Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3331 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 01:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43244 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc: biểu tình quỳ


    TT - Cuối cùng, ngày 3-11 chính quyền thành phố Kinh Châu đã phải ra lệnh đóng cửa nhà máy sản xuất gang thép Sở Hàng do gây nguy hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe.



    [​IMG]
    [​IMG]
    Hơn 100 giáo sư và sinh viên biểu tình trước cổng một ủy ban nhân dân quận thuộc thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc - Ảnh: Báo mạng Kinh Sở - Nhật báo Nam Phương

    Theo Nhật báo Nam Phương, trong bốn năm qua Trường ĐH Trường Giang đã tám lần yêu cầu trung ương, Quốc vụ viện, chính quyền tỉnh Hồ Bắc, chính quyền thành phố Kinh Châu và các cơ quan chức năng đóng cửa nhà máy sản xuất gang thép Sở Hàng. Thế nhưng thay vì xử lý nhà máy gây ô nhiễm, chính quyền thành phố Kinh Châu lại yêu cầu trường dời khỏi khu ô nhiễm! Được sự ủng hộ ngầm của chính quyền địa phương, từ năm 2007 đến nay nhà máy này không ngừng mở rộng quy mô và hiện chỉ còn cách trường học 100m.
    Ngày 1-11, hơn 100 giáo sư và sinh viên đã giăng biểu ngữ “Bảo vệ an toàn sinh mạng của sinh viên và giảng viên”, “Trừng trị nhà máy vi phạm pháp luật”. Đồng thời 20 thầy trò đã quỳ gối trước cửa một ủy ban nhân dân quận thuộc thành phố Kinh Châu để thỉnh cầu chính quyền lắng nghe ý kiến của người dân. “Tôi quỳ gối để thức tỉnh lương tri của các cơ quan chức năng vì tất cả biện pháp trước đó đã vô hiệu” - một giáo sư cho biết.
    Tân Hoa xã ngày 4-11 cho biết chỉ trong ba ngày đã có hơn 20.000 lượt cư dân mạng chuyển tải thông điệp của các giáo sư.
    Hình ảnh các vị giáo sư 80 tuổi với râu tóc bạc phơ quỳ gối đòi quyền được sống trong một môi trường không ô nhiễm cho sinh viên đã gây cảm kích mạnh mẽ. “Cho dù tuổi đã cao nhưng vì sức khỏe của sinh viên, các bậc giáo sư cao niên buộc phải hạ mình quỳ gối” - Tân Hoa xã dẫn lời một người tham gia biểu tình cho biết. “Bốn năm gửi thư yêu cầu không bằng việc chính quyền sợ mất mặt khi các giáo sư quỳ gối” - một người dân nhận xét.


    ĐÔNG PHƯƠNG
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    NGA GIA NHẬP WTO SAU 18 NĂM ĐÀM PHÁN

    Thứ Năm, ngày 10/11, ủy ban công tác xét duyệt hồ sơ GIA NHẬP WTO của Nga đã phê duyệt các điều khoản gia nhập của nước này, mở đường cho Nga trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới vào ngày 15/12 tới. --------------------


    Sau 18 năm đàm phán, cuối cùng, vào thứ Năm, ngày 10/11, Ủy ban công tác xét duyệt hồ sơ của Tổ chức thương mại quốc tế WTO đã phê duyệt các điều khoản gia nhập của Nga.

    Việc Nga gia nhập WTO sẽ mở ra khoảng 1,9 ngàn tỉ GDP hay 2,8% kinh tế toàn cầu.

    Những người ủng hộ việc này cho rằng các điều luật của WTO có thể giúp tăng luồng đầu tư vào quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới này.

    Stefan Johannesson, CHỦ TỊCH CỦA ỦY BAN XÉT DUYỆT CHO BIẾT việc Nga gia nhập WTO là tình huống đôi bên cùng có lợi.

    STEFAN JOHANNESSON, CHỦ TỊCH CỦA ỦY BAN XÉT DUYỆT
    Việc Nga gia nhập WTO là kết tình huống đôi bên cùng có lợi. Sáng nay, một đại biểu cho rằng đây là tin vui cho nền kinh tế toàn cầu đang ảm đạm.

    Phê chuẩn từ ủy ban công tác xét duyệt hồ sơ của WTO dọn đường cho việc các Bộ trưởng Thương mại đồng ý kết nạp Nga tại cuộc họp tại Geneva vào ngày 15/12.

    Theo WTO, Nga đã cam kết giảm mức thuế trung bình với các mặt hàng nông sản xuống 10.8% và thuế nhập khẩu xuống còn 7.8%.

    MAXIM MEDVEDKOV, TRƯỞNG ĐOÀN ĐÀM PHÁN CỦA NGA

    Tất nhiên ta cần các văn kiện chắc chắn để phát triển việc này theo cả 2 cách, khiến việc này rõ ràng, đảm bảo lãi suất cho các công ty xuất khẩu của Nga, cho các nhà đầu tư nước ngoài vì họ ngày càng liên quan đến các công ty kinh doanh khác nhau trên toàn cầu.

    Việt Nga gia nhập WTO là tình huống đôi bên cùng có lợi và đây sẽ là tin vuicho nền kinh tế toàn cầu đang ảm đạm. Đồng thời, đây là bước tiến lớn nhất trong việc tự do hóa thương mại trên toàn cầu kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO cách đây 1 thập kỉ. Việc này còn đưa Mát-xcơ-va hòa nhập vào kinh tế toàn cầu.------------------------
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chít rùi ! giá dầu không ngừng tăng ? :-??:-??:-??:-??
    Có lẽ Iran sắp bị bụp !!!
    ~X~X~X~X
    Crude Oil 98.31 +0.53
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Hàn

    QĐND - Thứ Năm, 10/11/2011, 22:36 (GMT+7)
    Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc của ************* Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: Internet
    PV: Xin Bộ trưởng cho biết về kết quả cụ thể của chuyến thăm Hàn Quốc của ************* Trương Tấn Sang?
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Chuyến thăm Cấp Nhà nước của ************* Trương Tấn Sang tới Hàn Quốc đã thành công tốt đẹp.
    Chuyến thăm đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
    Thứ nhất, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đều khẳng định tầm quan trọng và đánh giá tích cực những bước phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Ngài tổng thống Li Miêng Pắc trong hội đàm đã nhấn mạnh, Hàn Quốc là “người bạn thân thiết và chân thành nhất” và là “đối tác tốt nhất và thực chất” của Việt Nam, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ kinh tế, thương mại mà còn cả chính trị, quốc phòng, giao lưu giữa nhân dân và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
    Thứ hai, nhằm khẳng định những bước phát triển quan trọng của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian qua, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Lãnh đạo hai nước đã cùng tuyên bố năm 2012 là “Năm hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú, góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau cũng như quan hệ hợp tác thiết thực giữa nhân dân hai nước.
    Thứ ba, hai bên đã bàn bạc và thống nhất các phương hướng lớn và nhiều biện pháp toàn diện, cụ thể và thiết thực để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên nhất trí đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD, đồng thời cùng nỗ lực để từng bước tiến tới cân bằng cán cân thương mại song phương. Phía Hàn Quốc khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng điểm trong lĩnh vực hợp tác phát triển và là một trong những nước được Hàn Quốc ưu tiên cung cấp ODA, nhất là cho các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như y tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, lao động, dạy nghề; tăng cường giao lưu dân gian giữa hai nước, tạo điều kiện cho công dân của mỗi nước sinh sống, lao động, học tập tại nước bên kia, quan tâm và giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân hai nước.
    Thứ tư, trong thời gian chuyến thăm, ************* đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc và tiếp nhiều tập đoàn Hàn Quốc đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, chứng kiến lễ ký 4 Thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực với tổng số trên 500 triệu USD.
    Tóm lại, với những kết quả nêu trên, chuyến thăm là dấu mốc và là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng chặt chẽ và sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

    PV: Xin Bộ trưởng cho biết triển vọng của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong thời gian tới?
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Việt Nam và Hàn Quốc gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa; hai nước có nhiều tiềm năng và lợi thế có thể bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế. Chính phủ và nhân dân hai nước đều mong muốn và quyết tâm thúc đẩy quan hệ hai nước. Các cơ chế hợp tác song phương cơ bản đã được thiết lập đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện. Trên nền tảng vững chắc đó, theo đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong 20 năm qua, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới theo khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược.
    ĐOÀN CA
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Ra Côn Đảo coi pháo hoa !!! [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Angelina Jolie cùng cả gia đình trở lại Việt Nam

    8h20 tối 10/11, 'ông bà Smith' và 6 đứa con đã qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM. Hơn 2h chiều nay (11/11), cả gia đình đã lên máy bay đi Côn Đảo. (Tiếp tục cập nhật)
    > Pax Thien dạy Angelina Jolie nói tiếng Việt/ Angelina Jolie muốn cùng các con vượt sa mạc Sahara


    Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất xác nhận với VnExpress, tối qua, đại gia đình Brad Pitt đã làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không này. Đoàn đi khoảng 16 người, gồm hai diễn viên, 6 đứa con cùng các trợ lý, vệ sĩ.
    [​IMG]
    Angelina Jolie bế con gái út Vivienne từ ôtô vào phòng chờ sân bay Tây Sơn Nhất chiều 11/11. Trong khi đó, Brad Pitt (mặc complete sáng màu) đỡ những đứa con còn lại từ trên xe xuống. Ảnh: Q.N. - Q.H. Chiều nay, Brad Pitt, Angelina Jolie cùng các con lên máy bay của hãng Air Mekong bay ra Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo một nguồn tin, nữ diễn viên 36 tuổi dự kiến nghỉ ngơi ở đây đến 16/11.
    Tại khách sạn 5 sao Park Hyatt, TP HCM, hôm nay có khá đông vệ sĩ đứng canh ở cả hai cửa. Bên ngoài, đông đảo phóng viên trong nước cũng như của các hãng tin nước ngoài bủa vây, chờ đợi. Lúc hơn 14h, một chiếc xe Mercesdes sẫm màu 16 chỗ, biển số bị che bằng khăn, tất cả cửa kính đều bị dán đen phóng từ hầm để xe khách sạn ra đường. Trong lần đến VN đầu tiên hồi năm 2006, Jolie cũng sử dụng cách thức này để tránh báo chí.
    [​IMG]
    Cả nhà Jolie - Pitt lên máy bay để bay ra Côn Đảo. Ảnh: Q.N. - Q.H. Hai ngày trước, gia đình Jolie - Pitt đã tới Tokyo, Nhật Bản để quảng bá cho bộ phim mới của Brad Pitt là Moneyball. Có lẽ nhân tiện dịp này, Angelina Jolie quyết định đưa Pax Thiên trở lại Việt Nam thăm quê hương như lời hứa khi cô nhận nuôi cậu bé 4 năm về trước.
    Trong cuộc trò chuyện với báo chí Mỹ hồi tháng 6, Jolie từng chia sẻ ý định đưa Pax Thiên trở về Việt Nam. Cô nói: “Những đứa trẻ nhà tôi đều rất tự hào về nguồn cội nơi chúng sinh ra. Mỗi đứa đều treo cờ tổ quốc ở giường của mình. Chúng tôi nợ Việt Nam một chuyến trở lại, bởi Pax xứng đáng được hưởng điều đó. Zahara muốn trở lại châu Phi, Shiloh cũng thế. Nên những đứa trẻ sẽ lần lượt được trở về quê hương mình”.
    Đây là lần đầu tiên cả "đại gia đình" Brad Pitt - Angelina Jolie cùng tới Việt Nam. Năm 2006, cặp tình nhân quyền lực nhất Hollywood lần đầu sang Việt Nam để du lịch. Lúc đó, nhiều người dân đã ghi lại được hình ảnh hai diễn viên nổi tiếng thế giới ngồi trên xe máy và dạo phố TP HCM.
    [​IMG]
    Angelina Jolie, Brad Pitt và 6 con xuống sân bay Tokyo hôm 9/11. Ảnh: Splash. Hai năm sau, Angelina quay lại Việt Nam cùng hai con nuôi Maddox, Zahara và con gái ruột Shiloh. Cuối tháng 2/2007, Angelina Jolie nộp đơn xin con nuôi Việt Nam. Tháng 3/2007, cậu bé Phạm Quang Sáng ở trại trẻ mồ côi Tam Bình, TP HCM, trở thành con nuôi nữ diễn viên.
    Cuối tháng 3, Angelina hoàn tất các thủ tục để đưa Quang Sáng sang Mỹ và đặt tên là Pax Thiên. Trước khi đi, cô từng hứa sẽ đưa Pax trở lại Việt Nam nhiều lần để bé không quên quê hương, nguồn cội.
    Bà Kim Thoa, giám đốc Trung tâm Tam Bình, nơi Angelina Jolie nhận nuôi bé Pax Thien cho biết, Trung tâm hoàn toàn không biết gì về chuyến thăm Việt Nam lần này của gia đình nữ minh tinh. Theo bà Thoa, kể từ khi đón con nuôi đi đến nay, Angelina Jolie cũng chưa một lần liên lạc hoặc ghé thăm Trung tâm.
    [​IMG]
    Angelina Jolie và con trai nuôi người Việt Nam - Pax Thiên. Angelina Jolie và Brad Pitt yêu nhau và chung sống từ năm 2005, sau khi đóng chung trong bộ phim Mr. and Mrs. Smith. Đến nay, cả hai đã có 6 đứa con. Ngoài ba con nuôi là Maddox - 10 tuổi (người Campuchia), Zahara - 6 tuổi (người Ethiopia), Pax Thiên - 7 tuổi (người Việt Nam), cả hai còn có ba con đẻ là Shiloh (5 tuổi) và cặp song sinh Vivienne - Knox (3 tuổi).
    Nhóm phóng viên
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc cung cấp công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Iran ?

    Tìm hiểu

    Iran hiện đang giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đó là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho Bắc Kinh và thực hiện chiến lược “cân bằng mềm” với Mỹ. Mặt khác, hai chiến lược này là hai mặt của một chiến lược toàn diện hơn mà Trung Quốc đang thực hiện từ vài năm trở lại đây, đó là đảm bảo “sự trỗi dậy một cách hoà bình” của nước này hay còn gọi một cách thông thường hơn như hiện nay là “phát triển hài hoà”. Nói một cách khác, đó là sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế mà trước mắt chưa chú trọng tới mục tiêu là vị thế của một cường quốc hàng đầu thế giới.




    Quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Iran


    Mặc dù quan hệ giữa hai nước mới chỉ gắn bó từ năm 1917, tuy vậy, quan hệ Trung Quốc và Iran đã được gắn kết tương tự như thời kỳ “con đường tơ lụa” nối liện các quốc gia Trung Đông với Trung Hoa. Từ thời điểm 1971 và trong suốt những năm 1980 và 1990, 2 nước phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quân sự, theo đó Trung Quốc đóng góp lớn vào việc cải thiện khả năng phòng thủ mặt đất, trên không và trên biển của Iran. Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockhlom (SIPRI), Bắc Kinh đã cung cấp cho Iran lượng vũ khí thông thường trị giá 3,8 tỷ USD trong thời gian từ năm 1982 tới 2004, tức trung bình khoảng 171 triệu USD mỗi năm. Trong cuộc chiến Iran-Irắc, Trung Quốc thậm chí còn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Iran trước khi bị Nga hất cẳng vào năm 1990. Tuy nhiên, sự chuyển giao vũ khí này không phải là một chiều, cuộc khủng hoảng giữa Iran và Irắc đã cho phép quân đội Trung Quốc tự hiện đại hoá đôi chút khi họ tiếp cận được các mô hình vũ khí hiện đại khác nhau của Nga và phương Tây do Iran tịch thu được của phía Irắc.


    Liên quan tới các loại vũ khí phi thông thường, sự hỗ trợ của Trung Quốc đã cho phép Iran có được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát công nghệ hạt nhân. Sự hợp tác này bắt đầu vào năm 1985 ngay sau việc ký kết vào tháng 6 năm này một hiệp định bí mật về vấn đề sử dụng với mục đích hoà bình năng lượng hạt nhân. Hoạt động hợp tác đặc biệt này được tiến hành dựa trên việc đưa vào sử dụng Trung tâm Nghiên cứu năng lượng tại Ispahan, đây chính là trung tâm mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong một đợt thanh sát vào năm 2003 phát hiện ra rằng các hoạt động hạt nhân được tiến hành tại đây một cách lén lút không được khai báo. Thoả thuận giữa Trung Quốc và Iran còn dự kiến cung cấp cho phía Iran 4 lò phản ứng hạt nhân bao gồm cả các chất phân hạch, cũng như đào tạo trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng, đào tạo kỹ sư Iran tại Trung Quốc. Trong năm 1990, Trung Quốc cũng cam kết xây dựng giúp Iran một lò phản ứng với công suất 20MW có khả năng sản xuất plutoni. Tuy nhiên, dự án này chính thức không thực hiện được do “lý do kỹ thuật”, có khả năng do sức ép của phía Mỹ. Tuy nhiên, một năm sau đó, Bắc Kinh cung cấp cho Iran 1.600 kg urani, cho phép các nhà khoa học Iran có thể tiến hành các giai đoạn chính của chu trình đốt cháy nhiên liệu.


    Một hiệp định quan trọng khác được ký kết giữa Trung Quốc và Iran là vào tháng 9/1992, theo đó Trung Quốc sẽ hỗ trợ Iran xây dựng ít nhất 4 trung tâm hạt nhân với công suất 300 MW phục vụ sản xuất điện. Tuy nhiên, sau thoả thuận với Mỹ, Trung Quốc đã hoãn đơn đặt hàng này với Iran vào tháng 9/1995, đây chính là điều kiện mà Mỹ áp đặt với Trung Quốc để đổi lại Bắc Kinh được tiếp cận các công nghệ tiên tiến về lĩnh vực hạt nhân theo một hiệp định hợp tác được ký kết vào giữa thập niên 1980. Tháng 10/1997, cũng theo yêu cầu của phía Mỹ vốn nghi ngờ Iran muốn trang bị vũ khí hạt nhân, Trung Quốc đã chính thức hoãn mọi hợp tác hạt nhân với Têrêhan. Điều này gây thiệt thòi lớn cho Iran, giới lãnh đạo nước này coi đây là “sự can thiệp vào công việc nội bộ của Iran”. Đối với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ có giá hơn so với Iran, điều này vẫn đúng cho tới thời điểm hiện nay. Sau 30 năm với những xen kẽ của giai đoạn nồng ấm và giá lạnh trong quan hệ giữa 2 nước được triển khai ở cấp thượng đỉnh bằng chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 6/200 của Tổng thống Iran, Mohammad Khatami, theo lời mời của người đồng chức, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Sau cuộc gặp được đánh giá là “bước ngoặt” giữa Bộ trưởng Quốc phòng Iran và Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Iran và Chủ tịch Trung Quốc đã ký tuyên bố chung với nội dung “thiết lập sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa 2 nước trong thế kỷ mới”. Tuyên bố này đã được thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa 2 nước, tái khẳng định cam kết của hai nước trong việc thực hiện một thế giới không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và mong muốn thúc đẩy một thế giới đa cực, đồng thời lên án xu hướng bá chủ thế giới của Mỹ và sự can thiệp của Mỹ vào vùng Vịnh Pécxích.


    Tháng 4/2002, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tới Iran với mục tiêu trên hết là xem xét mọi phương tiện nhằm phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế song phương trên các nền tảng cụ thể, hai bên cũng bày tỏ sự thống nhất về quan điểm trên nhiều vấn đề của khu vực và quốc tế như tố cáo ý đồ thiết lập các căn cứ quân sự thường trực của Mỹ tại Trung Á. Đây là khu vực chiến lược quan trọng (có trữ lượng dầu mỏ voà khoảng 2 tới 6% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và từ 6-10% trữ lượng khí đốt của thế giới) đối với Trung Quốc và Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược nhằm sử dụng khu vực này thành nguồn cung cấp năng lượng ổn định (40% khí đốt tự nhiên hoá lỏng của Trung Quốc phải nhập từ khu vực này từ nay cho tới 2020). Bằng chứng là Trung Quốc ủng hộ sự tham gia của Iran vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải từ năm 2005 với vai trò là nước quan sát viên. Tổ chức này không chỉ cho phép 2 quốc gia này tăng cường hợp tác song phương mà còn mang lại cho mỗi quốc gia những lợi ích không hề nhỏ. Cụ thể, đây là cơ hội cho Iran tránh được sự cô lập về ngoại giao trên trường quốc tế khi tham gia một tổ chức có thể trở thành một đối trọng đối với NATO và là một dạng tổ chức tương tự như Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) tại Trung Á. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp Trung Quốc khai thác được những lợi ích từ vị trí địa chiến lược của một quốc gia chủ chốt nằm giữa biển Caspi ở phía Bắc và Vịnh Pécxích ở phía Nam như Iran.


    Những chi tiết trên cho thấy quan hệ Trung Quốc và Iran là mối quan hệ đặc biệt chứ chưa đạt tới mức một trục quan hệ Bắc Kinh – Têhêran. Tuy vậy, giữa 2 nước có sự gần gũi về lịch sử, văn hoá được thể hiện rõ rệt trong nền văn minh của họ. Ngoài ra, trong lịch sử hiện đại, cả hai đều bị các cường quốc phương Tây xâm lược, *********, thậm chí cho tới tận bây giờ, những thế lực này vẫn muốn duy trì 2 quốc gia này ở trong thế yếu trên trường quốc tế và tức tối trước mối quan hệ gắn bó giữa 2 nước. Hơn nữa, Trung Quốc coi Iran là một cường quốc thống trị ở khu vực và thấy rằng liên minh với Têhêran có thể giúp chống lại chiến lược của Mỹ nhằm duy trì sự chiếm dóng toàn bộ đồng thời kiểm soát nguồn cung năng lượng của khu vực Trung Đông. Chính những lý do này đã thúc đẩy mối quan hệ song phương đặc biệt giữa Trung Quốc và Iran.


    Dùng Iran để phục vụ các lợi ích về năng lượng


    Chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện đang bị chi phối hoàn toàn bởi chính sách năng lượng của nước này, chính sách ngoại giao hạt nhân trong khuôn khổ “vấn đề Iran” cần phải được sắp xếp lại trong bối cảnh chính sách năng lượng. Do Trung Quốc cần tới nhiều nguồn năng lượng nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế siêu tốc của họ, điều này dồng nghĩa với việc duy trì sự ổn định xã hội của nước này. Theo số liệu thống kê của hãng BP vào cuối năm 2009, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới (2.177 triệu tấn năng lượng được đề cập ở đây là dạng năng lượng sơ cấp: dầu lửa, khí đốt, than đá, năng lượng nguyên tử, thuỷ điện) sau Mỹ (2.182,2 triệu tấn). Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc gia tăng hàng năm ở vào khoảng 2,6%, theo đó từ nay cho tới năm 2030, nước này sẽ phải nhập khẩu không dưới 75% nguồn năng lượng. Theo đó, đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực nguồn dầu lửa (8.625.000 thùng dầu mỗi ngày, tức 10,4% lượng tiêu thụ của thế giới và 79,8 triệu tấn khí đốt tự nhiên, tức 3% lượng tiêu thụ của thế giới) được coi là vấn đề sống còn của Trung Quốc.


    Khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu các sản phẩm dầu lửa năm 1993 và dầu thô vào năm 1996, nước này đã hướng tới Trung Đông nhằm tìm kiếm nguồn cung cho mình. Không chỉ bởi vì khu vực này nắm giữ trữ lượng dầu lửa lớn nhất hành tinh (57%) và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới (24.357.0000 thùng/ngày, tức chiếm 30% sản xuất của thế giới), mà còn vì dầu lửa được khai thác và sản xuất ở đây với giá rẻ nhất thế giới, Irắc vốn cung cấp cho Trung Quốc tới 13% lượng dầu lửa sản xuất trong nước. Tuy vậy, sau hoạt động can thiệp quân sự của Mỹ vào Irắc năm 2003, Trung Quốc đã phải đa dạng nguồn cung cấp dầu mỏ của mình. Bắc Kinh đã hâm nóng quan hệ trong lĩnh vực năng lượng với Iran, quốc gia nắm giữ trữ lượng lớn thứ 3 thế giới về dầu lửa (10% trữ lượng dầu của thế giới), sau Vênêxuêla (13%) và Arập Xêút (20%), và đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên (16% trữ lượng của thế giới) sau Nga (24%) và trước Cata (13,5%). Nhiều hiệp định về khai thác, sản xuất dầu lửa và khí đốt cũng như vận chuyển khí đốt tự nhiên hoá lỏng được ký kết giữa Iran và các công ty dầu khí quốc gia hàng đầu Trung Quốc. Tháng 3/2004, Tập đoàn khí đốt Zhuhai Zhenrong đã ký một thoả thuận trị giá 20 tỷ USD nhập khẩu 110 tấn đốt trong thời gian 25 năm bắt đầu từ 2008. Vào tháng 10/2004, tới lượt SINOPEC ký hợp đồng trị giá 100 tỷ USD, nhập khẩu 250-270 triệu tấn khí đốt tự nhiên hoá lỏng trong thời gian 30 năm. Theo thoả thuận này, SINOPEC sẽ tài trợ tới 51% kinh phí phát triển mỏ Yadavaran (thuộc tỉnh Khouzistan, giáp biên giới với Irắc), trữ lượng của mỏ này được dự tính lên tới 18,3 tỷ thùng dầu (với khả năng sản xuất lên tới 300.000 thùng dầu/ ngày) và 11.250 triệu tấn khí đốt. Đổi lại, SINOPEC được quyền mua 150.000 thùng dầu thôi mỗi ngày. Trong thời gian này, tại IAEA, hồ sơ hạt nhân của Iran đang là chủ đề gây tranh cãi nhất thì Trung Quốc lại triển khia mọi nỗ lực để ngăn cản Mỹ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an LHQ. Tháng 12/2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một hiệp định đầu tư 11 tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải cho khí đốt tự nhiên hoá lỏng. Tháng 4/21009, CNPC cũng đã một lần nữa ký hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD nhằm phát triển phần phía Bắc của mỏ dầu lửa Azadegan phục vụ sản xuất 75.000 thùng dầu mỗi ngày trong 4 năm. Tháng 6/2009, Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với Công ty Dầu lửa Quốc gia Iran nhằm phát triển chu kỳ 11 của mỏ khí đốt South Pars với trữ lượng được ước tính 11.500 triệu tấn (tức chiếm 63% trữ lượng khí đốt của Iran). Lượng khí đốt này ước tính có thể đáp ứng nhu cầu cho cả châu Âu trong vòng 25 năm.


    Các hiệp định trên đều đã được ký kết trong bối cảnh Iran đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thông điệp chính trị rõ ràng được Trung Quốc và Iran gửi tới các nước phương Tây là: các lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính không được thực hiện và không cản trở họ thực hiện các giao dịch đôi bên. Chính vì được “bảo vệ” bởi các khoản đầu tư khổng lồ nêu trên mà Iran đã tiếp tục cứng rắn chống lại Mỹ và tiếp tục mối quan hệ liên minh gần như chắc chắn với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh không muốn các lợi ích dầu lửa và khí đốt của mình ở nơi đây bị nguy hại.


    Hiện nay, gần một nửa số dầu nhập khẩu của Trung Quốc là từ Trung Đông, trong đó ¼ là từ Iran (548.000 thùng/ngày). Từ nay cho tới 2020, 2/3 hoặc thậm chí là hơn thế nữa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ được nhập từ khu vực này. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ phải nhập 10 triệu tấn đốt tự nhiên hoá lỏng từ Iran. Do vậy, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng của Iran sẽ gia tăng, bởi Têhêran vẫn là nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ 2 trong khu vực (4.216.000 thùng/ngày) sau Arập Xêút (9.713.000 thùng/ngày) và là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất trong khu vực (118,1 triệu tấn), trên Cata (80,4 triệu tấn) và Arập Xêút (69,7 triệu tấn). Tuy nhiên, bài học Irắc trước đó khiến Trung Quốc hiểu rằng “không nên bỏ tất cả trứng có được trong cùng một rỏ là Iran”. Do vậy, Trung Quốc tiếp tục duy trì hoặc phát triển quan hệ năng lượng với các nhà cung cấp năng lượng khác như Yêmen, Ôman và Arập Xêút. Những diễn biến nêu trên đều được Mỹ theo dõi một cách sát sao và họ cũng đều biết rằng, Trung Quốc sử dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ.


    Con bài Iran trong chiến lược cân bằng mềm với Mỹ


    Trung Quốc luôn khao khát trở thành một cường quốc lớn trên thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh thế giới đơn cực, Bắc Kinh hiểu rằng không thể thực hiện chiến lược tốn kém và mạo hiểm – “cân bằng cứng”, tức đối đầu trực diện với Mỹ để tranh giành quyền bá chủ trên trường quốc tế và điều chỉnh lại thực trạng thế giới hiện nay. Nước này đã lựa chọn chiến lược đan xen cương nhu và thận trọng, đó là “chiến lược cân bằng mềm” (cân bằng hoà bình). Đây là chiến lược gây ảnh hưởng thông qua ngoại giao, các tổ chức quốc tế, luật quốc tế và các sức ép kinh tế, không phải là nhằm mục đích kìm hãm hay chống lại sức mạnh siêu cường của Mỹ ở thời điểm này mà là làm phức tạp nhiệm vụ và gia tăng các chi phí tài chính và các hoạt động chính trị của Mỹ. Trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân Iran, mục tiêu của Trung Quốc là hạn chế khả năng của Mỹ trong vấn đề áp đặt chương trình nghị sự đối với các quốc gia có ảnh hưởng khác trong hệ thống quan hệ quốc tế. Trong các cuộc thảo luận tại IAEA trong thời gian từ 2004-2006, Trung Quốc đã nỗ lực ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét tới hồ sơ Iran như mong muốn của Mỹ. Ngoài ra, từ năm 2006, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc cũng chống lại nhiều dự thảo khác nhau do Mỹ khởi xướng nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Điều này cho thấy rõ việc sử dụng chiến lược cân bằng mềm mà Trung Quốc đang sử dụng.


    Để thực hiện được chiến lược ngoại giao nêu trên, cần phải có một liên minh các quốc gia có cùng lợi ích và có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Theo đó, Trung Quốc và Nga cùng đi chung một con đường, cả 2 nước đã ký Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt và thân thiện (FCT) vào ngày 16/7/2001, cam kết chống lại sự can thiệp của Mỹ tại Irắc vào năm 2003 và mục tiêu hậu Chiến tranh Lạnh của họ là cùng thúc đẩy hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế. Cũng như vậy, hai đối tác chiến lược này đều là những bên ủng hộ chủ chốt đối với Iran tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có thể nói, tại đây Mỹ đang phải đối phó với tam giác chiến lược thực sự Bắc Kinh-Nga-Iran.


    Theo quan điểm của Trung Quốc, xét theo luật quốc tế, các biện pháp trừng phạt Iran hiện đang còn là vấn đề gây tranh cãi, bởi với vai trò là quốc gia tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí hạt nhân, Iran có thể phát triển nghiên cứu hạt nhân một cách hoà bình. Đây cũng là quan điểm của Trung Quốc giúp tránh bất ổn tại Iran và tại Trung Đông, nơi mà Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều trong những năm qua với mục đích rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với Mỹ.


    Đồng thời, Trung Đông cũng nhận thấy việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân cũng sẽ dẫn tới việc phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới các lợi ích của Trung Quốc. Bởi vậy, cuối cùng ngày 4/2/2006, Bắc Kinh đã bỏ phiếu thông qua việc chuyển hồ sơ hạt nhân Iran ra trước Hội đồng Bảo an, cũng như thông qua 4 nghị quyết trừng phạt Iran (Nghị quyết 1.737 ra ngày 23/12/2006, Nghị quyết 1.747 ra ngày 24/3/2007, nghị quyết 1.803 ra ngày 3/3/2008 và nghị quyết 1.929 ra ngày 10/6/2010). Tuy vậy, những biện pháp trừng phạt này đã được Trung Quốc hạn chế và không làm ảnh hưởng tới việc Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các dự án khai thác năng lượng tại Iran.


    Mặt khác, việc thông qua các lệnh trừng phạt ở mức nhẹ nhất chống lại các lệnh trừng phạt nặng nề do Mỹ đề ra cho thấy Trung Quốc đã triển khai một cách hài hoà chiến lược cân bằng mềm thông qua các hoạt động ngoại giao nhằm đạt được các kết quả trái với những ưu tiên về quyền lực bá chủ của Mỹ.


    Tuy vậy, rất khó cho Trung Quốc để có thể giữ được thế cân bằng giữa các lợi ích khi sử dụng chiến lược “cân bằng mềm”: đó là duy trì quan hệ với Mỹ, bởi nước này là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, với mức trao đổi thương mại lên tới 170 tỷ USD trong năm 2005 và 300 tỷ USD trong năm 2010. Ý chí giữ gìn hình ảnh một siêu cường hạt nhân có trách nhiệm, cam kết đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân, đe doạ tới hoà bình và an ninh quốc tế, và sự cần thiết đảm bảo nhu cầu năng lượng tại Iran là lợi ích có ý nghĩa sống còn đối với Trung Quốc./.
    Nguồn: phamnguyentruong.blogspot.cồm

    Còn tiếp
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Không cần lo lắng lắm đâu bạn . Mỹ đã ngăn cản Do Thái rồi . Trừ phi Mỹ chơi trò tung hỏa mù dương Đông kích Tây !

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111111/Bo-truong-Quoc-phong-My-xua-tan-y-dinh-tan-cong-Iran.aspx

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xua tan ý định tấn công Iran


    11/11/2011 14:16
    [​IMG]

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta - Ảnh: AFP (TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo hôm 11.11 rằng cuộc tấn công quân sự chống Iran có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực mà không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của nước cộng hòa Hồi giáo.
    Theo ông Panetta, một cuộc tấn công chỉ trì hoãn được chương trình hạt nhân của Iran nhiều nhất là ba năm.
    Theo BBC, bình luận này đã góp phần làm giảm nhiệt những đồn đoán về một cuộc tấn công quân sự để làm tê liệt chương trình hạt nhân của Tehran.
    Vào hôm 8.11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nói Iran đang thực hiện các cuộc nghiên cứu có mục đích phát triển vũ khí hạt nhân.
    “Bạn phải cẩn thận với những hậu quả không dự tính được ở đây”, ông Panetta nói với các phóng viên ở Washington khi được hỏi về một cuộc tấn công quân sự.
    Ông Panetta thừa nhận hành động quân sự không thể ngăn cả Iran “làm những gì họ muốn”.
    “Nhưng quan trọng hơn, nó có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực và đến lực lượng Mỹ tại đó”, ông Panetta nói.
    Trong vài tuần qua, truyền thông Mỹ và Israel đã đồn đoán về khả năng Mỹ hoặc Israel sẽ tổ chức tấn công Iran.
    Tuy nhiên, ông Panetta nói ông ủng hộ việc áp dụng những “lệnh trừng phạt cứng rắn nhất về kinh tế và áp lực ngoại giao để Iran thay đổi cách hành xử”.
    >> Israel sẽ tấn công Iran vào dịp Giáng sinh?
    >>
    IAEA công bố báo cáo về Iran
    >>
    Israel tăng sức ép lên Iran
    >>
    Bộ trưởng Quốc phòng Israel bác tin tấn công Iran
    >>
    Nga cảnh báo về cuộc tấn công Iran
    Sơn Duân
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tiếp theo

    Iran đã chế tạo được bom hạt nhân ?

    Viết bởi AdMaluc
    Hôm nay (8-11) hoặc ngày mai, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ ra báo cáo, mà theo các nguồn tin phương Tây, trong đó khẳng định Iran đã làm chủ được các công nghệ để chế tạo bom hạt nhân. Liệu tin đó có phải là sự thật hay không ? Thế giới lại có thêm một quốc gia sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân chăng ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu .


    [​IMG]
    Lực lượng vệ binh cộng hòa Iran thử tên lửa ở sa mạc bên ngoài thành phố Qom hồi tháng 11-2006 ​
    Ngày 6-11, dẫn lời các quan chức và chuyên gia hạt nhân phương Tây đã tiếp cận được báo cáo của IAEA, báo Washington Post cho biết các nhà lãnh đạo Iran chưa quyết định có sản xuất vũ khí hạt nhân hay không. Nhưng Tehran đã chuẩn bị đầy đủ mọi kỹ năng và thiết bị để chế tạo bom hạt nhân nếu muốn. Theo cựu quan chức IAEA David Albright, IAEA đã thu thập thông tin tình báo từ nhiều nguồn và xác định Iran “có đủ dữ liệu để thiết kế và sản xuất một thiết bị nổ hạt nhân, sử dụng uranium làm giàu”.

    Hỗ trợ từ chuyên gia nước ngoài
    Theo báo cáo, một trong những đột phá của Iran là có được bản thiết kế thiết bị có tên máy phát R265. Đây là thiết bị gây nổ có độ chính xác cao nhằm kích hoạt một phản ứng hạt nhân dây chuyền. “Thiết bị này là một thách thức công nghệ khó khăn, và Iran cần sự hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài để thiết kế và thử nghiệm nó” - ông Albright cho biết.
    Theo các thông tin tình báo mà IAEA nhận được, nhà khoa học hạt nhân Liên Xô Vyacheslav Danilenko đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Tehran thiết kế thiết bị R265. Trung tâm Nghiên cứu vật lý Iran (PRC) đã ký hợp đồng thuê Danilenko hồi giữa thập niên 1990 và theo các tài liệu của IAEA, Danilenko đã làm việc cho chính quyền Iran trong năm năm.
    Các quan chức ngoại giao châu Âu cũng tiết lộ các thanh sát viên IAEA đã rất nỗ lực liên hệ với Danilenko và Danilenko thừa nhận từng hỗ trợ Iran phát triển công nghệ hạt nhân, nhưng ông khẳng định công việc của mình chỉ là hỗ trợ các chương trình hạt nhân dân sự của Tehran. Theo Washington Post, không có bằng chứng nào cho thấy các quan chức chính quyền Nga biết về các hoạt động của Danilenko ở Iran.
    Các nhà ngoại giao và chuyên gia hạt nhân phương Tây cũng cho biết Tehran còn được các chuyên gia nước ngoài, từ CHDCND Triều Tiên và Pakistan, cung cấp các công thức và mã toán học để thiết kế các thiết bị hạt nhân. Trong số này đáng chú ý là cha đẻ chương trình hạt nhân của Pakistan là Abdul Qadeer Khan, người từng bị buộc tội cung cấp thiết kế vũ khí hạt nhân cho Libya.


    Bài học Iraq
    Các thông tin trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi có tin chính quyền Israel lên kế hoạch tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Iran. Ngay lập tức, một số tờ báo phương Tây đã lên tiếng cho rằng cần phải mạnh tay với Iran. Báo Independent chỉ trích cách tiếp cận mềm mỏng của Mỹ về vấn đề Iran là đã thất bại, không thể ngăn cản được Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Đã đến lúc ông Obama phải hành động vì “Mỹ không thể đứng nhìn khi Iran đe dọa sự tồn tại của Israel, đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông”.
    Tuy nhiên, báo New York Times lại cho rằng hãy còn quá sớm để khẳng định Iran muốn sản xuất vũ khí hạt nhân. Việc chính quyền Tehran cản trở các thanh sát viên IAEA khiến các kết luận của IAEA về chương trình hạt nhân của Iran nhiều khi chỉ là đoán mò, dựa trên cảm tính. Nhắc lại bài học Iraq: năm 2003, báo này cảnh báo chính quyền Mỹ của cựu tổng thống George Bush đã tấn công Iraq vì cho rằng chính quyền Saddam Hussein đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng rõ ràng đó chỉ là thông tin bịa đặt. Sau tám năm, quân Mỹ vẫn chẳng tìm thấy một quả bom hạt nhân nào ở Iraq.
    Nga và Trung Quốc đã kêu gọi giám đốc IAEA Yukia Amano tạm hoãn công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran với lý do “những thông tin như vậy chỉ càng đẩy Iran vào chân tường”. Điều đáng lo ngại, theo AP, là các nước vùng Vịnh đang lặng lẽ tán đồng kế hoạch tấn công phủ đầu của Israel. Chắc chắn những thông tin mới từ IAEA sẽ càng khiến chính quyền Israel quyết tâm hơn.
    Tuy nhiên, một cuộc chiến mới tại Trung Đông sẽ đẩy khu vực và cả nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng. Giá dầu tăng vọt sẽ chỉ là hậu quả đầu tiên. Trong xã luận ra ngày 7-11, báo Haaretz, nhật báo lâu đời nhất ở Israel, đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Obama hãy ngăn chặn Israel mở cuộc chiến tranh chống Iran “trước khi quá muộn”.

    Iran: “Sẽ cảm nhận cơn giận dữ của chúng tôi ở Tel Aviv”
    Theo Hãng thông tấn Iran Fars, các quan chức Ủy ban An ninh quốc gia và chính sách đối ngoại Iran (NSFPC) đã lên tiếng cảnh báo Israel. “Trước khi mở cuộc tấn công nào vào Iran, người Israel sẽ cảm nhận được cơn giận dữ của chúng tôi ở Tel Aviv” - Hossein Ebrahimi, quan chức của NSFPC, cảnh báo.
    Theo AFP, ngày 7-11 Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cũng cảnh báo Iran “có khả năng đương đầu với Israel và với phương Tây, nhất là với Mỹ - ông Ahmadinejad khẳng định - Mỹ đang lo ngại tiềm lực của Iran. Iran sẽ không cho phép bất cứ một hành động quân sự nào chống lại mình” và nếu tấn công, “Israel sẽ sụp đổ” - ông Ahmadinejad tuyên bố.

    Còn tiếp
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mẽo tạo cho Nga vào WTO sắp tới > vận động Nga ủng hộ là bụp !!![r24)][r24)][r24)][r24)][r24)]
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Có một thứ vũ khí mà sức tàn phá ghê gớm gấp vạn lần vũ khí hạt nhân , chỉ cần 20g là đủ đưa 6 tỉ người ( ! ) về bên kia thế giới .
    Đối phó với một kẻ thù đông quân như TQ , nên chăng nghiên cứu theo hướng này ?

    Tài liệu của báo QĐNDVN


    Tri thức quân sự





    Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)



    QĐND - Thứ Ba, 16/06/2009, 20:58 (GMT+7)


    [​IMG]
    Hình minh hoạ. Ảnh: internet
    Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.
    Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.
    Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt.
    Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.
    Đặc điểm của vũ khí gen

    - Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ
    Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải .
    Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực
    [​IMG]
    Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu?
    mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường.
    - "Không có thuốc chữa"

    Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương.
    - Vũ khí giết người không cần đổ máu
    Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường.
    Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương.
    Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần.
    Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch.
    Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần.
    Hiện trạng phát triển

    Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này.
    [​IMG]
    "vũ khí" gen đang đựoc các cường quốc đặc biệt quan tâm
    Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen.
    Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen.
    Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá.
    Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học.
    Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga.
    Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.
    Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
    Nguyên Bình (Tổng hợp)

    Chưa đạt đến trình độ cao như Nga , Mỹ , nhưng Trung Quốc là bậc thầy trong việc sản xuất thực phẩm chứa độc tố , thuốc chữa bệnh giả v.v...

    Không phải ngẫu nhiên mà bánh kẹo , thực phẩm TQ không nhãn mác ghi thành phần , ngày sản xuất ...đang ngày đêm được tuồn vào Việt Nam với giá rẻ không thể tưởng !
    Một kế hoạch đầu độc dân Việt Nam với tài trợ của chính phủ Trung Quốc là điều chúng ta cần suy nghĩ !

    Nếu không , liệu có cá nhân nào chịu lỗ để bán hàng giá rẻ như cho thế không ? :-??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này