đổi những vấn đề có cùng chung quan tâm.

    Tôi có đề nghị phía tòa đại sứ tổ chức cho tôi và một phái đoàn gồm những anh chị em thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba ở hải ngoại - tức ở độ tuổi từ 20 - 35 lên đường đi Việt Nam. Mục đích để nghiên cứu, khảo sát cụ thể tình hình Việt Nam, cũng như có dịp trao đổi với những cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Việt Nam, cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội Việt Nam.

    Gia Minh: Cám ơn Luật sư Vũ Đức Khanh về những chia sẻ vừa rồi.


    .
  6. Better_Things

    Better_Things Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Việc này đã có Đảng và Nhà nước lo! Ơn Đảng ơn Chính Phủ!
  7. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.671
    chết khựa rồi:
    Việt Nam xúc tiến mua Su-35
    Nov 4, '11 10:08 PM
    for everyone Theo các tin tức cho biết thì phía Việt Nam sẽ nhận đầy đủ 20 chiếc Su-30MK2 vào cuối năm nay, theo thoả thuận đã ký với công ty xuất khẩu vũ khí Nga (SCAC). Tuy nhiên, trang Tin tức Quốc phòng Nhật Bản cho biết rằng Việt Nam đang xem xét việc mua Su-35 thay cho Su-30 với đề nghị từ SCAC của Nga. Đây là máy bay chiến đấu cao cấp nhất trên thế giới hiện nay.

    Trong khi đó trang "Tin tức Quốc phòng châu Á" (Kanwa) có bài viết gần đây. Với nguồn tin thân cận từ Bộ Quốc phòng Nga, cho biết rằng. Việt Nam đã có thỏa thuận với SCAC, để trang bị hệ thống điện tử và vũ khí của MK2 tương tự như loại MKM của không quân Malaysia.

    Nguồn bí mật, cho biết công ty SCAC cùng với Việt Nam sẽ thay loại Su-30M bằng Su-35, và dần dần sẽ giảm số lượng Su-30MK2.

    Có thể Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á được sử dụng loại Su-35 .

    Việt Nam và Nga đang đàm phán để thiết lập một trung tâm bảo dưỡng máy bay SU-27/30 và các loại máy bay chiến đấu khác cùng loại tại Việt Nam...

  8. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.671


    [​IMG]Đáp lại lời lẽ hiếu chiến của Khựa:
    Bên Ngoại giao Việt Nam cảnh báo chiến tranh ở Biển Đông
    Nov 4, '11 9:43 AM
    for everyone
    HÀ NỘI - Căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Việt Nam có thể bùng nổ thành "xung đột quy mô, trừ khi các hàng xóm có tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế, một nhà ngoại giao Việt Nam đã cảnh báo hôm thứ Sáu(4/11/2011).


    Đặng Đình Quý, Giấm Đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu tại một hội nghị Hà Nội về tranh chấp hàng và cho biết về tầm quan trọng của biển đối với hòa bình của khu vực và nó đã trở nên ngày càng rõ ràng.


    "Vùng biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông Việt Nam) vẫn còn đầy rẫy những âm ỉ căng thẳng có nguy cơ leo thang thành xung đột quy mô lớn nếu các bên liên quan không tìm cách tự kiềm chế và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế," ông cảnh báo.


    ...
    Ông Quý cho biết một sự bùng nổ chiến sự là một nguy cơ "nếu cộng đồng quốc tế không có cách đối phó thích hợp với cuộc khủng hoảng", nhưng ông cho biết thêm rằng khu vực này "về cơ bản vẫn hòa bình".






  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    'Biển Đông: 'Nhìn thẳng mắt nhau' cùng thảo luận

    Cập nhật lúc :11:04 AM, 07/11/2011

    Đại sứ Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao, khẳng định: "Hội thảo về Biển Đông ngày càng thiết thực" trong lễ bế mạc hội thảo về biển Đông.
    (ĐVO) Đây là Hội thảo quốc tế lần thứ 3 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì hoà bình và phát triển trong khu vực” chiều 5/11 tại Hà Nội.

    Theo Đại sứ Quý, hội thảo về Biển Đông lần này rất thành công trên nhiều khía cạnh. Trước hết số lượng đại biểu tham dự rất đông đảo, thành phần cũng đa dạng. Bên cạnh đó, nội dung các tham luận và thảo luận đi vào bản chất vấn đề và thiết thực trên cơ sở thẳng thắn, khách quan và khoa học.

    Có diễn giả còn cho rằng, nếu như 20 năm trước đây, khi đề cập tới vấn đề Biển Đông là xảy ra tranh cãi, tranh luận gay gắt. “Còn bây giờ, chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt nhau, cùng thảo luận, để gây dựng niềm tin và để trở thành đối tác tin cậy của nhau”, ông Quý khẳng định.


    Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh (trái) điều hành phiên bế mạc hội thảo. Ảnh: H.Nguyên.


    Tại hội thảo, các đại biểu đã nhất trí về vai trò, vị trí của Biển Đông không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Vấn đề Biển Đông có tính toàn cầu, liên quan tới lợi ích của nhiều nước, nhiều khu vực, đặc biệt là về thương mại, hàng hải. Tuy nhiên, lợi ích của các nước ở Biển Đông là khác nhau. Vì vậy, các đại biểu sẽ tiếp tục nghiên cứu để có được những lời giải đáp đối với vấn đề đặt ra hiện nay ở Biển Đông.

    Chia sẻ quan điểm với Đại sứ Quý, Giáo sư Koichi Sato - Đại học J.F. Oberlin (Nhật Bản) cho rằng, hội thảo đã thành công tốt đẹp. Theo ông, Ấn Độ cũng có lợi ích tại Biển Đông và tham gia với tư cách là một đối tác quan trọng. Vai trò này của Ấn Độ hoàn toàn được hoan nghênh. Ông Sato cũng mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện cam kết xây dựng và thúc đẩy hoà bình, hợp tác trong khu vực.

    Theo Đại sứ Hasjim Djalal – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam – Đông Á ở Indonesia, tình hình hiện đang có những dấu hiệu lắng dịu. Ông hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được kéo dài với những cơ chế hợp tác thiết thực hơn, hiệu quả hơn, nhằm đẩy lùi nguy cơ xung đột, tranh chấp.

    Trong khi đó, Giáo sư Geoffrey Till (Anh), nêu ý kiến về một phương thức tổng thể để tiên liệu trước tình hình, không nên có những phản ứng thái quá, tránh đẩy vấn đề thêm căng thẳng. Theo ông, điều quan trọng là các bên phải xây dựng lòng tin, minh bạch hoá, cụ thể hoá, ví dụ như đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, lệnh cấm đánh bắt cá…

    Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng các đại biểu đã đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới Biển Đông. Tựu chung lại, hội thảo đã đưa ra một số giải pháp trên tinh thần hợp tác và xây dựng
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Rõ khổ, thành thật chia buồn với bác Thái.
    Bác đã nhắc tôi phải cảnh giác sao bác lại bị mắc mưu vậy?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này