Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3901 người đang online, trong đó có 296 thành viên. 13:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43221 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Càng nhiều hội thảo thì TQ mới lộ bản chất thật nó mới lộ rõ tham vọng của giới diều hâu Bắc Kinh

    Học giả quốc tế hội thảo liên tiếp về Biển Đông

    Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 10:49

    Hai hội thảo quốc tế diễn ra gần như đồng thời ở Malaysia và Philippines đầu tuần này bàn về vấn đề Biển Đông, trong đó kêu gọi giải quyết đa phương tranh chấp và phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.

    Hội thảo quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông với chủ đề "Con đường tiến tới hòa bình, ổn định và phát triển" diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm 17/10, tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông chia sẻ thông tin và đưa ra đề xuất nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp tại khu vực này.

    Hội thảo, do Viện nghiên cứu ASEAN và các vấn đề toàn cầu (INSPAG) của Malaysia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ đồng tổ chức, thu hút sự tham gia của khoảng 130 chuyên gia của Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác.
    Theo TTXVN, hội thảo tập trung bàn các chủ đề như xúc tiến đề ra các đường lối chỉ đạo thực hiện Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tầm quan trọng chiến lược của các tuyến hàng hải ở Biển Đông đối với thương mại châu Á.
    Trong tuyên bố chung kết thúc hội thảo, các đại biểu cho rằng giải quyết tranh chấp Biển Đông là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài và liên quan tới nhiều bên. Vì vậy, tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách đa phương với những nỗ lực và thiện chí của các bên tranh chấp cũng như của cộng đồng quốc tế.
    Theo các đại biểu cần ủng hộ việc thực hiện sáng kiến của Philippinnes về xây dựng Biển Đông thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển; hoan nghênh việc ASEAN thành lập Nhóm chuyên viên để soạn thảo COC; kêu gọi sự đoàn kết và thống nhất quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
    Trước đó hôm 16/10, một hội thảo quốc tế tương tự về Biển Đông cũng được Quỹ Carlos P.Romulo vì Hòa bình và Phát triển và Viện Nghiên cứu Đông Á của Singapore đồng tổ chức tại Manila, Philippines, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Canada, Mỹ và châu Âu.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifNội dung chính trong ngày hội thảo ở Manila là bàn về yêu sách "đường lưỡi bò" (còn gọi là tuyên bố đường 9 đoạn) vô căn cứ của Trung Quốc đòi chủ quyền gần trọn Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc bị nhiều đại biểu phản đối bằng cách phân tích những điểm vô lý của nó.


    Theo BBC, một cựu quan chức ngoại giao nay là giáo sư đại học của Trung Quốc là Trần Sỹ Cầu, cựu đại sứ Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc, tham dự hội thảo ở Manila vẫn cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhiều đại biểu dự hội thảo đã chất vấn về điều này và các câu trả lời của ông Cầu bị cho là "nhập nhằng" không có tính thuyết phục.
    Học giả Việt Nam là Tiến sĩ Trần Trường Thuỷ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ ý kiến của học giả Trung Quốc. Ông cũng đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không chấp nhận nhờ bên thứ ba giải quyết tranh chấp hay ra Toà án Công lý Quốc tế nếu Bắc Kinh chứng minh được chủ quyền tại Biển Đông.
    Đây không phải lần đầu tiên tuyên bố về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông bị các học giả quốc tế phản đối. Tại Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông diễn ra hồi cuối tháng 6 vừa qua tại Washington, Mỹ, nhiều học giả quốc tế như giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia đã phản bác các lập luận của Trung Quốc về "cơ sở lịch sử" của "đường lưỡi bò".

    theo VNE
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đề xuất ‘Khu vực Hòa bình’: giải pháp đảo ngược đi đúng hướng

    Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 14:00


    Tác giả: Lê Trung Tĩnh và Dương Danh Huy
    Ngày 22-23 tháng 9 năm 2011, các chuyên gia luật biển của 8 trong 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) họp để thảo luận đề xuất của Philippines về việc Biển Đông thành một "Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác." Kết quả thảo luận của họ sẽ được báo cáo ở Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN, Hội nghị này sẽ đưa ra các khuyến nghị cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước ngày Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 19 được tổ chức vào tháng 11 năm 2011 sắp tới tại Bali. Tại cuộc họp, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay phát biểu rằng, đề xuất của Philippines tập trung vào việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà các bên tranh chấp sau đó có thể thoả thuận để cùng hợp tác phát triển ở đó. Những khu vực không đang trong tình trạng tranh chấp sẽ là vùng đặc quyền riêng của các quốc gia đang sở hữu chúng.
    Đề xuất của Philippines thể hiện một nỗ lực nhằm chế ngự một cuộc xung đột khó giải quyết trong nhiều thập kỉ, với cách tiếp cận này Philippines tin rằng sẽ có rất nhiều khả năng được nhiều nước chính trong cuộc chấp nhận nhất. Để hiểu được những lợi điểm của đề xuất này, cần xem xét cách tiếp cận thông thường trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, và sau đó so sánh nó với giải pháp nghịch. Giải pháp nghịch chính là nguyên tắc cơ bản ẩn sau đề nghị này.
    Cách tiếp cận thông thường: trước hết phải xác định quyền sở hữu đảo
    Cách tiếp cận thông thường để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trước tiên phải xác định quyền sở hữu của các đảo có tranh chấp, rồi sau đó mới xác định có bao nhiêu phần biển thuộc mỗi đảo này.
    Vì hầu như không có khả năng các bên tranh chấp sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo, nên hi vọng hiện thực duy nhất để xác định quyền sở hữu đảo là đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. Ví dụ, Tòa án Công lý quốc tế đã xử nhiều trường hợp tranh chấp đất liền và đảo. Sau đó, độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo sẽ được xác định hoặc thông qua thương lượng hoặc bằng cách đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế. Trong hai cách [xác định vùng biển] này, cách nào có thể cũng sẽ sử dụng Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các luật pháp quốc tế khác liên quan về phân định ranh giới trên biển.
    Tuy nhiên, do TQ chống lại việc sử dụng tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp, và không có nước nào từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo nếu không có phán quyết của tòa án; cho nên, triển vọng giải quyết vấn đề quyền sở hữu đảo rất bé. Vì vậy, mặc dù trên lí thuyết phương pháp tiếp cận truyền thống này có thể giải quyết tranh chấp hoàn toàn, nhưng trong thực tế giải pháp truyền thống không giúp giải quyết được gì.

    Vấn đề của tình trạng này nằm ở chỗ các bên tranh chấp bị vướng mắc vĩnh viễn ngay tại bước đầu tiên, điều đó có nghĩa là họ không bao giờ đi đến được vòng xác định vùng biển thuộc mỗi đảo. Điều này cho phép Trung Quốc hành động như thể hầu như toàn bộ Biển Đông đều trong tình trạng tranh chấp, do đó bãi James, một phần của biển Natuna, Bãi Cỏ Rong, bãi cạn Vanguard, lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam bị liệt vào loại "lãnh thổ có tranh chấp".
    Cách tiếp cận nghịch: xác định vùng biển thuộc mỗi đảo trước
    Qua các vấn đề còn tồn tại đã nêu trên bởi cách tiếp cận truyền thống, các bên ở Đông Nam Á bắt buộc phải sử dụng cách tiếp cận khác trong việc giải quyết các tranh chấp.
    [​IMG]Thay vì cứ chờ đợi câu trả lời cho câu hỏi về quyền sở hữu đảo, các bên tranh chấp nên theo giải pháp nghịch: đó là xác định phạm vi vùng biển thuộc về mỗi đảo tranh chấp trước. Điều này có thể được thực hiện qua đàm phán hoặc bằng cách đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Một đảo có vùng biển của nó rộng mức nào là tuỳ thuộc vào tình trạng địa lí của nó chứ không phải phụ thuộc vào ai sở hữu nó. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ độc lập và không bị định kiến đối với câu hỏi về quyền sở hữu hòn đảo.
    Một khi độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo đã được xác định, phạm vi tranh chấp Biển Đông cũng sẽ được xác định: các tranh chấp sẽ chỉ bao gồm các đảo tranh chấp và vùng biển thực sự thuộc về mỗi đảo đó mà thôi.
    Dĩ nhiên, những vùng biển không thuộc các đảo tranh chấp phải được coi là các khu vực không có tranh chấp. Những vùng biển này sẽ thuộc về các nước xung quanh Biển Đông bằng cách áp dụng UNCLOS và luật pháp quốc tế về phân định ranh giới biển, không bị các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ảnh hưởng tới.
    Mặc dù xác định phạm vi các tranh chấp ở Biển Đông không giải quyết được hoàn toàn các tranh chấp, nhưng đó sẽ là tiến bộ đáng kể nhất trong chế ngự các tranh chấp trong nhiều thập kỉ qua.
    Ví dụ, dù có rất nhiều bàn luận về Tuyên bố ứng xử năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC) và ý tưởng về một Bộ quy tắc ứng xử mới(COC), những công cụ này có một thiếu sót cơ bản nếu chúng không xác định ra phạm vi của các tranh chấp. Rõ ràng, các cách ứng xử khác nhau mong muốn tùy thuộc vào vùng biển liên quan là một vùng biển có tranh chấp hay không có tranh chấp; vì thế, khái niệm về một cách ứng xử thích hợp cho tất cả mà không có sự phân biệt khu vực tranh chấp và không có tranh chấp sẽ không hữu ích. Do đó, cần xác định rõ phạm vi của các khu vực có tranh chấp, cách ứng xử mong muốn cho những khu vực đó, và một cách ứng xử khác cho các khu vực không có tranh chấp.
    Một ví dụ khác, xem xét đề nghị của Trung Quốc "gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác các nguồn tài nguyên". Về lí thuyết, đề nghị này nghe có vẻ hợp lí. Trong thực tế, nó chỉ hợp lí nếu cùng nhau khai thác trong khu vực tranh chấp, và các phạm vi của khu vực tranh chấp đã được tất cả các bên sự đồng ý. Hiện nay, Trung Quốc còn yêu cầu khai thác chung rất tùy tiện, cả trong các khu vực cách xa bờ biển TQ tới 700 hải lí, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ bờ biển Philippines và Việt Nam, và gần các vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của hai nước này hơn là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. Điều này rõ ràng là bất hợp lí và đó là lí do tại sao đề nghị của Trung Quốc dường như hợp lí lại không khả thi. Cách tiếp cận nghịch, tức là, trước tiên xác định khu vực tranh chấp một cách phù hợp với luật pháp quốc tế, đây là điều kiện tiên quyết cho ý tưởng "gác lại tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên" để khiến chúng có thể được thực thi.
    Xác định phạm vi các khu vực tranh chấp cũng sẽ cải thiện tình hình an ninh trong vùng Biển Đông. Trước hết, các tranh chấp sẽ nằm trong các khu vực được xác định thay vì lây lan tùy tiện. Thứ hai, đồng ý về những gì là tranh chấp làm giảm thiểu các bất tương xứng về kì vọng của các nước tranh chấp, chính điều này cũng làm giảm khả năng xảy ra các sự cố liên quan đến việc sử dụng vũ lực.
    Đề nghị về "Khu vực Hòa bình" của Philippines
    Đề nghị về "Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác" của Philippines dựa trên việc xác định các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp ở Biển Đông. Như phân tích này cho thấy, mặc dù cách tiếp cận đó tự nó không giải quyết được tranh chấp, nó lại là cơ sở cần thiết cho việc chế ngự chúng.
    Bản thân đề nghị này vẫn còn chứa một số chi tiết mà các bên tranh chấp khác có thể không chấp nhận và vẫn cần thương lượng thêm. Tuy nhiên, nguyên tắc chính của nó, đó là khoanh vùng Biển Đông thành các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, là hợp lí, và cách tiếp cận này đáng để được tất cả các bên tranh chấp xem xét và đàm phán nghiêm túc.
    Các nước Đông Nam Á có tranh chấp có vẻ ủng hộ đề nghị này, ít nhất là trên nguyên tắc, nhưng Trung Quốc thì không.
    Trung Quốc phản đối cuộc họp ngày 22-23 tháng 9 của các chuyên gia luật biển ASEAN, bề ngoài với lí do rằng cuộc họp này cũng có các chuyên gia luật biển từ các nước không có tranh chấp bên ngoài tham dự. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN cũng có quyền tham khảo ý kiến nhau và quyết định liệu họ có đồng ý hay không đồng ý với nhau, lí do Trung Quốc viện dẫn là không hợp lí. Có nhiều khả năng dẫn đến sự phản đối của TQ bắt nguồn từ lí do sâu xa hơn, đó là họ chống lại việc khoanh vùng phân biệt các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bởi vì làm như vậy gần như chắc chắn sẽ loại trừ ra bất kì yêu sách chủ quyền biển nào tương đương với đường chữ U về mặt địa lí.
    Trước đó, vào tháng 7, Philippines đã đề xuất với Trung Quốc cùng ra Toà án quốc tế về Luật Biển để làm rõ các khu vực đang tranh chấp và không. Đề nghị tháng 7 đó đã không được TQ chấp nhận.
    Qua đó ta thấy Trung Quốc dường như muốn phản đối sự khoanh vùng các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông bằng ngoại giao lẫn pháp lý.
    Dù có sự phản đối của Trung Quốc chăng nữa, các bên tranh chấp ASEAN vẫn nên tiếp tục bàn thảo, đàm phán và đi đến một thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Một thỏa thuận sẽ đem lại cho họ một lập trường chung trong việc đối phó với Trung Quốc, và điều đó sẽ cho thế giới nói chung và người dân Trung Quốc nói riêng thấy những gì là hợp lí và những gì bất hợp lí.
    Đề nghị về"Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác" của Philippines là một sáng kiến quan trọng đi đúng hướng. Các câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu các bên tranh chấp ASEAN có đủ tầm nhìn và kĩ năng để vượt qua những khác biệt nhỏ trong việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp và không có tranh chấp ở Biển Đông hay không? và nếu TQ Quốc tiếp tục phản đối thì liệu các nước này có đủ ý chí để tiến hành những gì họ cho là đúng và trọng yếu trong việc bảo vệ quyền lợi của họ hay không? Các nước không tranh chấp bên ngoài với lợi ích hợp pháp có thể có trong vùng Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, cũng nên hỗ trợ các nỗ lực để đạt tiến bộ trong theo hướng này.
    Các tác giả cảm ơn Trần Xuân Trường về các ý kiến đóng góp quý báu.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Doanh nghiệp Trung Quốc khốn khổ vì không vay được tiền



    [​IMG]
    Nguồn ảnh: Economist

    Trung Quốc đang đối đầu với khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phá sản hàng loạt.
    Những người lái xe taxi, khác với suy nghĩ của nhiều chuyên gia kinh tế, thường làm việc trong thời gian dài đối với ngày rảnh rỗi và nghỉ sớm trong giai đoạn bận rộn. Tại thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, lái xe tại đây còn khôn ngoan hơn.

    Ở thời điểm đông khách, họ luôn để sáng đèn sẵn sàng nhận khách hoặc thậm chí ngay khi vừa đón khách xong, họ cũng vẫn để đèn này như vậy với hy vọng kiếm được một khách đi cùng chiều. Họ kiếm được gấp đôi tiền dù trên đồng hồ hệ thống chỉ hiện lên 1 khách đăng ký.

    Với sự năng động nhưng không quá vội vàng của mình, doanh nhân tại thành phố Ôn Châu đã đóng góp nhiều cho thành quả tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Có thể thấy trong quý 3/2011, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ, tốc độ này dù thấp nhất trong 2 năm nhưng rất ấn tượng với thế giới ở bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang tăng lên và Ôn Châu chính là một trong số đó.

    Hoạt động tín dụng tăng trưởng bùng nổ tại Trung Quốc sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đã dẫn đến lạm phát, giá bất động sản quá cao và chính quyền nhiều tỉnh nợ “đầm đìa”.

    Ngay khi chính phủ đang cố gắng giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trên, hai vấn đề mới lại phát sinh: xuất khẩu tăng trưởng kém, chủ yếu do khủng hoảng tại châu Âu, ngoài ra phải kể đến tình trạng phá sản của nhóm doanh nghiệp nhỏ, hiện đang tập trung chủ yếu tại thành phố như Ôn Châu.

    Ông Zhou Dewen, người đứng đầu hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Ôn Châu, cho biết đối với nhóm doanh nghiệp tư nhân vốn tập trung rất đông đảo tại Ôn Châu, năm 2011 có thể coi như năm kinh doanh khó khăn nhất từ khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu vào giai đoạn cải tổ cách đây 3 thập kỷ.

    Doanh nghiệp tại thành phố sản xuất nhiều mặt hàng, từ bật lửa, áo mưa cho đến dụng cụ dùng trong sinh đẻ. Cũng giống như bất kỳ công ty nào khác, họ tồn tại nhờ khách hàng và các chủ nợ.

    Thế nhưng khách hàng nước ngoài của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Tháng 9/2011, doanh số bán hàng sang Liên minh châu Âu giảm sâu nhất từ năm 1995. Ông Wei Jianguo, người đứng đầu trung tâm kinh tế quốc tế của Trung Quốc, dự báo năm 2012, thậm chí Trung Quốc có thể thâm hụt thương mại lần đầu tiên từ năm 1993.

    Việc thiếu khách hàng, tuy nhiên, không tồi tệ như việc không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. 20% trong số doanh nghiệp tư nhân tại Ôn Châu đã phải ngưng sản xuất hoặc giảm bớt thời gian sản xuất do thiếu tiền. Ông Li Zhongjian, doanh nhân phụ trách nhà máy chuyên sản xuất bật lửa, không muốn nhận đơn hàng lớn phòng trường hợp nguồn vốn vay bị rút về trước khi ông được khách thanh toán.

    Tình hình tài chính tại Ôn Châu cũng giống như thực trạng xe taxi tại thành phố này. Một số khoản vay được tính toán và cung cấp bởi nhóm ngân hàng chính thức cũng như công ty tài chính dưới sự kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách, thế nhưng còn nhiều khoản khác ngoài tầm kiểm soát. Nhà máy của ông Li, với lịch sử hoạt động tới 20 năm cũng như có nhiều tài sản, hoàn toàn có thể vay được tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều công ty khác phải tìm đến nhóm công ty cho vay thuộc vào thế giới của hệ thống ngân hàng không chính thức tại Ôn Châu.

    Hoạt động cho vay không chính thức tồn tại ở Trung Quốc cũng lâu như chính sách cải tổ kinh tế nước này. Thế nhưng trong 1 đến 2 năm gần đây, hoạt động tăng trưởng nhanh chóng mặt. Nhóm cho vay đã mở rộng ra ngoài các hiệu cầm đồ và doanh nhân giàu có dư tiền. Ngay cả nhóm tập đoàn nhà nước Trung Quốc, sau khi vay được tiền lãi suất thấp từ ngân hàng, cũng cho doanh nghiệp khác vay với lãi suất cao hơn.

    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/Economist
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc tảng lờ luật Biển Liên hợp Quốc

    Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 22:46

    Tác giả: A. Gaffar Peang-Meth
    Người dịch: Phạm Thanh Vân
    Hiệu đính: Lê Vĩnh Trương
    Dịch từ bài: China ignores UN Law of the Sea | GLOBAL BALITA
    http://www.guampdn.com/article/20111005/OPINION02/110050312/China-ignores-UN-Law-Sea

    Tôi viết bài bày tỏ quan điểm cá nhân (op-ed article) đầu tiên vào năm 1999 khi được báo Daily Pacific News mời viết về tình hình Kosovo. Sau đó tôi vẫn tiếp tục viết để đăng báo nhưng không thường xuyên, để rồi cuối cùng đã được dành hẳn một cột báo hàng tuần, và hiện giờ đã giảm xuống thành 2 tuần để giành chỗ cho những vấn đề khác của cuộc sống.

    Là một nhà giáo dục ở trường Đại học Guam, tôi tận dụng cơ hội mà tờ báo đã dành cho tôi – tôi rất cảm kích cơ hội đó – để viết, chia sẻ thông tin và những phân tích tới những độc giả có học vấn. Tôi viết theo phong cách truyền thống của một nhà khoa học chính trị để miêu tả sự kiện, giải thích lý do, phân tích nhân quả, và tiên đoán điều có thể xảy ra trong tương lai.
    Trong những năm 1999 và 2000 tôi đã viết hàng loạt bài báo về những xung đột về vùng bờ biển giữa Trung Quốc với các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, mỗi nước này đều tuyên bố chủ quyền với một số phần nhất định của biển Đông (Nguyên văn: biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi quốc tế)
    Một thập kỷ sau đó, trong bản báo cáo đặc biệt tháng 9/tháng 10 của tạp chí Foreign Policy, “Biển Đông là tương lai của các cuộc xung đột”, Robert D. Kaplan, một thành viên của Ủy ban chính sách Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã cảnh báo về “sự bành trướng hải quân không thể chối cãi của Trung Quốc, … buộc các nước xung quanh phải có hành động phản ứng.” Ông đã khẳng định “chiến trường trong thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên đại dương.”

    Chủ quyền
    Trong “Luật lãnh hải và các vùng tiếp giáp” năm 1992, Quốc hội Trung Quốc đã tuyên bố 80% của 1.3 triệu dặm vuông biển Đông là của Trung Quốc. “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo ở biển Đông và các vùng nước lân cận,” Thứ trưởng các lực lượng vũ trang Trung Quốc tuyên bố vào tháng 5 năm 1996.

    Vào nă m 1995, trong một tuyên bố quả quyết về vùng lãnh thổ mới, Trung Quốc đã cho cắm cờ trên các cột cấu trúc làm qua loa – các chòi trú chân của các ngư dân – do người Trung Quốc dựng trên rặng san hô Mischief, khu vực được Philippines khẳng định chủ quyền, chỉ cách bờ biển Palawan 135 dặm, trong khi cách đảo Hainan của Trung Quốc tới 800 dặm. Vào năm 1998, lực lượng không quân Philippine đã chụp được hình ảnh “những công trình bằng bê tông lớn và kiên cố”, ba tầu hỗ trợ đổ bộ trang bị với các khẩu súng 57mm, và một sân bay lên thẳng trên rặng san hô Mischief.
    Năm ngoái, đại tá Cảnh Nhạn Sinh (Geng Yansheng), phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đã khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với biển Đông”. Vào năm 2011, có tin rằng một quan chức cao cấp về đối ngoại của Trung Quốc, Đái Bỉnh Quốc (Dai Binggua), đã nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton rằng biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
    Trung Quốc và Công ước Liên hợp Quốc về luật biển.
    Lịch sử tranh giành quyền kiểm soát biển của Trung Quốc phải quay lại từ vài ngàn năm trước, bắt đầu từ triều đại nhà Hạ vào 2100 cho đến 1600 trước Công nguyên. Tấm bản đồ hàng hải lịch sử mà Bắc Kinh viện dẫn được biết đến như là bản đồ “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn,” mở rộng tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc từ đảo Hải Nam kéo dài 1200 dặm về phía nam tới tận Singapore và Malaysia. Tấm bản đồ “đường lưỡi bò này là bản chỉnh sửa từ tấm bản đồ lãnh thổ Trung Quốc năm 1947 (“bản đồ 11 đoạn”) của chính quyền Tưởng Giới Thạch, đã bị Cộng sản lật đổ vào năm 1949.
    Vào năm 1982, Công ước Liên hợp quốc về luật biển, gọi tắt là UNCLOS, đã được ký bởi 170 nước. Điều 56 của Công ước quy định các quốc gia có đường bờ biển được hưởng các quyền chủ quyền trong Vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trong các hoạt động thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, cũng như đối với các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

    Vào năm 1996, Trung Quốc đã thông qua UNCLOS như sau: “Theo các quy định của UNCLOS, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trong khu vực bao gồm vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa”. Theo UNCLOS, một nước ven biển có chủ quyền lãnh thổ đối với vùng biển giới hạn trong 12 hải lý, tính từ đường cơ sở, nhưng các tầu quân sự và dân sự nước ngoài vẫn có quyền qua lại tự do. Quốc gia ven biển được hưởng độc quyền đối với các tài nguyên khoáng sản và tài nguyên phi sinh vật trong tầng đất cái của thềm lục địa, và được phép kiểm soát độc quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh vật sinh sống trong vùng thềm lục địa, hay 200 hải lý – nhưng không được vượt quá 350 hải lý – tính từ đường cơ sở.
    Trong khi các quốc gia ven biển Đông Nam châu Á đều chỉ giữ vùng biển lãnh thổ 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 dặm phù hợp với UNCLOS, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông và tất cả những gì nằm dưới nó, làm dấy lên mối quan ngại to lớn về vấn đề tự do hàng hải xuyên qua eo biển Malacca tới Trung Quốc, Nhật Bản và những nơi khác. Hàng năm có khoảng 60,000 tầu đi qua khu vực này.
    Một bài báo trên Washington Post tháng 9, tựa đề “Sự khát dầu của Trung Quốc ở biển Đông đã đẩy nước này vào thế bất đồng với (tuyên bố của) các quốc gia khác” đã lưu ý rằng Tập đoàn dầu mỏ Quốc gia của Trung Quốc có một giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Giàn khoan này sẽ được đặt trong vòng 100 dặm của đảo Palawan. Bài báo nhấn mạnh rằng kể từ đầu năm 2011, các tầu thuyền của Trung Quốc, bao gồm cả tầu của Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân Hải Quân, đã cho dựng các cột trụ và đổ nguyên liệu xây dựng lên bãi đá ngoài khơi bờ biển Palawan.
    Tạp chí Foreign Policy đã chỉ ra tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, sự tồn tại của dầu khí cũng như sự dồi dào các nguồn tài nguyên biển ở biển Đông là “ba nguyên nhân chính” của những tranh chấp về chủ quyền.
    Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế nói các hành động quân sự hóa khó có thể được kìm hãm. Viện này dự đoán sẽ có sự leo thang của các cuộc cạnh tranh về hải quân cũng như đối đầu của các lực lượng bán quân sự.”
    A. Gaffar Peang-Meth, Ph.D., trí thức nghỉ hưu của trường Đại học Guam. Liên lạc với ông tại ' ); document.write( addy4444 ); document.write( '' ); //-->\n peangmeth@yahoo.com Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ' ); //--> .
    http://www.guampdn.com/article/20111005/OPINION02/110050312 var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETE = "Bạn có chắc muốn xóa nhận xét này không?"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETEALL = "Bạn có chắc muốn xóa tất cả nhận xét?"; var _JOOMLACOMMENT_WRITECOMMENT = "Viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_SENDFORM = "Gửi nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDITCOMMENT = "Sửa nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDIT = "Sửa"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE = "Bạn chưa viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA = "Hãy nhập mã xác nhận"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA_FAILED = "Mã xác nhận không đúng"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_EMAIL = "Để được thông báo, hãy nhập địa chỉ email"; var _JOOMLACOMMENT_ANONYMOUS = "Khách viếng thăm"; var _JOOMLACOMMENT_BEFORE_APPROVAL = "Nhận xét của bạn đã được gửi đi, tuy nhiên nhận xét của bạn cần chờ kiểm duyệt, sau khi kiểm duyệt xong nhận xét của bạn sẽ tự động được hiển thị!"; var _JOOMLACOMMENT_REQUEST_ERROR = "Yêu cầu của bạn bị từ chối"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_NEEDREFRESH = "";
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Xem TQ luyện tập ta có thể thấy quân đội TQ chiến đấu đồng bộ hơn giữa trên không và mặt đất , do vậy để đối phó với không quân tên lửa của ta tối thiểu cần vượt 2 lần âm thanh , còn vũ khí tân công quân đội đông , thiết giáp , xe tăng tập trung nên sử dụng bom chùm


    Trung Quốc tập trận trên cao nguyên Tây Tạng

    3:12 chiều | Tháng Mười 22, 2011
    (Petrotimes) - Hôm nay, 22/10/2011, lực lượng bộ binh và không quân Trung Quốc đã tổ chức đợt tập trận mùa thu ở vùng cao nguyên của nước này, ở độ cao 4500m so với mực nước biển.

    Những bài tập này nhằm mục đích rèn luyện cho các binh lính sức chiến đấu ở những vùng cao nguyên khắc nghiệt, không khí loãng và thiếu oxy.
    Trước đó, năm 2010, Trung Quốc đã từng tập trận ở độ cao 4000m so với mực nước biển trên cao nguyên Tây Tạng. Và gần đây nhất, hồi tháng 9 năm nay, bộ binh Trung Quốc cũng có bài tập với bí danh “Ô Mông Thiết Quân” diễn ra ở cao nguyên phía Tây tỉnh Vân Nam Trung Quốc có độ cao 3000m so với mực nước biển.
    Ngoài mục đích rèn luyện sức khỏe và tinh thần chiến đấu, giới quân sự Trung Quốc cũng muốn thử nghiệm sức bền các loại vũ khí và khí tài của họ ở một môi trường khắc nghiệt như trên núi cao.
    [​IMG]
    M.Q (theo Xinhua)​
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Những kẻ hạ bệ 'vua chiến trường' (kỳ 4)
    Cập nhật lúc :3:32 PM, 26/09/2011
    Mỹ và đồng minh tập trung đầu tư cho tên lửa chống tăng trang bị cho máy bay với sự đa dạng về chủng loại và uy lực ngày càng được nâng cao.

    >> Kỳ 1: Vừa là súng, vừa là pháo
    >>
    Kỳ 2: Bước tiến như vũ bão
    >>
    Kỳ 3: "Chắp cánh" cho vũ khí chống tăng
    (ĐVO) Kỳ 4: Cái chết từ trên không

    Trí năng hóa, đa năng hóa

    Sau giai đoạn cơ giới hóa và điều khiển hóa, vũ khí chống tăng hiện đại bước sang thời kỳ trí năng hóa và đa năng hóa. Trong đó, Mỹ và đồng minh đã cho ra đời những vũ khí chống tăng thông minh, có độ chính xác cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.

    Trong khi súng chống tăng của Mỹ không tạo nhiều dấu ấn thì tên lửa chống tăng của nước này lại rất hiện đại. Điển hình là FGM-148 Javelin, sử dụng đầu đạn tandem có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, tầm bắn hiệu quả 75-2.500m.

    Javelin được xếp vào loại tên lửa “bắn - quên”, nghĩa là sau khi tên lửa khóa mục tiêu và bấm nút khai hỏa, trắc thủ không cần điều khiển tên lửa hay theo dõi sự di chuyển của mục tiêu như tên lửa thế hệ cũ. Không chỉ vậy, tên lửa có 2 chế độ tấn công: đánh thẳng vào mục tiêu theo kiểu truyền thống hoặc từ trên đánh xuống nóc tháp pháo tăng, nơi vỏ giáp yếu nhất.

    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin rời bệ phóng.​

    Ưu điểm đáng kể của Javelin là nó dùng liều phóng đẩy quả đạn ra khỏi nòng, sinh ra luồng phụt rất nhỏ phù hợp với tác chiến đô thị.

    Thế nhưng, Javelin vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Trọng lượng nặng (khoảng 22kg gồm đạn, ống phóng và thiết bị điều khiển), đầu tự dẫn ảnh nhiệt không thể hoạt động cho tới khi được “làm lạnh” (mất khoảng 30 giây) và giá thành đắt (165.000 USD/hệ thống, 40.000 USD/đạn).

    Do giá đắt và chỉ sử dụng để chống tăng nên Javelin ít khi được triển khai. Nhiệm vụ chống tăng của quân đội Mỹ thường do trực thăng AH-64 Apache đảm nhiệm.

    Các “sát thủ” diệt tăng có cánh

    Cuối những năm 1960, trong khi Mỹ và đồng minh vẫn dùng trực thăng vào nhiệm vụ chở quân, cứu thương thì Liên Xô đã sớm ý thức về sức mạnh tiềm tàng của phương tiện này trong chiến đấu và cho ra đời Mi-24, được trang bị hỏa lực mạnh từ đầu những năm 1970.

    Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, trực thăng vũ trang phương Tây đã có những bước tiến đáng kể, giành được nhiều thành công trên chiến trường. Điển hình, là trực thăng chuyên chống tăng AH-64 Apache. Loại trực thăng này đã góp phần đáng kể đánh bại lực lượng tăng, thiết giáp đông đảo của Iraq.

    Theo thống kê, ngay trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, 277 chiếc Apache đã hạ khoảng 500 xe tăng, thiết giáp và các phương tiện cơ giới khác của Iraq chỉ trong 100 giờ.

    Vũ khí làm nên sức mạnh của Apache chính là tên lửa AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục). Đây là loại tên lửa không đối đất có khả năng chống nhiễu cao, cũng thuộc loại “bắn - quên”, tầm bắn từ 7,1-8km, được trang bị nhiều loại đầu tự dẫn, nâng cao xác suất trúng đích hoặc phép tấn công nhiều loại mục tiêu. Hellfire có thể triển khai trên nhiều loại phương tiện trên mặt đất, mặt biển nhưng chủ yếu được trang bị cho máy bay, trực thăng.

    [​IMG]
    HÌnh vẽ trên UAV MQ-1 Predator biểu thị cho 6 quả tên lửa Hellfire mà UAV này đã dùng trong chiến đấu.​

    Hiện nay, tên lửa này được trang bị trên các phương tiện bay không người lái (UAV) có vũ trang cho các nhiệm vụ tiễu trừ khủng bố ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.

    Theo tiết lộ từ Wikileaks, khi đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh liên quân ở Iraq vào tháng 2/2007, Tướng David Petraeus (nay là Giám đốc CIA) đã chuyển 1.600 tên lửa Hellfire tới đây, ít nhất 80% số đó đã được sử dụng. Điều này cho thấy, Hellfire rất “đắt hàng” và được dùng vào nhiều mục đích.

    Sau trực thăng Apache, cường kích A-10 là máy bay cánh cố định được sử dụng cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đắt, phá hủy xe tăng, xe bọc thép, công sự kiên cố đối phương.

    A-10 có thiết kế đặc biệt với buồng lái phi công được bọc giáp có thể chống chịu đạn xuyên cỡ 37mm và kính chắn gió buồng lái chịu đạn cỡ 23mm.

    Ngoài ra, A-10 trang bị nắp kính buồng lái kiểu “bong bóng” đảm bảo cho phi công có tầm quan sát tốt trong chiến đấu. Thùng nhiên liệu của A-10 được hỗ trợ chất bọt làm cháy chậm đề phòng trường hợp bị đạn bắn vào.

    Trong hoạt động chiến đấu, A-10 được nhà thiết kế trang bị một pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm GAU-8/A có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 4.000 viên/phút. Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng – thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp DU (chế tạo từ urani nghèo). Có thể nhận biết lúc GAU-8/A khai hỏa khi đầu máy bay này tỏa ra 1 làn khói bay về phía sau.

    Tuy nhiên, loại vũ khí đem lại cho A-10 sức mạnh diệt tăng đang sợ là tên lửa không đối đất AGM-65 Meverick, được lắp đầu tự dẫn: quang điện, ảnh nhiệt và laser (tùy từng biến thể).


    [​IMG]A-10 bắn hạ M-48 trong một cuộc thử nghiệm.
    AGM-65 có tầm bắn khoảng 28km, lắp đầu đạn đơn khối hoặc đầu đạn xuyên phân mảnh. Nó có thể trang bị tên lửa không đối không AIM-9 để tự vệ và các loại bom cùng rocket. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, A-10 cùng với trực thăng AH-64, xe tăng M1 Abrams tiêu diệt hàng nghìn xe tăng, thiết giáp của Iraq.

    Để tiêu diệt cả một đoàn xe, Mỹ phát triển vũ khí khủng khiếp là các loại bom liệng hoặc tên lửa hành trình không đối đất, tiêu biểu là AGM-154 và AGM-158. Đây thực chất là các vũ khí thuộc kiểu chùm, có điều khiển. Khi tới gần mục tiêu, các quả bom con (có phần lõi là các khối thuốc nổ định hướng, phần đuôi có dù để đảm bảo luồng xuyên đánh từ trên xuống) sẽ được bung ra tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương.

    Phương pháp này đặc biệt hiệu quả để tấn công các đoàn tăng, thiết giáp đang tập trung. Mỗi quả bom liệng AGM-154B (biến thể chống tăng của AGM-154) chứa tới 6 quả bom chùm BLU-108/B, mỗi quả phóng ra 24 quả bom con có đầu tự dẫn tới mục tiêu. Khác với bom lượn, tên lửa hành trình AGM-158 có tốc độ triển khai nhanh, tầm bay lên tới 370km, xa hơn rất nhiều so với AGM-154B (chỉ khoảng 22km).

    Clip minh họa các thủ đoạn tiêu diệt xe tăng từ trên không.
    Nằm trong xu hướng ưu tiên phát triển tên lửa hàng không chống tăng, các đồng minh Phương Tây của Mỹ cho ra nhiều tên lửa tương tự Hellfire như Brimstone (Anh), TRIGAT, HOT (Pháp – Đức) đều dùng chủ yếu cho trực thăng hoặc máy bay.

    Trong đó, hệ thống HOT vẫn sử dụng những tên lửa chống tăng được thiết kế từ những năm 1970, dùng hệ dẫn đường bán chủ động, lệnh điều khiển truyền qua dây.

    Tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất thế giới

    Israel có trong kho vũ khí các tên lửa sử dụng công nghệ dẫn đường tiên tiến, có tầm bắn xa nhất trên thế giới. Ví dụ, biến thể của tên lửa chống tăng Spike – Spike NLOS có đầu tự dẫn hồng ngoại, cự lý bắn tối đa 25km hoặc tên lửa chống tầm siêu xa Nimrod có cự ly bắn lên tới 36 km, hệ dẫn kết hợp laser/GPS. Trong khi đó, Hellfire (Mỹ) chỉ có tầm bắn 8km và AT-16 (Nga), khoảng 10km.


    Lê Nam - Tuấn Linh
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ấn Độ mua tên lửa A-10 lắp trên su-30 thì toi chiến xa TQ , nếu VN hợp tác với quốc phòng với Ấn , Ấn cung cấp A-10 cho VN thì trên xa trường sẽ như thế nào nhỉ ?
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sắp tới lại có chuyện roài

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Indonesia, Philippines

    22/10/2011 | 17:48:00

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell. (Nguồn: Reuters)



    Theo THX, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell sẽ công du Indonesia và Philippines vào tuần tới.

    Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Campbell sẽ tới Jakarta vào ngày 25/10 tới.

    Tại đây, ông sẽ có cuộc gặp với các quan chức cấp cao Indonesia để thảo luận về quan hệ song phương, các sự kiện trong khu vực và về các hội nghị quan trọng sắp tới, trong đó có Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Đông Á và Cuộc họp các nhà lãnh đạo ASEAN-Mỹ do Indonesia tổ chức.

    Ngày 26/10, ông Campbell sẽ tới Manila để hội đàm với các quan chức chính phủ Philippines./.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    23/10/2011 - 00:34​
    Cần tịch thu hành lậu trên diện rộng , trực tiếp tại các đại lý , đầu mối mới đủ sức răn đe hàng lậu kém chất lượng trốn thuế

    Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ
    Tiểu thương buôn bán hàng lậu mới chỉ bị tịch thu hàng, bị xử phạt là quá nhẹ. Nếu chế tài mạnh hơn như rút giấy phép kinh doanh thì sẽ hạn chế được phần nào.

    Có đến 80% các vụ nhập lậu hàng hóa vào thị trường Việt Nam là từ Trung Quốc và chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, thực phẩm… Đặc biệt những dịp như Noel, tết là cơ hội để các mặt hàng này bành trướng thị trường nội địa. Ông Lý Ngọc Thắng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A TP.HCM, cho biết.
    Hàng lậu bán công khai
    Tại các chợ đầu mối ở TP.HCM như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên… trong những ngày này không khí sôi động hẳn lên khi đang bước vào mùa cuối năm. Ngay tại quầy hàng bánh kẹo, đồ chơi trẻ em… ở lầu một chợ Bình Tây, chúng tôi nhận thấy hàng Trung Quốc bày la liệt. Bánh, kẹo được bọc trong những bao kiếng trong suốt với hình ảnh bắt mắt ghi toàn chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Điều nguy hiểm hơn là trong số này có rất nhiều loại kẹo que, khi trẻ em ăn xong sẽ còn lại những cái que mang hình những loại đồ chơi bạo lực như súng, kiếm, dao... Ngoài ra còn có những loại kẹo khi bóc vỏ ra thì chính những cái vỏ này là một miếng hình xăm, trẻ có thể lấy miếng xăm này dán lên tay như dân anh chị!
    Các tiểu thương cho biết những sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ ở miền Tây với giá rẻ hơn hàng nội địa. Vì giá rẻ như vậy nên nếu không bán hàng này thì họ sẽ chẳng bán được hàng gì khác.
    Tại TP.HCM, những gánh hàng rong ở trước các cổng trường cũng xuất hiện những loại kẹo Trung Quốc vừa ăn và vừa làm đồ chơi như nêu trên.
    [​IMG]
    Đội QLLT 3A phát hiện lô bột ngọt giả tại chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10, TP.HCM). Ảnh: TU
    Ngoài đồ chơi trẻ em, thực phẩm khô như nấm Đông Cô không nhãn mác cũng bày bán đầy chợ. Nhiều chủ sạp còn cho chúng tôi xem loại hàng còn nằm trong thùng với mùi và màu sắc không đẹp như hàng trưng bày. Một tiểu thương cam đoan nấm này để quanh năm không bị hư.
    Ghé sang một tiệm khác, chúng tôi thấy bột ngọt Trung Quốc được phân thành bịch nylon 1 kg giá 40.000 đồng/kg cũng không có nhãn mác gì cả. Các mặt hàng này bày bán công khai và người bán cũng không ngại cho biết đó là hàng Trung Quốc. Họ không hề giấu giếm người mua.
    Đáng chú ý hơn là trong tháng 10 vừa qua, Đội QLTT 3A đã phát hiện gần 16 tấn bột ngọt hiệu Friend và 4.900 kg rong biển không nhãn mác. Tất cả số hàng này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, không hóa đơn, chứng từ. Chủ của kho hàng này có cửa hàng bán ở chợ Bình Tây, quận 6.
    Kinh doanh hàng lậu phải bị rút giấy phép
    Ông Lý Ngọc Thắng, Đội trưởng Đội QLTT 3A, cho biết khi vận chuyển hàng, bọn buôn lậu thường chẻ nhỏ thành từng chuyến xe với trọng lượng cho phép để tránh bị kiểm soát. Những đội quân buôn lậu này nắm bắt rất rõ giờ giấc nghỉ ngơi, thay ca của cơ quan chức năng để chọn giờ “đánh” hàng.
    Hiện nay có tình trạng tại các chợ, trung tâm thương mại, ban quản lý không tuyên truyền khuyến cáo đối với những tiểu thương bán hàng kém chất lượng. Một cán bộ của Đội 3A cho biết khi kiểm tra, cán bộ QLTT thường không nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại.
    Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty Bibica, cho biết hàng trôi nổi không nhãn mác của Trung Quốc chủ yếu đi bằng đường tiểu ngạch và thường được tiêu thụ ở khu vực có thu nhập thấp. Chính người tiêu dùng dễ dãi mua nên hàng dỏm vẫn có đất sống. Theo quy định, những sản phẩm nhập vào thị trường Việt Nam thì phải có nhãn mác ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, giấy phép nhập khẩu… Thế nhưng hầu như tất cả mặt hàng này không có.
    Theo ông Lý Ngọc Thắng, vấn đề quan trọng để hạn chế hàng kém chất lượng nhập lậu vào VN là công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là từ cửa khẩu. Ngoài ra, những tiểu thương buôn bán hàng như vậy mới chỉ bị tịch thu hàng, bị xử phạt là quá nhẹ. Nếu Nhà nước có biện pháp chế tài mạnh hơn như rút giấy phép kinh doanh thì sẽ hạn chế được phần nào.
    Ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM, cho biết Chi cục đã triển khai kế hoạch trước, trong và sau tết gắt gao hơn để đảm bảo hàng hóa ổn định trong dịp này.

    Nhóm hàng tiêu dùng là nhóm được bán mạnh nhất tại thị trường Việt Nam. Nếu trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nước khác thì thật nguy hiểm khi nền kinh tế sản xuất không phát triển được.

    Ông LÝ NGỌC THẮNG, Đội trưởng Đội QLTT 3A TP.HCM

    Tết là dịp để tiêu thụ nhiều hàng hóa, nên người tiêu dùng cần lưu ý những gói quà gói sẵn ở các tiệm tạp hóa vì họ sẽ tự động lấy những mặt hàng kém chất lượng bỏ vào để tăng lợi nhuận.
    Ông PHAN VĂN THIỆN,Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty Bibica

    TÚ UYÊN
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dùng hàng Trung Quốc , miễn bảo hiểm !

    Thịt xông khói = Thịt lợn chết + thuốc trừ sâu
    23/10/2011 15:17

    (VTC News) – Một cơ sở sản xuất thịt xông khói mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở Quảng Đông (Trung Quốc) vừa bị phát giác. Điều khiến nhiều người không khỏi khiếp đảm không chỉ là số thịt xông khói sản xuất ở cơ sở này đều được làm từ thịt lợn chết, mà chúng còn được ngâm trong thuốc trừ sâu có chứa trichlorfon và muối công nghiệp, natri nitrit (sodium natri).

    Phóng viên tờ Phượng Hoàng (Trung Quốc) đã bí mật thâm nhập vào một cơ sở sản xuất thịt lợn xông khói, và sự thật về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như dùng chất độc hại trong quá trình sản xuất đã được phơi bày.

    17h ngày 18/9, phóng viên đã báo trước sự việc với cơ quan chức năng thành phố Đông Quản (tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) sau một quá trình theo dõi.

    Tới 4h40’ sáng 19/9, khi trời vẫn còn tối, phóng viên đã lái xe trực tiếp đến nơi sản xuất thịt xông khói trong vai người thu mua sản phẩm. Sau khi cánh cửa khu sản xuất mở ra, phóng viên choáng trước hình ảnh sàn nhà, hành lang bày la liệt thịt lợn đã bốc mùi, có màu đen, biến màu.



    [​IMG] Trichlorfon

    Hơn một chục công nhân đang dùng dao để cắt thịt lợn thành từng dải dài để làm thịt xông khói. Nơi cắt thịt lợn cũng mất vệ sinh, bẩn thỉu. bên cạnh đó là các khu vực riêng biệt chứa thịt xông khói thành phẩm.

    Các nhân viên cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm thành phố Đông Quản tới địa điểm trên và cho biết, qua mùi và nhìn vào số thịt lợn ở trong khu xưởng sản xuất thì đó là thịt lợn đã chết.

    Đó chưa phải là tất cả, phóng viên sốc hơn khi nhìn thấy quá trình ướp thịt lợn. Thịt được ngâm trong bể lớn, trong nước có pha sodium nitrit, trichlorfon và muối công nghiệp.


    [​IMG] Bể ngâm thịt
    23 gói muối công nghiệp dùng bảo quản thịt lợn muối được phát hiện tại khu vực sản xuất, nơi sản xuất số muối này ghi trên túi ở tỉnh Hồ Bắc. Bên cạnh túi muối là các gói nitrit natri đã được mở ra. Sốc hơn, khi cạnh các gói muối là thuốc trừ sâu trichlorfon. Tại một căn phòng khác, phóng viên còn bắt gặp 8 chai thuốc trừ sâu chứa trichlorfon chưa sử dụng.

    [​IMG] Sodium nitrit

    Một nhân viên của cơ quan chức năng cho phóng viên biết, với sự kết hợp giữa muối công nghiệp, sodium natri và thuốc trừ sâu chứa trichlorfon sẽ biến thịt chết thành thịt như bình thường, ruồi không bâu vào và bảo quản được lâu dài.


    [​IMG]Số thịt lợn chết đã bị thu giữ
    Nhân viên của cơ quan chức năng đã cho biết, cơ sở sản xuất này được điều tra từ năm ngoái, kể từ tháng Sáu năm nay công việc điều tra tiếp tục, nhưng cơ sở lại thường xuyên thay đổi địa điểm. Vì vậy, lần này cơ quan chức năng đã cử nhân viên đến tận nơi để tiêu hủy số sản phẩm thịt xông khói độc hại. Tất cả số sản phẩm thịt lợn xông khói và nguyên liệu làm thịt xông khói đã được đưa đến một địa điểm để tiêu hủy. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra sự việc.

    Qua kiểm tra được biết, cơ sở sản xuất này không có giấy phép hoạt động, còn thịt lợn không rõ nguồn gốc, thêm vào đó còn sử dụng hóa chất độc hại. Theo hóa đơn tìm thấy ở xưởng sản xuất thì thịt xông khói có giá bán buôn từ 7 - 15 nhân dân tệ/kg thấp hơn giá thị trường.

    Hồi cuối tháng 9, phóng viên đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt để thâm nhập nguồn cung cấp thịt lợn chết. Khoảng 10 giờ sáng và cả buổi tối có một chiếc xe tải nhỏ sẽ vận chuyển thịt lợn chết để cung cấp cho cơ sở sản xuất, chiếc xe này đến từ Huệ Châu (Quảng Đông – Trung Quốc).

    Trước ngày 19/9, phóng viên vẫn thấy chiếc xe tải nhỏ chở thịt bốc mùi, biến màu tới để nhập cho cơ sở sản xuất. Giá mua thấp nhất là 2 nhân dân tệ/kg.

    Cơ sở này đã hoạt động gần 2 năm, thịt xông khói sản xuất ở đây thường được bán ở một số vùng nông thôn, căng tin nhà máy và cả nhà hàng. Tại hiện trường phóng viên cũng phát hiện một lượng lớn thịt xông khói đã được xếp sẵn để chuẩn bị chuyển đi phân phối cho các điểm kinh doanh.

    Phóng viên đã tham khảo ý kiến chuyên gia về sự nguy hiểm của natri nitrit (sodium nitrit) và trichlorfon. Các chuyên gia cho rằng, chỉ cần lượng 0,3 – 0,5 g sodium nitrit cũng có thể gây ngộ độc và tử vong. Sử dụng hạn chế hoặc không nên sử dụng.


    Ngoài ra, chuyên gia còn khuyến cao, trichlorfon là một thành phần trong thuốc trừ sâu, xét riêng trichlorfon cũng có độc tính, nhưng khi cho vào thuốc trừ sâu đã xảy ra quá trình thủy phân kiềm thì độc tính rất mạnh, do đó không được phép thêm vào thực phẩm khi chế biến.

    Anh Minh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này