Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6506 người đang online, trong đó có 694 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 43296 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226


    Vinashin chính thức bị kiện


    Cập nhật: 14:59 GMT - thứ ba, 8 tháng 11, 2011


    [​IMG] Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.


    Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
    Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.

    Viên chức này cho biết thêm nội dung đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi bên bị đơn xác nhận việc bị khởi kiện.

    Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
    Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
    Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.
    Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
    Vào ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ có bài đăng trên Financial Times đánh giá việc một trong các chủ nợ của Vinashin có động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu nợ của tập đoàn Vinashin.
    Bấm Bài báo cho biết Elliott Advisors, quỹ đầu tư dạng hedge fund, hồi đầu tháng Mười tỏ ý sẽ khởi kiện để truy thu lãi cho vay và nợ gốc.
    "Vụ kiện Vinashin có thể nhấn chìm một đề xuất từ chính phủ Việt Nam, vốn trình bày trước các chủ nợ vào tháng Mười nhằm để đảm bảo khoản vay 600 triệu đôla được giữ ở hình thái nợ được tái cơ cấu.
    “Đề xuất của Vinashin bao gồm hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là trả bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ,
    “Lựa chọn thứ hai là hoán đổi hợp đồng vay 600 triệu đôla đáo hạn cho tới hết năm 2015 thành hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ bảo lãnh, trả nguyên nợ gốc nhưng không trả lãi”, bài báo cho hay.
    Đơn phương khởi kiện


























    Hệ lụy từ khủng hoảng Vinashin
    [​IMG]
    Ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Dragon Capital tại Việt Nam bình luận về nợ khó đòi của tập đoàn đóng tàu Vinashin.
    Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
    Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


    Chính phủ Việt Nam vào năm 2007 viết thư ủng hộ để Vinashin có thể vay được tiền nhưng không nói hẳn là Hà Nội bảo lãnh cho khoản vay này (trả trong 10 lần, 60 triệu đôla/lần trong giai đoạn 2010 tới 2015).
    Trả lời BBC tiếng Việt vào tháng Sáu năm nay, ông Dominic Scriven, nhà đầu tư có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, mô tả điều ông gọi là "việc người ta bắt chính phủ Việt Nam phải trả nợ thay Vinashin thì không hẳn là hợp lý lắm". (Xem video bên phải)
    Trở lại bài báo từ debtwire.com, bài này nhận định trong trường hợp Elliott khởi kiện, Vinashin sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc tìm kiếm sự công nhận từ tòa án quốc tế.
    Được biết hồi tháng Sáu Elliott lúc đầu đã mời các chủ nợ khác để tham gia kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ý để đơn phương khởi kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ khác nếu thắng kiện theo phán quyết của tòa tại Anh.
    Hồi tháng Năm, trang debtwire.com có bài phân tích về các bước chủ nợ có thể tiến hành với Vinashin.
    Bấm Bài viết trích dẫn luật sự nhận định "trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc giữ thư tín dụng".
    "Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
    Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
    Chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi ******* Việt Nam mô tả là đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
    Giới quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam trước giới tài chính quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đã xác định tàu lạ tông chìm tàu cá chở 12 ngư dân



    (10/31/2011 2:27:41 PM) Qua tiến hành xác minh, ngày 29-10, cơ quan chức năng đã xác định được tàu lạ tông chìm tàu cá có 12 ngư dân rồi bỏ chạy là tàu Vạn Xuân - Hải Phòng.



    Khuya 24-10, tàu cá QNG 9222 TS của ông Trần Ngọc Nga (ngụ xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), trên tàu có 12 ngư dân, đang đánh cá trên vùng biển Quảng Ngãi đã bị một tàu lạ tông chìm. 12 ngư dân may mắn được cứu sống. Vụ tông làm khoảng 2.000 lít dầu của tàu cá trên tràn ra biển. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 200 triệu đồng.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đây là cơ hội cho vũ khí Mỹ vào Việt Nam ? Việt Nam nên mau chóng hình thành luật pháp chế và chính phủ tách bạch cơ quan này cho một đơn vị chuyên trách quản lý để tranh phiền hà

    Mỹ - Việt đối thoại nhân quyền


    Cập nhật: 14:52 GMT - thứ ba, 8 tháng 11, 2011


    [​IMG] Đại sứ Mỹ David Shear nói việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam chưa xảy ra một phần vì lo ngại nhân quyền


    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vòng 16 Đối thoại Nhân quyền Mỹ - Việt sẽ diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ trong hai ngày 9 và 10 tháng 11.
    Thông cáo của phía Mỹ nói cuộc họp "dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".

    Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Trợ lý Ngoại trưởng Michael Posner, trong khi ông Hoàng Chí Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam.

    Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Bill Burns sẽ khai mạc phiên đầu tiên tại Bộ Ngoại giao.
    Hoa Kỳ nói các cuộc họp "đem lại cơ hội cho các thảo luận sâu sắc và thực chất mà có thể tạo ra kết quả cụ thể là thu hẹp khác biệt vẫn còn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền".
    Tân đại sứ Mỹ David Shear, khi đến Hà Nội hồi tháng Chín, nói "chúng ta bất đồng nhiều nhất về vấn đề nhân quyền".
    Ông nói thêm: "Khi tôi cố gắng phát triển quan hệ kinh tế, khi tôi cố gắng xác định mối quan hệ đối tác chiến lược, tôi cũng mong muốn thực hiện đối thoại sôi nổi với các đối tác Việt Nam về vấn đề nhân quyền."
    Một số trường hợp bất đồng chính kiến ngồi tù thường được Hoa Kỳ đề cập trong các cuộc đối thoại trước đây.
    Ví dụ tại Đối thoại Nhân quyền Mỹ - Việt tháng 11 năm 2009, ông Posner đã nêu trường hợp Nguyễn Tiến Trung cùng nhiều người khác với phía Việt Nam.
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hai bạn hoatimbanglang và phuongxa20 thật tuyệt vời ![r2)][r2)]
    Topic này ngày cao điểm có tới 10 ngàn lượt người vao xem !![r32)][r32)]
    Đặc biệt là những ngày Chứng khoán u ám , thì topic này là niềm an ủi lớn !!! =D>=D>=D>=D>
  5. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    [r2)]:-bd
  6. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.655
    Thất bại tại Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn chìm đắm trong giấc mộng

    2011 00:00
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Về khía cạnh chiến lược, chính sách ngoại giao, quan hệ quốc tế và truyền thông trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã hoàn toàn bại trận. Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của nước này. Bừi viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


    [​IMG]
    Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.
    Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung". Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.
    Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.
    Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.
    Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế.
    Trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc vẫn còn đắm chìm trong thuyết "Trỗi dậy hòa bình" do chính họ tạo dựng nên, thì các quốc gia có liên quan đã nỗ lực với tinh thần cao nhất và chuẩn bị đầy đủ trên trường quốc tế để chờ đợi vấn đề Biển Đông sẽ nổi lên như trong dự tính đã có sẵn. Xét trên hệ thống kiến thức (luật pháp), Trung Quốc hiện nay thật khó khăn để tìm ra được bất kỳ một lực lượng hỗ trợ có hiệu quả nào cho họ. Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng. Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.
    Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược.
    Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng. Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.
    Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến.
    Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.
    Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng".
    Đã nhiều năm nay, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông (cũng như trong nhiều vấn đề khác), Trung Quốc dường như luôn sống trong "giấc mộng" mà chính bản thân họ tự vạch ra. Nhìn từ góc độ chiến lược, Trung Quốc không phải là không có cơ hội để chiếm ưu thế trong vấn đề Biển Đông này, mà thay vào đó lại tự động vứt bỏ những ưu thế đáng lẽ họ chiếm được ... Điều đáng tiếc là, những hành động của TQ không những không chiếm được sự đồng cảm của các nước liên quan đến tranh chấp mà cuối cùng dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại, gây tổn hại cho chính lợi ích quốc gia của mình.
    Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ,càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra.Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.
    Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó lại. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".
    Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á. Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp. Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.
    Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung-Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á. Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á. Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.
    Trung Quốc không tạo dựng không gian cho Mỹ.
    Rất nhiều các quốc gia Châu Á đều cần sự hiện diện của Mỹ chính là do kết quả không hành động của Trung Quốc. Ví dụ, trong vấn đề Triều Tiên thì ngoài Triều Tiên ra, hầu hết tất cả các nước Châu Á đều bất mãn với cách hành xử của Trung Quốc. Tất nhiên là cũng có những điểm khó xử riêng nhưng không thể vì thế mà chứng minh rằng cách hành xử của Trung Quốc là hợp lý được. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên liệt vào trạng thái căng thẳng. Hiện nay cùng với sự trỗi dậy của Ấn Độ thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng hàm chứa rất nhiều những nhân tố không xác định. Mặc dù Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á luôn có các lĩnh vực hợp tác chung, thế nhưng những cuộc xung đột dường như phát sinh ngày một phức tạp hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, trong việc giải quyết các vấn đề khu vực Châu Á thì Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã từng nhiều lần thông qua các cuộc trải nghiệm, hơn nữa, tính quan trọng của nhân tố Trung Quốc mặc dù ngày một tăng lên nhưng chưa hề thông qua bất kỳ một cuộc trải nghiệm nào cả. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ vẫn chính là môt quốc gia đạt mức độ tin tưởng và được dựa dẫm cao nhất. Điều này cũng được thể hiện trong vấn đề Biển Đông, những nước có liên quan hy vọng có sự can thiệp của Mỹ tại khu vực xảy ra tranh chấp này, nhằm nâng cao tính chắc chắn của họ trong vấn đề Biển Đông. Chính vì thế mà dẫn tới xu thế "chính trị hóa đại quốc"...
    Ở đây còn có môi trường nội bộ của chính bản thân Trung Quốc. Phiên họp Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ mười tám sẽ được tổ chức vào năm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của chính quyền Trung Quốc là giải quyết công việc nội bộ, sự ổn định sẽ trấn áp tất cả mọi vấn đề khác. Có một số quốc gia phán đoán rằng trong thời kỳ này thì Trung Quốc sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh lớn nào về chính sách đối ngoại được cả. Điều này cũng có nghĩa rằng, trước khi một thế hệ lãnh đạo mới được thành lập, Trung Quốc sẽ không thể có chính sách mới và quan trọng nào trong lĩnh vực ngoại giao, hay nói rằng phần lớn các chính sách đối ngoại được đưa ra tất nhiên đều mang tính chất phản ứng là chủ yếu. Cách phán đoán này khiến cho các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ nhận thấy rằng đây là cơ hội để tiến hành áp dụng những phương pháp triệt để hơn cho họ.
    Trung Quốc sẽ làm gì khi đối mặt với tình thế hiện tại này? Được coi là một quốc gia lớn đang trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề về khu vực. Tình thế tại Biển Đông đối với Trung Quốc mà nói, mặc dù "ngày thế giới tận thế" vẫn còn cách xa vô cùng, nhưng họ bắt buộc phải thay đổi tính bị động đã tồn tại cho đến thời điểm hiện tại này để chuyển sang tính chủ động hơn. Điều đặc biệt quan trọng phải nói đến rằng, vấn đề hiện nay của Trung Quốc không phải là vấn đề về nguồn tài nguyên, mà là chiến lược, chính sách và cách huy động nguồn lực. Đơn giản mà nói chính là vấn đề về đường lối tư duy của Trung Quốc. Trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), Trung Quốc phải có một đường lối tư duy rõ ràng, minh bạch.
    Cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc.
    Khi đề cập đến đường lối tư duy mới thì cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi trong đường lối tư duy truyền thống của Trung Quốc chính là phản đối "quốc tế hóa" trong trannh chấp Biển Đông. Xét trên cơ sở lý thuyết, điều này đương nhiên là không sai. Nhưng vấn đề phát sinh nằm ở chỗ khái niệm đưa ra này không những không miêu tả được tình huống khách quan của quá trình tranh chấp Biển Đông mà lại càng khó khăn hơn khi áp dụng đường lối tư duy này để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cấp độ bên trong các vấn đề chính.
    Thứ nhất là chủ nghĩa song phương. Trung Quốc yêu sách gác tranh chấp chủ quyền cùng khai thác chung. Thế nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái khẩu hiệu, lý thuyết suông. Để có được mối quan hệ với các nước ASEAN, bản thân Trung Quốc không hề có kế hoạch khai thác Biển Đông nào cả, mà ngược lại chính là các nước có liên quan trong những năm gần đây tiến hành tăng cường khai thác. Thế nhưng Trung Quốc không phải đề xuất ra chủ trương cùng khai thác chung, mà chính xác phải nói là chủ trương khai thác đơn phương. Trong vấn đề cùng khai thác chung, các quốc gia có liên quan hoặc là không tự nguyện hoặc là tinh thần tự nguyện không cao. Hay nói toạc ra thì Trung Quốc không có đủ sức mạnh cũng như cơ chế quyền lực để thúc đẩy các quốc gia có liên quan công nhận và đi đến chấp nhận yêu sách cùng khai thác chung mà Trung Quốc đã đề xuất.
    Thứ hai là chủ nghĩa đa phương, chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASAEN. Vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu biểu hiện trong "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông” mà Trung Quốc cũng đã ký kết. Thế nhưng văn bản này lại không mang bất cứ tính chất ràng buộc pháp lý nào. Văn bản tuy đã được ký kết rất nhiều năm qua nhưng không có bất cứ một quốc gia nào đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy cho văn bản trở thành một tài liệu mang tính ràng buộc pháp lý được. Nên nói rằng chính bản thân Trung Quốc cũng không nỗ lực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong đó. Điều quan trọng của vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vẫn tuân thủ chủ nghĩa song phương và phản đối đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng bản chất thực sự của rất nhiều vấn đề trong tranh chấp Biển Đông lại là đa phương, cho nên việc phản đối chính sách đa phương hóa đã thể hiện rõ thái độ của Trung Quốc không dám đối mặt với sự thực này.
    Thứ ba là quốc tế hóa. Các quốc gia có liên quan đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông giao phó cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế. Trung Quốc tỏ ý không chấp nhận cho lắm, bởi vì nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Như đã thảo luận trong phần trên, Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa.
    Thứ tư là chính trị hóa đại quốc. Các quốc gia có liên quan trong khu vực Đông Nam Á hy vọng sẽ có sự can thiệp của Mỹ tại đây, điều này là dễ hiểu. Thế nhưng mức độ can thiệp của Mỹ sẽ sâu nông như thế nào thì còn phải xem lợi ích quốc gia của chính họ trong vấn đề này. Nhân tố Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đã luôn tồn tại từ trước tới nay, hay nói cách khác Mỹ đã luôn là một bộ phận cấu thành trong cấu trúc khu vực này. Trên thực tế, lợi ích của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á này còn thâm căn cố đế hơn nhiều so với lợi ích của Trung Quốc. Ngay từ thời kỳ khi mới bắt đầu chiến tranh lạnh thì Mỹ đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN, còn Trung Quốc chỉ mãi cho đến sau thời kỳ cải cách giải phóng đất nước mới bắt đầu xây dựng mối quan hệ mang tính thực chất với các nước này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á là toàn diện trên các lĩnh vực còn Trung Quốc thì chủ yếu chỉ dựa trên lĩnh vực kinh tế, còn những lĩnh vực khác mới đang thuộc thời kỳ sơ khai. Do vậy, việc chính quyền Trung Quốc phản đối "chính trị hóa đại quốc" cũng chính là nguyên do khiến cho nước này không nhận ra bản chất thật của vấn đề tranh chấp.
    Khi suy ngẫm đến các nhân tố đã được nêu ở phần trên, mọi người sẽ thật dễ dàng để trả lời câu hỏi rằng "Trung Quốc nên đi những bước tiếp theo như thế nào đây?", cũng có thể xem xét đánh giá từ nhiều góc độ như sau.
    Trước tiên, Trung Quốc cần đặt mình đứng từ góc độ của các quốc gia láng giềng hoặc các nước có liên quan đến tranh chấp trong vấn đề Biển Đông để suy xét vấn đề. Trong suốt thời gian dài đến nay, chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền lập trường với những nguyện vọng tốt đẹp của họ ra thế giới trong và ngoài nước, ví dụ như những khái niệm gọi là "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình" và "láng giềng tốt", v.v... Những điều này rất quan trọng nhưng không bao giờ có thể coi là đủ được cả, bởi vì chính Trung Quốc đã coi nhẹ cách nhìn nhận của các nước xung quanh đối với sự trỗi dậy của họ như thế nào, hay mối quan tâm của các nước đó ra sao trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chỉ cho đến khi thấu hiểu được mối lo lắng của các nước láng giềng này rồi, thì Trung Quốc mới hoạch định ra những chính sách thiết thực có hiệu quả được. Nếu không, không quan tâm nguyện vọng của Trung Quốc có như thế nào đi chăng nữa, hay đại loại giống như những khái niệm gọi tương tự như là "sự trỗi dậy hòa bình" v.v... thì cuối cùng vẫn biến thành những lời Trung Quốc tự nói và tự nghe.
    Thứ hai, Trung Quốc bắt buộc phải phân định rõ ràng giữa vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt là Mỹ nói riêng chính là vấn đề an ninh hàng hải, việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông cũng chính xuất phát từ căn nguyên này ra. Đối với vấn đề này, Trung Quốc cần căn cứ vào tình hình thực tế, thừa nhận và nhấn mạnh rằng an ninh hàng hải là mối quan tâm của tất cả các bên tham gia, đồng thời cũng là trách nhiệm của tất cả các bên. Trung Quốc phải tình nguyện gánh vác trách nhiệm này cùng với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay các quốc gia ASEAN. Trên thực tế, vấn đề an ninh hàng hải quốc tế vẫn luôn do Mỹ đảm nhiệm từ trước tới nay. Mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu có năng lực và sức mạnh trong vấn đề này, thế nhưng khả năng gánh vác được trách nhiệm thì vẫn còn quá là xa vời đối với chính họ, cho dù chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực mà thôi. Trong lĩnh vực này, hai nước Trung, Mỹ có không gian để có thể hợp tác cùng với nhau rất lớn, mà sự hợp tác như vậy cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của chính bản thân Trung Quốc. (Đương nhiên ở đây đề cập đến một vấn đề còn cơ bản hơn, đó là việc Trung-Mỹ sẽ hợp tác như thế nào để xây dựng nên hệ thống an ninh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mà điều này đòi hỏi thể hiện trong một bài lập luận khác biệt nữa).
    Quản lý và kiểm soát sẽ chính là các lựa chọn.
    Thứ ba, một cấp bậc tiếp theo nữa là mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể khối ASEAN. Việt Nam, Philippin, Malaysia và Bruney là những nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với một số đảo trên Biển Đông. Điều này quyết định đến sự cân nhắc của Trung Quốc về lợi ích tổng thể của khối ASEAN cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể ASEAN. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thế nhưng cuối cùng thì họ bất đắc dĩ cũng phải thừa nhận, hơn nữa sự chấp nhận này càng sớm bao nhiêu thì sẽ càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu. Hãy giả thiết một chút rằng, nếu như "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông" ngay từ những năm trước đã có tính ràng buộc pháp lý rồi thì cục diện Biển Đông sẽ không đến nỗi phát triển như thời điểm hiện tại thế này. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Trung Quốc chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thì "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông" sẽ vẫn là một lối vào đầy thuận tiện.
    Thứ tư, một cấp bậc cuối cùng là nên đối diện với vấn đề tranh chấp chủ quyền như thế nào. Đây là vấn đề vô cùng thiết yếu, Trung Quốc nên từ bỏ chủ nghĩa song phương truyền thống và chấp nhận chủ nghĩa song phương mới, cũng có nghĩa là một chủ nghĩa song phương mới nằm trong cấu trúc của chủ nghĩa đa phương. Điều này nói lên rằng, Trung Quốc và các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ có thể tiến hành các cuộc họp thảo luận song phương dưới hình thức cấu trúc đa phương giữa Trung Quốc và ASEAN khi bàn bạc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Dưới hình thức cấu trúc đa phương như vậy, các quốc gia không liên quan đến tranh chấp Biển Đông sẽ không tỏ rõ thái độ ủng hộ đối với bất cứ một bên nào, lập trường trung lập sẽ là lợi ích lớn nhất của tất cả các bên. Đồng thời khuôn khổ này cũng tạo động lực lớn giúp cho các nước có liên quan đến tranh chấp có thể tiến hành thương lượng thảo luận với Trung Quốc.
    Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp gay gắt. Muốn một bước giải quyết nhanh gọn vấn đề này là không điều không thể xảy ra được. Nếu không giải quyết được vấn đề tồn tại, thì phương án quản lý và kiểm soát sẽ trở thành những cách lựa chọn hợp lý. Nhưng muốn quản lý và kiểm soát được vấn đề tranh chấp Biển Đông thì cần bắt buộc phát triển một loạt các cơ chế pháp lý. Mặc dù Trung Quốc hiện nay đang nằm trong tình thế bị động, thế nhưng không gian mà Trung Quốc có thể hoạt động được lại vô cùng lớn. Là một quốc gia lớn có trách nhiệm thì Trung Quốc cũng nên tìm kiếm các giải pháp để quản lý và kiểm soát vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu ngay từ trong bối cảnh khu vực thậm chí mở rộng ra quốc tế. Nếu Trung Quốc không thể thay đổi đường lối tư duy truyền thống một cách có hiệu quả thì không gian hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề này sẽ ngày càng bị thu hẹp nhỏ lại.
    Bản gốc tiếng Trung “中国活在梦中 南海早已彻底输掉
    Theo Liên hợp Buổi sáng
    Đinh Thị Thu (dịch)​

    Tin cũ hơn:
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Các bạn nghĩ sao ? ~X~X~X~X
    Nếu Việt Nam khôn khéo về mặt ngoại giao lôi kéo được Pakistan ra khỏi ảnh hưởng của Khựa ??? >:)>:)>:)>:)>:)
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Thời xưa , các nước phương Tây kéo quân xâm chiếm các nước khác làm thuộc địa thì về phương diện nào đó chúng ta có thể hiểu và thông cảm được . Như họ có nền khoa học đi trước thời đại... và họ nhân danh khai phá văn minh cho thế giới.
    Còn bây giờ Tàu Khựa sẽ mang đến cho thế giới văn minh gì ??? Hay là " Văn minh kiều Pôn Pốt "
    :-??:-??:-??và hiện nay với tất cả những mánh lới giả dạng từ hàng hóa - khoa học đến đối nhân xử thế !!![-([-([-([-([-([-(
  9. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.655

    Không được bác ạ; Ngoại giao cũng không bằng nặng hầu bao; hơn nữa thằng khựa với Pakistan giáp nhau, có chung nhiều lợi ích chiến lược (cái này bác tự hiểu); không ai bỏ người bố nuôi giàu có đi theo thằng nghèo rớt mồng tơi ở làng bên. Pakistan là tền tuyến của khựa trong cuộc chọi nhau với Ấn Độ.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tín hiệu sau CSB Việt Nam rượt tàu giám sát biên Trung QuốcNov 8, '11 8:46 AM
    for everyone

    Sau khi tàu đánh cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ, trong những ngày qua các trang web Việt Nam có đăng tải một video cho thấy một con tàu Cảnh sát biển Việt Nam rượt đuổi một tàu của Trung Quốc. Theo mô tả từ phía Việt Nam: tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc vi phạm khu kinh tế biển độc quyền của Việt Nam, do đó, Cảnh sát biển Việt Nam "tấn công" tàu tàu giám sát biển của Trung Quốc.


    Hiện nay, đoạn video đã loan tải một cách cực kỳ nhanh chóng trên internet, video cho thấy con tàu của Việt Nam di chuyển bám sát con tàu của Trung Quốc và rồi tàu Việt Nam đuổi kịp tàu Trung Quốc, tàu của phía Trung Quốc nghiêng, hai chiếc áp sát nhau cuối cùng, đoạn video cho thấy rõ ràng va chạm xảy ra, rõ ràng là sự cố ý.


    Điều này khiến mọi người không thể không nghĩ về một vụ tranh chấp một vài tháng trước, ngày 26 tháng năm năm nay, Việt Nam tuyên bố rằng tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, dẫn đến thiệt hại kinh tế, và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam ).
    ...
    Sự va chạm qua đoạn Video vẫn chưa được phía Trung Quốc phản ứng, không thể không chắc chắn sự kiện này là sự "trả đũa" của Việt Nam với những sự cố thường gặp phải trong những tháng gần đây, đối với Trung Quốc vụ mới nhất của va chạm là ngày chủ nhật.


    Các đây không lâu, Philippines đã bắt giữ các tàu đánh cá của Trung Quốc và đã từ chối xin lỗi, hoặc thậm chí quốc gia này còn tìm kiếm bên thứ ba để hòa giải, và coi là cơ hội để phóng đại vấn đề Biển Đông thêm phức tạp,gọi Trung Quốc là " lớn bắt nạt các nước nhỏ "gắn với danh tiếng xấu, để tìm kiếm sự ủng hộ chính trị đối với Mỹ và Nhật Bản cũng như để bảo vệ mình và quảng cáo.


    Đây không phải là sự cố đầu tiên, xung quanh Trung Quốc đang gia tăng các xung đột trên biển, hoặc cũng có thể thấy rằng, kể từ khi Hoa Kỳ thông báo "Biển Đông có liên quan đến lợi ích của Mỹ", các nước châu Á dường như "đứng trong" xu hướng gia tăng các hành động như Philippines và Việt Nam cần phải lưu ý, Ấn Độ lần đầu tiên trong chính sách hướng Đông, cùng với việc liên minh với Nhật Bản cả Việt Nam tham gia vào biển và lần đầu tiên Nhật Bản tham gia đầy đủ trong vấn đề Biển Đông, ...


    Một khi Mỹ tạo ra các lý do chống Trung Quốc, các áp lực đối với Trung Quốc lại trở lại, nhưng cuối tuần này Hội nghị Cấp cao Đông Á sẽ là cơ hội cho Trung Quốc bắt đầu. Nhưng cũng có cảnh báo rằng, vào tuần hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN, Nhật Bản sẽ tham gia đầy đủ vào vấn đề Biển Đông, rõ ràng nguy cơ xung độ trên biển Đông có những bàn tay phía sau

    Trong bóng tối mù sương, chúng tôi căng mắt quan sát vẫn chưa nhìn rõ cái gì trước mặt mình.... Hôm nay thời tiết xấu tệ, trời mưa bay tầm tã hơi nước bốc lên tạo thành hàng rào làm tầm nhìn bị hạn chế.Trên máy VTĐ liên tục vang lên tiếng gọi từ tàu VK2 cảnh báo đây là khu vực nguy hiểm và yêu cầu tàu cá TQ ra khỏi khu vực.
    - Phía tàu cá TQ phớt lờ mọi cảnh báo của ta, chúng vâcn lì lợm giữ nguyên hướng đi và vận tốc. Khi đi qua sau lái tàu VK2 tàu cá TQ đột ngột quay ngoắt 90 độ băng ngay vào tuyến cáp thăm dò của tàu VK2.
    - Trên máy VTĐ của chúng tôi vang lên mệnh lệnh ngắn gọn dứt khoát :"Tàu ... tàu... bảo vệ tàu VK2" các tàu còn lại tổ chức vây bắt tàu cá TQ.
    Dàn đội hình.
    [​IMG]


    - 15 phút sau, đằng xa xuất hiện 2 bóng mờ mờ to vật vã. Sau hồi quan sát chúng tôi khẳng định đây là 2 tàu Ngư chính của TQ.

    [​IMG]

    Đây là tàu cá TQ số 62226 đã băng ngang tuyến cáp của VK2. Dạng này là tàu cá vũ trang giả dạng các pác nhé.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đây là Ngư chính 303 và 311 của TQ

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tàu VK2.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Các bạn thấy mấy cái tàu phía xa không? Đấy là đội hình bảo vệ đấy.
    [​IMG]
    Mệnh lệnh liên tục vang trên máy VTĐ các tàu tăng tốc ngăn chặn tàu Ngư chính. Tàu ... thả xuồng tiếp cận tàu cá.
    Ngay khi được "mệnh lệnh" này 2 tàu Ngư chính của TQ chia ra làm hai hướng tăng tốc lên 16 - 20 hải lý cắt qua mũi tàu chúng tôi.

    [​IMG]

    Tàu cá 62226 hoảng hốt xịt khói chạy ra khỏi đám lùng nhùng. Thấy chúng tôi tăng tốc chúng còn thả lưới phía sau ngăn cản chúng tôi.

    Đúng là bọn cáo già. Khi chúng tôi liên lạc qua kênh 16 chúng nói tàu bị mắc chân vịt vào tuyến cáp. Khi bọn mình áp sát nó chạy ầm ầm lên đến 16 hải lý/ giờ.
    [​IMG]

    Sau 4 giờ đấu tranh ngăn cản quyết liệt, khôn khéo tàu TQ phải tháo chạy đi nơi khác.
    Đây cũng là một chú Tung của giả dạng tàu cá Malaixia quanh quẩn khu vực để do thám.

    [​IMG]

    Một tuần sau lợi dụng giông gió nổi lên chú lao vào trong khu vực. Anh em lại một phen vất vả. Định húc cho một phát.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tàu bọn mình ở trên biển lâu ngày rồi tiêu gần hết nước, tải trọng ko còn bao nhiêu lên gặp sóng to nhồi cả tàu lên trên mặt rồi đập xuống mặt biển ầm ầm.

    [​IMG]

    Bọn này là tàu giả dạng rất lì lợm, bọn mình áp vào cách khoảng một lý nó mới rồ ga bỏ chạy.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Công tác canh phòng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Trong vòng bán kính 35 hải lý, bất kỳ đối tượng nào khả nghi đều được theo dõi chặt chẽ bằng cả khí tài và mắt thường.
    Bọn Tung cau đành lởn vởn phía ngoài.
    Với bản chất cáo già, thâm hiểm chúng thay đổi kiểu tàu và giờ giấc liên tục hòng vượt qua sự kiểm soát của chúng tôi.
    Vài ngày sau khi mặt trời mặt trời vừa lên, phía đường chân trời xuất hiện một chấm sáng, đã liên lạc qua kênh quốc tế nhưng ko có trả lời.

    [​IMG]

    Báo động chiến đấu cấp 1. Tàu... tàu... tàu... dưới sự chỉ huy của tàu... bám sát đối tượng, sẵn sàng ép đối tượng ra khỏi khu vực. Các tàu còn lại bảo vẹ tàu Mẹ và tuyến cáp.
    Các tàu của ta nhanh chóng tạo thành thế gọng kìm tiến thẳng về đối phương. Thằng này lợi dụng ánh mặt trời làm chói mặt chúng tôi để lẻn vào khu vực đây.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Thằng nay cậy tàu to tốc độ cao thay đổi hướng đi và vận tốc liên tục hòng vượt qua sự truy cản của chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều lần đụng độ với "Cẩu tặc" chúng tôi hết ngáng chân lại xoạc thẳng và̉o mình hắn. Thì ra mày cũng nhát gan lắm. Thấy chúng tôi kiên quyết hắn sợ quá phụt khói lặn mất dạng.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Bọn mình kèm thằng này, ko khác gì hậu vệ vây tiền đạo, nó qua mặt được một tàu là có tàu khác chặn đầu ngay.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Âm mưu thủ đoạn của "Ông bạn tốt" là độc chiếm biển Đông do đó họ luôn duy trì sự có mặt của các lực lượng hành pháp và kinh tế trên vùng biển của ta như kiểu "Cứt trâu để lâu hóa bùn".

    Cận hàng của "ông bạn tốt", đây là tàu trinh sát điện tử, thằng này chuyên thu tin và gây nhiễu phá hoại mạng thông tin.
    [​IMG]

    Bà con ngư dân thấy lực lượng của ta ở khu vực này quá đông, ngư trường được bảo vệ tuyệt vời. Tự nhiên lượng tàu khai thác thủy sản tăng đột biến. Làm anh em chúng tôi một phen bở hơi tai để giải thích và hướng dẫn bà con tránh xa khu vực không làm ảnh hưởng đến quá trình thăm dò.
    22h00 ngày ... báo cáo chỉ huy phía ... ở tọa độ... xuất hiện một nhóm tàu cá TQ. Các tàu... dưới sự chỉ huy của tàu... bám sát ko cho vào khu vực.
    22h30 báo cáo chỉ huy ở tọa độ... có một mục tiêu khả nghi tàu Ngư chính. Các tàu chú ý quan sát, báo cáo kịp thời.
    - Báo cáo chỉ huy xác định chính xác đây là tàu Ngư chính 310.
    [​IMG]
    - Báo cáo chỉ huy ở tọa độ... phát hiện một mục tiêu chưa xác định được kiểu loại.
    Bọn Tung cẩu đã thay đổi chiến thuật, chúng tấn công ta trên nhiều hướng với nhiều loại tàu hòng chia cắt lực lượng của ta.
    Ông bắt được bài rồi mày có chạy đằng trời.
    Biên đội tàu CSB... dưới sự chỉ huy của tàu CSB... theo sát tàu Ngư chính ngăn cản quyết liệt ko cho vào khu vực.
    [​IMG]
    Các tàu... bám sát nhóm tàu cá ko cho thay đổi hướng đi.
    Các tàu còn lại bảo vệ tàu Mẹ và theo dõi mục tiêu mới xuất hiện.
    Cứ như vậy cho đến 6h sáng hôm sau tưởng được an bình. Ai ngờ chúng lại mò vào trên 4 hướng. Lực lượng của ta lại chia ra thành từng biên đội tàu để chặn chúng. Cho đến 11h sau khi không làm cách nào vào được chúng tạm lui ra.
    12h00 báo cáo chỉ huy phát hiện tàu cá TQ đi thẳng vào khu vực. Biên đội tàu... ra ngăn cản.
    12h15 báo cáo chỉ huy phát hiện tàu Ngư chính 310 đi thẳng vào khu vực. Biên đội tàu... ép hướng và ép lái tàu Ngư chính.

    [​IMG]

    Biên đội CSB... sẵn sàng ứng cứu và hỗ trợ.
    [​IMG]

    13h00 báo cáo chỉ huy tàu cá TQ cố tình vào khu vực, xin bắn pháo hiệu cảnh cáo. Đồng ý bắn pháo hiệu cảnh cáo.
    13h30 báo cáo chỉ huy tàu Ngư chính đã vượt qua chúng tôi.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Biên đội tàu CSB... tăng tốc ngăn cản quyết liệt.
    [​IMG]

    Báo cáo chỉ huy vận tốc lên 25 hải lý/giờ.
    Thích đua phải không chú Cẩu.
    [​IMG]

    Tàu CSB... ép mũi, Tàu CSB... hỗ trợ phía trong.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Báo cáo chỉ huy tàu Ngư chính cách tàu Mẹ... hải lý. Chúng vẫn cố tình đi thẳng vào khu vực.
    Các tàu... bảo vệ tàu Mẹ và tuyến cáp dưới sự chỉ huy của tàu CSB...
    Các tàu... chuẩn bị phương án BM. tàu... đâm mạn..., tàu... đâm mạn... tàu đâm trực diện.
    Các tàu còn lại bám sát sẵn sàng đâm va tiếp.
    Lúc này tàu TQ giảm tốc độ và chủ động đi hướng đi an toàn.
    Các tàu CSB bám sát khi nào mục tiêu ra khỏi tầm quan sát thì quay về khu vực.
    [​IMG]
    Sau nhiều lần cố tình tìm cách vào khu vực nhưng không thoát được sự truy cản của chúng tôi,tàu Ngư chính 310 phải cúp đuôi chạy mất.
    Ngày hôm nay là ngày vất vả nhất của chúng tôi, anh em đã đứng liên tục 20 tiếng trên đài chỉ huy.
    Cả một quá trình đấu tramh đầy kiên quyết và khôn khéo, chúng tôi xua đuổi nhiều lượt tàu thuyền TQ cố tình xâm phạm vùng biển, thềm lục địa của ta; hướng dẫn bảo đảm an toàn hàng hải cho nhiều lượt phương tiện qua lại khu vực.
    Chúng tôi đã bảo vệ thành công việc thăm dò địa chấn trước sự rình rập quấy phá của Tung cẩu. Tạo niềm tin cho đối tác nước ngoài trong việc bảo đảm bảo an ninh cho công việc.
    Chiến thắng này góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân cả nước với sự nghiệp giữ gìn biển đảo của Đảng, Quân đội, các lực lượng khác.
    Chúng tôi khẳng định rằng đây là chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Chúng tôi muốn làm gì là làm không sợ bất cứ một thế lực nào.
    Nguồn : http://www.phuot.net/showthread.php?t=8241



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này