Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5375 người đang online, trong đó có 492 thành viên. 19:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43298 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. ChungkhoanIT

    ChungkhoanIT Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    14
    Có thể tàu của CSB VN chưa đủ lớn nhưng mình cũng phải chứng minh là mình không ngại va chạm! Hoan hô CSB VN (Các bạn ở Tổng cục An ninh 2 đừng nghi mình ở Đảng Việt Tân nhé!)
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đã có cảnh báo roài.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mình vừa xem kỹ lại 2 phần clip, quả thực rất đáng tự hào. BBC cũng đã đưa tin này, cả thế giới sẽ nhìn chúng ta với con mắt khác.
    Ôi, Việt Nam đất mẹ muôn năm.
  4. Rutluivaolichsu

    Rutluivaolichsu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    1.506
    Thì báo nước ngoài nói là va chạm thường xuyên, chẳng qua là lần này mới công bố. Chuyện bình thường thôi.
  5. vanhoait

    vanhoait Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta muốn hòa bình nhưng kẻ địch ngày càng lấn tới.Thật bỉ ổi và không đáng tin khi lãnh đạo cấp cao TRUNG QUỐC luôn miệng nói VIỆT NAM và TRUNG QUỐC đối với vấn đề Biển Đông phải "đứng trên tầm cao chiến lược ,và rằng phải nhìn toàn cục"."Cục" gì đây thưa đồng chí Tổng bí thư,khi mà lũ giặc phương bắc có cả một âm mưu phá hoại chúng ta trên tất cả các mặt trận.Từ miền núi đến hải đảo ,từ thành thị đến nông thôn,chúng ra sức cơ vét nguồn tài nguyên cơ bản của đất nước,từ than đến quặng....,chúng đầu độc dân Việt ta bằng đủ mọi cách từ tinh thần đến vật chất.Từ cái nhỏ nhất nhất như những cái tăm tre của người mù đến những dự án quốc kế dân sinh như sản xuất điện,than ,lương thưch thực phẩm như sắn ,chè....Chúng lợi dụng vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân mình mà phá hoại.Thật đau đớn thay!Với một kể thù giã man và thâm độc như quân tàu ,không còn cách nào khác chúng ta phải đoàn kết lại bằng mọi cách.Chúng ta muốn hòa bình nhưng quân tàu càng lấn tới ,vậy nên chúng ta chỉ còn cách phải tự phòng vệ cho bản thân mình bằng ý chí và lòng quả cảm như các thủy thủ của PTSC.Không mong muốn chạy đua vũ trang nhưng để đối phó và đối phó thắng lợi với quân tàu không còn cách nào khác chúng ta phải dứt khoát trên bàn đàm phán và vững mạnh trên thực địa ,mà trong trường hợp này là mặt biển bao la.Hải quân quân đội nhân dân phải mau chóng được hiện đại ,các vị lãnh đạo hãy tham nhũng bớt đi để cùng toàn dân "NHỊN BỮA SÁNG GÓP SỨC ĐÓNG TÀU CHO HẢI QUÂN ",hãy biến mặt nước biển ĐÔNG của chúng ta như ao nhà với tàu bè cờ đỏ sao vàng bay rợp mặt biển trong cả sóng to gió lớn .Hỡi các thủy thủ ,các chiến sĩ hải quân,trong đất liền chúng tôi ngàn lời cám ơn các anh và chia sẻ những hiểm nguy mà các anh phải đối mặt tưng giờ từng phút với quân địch .Mỗi khi ra khơi là sự sống và cái chết vì biển đảo quê hương được quyết định bởi lòng quả cảm để chống lại sự manh động và hung năng của lũ diều hâu phương bắc.Thương quá VIỆT NAM ơi.....................!
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Lại nói về lĩnh vực Khoáng sản .phải nói là đất nước mình rất giàu tài nguyên khoáng sản .Tôi lấy ví dụ khu vực phía bắc như Lào Cai,Cao Bằng ,Bắc Cạn,Yên Bái Tuyên Quang,Hà giang,Thái Nguyên.................Trữ lượng các loại quặng như quặng Pb,Zn,Sb,Cu Ag,Au,.Fe.................cũng ko còn nhiều .Vì bao nhiêu năm thực dân Pháp đô hộ ,nó cũng đã lấy đi ko biết bao nhiêu tài nguyên KS của đất nước mình.Hiện tại rất nhiều mỏ đang được cấp phép khai thác ,hoạt động ,mà những doanh nghiệp được cấp phép này thì hầu như ko đủ phương tiện ,kỹ thuật và năng lực để khai thác .các mỏ này hầu như toàn cho các công ty của Tung cẩu vào khai thác ,sau đó nó bao tiêu sản phẩm luôn.[{bán quặng thô cho nó}đó là 1 thực trạng đáng buồn cho TKV của VN .Nhiều khi tôi nghĩ bọn tung cẩu nó vào hút hết máu của đất nước mình ,để đời sau con cháu chúng ta ko còn gì sau này,nghĩ mà buồn quá.Trong khi đó bên TQ tài nguyên KS bọn nó cũng ko ít,mà chính phủ nó ko cấp phép cho khai thác.Thậm chí bọn nó còn ráo riết sang các nước lùng mua và khai thác các loại quặng đem về TQ.1phần phục vụ cho các lĩnh vực trong nước .1 phần lại xuất ngược thành phẩm sang các nước mà nó từng hút máu.trong đó VN .1 phần nữa nó đào đất và chôn xuống để dành cho con cháu chúng nó sau này.đó là 1 thực tế đáng buồn cho dân mình .

    Như bài trước tôi có nói dù rất căm ghét bọn chó khựa,nhưng VN mình cũng còn phải học nó nhiều lắm.nhất là về lĩnh vực khai khoáng.Rất may là vừa rồi Bác Dũng đã nhìn thấy ,nên đã có chỉ thị ngừng cấp phép mới cho các DN.Ôi May thay.Lúc nào rỗi tôi sẽ có bài chi tiết về lĩnh vực khai khoáng để các bạn hình dung bọn Tung Cẩu nó tham lam và thâm hiểm đến thế nào
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Biết người biết ta trăm trận trăm thắng .các bạn cứ tin ở các Bác lãnh đạo BQP nhà ta.rất nhiều bộ óc siêu việt.còn chúng ta cứ lên đây thổi bùng lên tinh thần yêu nước nồng nàn .khi TỔ QUỐC LÂM NGUY.Chúng ta nguyện hiến dâng máu thịt để bảo vệ từng tấc đất ,hải đảo thân yêu.chúc cả nhà ngon giấc [r2)]làm 1 tý cho dễ ngủ :)):)):))
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    VN bàn về điện hạt nhân với Nam Hàn


    Cập nhật: 15:40 GMT - thứ ba, 8 tháng 11, 2011


    [​IMG] Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp Tổng thống Lee Myng-bak


    Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hàn Quốc, hai bên đã thảo luận về đề án xây hai lò phản ứng nguyên tử cho Việt Nam.
    Báo Korean Times hôm 8/11 đưa tin nói tại 'hội nghị thượng đỉnh' với phía Việt Nam ở Seoul, Tổng thống Lee Myung-bak và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đồng ý về đề án điện hạt nhân cho Việt Nam.

    Theo kế hoạch này, quan chức và khoa học gia hai bên sẽ cùng nghiên cứu về điều kiện để xây lò phản ứng theo mô hình của Hàn Quốc gọi là APR 1400 ở Việt Nam.

    'Không công bố'
    Tuy nhiên, Phủ Tổng thống Hàn Quốc không công bố chi tiết của đề án này, theo đề nghị của phía Việt Nam.
    Báo chí Hàn Quốc cũng nhắc rằng Việt Nam có kế hoạch xây 10 lò phản ứng hạt nhân trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu điện lực gia tăng.
    Việt Nam đã ký kết với hàng loạt nước về công nghệ khai thác điện nguyên tử với mỗi nước sẽ đem vào mô hình của họ.
    Một thỏa thuận đã được ký với Nga vào tháng 10/2010 để xây hai lò kiểu Nga ở Ninh Thuận.
    Báo Korea Times cũng nhắc Việt Nam đã chuẩn bị ký kết để cho Nhật xây một lò nữa.
    Hiện trong giới quan sát có câu hỏi về khả năng quản lý công nghệ nguyên tử của chính Việt Nam.
    Ngoài ra là mô hình "đa phương" trong chính trị đem áp dụng vào điện hạt nhân, đưa tới chỗ ký kết với quá nhiều nước.
    Năm 2009, Hàn Quốc xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự lần đầu cho Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sau khi ký kết xây bốn lò tại Abu Dhabi.
    Sau tai nạn tại lò nguyên tử ở Fukushima , Nhật Bản hồi tháng 3, nhiều nước đề nghị xem xét lại các dự án điện nguyên tử.
    Nhưng cả Trung Quốc và Việt Nam đều cho hay họ sẽ không bỏ các chương trình của mình.
    Trong chuyến thăm ba ngày sang Hàn Quốc, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Lee Myung-bak đã ký tuyên bố chung Hàn - Việt gồm 12 điểm.
    Hai bên cũng thỏa thuận thúc đẩy mậu dịch và đầu tư lên mức trao đổi thương mại 20 tỷ đôla vào năm 2015.
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc tung 'học giả' đi tuyên truyền cho chủ quyền tại Biển Đông




    [​IMG]Lính Hải Quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010 REUTERS/Stringer






    Thụy My / Trọng Nghĩa
    Bắc Kinh tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể, mà còn thông qua các học giả. Họ đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể bị ngộ nhận là đúng đắn.

    Như thông lệ từ hai năm gần đây, mỗi lần có hội nghị khoa học trong đó có đề cập đến Biển Đông là mỗi lần các đại biểu Trung Quốc bị chất vấn về tấm bản đồ hình lưỡi bò của Bắc Kinh. Quan điểm chủ quyền lịch sử, mà Trung Quốc nhấn mạnh để bảo vệ các đòi hỏi của họ, thường xuyên bị các học giả quốc tế đánh giá là không có sức thuyết phục.
    Bất chấp điều đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể trong vùng Biển Đông, mà còn tung các chuyên gia đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam.
    Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể được coi là đúng đắn, với những tác động khó lường cho các quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
    Thủ đoạn này của Bắc Kinh mới đây đã bị giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), công khai vạch trần nhân một cuộc hội thảo được tổ chức tại Washington, có sự tham gia của một phái đoàn Trung Quốc rất hùng hậu.
    Đó là cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/10/2011, do hai hiệp hội hòa bình tại Mỹ là American Friends Service Committee và Historians Against The Wars tổ chức. Với chủ đề chung là Hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị này đã quy tụ nhiều học giả đến từ các nước Châu Á để bàn luận về các phương cách tránh việc quân sự hóa trở lại khu vực này.
    Tình hình Biển Đông căng thẳng trong thời gian gần đây, lẽ dĩ nhiên, đã nổi bật trong chương trình nghị sự, được đề cập đến trong hai tiểu ban (panel), một đề cập chung đến Đông Nam Á và một dành riêng cho Biển Đông.
    Tại hai cuộc thảo luận này, các đại diện Trung Quốc có mặt đông đảo, với các « chuyên gia » học hàm học vị đầy mình. Họ đã tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền cho lập trường của Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là tính chất đúng đắn của tấm bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc đã dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của mình.
    Là diễn giả người Việt duy nhất trong cả hai cuộc họp, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã trình bày quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời phản bác từng điểm một các lập luận của đại diện Trung Quốc.
    Học giả Vương Hàn Lĩnh "cãi chày cãi cối"
    Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long đã không tránh khỏi phẫn nộ trước các lý lẽ, bị ông coi là « cãi chày cãi cối » của diễn giả Trung Quốc, chủ chốt là ông Vương Hàn Lĩnh, Giám đốc Trung tâm phụ trách Đại dương và Luật Biển, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.
    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhân vật này đã ngang nhiên gọi là « nói láo » trước cử tọa, khi khẳng định ba điểm phi lý : 1/ Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra ; 2/ Đường chữ U ra đời từ năm 1947, trong lúc Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) chỉ mới có từ năm 1982, nên không thể áp dụng cho tranh chấp Biển Đông ; 3/ Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc nguyên tắc chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách song phương mà thôi.
    Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, các lập luận trên đây hoàn toàn vô lý, nhưng điểm đáng ngại là diễn giả Trung Quốc này « đã dùng chức tước, địa vị, rồi nói là đã có hàng trăm bài nghiên cứu được công bố, cho nên nhiều học giả (Mỹ) đến nghe đã bị khớp, và nếu không có những người khác phản biện lại, chứng minh khác đi, thì người ta tin là thật ».
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Rượu vang giả : thị trường béo bở của gian thương Trung Quốc

    [​IMG]Rượu vang sản xuất tại Trung Quốc Reuters




    Tú Anh
    Sau quần áo, xắc tay sang trọng và linh kiện điện tử đến lượt rượu vang của Pháp bị Trung Quốc làm giả. Nạn nhân là những nhãn hiệu danh tiếng của rượu Bordeaux mà từ hai năm nay là thức uống thời thượng của tầng lớp nhà giàu mới ở Hoa lục. Nhưng « kẻ cắp gặp bà già », cảnh sát điều tra của Pháp có cách phát hiện hàng nhái một cách dễ dàng, chỉ có dân Trung Quốc là phải bỏ hàng ngàn đôla để uống nước nho lên men pha đường.


    Đối với 60 triệu nhà giàu mới tại Trung Quốc thì uống « rượu tây » là biểu hiểu của sự thành công và lịch lãm. Theo một nhà điều tra Pháp, thì trong năm qua số lượng rượu Bordeaux xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc tăng gấp đôi so với 2009.
    Giới « đại gia » sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm, thậm chí hàng ngàn đôla để khui một chai Bordeaux danh tiếng.
    Bắt mạch biết thành phần thích phô trương này không phân biệt được rượu ngon rượu dở, gian thương Trung Quốc thừa cơ lạm dụng tận tình.
    Cũng theo các nhà điều tra Pháp thì để làm một chai rượu giả, gian thương mua vỏ chai thật, dán nhãn cóp bằng kỹ thuật vi tính, sau đó bơm rượu rẻ tiền, đóng nút và cứ thế mà tung ra thị trường.
    Tại Trung Quốc, giới sành điệu rỉ tai nhau hiệu Bordeaux Château-Lafite năm 1982 là loại « xịn nhất ». Giá của một số chai rượu vang này lên đến 8 500 đôla, cao gấp 10 năm lương của một công nhân có tay nghề.
    Romain Vandevoorde, một nhà nhập cảng rượu vang Pháp tại Bắc Kinh cho biết « số chai rượu Lafite 1982 trên thị trường Trung Quốc nhiều hơn là số chai sản xuất tại Pháp ».
    Theo một viên chức hải quan của Pháp, sở dĩ nạn làm rượu giả tại Trung Quốc nẩy nở một phần là do người tiêu thụ kém hiểu biết. Ngày nào mà dân dùng rượu phân biệt được thế nào là rượu ngon rượu dở thì lúc đó công việc bài trừ nạn đánh cắp nhãn hiệu sẽ tiến một bước dài.
    Tuy nhiên nếu « vỏ quýt dày sẽ gặp móng tay nhọn », cơ quan Pháp chống rượu giả, rượu pha trộn có một vũ khí rất giản dị và hiệu quả. Đây là công việc của một trung tâm hóa học nằm ở ngoại ô thành phố Bordeaux với khoảng 50 nhân viên chuyên về an toàn thực phẩm và đặc biệt là chống rượu không đúng nhãn hiệu.
    Giám đốc Bernard Médina tuyên bố với báo chí một cách bông đùa : công việc của chúng tôi rất giản dị : mỗi năm vào mùa hái nho, hàng ngàn ký lô nho từ khắp vùng miền Tây nước Pháp được gởi về trung tâm này để được lên men và phân loại làm « mẫu dữ kiện căn bản ».
    Do vậy bất cứ một hình thức làm giả nào cũng không thoát khỏi bửu bối trong kho trữ liệu càng ngày càng dồi dào.
    Mỗi năm Viện phân tích chất lượng nhận khoảng 3 000 chai rượu Pháp cũng như từ nước ngoài gởi về xin phân chất.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này