Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7479 người đang online, trong đó có 1076 thành viên. 10:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43530 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc: Việt Nam mua thêm 20 Su-30MK2 của Nga



    (11/9/2011 8:42:29 AM) Theo tạp chí Quốc phòng Châu Á và Trung Quốc trích dẫn từ trang web Kính tiềm vọng 2 của Nga thì trong năm 2011 này Nga sẽ tiếp tục bán cho Việt Nam thêm 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 nữa.



    >> Su-30 và các biến thể


    [​IMG]Trong năm 2011 này Nga sẽ bán cho Việt Nam 20 Su-30MK2 với những tính năng kĩ thuật của tàu cũng như vũ khí có nhiều sự thay đổi
    Tờ tạp chí Quốc phòng Châu Á và Trung Quốc số ra tháng 10 này cho biết: "Theo như trang Web Kính Tiềm Vọng 2 của Nga trích dẫn thông tin từ các quan chức Bộ quốc phòng Nga cho biết trong năm 2011 này Việt Nam sẽ nhận thêm 20 chiếc Su-30 MK2 nữa từ Nga theo hợp đồng kí kết trước đó. Theo đó, thì từ tháng 6 năm 2011 Việt Nam đã nhận được 18 Su-30MK2 còn 2 chiếc nữa Nga sẽ chuyển cho Việt Nam vào cuối năm nay".

    "Các máy bay Su-30 MK2 của Việt Nam được nhận đợt này có nhiều thay đổi về mặt kĩ thuật cũng như trang bị vũ khí theo yêu cầu riêng của Bộ quốc phòng Việt Nam", tờ báo này cho biết thêm.

    Trong số các khách hàng của Nga ở Đông Nam Á thì Việt Nam hiện nay đang là nước mua nhiều Su-30/27 của Nga nhất, nhưng Việt Nam vẫn cần thêm nhiều máy bay Su-30 hơn nữa cho việc hiện đại hóa không quân. Một quan chức của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

    [​IMG]Các loại máy bay Su-30 của Việt Nam
    "Chúng tôi đang dự định mở chi nhánh bảo dưỡng và sửa chữa máy bay của công ty Sukhoi tại khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam đang là nơi có tính khả thi cao nhất. Hiện nay trong biên chế của Không quân Việt Nam đang có một số lượng lớn máy bay của công ty Sukhoi như Su-22, Su-27 hay các loại Su-30 bên cạnh đó còn rất nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á cũng sở hữu máy bay của Sukhoi như Malaysia, Indonesia... vì thế cho nên nhu cầu bảo dưỡng cũng như sửa chữa ở khu vực này vô cùng lớn". Tờ báo này trích dẫn lời phát biểu của 1 quan chức trong Ban giám đốc Sukhoi cho biết.

    [​IMG]Công ty Sukhoi của Nga còn đang chào hàng Việt Nam loại máy bay mới Su-35
    Tờ báo này cũng dự đoán hiện nay Không quân Việt Nam có khoảng 100 chiếc MiG-21, 120 máy bay Su-22, 20 máy bay Su-30 MK2 và 4 chiếc Su-30MKV, 15 chiếc Su-27/UBK. Qua số liệu này chứng tỏ Việt Nam cần phải mua thêm nhiều Su-30 nữa mới đáp ứng được nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Sukhoi cũng đang có ý định chào mới Việt Nam cũng như các nước bạn hàng vũ khí truyền thống trên thế giới loại máy bay Su-35 của mình.

    Phú nguyễn/phunutoday (theo Phượng Hoàng, tạp chí Quân sự Châu Á Trung Quốc, Kính tiềm vọng 2)

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ tố TQ bán tống tháo thiết bị quân sự dởm



    (11/9/2011 9:03:56 AM) Người Trung Quốc đang làm ngập chuỗi cung cấp của Lầu Năm Góc bằng những thiết bị điện tử giả và đặt quân đội Mỹ vào nguy hiểm, hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ hồi đầu tuần này tố cáo.



    [​IMG]

    Các nhà điều tra của ủy ban vũ trang thượng viện Mỹ đã phát hiện các bộ phận điện tử đáng nghi được lắp đặt trên trực thăng CH-46

    John McCain - nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Arizona và Carl Levin, nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Michigan cho biết, Trung Quốc đang bán tống tháo các bộ phận điện tử giả cho chuỗi cung cấp của Lầu Năm Góc, đặt quân đội Mỹ vào nguy hiểm và phá hoại kinh tế Mỹ.

    Một ngày trước khi Ủy ban vũ trang thượng viện họp bàn về vấn đề này, hai thượng nghị sĩ trên đề xuất nêu chi tiết về một cuộc điều tra đang được ủy ban này tiến hành.

    Nghị sĩ McCain và Levin mô tả quá trình lừa bịp, trong đó, các bảng mạch in bị cháy được rửa sạch ở các con sông, phơi khô trên đường phố và được chà cát để làm mờ các nhãn hiệu có thể nhận diện. Các bộ phận được thu nhặt lại nhìn như mới sau đó được bán trên mạng hoặc bán công khai ngoài thị trường.


    [​IMG]
    Quân đội Mỹ bị đặt vào nguy hiểm vì các bộ phận giả

    Các nhà điều tra của ủy ban vũ trang thượng viện Mỹ đã xem xét hơn 100.000 trang tài liệu của Bộ Quốc phòng và thông tin từ hơn 70 công ty. Họ phát hiện ra 1.800 trường hợp mà thiết bị điện tử bị nghi là giả được bán cho Lầu Năm Góc. Tổng số các thiết bị dởm lên tới 1 triệu món.

    Trong buổi họp sắp tới, Ủy ban vũ trang thượng viện sẽ xem xét 3 trường hợp, trong đó, các thiết bị cho là giả từ Trung Quốc đã được lắp vào các hệ thống quân sự do Raytheon, L-3 Communications và Boeing sản xuất.

    Levin, chủ tịch ủy ban trên nói với các phóng viên tại một buổi họp báo ở đồi Capitol rằng "cả triệu bộ phận máy móc chắc chắn là một con số lớn. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc lại điều này - chúng ta mới chỉ điều tra một phần của chuỗi cung cấp quốc phòng. Do đó, 1.800 trường hợp đang được xem xét mới chỉ là phần nổi của núi băng trôi".

    Các nhà điều tra đã phát hiện được hàng giả hoặc các bộ phận điện tử bị nghi là giả được lắp đặt hoặc chuyển cho quân đội để dùng cho một số hệ thống vũ khí như máy bay quân sự C-17 của Không quân và trực thăng CH-46 của lực lượng lính thủy đánh bộ và hệ thống tên lửa quốc phòng THAAD.

    Hai nghị sĩ trên cho biết sẽ thúc đẩy sửa đổi dự luật quốc phòng nhằm giới hạn các món đồ điện tử dởm trong chuỗi cung cấp.



    [​IMG]
    Dàn tên lửa phòng thủ.

    Thượng nghị sĩ McCain nói: "Chúng ta không thể chấp nhận rủi ro rằng một tên lửa đạn đạo đánh chặn sẽ không bắn trúng mục tiêu, một phi công lái trực thăng không thể bắn tên lửa hay một sứ mệnh không thể hoàn thành vì một bộ phận giả"

    Các nhà điều tra đã lần theo dấu vết các thiết bị giả và 70% trong số đó dẫn về Trung Quốc, 20% dẫn tới Anh và Canada. Theo các nhà điều tra, vật liệu ở Hong Kong được đưa về các thành phố ở Trung Quốc đại lục, đặc biệt là tới quận chuyên làm giả là Shantou ở tỉnh Quảng Đông.

    Thượng nghị sĩ Levin khẳng định, Trung Quốc có thể ngăn chặn trò lừa dối này nếu họ muốn. "Và họ sẽ phải ngăn chặn nó hoặc sẽ phải trả giá đắt nếu chúng ta bắt đầu điều tra mọi bộ phận hàng hóa của họ đưa vào Mỹ. Nếu Trung Quốc cứ gửi trấu cho chúng ta thì cách duy nhất để tách lúa mỳ với trấu là thông qua kiểm tra".

    Ủy ban vũ trang thượng viện được cho là sẽ lắng nghe thông tin từ các quan chức quốc phòng và lãnh đạo các công ty quốc phòng.


    Hoài Linh/vietnamnet (Theo DailyMail)
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tàu ngầm 096 của Trung Quốc lặng lẽ xuất hiện



    (11/10/2011 8:06:58 AM) Ưu thế về lực lượng tàu ngầm đang nghiêng về phía Mỹ và đồng minh, vì vậy TQ buộc phải xem xét chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới 096.



    Đến năm 2020, lực lượng răn đe chiến lược pháo đài trên biển của Trung Quốc sẽ có quy mô và khả năng uy hiếp thế nào? Đây là một vấn đề được các học giả hải quân Mỹ phổ biến quan tâm.

    Vì tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 092 thế hệ thứ nhất của Trung Quốc đã quá lỗi thời, còn tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn 094 thế hệ thứ hai tuy đã chế tạo vài chiếc, nhưng mãi không được công khai tiết lộ.

    [​IMG]Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược lớp Hạ 092 của Trung QuốcVì vậy, chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Thomas Skypark cho rằng, trong ngắn hạn thậm chí cả trung hạn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc e rằng không thể đổi cũ sang mới một cách bình thường, việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 096 thế hệ mới đã trở thành một vấn đề buộc phải xem xét.

    096 lặng lẽ xuất hiện

    Do tên lửa đạn đạo phóng ngầm “Sóng lớn”-2 (JL-2) mãi không được tiến hành phóng thử ở tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 hoặc tham gia tập trận quân sự và hoạt động triển lãm vũ khí mới, điều này cho thấy tàu ngầm hạt nhân mới và tên lửa đạn đạo kèm theo còn chưa đạt tới trạng thái triển khai chiến đấu.

    Ngoài ra, cho dù hai hệ thống này đã được bố trí, chất lượng hệ thống mới của Hải quân Trung Quốc cũng lạc hậu so với tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo hiện có của phương Tây.

    So với Hải quân Trung Quốc, Hải quân Mỹ cũng chiếm ưu thế về số lượng, lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của họ có tới 14 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Ohio.

    Một báo cáo của chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Thomas Skypark cho rằng, có thể tưởng tượng, đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc sẽ dốc toàn lực lấp chỗ trống này, đồng thời kéo gần khoảng cách với lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ.

    [​IMG]Tàu ngầm hạt nhân 094 có 12 ống phóng tên lửa
    Hải quân Trung Quốc rất có khả năng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng từ chương trình tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Hạ 092 không được thành công lắm, đồng thời vận dụng chúng vào phát triển tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 094.

    Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 094 có lẽ chỉ là một chương trình thử nghiệm khác mà thôi.

    Mặc dù chi phí tương đối cao, nhưng Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 096, trở thành lực lượng trụ cột răn đe hạt nhân pháo đài trên biển của Trung Quốc.

    Có báo cáo cho biết, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Đường 096 đã hoàn thành công tác thiết kế. Có một hình ảnh về tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo chưa rõ số hiệu đã xuất hiện trong chương trình truyền hình trung ương năm 2008 cho thấy, tàu ngầm này có 24 ống phóng tên lửa.

    Đầu năm 2010, cựu chỉ huy Hải quân Ấn Độ Sakehugu từng có bài viết cho rằng: “Trung Quốc đang tiến hành công tác phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 thế hệ mới, kết cấu ngoại hình gần giống tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn 094, rất có thể có khả năng phóng tên lửa bao trùm cả vùng cực địa”.

    Tháng 7/2009, một người từng phục vụ cho Hải quân Trung Quốc trong blog của mình đã miêu tả chi tiết về phương án thiết kế tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 096, đồng thời suy đoán tàu ngầm mới sẽ có “thiết bị giảm tiếng ồn”, giúp cho tàu ngầm này yên lặng hơn tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Tấn 094.

    Cơ cấu lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai

    Thomas Skypark cho rằng, đến năm 2020, cơ cấu lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc được chia làm 3 phương án A, B, C.

    Phương án A: 2 tàu ngầm hạt nhân 094, mỗi tàu mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo JL-2, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn; 4 tàu ngầm hạt nhân 096, mỗi tàu mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo JL-3, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn.

    Về mặt khả năng tác chiến, phương án A có tổng cộng 6 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo: 2 tàu 094 và 4 tàu 096. Phương án tương lai này tưởng tượng Trung Quốc chỉ chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân 094, sau đó cải tạo tàu ngầm hạt nhân 094 dư thừa thành tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình (SSGN) – phương án này có chi phí rất lớn.

    Theo phương án này, tàu ngầm hạt nhân 094, ở mức độ rất lớn, là tàu thử nghiệm của tàu ngầm hạt nhân 096.

    [​IMG]Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới 096 - Hải quân Trung Quốc theo thiết kế phỏng đoán của dân mạngVề mặt khái niệm, tàu ngầm hạt nhân 096 có thể mang theo tên lửa JL-3 tiên tiến hơn, có tầm phóng xa hơn tên lửa JL-2. Điều này giúp Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân 096 ở vùng biển Thái Bình Dương mà không có cần lực lượng bảo vệ, đồng thời nguy cơ bị theo dõi phát hiện cũng ít hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân 094.

    Ngoài ra, tên lửa đạn đạo JL-3 có tầm phóng xa hơn, có thể giúp Trung Quốc sử dụng một chiến lược triển khai theo kiểu “Bastion”, đồng thời đưa các mục tiêu bên trong biên giới nước Mỹ vào tầm ngắm. Tương tự, tàu ngầm hạt nhân 094 dư thừa, có thể căn cứ vào chiến lược “Bastion”, áp dụng phương thức bố trí hiệp đồng hoặc vùng biển mở rộng.

    Về mặt chỉ huy và kiểm soát, phương án A sẽ đem lại thách thức chỉ huy và kiểm soát lớn hơn cho tầng lớp lãnh đạo chính trị của Bắc Kinh và Hải quân Trung Quốc. Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển hệ thống chỉ huy và kiểm soát tiên tiến hơn, hoàn bị hơn, giúp cho toàn bộ hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng hiệp đồng.

    Về mặt chi tiêu quốc phòng, phương án A sẽ cần chi tiêu kinh phí nhiều hơn. Chi phí cho thiết kế, chế tạo và bảo trì một chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới sẽ rất lớn. Trong báo cáo trước đây, có học giả suy luận, một chiếc tàu ngầm hạt nhân 094 sẽ tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD. Còn tàu ngầm hạt nhân 096 có khả năng tiêu tốn cao hơn, khoảng 4-5 tỷ USD/chiếc, thậm chí nhiều hơn.

    Về khả năng chế tạo, phương án A sẽ đem lại sức ép lớn hơn đối với khả năng đóng tàu của Trung Quốc, nhưng xét tới thời gian biểu và xu thế phát triển của ngành đóng tàu Trung Quốc hiện nay, mục tiêu này có thể thực hiện. Đến năm 2020 chế tạo 4 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới sẽ đòi hỏi Trung Quốc bình quân 2,5 năm sản xuất 1 chiếc.

    Về mặt nhân viên và huấn luyện, phương án A sẽ đòi hỏi nỗ lực to lớn đối với nhân viên và huấn luyện. Một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo (biên chế 6 chiếc) sẽ cần tổng cộng khoảng 720 binh sĩ có kinh nghiệm phong phú và hàng trăm đến hàng nghìn nhân viên phụ trợ.

    Hai phương án B, C cũng đầy quyết tâm

    Ngoài phương án A, còn có 2 phương án khác:

    Phương án B: 2 tàu 094, mỗi tàu mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo JL-2, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn; 6 tàu 096, mỗi tau mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo JL-3, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn.

    [​IMG]Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm hạt nhân - Hải quân Trung QuốcPhương án B đại diện cho cơ cấu lực lượng có sức sống và quyết tâm hơn so với phương án A. Phương án B cũng giả thiết Trung Quốc chỉ chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân 094 hoặc cải tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược dư thừa thành tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình.

    Trong phương án B, Hải quân Trung Quốc bố trí 6 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 096 và 2 tàu ngầm hạt nhân 094. Cơ cấu lực lượng này sẽ tạo ra không gian phối hợp lớn hơn, hơn nữa tính khả thi của khả năng răn đe cũng được tăng cường.

    Căn cứ vào chiến lược triển khai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, tầng lớp lãnh đạo Bắc Kinh cũng sẽ có tính linh hoạt lớn hơn, bởi vì trong phương án B, có nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược hơn để điều khiển.

    Về phương thức bố trí, có thể áp dụng chiến lược bố trí kiểu “Bastion”, cũng có thể áp dụng chiến lược bố trí vùng biển mở rộng, hoặc kết hợp 2 phương thức này.

    Phương án B có nhiều tàu ngầm hơn, vì vậy thách thức cũng lớn hơn. Một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có quy mô lớn hơn sẽ cần hệ thống chỉ huy và kiểm soát nhiều hơn và cần nhiều nhân viên hơn có khả năng thao tác các hệ thống này.

    Về mặt chi tiêu quốc phòng, phương án B sẽ cần nhiều kinh phí hơn so với phương án trước, nếu tính mỗi tàu 094 cần 3 tỷ USD, mỗi tàu 096 cần 4-5 tỷ USD thì phương án B cần đầu tư nhân lực và vật lực to lớn trong thời gian 10 năm. Đến năm 2020, có thể đầu tư tổng cộng khoảng 30-36 tỷ USD.

    Căn cứ vào thời gian biểu chế tạo của phương án B, đến năm 2020 muốn sở hữu 6 tàu ngầm hạt nhân 096 phải bảo đảm tốc độ chế tạo bình quân 1,6 năm chế tạo 1 chiếc. 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược cần tổng cộng khoảng 960 binh sĩ có kinh nghiệm phong phú và hàng nghìn nhân viên phụ trợ.

    Phương án C: 2 tàu 094, mỗi chiếc mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo JL-2, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn; 8 tàu 096, mỗi chiếc mang theo 24 quả tên lửa JL-3, có công nghệ dẫn đường đa đầu đạn.

    Năm 2010, Hải quân Mỹ triển khai 14 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Ohio, nếu tàu ngầm này được cải tiến thành tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình (hiện đã có 4 chiếc đã hoàn thành cải tiến) thì đến năm 2020 con số này sẽ giảm xuống.

    Trong khi đó, phương án C sẽ giúp Hải quân Trung Quốc tiến sát với Mỹ về số lượng triển khai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, đồng thời chiếm ưu thế nhất định về tổng số lượng đầu đạn.

    [​IMG]Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ, mang theo 24 quả tên lửa, gấp đôi tàu ngầm hạt nhân 094 của Hải quân Trung QuốcVề mặt chi tiêu quốc phòng, nếu theo phương án C, đến năm 2020, Trung Quốc phải chi 38-46 tỷ USD, khi đó vẫn còn chưa biết tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có sử dụng nguồn vốn các dự án hiện đại hoá cho các quân chủng khác để chuyển sang chế tạo tàu ngầm hạt nhân 096 hay không.

    Về khả năng chế tạo, muốn sở hữu 8 tàu ngầm hạt nhân 096 vào năm 2020, cần bảo đảm bình quân 1,25 năm chế tạo 1 chiếc. Trong tương lai, chương trình này có thể là sự khảo nghiệm giới hạn cao nhất về khả năng đóng tàu của Trung Quốc.

    Bắc Kinh sẽ lựa chọn phương án nào? Thomas Skypark cho rằng, căn cứ vào thời gian biểu phát triển đến năm 2020, xét tới chi phí và khả năng chế tạo, 3 phương án trên đều có thể được tiếp nhận. Nhưng, phương án A có tính khả thi cao nhất, phương án C phải tiêu tốn nguồn lực rất lớn, giữa phương án B và phương án C có điểm giống nhất định.

    Đương nhiên, lựa chọn phương án nào quan trọng nhất là phải bảo đảm thống nhất với nhu cầu và khả năng mua lúc đó.

    Đông Bình/giaoduc (Theo Mil)

  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chú trọng vấn đề biển Đông và quốc phòng



    (11/9/2011 2:24:18 PM) Năm năm chú trọng củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.



    Đó là một trong những nội dung nằm trong chín nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) trong thời gian tới được thể hiện trong nghị quyết về kế hoạch phát triển KTXH năm năm 2011-2015 vừa được QH thông qua sáng 8-11 với 89,2% đại biểu (ĐB) tán thành.

    Cụ thể, nghị quyết nêu rõ năm năm tới sẽ quan tâm củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc… Đồng thời, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác chiến lược với các nước láng giềng có chung biên giới. Thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, chú trọng vấn đề biển Đông một cách thỏa đáng. Phát huy vai trò và huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về phát triển đất nước.

    Ngoài ra, một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó tập trung tái cơ cấu ba lĩnh vực quan trọng: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Vấn đề kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền cũng được tiếp tục kiên trì thực hiện.

    Các chỉ tiêu KTXH được đề ra trong giai đoạn này hầu hết được giữ nguyên như dự thảo Chính phủ trình. Cụ thể, GDP tăng khoảng 6,5%-7%, CPI tăng khoảng 5%-7%; đến năm 2015, thu nhập thực tế của dân cư sẽ tăng từ hai đến 2,5 lần so với năm 2010, giảm nhập siêu phấn đấu dưới 10% kim ngạch xuất khẩu, bội chi ngân sách dưới 4,5% (có cộng thêm trái phiếu chính phủ), nợ công không quá 65% GDP...

    Tùy tiện điều chỉnh vốn đầu tư tạo gánh nặng ngân sách
    Sáng cùng ngày, QH thảo luận tại hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình sử dụng trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015. Nhiều ĐB đề nghị đưa việc chi đầu tư các dự án từ nguồn trái phiếu chính phủ vào ngân sách Nhà nước để dễ kiểm tra, giám sát và tránh tình trạng tùy tiện điều chỉnh vốn đầu tư tăng cao như hiện nay. “Từ đầu chương trình cho đến cuối giai đoạn, tổng mức đầu tư đã tăng 10 lần. Như vậy là vượt khả năng cân đối của ngân sách với sức chịu đựng của nền kinh tế, làm tăng rủi ro về tài chính của quốc gia” - ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) nhận xét.
    ĐB Danh Út (Kiên Giang) cũng dẫn chứng những yếu kém trong công tác quản lý điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, vẫn còn tồn tại 12 chương trình của giai đoạn 2006-2010 có đến tám bộ quản lý. “Ví dụ, Chương trình giảm nghèo có đến 13 bộ tham gia quản lý với 68 chính sách, cơ chế sử dụng khác nhau nên rất khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện” - ông Út cho hay.


    T.HẰNG/phapluattp


  5. ThangUS

    ThangUS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    298
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Lâu nay lo chạy lũ hả.
    Lũ rút nhiều chưa bạn
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chứng khoán lại tèo !^:)^^:)^^:)^^:)^
    Nản quá vào đây ủng hộ !!!=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vượt qua các cuộc trình diễn trước Không quân Ấn Độ, cuối cùng Rafale và Eurofighter Typhoon trở thành 2 ứng viên của trận chung kết giành lấy bản hợp đồng béo bở MMRCA.


    Những chiến đấu cơ lọt vào “trận chung kết” có một lịch sử khá đặc biệt. Dassault Rafale được người Pháp bắt tay vào phát triển khi họ chia tay các đồng minh Châu Âu, những nước đang thiết kế Eurofighter.

    Cả 2 loại máy bay này đều được đưa sang thị trường vũ khí với những tính năng bị cắt giảm, đồng thời có điểm chung là gặp vấn đề với khách mua. Liên minh EADS/BAE/Finmeccanica đang tìm kiếm khách hàng thứ 2 cho chiếc Eurofighter sau Saudi Arabia, còn Rafale thậm chí còn thảm hại hơn khi chưa có đơn đặt hàng nào ngoài nước Pháp!?
    Rafale

    Về cơ bản thì Rafale có thiế kế khí động học tốt, khả năng mang vũ khí hiếm có so với kích thước.

    Dassault tuyên bố Rafale có thể bay hành trình ở tốc độ siêu âm Mach 1+ mà không cần đốt nhiên liệu lần 2, điều đó đã được trình diễn với động cơ Snecma R88-2.

    Pháp vốn có lịch sử cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ấn Độ. Nên một lợi thế nữa cho Rafale nhờ chung phụ tùng, quy trình bảo dưỡng với Mirage-2000 đang có trong biên chế của Không quân Ấn Độ.
    [​IMG] Rafale có thiết kế rất "mềm mại" Hơn nữa, biến thể nRafale-M có khả năng tác chiến trên tàu sân bay, điều mà Ấn Độ rất cần trong thời gian tới. Tuy nhiên, để Rafale-M bay, tàu sân bay phải có máy phóng, điểm này thì các tàu sân bay Ấn Độ sở hữu trong hiện tại và tương lai gần chưa có.

    Rafale thiếu các thiết bị quan sát và chỉ thị thích hợp, điều cần thiết cho tình trạng "năm cha, ba mẹ" của kho vũ khí Ấn Độ. Điểm yếu khác của loại máy bay này là thiếu radar AESA do Dassault chưa hoàn thiện radar RBE2-AA.

    Ngoài ra việc Rafale cũng chịu áp lực từ thất bại trong các cuộc bỏ thầu trước đó. Có quá ít đơn đặt hàng sẽ khiến việc nâng cấp sau này gặp nhiều khó khăn, Rafale sẽ sớm trở nên lạc hậu trong 30 năm tới, trừ phi có một "ông lớn" như Ấn Độ "ngó ngàng”.

    Eurofighter Typhoon

    Một số nhà phân tích cho rằng ngoài F-22A Raptor, Eurofighter là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế giới, thông qua những cuộc tỉ thí như Indra Dhanush 2007 hay đối đầu với Su-30 MKI của Ấn Độ.

    Việc Ấn Độ liên tục trì hoãn công bố kết quả MMRCA càng tạo thuận lợi cho Eurofighter hoàn thiện và cung cấp các loại vũ khí mới để đảm bảo hơn nữa vai trò của chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm.

    Giống Rafale, Typhoon có khả năng bay “hành trình siêu âm”, dù điều này không hoàn toàn tốt cho một chiến đấu cơ mang vũ khí.

    Eurofighter GmbH thậm chí còn đưa ra biến thể Hải quân tại Aero India 2011 có thế cất cánh trên tàu sân bay Ấn Độ mà không cần máy phóng, điều này rõ ràng lợi thế hơn nhiều so với Rafale.
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon ​
    Mặt khác, tập đoàn BAE đang sở hữu đơn hàng 123 máy bay huấn luyện Hawk, 69 chiếc trong số đó đã được lắp ráp ở Ấn Độ. Hợp đồng này lúc đầu gặp rắc rối nhưng sau đó đã được giải quyết, thậm chí Ấn Độ còn tăng đơn đặt hàng từ 66 lên 123 chiếc. Điều đó càng giúp cho BAE nhiều kinh nghiệm và uy tín hơn trong thương vụ MMRCA.
    Điểm yếu của EuroTyphoon là giá thành khá đắt, hơn 100triệu USD/chiếc, hệ thống bảo dưỡng bảo trì cho một chiếc máy bay mới hoàn toàn như EuroTyphoon trong Không quân Ấn Độ là số không, máy bay thiếu khả năng tham gia hải chiến, radar AESA của EF-2000 chưa hoàn thiện, và việc mua EF-2000 chưa chắc sẽ mang lại lợi ích địa-chính trị nào.

    Với hiệu quả và giá thành của EF-2000, Ấn Độ có thể mua nhiều Su-30MKI hơn. Tuy vậy, danh sách ứng viên vào chung kết của MMRCA cho thấy, trong thương vụ này, giá thành không thành vấn đề. Do đó, EF-2000 và Rafale thực sự là "kẻ tám lạng, người nửa cân".

    Ảnh phụ chú:
    [​IMG]
    Khoang lái của Rafale. ​
    [​IMG]
    Rafale-M biến thể hải quân trên tàu sân bay ​
    [​IMG]
    Eurofighter Typhoon và vũ khí đi kèm ​

    [​IMG]
    Khoang lái của EuroTyphoon ​




  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Hehe cám ơn bác.Gà vịt nhà e vẫn còn ạ. hihi Chúc bác vui vẽ.[r2)][r2)][r2)]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cam Ranh với những người lính Xô ViếtNov 8, '10 4:06 AM
    for everyone
    Slideshow


    [​IMG]
    «..по-экипажно…на одного линейного дистанция, …знамённая группа ПРЯМО»....jpg

    [​IMG]
    …. завершают парад ученики начальных классов средней школы.jpg

    [​IMG]
    2.jpg

    [​IMG]
    4 мая 2002 года. 15 лет спустя.png

    [​IMG]
    4мая 2002 года п.Камрань. Личный состав кораблей 4-го Военно-морского района ВМС СРВ постр

    [​IMG]
    33 богатыря сопровождают Нептуна..jpg

    [​IMG]
    1980 год. п.Камрань. Так выглядела причальная стенка после расчистки от завалов.jpg

    [​IMG]
    1980г. п.Камрань. Оставшаяся американская техника.png

    [​IMG]
    1982г. п. Камрань. ПЛ прибыла на межпоходовый отдых..png

    [​IMG]
    1985 г. Торжественное построение по случаю вручения наград СРВ.jpg

    [​IMG]
    1986 г. День Военно-Морского Флота..jpg

    [​IMG]
    1986 г. День Военно-Морского Флота - он и в бухте Камрань праздник..jpg

    [​IMG]
    1986 г. На просмотре художественной самодеятельности. Каждое воскресенье соединение, бер

    [​IMG]
    1987.jpg

    [​IMG]
    1987 – 1990 гг. Так строились новые причалы 1.jpg

    [​IMG]
    1987г. Командир эскадры вице-адмирал Береговой Н.Н.jpg

    [​IMG]
    1987г., п.Камрань. Командование 17 ОпЭск, 4-го ВМР ВМС СРВ и руководители уезда Фу Кхань.

    [​IMG]
    1988.jpg

    [​IMG]
    1988 г. Общий вид промышленной базы СовСМО..jpg

    [​IMG]
    1988 г. Полигон ЖБИ СовСМО..jpg

    [​IMG]
    1988 г. День Военно-Морского флота..jpg

    [​IMG]
    1988 г. Аэродром Камрань. Встреча Министра торговли СССР К.Тереха и начальника ГУТ МО СССР

    [​IMG]
    1989 Большой атомный разведывательный корабль Урал совершил плановый заход в п.Камрань дл

    [​IMG]
    1989 г. Центральная дизельная электростанция мощностью 24 000 кВт, построенная СовСМО..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Общий вид арсенала..jpg

    [​IMG]
    1991 г. АЗС (автозаправочная станция)..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Казарма личного состава авиационного полка..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Штаб авиационного полка и авиабазы..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Вьезд на ПМТО..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Ливнеотвод в районе ПМТО..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Такому арсеналу нужен мощный ливнеотвод..jpg

    [​IMG]
    1991 г. Казармы для личного состава ПМТО..jpg

    [​IMG]
    1991 год. Пирсовая зона, казармы, столовая подводников, гостиница, штаб и элементы у

    [​IMG]
    1991 год. Общий вид хранилища ГСМ на 14 тыс. тонн..jpg

    [​IMG]
    1991г. Объединённый жилой городок эскадры, авиаполка. ПМТО, узел связи..jpg

    [​IMG]
    Cam Ranh 1987.png

    [​IMG]
    Đô đốc Giáp Văn Cương thăm căn cứ hải quân Liên Xô tại Cam Ranh năm 1979.jpg

    [​IMG]
    Phái đoàn hải quân Việt Nam thăm căn cứ Liên Xô tại Cam Ranh năm 1980. Ảnh - 47br-ovra.jpg

    [​IMG]
    Tháng 10 năm 1981., Cảng Đà Nẵng - cùng những người lính Xô Viết.png

    [​IMG]
    Tháng 10 năm 1981., Cảng Đà Nẵng. Phó chỉ huy của Việt Nam và INR 26 OBrKS.png

    [​IMG]
    Tháng Chín năm 1981., Cảng Cam Ranh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam tướng Văn Tiến Dũng (giữa)

    [​IMG]
    встреча Нептуна..jpg

    [​IMG]
    Вход в одно из хранилищ..jpg

    [​IMG]
    Выступление командующего 4-м ВМР ВМС СРВ контр-адмирала Ле Ван Тхы перед личным составо

    [​IMG]
    Выступление Маршала Советского Союза Куркоткина С.К. перед личным составом эскадры..jpg

    [​IMG]
    Вьетнамские военнослужащие - строители 394 Военно-строительной бригады на совместном субботн

    [​IMG]
    Декабрь 1986 г. Встреча заместителя Министра обороны СССР –.jpg

    [​IMG]
    декабрь 1987г., п.Камрань. Начальник тыла ТОФ вице-адмирал Махонин И.Г..png

    [​IMG]
    Июнь 1987 г. Штаб эскадры..jpg

    [​IMG]
    июнь 1987г.,п.камрань. Вручение командиру эскадры вице-адмиралу Кузьмину А.А. памятного адрес

    [​IMG]
    Командир 17 ОпЭск вице-адмирал Кузьмин А.А. обращается к личному составу эскадры с напутс

    [​IMG]
    Командование 4 ВМР ВМС СРВ и руководители уезда Фу Кхань после посещения БПК.jpg

    [​IMG]
    Командование 4 Военно-морского района ВМС СРВ – почётные гости на празднике.jpg

    [​IMG]
    Май 1987 г. Штаб эскадры..jpg

    [​IMG]
    Малый ракетный корабль в боевом дежурстве..jpg

    [​IMG]
    морские пехотинцы на параде.jpg

    [​IMG]
    Неделя начиналась с построения штаба и экипажей кораблей на плацу.jpg

    [​IMG]
    Октябрь 1982 года. п.Камрань. Начальник Генерального штаба ВС СССР Маршал Советского Союза Н.В

    [​IMG]
    Октябрь 1982г. п. Камрань. Пларк «К-108» прибыла на боевую службу..png

    [​IMG]
    октябрь 1987г. С руководством уезда обсуждаем вопросы взаимодействия и сотрудничества..png

    [​IMG]
    п.Камрань. Командование 17 ОпЭск, 4-го ВМР ВМС СРВ и руководители уезда Фу Кхань. Снимок

    [​IMG]
    Первый экипаж ПРЯМО, остальные напра - ВО ….jpg

    [​IMG]
    Пирс №- 4. Плавбаза, атомная подводная лодка пр.675 и дизельная ПЛ пр.641..jpg

    [​IMG]
    Советские моряки на совместном субботнике..png

    [​IMG]
    Совместный советско-вьетнамский субботник в разгаре......png

    [​IMG]
    Эскадренный миноносец пр. 956..jpg

    [​IMG]
    Построение 379-го экипажа на борту К-313 в Камрани по случаю Дня СА и ВМФ, в центре - командир 379 э

    [​IMG]
    1.jpg

    [​IMG]
    2.jpg

    [​IMG]
    3.jpg

    [​IMG]
    4.jpg

    [​IMG]
    5.jpg

    [​IMG]
    6.jpg

    [​IMG]
    7.jpg

    [​IMG]
    8.jpg

    [​IMG]
    9.jpg

    [​IMG]
    10.jpg

    [​IMG]
    11.jpg

    [​IMG]
    12.jpg

    [​IMG]
    КАМРАНЬ. ВЧ 35510. 169 ОГСАП 1986 год.1.jpg
    1 Comment

    [​IMG]
    Построение 379-го экипажа на борту К-313 в Камрани по случаю Дня СА и ВМФ, в центре - командир 379 э

    [​IMG]
    КАМРАНЬ ФОТОГРАФИИ СЕРГЕЯ САИДОВА 1988-89 a.jpg

    [​IMG]
    КАМРАНЬ ФОТОГРАФИИ СЕРГЕЯ САИДОВА 1988-89 b.jpg

    [​IMG]
    КАМРАНЬ ФОТОГРАФИИ СЕРГЕЯ САИДОВА 1988-89 c.jpg

    [​IMG]
    КАМРАНЬ ФОТОГРАФИИ СЕРГЕЯ САИДОВА 1988-89 d.jpg

    [​IMG]
    КАМРАНЬ ФОТОГРАФИИ СЕРГЕЯ САИДОВА 1988-89 ddd.jpg

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này