Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3172 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43519 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Anh hujindao phải đem sách vở sang học Anh Putin thôi.Tóm lại bọn khựa trước sau vãn chỉ là Tung cẩu mà thôi.:))
  2. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Dân mạng xôn xao video 'đụng tàu TQ'
    Cập nhật: 14:03 GMT - thứ hai, 7 tháng 11, 2011

    Các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Quốc'.

    [​IMG]
    Tàu Hải Quân VN ép sát Tàu Hải Giám TQ và thấy rõ bên hông
    Tàu TQ ghi hàng chữ "CHINA MARITIME SURVEILLANCE"


    Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube hôm Chủ nhật 06/11 nhưng không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, đang chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.

    Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh màu xanh dương 'China Marine Surveillance' (tiếng Anh: Hải giám) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc.
    Tàu Việt Nam không rõ thiết kế và số hiệu, nhưng những người bên trên mặc áo phao màu da cam và sử dụng điện thoại di động để thu hình.

    Trên clip dài 3'44, các thủy thủ người Việt nói chuyện với nhau khi ghi hình tàu hải giám Trung Quốc.
    Tàu của Việt Nam đuổi theo, ghé sát và đâm vào thành bên trái của tàu Trung Quốc lúc đó đang đi thẳng.

    [​IMG]
    Tàu Hải Quân VN chuẩn bị đụng thẳng vào Tàu Hải Giám TQ

    Âm thanh trên băng cho thấy các thủy thủ cảnh báo nhau: "Bám chặt vào" trước khi hai tàu đụng vào nhau khá mạnh ở phút 1'47.
    Trước đó, những người này cũng chia sẻ thông tin như trên tàu Trung Quốc "có cả con gái" và "mình quay nó, nó quay mình", ý nói cả hai bên đang thu hình của nhau.
    Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau trong khi vẫn tiếp tục phóng tới.
    Nếu chỉ xem đoạn video cũng khó có thể xác định đây là một vụ va chạm hay cố ý đâm vào nhau.
    Song song với clip trên, người ta cũng thấy một clip khác dài 2'42 với hình ảnh tương tự, có lẽ là cùng một vụ, nhưng quay ở góc độ khác.
    Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.

    [​IMG]
    Tàu Hải Quân VN đụng mạnh dính vào hông phải gần đầu Tàu Hải Giám TQ.
    Có một phao cứu sinh màu đỏ gạch rơi xuống biển giữa 2 Tàu không biết của bên nà
    o

    Hải giám Trung Quốc

    Sau khi video clip trên được đăng tải trên YouTube, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã xuất hiện hàng trăm bình luận của người xem Việt Nam.
    Tuy chưa xác định được ngày giờ cũng như hoàn cảnh cụ thể, nó cho thấy tình hình khá căng thẳng trên Biển Đông.
    Hiện chưa thấy bình luận gì từ truyền thông chính thức ở hai nước về vụ được ghi lại và đăng trên YouTube này.
    Nhiều nguồn tin nói với BBC các vụ đối mặt, thậm chí va chạm giữa tàu tuần tra Việt Nam và tàu Trung Quốc, diễn ra thường xuyên nhưng không được công bố.
    Dư luận Việt Nam còn nhớ vụ ba tàu hải giám Trung Quốc bị PetroVietnam tố cáo đã "vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Bình Minh 2" hôm 26/05, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ khoảng 120 hải lý.
    Sau đó, Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đồng thời một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc bùng lên ở trong nước.
    Tuy nhiên sau đó lại có cáo buộc tàu Trung Quốc tiếp tục "gây hấn" và cắt cáp của Việt Nam một vài lần khác.
    Lần cáo buộc thứ ba, mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều không chính thức xác nhận, xảy ra chỉ một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2. Tàu của PetroVietnam được nói cũng bị đe dọa, nhưng chưa bị cắt cáp vì "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".
    Việt Nam gần đây đã tăng cường tuần tra biển để bảo vệ ngư dân và các hoạt động dầu khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.
    Cũng từ giữa năm, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám, phần lớn là tàu quân sự cải biên, xuống phía nam để 'tuần tra ngư trường'.
    Tổng đội tàu hải giám Nam Hải đặt tại đảo Hải Nam có 13 tàu được trang bị hiện đại, kèm thêm ba máy bay và nhiều xe chuyên dụng.
    Các vụ va chạm trên biển Thái Bình Dương giữa tàu Trung Quốc và các nước khác đều thu hút sự chú ý của dư luận châu Á.
    Chẳng hạn như vụ mới nhất xảy ra cuối tuần qua giữa Bấm thuyền cá Trung Quốc và tàu tuần tra biển của Nhật đang gợi lại căng thẳng hai bên tháng 9/2010

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111107_youtube_clip_ships.shtml
  3. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
  4. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lại xuất lậu nguyên liệu thô sang Trung Quốc
    [​IMG]Xưởng chế biến titan của một DN vẫn hoạt động trong thời gian giấy phép hết hạn.

    Bát nháo khai thác, tận thu titan để xuất lậu
    17:20:00 08/11/2011, cập nhật cách đây 2 giờ

    Với công suất hoạt động của các nhà máy tại khu mỏ huyện Bắc Bình, Bình Thuận, mỗi ngày đã có hàng trăm tấn quặng titan bị khai thác “lụi”. Khai thác “lụi”, tận thu rồi xuất “lậu” với khối lượng lớn như vậy, song số tiền ngân sách địa phương thu được lại không đáng kể.
    Là địa bàn có trữ lượng quặng sa khoáng titan rất lớn, nên để kiểm soát hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến nguồn tài nguyên này, ngay từ năm 2005, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ thị: “Nghiêm cấm vận chuyển, xuất bán quặng titan thô (cát đen) không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”.
    Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 – 2015. Trong đó yêu cầu tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng titan một cách đồng bộ; chế biến sâu thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; giảm dần và dừng hẳn xuất khẩu quặng titan. Tuy nhiên, với việc cho phép khai thác, tận thu ồ ạt để xuất lậu quặng titan tại đây, nguồn kim loại quý này đang đứng trước nguy cơ bị vắt kiệt và để lại hậu quả khôn lường về môi trường.
    Ngân sách thất thu, tài nguyên “chảy máu”
    Tại huyện Bắc Bình, nơi có 5 doanh nghiệp được cấp phép tập trung khai thác tại vùng mỏ Thiện ái, thuộc xã Hòa Thắng và một phần thuộc xã Hồng Phong với tổng diện tích đã đưa vào khai thác là 85,36ha; trữ lượng khai thác khoảng 122.361 tấn. Chỉ trong lần tiến hành kiểm tra vào cuối tháng 12/2010 tại đây, đoàn kiểm tra của Cục Địa chất và Khoáng sản đã phát hiện hầu hết các doanh nghiệp đều trong tình trạng hết phép khai thác quặng hoặc khai thác nguồn nước. Đồng thời, đoàn kiểm tra cũng đã vạch ra một loạt sai phạm, tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản của cả năm doanh nghiệp khai thác tại mỏ này như: chưa thông báo kế hoạch khai thác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; lập biểu đồ khai thác mỏ chưa đúng quy định; khai thác không có thiết kế mỏ; chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước…
    Đến tháng 6/2011, chỉ duy nhất có Công ty CP Dương Anh là được gia hạn giấy phép để tiếp tục khai thác; 4 DN còn lại đến cuối tháng 9 vừa qua vẫn còn phải chờ gia hạn giấy phép khai thác. Riêng Công ty Đường Lâm, giấy phép khai thác đã hết hạn từ ngày 18/8/2010 và đến nay vẫn chưa được gia hạn.
    Song theo khẳng định của ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các DN khai thác mỏ Thiện ái: Chưa thấy DN nào ngừng khai thác, ngược lại, ngày càng khai thác nhiều hơn làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường, mức độ ảnh hưởng đến đời sống người dân trong thôn ngày một “nặng” thêm.
    Như vậy, với công suất hoạt động của các nhà máy tại khu mỏ này, mỗi ngày đã có hàng trăm tấn quặng titan bị khai thác “lụi”. Nhưng qua 3 lần kiểm tra về môi trường từ đầu năm tới nay, cả ông Trần Sỹ Tú và ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bắc Bình đều báo cáo: “Hầu hết 5 DN trên đều tạm ngưng hoạt động?!”.
    [​IMG]Khai thác titan tại một khu mỏ.
    Việc khai thác quặng titan tại Bình Thuận còn được thực hiện dưới dạng tận thu tại các dự án khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch, resort… hoặc kết hợp với việc khai thác cát phục vụ cho xây dựng. Theo danh sách các đơn vị khai thác, tận thu khoáng sản titan trên địa bàn tỉnh của Sở TN-MT Bình Thuận, riêng dự án khu mỏ tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam trên diện tích 36ha; đã được cấp phép cho Công ty TNHH TM Tân Quang Cường khai thác, sản lượng khai thác năm đầu tiên đạt 10.990 tấn; năm 2010 là 7.413 tấn và chín tháng đầu năm 2011 là 4.956 tấn. Nhỏ lẻ như dự án khai thác tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân mới chỉ đưa vào hoạt động từ đầu năm 2011 cũng đã cho sản lượng 1.031 tấn.
    Xuất lậu hàng trăm ngàn tấn titan
    Khi tàu Thành Công 18 đang đậu tại cảng Cát Lở, Bà Rịa - Vũng Tàu có dấu hiệu vận chuyển quặng titan trái phép, tháng 5 vừa qua lực lượng của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ phía Nam (C46B) phối hợp với PC46 ******* tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ kiểm tra con tàu này.
    Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác đã phát hiện trên tàu Thành Công 18 đang chất tới 1.038 tấn quặng titan. Khi đó, cả đại diện chủ tàu và đại diện chủ hàng đều thừa nhận rằng số quặng này được chở ra cảng cọc 6 ở Quảng Ninh.
    Trên bộ chứng từ của lô hàng còn thể hiện, trước khi thuộc về Công ty Đường Lâm ở TP Phan Thiết, Bình Thuận, lô hàng trên có xuất xứ từ Công ty CP DL Sài Gòn – Hàm Tân. Nhận thấy nguồn gốc số hàng trên có nhiều nghi vấn, tổ công tác đã tạm giữ tàu Thành Công 18 và toàn bộ số quặng titan trên tàu.
    Tiếp tục mở rộng điều tra, tại kho 15A và 15B của cảng Cát Lở, lực lượng tiến hành kiểm tra còn phát hiện gần 1.800 tấn quặng titan thô đang gửi tại 2 kho cảng trên và khoảng 800 tấn đang để tại kho của trạm cân DNTN Trung Thành chờ xuất đi. Toàn bộ số hàng trên đã bị lập biên bản tạm giữ và ngày 9/9 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Ngọc Thới đã ra quyết định tịch thu toàn bộ số quặng này.
    Chưa dừng lại ở vụ việc trên, theo tìm hiểu của chúng tôi, lượng quặng titan khai thác, chế biến thô của các DN tại Bình Thuận còn được bán ra ngoài tỉnh và xuất đi nước ngoài nhiều hơn nữa. Hai điểm tập trung “hàng” nhiều nhất trước khi xuất bán là khu vực cảng Cát Lở và cảng Ba Ngòi thuộc tỉnh Khánh Hòa. Chỉ tính từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31/8/2011, đã có 50 chuyến tàu chở quặng titan tại cảng Cát Lở đi Quảng Ninh, Hải Phòng và sang Trung Quốc với số lượng lên đến 61.248 tấn.
    Tại cảng Ba Ngòi, đến hết tháng 9/2011 cũng đã có hơn 50.500 tấn quặng titan được xuất qua cảng, gồm loại rời và đóng bao. Trong đó, chỉ có 10.173 tấn được chủ hàng làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, số còn lại đều được “hô biến” thành xuất nội địa. Nhưng trong khi cả trăm ngàn tấn titan thô xuất nội địa đều được các chủ xuất “lậu” khai chở tới 2 địa phương là Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng thực tế những nơi này lại không hề có cơ sở tinh chế titan.
    Khai thác “lụi”, tận thu rồi xuất “lậu” với khối lượng lớn như vậy, song số tiền ngân sách địa phương thu được lại không đáng kể. Theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Tài, Cục trưởng Cục Thuế Bình Thuận về công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác titan trên địa bàn vào ngày 19/9 vừa qua: năm 2008 các DN chỉ báo cáo khai thác được có 18.043 tấn; năm 2009 là 90.834 tấn; năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 được 210.282 tấn.
    Tương đương với số lượng quặng titan khai báo ít ỏi này, cộng tất cả các loại thuế khai thác khoáng sản khác của 2 năm 2009, 2010 và 8 tháng đầu năm 2011, ngành thuế Bình Thuận cũng chỉ thu được 146,25 tỷ đồng. Không chỉ khai thác tràn lan, thất thu ngân sách mà hệ lụy từ chuyện vắt kiệt titan ở Bình Thuận đã gây rất nhiều tác hại về tài nguyên môi trường[​IMG]

  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đề xuất hai cấp độ ngăn chặn xung đột



    (11/8/2011 11:10:09 AM) Theo đánh giá của nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường, hội thảo Biển Đông cuối tuần qua (4 – 5.11) diễn ra trong không khí rất thẳng thắn. So với hai hội thảo trước, hội thảo lần này là có bước tiến cơ bản về chất lượng, đi sát những vấn đề đã gây ra xung đột trên Biển Đông thời gian qua.



    Trong số 180 đại biểu tham dự, có 60 học giả nước ngoài đến từ 20 nước, và đông nhất là đoàn đến từ Trung Quốc với tám nhà nghiên cứu.

    [​IMG]

    Các chiến sĩ biển đảo Hải Phòng tham quan mô hình đảo Trường Sa lớn, nhân kỷ niệm 50 năm huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Getty Images
    Mơ hồ hướng dẫn DOC

    Thảo luận về bản hướng dẫn nguyên tắc thực hiện tuyên bố ứng xử DOC giữa Trung Quốc và ASEAN ký tại Bali (Indonesia) tháng 7 vừa qua, nhiều đại biểu đã bày tỏ nghi ngờ về tính thực chất bởi “ngôn từ rất mơ hồ”, lời nhận xét của giáo sư Renato Cruz De Casto. Vị giáo sư chuyên về quan hệ quốc tế đến từ đại học De La Salle (Philippines) phân tích, là một phần của DOC, thoả thuận nguyên tắc thực hiện DOC không thể đứng một mình và không có bất cứ điều khoản nào liên quan đến việc quản lý hay giải quyết tranh chấp, ví dụ như các quy định về sự tham gia sẽ điều chỉnh cách thức các tàu chiến của các quốc gia có yêu sách nên hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở Trường Sa, và xa hơn là một thoả thuận khung mang tính ngoại giao để có thể trực tiếp giải quyết tranh chấp.

    Là một người theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về chính trị thuộc đại học New South Wales, học viện Quốc phòng Úc cho rằng, để thực hiện nguyên tắc hướng dẫn thực hiện DOC, mỗi bên ký kết phải thể hiện thiện chí và ý chí chính trị tôn trọng triệt để câu chữ và tinh thần của các thoả thuận này. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra khả năng bản hướng dẫn thực hiện DOC sẽ là không đủ để giải quyết căng thẳng an ninh nổi lên từ tranh chấp ở Biển Đông.

    Hai cấp độ ngăn chặn xung đột

    Trong khi bộ quy tắc ứng xử COC được xem là một kế hoạch dài hơi, nhiều đại biểu đã nêu lên các đề xuất để duy trì ổn định ở Biển Đông.

    Đến từ trung tâm Chiến lược và quốc phòng, đại học Quốc gia Úc, giáo sư Leszek Buszynski cho rằng, các quan điểm về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây đã phân cực đến mức độ gia tăng nguy cơ xung đột.

    Từ đó ông Buszynski đề xuất, cần phải có một thoả thuận ngăn chặn xung đột ở hai cấp để đối phó với nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Thậm chí việc này khác với quy tắc ứng xử COC mà ASEAN đang theo đuổi. Ở một cấp, cần có sự thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc để điều chỉnh các vụ việc trên biển, khai thác dầu khí và tranh chấp về đánh bắt cá và đưa ra các nguyên tắc đàm phán và giải quyết. Cũng cần có các thủ tục để giải quyết các vụ đụng độ giữa các đoàn tàu đánh cá, và đụng độ giữa lực lượng hải quân hoặc tàu thuyền tuần tra.

    Hội thảo quốc tế lần thứ ba do học viện Ngoại giao (bộ Ngoại giao) và hội Luật gia Việt Nam tổ chức có chủ đề “Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Các phần thảo luận chính là Tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực; Lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực ở Biển Đông; Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; Tranh chấp ở Biển Đông: những khía cạnh pháp lý quốc tế; Giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông và Phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.Ở một cấp khác, cũng cần có thoả thuận tương tự giữa Mỹ, Trung Quốc và các nước bên ngoài như Ấn Độ để điều chỉnh các hoạt động theo dõi và khai thác, những hoạt động mà Trung Quốc coi là “gây ra mối đe doạ”. Nó cũng sẽ giúp duy trì nguyên tắc về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

    Đồng tình với ý kiến này, ông S.D. Pradhan, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cho rằng, việc xây dựng một cơ chế quản lý xung đột bảo đảm các sự cố ngoài ý muốn sẽ không xảy ra do các tính toán nhầm. Theo ông Pradhan, các bên liên quan ở Biển Đông cần chấp nhận một số điều kiện chung cơ bản gồm việc cấm sử dụng vũ lực hay đe doạ vũ lực; bảo đảm không để xảy ra các sự kiện làm căng thẳng tình hình, hoàn toàn cấm việc đưa tàu, máy bay và tàu ngầm vào vùng lãnh hải của các nước khác, và không can thiệp vào các hoạt động thăm dò và hoạt động kinh tế của các nước khác.

    Thế cân bằng năng động

    Quan sát hội nghị với tư cách khách mời, nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường nhận xét, vấn đề được quan tâm nhất vẫn là vấn đề tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông. Mặc dù vậy, các đại biểu của Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường. Họ cho rằng yêu sách của mình là phải chăng, và hành xử là có trách nhiệm.

    Đáp lại, trong phần thảo luận, hầu hết các đại biểu dự hội thảo đều phê phán đường lưỡi bò của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý. Thậm chí có đại biểu nêu câu hỏi: nếu Trung Quốc có cơ sở lịch sử và pháp lý của đường lưỡi bò, thì tại sao không nêu ra?

    Cựu tổng thư ký ASEAN, Rodolfo C. Severino, hiện là giám đốc trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nêu nghi vấn, liệu việc từ chối xác định vị trí chính xác của đường chín đoạn cũng như chỉ rõ các vùng mà đường này bao quanh, có phải là một nỗ lực nhằm giữ “sự mơ hồ chiến lược” của Trung Quốc?

    Tại hội thảo này, ông Vijay Sakhuja, giám đốc nghiên cứu tại hội đồng Các vấn đề thế giới (Ấn Độ) khẳng định, Ấn Độ ủng hộ cục diện cân bằng sức mạnh thân thiện ở châu Á vì hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế. Với mục đích chiến lược ôn hoà và sự tập trung vào phát triển kinh tế khiến Ấn Độ đóng một vai trò mang tính xây dựng ở Biển Đông.

    Theo ông Evgeny Kanaev, chuyên gia của trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương Imemo RAS (Nga), sự tham gia của Nga vào thượng đỉnh Đông Á (EAS) có thể sẽ tạo ra một tác động ổn định hoá với tình hình chiến lược toàn cảnh ở khu vực này. Trong tương lai, các vấn đề chính trị – an ninh có thể chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự của EAS và xét đến khả năng xung đột lợi ích ngày càng tăng giữa Mỹ, Trung Quốc, thì Nga và ASEAN có thể là các đối tác tự nhiên trong việc tạo ra một “thế cân bằng năng động”. Sự trùng hợp lợi ích giữa Nga và ASEAN có thể sẽ thúc đẩy hợp tác trong các cuộc họp của EAS với “tác động theo cấp số nhân” đối với tình hình Biển Đông.

    Thiên Bình/Theo Sgtt
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Quốc hội quan tâm "thỏa đáng, cân bằng" về Biển Đông



    (11/8/2011 1:43:45 PM) Nội dung này được nêu rõ trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 Quốc hội vừa thông qua sáng nay (8/11) với tỷ lệ 89,2% đại biểu tán thành.



    Một trong những định hướng nhiệm vụ, giải pháp lớn của giai đoạn này là quan tâm củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

    Thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, Quốc hội lưu ý “chú trọng vấn đề Biển Đông một cách thỏa đáng, cân bằng trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử khu vực”.

    Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác chiến lược với các nước láng giềng có chung biên giới.


    [​IMG]Quốc hội lưu ý “chú trọng vấn đề biển Đông một cách thỏa đáng, cân bằng trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế".
    Nghị quyết của Quốc hội cũng khẳng định, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận, bảo đảm từng bước trang bị hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang.

    Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh. Xây dựng Quân đội nhân dân và ******* nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và có sức chiến đấu cao, xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp.

    Quốc hội cũng yêu cầu “chủ động phát hiện, ngăn ngừa mọi âm mưu, hoạt động chống phá, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội".

    Nghị quyết của Quốc hội lưu ý tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới gắn với bố trí dân cư theo quy hoạch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm, xung yếu.

    Liên quan đến đối ngoại, Quốc hội tiếp tục khẳng định quan điểm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; phát huy vai trò và huy động các nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về phát triển đất nước…

    Văn Tiến/Theo Bee
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thời báo Hoàn Cầu: Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa, chống Trung Quốc



    (11/8/2011 10:41:47 AM) Mỹ đang đẩy mạnh kế hoạch rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, tăng cường điều chỉnh chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương chống Trung Quốc.



    Gần đây, khi đến thăm Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh, Mỹ không những sẽ không giảm sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại sẽ thông qua mở rộng cách thức quan hệ với các nước châu Á để tăng cường đóng quân.

    Viện dẫn tờ “Độc lập” Nga đăng ngày 26/10, Hoàn cầu báo bình luận, Mỹ đang điều chỉnh chiến lược quân sự, trong khi cuộc chiến Iraq và Afghanistan sắp kết thúc, đã coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng chủ yếu, có ý đồ tăng cường đồng minh chống Trung Quốc trong khu vực, cùng ngăn chặn Trung Quốc.

    [​IMG]Mỹ-Nhật tập trận chung chống kẻ thù giả định
    Báo Nga cho rằng, khi đến thăm 3 nước châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố, cùng với quy mô các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan ngày càng thu hẹp, Lầu Năm Góc cần tập trung sức mạnh để ứng phó với các mối đe dọa liên tục tăng lên, chẳng hạn sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục được tăng cường.

    Vì vậy, mặc dù trong tương lai chi phí quân sự của Mỹ sẽ cắt giảm, nhưng Lầu Năm Góc không những không giảm sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại sẽ thông qua phương thức tăng cường hợp tác với các nước châu Á, tiếp tục tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ tại khu vực này.

    Khi có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Panetta đã phát đi tín hiệu mới của các nhà chiến lược chính phủ Obama đối với các đối tác và đối thủ tiềm tàng của Mỹ, nhấn mạnh rằng, trong tương lai Mỹ vẫn sẽ là cường quốc kinh tế và quân sự toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đóng vai trò trung tâm của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.

    [​IMG]Tàu sân bay USS George Washington tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngày 2/11/2011 đã tham gia tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
    Tờ “Bưu điện Washington” Mỹ cho biết, khi trả lời câu hỏi của quân nhân hai nước Mỹ-Nhật đóng tại căn cứ quân Mỹ ở Nhật Bản, Panetta đã liệt kê ra danh sách các mối đe dọa cần đặc biệt quan tâm sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq và Afghanistan trong thời gian tới, trong đó bao gồm: tấn công mạng, chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, chấn động chính trị vùng Cận Đông và “một số nước lớn đang phát triển”. Như vậy, Panetta đã ám chỉ đến Trung Quốc.

    Panetta nói: “Hiện nay đã là thời khắc bước ngoặt. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda và các tổ chức tương tự buộc quân đội phải luôn cảnh giác đề phòng. Nhưng với tư cách là cường quốc châu Á-Thái Bình Dương truyền thống, Mỹ cần nỗ lực hơn xây dựng đồng minh khu vực. Cắt giảm chi phí quân sự sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện những kế hoạch này”.
    Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, Panetta đã sử dụng hình thức thẳng thắn hơn chỉ trích kẻ thù giả định của Mỹ, chỉ trích CHDCND Triều Tiên “khiêu khích không sáng suốt”, phê phán Trung Quốc “bí mật tăng cường sức mạnh quân sự”.

    Panetta cho rằng, Trung Quốc không những không minh bạch trong tiến hành hiện đại hóa quân đội, mà còn ngày càng hung hăng trong vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông.

    Điều làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không vui là, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2011 lên tới 95 tỷ USD, quy mô chi tiêu quân sự chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo DF-21D (Đông Phong-21D), được gọi là “sát thủ tàu sân bay”.

    [​IMG]Mỹ lo ngại về chi tiêu quân sự của Trung Quốc, trong đó có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, loại tên lửa được gọi là "sát thủ tàu sân bay"
    Hãng AP Mỹ tiết lộ, quân Mỹ hiện đóng tại Nhật Bản lên tới 47.000 quân, tại Hàn Quốc là 28.000 quân.
    Washington còn đang nghiên cứu vấn đề khả thi tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á, chuẩn bị thông qua phương thức cử tàu chiến tiến hành các chuyến thăm tới tấp hơn đến các hải cảng của châu Á, tổ chức tập trận chung với các nước châu Á-Thái Bình Dương để thực hiện mục tiêu này.

    Rõ ràng là, Mỹ có kế hoạch trước tiên tăng cường lực lượng hải quân, tổ chức nhiều hơn các cuộc tập trận chung, củng cố đồng minh quân sự khu vực với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

    Hoàn cầu báo viết thêm: "Ngoài ra, Mỹ còn chuẩn bị tích cực lôi kéo các nước khác cùng ngăn chặn Trung Quốc, bởi vì những nước láng giềng Trung Quốc chưa gia nhập đồng minh quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ này cũng đang cảm thấy lo lắng khi đối mặt với “con rồng khổng lồ phương Đông” ngày càng to lớn".

    Tuần trước, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Panetta đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác khu vực, cùng ứng phó với các mối đe dọa chung.

    Đông Bình/Theo Thời báo Hoàn Cầu - GiaoducVN
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc: Ca ngợi đặc công Việt Nam tập đổ bộ từ trực thăng



    (11/8/2011 9:54:47 AM) Mấy ngày gần đây rất nhiều trang tin quân sự Trung Quốc có đăng ảnh tập luyện của đặc công Việt Nam đổ bộ và leo dây từ trực thăng xuống đất.



    [​IMG] Với cái tên tide bài viết là: "Đặc công Việt Nam thể hiện sức mạnh hoàn toàn mới" không chỉ thể hiện khả năng tác chiến trên mặt đất mà gần đây đặc công Việt Nam còn thể hiện khả năng tác chiến trên không vô cùng hiệu quả. Những chiến sĩ đặc công Việt Nam đu dây thừng từ những chiếc trực thăng đang bay lơ lửng trên bầu trời xuống có khi cách mặt đất hơn 10m , thực hiện các bài tập tác chiến chống khủng bố đổ bộ từ máy bay, thực tập cách tiếp đất an toàn, ngụy trang chờ cứu viện đường không, yểm hộ con tin và bảo vệ máy bay...

    Với việc tác chiến ở nhiều hình thái khác nhau góp phần tạo cho đặc công Việt Nam khả năng tác chiến độc lập, không bị động trước những môi trường tác chiến mới, làm quen nhanh với tình hình thực tế để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.

    Dưới đây là hình ảnh đặc công Việt Nam tập luyện đổ bộ đường không trên báo Trung Quốc:

    [​IMG]Những chiến sĩ đặc công Việt Nam đu dây thừng từ những chiếc trực thăng đang bay lơ lửng trên bầu trời xuống có khi cách mặt đất hơn 10m[​IMG]Tập trung nghe phổ biến quy định tập luyện[​IMG]1 chiến sĩ đặc công chuẩn bị đu dây từ trực thăng thăng xuống đất
    [​IMG]Yểm hộ con tin, bảo vệ máy bay
    [​IMG] [​IMG]Với việc tác chiến ở nhiều hình thái khác nhau góp phần tạo cho đặc công Việt Nam khả năng tác chiến độc lập, không bị động trước những môi trường tác chiến mới, làm quen nhanh với tình hình thực tế để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.

    Phú nguyễn/phunutoday
    (theo Tiexue.net)

  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93

    Thông báo tin nóng hổi đây
    .Chả là có anh bạn khựa cùng chỗ mình làm vừa sang VN,sau khi về nghỉ phép mấy hôm để giải quyết việc gia đình.Mình có cho anh ta xem video clip Tàu CSB VN truy đuổi và đâm tàu hải giám của tung cẩu.Anh ta có nói là bên đó cư dân mạng cũng đang xôn xao về vụ này .Trong đó 1 số thành phần mang chủ nghĩa dân tộc và dong máu hán gian thì tỏ ra rất bức xúc,đòi phải trả đũa,nhưng ngược lại thì số đông lại tỏ ra sợ sệt và lo lắng rằng ,Việt Nam nhà mình sẽ tấn công TQ trước .vì anh ta cũng biết Việt Nam nhà mình thời gian vừa qua cũng mua sắm rất nhiều vũ khí khủng, để tự vệ và sẵn sàng trả đũa nếu chiến tranh sảy ra.Anh ta cũng thừa nhận là Tung Cẩu cũng gây hấn và chèn ép VN trong thời gian qua,nên việc Tàu CSB VN đuổi và đâm tàu Hải Giám cũng là lẽ bình thường.Xem xong clip a ta có nhận xét dưới góc độ cá nhân là Người ViêtNạm rất anh dũng và không sợ bất cứ 1 kẻ thù nào .
    Và đa số người dân bên đó đều mong muốn chiến tranh ko sảy ra{vì bản chất của bọn khựa là rất sợ chết} .Mình có nói là Dân Tộc VN rất yêu chuộng hoà bình ,muốn làm bạn với tất cả các nước.cũng ko muốn chiến tranh xảy ra.Nhưng kẻ nào cố tình gây hấn chèn ép thì VN sẽ đáp trả mạnh mẽ bẵng 1 vũ khí kinh khủng đó là SỨC MẠNH DÂN TỘC
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này