Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7845 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 09:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43279 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. ThangUS

    ThangUS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    284
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chứng thì tèo ! >:P
    Còn topic này hot quá ! [r2)]
    Chủ đề này đã có 19995 lượt đọc và 840 bài trả lời
    =))=))=))=))=))
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc và sự chuyển hướng mới tại Đông Á

    Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc rất lo sợ trước thái độ của Bắc Kinh. Một số nước như Việt Nam đã tiến gần về phía Hoa Kỳ… Và thế là Trung Quốc phải đối mặt trước bấy nhiêu quốc gia cùng đồng lòng chống lại mình. Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của nước này. Bắc Kinh đã quá tự phụ !

    (LND : Xin phép được giới thiệu bài phỏng vấn giáo sư Christopher R.Hughes bằng tiếng Pháp mang tựa đề « Về một sự chuyển hướng mới tại Đông Á » được đăng trên số chuyên đề « Một thế kỷ Trung Hoa » do báo Le Monde vừa phát hành. Giáo sư Christopher R.Hughes đang giảng dạy tại London School of Economics and Political Science, đã từng điều hành Trung tâm Nghiên cứu châu Á của trường từ 2002 đến 2005. Đây là trường đại học danh tiếng ở Anh, trong số các cựu sinh viên và giáo sư của trường đã có đến 16 người đoạt giải Nobel, 35 người trở thành nguyên thủ quốc gia).

    Thế nào là sự chuyển hướng mới ở Đông Á?

    C.R.H. : Từ năm 2008, Trung Quốc đã quấy nhiễu các nước láng giềng rất nhiều, qua các hành động gây áp lực lên Nhật Bản, Việt Nam, và cũng vì chính sách đối với Bắc Triều Tiên nữa. Kết quả là liên minh Nhật – Mỹ đang yếu đi, bỗng được củng cố. Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc vốn ghét nhau, nay cũng đề cập đến việc tập trận quân sự chung. Việt Nam thì tiến gần về phía Hoa Kỳ và khuyến khích Mỹ nên tích cực hơn tại Biển Đông. Ấn Độ và các nước ASEAN cũng rất lo sợ trước thái độ của Bắc Kinh.

    Một lần nữa, Hoa Kỳ lại được mời gọi tại một khu vực mà ông George W. Bush do quá bận rộn ở Trung Đông, đã bỏ rơi, mở ra cánh cửa cho Trung Quốc bước vào. Cùng với ông Obama, bà Hillary Clinton đã coi việc quay lại vùng Viễn Đông trên lãnh vực ngoại giao và quân sự, là một trong những ưu tiên của Mỹ. Và thế là Trung Quốc phải đối mặt trước bấy nhiêu quốc gia cùng đồng lòng chống lại mình. Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của nước này. Bắc Kinh đã quá tự phụ !

    L.M. : Quan hệ Mỹ - Trung liệu có thể kế tục quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây, như là trụ cột của hệ thống quốc tế ?

    C.R.H. : Liên Xô ít linh hoạt hơn nhiều, nặng về ý thức hệ hơn Trung Quốc nhiều. Tôi không nghĩ là sẽ có một cuộc chiến tranh lạnh trực diện giữa hai cường quốc quân sự là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có các tình thế bị quan hệ kinh tế làm ảnh hưởng, và đã từng xảy ra qua cuộc khủng hoảng tài chính do mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Nhưng Washington và Bắc Kinh đã thiết lập một cơ chế đối thoại.

    Câu hỏi đúng ra là : phần còn lại của thế giới sẽ xoay sở thế nào ? Ngay cả Liên hiệp châu Âu cũng chưa có ý kiến gì, mà châu Âu vốn là người phải trả giá đắt cho việc mất thăng bằng cán cân thương mại Trung – Mỹ, vì đô la xuống giá và đồng euro lên giá. Liên hiệp châu Âu cần phải đi những nước cờ năng động hơn, nhưng đương nhiên, vì châu Âu là châu Âu, nên đã không làm thế.

    Như vậy chúng ta đã có một thế giới lưỡng cực, nhưng tôi không cho là lưỡng cực này lại trải rộng ra địa hạt quân sự. Nhất là vì Trung Quốc có rất ít bạn hữu, ngoài Bắc Triều Tiên ra, trong khi Liên Xô cũ có rất nhiều đồng minh trên khắp thế giới. Vì vậy mà Bắc Kinh phải sử dụng quyền lực mềm. Các quốc gia đang ve vãn sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc vẫn hướng về Hoa Kỳ để được bảo đảm trong vấn đề an ninh
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy thôi !
    Biết đâu 1-2 năm sau > khi thế giới hạn chế mua hàng từ Khựa > thì Khựa chí có đi " Đái " ! =))
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tỷ lệ lớn người giầu của Khựa muốn ra nước ngoài !
    Dân Khựa vẫn tiếp tục chán nản hàng hóa nội địa ! ( Sữa chẳng hạn)
    Mẽo đang bị vấn đề : nhiều linh kiện cho máy bay được sx từ Khựa > có nguy cơ cao gây tai nạn nên đang xem xét lại tất cả các hàng hóa từ Khựa.
    Tây Âu cũng đang xem xét lại hàng hóa nhập từ Khựa > do Khựa phớt lờ đóng góp cho gói giải cứu.[-(
    Đồng thời tất cả anh em trên F319.COM đang tẩy chay hàng Khựa !=D>
    Chính vì vậy nhiều chỉ số SX của Khựa bắt đầu giảm mạnh !>>> ế hàng !!![r24)]
    [r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tóm tắt bài viết tham khảo.

    CON RỒNG TRUNG QUỐC HỤT HƠI

    Tài liệu tham khảo đặc biệt

    Có thể sụp đổ về kinh tế vào năm 2013

    Tạp chí “Statafirk” dẫn lời nhà kinh tế học Nouriel Roubini, chuyên gia dự báo thảm hoạ thế giới, từ đầu năm 2011 nhắc đi nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng về tăng trưởng. Ông Nouriel Roubini không loại trừ khả năng đó sẽ là cuộc khủng hoảng trầm trọng về tăng trưởng mà nước này có thể phải gánh chịu và lên tiếng báo động hình mẫu Trung Quốc sẽ không trụ được lâu và sụp đổ, có thể là vào năm 2013.
    .................
    Nhưng tại sao lại là năm 2013? Theo chuyên gia Nouriel Roubini, không một nước nào trên thế giới có thể sản xuất đủ để dành tới 50% Tổng sản phẩm quốc nội của mình cho đầu tư mà không gây ra tình trạng thừa năng lực quá mức và các vấn đề tín dụng “không lành mạnh”. Hơn nữa, năm 2013 là thời kỳ nửa đầu của Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 bắt đầu từ năm 2010.

    Mức đầu tư cố định vào hạ tầng, bất động sản và các lĩnh vực công nghiệp xuất khẩu, như vậy đã tăng từ 42% lên 49% trong Tổng sản phẩm quốc nội trong thời kỳ 2008-2011. Nhưng Trung Quốc khó có thể chịu đựng nổi tình trạng đó, kể cả trong một thời gian ngắn, vì năng lực của nước này đã bị căng ra quá giới hạn. Hạ tầng giao thông được xây dựng quá quy mô cần thiết. Chỉ trong vòng 2 năm có tới 10.300 km xa lộ được đưa vào sử dụng. Cứ một tuần lại có một nhà máy điện được xây dựng. Sân bay, đường cao tốc và các nhà máy chế biến cũng vậy. Chẳng hạn, vào tháng 9/2011, Bộ Công nghiệp đã phải áp đặt điều kiện khắt khe hơn đối với đầu tư vào ngành chế tạo ôtô do sợ thừa năng lực, từ đó có thể dẫn đến áp lực lạm phát mạnh bắt đầu từ năm 2013.

    Các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng bong bóng kinh tế hình thành khi tỷ giá thực là âm trong dài hạn. Điều này đang diễn ra ở Trung Quốc trong thời kỳ gần đây. Vay tiền dễ dàng cộng với chi phí thấp kích thích các doanh nghiệp không có khả năng vay vốn theo tỷ giá thị trường thông thường, lao vào cuộc chạy đua đầu tư quyết liệt. Nhà kinh tế học Nouriel Roubini nhắc lại rằng tất cả các thời kỳ đầu tư quá mức, cụ thể là ở Đông Nam Á trong những năm 1990, đã kết thúc bằng một “cuộc khủng hoảng tài chính” và một “thời kỳ tăng trưởng thấp”. Tổng số vốn được các ngân hàng Trung Quốc cho vay đã tăng gần gấp đôi lên tới 1.100 tỷ euro, từ năm 2008 đến năm 2009. Ông cho rằng gần 1/3 số tiền mà các ngân hàng Trung Quốc cho vay có thể sẽ không trả được.

    Ngoài doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng nợ đầm đìa vì vay tiền để rót vào bất động sản và hạ tầng. Cuối tháng 6/2011, Cơ quan kiểm toán quốc gia (NAO) của Trung Quốc cho biết món nợ của chính quyền địa phương các cấp đã lên tới 10.700 tỷ nhân dân tệ, tức 1.140 tỷ euro, tương đương với 27% Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 của nước này. Theo con số thống kê chính thức, mức tăng món nợ của chính quyền địa phương đã giảm từ 61,9% (năm 2009) xuống 8,9% (năm 2010). Hãng xếp hạng tín dụng Moody’s nghi ngờ tính xác thực của con số thống kê chính thức của Trung Quốc và đánh giá con số đó phải là 1.513 tỷ euro, chiếm 36% Tổng sản phẩm quốc nội. Hãng này thậm chí còn doạ sẽ hạ điểm của các ngân hàng Trung Quốc vì một khoản nợ khó đòi như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay. Ông Victor Shih, một chuyên gia Mỹ về vấn đề này, thậm chí còn đánh giá mức nợ của Trung Quốc chiếm khoảng 40-50% Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010. Kể cả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này cũng chưa chắc đã giúp giải toả được các món nợ trên.

    Gần ½ số nợ trên sinh ra từ việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ được triển khai từ năm 2008. Tuyệt đại đa số các khoản cho vay đó được dùng để tài trợ cho xây dựng hạ tầng, nhưng lại nảy sinh tham nhũng và lãng phí trong sử dụng vốn. Nghiêm trọng hơn nữa là phần lớn số nợ nói trên sẽ đến hạn phải trả vào năm 2013. Điều đó càng làm tăng thêm tính chất bản lề của năm đó.
    .............
    Về phương diện dân số, dân số già đi cũng là một mối đe doạ nghiêm trọng trong một hoặc hai thập kỷ nữa. Điều tra dân số tháng 3/2011 cho thấy số người ở độ tuổi 60 và hơn nữa chiếm 13% tổng dân số, tức hơn 3% so với mức của năm 2000. Số người ở độ tuổi dưới 14 tuổi cũng giảm từ 23% xuống còn 17%. Chính sách kiểm soát chặt chẽ sinh sản đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ tăng trưởng dân số chỉ còn chưa đến một phần trăm.

    Tháng 3/2011, hãng xếp hạng tín dụng Fitch đánh giá nguy cơ khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc vào giữa năm 2013 lên tới 60%. Một số chuyên gia của hãng này còn cho biết thêm chỉ số khiến họ đưa ra đánh giá đó là đáng tin cậy vì chỉ số đó trước đây đã từng báo trước các cuộc khủng hoảng được ghi nhận lại Ailen và Aixơlen.

    Lạm phát không thể kiểm soát

    ...........

    Lạm phát tăng vào thời điểm các cuộc biểu tình phản đối nổ ra ở tỉnh Quảng Đông (miền Nam), nơi có một phần lớn trong số 145 triệu người lao động di cư của cả nước. .....
    Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có lý do để lo ngại trước hiện tượng này nếu họ muốn đưa tăng trưởng của mình dựa hẳn vào tiêu dùng ở trong nước: liệu pháp Keynes mà Trung Quốc cố tình lựa chọn đòi hỏi các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình phải có sức mua lớn. Nhưng ổn định xã hội sẽ bị đe doạ nếu tăng trưởng không mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Nếu hàng lương thực thực phẩm tăng 11,7%/năm, người lao động di cư ở Quảng Đông sẽ không chờ xem tăng trưởng kinh tế hàng năm có đạt mức 9% hay 10% rồi mới nổi giận.

    Một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới chắc chắn làm phức tạp thêm tình hình ở Trung Quốc. Năm 2008, chính quyền nước này đã phải bơm 460 tỷ euro vào kế hoạch hỗ trợ trong hai năm để tái khởi động nền kinh tế và duy trì nhịp độ tăng trưởng đều đặn khoảng 8%. Trung Quốc cũng phải thông qua một chính sách tiền tệ linh hoạt.

    Lạm phát “xấu” đó, thứ lạm phát không minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đã từng là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng ở phương Tây trong những năm 1970, là điều xấu đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với sự ổn định xã hội mỏng manh của Trung Quốc.

    Bong bóng bất động sản chờ vỡ

    Ngay từ đầu tháng 10/2011, ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, đã dự báo động lực giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ đang rệu rã.

    Giá nhà ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng (+0,7% trong tháng 8/2011), trong khi nhịp độ tăng trưởng lại chậm lại (+6,9% trong tháng 8/2010 và +6,8% vào tháng 7/2010). Điều đó cho thấy hiệu quả của các biện pháp mà Chính phủ Trung Quốc áp udngj để tránh hiện tượng quá nóng trên thị trường bất động sản. Bong bóng đã biến thị trường bất động sản ở Trung Quốc thành một trong những thị trường đắt đỏ nhất thế giới so với thu nhập ở nước này. Để có thể thấy được độ lớn của bong bóng này, ta biết rằng năm 2006, giá trung bình một căn hộ ở Bắc Kinh vào khoảng 100.000 USD, tức gấp 32 lần thu nhập trung bình của một công dân trong vùng. Năm 2011, mức giá này đã lên tới 250.000 USD, tức cao gấp 57 lần thu nhập trung bình ở địa phương.


    Thức tỉnh trong thế kẹt

    Trước tốc độ lạm phát phi mã, Trung Quốc chọn cách thực hiện chính sách tiền tệ cứng rắn. Tuy nhiên, giới phân tích không loại trừ khả năng sắp tới, nước này sẽ phải để đồng nhân dân tệ tự định giá nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên cơ sở lành mạnh để có tiền tài trợ đầu tư và tăng lương.

    Hơn nữa, bong bóng còn lớn hơn giá hàng là dự trữ trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Dù không muốn, song Trung Quốc trở thành nạn nhân của chính sách của mình là duy trì tỷ giá thật thấp so với đồng USD Mỹ để giữ sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Hiện nay, Trung Quốc không thể bán lại số hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Ngân hàng trung ương Mỹ vì một khi đã mua, nước này bị kẹt vào đó và nếu bán lại sẽ làm sụp đổ hệ thống tài chính thế giới.

    Số 3.000 tỷ USD ngoại tệ mà Trung Quốc nắm giữ không có nghĩa là nước này không nợ nần. Tuy mức nợ chính thức chỉ là 27% Tổng sản phẩm quốc nội, song các nhà kinh tế nghi ngờ tỷ lệ đó thực tế có thể lên tới 90% vì một phần lớn nằm trong tay chính quyền địa phương dùng đất đai như sự bảo đảm để vay vốn và không đưa vào con số thống kê chính thức.


    Thế giới bị ảnh hưởng

    Các chuyên gia khẳng định chắc chắn thế giới sẽ bị tác động vì sự lệ thuộc của các nền kinh tế trên thế giới vào Trung Quốc là điều không thể bàn cãi. Đó là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khi Trung Quốc là nước ngốn nhiều nguyên liệu, đồng thời cũng là điểm tiếp sức cho tăng trưởng của các doanh nghiệp phương Tây và cuối cùng là khả năng xảy ra một cuộc chiến giá cả.

    Nỗi lo sợ về một chảo lửa xã hội

    Tình trạng đó dãn đến bầu không khí xáo động khiến người ta nhớ lại vụ lộn xộn trong những năm 1996-2000 khi các doanh nghiệp Nhà nước sa thải ồ ạt nhân công và nạn thất nghiệp tăng mạnh tại một số trung tâm đô thị. Tình hình đó đã đẩy các nhà kỹ trị vội vã tung ra Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 dựa vào đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng, bất động sản và các ngành công nghiệp xuất khẩu.

    Thời điểm phê duyệt Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 hồi tháng 10/2010, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính là lúc ban lãnh đạo hiện nay, đứng dầu là Hồ Cẩm Đào, ký giấy cho người khác kế nhiệm mình. Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC), một sự kiện được coi là sự thừa nhận vai trò thực thụ của vị ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc này.

    Theo dự kiến, sau một năm nữa, tại Đại hội Đảng lần thứ 18, Tập Cận Bình sẽ phải được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Bí thư và được chỉ định làm ************* tương lai cho hai nhiệm kỳ 5 năm. Như vậ, Hồ Cẩm Đào có thể sẽ có ý định tiếp tục đưa tăng trưởng lên cao hơn nữa trong hai năm 2011 và 2012 để rồi sau đó dặt củ khoai nóng bỏng vào tay người đồng chí vốn không phải là người mà ông ưa thích.

    Sự mập mờ chính trị của Hồ Cẩm Đào

    Vì ban lãnh đạo hiện nay dường như có vẻ đã buông xuôi nên mọi con mắt đều đổ dồn về các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Tập Cận Bình, được coi là một nhà cải cách ôn hòa, liệu có đủ dũng cảm để thực sự hướng về tiêu thụ trong nước không?

    Nguy cơ thì nhiều, đặc biệt là nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu và chính phủ các địa phương hiện đang sống chủ yếu nhờ vay nợ và đầu cơ đất đai.
    Thách thức đối với Trung Quốc là rất lớn, nhưng nếu vẫn cứ để như hiện nay sẽ dẫn đến tình hình bùng nổ và điều đó chắc chắn sẽ lại càng kích thích những kẻ đầu cơ trên toàn thế giới lao vào tìm kiếm một trỏ cá cược kéo giá xuống như đã từng xảy ra năm 2008. Giới chuyên gia kinh tế và chính trị phương Tây cho rằng Trung Quốc nên áp dụng giải pháp thông thường là tái cân bằng nền kinh tế vì đầu tư bằng vốn cố định (phương tiện sản xuất và bất động sản) đã gần bằng ½ Tổng sản phẩm quốc nội, tức là mức quá lớn và không thể chịu nổi về dài hạn.

    Tái cân bằng hệ thống có lợi cho bộ phận người chiếm đại đa số nhưng không được nói lên tiếng nói chính trị, có thể là một sự lựa chọn tuy là mạnh bạo đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc song lại tốt cho nước Trung Hoa. Và đó cũng có thể là điều tốt cho thế giới./.
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Qúa đúng bác Hoatimbanglang ơi !" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">
    Khựa tuy đa số là nóng đầu, nhưng tất nhiên vẫn còn vài cái đầu lạnh ở ổ heo Bắc Kinh.
    Nếu gây sự trên Biển Đông đơn giản thì chúng đã chẳng tha.b-(b-(
    Bởi vì nếu có xung đột Việt Nam có thể thiệt hại nặng nề tính theo tỷ lệ trên GDP chẳng hạn. Nhưng về con số tuyệt đối thì Khựa sẽ bị thiệt hại lớn hơn nhiều... và thiệt hại sẽ kéo dài đến lụn bại khó mà gượng được.:-c:-c:-c:-c
    Còn VN sẽ hồi phục rất nhanh ! Cơ sở vật chất của VN hiện còn ít được đầu tư, nếu xảy ra... có sự hỗ trợ thì VN sẽ vươn lên mạnh mẽ, đập cái cũ - xây cái mới !!! :-bd:-bd:-bd:-bd
  8. 00oo00

    00oo00 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    7
    Mấy tỉnh phía bắc của chúng ta những nhà hàng ,nhà nghỉ ,biển hiệu toàn ghi bằng tiếng Tàu [-X[-X[-X[-X[-X
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Cái này cũng khó nói ! Vì thu hút du lịch !
    Nếu kèm theo công tác tuyền truyền tốt ! biết đâu lại là tốt ???? :-??:-??:-??:-??:-??
  10. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Up nào!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này