Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5320 người đang online, trong đó có 458 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43307 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc tung 'học giả' đi tuyên truyền cho chủ quyền tại Biển Đông

    Bắc Kinh tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể, mà còn thông qua các học giả. Họ đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể bị ngộ nhận là đúng đắn.

    Như thông lệ từ hai năm gần đây, mỗi lần có hội nghị khoa học trong đó có đề cập đến Biển Đông là mỗi lần các đại biểu Trung Quốc bị chất vấn về tấm bản đồ hình lưỡi bò của Bắc Kinh. Quan điểm chủ quyền lịch sử, mà Trung Quốc nhấn mạnh để bảo vệ các đòi hỏi của họ, thường xuyên bị các học giả quốc tế đánh giá là không có sức thuyết phục.

    Bất chấp điều đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể trong vùng Biển Đông, mà còn tung các chuyên gia đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam.

    Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể được coi là đúng đắn, với những tác động khó lường cho các quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

    Thủ đoạn này của Bắc Kinh mới đây đã bị giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), công khai vạch trần nhân một cuộc hội thảo được tổ chức tại Washington, có sự tham gia của một phái đoàn Trung Quốc rất hùng hậu.

    Đó là cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/10/2011, do hai hiệp hội hòa bình tại Mỹ là American Friends Service Committee và Historians Against The Wars tổ chức. Với chủ đề chung là Hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị này đã quy tụ nhiều học giả đến từ các nước Châu Á để bàn luận về các phương cách tránh việc quân sự hóa trở lại khu vực này.

    Tình hình Biển Đông căng thẳng trong thời gian gần đây, lẽ dĩ nhiên, đã nổi bật trong chương trình nghị sự, được đề cập đến trong hai tiểu ban (panel), một đề cập chung đến Đông Nam Á và một dành riêng cho Biển Đông.

    Tại hai cuộc thảo luận này, các đại diện Trung Quốc có mặt đông đảo, với các « chuyên gia » học hàm học vị đầy mình. Họ đã tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền cho lập trường của Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là tính chất đúng đắn của tấm bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc đã dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của mình.

    Là diễn giả người Việt duy nhất trong cả hai cuộc họp, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã trình bày quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời phản bác từng điểm một các lập luận của đại diện Trung Quốc.

    Vì không hiểu vấn đề Biển Đông nên dễ tin vào lập luận của "chuyên gia" Trung Quốc

    Tôi thì tôi bác bỏ hết tất cả những lập luận này ở đó. Vấn đề là như thế này : Nhiều người Mỹ không biết các vấn đề về Đông Nam Á như thế nào, họ không biết vấn đề Biển Đông như thế nào. Mà nhiều người Mỹ lại không muốn chính phủ Mỹ bành trướng sang bên Đông Nam Á hay là Á châu. Cho nên khi Trung Quốc đưa những cái người gọi là chuyên gia này kia đi mà nói như vậy đó, là nhiều người họ tin lắm !

    Thành ra nếu không có những người khác đến nghe, đến nói, thì người Mỹ, mặc dầu họ là những chuyên gia, nhưng họ cũng không hiểu, nên họ tin. Nhưng mà sau khi tôi trình bày, tôi bác bỏ hết những chuyện ‘’cãi chày cãi cối’’ – xin lỗi là phải dùng từ ngữ này – của các học giả Trung Quốc này, thì những người Mỹ sau đó họ mới đến họ nói với tôi : Ồ, nếu mà không có anh, thì chúng tôi không hiểu vấn đề gì hết. Những điều anh vừa nêu lên, về những việc mà Trung Quốc đã và đang làm trong khu vực, làm chúng tôi rất là bối rối !

    Vấn đề bây giờ là, Việt Nam không có đủ người để đi nói thẳng nói thật với người Mỹ là Trung Quốc đang làm gì. Trong khi đó, Trung Quốc đưa không biết bao nhiêu cao thủ, đi từ chỗ này đến chỗ kia.

    Sau cái hội thảo của chúng tôi, thì cái nhóm này lại đi đến một trường đại học khác, trong đó có trường đại học ở Hoa Thịnh Đốn, trong hai ngày, và cũng nói những vấn đề này. Bởi vì, ở đại học không phải là một hội thảo về hòa bình, cho nên họ lại còn trịch thượng và ngang ngược kinh khủng ở đó nữa. Nhưng mà, lẽ dĩ nhiên là tôi không có trên panel nên cũng không phản đối được.

    RFI : Thưa giáo sư, chẳng hạn như lập luận của ông Vương Hàn Lĩnh, là đường chữ U có từ năm 1947, Luật Biển của Liên Hiệp Quốc có từ năm 1982 thành thử ra không có giá trị đối với cái đường chữ U đó. Như vậy đánh giá của giáo sư về lập luận đó như thế nào ?

    Ngô Vĩnh Long : Trước hết, vấn đề đường chữ U đưa ra là do một học giả của chính phủ Tưởng Giới Thạch ngày xưa. Họ chỉ đưa ra thôi, mà hồi đó là cái đường chữ U đó không phải có 9 đoạn, nó đến 11 đoạn lận. Nhưng họ chỉ nói như vậy thôi, chứ không phải là một quốc gia đưa ra. Mà có đưa ra đi nữa, thì vấn đề là như thế này. Theo luật quốc tế, thì cái gì được đồng ý sau mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải cái gì mà tự nhiên anh nói trước. Bởi vì anh đồng ý sau, ví dụ như về UNCLOS, thì đây là cái chuyện mà anh phải thi hành. Chứ còn cái chuyện một người học giả nói chơi chơi năm 1947, rồi anh đem ra sử dụng là không đúng.

    Thứ hai nữa là đường chữ U nó chiếm các thềm lục địa của các nước khác, trong đó đặc biệt là của Việt Nam, mà nó cũng không có ranh giới phân chia gì rõ ràng hết. Thì theo luật, vấn đề này không được !
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Học giả Vương Hàn Lĩnh - Trung Quốc "cãi chày cãi cối"

    Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long đã không tránh khỏi phẫn nộ trước các lý lẽ, bị ông coi là « cãi chày cãi cối » của diễn giả Trung Quốc, chủ chốt là ông Vương Hàn Lĩnh, Giám đốc Trung tâm phụ trách Đại dương và Luật Biển, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.

    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhân vật này đã ngang nhiên gọi là « nói láo » trước cử tọa, khi khẳng định ba điểm phi lý : 1/ Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra ; 2/ Đường chữ U ra đời từ năm 1947, trong lúc Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) chỉ mới có từ năm 1982, nên không thể áp dụng cho tranh chấp Biển Đông ; 3/ Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc nguyên tắc chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách song phương mà thôi.

    Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, các lập luận trên đây hoàn toàn vô lý, nhưng điểm đáng ngại là diễn giả Trung Quốc này « đã dùng chức tước, địa vị, rồi nói là đã có hàng trăm bài nghiên cứu được công bố, cho nên nhiều học giả (Mỹ) đến nghe đã bị khớp, và nếu không có những người khác phản biện lại, chứng minh khác đi, thì người ta tin là thật »

    Vì không hiểu vấn đề Biển Đông nên dễ tin vào lập luận của "chuyên gia" Trung Quốc

    Tôi thì tôi bác bỏ hết tất cả những lập luận này ở đó. Vấn đề là như thế này : Nhiều người Mỹ không biết các vấn đề về Đông Nam Á như thế nào, họ không biết vấn đề Biển Đông như thế nào. Mà nhiều người Mỹ lại không muốn chính phủ Mỹ bành trướng sang bên Đông Nam Á hay là Á châu. Cho nên khi Trung Quốc đưa những cái người gọi là chuyên gia này kia đi mà nói như vậy đó, là nhiều người họ tin lắm !

    Thành ra nếu không có những người khác đến nghe, đến nói, thì người Mỹ, mặc dầu họ là những chuyên gia, nhưng họ cũng không hiểu, nên họ tin. Nhưng mà sau khi tôi trình bày, tôi bác bỏ hết những chuyện ‘’cãi chày cãi cối’’ – xin lỗi là phải dùng từ ngữ này – của các học giả Trung Quốc này, thì những người Mỹ sau đó họ mới đến họ nói với tôi : Ồ, nếu mà không có anh, thì chúng tôi không hiểu vấn đề gì hết. Những điều anh vừa nêu lên, về những việc mà Trung Quốc đã và đang làm trong khu vực, làm chúng tôi rất là bối rối !

    Vấn đề bây giờ là, Việt Nam không có đủ người để đi nói thẳng nói thật với người Mỹ là Trung Quốc đang làm gì. Trong khi đó, Trung Quốc đưa không biết bao nhiêu cao thủ, đi từ chỗ này đến chỗ kia.

    Sau cái hội thảo của chúng tôi, thì cái nhóm này lại đi đến một trường đại học khác, trong đó có trường đại học ở Hoa Thịnh Đốn, trong hai ngày, và cũng nói những vấn đề này. Bởi vì, ở đại học không phải là một hội thảo về hòa bình, cho nên họ lại còn trịch thượng và ngang ngược kinh khủng ở đó nữa. Nhưng mà, lẽ dĩ nhiên là tôi không có trên panel nên cũng không phản đối được.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biến các vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, rồi đòi thương thuyết tay đôi !

    Nhưng mà cái cách của Trung Quốc là như thế này. Bây giờ chả cần biết, cái vùng nào mà chưa tranh chấp hay là không có tranh chấp, thì Trung Quốc làm cho ra thành tranh chấp ! Khi làm ra tranh chấp thì hai nước phải giải quyết. Là họ nghĩ như vậy. Bởi vì hai nước giải quyết rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc, chứ còn trước đó không được đưa ra Liên Hiệp Quốc. Thì cái cách cãi chày cãi cối, hay là chẻ (sợi) tóc (làm tư) là như vậy.

    Tôi nói thẳng ở hội nghị, là các anh đến đây để tìm các giải pháp hòa bình, nhưng mà (thật ra) các anh đến đây để tuyên truyền và chẻ tóc. Các anh làm như vậy là không đúng !

    Từ đó tôi mới phân tích vấn đề Trung Quốc bây giờ bành trướng và đế quốc như thế nào. Mọi người nghe, có vẻ họ cũng thấy là Trung Quốc đã quá lố

    Thật ra là tự động cái vùng đặc quyền này nước nào cũng có thể có được, ít nhất là 200 dặm. Nhưng mà trong những hoàn cảnh, ví dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, có một vùng biển khơi rất là rộng, mà không có tranh chấp. Thì Việt Nam có quyền xin cái vùng đặc quyền kinh tế này lên cho đến 350 dặm.

    Vấn đề bây giờ là Việt Nam đã xin nhiều vùng được đến 350 dặm, thì ở đây là Liên Hiệp Quốc họ chưa xét về vấn đề này, chứ không phải là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc biệt. Nhưng vì Liên Hiệp Quốc chưa xét việc này, thì Trung Quốc nói là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc quyền, vì vậy cho nên Trung Quốc tha hồ mà vẽ cái đường lưỡi bò chiếm cái vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.

    Thì Trung Quốc chơi ngang như vậy, để nếu mà Việt Nam sợ mà thương thuyết song phương, thì họ nói, thấy chưa, hai nước đang thương thuyết song phương như thế, để khi thương thuyết xong rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc. Tức nhiên là Trung Quốc mua thời gian và dọa nạt Việt Nam.

    Phản bác chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề đấu tranh chính trị


    Thành ra cái vấn đề này là phải đem ra cho thế giới biết. Không những đem ra Liên Hiệp Quốc, mà phải đem ra tất cả các tổ chức, càng nhiều tổ chức quốc tế càng tốt, để nói cho người ta biết những chuyện này. Chính phủ Việt Nam không nên song phương đàm phán với Trung Quốc, hay là không cho những cá nhân hay những tổ chức của người Việt Nam đem những chuyện này ra trình bày với dư luận thế giới. Bởi vì vấn đề này không phải là vấn đề luật pháp nữa, mà vấn đề tranh đấu chính trị. Cho nên, nếu mà nghĩ đến việc thương thuyết về luật này kia, thì Trung Quốc tha hồ mà nó chẻ tóc cái vấn đề này.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thời báo Hoàn Cầu: Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa, chống Trung Quốc

    Thứ ba 08/11/2011 08:42

    Mỹ đang đẩy mạnh kế hoạch rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, tăng cường điều chỉnh chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương chống Trung Quốc.
    .....
    Trung Quốc không những không minh bạch trong tiến hành hiện đại hóa quân đội, mà còn ngày càng hung hăng trong vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông.

    Điều làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không vui là, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2011 lên tới 95 tỷ USD, quy mô chi tiêu quân sự chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo DF-21D (Đông Phong-21D), được gọi là “sát thủ tàu sân bay”.
    ......
    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...-manh-moi-de-doa-chong-Trung-Quoc/7314881.epi
  5. 00oo00

    00oo00 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    7
    Éo mợ nó báo trong nước thậm chỉ một thư mụcchuyên đề dành cho biển đông cũng không có :((:((:((:((:((:((
    Họ nghĩ gì đó nên họ không tuyên truyền ? ~Xhay họ nu ;))
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    không kiểm soát được cái đầu.lại để mắc mưu kẻ địch.quá buồn .
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Răn đe và tranh hùng

    Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất thế giới.


    Siêu âm song sát Bastion-BrahMos

    Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa siêu âm khủng khiếp này.

    Là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước trong đội hình đổ bộ, cụm tàu vận tải, tàu sân bay xung kích hay đơn lẻ, mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh.

    Pháo đài thép

    Hệ thống sử dụng tên lửa Yakhont phóng thẳng đứng (tầm bắn đến 300 km) và có thể bảo vệ khu vực bờ biển dài 600 km. Bastion (tiếng Nga nghĩa là “pháo đài”) với 2 biến thể cơ động (K300P Bastion-P), và cố định (Bastion-S) sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont).

    Tên lửa Yakhont/Oniks (NATO gọi là SS-N-26), tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn đến 300km, tốc độ hơn 2.700 km/h, có khả năng bay sát mặt biển 5 - 15m. Đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện có nào có thể ngăn chặn được. Với phần chiến đấu 200kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.


    Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam.

    Yakhont dài 8,9m, đường kính 0,72m, trọng lượng phóng 3.000kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300km.

    Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680m/s. Yakhont có các đặc điểm nổi bật là tấn công chính xác theo nguyên lý “bắn-quên”, tầm bắn ngoài đường chân trời, quỹ đạo bay linh hoạt, tốc độ siêu âm cao ở mọi giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang như: tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất, tàng hình đối với radar hiện đại.

    “Em song sinh” BrahMos

    Năm 1998, Liên hiệp NPO Mashinostroenia hợp tác với Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập liên doanh BrahMos Aerospace Ltd cho ra đời tên lửa PJ-10 BrahMos, “em song sinh” của Yakhont. BrahMos là vũ khí tấn công chủ yếu của cả Hải, Lục và Không quân Ấn Độ với 4 biến thể: phóng từ tàu nổi; bệ phóng mặt đất; tàu ngầm và máy bay. Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất đã được nhận vào trang bị. Các biến thể phóng từ máy bay và tàu ngầm đã hoàn tất phát triển và sắp được thử nghiệm.

    Ưu điểm đặc biệt nổi trội là bên cạnh chức năng chống hạm, PJ-10 BrahMos có khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất cực mạnh. BrahMos có động năng hủy diệt cao gấp 16 lần so với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Loạt 9 quả BrahMos bắn đi có thể tiêu diệt 3 khinh hạm. Hệ thống BrahMos triển khai trên mặt đất bao gồm: 4-6 xe bệ phóng cơ động (mỗi xe mang 3 tên lửa), 1 đài chỉ huy cơ động và 1 xe tiếp đạn cơ động. Hiện Lục quân Ấn Độ có 4 trung đoàn trang bị 3 biến thể BrahMos.

    Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ sản xuất 1.000-1.500 quả BrahMos, trong đó 300-500 quả bán cho các nước thân hữu do New Delhi và Moskva lựa chọn. Chile, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Oman, Brunei… đã đưa BrahMos vào “tầm ngắm”. Nga và Ấn Độ cũng đang phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos-II có tốc độ kinh hoàng là trên 6M (hơn 6.000 km/h). Nhờ có tốc độ khủng khiếp, BrahMos-II sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M và là là vũ khí lý tưởng để tấn công các mục tiêu kiên cố ở sâu dưới đất. BrahMos-II dự kiến sẽ trang bị vào năm 2015.

    Xoay chuyển cán cân sức mạnh

    Giống như một số hệ thống vũ khí tối tân khác (Iskander-E, S-300), Bastion-P/Yakhont được Nga sử dụng như công cụ gây ảnh hưởng chiến lược. Đến nay, 3 khách hàng đã ký hợp đồng mua Yakhont là Việt Nam, Syria và Indonesia.

    Gây tranh cãi nhất là hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD cho Syria ký năm 2007. Israel lo sợ trước viễn cảnh Yakhont lọt vào tay Syria hoặc Hezbollah. Họ cho rằng tên lửa siêu hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel và phá vỡ thế cân bằng lực lượng ở khu vực. Bastion-P còn là phương tiện răn đe các cụm tàu sân bay Mỹ một khi xảy ra cuộc xâm lược chống Syria.

    Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký năm 2006. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên Bastion-P và Yakhont. Việt Nam cũng sắp triển khai sản xuất Yakhont với sự hỗ trợ của Nga theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD. Tháng 8/2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với Nga mua thêm Bastion-P với số lượng chưa được tiết lộ, thời gian chuyển giao vào năm 2014. Bastion-P cùng Yakhont sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến đối hải của quân đội ta, trở thành “pháo đài” thép bảo vệ bờ biển.

    Tên lửa BrahMos cũng được Ấn Độ và Nga xem là phương tiện củng cố quan hệ chiến lược. Báo chí Ấn Độ cho hay, Việt Nam đã được Hội đồng hỗn hợp Nga-Ấn đưa vào danh sách 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Việt Nam đang đàm phán không chính thức với Ấn Độ về vấn đề mua bán BrahMos.

    Trước đó, tạp chí Kanwa cho hay, tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho 8 tiêm kích Su-30МК2 mà Việt Nam đặt mua tháng 1/2009. Indonesia là khách hàng thứ ba nhập khẩu tên lửa Yakhont, nhưng để trang bị cho tàu chiến. Báo chí cho hay, Indonesia sẽ mua 120 quả Yakhont với đơn giá 1,2 triệu USD để lắp cho 6 khinh hạm và 10-14 tàu hộ vệ.
    Biên chế tiêu chuẩn của một đại đội Bastion-P gồm: 4 xe bệ phóng K-340P (mỗi xe mang 2 tên lửa Yakhont để trong thùng phóng); 1-2 xe điều khiển chiến đấu K380P; các xe bảo đảm trực chiến và 4 xe tiếp đạn K342P.

    Với nhữngvũ khí hiện đại này cộng với lòng nồng nàn yêu nước của cả dân tộc, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về sự toàn vẹn của đất nước.
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tàu cá Trung Quốc sẽ bị xử lý theo pháp luật Nhật Bản

    08/11/2011 09:15

    (VTC News) – Hôm qua (7/11), Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố "sẽ xử lí việc tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản theo đúng pháp luật Nhật Bản và sự thật".

    Về vụ một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ hôm 6/11, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Nhật đã cử chuyên gia đến điều đình với Tokyo.

    Khoảng 10h sáng ngày 6/11, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã đuổi theo và bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc tại vùng biển gần chuỗi đảo Goto, tỉnh Nagasaki. Theo khẳng định của phía Tokyo, khi đó tàu Trung Quốc đang đánh bắt cá tại vùng biển Nhật Bản, xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.

    Tàu cá bị bắt giữ tên là Chiết Đại Ngư 04188, trọng tải 135 tấn, gồm 11 thuyền viên; thuyền trưởng người Trung Quốc tên là Trương Thiên Hùng, 47 tuổi. Hiện, ông Hùng đã bị Nhật Bản bắt giữ, 10 thuyền viên khác cũng bị đưa lên bờ chờ xử lí.

    Theo phía Nhật Bản, tại hiện trường có 2 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, trong đó một chiếc may mắn chạy thoát. JCG đã mất hơn 4 tiếng đồng hồ để đuổi kịp tàu đánh cá của Trương Thiên Hùng. JCG đã dùng tiếng Trung yêu cầu thuyền trường dừng thuyền để kiểm tra.

    Trong khi đó, phía Trung Quốc đưa tin, trước khi lên thuyền bắt ông Hùng, JCG đã đâm vào tàu đánh cá của ông Hùng.

    Khoảng 3h chiều qua (7/11), tàu đánh cá Trung Quốc được đưa đến cảng Nagasaki.

    Ngay trong ngày 7/11, một quan chức ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Nagasaki đã xác nhận thông tin này và cho biết, thuyền trưởng cùng 10 thuyền viên tàu cá Chiết Đại Ngư đều đã được đưa về Nagasaki.

    Càng ngày càng có nhiều đất nước và dân tộc ghét Tàu
  9. tungthang73

    tungthang73 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Đã được thích:
    13
    http://www.youtube.com/watch?v=3xkgwGFHHiw


    hành động anh hùng của tàu CSB Việt nam nơi tiền tiêu của đất nước thật cảm động .giết hết lũ tàu cướp nước đi

    [r37)][r37)][r37)]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sự vượt trội của tàu ngầm 636MV HQVN so với 636MK của HQTQNov 7, '11 7:54 AM
    for everyone

    Theo tạp chí Quốc phòng Kanwa, tàu ngầm lớp Kilo 636MV mà Nga bán cho Việt Nam tiến tiến hơn tàu ngầm Kilo 636MK của Trung Quốc là 10 năm.
    [​IMG]
    Sự vượt trội của hệ thống sonar MGK-400EM


    Theo các thảo thuận đã ký giữa phía Việt Nam và Nga trước đó thì chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được chuyển giao cho phía hải quân Việt Nam vào năm 2013, chiếc cuối cùng sẽ được chuyển giao vào năm 2017. Theo nhiều nguồn tin tức, phía Nga đã trang bị cho loại tàu ngầm 636MV nhiều trang thiết bị mới nâng cấp và sẽ hình thành một lữ đoàn chiến đấu dưới nước với sự đồng bộ từ hệ thống điện tử thông tin liên lạc,các hệ thống vũ khí, các trạm cung cấp oxy ... sẽ được phía Nga chịu trách nhiệm xây dựng.

    Theo thông tin từ giới công nghiệp quân sự Nga cho biết, loại tàu ngầm Lớp Kilo 636MV có một khoảng cách rất lớn đối với loại tàu ngầm lớp Kilo 636MK của Trung Quốc. Sự khác biệt lớn và nổi bật nhất là hai hệ thống vũ khí khác nhau, loại tàu ngầm 636MV của Việt Nam đã được xác định là trang bị những loại tên lửa hành trình mới nhất dành cho tàu ngầm tấn công mặt đất loại 3M14E phạm vi tác chiến 290km, các nước có tàu ngầm được trang bị loại này chỉ có Ấn Độ và Algeria. Tàu ngầm Lớp Kilo 636MV sẽ được trang bị hệ thống radar dẫn đường phức hợp đa tác dụng cho ngư lôi mới nhất GE2-01, và lợi thế nhất của loại tàu ngầm lớp 636MV là giảm rất lớn độ ồn và sự linh hoạt cũng như các phương tiện định vị, dẫn đường, hỗ trợ đa dạng và nhiều hơn, và ngay cả loại ngư lôi trang bị cho 636MV thì tàu ngầm 636MK của Trung Quốc cũng không được trang bị.

    Các loại cảm biến trên tàu ngầm 636MV dành cho hải quân Việt Nam cũng được trang bị phiên bản khác của tàu ngầm 636MK của hải quân Trung Quốc, loại 636MV được sử dụng sonar cải tiến MGK-400EM trong khi loại 636MK chỉ được trang bị loại sonar cơ bản MGK-400E,trong đó loại MGK-400EM có nhiều tính năng hơn và hệ thống xử lý tín hiệu nhạy cảm hơn so với MGK-400E. Kính tiềm vọng của loại tàu ngầm 636MV được cái đặt TV và các thiết bị quan sát quang học, trong khi loại 636MK của Trung Quốc chỉ được trang bị kính tiềm vọng với kích thước lớn. Điều này có nghĩa là khả năng chống ngầm chính xác trong đểm của tàu ngầm 636MV của hải quân Việt Nam vượt qua cả loại 636MK của "anh em đồng nghiệp."

    Kanwa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này