Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7212 người đang online, trong đó có 1061 thành viên. 09:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43530 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cảnh báo mãi rồi. Ngu thì chịu chứ kêu ca quái gì?
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bác đã tìm ra. Thú vị đấy chứ?
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Phải cả nhà cùng gắng sức thôi.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sưu tầm bài tham khảo.

    Bài viết của TS. Đặng Xuân Thanh*, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


    Cấu trúc tình huống chiến lược

    Cục diện đa biên tại Biển Đông không hoàn toàn là cuộc đấu quyền lực mạnh được, yếu thua, cũng không hoàn toàn là tranh tụng pháp lý nơi có quan tòa phân xử ai đúng, ai sai. Về mặt cấu trúc, đây là kiểu trò chơi xung đột phức tạp giữa nhiều bên không có sự thống nhất tuyệt đối, cũng như đối nghịch tuyệt đối về lợi ích, trong đó nước đi chiến lược của mỗi bên có thể chứa đựng cả yếu tố hợp tác lẫn bất hợp tác.[7] Mặc dù các bên can dự tại Biển Đông có lợi ích, động cơ và tính toán chiến lược riêng, nhưng các nước đi của họ có thể chia thành hai nhóm: các nước đi phù hợp với UNCLOS, góp phần bảo toàn nguyên trạng và các nước đi không tuân thủ UNCLOS, làm thay đổi nguyên trạng.

    Nước đi thứ nhất

    Trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố và suy thoái kinh tế, Trung Quốc tích cực sử dụng sức mạnh vượt trội của mình để mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Tại Biển Đông, nước này trở lại lối hành xử đơn phương, cứng rắn, không phù hợp với UNCLOS và khuôn khổ an ninh khu vực.

    1. Từ nửa cuối năm 2007, Trung Quốc tăng cường các hoạt động chấp pháp tại khu vực tranh chấp, gây sức ép, buộc một số công ty đa quốc gia phải ngừng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với các nước tại Biển Đông, tăng cường tuần tra, bắt giữ ngư dân các nước láng giềng, tập trận quy mô lớn, thực thi lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, v.v…

    2. Năm 2009, Trung Quốc phản đối hồ sơ đệ trình lên Ủy ban LHQ về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của các quốc gia khác ở Biển Đông. Ngày 7/5/2010 nước này lần đầu tiên chính thức gửi CLCS bản đồ về “đường chữ U” hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của UNCLOS.

    Nước đi này của Trung Quốc, một mặt, đã làm đảo chiều cục diện Biển Đông, khiến tần suất và cường độ tranh cãi ngoại giao, cũng như va chạm trên biển tăng vọt một cách nguy hiểm.[8] Mặt khác, tuyên bố về “đường chữ U” đã đẩy tranh chấp vào chỗ hoàn toàn bế tắc về pháp lý.

    Nước đi thứ hai

    1. Năm 2010, trên cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách Biển Đông theo hướng kết hợp song phương với đa phương trên cơ sở UNCLOS với ba bước đi quan trọng theo hướng: (i) Thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ; (ii) Thống nhất lập trường các nước ASEAN về Biển Đông; (iii) Đẩy mạnh liên kết ASEAN - Mỹ.[9] Mặt khác, Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ đường biển, tuyên bố sử dụng Cam Ranh làm trung tâm dịch vụ hải quân quốc tế.

    2. Từ giữa năm 2010, ban lãnh đạo mới của Phi-líp-pin thực hiện “nhất biên đảo” về phía Mỹ, thay đổi quan điểm trước đây về Biển Đông[10], dựa hẳn vào UNCLOS để đẩy mạnh tuyên bố và thực thi chủ quyền ở vùng biển được họ đổi tên thành biển Tây Phi-líp-pin. Ngày 5/4/2011 Phi-líp-pin gửi công hàm lên LHQ chính thức phản đối tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc.

    3. Trong năm 2010, Mỹ củng cố các quan hệ chiến lược ở Đông Bắc Á (với các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, nâng cấp quan hệ với Niu Di-lân, nối lại hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan), tích cực “trở lại” Đông Nam Á (cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, ký Hiệp định Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), tham gia ARF, tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đưa ra sang kiến Hạ Mê Công, gia nhập EAS, …).

    Mặc dù xuất phát từ những tính toán lợi ích khác nhau, nhưng những nước đi của các nước kể trên cùng có tác dụng duy trì nguyên trạng tại Biển Đông trong khuôn khổ UNCLOS. Sự đồng bộ của các nước đi này đã tạo ra lực cộng hưởng nhằm đúng vào hai điểm yếu mà Trung Quốc luôn che chắn bằng chiến thuật “hai không”, đó là sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông và sự can dự trở lại Đông Nam Á của Mỹ. Trung Quốc rơi vào thế bị động, lúng túng, tham vọng “đường chữ U” dường như đang bị “vòng vây chữ C” ngăn cản.[11]

    Nước đi thứ ba

    Trung Quốc đáp trả bằng cách phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, cố tình đẩy căng thẳng lên một cấp độ mới bằng việc thực hiện hai mũi giáp công được tính toán kỹ lưỡng:

    1. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc quốc tế quan trọng.[12]

    2. Thực hiện các vụ đột kích gây va chạm nghiêm trọng bằng nhiều tàu cá, ngư chính và hải giám vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Phi-líp-pin và Việt Nam.

    Mũi thứ nhất nhằm tạo sự hòa dịu, lôi kéo, phân hóa, chia rẽ các bên có liên quan, ngăn cản xu hướng hình thành quan điểm thống nhất về Biển Đông, đồng thời “viễn giao, cận công” - dàn dựng bối cảnh quốc tế thuận lợi cho mũi thứ hai. Mũi thứ hai nhằm tạo sự răn đe, gây sức ép lên các bên có liên quan. Thời điểm được Trung Quốc lựa chọn cho chiến dịch đột kích là sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 18 (tháng 5/2011), nhưng trước khá xa các hội nghị lớn của khu vực như hội nghị ngoại trưởng ASEAN 44, ARF, thượng đỉnh ASEAN 19, EAS, v.v… cho phép Trung Quốc vừa kiểm tra được phản ứng của các bên, vừa đủ thời gian để Trung Quốc kịp xử lý các diễn biến bất trắc có thể xảy ra.

    Bằng chiến dịch trả đũa, Trung Quốc đã: (i) “Biến không thành có”[13] - thực thi “đường chữ U” trên thực địa; (ii) Làm giảm tác dụng của các cơ chế an ninh khu vực như DOC, Đối thoại Shangri-La; (iii) Đe dọa Việt Nam và gây sức ép phân hóa ASEAN; (iv) Thử thách chiến lược “trở lại châu Á” và quan hệ với các đồng minh khu vực của Mỹ.

    Trong những năm qua, quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển đã vạch ra ranh giới pháp lý góp phần quan trọng vào duy trì cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Việc phá vỡ ranh giới này, đơn phương áp đặt một đường ranh giới mới đe dọa làm đảo lộn cán cân lực lượng tại đây. Để đánh giá mức độ đe dọa cần phân tích sâu hơn nước đi của Trung Quốc.

    Thứ nhất, loạt hành động đe dọa của Trung Quốc tuy mạnh, nhưng có giới hạn: (i) Về phương tiện - chỉ sử dụng một số ít tàu chấp pháp chứ chưa phải tàu quân sự; (ii) Về thời gian - chỉ gây hấn trong thời gian ngắn; (iii) Về cường độ - chỉ gây va chạm gián tiếp (cắt cáp) chứ không va chạm trực tiếp bằng tàu (như tại Điếu ngư/Senkaku với tàu của Nhật Bản) vào tháng 9/2010; (iv) Về không gian - chưa có động thái điều động lực lượng nhằm mở rộng quy mô xung đột. Điều này hàm ý rằng, Trung Quốc hiện chỉ muốn phát đi thông điệp răn đe đối với những nước có liên quan đừng đi quá xa trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc lặp lại nhiều lần việc xâm nhập dân sự là để ngầm cho các bên hiểu rằng, sự đe dọa của họ là hoàn toàn có chủ đích, được hoạch định kỹ lưỡng, không phải là các va chạm ngẫu nhiên. Thứ ba, việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật xâm nhập chớp nhoáng vào sâu vùng EEZ của Việt Nam và Phi-líp-pin rồi rút lui nhanh chóng cho thấy họ vẫn muốn tránh rủi ro đụng độ với lực lượng vũ trang của các nước này, chưa có ý định khiêu khích quân sự và chủ động đẩy tình hình đến mức xung đột lớn. Thứ tư, Trung Quốc chỉ hạn chế việc gây căng thẳng trên biển và trên các phương tiện truyền thông, chưa có biểu hiện mở rộng sang lĩnh vực khác. Điều này cho thấy, họ chỉ muốn kiểm tra mức độ phản ứng của Việt Nam và Phi-líp-pin, mà chưa muốn thách thức quan hệ với Việt Nam và Phi-líp-pin nói chung. Thứ năm, Trung Quốc chỉ gây căng thẳng với hai nước gần nhất tại Biển Đông là Việt Nam và Phi-líp-pin, trong khi không động chạm tới các nước ở xa hơn như Bru-nây, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Đây vẫn là chiến thuật “chia để trị” quen thuộc nhằm khai thác tối đa “nan đề tù nhân” (prisoner’s dilemma) của các nước ASEAN[14]. Thứ sáu, Trung Quốc chỉ cảnh báo Mỹ không được can dự vào vấn đề Biển Đông bằng lời ở cấp thấp (người phát ngôn Bộ Ngoại giao), mà không đi kèm bất cứ hành động trả đũa nào trên thực tế, đồng thời tái cam kết tôn trọng tự do hàng hải tại vùng nước này, cố gắng tách vấn đề tự do hàng hải mà Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ra khỏi vấn đề tranh chấp chủ quyền. Điều này chứng tỏ, Trung Quốc chỉ muốn “đả thảo kinh xà” hay “rung cây dọa khỉ”, chưa muốn va chạm trực tiếp với Mỹ. Trên thực tế, việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông, nhưng không cam kết cụ thể sẽ làm gì khi điều này bị vi phạm, đồng thời cũng nhắc đi nhắc lại rằng không can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa các bên đã tạo cho Trung Quốc sự tự tin nhất định.

    Như vậy có thể thấy, vào thời điểm hiện tại, áp đặt “đường chữ U” bằng bất cứ giá nào chưa phải là mục tiêu sống còn của Trung Quốc. Chia nhỏ một đe dọa lớn thành nhiều bước đi gây đe dọa nhỏ được Trung Quốc áp dụng là kiểu chiến thuật răn đe điển hình, chưa nhằm kích động xung đột lớn.[15] Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, bằng hành động của mình, Trung Quốc đã “qua sông đốt cầu” - phủ nhận việc áp dụng quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các bên ở Biển Đông, phủ nhận DOC và các cơ chế an ninh liên quan, khiến cho tình hình không thể trở về trạng thái trước đó.

    Điểm yếu căn bản trong nước đi của Trung Quốc là đã phát đi một đe dọa quá lớn. Một khi ranh giới pháp lý ở Biển Đông bị chọc thủng, thì nguy cơ “vỡ đê” an ninh trên toàn tuyến Biển Đông lập tức đặt các nước có liên quan vào tình trạng báo động khẩn cấp. Nghiêm trọng hơn, do cân bằng chiến lược tại Biển Đông liên hệ chặt chẽ với các cân bằng chiến lược then chốt khác ở châu Á - Thái Bình Dương, nên phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông đồng thời cũng đe dọa an ninh trên toàn khu vực. Đến lượt nó, đe dọa này lại khiến cho vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa mạnh, hình ảnh “phát triển hòa bình” và lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc như một nước lớn có trách nhiệm bị tổn hại.

    Nước đi thứ tư

    1. Việt Nam liên tiếp phản đối hành vi của phía Trung Quốc, đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ngoại trưởng ASEM lần thứ 10 (tháng 6/2011 tại Godollo, Hungary), tập trận bắn đạn thật gần bờ, tổ chức Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt-Mỹ lần bốn tại Washington với tuyên bố chung “tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, và các cam kết chung về đảm bảo một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phồn vinh và an ninh”, “thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Mặt khác, Việt Nam vẫn thực hiện tuần tra hải quân định kỳ với Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, tiến hành thăm viếng quốc phòng và đặc biệt là cử phái viên của lãnh đạo cấp cao đến Bắc Kinh.

    2. Phi-líp-pin cũng phản đối mạnh mẽ đường chữ U và hành vi gây hấn của Trung Quốc và gửi kháng nghị thư lên LHQ, tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, cử ngoại trưởng thăm Mỹ, tập trận hải quân với Mỹ, tuyên bố dự định đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đồng thời nước này cũng đưa ra sáng kiến thiết lập Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác tại Biển Đông (ZoPFF/C),[16] phái ngoại trưởng Del Rosario tới Bắc Kinh để đàm phán.

    3. Mỹ tái khẳng định thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung và tập trận hải quân với Phi-líp-pin, diễn tập phi tác chiến với hải quân Việt Nam, tập trận hải quân ba bên Mỹ - Nhật - Ô-xtrây-li-a ngoài khơi Bru-nây, ra các nghị quyết của Thượng viện và Hạ viện về tình hình Biển Đông kêu gọi thiết lập cơ chế an ninh đa phương. Mặt khác, Mỹ cũng tích cực đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân M. Mullen.

    Phản ứng của Việt Nam, Phi-líp-pin và Mỹ là thích đáng, nhưng rõ ràng mang tính kiềm chế và xây dựng. Thứ nhất, các bên đều ra các tuyên bố mạnh mẽ đi kèm với hành động đáp trả có mức độ răn đe vừa đủ. Thứ hai, các nước này đều chủ động đối thoại song phương với Trung Quốc - cử đại diện cấp cao sang Bắc Kinh nhằm tháo ngòi nổ xung đột. Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Phi-líp-pin - Hoa Kỳ nói riêng, và quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ nói chung được củng cố và tăng cường hơn.

    Tuy nhiên, sự thống nhất của ASEAN trong vấn đề Biển Đông rõ ràng đã suy giảm. Những phản ứng rời rạc tại Đối thoại Shangri-La (3-5/6/2011) và tuyên bố của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan rằng, “ASEAN không can thiệp vào vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đài Loan và Trung Quốc, nhưng sẽ mở diễn đàn thảo luận công khai và thẳng thắn về các vấn đề Biển Đông” cho thấy sự lúng túng của tổ chức này. Đây chính là những biểu hiện của tình trạng né tránh trách nhiệm hay “đùn đẩy chiến lược” (buck-passing), cái mà Michael Richardson gọi là “nan đề ASEAN” (ASEAN’s dilemma).[17] Mặt khác, rõ ràng là Mỹ có lợi ích hạn chế trong việc giải quyết triệt để tranh chấp tại Biển Đông. Mục đích chính của Washington là quản trị rủi ro, khống chế tình trạng nhùng nhằng để không bùng phát thành xung đột thông qua các cơ chế đa phương. Trên thực tế, hiệu quả khiêm tốn của các cơ chế như vậy có thể thấy qua hàng loạt ví dụ như cơ chế đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay nhóm P5+1 về vấn đề hạt nhân I-ran.

    Bốn nước đi được phân tích ở trên cho thấy, tranh chấp ở Biển Đông đã mang sắc thái “ăn miếng, trả miếng” nguy hiểm, nhưng chưa đến mức “một mất, một còn” của trò chơi có tổng bằng 0. Hòa bình, ổn định và phát triển vẫn là các lợi ích to lớn được tất cả các bên tính tới và cân nhắc
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sưu tầm bài tham khảo.

    Bài viết của TS. Đặng Xuân Thanh*, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


    Một vài dự báo.

    1. Trung Quốc đơn phương rút lui tuyên bố về “đường chữ U”, cam kết tôn trọng ranh giới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng ở Biển Đông (chấp nhận lùi từ F trở về E). Sau việc Trung Quốc đã chính thức chuyển cho CLCS bản đồ về “đường chữ U”, kịch bản này rất khó có khả năng xảy ra.

    2. Việt Nam từ bỏ chủ trương đa phương hóa vấn đề Biển Đông (lùi từ F về G), quay về đàm phán song phương với Trung Quốc. Đối sách này không những ít có khả năng xoa dịu tình hình, mà còn có thể kích thích Trung Quốc thừa cơ lấn tới, gây thiệt hại lớn hơn cho Việt Nam. Vì vậy, đây là kịch bản mà Việt Nam không thể chấp nhận được.

    3. Việt Nam đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế (từ F tới H). Đây là phương án được Phi-líp-pin đề xuất, hoàn toàn nằm trong khuôn khổ UNCLOS và DOC. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý quốc tế cho thấy, trong ngắn và trung hạn lựa chọn này ít có tác dụng kịp thời, còn về dài hạn thì khả năng giải quyết tranh chấp rất thấp.

    4. Việt Nam sử dụng biện pháp đấu tranh bằng quân sự trước (từ F xuống J). Đây là hành động tự vệ chính đáng khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, tình hình hiện vẫn chưa đến mức “một mất, một còn” của trò chơi có tổng bằng 0, hòa bình, ổn định, phát triển vẫn là các giá trị được tất cả các bên tính tới. Nói cách khác, cơ hội giải quyết thông qua đối thoại hòa bình vẫn chưa khép lại và do đó, kiềm chế sử dụng vũ lực trước vẫn là ưu tiên hàng đầu.

    5. Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, đẩy tình hình lên cấp độ nghiêm trọng mới bằng việc đồn trú dân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ F sang I). Trong trường hợp này, bất chấp tình hình có thể xấu đi, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên quyết ngăn chặn để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (từ I xuống K).

    6. Giữ nguyên hiện trạng (dừng ở điểm F). Việc “đóng băng” tình trạng hiện nay có thể được đạt được bằng cam kết của các bên, hoặc song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc hoặc đa phương giữa ASEAN - Trung Quốc, về việc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Cả hai phương án đều phải chấp nhận “lờ đi” hành động gây căng thẳng vừa qua của Trung Quốc để đổi lấy cam kết không ******** hình xấu hơn.

    Trên thực tế, việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+Trung Quốc họp tại Bali (In-đô-nê-xi-a) ngày 21/7/2011 vừa qua đạt được thỏa thuận về bản Hướng dẫn thực thi DOC cho thấy tình hình có chiều hướng tiến triển theo kịch bản thứ sáu
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc sắp đại loạn

    Lính Trung Quốc trốn trại cùng súng đạn


    Cập nhật: 12:19 GMT - thứ tư, 9 tháng 11, 2011

    [​IMG] Cảnh sát Trung Quốc đã ra lệnh truy nã bốn binh lính vừa đào ngũ


    Tin cho hay bốn quân nhân cùng nhau trốn khỏi một doanh trại ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, mang theo nhiều súng và đạn dược.
    Thông tin mà BBC chưa kiểm chứng độc lập nói ba người đã bị bắn chết, một người bị bắt.

    Trước đó, cảnh sát đã ra lệnh truy nã bốn người này, được tin có tên Lâm Bằng Hán, Phạm Dương, Lý Hâm Hâm và Trương Tân.

    Bốn binh lính này đã trốn trại vào sáng thứ Tư, mang theo bốn súng máy và 795 viên đạn.
    Thông tin của cảnh sát nói hai trong số họ 18 tuổi, một người 19 tuổi và một người 23 tuổi.
    Loại súng mà họ ăn cắp là súng trường tự động, dùng đạn 5,8 mm.
    Nhà chức trách Cát Lâm đã phải ra lệnh thiết quân luật, truy nã khẩn cấp những người này đồng thời cảnh báo các ngân hàng và tiệm vàng tăng cường an ninh.
    Hiện chưa rõ những người này đào ngũ vì lý do gì, cảnh sát đang tiếp tục điều tra.
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Viện Quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới (IMEMO) của Nga dự báo, hai miền Triều Tiên sẽ bước vào quá trình thống nhất trong giai đoạn 2021 - 2030.

    Báo cáo này nhấn mạnh rằng, quá trình chuyển giao quyền lực từ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il sang người con trai thứ 3 của ông là Kim Jong-un sẽ dẫn tới đấu tranh quyền lực.
    Khi đó, một phe là các quan chức quân sự, an ninh, không liên kết với các thế lực bên ngoài và phe còn lại là giới chức có quan hệ mật thiết với các thế lực bên ngoài. Kết quả của đấu tranh là nguy cơ Triều Tiên thành lập Chính phủ lâm thời, rơi vào sự quản lý của cộng đồng quốc tế.
    [​IMG] Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (trái) và con trai Kim Jong-un. Ảnh: Ibtimes.
    Chính phủ lâm thời này có khả năng tiến hành các bước giải trừ quân bị ở Triều Tiên và hiện đại hóa nền kinh tế, dần hội nhập với Hàn Quốc.

    Đồng thời, IMEMO dự báo khoảng một triệu người Triều Tiên ủng hộ chế độ cũ có thể sẽ chạy sang Nga hoặc Trung Quốc.
    Thực tế là, từ trước đến nay, có nhiều kịch bản về sự sụp đổ của Triều Tiên được đưa ra, trong đó, đa phần là của phương Tây.
    Tuy nhiên, lần này, nhiều người ngạc nhiên khi kịch bản về sự sụp đổ của chế độ Chủ tịch Kim lại được đưa ra bởi IMEMO của Nga, một đồng minh quan trọng của Triều Tiên.
    Báo cáo này có hai điểm đáng chú ý khác. Một là việc thống nhất hai miền Triều Tiên có thể tác động tích cực đến lợi ích quốc gia của Nga khi nhờ nó, Moscow sẽ có được thêm đối tác kinh tế ổn định.
    Điểm thứ 2 là bất chấp nhiều chuyên gia tin rằng nền kinh tế Triều Tiên sẽ bị Hàn Quốc “nuốt chửng”, môt bộ phận khác cảnh báo rằng Trung – Hàn có thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau để gây ảnh hưởng, kiểm soát Triều Tiên. Cuối cùng, sau tất cả, Seoul sẽ trở thành kẻ thua cuộc và chẳng còn cách nào khác là phải “dâng” Triều Tiên cho Bắc Kinh.
    Cuối cùng, bản báo cáo của IMEMO nhấn mạnh là Trung Quốc, đồng minh số 1 của Triều Tiên, hiểu rõ những gì đang diễn ra trong lòng Triều Tiên. Họ dự cảm rõ về một kịch bản tương tự như trên song lý do mà Bắc Kinh vẫn “hết lòng” ủng hộ chế độ Chủ tịch Kim là vì Triều Tiên vẫn rất quan trọng với tư cách vùng đệm tại Đông Bắc Á, đảm bảo lợi ích của Trung Quốc trước đối thủ Mỹ.


  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông ÁNov 9, '11 6:24 PM
    for everyone
    (Toquoc)-Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đang đến gần thúc đẩy các bên liên quan xác định chính sách liên quan an ninh và phát triển Đông Á và tăng cường cạnh tranh nước lớn.
    Trước Hội nghị EAS sẽ được tổ chức tại Bali vào giữa tháng 11/2011, các thỏa thuận khu vực liên quan Biển Đông hiện được bàn đến trong xu hướng đối phó sức ép gia tăng của Trung Quốc. Trên báo mạng Asia Times đăng bài nhận xét trước Hội nghị EAS ở Bali giữa tháng 11 này, các nước nhỏ hơn liên quan trực tiếp Biển Đông đã cho biết sẽ không nhượng bộ về Biển Đông.
    [​IMG]
    Thượng đỉnh Đông Á sẽ tiếp tục tình thần thúc đẩy hoạt động kinh tế, như từng diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh 2010
    Tổng thống Philippines thăm Bắc Kinh tháng 9/2011, đem về thỏa thuận hứa “tiếp cận cuộc tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình”. Dường như thiếu tin tưởng vào ngôn từ này, ngày 27/9 tại Tokyo, Tổng thống Aquino lại ký thỏa thuận củng cố quan hệ hải quân với Nhật, cũng nhân danh duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
    Một ngày sau đó, giới chức quốc phòng Nhật và ASEAN có cuộc họp gây chú ý về hợp tác và tham vấn ở Biển Đông. Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản Kimito Nakae nói sau cuộc gặp rằng quan hệ giữa nước ông và khối ASEAN “đã trưởng thành từ đối thoại sang quan hệ mà Nhật đóng vai trò hợp tác cụ thể hơn”. Ông này còn nói rằng căng thẳng ở Biển Đông sẽ cần thêm hợp tác từ Mỹ và Ấn Độ.
    Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và ký thỏa thuận khai thác dầu giữa ONGC Videsh của Ấn và PetroVietnam - một thỏa thuận bị TQ phản đối.
    Cuối tháng 10/2011, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh lại đến Nhật ký với người tương nhiệm của Nhật Bản một biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng.
    Ấn Độ và chính trị nước lớn tại Đông Nam Á
    Các sự kiện trên, cùng những cam kết chiến lược và thương mại mới của Nhật-Ấn sẽ có thể làm các nước ASEAN có lập trường vững vàng. “Nhưng bất kỳ dấu hiệu nào là Mỹ đang chỉ huy các liên minh song phương trong ASEAN, cộng thêm sự tham dự của Nhật Bản và Ấn Độ nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc cũng sẽ có nguy cơ tạo ra căng thẳng, mà khi đó các đồng minh ASEAN sẽ mong chờ Washington phản ứng mạnh không kém”.
    Một chuyên gia quốc phòng của trường King's College (London) nhận xét “chính trị đại cường trong khu vực chỉ mới vừa bắt đầu”.
    Viết trên tạp chí YaleGlobal ngày 28/10, ông này ghi nhận việc lãnh đạo hai nước láng giềng của TQ,Myanmar và VN, đều thăm Ấn Độ trong tháng 10/2011. “Đây là thời điểm đại hỗn loạn trên không gian chiến lược của châu Á và Ấn Độ đang cố gắng chứng tỏ có vai trò với các nước trong vùng”. Tác giả bình luận. “Cùng với sự trỗi dậy kinh tế và chính trị, Bắc Kinh bắt đầu ra lệnh cho các nước láng giềng về giới hạn trong cư xử, bộc lộ rõ phí tổn của chính trị đại cường”. “Mỹ và các đồng minh đã bắt đầu đánh giá lại chiến lược trong vùng, một liên hiệp mơ hồ nhằm cân bằng với Trung Quốc đang hiện ra”.
    Tác giả cho rằng các nước nhỏ hơn trong vùng nay tìm đến Ấn Độ như một thế lực cân bằng trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và lo ngại Mỹ sẽ rút khỏi khu vực trong tương lai gần. Ông cũng kêu gọi Ấn Độ cần phải “thuyết phục hơn để khẳng định mình là đối tác chiến lược có thể tin cậy trong vùng”.
    Chia sẻ quan điểm rằng châu Á nghi ngờ cam kết của Mỹ trong vùng và rằng khu vực này đang bước vào giai đoạn tranh đấu quyền lực mới, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Carneige Endowment (Mỹ), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Tổng thống Obama có mặt ở Bali. ASEAN khó khăn khi phải lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ (và Nga) có mặt ở hội nghị Đông Á, một diễn tiến mà ban đầu Trung Quốc phản đối nhưng được khối ASEAN khuyến khích.
    [​IMG]





    Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga sẽ tham dự EAS lần thứ VI tại Bali, 2011
    Nhưng ASEAN cũng nghi ngờ cam kết của Mỹ. Ví dụ, ASEAN không hứng thú gì về dự luật của Thượng viện Mỹ có mục đích gây sức ép với TQ để nâng giá nhân dân tệ. Các nước cho rằng nếu nó trở thành luật, Đông Nam Á sẽ chịu thiệt hại kinh tế. Những khó khăn tài chính của Mỹ, bế tắc chính trị ở Washington và một Tổng thống Obama bị trong nước chỉ trích, thật trái ngược với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, sự chuyển giao quyền lực khá suôn sẻ cho năm 2012 và khả năng có hành động tập thể khi cần thiết tại Trung Quốc.


    Tương lai kinh tế của ASEAN gắn kết với Trung Quốc, với dự định có khu vực thương mại tự do vào năm 2015 và xây dựng cơ sở hạ tầng giúp giao thương xuyên quốc gia mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò chủ lực. Nhưng mặt khác, nhiều nước trong ASEAN lo ngại về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh và sự có mặt của Mỹ trong vùng cũng sẽ giúp họ tương đối yên tâm.
    Những diễn biến trái ngược này cho thấy Đông Nam Á đang chuyển sang một sự cân bằng quyền lực mới trong khi điểm tựa lại chưa có. Hội nghị Đông Á và hội nghị APEC tháng 11/2011 sẽ là “cột mốc quan trọng trong con đường dài trước mặt”.
    Chính sách hướng Đông của Nga và quan hệ với Trung Quốc và EAS
    Khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang được nhìn nhận như là trung tâm lực hút mới của thế giới, sự nổi lên của một cấu trúc xoay dựa vào các cường quốc châu Á đã làm dấy lên câu hỏi về vai trò của Nga, trong bối cảnh Mátxcơva đang tăng cường sự hiện diện ở Viễn Đông. Một bài viết đăng trên báo Dân tộc mới đây nhận xét việc Nga trở thành thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và đăng cai tổ chức Cuộc họp của các nhà lãnh đạo APEC vào năm tới đang đem đến cơ hội cho Nga định rõ vai trò của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy sự hợp tác liên khu vực.
    Hiện Nga đang được thừa nhận như là một cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không mang tính đe dọa trên toàn cầu. Tuy vậy, các nhà phân tích trong khu vực vẫn tỏ vẻ hoài nghi về lợi ích Nga đặt tại châu Á và liệu những lợi ích đó có tương thích với những nước tham gia cuộc chơi trong khu vực hay không?
    Những đánh giá sớm từ năm 1997 của Nga cho rằng Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất đối với những lợi ích của Nga và đồng minh (của Nga). Nhà phân tích Alexei Arbatov và một số học giả hàng đầu của Nga dự đoán trong 5-20 năm tới, Nga cần thận trọng theo dõi sự bành trướng của Trung Quốc hướng tới Siberia và Viễn Đông, cũng như tại Trung Á. Tâm trạng lo lắng đó đã giảm đi nhờ nỗ lực xây dựng lòng tin, dẫn tới sự hình thành của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào năm 2001. Tuy nhiên vào năm 2009, Tướng Nikolai Makarov của Nga từng ngụ ý rằng Trung Quốc và NATO “là hai đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất” của nước Nga. Sau một thời gian sụt giảm, Nga đã và đang tranh đấu để chứng tỏ họ không thiếu năng lực thay đổi chính sách đối ngoại và hướng trọng tâm từ phương Tây sang phương Đông. Bên cạnh việc Vladivostok - từng là thủ phủ của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga - đăng cai Hội nghị của các nhà lãnh đạo APEC vào năm 2012, Mátxcơva cũng mở rộng chương trình liên bang phát triển vùng Viễn Đông đến năm 2013, theo đó quỹ phát triển Vladivostok được nâng từ 241,2 triệu USD lên 13,7 tỷ USD.
    Nỗ lực tăng cường phát triển kinh tế - xã hội ở Siberia và vùng Viễn Đông của Nga là một phần trong những ưu tiên chiến lược chính của nước này trong khu vực. Học giả Sergei Karaganov hồi tháng 9/2011 đã giới thiệu Xibêri như là nguồn tài nguyên mới đáp ứng cơn khát của châu Á, và Siberia có thể thu hút nguồn vốn đầu tư phong phú từ cả Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia lẫn Xingapore.
    Giới bình luận lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Nga dưới thời ông Vladimir Putin mang dấu ấn của một chính sách “châu Á hóa” ngay từ ban đầu. Nước Nga thời Putin xem sự mở rộng của NATO sang phía Đông là có hại cho các lợi ích của họ trong khu vực vốn từng chịu nhiểu ảnh hưởng của Liên Xô trước đây. Vì thế điện Cremli theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương hướng nhằm tạo nên các mối quan hệ đối tác và hòa nhập Nga vào trong nhiều cấu trúc đa phương.
    Trong một cố gắng đề đạt chủ trương và ý tưởng tới ban lãnh đạo nước Nga, Hội đồng Nga về Tổ chức Hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP) đã trình lên Tổng thống Dmitry Medvedev một báo cáo có nhan đề “Hướng Đông: Chiến lược của Nga trong khu vực châu Á-TBD” năm 2010. Hội đồng trên đưa ra khẩu hiệu “Dựa vào phương Tây, Ổn định phía Nam và Hướng sang phương Đông”, đồng thời xem Nga như là một đất nước “châu Âu - Thái Bình Dương”, cần là người chơi linh hoạt trong quá trình thành lập một cấu trúc mới của khu vực và cảnh báo về nguy cơ bị đứng ngoài rìa nếu không tích cực tham gia cuộc chơi. Nga thường tự nhận như là cầu nối tiềm năng giữa châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương và đề cập về Nhóm G20 trong mô hình mới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một học giả tại Singapore đánh giá ASEAN là “người anh hùng thầm lặng”./.


    Lưu Việt - Tổ Quốc
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    No-U đã đến cột cờ Lũng Cú


    Không như mọi sáng chủ nhật, thay vì đi dạo ở Hồ Gươm, tôi lại đang ở thị xã Đồng Văn cùng nhóm bạn phượt kiểu U50. Nói là U50 nhưng họ mới chỉ ngoài 40 một tý. Lẽ ra bọn tôi lên đường đi Lũng Cú từ sớm, nhưng vì muốn đi chơi chợ vùng cao nên mới nấn ná ở lại. Hai tay thợ ảnh chuyên nghiệp nhất bọn thì đã dậy từ sớm để đi săn ảnh. Không khí se lạnh của miền núi đá khiến chúng tôi phải mặc thêm áo khoác rồi mới đi xuống phố.
    Buổi sớm ở vùng cao bắt đầu muộn hơn dưới xuôi. Đằng sau những mái nhà trong phố là những dãy núi đá điệp trùng vẫn mơ màng trong sương. Cái gian chợ cũ bằng đá có lợp mái vắng hoe vắng hoét. Mấy cái cột đá vẫn còn ám khói đen xì, có lẽ trước đây từng là nơi đặt các chảo thắng cố. Hỏi ra mới biết người ta đã mở một cái chợ mới ở cách đó hơn 100 mét, cốt để tránh ô nhiễm môi trường cho thị xã.
    Chúng tôi đi bộ sang chợ mới. Đấy là một bãi đất trống khá rộng, trên đó là một vài dãy lều tạm. Nhưng thú thực là tôi không hề thích thú chen chân trong đám đông một chút nào. Trong khi mấy vị trong đoàn len lỏi vào chợ ngó nghiêng chỗ này chỗ nọ, tôi đứng riêng ra một nơi quan sát người qua lại. Tiếc hùi hụi khi thấy một cô gái dân tộc xinh như mộng, mà không có một tay phó nháy nào cạnh đó để chớp lấy vài kiểu.
    Phần lớn dân ở đây là người H’Mông. Tôi nhận thấy các thiếu nữ H’Mông có vẻ phổng phao trong khi cánh nam giới lại nhỏ thó. Thanh niên đa phần đến chợ là để đi chơi, mua sắm. Một người đàn ông dắt một con trâu mẹ đi trước, con nghé đã lớn lóc cóc theo sau. Một số người tiến tới, bu quanh hai mẹ con nhà trâu xem xét, hẳn đây là một vụ mua bán. Lẽ ra tôi nên đến hỏi xem giá hai mẹ con nhà trâu là bao nhiêu, nhưng đầu óc tôi lại cứ bận bịu về số phận những con vật bị chủ đem bán, cứ thương xót vẩn vơ một cách vô lý.
    Người ta dắt qua dắt lại những con chó to nhỏ đủ kiểu, nhưng đều có cái chung là lông chúng xơ xác và khá bẩn. Chả biết con nào vừa được mua, con nào đem đi bán. Buồn cười nhất và cũng thương nhất là một con lợn lang chừng chục ký, kêu la thảm thiết khi bị kéo đi bằng một sợi dây buộc vòng qua nách. Con lợn tỏ ra “bất hợp tác” khi cứ trì hai chân sau cố cưỡng lại, nên gần như bị kéo lê đi trên mặt đất. Cái tiếng kêu eng éc của nó vang dội suốt dọc đường nó bị kéo qua. Thôi mày cố đi lợn con! Tý nữa về rồi người ta sẽ cho mày ăn, rồi mày sẽ dần quen với cuộc sống mới thôi.
    Khi những hạt mưa bắt đầu lác đác rơi, đám thợ săn ảnh mới chịu rời chợ trong luyến tiếc. Chúng tôi rời thị trấn Đồng Văn trong làn mưa rơi nặng hạt. Suốt dọc đường, cả bọn kể chuyện rôm rả về chuyến khám phá phiên chợ vùng cao. Trong khi tôi lo lắng nhìn bầu trời xám xịt, không biết nếu đến Lũng Cú vẫn mưa thì có lên được cột cờ không, thì cánh thợ ảnh thì chỉ quan tâm đến việc nếu không có gió thì cờ sẽ không bay, không có nắng thì chụp sẽ không đẹp.
    Thật kỳ diệu, khi xe chúng tôi vượt qua một khúc cua tay áo, cả bọn bỗng ồ lên vì một khoảng không gian trong vắt hiện ra bên này núi. Đi một chốc thì nắng lại hửng lên, không khí náo nức bao trùm cả nhóm. Chiếc xe dường như lao đi nhanh hơn.
    Kia rồi! Cột cờ kia rồi. Cột cờ Lũng Cú kia rồi. Cả bọn chợt náo nức hẳn lên.
    Hóa ra đường lên cột cờ đã được xây thành bậc thang nghiêm chỉnh, khá rộng và chủ yếu là chiều cao của mỗi bậc thang rất dễ đi, thậm chí hai bên còn có tay vịn bằng inox. Nói dễ đi thì dễ, chứ mới bước vào U60 như tôi cũng khá là vất khi leo hơn bảy trăm bậc thang để lên đến chân cột cờ, rồi lại thêm hơn trăm bậc nữa để lên đỉnh tháp. Trong khi mấy tay phó nháy đang mải mê chụp dưới chân cột cờ thì tôi và phu nhân Hoàng Cường túc tắc leo lên, vừa leo vừa “kéo bễ”. Tuy mệt nhưng không thể kìm được sự hưng phấn khi từ trên cao nhìn xuống, cảm giác nhẹ bẫng bởi không khí trong lành và màu xanh mướt mát của cây cối xung quanh.
    Quả là giời phù hộ! Khi chúng tôi lên đến chân cột cờ thì nắng lúc trước đã có vẻ nhạt đi nay lại hửng lên, bầu trời trở nên trong xanh với những gợn mây nhẹ như những làn khói. Trên đầu chúng tôi, lá cờ đại đỏ thắm khoan thai bay thành những cuộn sóng oai hùng và ngạo nghễ. Tôi tin rằng tất cả những người đã lên đến đây, trong lòng đều mang một niềm thành kính và xúc động khi nhìn lá cờ tung bay lồng lộng trong gió, cảm thấy trong huyết quản trào dâng mãnh liệt về một lòng tự hào dân tộc sâu sắc, với những ký ức xa xưa của lịch sử cha ông đang vọng về đâu đây…
    [​IMG][​IMG]

    Sau phút say sưa chiêm ngưỡng cảnh quan, ai nấy đều thi nhau chụp ảnh, hòng ghi dấu mình đã từng đặt chân đến nơi đây. Tôi và Hoàng Cường thêm một hạnh phúc nữa là lập thành một đội No-U dưới chân cột cờ Lũng Cú, hạnh phúc khi gõ vào facebook những dòng chữ reo vui: No-U đã lên đến cột cờ Lũng Cú. Hẳn rằng anh chị em trong đội No-U sẽ có phần bất ngờ và ghen tỵ nữa, khi nhìn thấy ảnh của chúng tôi ở đó.[​IMG]
    Quả thực Xuân Diện đã kêu ngay lên trách cứ tôi bí mật đi một mình, khi tấm hình đầu tiên tôi chụp ở cao nguyên đá Đồng Văn mới được post lên facebook. Rồi đến lượt anh chị em thi nhau tố tôi ăn mảnh, có người còn nghi tôi đi với “bồ”. Hoàng Cường thì giữ bí mật cho tới tận lúc về, vì gã đã bỏ lỡ trận đấu của đội bóng đá No-U vào chiều chủ nhật. Không khéo về anh em đội bóng “làm thịt” gã mất.
    Thực ra mấy anh em bạn bè của vợ chồng Hoàng Cường, những người đam mê du lịch, đam mê chụp ảnh đã hẹn hò nhau từ lâu về chuyến đi này. Khi bố trí được lịch khớp nhau là họ đi ngay. May mà Hoàng Cường thấy tôi mê những bông hoa Tam giác mạch trên blog của gã nên mới rủ tôi đi cùng. Nếu không có lẽ còn rất lâu nữa, những bông hoa Tam giác mạch vẫn chỉ là trong giấc mơ của tôi mà thôi.
    Thật thú vị khi được đi cùng những anh chàng mê du lịch, mê chụp ảnh và mê…ô tô. Ngoài tôi và vợ Cường thì bốn người kia đều là những tay lái khá cả. Suốt dọc đường, hai chị em tôi ngồi nghe họ nói về kỹ thuật chụp ảnh, về các đời xe như vịt nghe sấm. Khi nhìn thấy đội hình máy ảnh xịn của mấy anh chàng kia, tôi hết cả ân hận về cái máy chụp ảnh bé tý của mình bỗng dở chứng liệt. Thôi thì tôi cứ làm ngư ông đắc lợi, cứ để cho mấy anh chàng ấy chụp xong rồi về xin xỏ họ, đương nhiên là mỹ mãn hơn nhiều cái loại ấm ớ như tôi chụp.
    Nếu không bị hạn chế về thời gian, hẳn cả nhóm vẫn chưa chịu “hạ sơn”. Tôi nói giời phù hộ không ngoa vì khi chúng tôi chụp ảnh xong thì trời lại trở nên âm u, nắng gió trốn biệt, xuống đến chân núi thì bắt đầu mưa. Vậy là trong khoảng khắc đẹp nhất của ngày chủ nhật, chúng tôi đã kịp thời có mặt ở đây, thật quá bõ cái công đi hơn năm trăm cây số để đến được cột cờ Lũng Cú.
    Sẽ không là hoàn hảo cho chuyến đi nếu không nói đến những bông hoa Tam giác mạch. Khi nhìn thấy một thảm hoa bạt ngàn những bông Tam giác mạch li ti mầu hồng, tím, pha lẫn trắng trên ảnh, tôi cứ ngỡ đó là cảnh chỉ có ở bên châu Âu. Có ngờ đâu đất nước mình đẹp thế, đẹp đến mức làm nao lòng những gã thợ ảnh, những kẻ yêu thích đi phượt vốn từng lang thang trên khắp các nẻo đường đất nước, để đem đến cho những người như tôi được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp đến say đắm lòng người.
    Tôi đang ao ước một lần trong đời đến Hà Giang, chỉ để ngắm hoa Tam giác mạch thôi. Bởi vậy, khi nghe Hoàng Cường (anh em hay gọi là Cường bóng) hỏi tôi đã khỏe chưa, có muốn đi chơi không, mà lại đi ngắm hoa Tam giác mạch cơ đấy, thiếu điều tôi rú lên vì mừng. Có không khỏe thì tôi cũng phải bảo là khỏe, thực sự là cái bệnh khớp vẫn đang hành hạ tôi. Nhưng thây kệ, kiểu gì tôi cũng phải đi, dù đã được cảnh báo là phải trèo lên đỉnh núi, nơi có cột cờ Lũng Cú đấy.
    Thoạt đầu chưa thấy hoa Tam giác mạch đâu, chỉ thấy toàn núi đá suốt dọc đường đi. Ừ thì kỹ vĩ đấy, nhưng nhìn mãi thì thấy chỗ nào cũng như chỗ nào. Lúc đầu thì còn trầm trồ, xuýt xoa, nhoài hết cả người ra để ngắm nghía. Xa xa vẫn là điệp trùng núi đá, những ngọn núi cao ngất, xanh rì khi thì mây như dải khăn cuốn ngang cổ, khi thì đỉnh núi vẫn chìm trong mây.
    Đi hàng trăm cây số vẫn là núi đá như thế, sự phấn khích nguội dần. Cho tới khi những luống hoa Tam giác mạch đầu tiên xuất hiện, chúng tôi cũng mới chỉ tò mò quan sát vì nó thưa thớt quá. Vì thiếu sự chỉ dẫn nên chúng tôi mất khá nhiều thời gian chụp ảnh ở những ruộng hoa Tam giác mạch không lớn lắm, nhưng cũng khá rực rỡ. Cũng ồ à, cũng leo trèo vì những ruộng hoa Tam giác mạch thường ở dưới triền dốc bên vệ đường. Cánh nữ cố len vào giữa ruộng để làm dáng, riêng tôi thực sự vụng về trong việc làm “ảnh mẫu”, lúc này mà có Kim Tiến ở đây thì có mà chết với con bé.
    [​IMG]Qua cột cờ Lũng Cú để đến thăm dinh cơ của nhà họ Vương một đoạn, nhất loạt chúng tôi đều ồ lên kinh ngạc. Một bức tranh ngoạn mục hiện ra trước mắt khiến chiếc xe khựng lại ngay tức khắc. Cả bọn chúng tôi nhảy vọt ra khỏi xe, tâm trạng cực kỳ phấn khích. Lớp lớp những thửa ruộng bậc thang từ vệ đường tới sát chân núi toàn một màu hoa Tam giác mạch. Điểm giữa những vạt ruộng là những cây thông thẳng tắp khiến cho khung cảnh mang màu sắc thật giống châu Âu. Đám phụ nữ chúng tôi cố gỡ gạc thêm mấy kiểu, chủ yếu là mấy tay phó nháy, chạy ngược chạy xuôi chụp ảnh. Mồ hôi chảy nhỏ giọt dưới cằm Tuấn, tay máy trẻ nhất đoàn. Cậu chàng mà bỏ lỡ một khoảng khắc nào đó là cứ xuýt xoa tiếc rẻ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sự may mắn vẫn luôn đến với chúng tôi vào những thời khắc quan trọng nhất. Suốt cả ngày, thời tiết như một cô nàng đỏng đảnh, cứ lúc mưa lúc nắng. Nhưng cứ đến những nơi không thể bỏ qua thì nắng lại hửng, trời lại trong. Cũng vì ham chụp ảnh mà chúng tôi lo đến nhà họ Vương muộn quá. Tạm biệt hoa Tam giác mạch, xe chúng tôi lao đi hối hả trong bóng chiều đang dần buông. Những kẻ trên xe cười nói hỉ hả, lòng đầy mãn nguyện. Xe đang lao nhanh thế, vèo qua 3 cô bé gái đang địu những gùi hoa Tam giác mạch sau lưng. [​IMG]Đã ra nghị quyết là không nấn ná thêm phút nào nữa, ấy vậy mà đi quá mất một quãng rồi mà chiếc xe vẫn khựng lại, các tay máy nhảy bổ xuống xe, chạy lúp xúp ngược trở lại, trước khi chạy đi vẫn không quên vốc lấy một vốc kẹo cho lũ trẻ. Tôi thật sự cảm động trước sự đam mê của những chàng trai vốn là kỹ sư xây dựng, kỹ sư giao thông này. Bởi bao nhiêu năm nay, tôi quá quen với cảnh đám viên chức nhà nước tối ngày không nhậu nhẹt, cờ bạc, thì lại chơi game. Đoàn thanh niên hay công đoàn thi thoảng có phát động phong trào nào đó cũng chỉ là hình thức, kinh phí chủ yếu là do xin được…
    [​IMG]
    Phía sau xe đã xuất hiện 3 cô bé gùi hoa Tam giác mạch, bọn trẻ có vẻ bẽn lẽn trước những ống kính đang chĩa về phía chúng. Các tay máy vừa đi giật lùi, vừa khuyến khích các cô bé bước đi. Những gương mặt nhỏ nhắn, những thân hình bé nhỏ dễ thương với những chiếc gùi đầy hoa Tam giác mạch mới cắt tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời và khó quên. Trước khi lên xe, các chàng trai lại chia thêm kẹo cho lũ trẻ, luôn miệng cảm ơn và khen chúng ngoan. Tôi nghĩ các cô giáo dạy trẻ chưa chắc đã dịu dàng với trẻ em hơn những chàng trai này.[​IMG]
    Chúng tôi đến dinh cơ nhà họ Vương khi trời đã xẩm tối. Mặc dù phải mua vé nhưng chẳng có ai làm hướng dẫn viên cả. Giờ này thì làm gì có ma nào đến tham quan như chúng tôi kia chứ.
    Dinh cơ của vua Mèo đây ư? Trong bóng tối nhập nhoạng, chúng tôi bước vào khu nhà vắng tanh. Mặc dù không còn bé bỏng gì, nhưng đám phụ nữ chúng tôi vẫn sợ bóng tối và sự im lặng lạnh lẽo của khu nhà. Trong khi cánh đàn ông xông pha vào tít phía trong thì hai chị em tôi rúm ró lại vì sợ, vội vội vàng vàng chuồn ra cửa cho nhanh. Ra đến cửa rồi, tôi mới yên tâm quay lại quan sát bên ngoài khu dinh thự, hình dung ra một thời tấp nập kẻ ăn người ở, với lính tráng đi lại trong khu nhà này. Giá như chúng tôi đến sớm hơn, có hướng dẫn viên hẳn hoi thì chắc thú vị hơn nhiều.
    Chúng tôi lên đường về Hà Nội vào lúc hơn 6 giờ tối. Đêm đen kịt bủa vây chiếc xe cô độc. Sau một ngày leo trèo, chụp ảnh đến mệt lử, bốn người đàn ông lại thay phiên nhau lái xe suốt đêm cho kịp về Hà Nội vào sáng thứ hai. Quả là một chuyến đi không thể nào quên.
    Cảm ơn nhé Hoàng Cường! Cảm ơn những người bạn đồng hành đã cho tôi tham gia chuyến đi hạnh phúc này. Hy vọng một ngày nào đó, lại được rong ruổi cùng các bạn trên những nẻo đường khám phá kỳ thú khác.
    Hà Nội 9/11/2011
    Ghi chú: Những bức ảnh trên được Hoàng Cường đồng ý lấy từ thanhvdgt1.blogspot.com
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đòn bẩy của “thế trận đa phương”



    (11/9/2011 8:54:21 AM) Tháng 10 và những hoạt động ngoại giao của Việt Nam là một minh chứng cho một thế trận "đa phương" như vậy với hai điểm nhấn. Một là khẳng định lại những lợi ích với các nước chiến lược gần gũi và trực tiếp. Hai là khuếch tán vùng phủ sóng đến các đối tác mới, thông qua việc cân bằng mẫu số chung về lợi ích.



    "Đa phương" hiểu theo cách thông thường là mối tương tác hay hoạt động của một quốc gia với các tổ chức quốc tế hay diễn đàn thế giới. Báo chí hay đề cập đến thành tựu ngoại giao đa phương Việt Nam là chúng ta đã gia nhập hơn 60 tổ chức quốc tế, quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ (NGO), là chủ nhà của nhiều hoạt động quốc tế quan trọng.

    Theo nghĩa rộng, "đa phương" hàm ý cách tiếp cận ngoại giao dựa trên sự tham gia của nhiều nước khác nhau, san sẻ cùng lợi ích, theo đuổi cùng mục tiêu và dựa trên cùng phương chỉ nam hành động. Tham gia cuộc chơi "đa phương", quốc gia bị ràng buộc thông qua những quy tắc - khuôn khổ nhất định, ngược lại cũng có thể dựa vào cục diện này làm đòn bẩy sức mạnh cho mình.

    Tháng 10 và những hoạt động ngoại giao của Việt Nam là một minh chứng cho một thế trận "đa phương" như vậy với hai điểm nhấn. Một là khẳng định lại những lợi ích với các nước chiến lược gần gũi và trực tiếp. Hai là khuếch tán vùng phủ sóng đến các đối tác mới, thông qua việc cân bằng mẫu số chung về lợi ích.

    Những điểm nhấn của tháng 10

    Sẽ không quá thậm xưng khi gọi tháng 10 là thời khắc "cao điểm" năm 2011 của đối ngoại Việt Nam, kết thúc bằng chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng *************** theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Hai bên đang xem xét những điều khoản trong bản tuyên bố chung thỏa thuận vào năm ngoái, còn gọi là "Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á".

    Trước đó, cũng tại Nhật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký kết "Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương". Tuần trước, ************* Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến viếng thăm làm việc tại Philippines với những thỏa thuận về hợp tác an ninh hàng hải quan trọng. Cách đó không lâu, Chủ tịch cũng đã có chuyến công du quan trọng sang Ấn Độ ký kết sáu văn kiện hợp tác từ pháp lý, dầu khí, văn hóa, thể thao và du lịch.

    Cùng một khoảng thời gian, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, ************* Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Kết quả của hai bên đạt được là "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" nhằm hướng tới việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề tại khu vực tranh chấp biển Đông. Hướng về châu Âu, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng *************** ký "Tuyên bố chung Hà Nội - Đối tác chiến lược vì tương lai".

    [​IMG]
    ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III chứng kiến lễ ký Chương trình Hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2011-2016. Ảnh TTXVN


    Ngày 26 trong cùng một tháng, hai người đồng nhiệm hàm thứ trưởng ngoại giao đã chủ trì cuộc Đối thoại chiến lược Việt - Anh lần thứ nhất tại London, bàn về hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia. Được biết, Anh là đối tác thứ tám đã ký kết thỏa thuận "Đối tác chiến lược" với nước ta.

    Những sự kiện tuy tách biệt nhưng có quan hệ tác động với nhau. Nhiều nhà quan sát nhấn mạnh tính chiến lược thông qua các hoạt động đối ngoại này như cách góp phần xây dựng một trật tự an ninh khu vực mới, đặc biệt sau các vụ va chạm trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Trong hầu hết các cuộc làm việc, vấn đề an ninh hàng hải luôn được đặt lên thành một trong những chủ đề quan trọng.

    Một số ý kiến ngược lại cho rằng, đây là một bước nối dài của đường lối đối ngoại "rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa muốn là bạn và đối tác tin cậy" với các nước trong cộng đồng quốc tế sau nghị quyết 13 năm 1988 và ngày càng được tập trung mạnh mẽ hơn ở những kỳ đại hội sau. Gắn kết lại, một bức tranh nhiều gam màu dần ló dạng. Nhìn qua những sự kiện, có thể ví von đây là quá trình khẳng định lợi ích nội biên, mở rộng lợi ích ngoại biên của đối ngoại Việt Nam.

    Lợi ích nội biên, lợi ích ngoại biên

    Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines (đằng sau đó là các nước Đông Nam Á khác và toàn khối ASEAN) là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ góc nhìn địa chiến lược, bất kỳ biến động nào từ những nước trên có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tình khu vực và trong nước. Quan hệ hữu hảo với khối này là đảm bảo tốt lợi ích nội biên. Đặc biệt với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, vấn đề làm sao gắn kết vào nền kinh tế có 1,34 tỉ dân này, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào, phải song hành cùng vấn đề làm sao đảm bảo sự gắn kết ấy mang lại kết quả tích cực về cán cân quyền lực.

    Ở điểm này, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines cùng chung góc nhìn. Được dẫn lời khi hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Ichikawan đánh giá: "Bản ghi nhớ này mang ý nghĩa đặc biệt vì nó là cơ sở cho việc tăng cường trao đổi và hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Việt Nam, với tư cách một nước lớn ở Đông Nam Á".

    Với Philippines, bên cạnh việc ký kết thỏa hiệp cho phép hải quân hai nước chia sẻ thông tin, phối hợp theo dõi và tiếp ứng trong tình hình khẩn cấp trong vùng biển Trường Sa, thì sự kiện lãnh đạo hai nước đã kêu gọi thành lập một "khu vực hòa bình" ở Biển Đông là điểm nhấn. Ổn định đại cuộc là vấn đề then chốt cho phát triển, như phát biểu mới đây của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Mà ổn định đại cục không phải chỉ là chuyện riêng của Việt Nam.

    Ở vùng ngoại biên, Việt Nam đứng trước cơ hội để mở rộng vùng "phủ sóng". EU hướng Đông (hướng của các nước Á châu) không chỉ là một khẩu hiệu suông. Toàn cầu hóa kinh tế, với làn sóng phát triển của châu Á, đang là một lực hút. Đức, Anh, Pháp,... - những cường quốc của lục địa già đang chuyển hướng hay trong tư thế chuyển hướng. Dự Diễn đàn kinh tế Đức - Việt Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh: "Ở Đức có khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và tại Việt Nam cũng có hơn 100.000 người có thể nói được tiếng Đức.

    Với tư cách Thủ tướng Chính phủ Đức, tôi tự hào về dấu ấn thể hiện mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp và tiếp tục hứa hẹn nhiều tiềm năng giữa hai nước". Mở rộng lợi ích ngoại biên ở đây đồng nghĩa với việc gắn kết hơn với những nước này vào những vấn đề hợp tác đa dạng trong nhiều mặt. Tuy không trực tiếp chia sẻ tương đồng địa dư, tuy không gần gũi với nhau qua chiều dài lịch sử - văn hóa, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại, kinh tế, giáo dục, đầu tư... sẽ giúp cho số phận của các bên đan xen lẫn nhau chặt chẽ hơn. Cùng lợi ích có thể dẫn đến theo đuổi cùng một mục tiêu và đồng thuận với nhau cùng một khung hành động.
    Giữa hai vùng tối và sáng luôn có một khoảng trống không thể gọi tên. Vai trò của Ấn Độ và lợi ích chia sẻ với Việt Nam có thể xem là khoảng tranh tối tranh sáng như thế. Là một nước châu Á, phần nào cùng một điểm gần về văn hóa, nhưng cách biệt hơn về địa lý đã làm cho sự kết nối giữa hai nước còn nằm ở dạng "quan hệ hữu nghị".

    Các động thái gần đây trong quan hệ Việt - Ấn khiến cho bức tranh chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đa sắc màu hơn, tờ The Economist đưa ra nhận định. Mô hình hợp tác của hai nước dường như khác với xu hướng liên minh quân sự để đối phó lại một đối thủ chung nào đó (tương tự như mục thứ ba trong quan điểm "ba không": không dựa vào nước này để chống nước kia của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh).

    Quan sát trên tờ PhilStar, một bình luận viên đánh giá những bước đi của Việt Nam và Philippines đang góp phần vào ổn định tình hình căng thẳng tại vùng.

    Hợp tác giữa hai nước trước hết là để hiểu rõ hơn quan tâm và nhìn nhận chiến lược lẫn nhau hơn, Giáo sư Aileen SP. Baviera, từ Đại học Philippines phát biểu trên BBC.

    Ở góc nhìn dài hơi, nó phản ánh cách tiếp cận "thiên về luật và định chế quốc tế" đang được các nước ASEAN ưu tiên trong giải pháp Biển Đông.

    Sự trỗi dậy như một cường quốc mới nổi, cùng với chính sách "Hướng về phương Đông" thập niên 1990, mở rộng vùng địa dư truyền thống, dẫn đến quá trình lệch chuyển lợi ích của Ấn Độ từ ngoại biên vào nội biên, đặc biệt đối với các nước ASEAN. Quan hệ Việt - Ấn phát triển tích cực trong thời gian gần đây với những hợp tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực. Con số 7 tỉ USD thương mại song phương hai nước dự kiến vào năm 2015 có thể chỉ mới là tương đối, nhưng nó có thể khởi đầu cho một quá trình.

    Một khoảng trống khác - tuy vắng bóng trong tháng 10 trên lịch trình đối ngoại Việt Nam - nhưng cũng đã tái khẳng định lại vị trí lợi ích nội biên của mình ở khu vực, đó là Hoa Kỳ. Cường quốc này và bài toán chiến lược của họ gần như ngã ngũ: lựa chọn tái tập trung hướng về châu Á - Thái Bình Dương. Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011), Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn tại khu vực này trong vòng 5-10 năm tới.

    Trên bài viết mới đây trên tạp chí Foreign Policy được giới chuyên gia xem như một học thuyết mới của chính sách đối ngoại Mỹ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng kêu gọi "gia tăng đầu tư đáng kể về ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và các lĩnh vực khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Đối với các nước Đông Nam Á, mức độ "liên minh" với Mỹ sẽ tiếp tục gắn kết trên bình diện hợp tác đa phương, nếu vị trí của Washington được tái khẳng định trong lộ trình hướng tới Cộng đồng chung Đông Á (East Asian Community - EAC), dự kiến họp trong tháng 11 này.

    "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" là câu nói đã trở thành bất hủ của Archimedes. Nếu đòn bẩy về lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người, thì với "đòn bẩy đa phương" đang được khởi động, Việt Nam sẽ tạo dựng cho mình một lực đẩy như thế nào để có lợi ích cao nhất về cho quốc gia? Câu trả lời đã nhận được những tín hiệu sáng từ tháng 10.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này