Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5818 người đang online, trong đó có 741 thành viên. 08:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43529 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Israel không sợ thương vong lớn nếu đánh Iran

    Người đứng đầu ngành quốc phòng Israel tin rằng nước này có thể tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, với số thường dân thiệt mạng vì đòn trả đũa từ đối phương sẽ ít hơn 500 người.> 'Iran đang nghiên cứu vũ khí hạt nhân'> Iran phóng vệ tinh, Israel khoe lá chắn tên lửa
    Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak một lần nữa nói tới viễn cảnh của một hành động quân sự nhằm vào Iran, khi ông ám chỉ bóng gió rằng những chia rẽ trong cộng đồng quốc tế về việc áp dụng các lệnh cấm vận dành cho Iran đã quá đủ. Israel sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự giải quyết các vấn đề liên quan tới Iran, dẫn lời ông Barak cho hay.
    Cựu thủ tướng Isarel cũng thừa nhận rằng cái giá phải trả cho các đợt không kích nhằm vào Iran sẽ rất đắt, bởi quốc gia Hồi giáo sẽ đáp trả bằng cách bắn các tên lửa tầm xa vào các thành phố của Israel, cũng như kích động các đồng minh như Hezbollah hay Hamas tham gia vào cuộc chiến tên lửa tại Israel.
    Tuy nhiên, ông Barak cho rằng những thông tin về sự hủy hoại nghiêm trọng mà Israel phải đón nhận khi tấn công Iran là quá phóng đại. Bộ trưởng Quốc phòng Israel khẳng định nước ông có thể đối phó được với "đòn thù" từ đối phương.
    "Không có cách nào để tránh được mọi tổn thất", ông Barak nói trong một cuộc phỏng vấn dài trên đài phat thanh Israel. "Điều này rõ ràng không dễ chịu chút nào. Thế nhưng, không có kịch bản nào cho thấy số thường dân Israel thiệt mạng vì đòn đáp trả có thể lên tới 50.000 hay thậm chí 5.000 người. Nếu tất cả người dân đều ở lại nhà của họ, tổn thất nhân mạng sẽ không tới 500 người".
    Phát biểu của ông Barak được đưa ra sau khi các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IEAE) đưa ra bản báo cáo mới nhất về các hoạt động hạt nhân của Iran. Trong đó, các thanh sát viên cho rằng quốc gia Hồi giáo vẫn tiếp tục nghiên cứu vũ khí hạt nhân và chưa bao giờ tiến gần tới việc chế tạo được một quả bom nguyên tử như hiện nay.
    Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho rằng bản cáo của IAEA chính là một "cơ hội chín muồi" để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt Iran bằng các lệnh cấm vận nghiêm khắc và thích đáng, nhằm buộc nước này chấm dứt tham vọng hạt nhân. Không chỉ đưa ra yêu cầu cộng đồng quốc tế có hành động nhằm vào lĩnh vực năng lượng sống còn của Iran, ông Barak còn kêu gọi một lệnh phong tỏa hàng hải để ngăn chặn Iran xuất khẩu dầu mỏ.
    Biện pháp kể trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế phụ thuộc vào ngành năng lượng của Iran. Mỹ cũng khẳng định sự quan tâm đối với tác động các biện pháp cấm vận Iran đối với giá dầu mỏ thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rất dễ bị tổn thương.
    Ông Barak tiên đoán rằng sự phản đối của Nga và Trung Quốc sẽ khiến việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí với các lệnh cấm vận mới dành cho Iran trở nên khó đạt được hơn, khiến Israel càng thấy rằng một hành động quân sự sẽ là lựa chọn duy nhất.
    Những phát biểu của cựu thủ tướng Israel là diễn biến mới nhất trong một tuần lễ mà quốc gia Do Thái có những động thái thể hiện sự sẵn sàng đối với một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran. Tuy nhiên, điều này được coi là một nỗ lực nhằm gây sức ép với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong việc áp dụng những lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất với Iran, hơn là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự tức thì.
    Thế nhưng, những tuyên bố của Israel vẫn dấy lên tiếng chuông cảnh báo đối với nhiều nước trên thế giới. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho hay dù Pháp quan ngại sâu sắc về chương trình hạt nhân của Iran, nhưng nước này sẽ làm tất cả những gì có thể để tránh những thiệt hại không thể cứu vãn được mà một hành động quân sự mang lại.
    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thì khẳng định một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ là đại họa đối với khu vực Trung Đông. "Chúng ta nên bình tĩnh và tiếp tục trao đổi với tinh thần xây dựng về tất cả những vấn đề tại Trung Đông, bao gồm cả chương trình hạt nhân của Iran", ông Medvedev nói ngay trước khi tham gia hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Saint Petersburg. Iran là quan sát viên của SCO.
    Giới chức Mỹ cho hay họ hy vọng rằng bản báo cáo của IAEA sẽ tạo thêm những cơ sở để áp dụng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Iran, thay vì một sức ép nhất thời để dẫn tới những cuộc không kích.
    Trong nội các Israel, những người "chủ chiến" là thiểu số và được dẫn dắt chủ yếu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Barak cũng như đương kim Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Israel cũng đồng ý với nhận định của ông Barak rằng bản báo cáo của IAEA là cơ hội để buộc Iran phải chấm dứt tham vọng hạt nhân. Tel Aviv tin rằng Iran dự định đưa phần lớn việc sản xuất hạt nhân xuống dưới mặt đất trong nhiều tháng tới. Sau khi Tehran làm được điều này, việc Israel phát động một hành động quân sự hiệu quả nhằm vào đối phương sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.
    Vấn đề hạt nhân của Iran luôn là một chủ đề nóng với cộng đồng quốc tế. Các nước phương Tây cho rằng chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo hướng tới việc chế tạo ra vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Tehran luôn bác bỏ các cáo buộc và khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ vì mục đích hòa bình, đồng thời vẫn liên tục tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa trong suốt thời gian qua.
    Phan Lê
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Đau chỗ khó nói vì tin quảng cáo Đông y TQ
    – Tin quảng cáo về phương pháp mổ '15 phút có thể đi lại bình thường', anh P đã phải chịu đựng sự đau đớn trong cả 1 tuần lễ và phải cầu cứu bác sĩ ở bệnh viện khác mới qua khỏi...

    Trắng trợn 'lột tiền' của bệnh nhân

    Trong đơn gửi tới VietNamNet, anh Đ.Q.P, doanh nhân ngụ tại quận 10, TPHCM cho biết do tin lời quảng cáo 'rất kêu' về Phòng khám y học cổ truyền Huê Hạ (8B Lý Thường Kiệt, Q.5, TP.HCM) trên 1 kênh truyền hình nên sáng ngày 29/10/2011, anh đến xin được khám và điều trị bệnh trĩ.

    Tại đây, anh P được bác sĩ người Trung Quốc (người phiên dịch gọi là bác sĩ Bảo) tư vấn là mổ trong 15 phút là ra về và có thể đi làm được.

    Tin lời, anh P đóng 1,9 triệu đồng tiền khám và xét nghiệm máu, sau đó đóng 15 triệu đồng mua dụng cụ mổ LONGO.

    Sau 15 phút tiến hành phẫu thuật, anh P được ”đề nghị” đóng thêm 2,7 triệu đồng để truyền dịch, tiêm thuốc kháng viêm. Dù trong 'quảng cáo' nói khoảng 15 phút sau mổ, bệnh nhân có thể ra về, nhưng do quá đau, vết thương rỉ máu nên phải 3 giờ sau, anh P mới về tới nhà.

    Cơn đau tiếp tục đeo đuổi, đến sáng ngày 30/10, anh P phải trở lại tái khám. Một bác sĩ Trung Quốc khám qua loa rồi yêu cầu anh đóng thêm 3,7 triệu đồng để truyền dịch và ”chiếu tia hồng ngoại”.
    [​IMG]

    Sổ khám bệnh, các loại thuốc đều ghi tiếng Trung Quốc, ngoại trừ tên bệnh nhân. Ảnh: Thái Thiện
    Ngày 1/11, cơn đau tiếp tục, anh P lại trở lại Phòng khám và lần này tiếp tục được ”tư vấn” đóng thêm 3,7 triệu đồng để truyền dịch và ”chiếu tia hồng ngoại”.
    Ngày 2/11, cơn đau không dứt, anh P lại cất công đến phòng khám và được 'vận động' đóng thêm 4,1 triệu đồng để ”chiếu tia hồng ngoại”. Lần này bác sĩ Trung Quốc cấp thêm một toa thuốc 'đặc trị' chống đau với lời cam kết chắc nịch: 'Uống đủ 4 loại trên sẽ hết đau, không hết trả lại tiền”.

    Hai ngày sau, dù đã uống thuốc miệt mài và đúng giờ như bác sĩ dặn, nhưng cơn đau thắt vẫn hành hạ anh P.

    Thấy không ổn, chiều ngày 4/11, anh P quyết định ngưng thuốc của Huê Hạ và đến bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để được khám, điều trị từ đầu.

    Tại đây, bác sĩ xác định anh P bị "đau hậu môn sau cắt trĩ” và cho thuốc uống. Hai ngày sau, anh P có thể di chuyển bình thường được, cơn đau cũng dứt..

    Chuẩn đoán, kê toa...không ai hiểu ?

    Kèm theo nội dung đơn khiếu nại, anh P còn đưa cho chúng tôi xem một loạt đơn thuốc, sổ khám chữa bệnh, kết quả xét nghiệm, hình ảnh...được ghi bằng tiếng Trung Quốc. Tất cả đều không thể đọc, hiểu, ngoại trừ tên bệnh nhân.

    Nếu căn cứ vào điều 23 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định 'Người nước ngoài chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt (hoặc người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt)...thì việc khám chữa bệnh của Phòng khám y học cổ truyền đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.

    Hậu quả của việc ghi toa thuốc tiếng Trung cho người Việt là bệnh nhân không biết tên thuốc là gì, cấu tạo thuốc, nhà sản xuất, hạn dùng, loại thuốc có được lưu hành tại Việt Nam hay không; thực tế là bệnh nhân phải uống thuốc theo...màu sắc và trí nhớ ?

    Đó là chưa kể nếu so chi phí điều trị, tại bệnh viện Nhà nước, mổ trĩ chỉ từ 8-10 triệu đồng/ca (theo phương pháp LONGO) trong khi tại Phòng khám Huê Hạ, anh P phải đóng đủ thứ tiền thuốc để mổ, truyền dịch và...chống đau, tổng cộng chi phí lên tới trên 31 triệu đồng !

    Cũng theo anh P, khi vào tư vấn khám và khi quyết định mổ, phòng khám Trung Quốc này không hề đưa ra cam kết nào với khách hàng.

    Tuy nhiên, sau 5 ngày mổ, họ bất ngờ đề nghị anh ký ”Hợp đồng trị liệu trĩ – rò hậu môn” với những điều khoản bất lợi cho bệnh nhân...

    Ngày 8/11, trao đổi với báo chí, đại diện Phòng khám y học cổ truyền Huê Hạ cho biết: việc ghi đơn bằng tiếng Trung là do...thiếu sót của bác sĩ, và xin được ”rút kinh nghiệm” ?

    Riêng trường hợp anh P, bệnh tái phát sau mổ, Phòng khám sẽ mời tới để hoàn lại chi phí điều trị như đã cam kết.

    T.Thiện


    Tiền mất tật mang.Tại sao vẫn còn những người nhẹ dạ cả tin thế.Trong khi báo đài thời gian vừa qua đưa tin các phòng khám đông y TQ lừa đảo ^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bố con ông Ôn Gia Bảo cũng phải nếm trải nhưng không đến nổi tệ như hàng chục triệu người khác , oan hồn của họ sẽ khó siêu thoát nếu như họ không đòi lại được công bằng

    Tượng Mao quỳ gối ăn năn trên mạng Trung Quốc

    Posted on Tháng Chín 21, 2011 by phamdinhtan

    Tác giả: Xie Dongyan Epoch Times Staff[​IMG]
    Hai nghệ sĩ táo bạo của Trung Quốc đang trưng bày những tác phẩm ở Mỹ mà không bao giờ có thể được thấy ở Trung Quốc và các cư dân mạng Trung Quốc ủng hộ cuộc triễn lãm nồng nhiệt bởi những lời bình luận chính trí sắc bén kèm theo tác phẩm.
    Triển lãm “, Anh em Gao:Cao quý và Phấn chấn“, đã được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Kemper, (Kemper Museum of Contemporary Art), Kansas City, Missouri từ giữa tháng 9 năm 2010 đến 02 tháng 1 năm 2011.
    Nó bao gồm một loạt các hình ảnh của tội phạm cam kết theo cộng sản ở Trung Quốc, nhưng nó đã được bức tượng kích thước đáng kể của Mao Trạch Đông trong cuộc triển lãm, được gọi là “tội lỗi của Mao,” kích hoạt một khối lượng lớn quan tâm theo dõi trực tuyến từ cư dân mạng Trung Quốc.
    Triễn lãm bao gồm một loạt các bức ảnh nói về tội ác của chế độ cộng sản tại Trung Quốc, nhưng đáng chú ý nhất là bức tượng lớn cỡ thật của Mao Trạch Đông, mang tên “Tội lỗi của Mao”, đã gây xôn xao dư luận dân mạng Trung Quốc.

    Thông điệp này có lẽ đã không loan truyền ra khỏi bảo tàng nếu như một người blogger Trung Quốc không đưa tin lên trang blog và đặt cho cái tiêu đề “Hãy Sám Hối! Mao Trạch Đông !”
    Ban đầu được công bố trên Sina Weibo, một phiên bản tiếng Trung của Twitter, tác giả bao gồm một tấm ảnh chụp tượng đồng của Mao Trạch Đông đang quỳ gối và tỏ vẻ ăn năn. Những tìm kiếm“Mao Zedong”trên Sino Weibo bị ngăn chặn, tên tác giả vẫn còn giữ vô danh, nhưng tác phẩm nhanh chóng được sao chép rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc.
    Bài bình luận hết sức gay gắt, nói: Mao là “sự kết hợp những ý nghĩ xấu xa nhất của bọn vua chúa phương Đông và tụi độc tài phương Tây. Hắn đã hủy hoại nền văn hóa 5000 năm của Trung Quốc, giết 80 triệu dân, và hủy hoại tính nhân văn một cách không thương tiếc. Hắn là tên đứng đầu trong số ba tên sát nhân diệt chủng của thế kỷ 20 (Mao Trạch Đông, Stalin, Hitler).
    Bài viết còn nói thêm: ”Mao phải quỳ gối ăn năn trước tất cả người dân Trung Quốc. Hắn phải quỳ gối trước nền văn hóa dân tộc Trung Hoa và sám hối. Hắn phải quỳ gối trước lương tâm của toàn thể nhân loại để hối lỗi.“
    Đúng như dự đoán, bài bình luận đã gặp phải những lời đáp trả sắc bén trên trang
    50 cent Army (cá nhân muốn post 1 bài viết phải trả 50 cents), nhưng vẫn có rất nhiều người hổ trợ.

    “Hắn quỳ xuống! Quỳ một cách chân thành! Hắn quỳ xuống trên hai đầu gối xin thú nhận tội lỗi gớm guốc tàn ác mà hắn đã phạm. Tay trái hắn để trên đùi, tay phải đặt lên tim. Tóc và lông mày như sương giá. Hai mắt nhắm lại, hắn trông già khụ và thảm hại, tỏ rõ sự đau đớn bởi vô số tội ác chồng chất“, được một tác giả blogger viết một cách hoa mỹ: ”Đóa hoa câm lặng tỏa mùi khắp nẻo đường“ (ám chỉ tội lỗi của Mao gây ảnh hưởng đến toàn dân). Bài viết được đăng trên China’s NetEase, một trong các cổng web lớn nhất Trung Quốc, nhưng sau đó đã bị kiểm duyệt gỡ bỏ.
    Những người khác nhận xét, “chỉ quỳ thôi là quá dễ dàng cho Mao!”
    Tượng đồng “ Mao quỳ gối “ chỉ là một trong những tác phẩm gần đây của anh em Trung Hoa Gao Qiang và Gao Shen. Họ còn trưng bày các tấm ảnh nói về cuộc sống của gia đình họ trong cuộc *****************.
    Cả hai được sinh ra ở Tế Nam
    (Jinan), tỉnh Sơn Đông (Shandong): Gao Zhen sinh vào năm 1956 và Gao Qiang năm 1962.
    Năm 1968, cha của họ bị kết tội “phản cách mạng” và bị bắt giam , người ta báo là ông đã tự sát sau 25 ngày bị giam tù.


    Hai anh em bắt đầu làm việc cùng nhau tại Bắc Kinh vào năm 1985. Họ xuất bản một số sách về nghệ thuật và đã tổ chức các cuộc triễn lãm thành công trên khắp thế giới.
    Một tượng lớn khác bằng thép của anh em Gao thu hút nhiều sự chú ý và tranh cãi trong cộng đồng người Hoa
    ”Hoa hậu Mao đang làm dáng trên đầu Lê Nin“ trong cuộc triễn lãm năm ngoái ở giao lộ Elmbrige và Alderbrigge, Richmond, Canada.
    Cảm giác chung về các cuộc thảo luận là việc đánh giá mang tính đả kích mạnh mẽ về lịch sử Trung Quốc.

    Chú thích:
    bản gốc tiếng Hoa: Chinese article
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giá bất động sản tại Trung Quốc bắt đầu “sụp đổ”



    [​IMG]
    Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011.
    Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011 trong bối cảnh thị trường đi xuống mạnh. Nhóm công ty bất động sản lớn nhất đang hạ mạnh giá bán nhà tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến trong những tuần gần đây, xu thế này còn lan sang cả nhóm thành phố cấp 2 và cấp 3 như Hàng Châu, Hợp Phì và Trùng Khánh.

    Tại Trùng Khánh, công ty bất động sản Hutchison Whampoa của Hồng Kông hạ giá tới 32% đối với dự án Cape Coral. Ông Alan Chiang Sheung-lai thuộc công ty bất động sản DTZ nhận định với South China Morning Post: “Cuộc chiến giá cả giữa các công ty bất động sản bắt đầu.”

    Vào đầu tháng 9/2011 khi công ty bất động sản tại Thượng Hải bắt đầu giảm giá bán nhà, xu thế này đã tiếp tục đến hiện nay. Các chuyên gia phân tích cho rằng việc giá bán bất động sản hạ có thể khiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nới lỏng một số quy định thắt chặt, hạn chế với hoạt động mua căn nhà thứ 2, vốn được đưa ra với mục tiêu hạ nhiệt thị trường.

    Họ đã sai lầm. Sau buổi họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 29/10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định lại quan điểm chính sách của chính phủ Trung Quốc, theo đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục áp dụng chặt chẽ chính sách hiện tại trong những tháng tới để cho người dân thấy tác động từ biện pháp hạn chế của chính phủ.

    Từ sau đó, hoạt động bán tháo tăng mạnh bởi các công ty bất động sản cạnh tranh với nhau để “xả hàng”. Công ty bất động sản Excellence Group thậm chí còn cho biết họ đang bán căn hộ ở thành phố Huệ Châu chỉ ngang giá thành.

    Chuyên gia Oscar Choi thuộc Citigroup tin rằng giá bất động sản có thể giảm thêm 10% trong năm 2012, thế nhưng ước tính này còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Ngay cả nhiều chuyên gia bất động sản thuộc nhà nước còn bi quan hơn. Chuyên gia Cao Jianhai thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc dự báo giá bất động sản tại Trung Quốc có thể giảm cao nhất tới 50% nếu chính phủ tiếp tục các biện pháp hạ nhiệt.

    Dù nhiều chuyên gia tại Bắc Kinh đang cho rằng giá bất động sản có thể giảm một nửa trong vài tháng, chúng ta có thể chắc chắn rằng cuối cùng đà bán tháo trên thị trường sẽ còn kinh khủng hơn. Thị trường sẽ bán tháo cả trái phiếu và cổ phiếu của các công ty bất động sản.

    Người ta không nhất thiết phải thống nhất với quan điểm “Trung Quốc bằng 1 nghìn lần Dubai” của Jim Chanos nhưng cũng vẫn có thể hiểu rằng khi bong bóng nhà đất lớn chưa từng có xì hơi, mọi chuyện sẽ cực kỳ tồi tệ. Các chuyên gia phân tích tin vào giới chức Trung Quốc bởi họ đã lèo lái được nền kinh tế với trọng tâm tăng trưởng nhờ sản xuất vượt qua được khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên dường như phần lớn chúng ta quên rằng người Trung Quốc, bằng chính gói kích cầu khổng lồ của họ, đã tạo ra thách thức lớn hơn cho chính họ. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được hai vấn đề đầy khó khăn: lạm phát dai dẳng và giá bất động sản cao giả tạo.

    4 tuần qua là khoảng thời gian không mấy dễ chịu với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, không chỉ bởi các công ty bất động sản bắt đầu mất kiên nhẫn. Những người mua nhà thời gian gần đây kéo xuống phố biểu tình bởi họ đã lỗ ngay sau khi mua nhà. Khoảng 300 người đã tụ tập và ném vỡ kính cửa số của công ty bất động sản Longfor Properties vào ngày 22/10/2011, chỉ 2 ngày sau khi công ty công bố đợt hạ giá sản phẩm nhà của dự án mới. Cũng với dự án đó, nhóm người trên đã mua với giá cao hơn tới 30%.

    Đến ngày 23/10/2011, một nhóm nhỏ hơn lại biểu tình ở trước một công ty bất động sản có tên Greenlan Griup. Ngoài ra phải kể đến rất nhiều cuộc biểu tình khác tại Bắc Kinh, Hàng Châu và Nam Kinh.

    Chính quyền thành phố Hàng Châu và Hợp Phì đã phải yêu cầu các công ty bất động sản không hạ giá quá 20% để ngăn bất ổn, thế nhưng nỗ lực khó có thể thành công bởi nhiều công ty bất động sản lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

    Một sự thật đáng buồn là chính do kế hoạch kích cầu của chính phủ Trung Quốc, hiện có quá nhiều bất động sản và không có đủ người mua nhà. Rồi thị trường sẽ đạt đến điểm cân bằng ở thời điểm nào đó, thế nhưng hiện tại điều ấy chưa thể xảy ra. Theo cách gọi thông thường, thị trường đang “chấn động”.



    Đình Hảo
    Theo TTVN/Forbes
  5. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    Hôm nay, báo Daily china,cơ quan ngôn luận của nhân dân nhật báo, đưa ra quan điểm hết sức ôn hoà đói với Biển đông, đề nghị Viêtnạm cùng khai thác, nó đang xuống giọng rồi

    http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2011-11/09/content_14061427.htm


    Đừng có thấy nó xuống giọng mà chúng ta chúng bước, vì lẽ phải đang thuôc về chúng ta, và vì chúng ta đang được sự hỗ trợ của toàn thế giới văn mình, nên nó mới xuống giọng ý, o được mắc mưu
  6. 00oo00

    00oo00 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    7
    Bọn nó đã vác cả cái dàn khủng ra khai thác rồi còn gì [r37)] .
    Không bao giờ chấp nhận điều đó vì điều đó là ý đồ của nó "biến không thành có" để cùng khai thác [r37)]
  7. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Mỹ lo 'va chạm chiến thuật' ở Biển Đông


    Cập nhật: 12:41 GMT - thứ tư, 9 tháng 11, 2011



    [​IMG]USS George Washington vừa đậu tại Hong Kong.


    Chỉ huy Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ cho biết ông không lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn ở châu Á mà là những sự cố nhỏ với những hậu quả không thể đoán trước tại khu vực Biển Đông.
    Phó Đô đốc Scott Swift cho biết đối thoại ở cấp cao nhất giữa giới quân đội Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra và cả hai bên chia sẻ mong muốn giảm thiểu căng thẳng.


    Chủ đề liên quan



    “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có đối thoại rất tích cực với Trung Quốc và đang đi đúng hướng", ông nói với các phóng viên ở Hong Kong, nơi hàng không mẫu hạm USS George Washington ghé đây.
    'Cần tránh đụng độ'
    Tuy nhiên, Phó Đô đốc Scott Swift cho biết các khu vực được cho là có nhiều tài nguyên tại Biển Đông, nơi một số quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải bao gồm cả Trung Quốc, cần chú ý đặc biệt để tránh đụng độ nguy hiểm do những sự cố nhỏ.
    "Nói chung, tôi đang quan ngại về bất kỳ động thái nào châm ngòi có tính chiến thuật với chủ ý chiến lược", chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết.
    Phó Đô đốc Scott Swift cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt những “tiến bộ quan trọng” trong nỗ lực khuyến khích đối thoại giữa các bên tranh chấp chủ quyền biển.
    "Tôi đang quan ngại về bất kỳ động thái nào châm ngòi có tính chiến thuật với chủ ý chiến lược"
    Phó Đô đốc Scott Swift






    "Tôi không mấy khi mất ngủ và không lo lắng về xung đột lớn tại bất kỳ đâu trong khu vực," ông được AFP trích lời nói.
    "Nhưng tôi thực sự có quan ngại về va chạm cụ thể mà có thể dẫn tới tính toán sai lầm về chiến thuật”.
    “Tuy nhiên tôi nghĩ việc thỏa hiệp nhanh rồi sẽ diễn ra và những sự cố sẽ được giải quyết thích hợp ở cấp ngoại giao. "
    Vào đầu tuần này các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Quốc'.
    Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.
    Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau những khi vẫn tiếp tục phóng tới.
    Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.
    Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh 'China Marine Surveillance' (Hải giám Trung Quốc) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc.
    Một phóng viên nước ngoài tại Hà Nội nhắn tin trên mạng twitter đã hỏi Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác minh video này và nhận được câu trả lời miệng là "Kiểu thông tin trên internet này phải được kiểm chứng".






    .
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bác hoatimbanglang ơi ! Tàu khựa bẩn nó sắp hết kiên nhẫn rổi đó ! Bác canh gác kỹ nha !!b-(b-(b-(b-(
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Báo cáo của Cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA chỉ ra Iran bắt đầu di chuyển nhiên liệu hạt nhân xuống các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất để tránh sự điều tra.

    IAEA cho biết, Iran đang tục lưu trữ uranium nghèo và theo Mỹ, Iran sẽ có đủ nguyên liệu để chế tạo 4 đơn vị vũ khí nguyên tử nếu họ tiếp tục làm giàu lượng Uranium này.

    Một nguồn tin của IAEA cho biết, Iran đã di chuyển những “thùng lớn chứa uranium nghèo” tới cơ sở ngầm Fordow từ tháng 10/2011.

    Vào ngày 8/11, bản báo cáo của IAEA cho biết, Iran từng thiết kế đầu đạn tên lửa hạt nhân và những nghiên cứu tương tự đang tiếp diễn.


    [​IMG] Ảnh chụp do thám của Mỹ về cơ sở ngầm Fordow của Iran. Pháp đã cảnh báo Iran phải hứng chịu những biện pháp trừng phạt nặng chưa từng có nếu tiếp tục từ chối cộng tác với IAEA.

    “Không một quan sát viên nào có thể tin được sự công bố của Iran về chương trình hạt nhân chỉ vì mục đích hòa bình”, Mark Fitzpatrick – giám đốc của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết. Tuy nhiên ông Fitzpatrick cho biết, Iran chưa thể chế tạo được bom nguyên tử trong vòng một năm tới.

    Theo báo cáo của IAEA Iran đã làm giàu uranium từ 3% (mức phù hợp làm nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử) lên tới 20%. Trong khi đó, mức làm giàu cần thiết để chế tạo bom nguyên tử là 90%.

    Cơ sở làm giàu uranium chủ yếu của Iran nằm gần trung tâm thị trấn Natanz. Tuy nhiên, họ đã chuyển những hoạt động này tới cơ sở ngầm ở Fordow – nơi có khả năng chống chịu các vụ tấn công quân sự tốt hơn.

    Theo IAEA, Iran đã lắp đặt 2 dây chuyền lớn, mỗi dây chuyền có 174 máy ly tâm dùng để làm giàu uranium tại Fordow, gần thành phố Qom.

    IAEA chưa xác nhận rằng các máy ly tâm này đã hoạt động hay chưa.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sưu tầm bài tham khảo.

    Bài viết của TS. Đặng Xuân Thanh*, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, phân tích cấu trúc tình huống chiến lược tại Biển Đông, từ đó đưa ra dự báo ngắn hạn và triển vọng dài hạn cho cục diện tình hình ở vùng biển phức tạp này.

    Tóm tắt tình huống chiến lược ở biển đông

    Cục diện an ninh Biển Đông biến động bất thường do tranh chấp chủ quyền gần đây đã bị đẩy lên một cấp độ nghiêm trọng mới. Ranh giới pháp lý trên biển bị phủ nhận, các cơ chế duy trì an ninh tỏ ra kém hiệu quả, cán cân quyền lực tại vùng biển này trở nên bấp bênh, đe dọa xói mòn các cân bằng chiến lược then chốt khác trên toàn vành đai Tây Thái Bình Dương. Bài viết này không trình bày lại diễn biến tình hình, mà chủ yếu tập trung phân tích cấu trúc tình huống chiến lược tại Biển Đông, từ đó đưa ra dự báo ngắn hạn và triển vọng dài hạn cho cục diện tình hình ở vùng biển phức tạp này.

    Cục diện thế giới trong những năm 2000 được đặc trưng bởi hai bước ngoặt và một xu hướng lớn.[1] Một là cao trào mở rộng địa chiến lược do Mỹ phát động với cuộc chiến chống khủng bố và phổ biến dân chủ trên phạm vi toàn cầu, mở rộng NATO về phía Đông, đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), bành trướng trật tự đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh ra quy mô chưa từng có. Hai là đợt thoái trào với sự suy yếu tương đối của toàn bộ khu vực trung tâm của trật tự hiện hành bao gồm Mỹ, EU và Nhật Bản, được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế “trăm năm một lần”. Xuyên suốt hai bước ngoặt đó là xu hướng đa cực hóa với sự trỗi dậy của một số cường quốc mới nổi mà biểu hiện tập trung nhất là sự tăng tốc vượt bậc về kinh tế của Trung Quốc: rút ngắn tương đối nhanh chênh lệch sức mạnh tổng hợp quốc gia so với Mỹ và ngày càng quyết đoán trong quan hệ quốc tế.

    Tại Đông Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc làm thay đổi trật tự khu vực. Về kinh tế, sự trỗi dậy này đã tạo lực hút, lôi cuốn hầu hết các nền kinh tế tại đây vào mạng sản xuất lấy Trung Quốc làm trung tâm, gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Lục, đồng thời định hướng lại tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Về chính trị, sự trỗi dậy này làm chuyển dịch mạnh cán cân quyền lực khu vực về phía Trung Quốc, nhưng đồng thời lại gây tình trạng thiếu hụt về an ninh do sản sinh ra hàng loạt những bất ổn mới như mất cân đối kinh tế vĩ mô, ô nhiễm môi trường, chạy đua vũ trang, mâu thuẫn quốc tế… Kết quả là, trong lúc Bắc Kinh cố gắng “tấn công mê hoặc” (charm offensive)[2] nhằm lôi kéo các nước trong khu vực về phía mình, thì họ lại “xuất khẩu” nỗi lo ngại, làm trầm trọng thêm “thuyết về mối đe dọa Trung Quốc”, đẩy nhiều nước vào tình thế buộc phải tăng cường khả năng phòng vệ[3], cũng như tìm kiếm các nguồn cung an ninh khác.

    Để duy trì địa vị nhà cung cấp độc quyền thứ “hàng hóa công cộng” thiết yếu là an ninh toàn cầu, Mỹ phải vật lộn để thoát ra khỏi hai nhân tố kìm hãm và tiêu hao sức mạnh của họ là vũng lầy I-rắc, Áp-ga-ni-xtan[4] và cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế. Để làm điều này, Washington thực hiện hai “tái cân bằng”: (i) Tái cân bằng về kinh tế với trọng tâm là cấu trúc lại nền kinh tế trong nước và hệ thống các định chế quản trị kinh tế toàn cầu; (ii) Tái cân bằng về chiến lược với trọng tâm “trở lại châu Á” nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

    Sự trở lại của Mỹ và sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc đã gây ra những áp lực trái chiều lên toàn bộ khu vực Đông Á. Cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt. ASEAN từ vị thế cận biên về chiến lược trong một giai đoạn khá dài trở lại vai trò trung tâm kết nối hội nhập khu vực. Tranh chấp chủ quyền biển đảo tăng lên trên hầu suốt vành đai từ Biển Nhật Bản đến Biển Đông. Cả bốn điểm nóng tiềm tàng tại Tây Thái Bình Dương là tranh chấp Nga - Nhật về bốn đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc), bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Đông đều có động thái đảo chiều.[5]

    Tại Biển Đông, từ cuối thập niên 1990 tình hình được cải thiện theo hướng hòa dịu, nhất là sau khi Trung Quốc ký Hiệp định phân định ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam vào năm 2000 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) với ASEAN vào năm 2002. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt có vẻ yên ổn này cán cân quyền lực vẫn không ngừng chuyển dịch. Trung Quốc, một mặt, tăng cường hiện đại hóa hải quân và các lực lượng chấp pháp biển, hoàn thiện chiến lược biển, hệ thống pháp luật, thể chế quản lý và bảo vệ biển, mặt khác, nhất quyết thực hiện “hai không” - không quốc tế hóa, không đa phương hóa tranh chấp, chỉ đàm phán song phương nhằm khoét sâu vào sự khác biệt về lợi ích giữa các thành viên ASEAN, tìm cách áp đặt “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Trong điều kiện nhiều qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) không được tôn trọng thì đây không phải là trò chơi “cùng thắng” được quảng bá rầm rộ, mà là kiểu cờ vây, trong đó đối phương do mất dần thế cân bằng chiến lược nên bị dồn vào chỗ phải “gác lại tranh chấp”, tức là đánh đổi quyền tài phán để lấy hòa bình, rồi sau đó phải chấp nhận “cùng nhau khai thác”, tức là đánh đổi nốt quyền chủ quyền[6] nếu muốn khai thác tài nguyên biển để phát triển. Hậu quả là trong gần một thập niên kể từ năm 2002, tiến trình đàm phán ASEAN - Trung Quốc về việc nâng cấp DOC thành bộ quy tắc ứng xử (COC) hầu như dẫm chân tại chỗ, khuôn khổ an ninh Biển Đông ngày càng trở nên lỗi thời, tụt hậu, không phù hợp với tương quan quyền lực mới.

    Nguy cơ mất cân bằng chiến lược và sự giảm sút lòng tin buộc các nước còn lại phải gia tăng tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên biển, thực hiện ngoại giao phòng ngừa, tìm kiếm các quan hệ đối trọng. Một vòng xoáy “tiến thoái lưỡng nan về an ninh” (security dilemma) mới lại hình thành tại Biển Đông. Điều nguy hiểm là vùng áp thấp này có xu hướng mạnh lên thành bão.[/SIZE]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này