Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3331 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 01:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43244 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cả TQ lẫn VN đều tăng cường tập trận

    Vùng 3 Hải quân huấn luyện hiệp đồng
    Cập nhật lúc :9:04 AM, 11/11/2011
    Hải quân Vùng 3 luôn coi trọng công tác huấn luyện các lực lượng trong quân chủng nhắm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

    Quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, thềm lục địa miền Trung có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng, Vùng 3 Hải quân luôn coi trọng công tác huấn luyện hiệp đồng với các lực lượng trong Quân chủng và trên địa bàn đóng quân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo được phân công và sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

    Dưới đây là một vài hình ảnh hoạt động huấn luyện của vùng 3 Hải quân:

    [​IMG]
    Thủy thủ Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân kiểm tra tên lửa chuẩn bị đi biển.​
    [​IMG]Tàu Vùng 3 Hải quân phối hợp với lực lượng không quân luyện tập tìm kiếm cứu nạn.
    [​IMG]
    Tàu phóng lôi xuất kích.​
    [​IMG]
    Huấn luyện hiệp đồng với Cảnh sát biển...​
    [​IMG]
    Phối hợp với đặc công làm chủ trang bị mới.​
    [​IMG]
    Ban chỉ huy Tàu HQ-628 xử lý tình huống một nội dung huấn luyện trên biển.​
    Theo Báo Quân đội Nhân dân
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Thứ sáu, 11/11/2011, 12:18 GMT+7
    Toàn quyền Canada sắp thăm Việt Nam

    Ông David Lloyd Johnston sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 16 tới 19/11, nhằm tăng cường quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.
    > Người Việt ở Canada
    > Mùa thu yêu kiều ở Canada

    [​IMG]Toàn quyền Canada David Lloyd Johnston. Ảnh: Canadian PressĐây là chuyến thăm đầu tiên của một vị toàn quyền Canada đến Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.
    Trong 3 ngày lưu lại Việt Nam, Toàn quyền Canada dự kiến sẽ hội đàm với ************* Trương Tấn Sang, nhằm trao đổi về tình hình mỗi nước và phương hướng tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động và văn hóa.
    Ngài Toàn quyền Canada dự kiến có buổi nói chuyện với sinh viên đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhân dịp tới dự hội thảo khoa học về "Đa dạng văn hóa". Ông Johnston còn gặp gỡ và trao đổi với các tình nguyện viên Canada, thăm ột số dự án do Canada tài trợ và gặp gỡ lãnh đạo một số tỉnh thành.
    Hiện Việt Nam và Canada đang duy trì quan hệ đối tác phát triển lâu dài. Chuyến đi của ông Johnston cũng nằm trong định hướng của Canada về việc đa dạng hóa các quan hệ ở Đông Á và Đông Nam Á. Ngoài Việt Nam, Toàn quyền Canada còn tới thăm Singapore và Malaysia.
    Toàn quyền Johnston, 70 tuổi, nhậm chức ngày 1/10/2010 theo sự đề cử của Thủ tướng Stephen Harper và được Nữ hoàng Anh Elizabeth II chấp thuận. Ông là vị toàn quyền thứ 28 trong lịch sử Liên bang Canada. Tại Canada, Toàn quyền Johnston là người đại diện cho nữ hoàng Anh và trên thực tế được xem là quốc trưởng của Canada. Ông từng theo học các trường đại học Havard (Mỹ), Cambridge (Anh), Queen's (Canada) và từng là giáo sư giảng dạy tại các học viện hàng đầu của Canada, cũng như nắm giữ vai trò quản lý tại một số đại học của nước này.
    [​IMG]Một em bé Việt Nam trong màn biểu diễn trang phục và các điệu múa dân tộc tại lễ hội mừng Tết ở Edmonton, Alberta, Canada. Ảnh: Montreal GazetteViệt Nam và Canada tuy cách xa nhau về mặt địa lý, nhưng lại sớm gắn bó qua việc quốc gia Bắc Mỹ đã tham gia vào Ủy ban Giám sát quốc tế sau Hội nghị Geneve 1954 và Hội nghị Paris 1973.
    Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/8/1973. Việt Nam lập đại sứ quán tại Ottawa từ tháng 9/1976, trong khi Canada mở đại sứ quán ở Hà Nội vào tháng 7/1991. Quan hệ chính trị của hai nước đang trên đà phát triển tốt, với những mối hợp tác tích cực trên nhiều diễn dàn chính trị kinh tế quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, Cộng đồng Pháp ngữ, ARF, APEC và G20. Hai nước cũng đã có nhiều đoàn cấp cao thăm viếng lẫn nhau trong những năm qua.
    Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Canada trong thập kỷ qua phát triển theo chiều hướng gia tăng, từ 121 triệu USD năm 1998 lên thành 1,4 tỷ USD năm 2010, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Canada trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 960,5 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với kỳ vọng của cả hai nước. Việt Nam hiện xếp thứ 67 trong số 100 nước có quan hệ thương mại với Canada.
    Trong lĩnh vực đầu tư, Canada đang hỗ trợ ngày một nhiều hơn cho Việt Nam trong suốt những năm qua. Tính tới tháng 8 năm nay, đầu tư của Canada tại Việt Nam đã xếp ở vị trí thứ 13 với 4,63 tỷ USD.
    Canada cũng là một trong những nước có viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Trong khi cắt giảm viện trợ cho thế giới nói chung, quốc gia Bắc Mỹ vẫn tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam ở mức khoảng 18 triệu USD năm theo kênh song phương. Con số này còn lên tới 29 triệu USD nếu tính cả các kênh tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức quốc tế.
    Hiện có khoảng 250.000 người gốc Việt sinh sống tại Canada, tập trung ở các thành phố lớn và vùng kinh tế phát triển, nhiều nhất là tại Toronto với 70.000 người. Khoảng 3.000 học sinh, sinh viên Việt Nam cũng đang theo học tại Canada. Cộng đồng người Việt tại Canada được đánh giá là có tinh thần dân tộc, hướng về đất nước, chịu khó làm ăn để có cuộc sống ổn định tại Canada. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người Việt kiều tại Canada về nước tham gia đầu tư, hợp tác làm ăn và đóng góp xây dựng đất nước.
    Tại Canada, vị thế của người Việt trong xã hội ngày càng tăng, trong đó có nhiều nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc bầu cử đầu năm 2011, hai ứng cử viên gốc Việt đã trúng cử thành nghị sĩ Canada là Hoàng Mai và Anne Anh-Thu Quách.
    Canada là quốc gia phát triển, thành viên của G8 và G20. Đây là quốc gia rộng lớn, thứ nhì thế giới về diện tích, và là nền kinh tế đứng thứ 8 của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Canada năm ngoái hơn 47.000 USD. Nước này đứng hàng đầu thế giới trong các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học, môi trường, phần mềm.
    Phan Lê


  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Nhà mình hình như vừa mua máy bay kiểm soát biển của Canada thì phải !!! [r2)][r2)]
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Gía dầu lại tiếp tục nhích lên, có lẽ tình hình Iran đang nóng dần lên !
    [​IMG]Crude Oil98.04+0.26


    Các bác tăng cường quan sát Biển Đông nha !!! b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tình hình căng đấy , theo tui tiên đoán là 90% , bởi nó nằm một phần mắc xích trong cục diện thế giải toả bài toán hóc búa cho kinh tế thế giới , tuy chẳng ai muốn cuộc chiến nhưng tình thế có vẻ bắt buộc

    Liệu Israel có tấn công Iran?

    Những lời thẳng thừng về biện pháp quân sự với Iran đã được Israel đưa ra, và đáp lại là các tuyên bố không kém cứng rắn từ Tehran. Một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt năng lực hạt nhân của Iran liệu có xảy ra không và hậu quả thế nào?
    > Tiềm lực quân sự Israel
    > Tiềm lực quân sự Iran


    [​IMG]Các máy bay chiến đấu của Israel. Ảnh: Asbarez
    Hôm 8/11, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra một báo cáo cùng với phụ chương 13 trang nghi ngờ Tehran đang tiến hành nghiên cứu trên mọi phương diện để sản xuất vũ khí hạt nhân, kể cả gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Điều này đó có nghĩa là những chiến dịch phá hoại của Israel nhằm làm tê liệt các cơ sở làm giầu nhiên liệu hạt nhân mà Israel dựa vào để thay thế cho các cuộc tấn công quân sự đã thất bại, không đem lại kết quả như mong muốn và Israel không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công quân sự trực tiếp nếu muốn phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.
    Tình hình hiện nay cũng làm người ta nhớ lại sự kiện tháng 1/2008 khi Israel thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa, sau khi lớn tiếng cảnh báo rằng “mọi lựa chọn” đều bỏ ngỏ trên bàn nhằm chống lại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
    Hiện có các thông tin cho rằng Israel đang phát triển loại tên lửa đất đối đất Jericho-3 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân, đạn hóa học hay sinh học và có tầm bắn xa đến 4.500 km. Israel cũng là nước duy nhất ở Trung Đông có lực lượng hạt nhân không tuyên bố với kho vũ khí khoảng 200 đầu đạn. Tờ Newsweek của Mỹ tháng 9 vừa qua đưa tin Mỹ đã bán cho Israel 55 quả bom phá công sự ngầm.
    Israel cũng chế tạo ra một loại bom 500 kg để công phá các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất. Những quả bom này có thể sẽ được dùng để tấn công các cơ sở hạt nhân được bảo vệ cẩn thận ở Iran.
    Liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công quân sự hay không? Và nếu câu trả lời là có, thì câu hỏi tiếp theo là khi nào? Những câu hỏi như vậy đang được giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tranh luận. Điều chắc chắn là bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Israel cũng mang tính đơn phương bởi vì các nước phương Tây, kể cả Mỹ, hiện không sẵn sàng ủng hộ bất cứ một cuộc mạo hiểm quân sự nào vào lúc này. Lập trường chung lúc này là: các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt Iran cần được ưu tiên để buộc Iran "hiểu chuyện" và từ bỏ các kế hoạch làm giàu nguyên liệu hạt nhân ở mức có thể chế tạo vũ khí.
    Tại Tel Aviv, giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tin rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp chống lại Iran đã chín muồi. Nếu Israel không hành động trước cuối tháng 11 thì thời tiết mùa đông đang ập đến và các đám mây dầy đặc bao phủ khu vực có thể sẽ làm cho các cuộc tấn công bằng tên lửa bị thiếu chính xác.
    Áp lực ngoại giao và chính trị từ Mỹ và các nước phương Tây khác cũng ít có khả năng có tác động đến quyết sách của Israel. Lý do là quyết định của Israel chủ yếu chịu tác động bởi những đánh giá của giới quân sự và tình báo về khả năng thắng lợi của một chiến dịch chớp nhoáng.
    Một thắng lợi đối với Israel có nghĩa là phải phá hủy được các cơ sở làm giàu hạt nhân và thắng lợi trong việc triệt tiêu khả năng trả đũa bằng chiến tranh của Iran thông qua một đòn phủ đầu. Tháng 6/1981 khi máy bay Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân Osirak đang được xây dựng của Iraq thì nguy cơ trả đũa của Iraq không đóng một vai trò đáng ngại, bởi Iraq không có khả năng tiến hành một cuộc tiến công trả đũa đối với Israel.
    Iran ngày nay khác Iraq năm 1981, Iran có một khả năng đánh trả mạnh mẽ bằng các tên lửa tầm xa của mình. Vì lực lượng không quân của Iran tương đối yếu do nhiều máy bay không hoạt động được vì bị trừng phạt nên rất có thể Iran sẽ chủ yếu dựa vào lực lượng tên lửa trong trường hợp phải trả đũa Israel. Cho nên lực lượng của Israel phải hoặc là triệt tiêu khả năng đánh trả trước khi tấn công các cơ sở hạt nhân hoặc phải tiến hành hai chiến dịch cùng một lúc.
    Nếu Israel thành công trong việc phát hủy các cơ sở hạt nhân và triệt tiêu được khả năng trả đũa của Iran, thì Teheran chỉ còn hai lựa chọn: (i) Phong tỏa Eo biển Hormuz để gây tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường vận chuyển dầu hay (ii) tiến hành một chiến dịch phá hoại lâu dài chống lại phương Tây mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu lửa.
    Phong tỏa Eo biển Hormuz sẽ ảnh hưởng không những đến nền kinh tế thế giới mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của Iran vào lúc mà họ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do bị trừng phạt. Khả năng thành công trong một chiến dịch phá hoại lâu dài cũng không chắc chắn vì Iran không chắc sẽ giành được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo Sunni đông đảo trong thế giới Ảrập, vì họ lo ngại cả Israel và chương trình hạt nhân của Iran. Chắc chắn họ sẽ lên án cuộc tấn công quân sự của Israel, nhưng không làm gì hơn để ủng hộ Iran.
    Điều quan trọng là, trong tình hình hiện nay, người ta không thấy được Israel có sự tin tưởng như họ từng có trong năm 1981- khi ném bom Osirak của Iraq.
    Các nước cân nhắc lợi hại

    Mỹ là nước tiên phong muốn “thay đổi chế độ” ở Iran với lsy do nước này tiến hành chương trình hạt nhân bị nghi ngờ là nhằm phát triển vũ khí. Hiện nay quân đội Mỹ đang ở vị trí thuận lợi, dễ dàng huy động, triển khai từ ba mặt là hạm đội Mỹ ở Vùng Vịnh, quân đội Mỹ ở Iraq và từ Afghanistan. Tuy nhiên, nếu trước đây, vì một vài lý do Mỹ không thể tấn công Iran thì hiện giờ Mỹ lại càng không thể.
    Một cuộc tấn công đơn phương của Israel chắc chắn sẽ hủy hoại quan hệ Mỹ-Israel vì một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ đảo lộn chiến lược của Mỹ ở khu vực, đe dọa trực tiếp đến triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ do giá dầu tăng và khả năng tái cử của Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và trực tiếp đe dọa tính mạng lính Mỹ.
    Đầu tiên là, bất chấp tuyên bố rút gần như toàn bộ quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, hiện quân đội Mỹ vẫn còn rất đông ở hai quốc gia này. Do đó, bất cứ một hành động đơn phương nào nhằm tấn công Iran đều có thể đặt sinh mạng của lính Mỹ ở cả Iraq lẫn Afghanistan vào vòng nguy hiểm do nguy cơ bị người Iran trả đũa.
    Rõ ràng hành động đơn phương chống lại Iran mà không có sự đồng thuận của Mỹ sẽ hủy hoại các lợi ích của đồng minh quan trọng nhất của Israel. Giới chức Tel Aviv luôn nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
    Tại Washington, Lầu Năm Góc cho biết lập trường của Mỹ vẫn là tiếp tục tập trung vào việc sử dụng các đòn bầy ngoại giao và kinh tế để gây áp lực với Iran.
    Nga và Trung Quốc đều có lập trường chính thức phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng họ ủng hộ “chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình” của Iran. Cả hai đều có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Iran. Trong khi Nga giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr và có chương trình bán vũ khí cho Iran thì Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí ở Iran. Dầu nhập khẩu từ Iran chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong tổng nhập nhiên liệu của Trugn Quốc. Trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của trang tin kinh tế ETCN, mức tăng dầu nhập từ Iran so cùng kỳ lên đến 50%, đưa Iran trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba về dầu lửa cho Trung Quốc.
    Bắc Kinh và Moscow được dự đoán sẵn sàng phản đối bất kỳ nghị quyết mới nào tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm tăng thêm biện pháp trừng phạt Iran.
    Moscow đang kêu gọi một quá trình từng phần để giảm bớt những biện pháp hiện tại nhằm đánh đổi các hành động của Iran để giải tỏa những quan ngại của quốc tế đối với chương trình hạt nhân mà Teheran nói là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
    Chính phủ Đức cũng gợi ý rằng cuộc tranh chấp cần được giải quyết thông qua sức ép ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nói hôm đầu tuần này rằng ngoại giao "tiếp tục là biện pháp chủ yếu để đạt tiến bộ trong việc giải quyết mối đe dọa này đối với hòa bình và an ninh của khu vực và quốc tế.”
    Phản ánh mối lo ngại của khu vực đối với khả năng Israel tiến hành tấn công quân sự Iran, một quan chức của chính phủ Kuwait nói nước Vùng Vịnh này sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp để tấn công bất kỳ nước láng giềng nào. Năm 2003 Kuwait được sử dụng làm căn cứ cho cuộc xâm lược Iraq do Mỹ khởi xướng. Tin tức từ Trung Đông cho biết, Saudi Arabia có thể sẽ xem xét đến việc cho phép máy bay của Iran được tiếp dầu trong trường hợp Iran tiến hành trả đũa Israel.
    Một kịch bản như Iraq năm 1981 không dễ lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Với những lời lẽ cứng rắn từ ban lãnh đạo Iran, có thể dự đoán rằng một vụ tấn công vào Iran sẽ không khác nào sẽ châm ngòi một thùng thuốc súng lan khắp khu vực, bởi Tehran có quyết tâm và phương tiện để trả đũa.
    Phạm Ngọc Uyển





  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    ************* TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN HONOLUU DỰ APEC 19

    ************* Trương Tấn Sang đã đến Hawaii tham dự diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 19, gọi tắt là APEC 19. Theo VCCI, tham gia APEC, Việt Nam có điều kiện tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý từ các thành viên APEC.------
    Gia nhập APEC từ năm 1998, Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công APEC 14, để lại dấu ấn tốt đẹp đối với các thành viên.
    Năm nay, Mỹ là nước chủ nhà APEC 19. Với chủ đề "Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại", hội nghị lần này sẽ tập trung vào 3 nội dung ưu tiên: liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại, tăng trưởng xanh và tăng cường đồng bộ chính sách.
    Tham dự các hội nghị cấp cao APEC là dịp để Việt Nam tranh thủ các chương trình hợp tác phù hợp của APEC để thiết thực góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam.
    9 quốc gia: Mỹ, Úc, New Zealand, Malaysia, Brunei, Chi Lê, Pê ru và Việt Nam sẽ có một phiên họp bên lề diễn đàn vào thứ bảy để tiến tới đạt được một khung thỏa thuận về Hiệp Định Hợp tác xuyên thái bình dương. Một số nguồn tin từ APEC 19 cho hay Nhật cũng sẽ tham gia đàm phán hiệp định này.
    Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 12 và 13/11 tại Honolulu, Mỹ.-----
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tương quan lực lượng tàu ngầm châu Á - Thái Bình Dương


    30/10/2011 21:53

    Với nhiều ưu thế khi chiến đấu, tàu ngầm đang là thước đo quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh hải quân của các nước trong khu vực.
    Tạp chí The Diplomat vừa có bài phân tích về lực lượng tàu ngầm ở châu Á - Thái Bình Dương. Tờ này dẫn lời giới chuyên gia quân sự nhận định tàu ngầm là vũ khí hữu hiệu cả trong tấn công lẫn phòng thủ trên biển, được đánh giá như một khắc tinh của tàu sân bay. Vì thế, nhiều nước đang nỗ lực phát triển lực lượng tàu ngầm để tăng cường sức mạnh hải quân.


    [​IMG]
    Ấn Độ đặt 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, vốn cũng đang được Malaysia sử dụng - Ảnh: Wikipedia
    Tạp chí Asian Military Review cũng vừa tiết lộ một số thông tin về tàu ngầm của các nước. Theo đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có đội ngũ tàu ngầm rất hùng hậu. Trung Quốc có khoảng 60 tàu các loại, hải quân Ấn Độ được trang bị 18 tàu ngầm hiện đại, Nhật Bản sở hữu 16 chiếc, còn Hàn Quốc có 19 tàu.
    Các tàu ngầm của Nhật Bản đều là loại hiện đại có tốc độ tác chiến nhanh, di chuyển êm và được trang bị ngư lôi tối tân. Ấn Độ thì sở hữu tàu ngầm tấn công hạng nặng sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong đó, tàu ngầm lớp Arihant có độ rẽ nước lên đến 6.000 tấn, trang bị khả năng phóng tên lửa đạn đạo, ngư lôi, cài thủy lôi… kết hợp cùng hệ thống định vị tối tân.
    Các nước Đông Nam Á cũng sở hữu đội tàu ngầm thiện chiến. Singapore có 6 tàu ngầm, và 2 trong số đó thuộc lớp Archer, do Thụy Điển đóng, có khả năng di chuyển cực êm, hệ thống định vị chuẩn xác, trang bị đến 9 ống phóng ngư lôi. Malaysia có 2 tàu ngầm thuộc lớp Scorpene do Pháp chế tạo với năng lực tác chiến ấn tượng.
    Trong khi đó, giới quan sát nhận định Nga và Mỹ đang có xu hướng chuộng tàu ngầm nhỏ. RIA-Novosti vừa dẫn lời một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận thông tin rằng nước này sẽ cho nghỉ hưu tất cả tàu ngầm lớp Typhoon vốn được biên chế chiến đấu từ thập niên 1980. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng sớm muộn gì Nga cũng sẽ thay thế lớp Typhoon bằng lớp Borey cũng bắn được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhưng nhỏ gọn hơn, khả năng ẩn mình cao hơn. Ngoài ra, hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược được ký với Mỹ hồi năm ngoái cũng có thể khiến Nga phải giảm bớt số lượng tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
    Mỹ cũng đang chế tạo tàu ngầm lớp Virginia để chuẩn bị thay thế 4 tàu ngầm lớp Ohio, theo The Diplomat. Là loại tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân, các tàu lớp Virginia có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi. Ngoài ra, tàu lớp Virginia có chi phí chế tạo rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn và độ rẽ nước ít hơn so với lớp Ohio.


    Tàu ngầm Trung Quốc bị chê

    Cách đây 5 năm, có nhiều dự đoán cho rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng đuổi kịp đội ngũ tàu ngầm Mỹ. Tuy nhiên, bài viết của The Diplomat hồi tuần trước nhận định dự đoán trên là thái quá. Theo đó, quy mô tổng thể của đội tàu ngầm Trung Quốc đã bị thu hẹp rõ rệt trong mấy năm qua, số lượng tàu ngầm sản xuất mới cũng giảm sút. Trong khi đó, các nước trong khu vực đang không ngừng tăng quy mô và hiện đại hóa tàu ngầm như đã nêu. Nhật Bản hồi cuối năm ngoái cho biết sẽ tăng số tàu ngầm từ 16 lên 22, Úc tăng từ 6 lên 12 và một số nước Đông Nam Á cũng sẽ làm tương tự. Ấn Độ cũng đang bổ sung thêm hơn 10 tàu ngầm mới, gồm 5 “siêu tàu ngầm” lớp Arihant và 6 chiếc lớp Scorpene.
    Ngoài ra, không ít báo chí quốc tế cũng nhận định tàu ngầm Trung Quốc vẫn chưa đồng đều về trình độ kỹ thuật và chất lượng. Phúc trình thường niên năm 2011 của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc cho biết chỉ 5 trong số 60 tàu ngầm nước này chạy bằng năng lượng hạt nhân, còn lại đều sử dụng diesel. Theo Cục Tình báo trung ương Mỹ, cho đến năm 2003, Nga vẫn là nhà cung cấp chính yếu về kỹ thuật và trang thiết bị cho các dự án của hải quân Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng, Nga đã ngưng bán tàu ngầm cho Trung Quốc và nước này đang phải tự xoay xở chế tạo. Mỹ và Nga lại đang tăng cường hỗ trợ đào tạo nhân sự, kỹ thuật định vị bằng sóng âm (sonar) cho nhiều nước trong khu vực. Theo giới chuyên gia, định vị sonar đóng vai trò rất quan trọng khi tác chiến bằng tàu ngầm.
    Ngọc Bi - Ngô Minh Trí
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ sáu, 11 Tháng mười một 2011, 07:09 GMT+7

    VN sắp có thêm 16 máy bay chiến đấu hiện đại

    Tags: máy bay chiến đấu, Không quân Việt Nam, được sản xuất, hiện đại nhất, cho biết, tạp chí, nguồn tin, mua, năm, 16, VN, Sukhoi
    Tạp chí Kanwa cho biết, 8 chiếc Su-30MK2 (mua năm 2009) và 12 chiếc (mua năm 2010) sẽ được sản xuất và cung cấp cho phía Việt Nam theo đúng kế hoạch.
    Theo tạp chí này, đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam đã nhận 4 chiếc Su-30MK2 trong tổng số 20 chiếc đặt mua trong 2 hợp đồng trước đó.


    [​IMG]
    Như vậy, còn lại 16 chiếc máy bay Su-30MK2 chưa được bàn giao, và công ty Sukhoi tuyên bố sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam trước cuối năm 2011.
    Kanwa cũng dẫn một số nguồn tin thân cận Bộ Quốc phòng Nga cho biết, "theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ở các máy bay chiến đấu mới Su-30MK2 sẽ có một số thay đổi, trong đó hệ thống chiến đấu của máy bay Su-30MK2 tương tự như hệ thống chiến đấu được lắp trên máy bay Su-30MKM".
    Không quân Việt Nam được trang bị một trong những dòng máy bay Su-27/30 hiện đại nhất trong khu vực ASEAN.
    Su-30MK2 đang là máy bay chiến đấu hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Việt Nam.
    "Chúng tôi đang xem xét việc mở trung tâm bảo dưỡng Sukhoi ở Việt Nam, và vấn đề này đang được thương lượng", Kanwa dẫn nguồn tin trong ngành CNQP Nga cho biết.
    Việt Nam đã có kinh nghiệm sử dụng các máy báy chiến đấu Su-27SK và có lịch sử lâu dài khai thác máy bay Su-22, nên việc thành lập một trung tâm phục vụ của Sukhoi ở Việt Nam không phải là vấn đề quan trọng", nguồn tin nói. Thông thường, các máy bay Su-30MK2 sẽ được Sukhoi bảo hành một năm, tạp chí Kanwa cho biết.
    Nguồn tin cũng gián tiếp chỉ rõ rằng Việt Nam cần bổ sung thêm máy bay Su-30. Hiện nay, Không quân Việt Nam có 120 chiếc máy bay Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21. Vì vậy, với 20 chiếc Su-30MK2 (đã nhận 4 chiếc), 4 chiếc Su-30MKV và 12 chiếc Su-27SK/UBK là chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu "tiến thẳng lên hiện đại" của Không quân Việt Nam.
    Nguồn tin cũng nói thêm rằng, "chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam mua các biến thể nâng cấp tốt hơn so với máy bay Su-30MK2 và vì Sukhoi đang có kế hoạch xuất khẩu Su-35, nên số lượng các máy bay Su-30MK2 xuất khẩu sẽ được giảm dần, và để tiết kiệm chi phí cho dây truyền sản xuất".
    So với máy bay Su-30MK2 được trang bị cho Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia (cũng như Nga và Venezuela), Su-30MKI được sản xuất cho Ấn Độ, Algeria và Malaysia có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn.

    Theo Phạm Thái (báo Đất Việt)
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Vùng 3 Hải quân huấn luyện hiệp đồng
    [​IMG] QĐND Online - Quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, thềm lục địa miền Trung có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng, Vùng 3 Hải quân luôn coi trọng công tác huấn luyện hiệp đồng với các lực lượng trong Quân chủng và trên địa bàn đóng quân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo được phân công và sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
    Trọng Thiết thực hiện

    [​IMG]
    Thủy thủ Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân kiểm tra tên lửa chuẩn bị đi biển
    [​IMG]
    Tàu Vùng 3 Hải quân phối hợp với lực lượng không quân luyện tập tìm kiếm cứu nạn
    [​IMG]
    Tàu phóng lôi xuất kích
    [​IMG]
    Huấn luyện hiệp đồng với Cảnh sát biển
    [​IMG]
    với lực lượng Hải quân đánh bộ
    [​IMG]
    Phối hợp với đặc công làm chủ trang bị mới
    [​IMG]
    Ban chỉ huy Tàu HQ-628 xử lý tình huống một nội dung huấn luyện trên biển Vươn lên xứng đáng những Yết Kiêu của thời đại mới ! :)>-
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thủ tướng *************** sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Cấp cao liên quan

    QĐND - Thứ Năm, 10/11/2011, 21:43 (GMT+7)
    [​IMG]
    Thủ tướng Chính phủ ***************. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho hay, nhận lời mời của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô (Susilo Bambang Yudhoyono), Tổng thống Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Thủ tướng Chính phủ *************** sẽ dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Cấp cao liên quan bao gồm Cấp cao ASEAN + 3, cấp cao Đông Á (EAS) và Cấp cao ASEAN + 1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc) được tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

    QĐND

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này