Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6704 người đang online, trong đó có 720 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43548 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nga dễ bảo thế à ? [-X
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Trao đổi mà !!!:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tiếp theo

    Cuối năm 2009 Trung Quốc nhiều lần cho tàu ra ngăn chặn xua đuổi tàu thăm dò đại dương của Mỹ tại vùng biển Quốc tế giáp Hoàng Hải cao điểm đến đầu năm 2010 một tàu của Hàn bị bắn chìm dẫn đến việc HQ cắt viện trợ kinh tế cho Bắc Hàn

    TTO - Khoảng 40 thủy thủ mất tích sau khi một tàu chiến Hàn Quốc chìm lúc 9g45 đêm 26-3 (7g45 tối giờ VN) ở Hoàng Hải, gần biên giới biển CHDCND Triều Tiên, theo hãng tin Yonhap. Sáng sớm nay 27-3, thợ lặn đã được gửi dến hiện trường để thẩm định tình hình.
    Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết các tàu hải quân và tàu tuần duyên Hàn Quốc đã vớt được 58 người gần đảo Baengnyeong.

    [​IMG]Chiếc Yeonan bị chìm, cạnh nó là một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đang tìm cách cứu các thủy thủ gặp nạn - Ảnh: AP


    Dẫn lời các quan chức quân đội Hàn Quốc, Yonhap cho biết tàu hộ tống Yeonan 1.500 tấn chở 104 người đã chìm gần đảo Baengnyeong sau một tiếng nổ xé rách hông tàu. Hiện chưa thể xác định nguyên nhân gây nổ.
    Sự cố trên khiến tổng thống Lee Myung-bak triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các bộ trưởng liên quan đến vấn đề an ninh. Cảnh sát ở thủ đô Seoul cũng được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.
    Các quan chức Hàn Quốc không xác nhận những nguồn tin theo đó có thể chiếc Yeonan đã bị CHDCND Triều Tiên tấn công bằng thủy lôi. Nữ phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc nói hãy còn quá sớm để xác định nguyên nhân làm cho tàu chìm.
    Mấy tuần gần đây, Bình Nhưỡng tuyên bố đã tăng cường các biện pháp quốc phòng nhằm đối phó với những cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ trong tháng này.

    [​IMG]Tổng thống Lee Myung-bak chủ trì phiên họp khẩn cấp sáng nay 27-3 - Ảnh: AP

    Yonhap dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết quân đội CHDCND Triều Tiên đã thực hiện hàng chục buổi tập bắn sáng sớm 26-3.
    Các quan chức Hàn Quốc cho biết sau đó một tàu chiến Hàn Quốc đã bắn vào một chiếc tàu lạ ở hướng bắc. Nhưng có nguồn tin từ bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc nói “chiếc tàu lạ” thực chất là một đám chim.

    Hãng tin AP dẫn nguồn báo đài Hàn Quốc cho biết một số quan chức cao cấp Hàn Quốc cho rằng vụ chìm tàu có thể là một tai nạn (đụng đá ngầm hoặc cháy nổ trên tàu) chứ không phải là một vụ tấn công từ phía CHDCND Triều Tiên, mặc dù trước đó Bình Nhưỡng đe dọa “tấn công bất ngờ” Hàn Quốc và Mỹ sau khi có tin Mỹ-Hàn có kế hoạch chuẩn bị phòng khi xảy ra tình hình bất ổn ở CHDCND Triều Tiên.
    Yonhap nói cư dân địa phương nghe tiếng súng nổ khoảng 10 phút, bắt đầu từ 23g.

    Theo đài CNN Mỹ, các quan chức chính phủ Hàn Quốc nói không chắc CHDCND Triều Tiên dính líu đến vụ này. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói không có bằng chứng cho thấy CHDCND Triều Tiên đứng đằng sau vụ này.
    Theo nhật báo The Washington Post, những thông tin ban đầu của báo đài Hàn Quốc nói chiếc Yeonan trúng thủy lội hoặc mìn của CHDCND Triều Tiên đã khiến trung tâm chứng khoán Wall Street ở New York chao đảo. Nhiều cổ phiếu mất giá vì lo lắng chiến tranh có thể bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên. Đồng won của Hàn Quốc cũng bị mất giá so với đồng đô la Mỹ.
    Chiếc Yeonan, trước khi chìm, đã bắn cảnh cáo vào một vật thể không xác định xuất hiện trên màn hình rađa ở vùng biển đang tranh chấp. Chính quyền Seoul đang kiểm tra xem vật thể đó là chim hay tàu chiến.
    Trong khi đó, ông Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan, đã ra lệnh bộ trưởng quốc phòng theo dõi diễn tiến của sự kiện và có những biện pháp thích hợp, theo hãng thông tấn CAN Đài Loan.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Từ vụ đụng độ tàu Trung Quốc và Philippines


    Chiến lược đại hải quân và vùng biển hoà bình


    SGTT.VN - Vụ đụng độ mới đây giữa hai tàu tuần tra của Trung Quốc và một tàu khảo sát dầu khí của Philippines tại khu vực Reed Bank (bãi Cỏ Rong) do Philippines tuyên bố chủ quyền là một phần của bức tranh toàn cảnh chính trị an ninh Đông Á. Giới quan sát đang theo dõi kỹ việc triển khai chiến lược đại hải quân của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến viễn cảnh Biển Đông, vùng biển hoà bình và hợp tác, mà Trung Quốc đưa ra.

    [​IMG]
    Tàu Blue Ridge thuộc hạm đội 7 của Mỹ được điều từ Philippines đến Hong Kong sau khi xảy ra sự kiện bãi Cỏ Rong. Ảnh: Reuters
    Khi bị tàu Trung Quốc đe doạ, tàu nghiên cứu thuộc bộ Năng lượng Philippines đã yêu cầu lực lượng vũ trang và lực lượng tuần duyên của nước này hỗ trợ. Xung đột đã có thể nổ ra nếu tàu Trung Quốc đâm chìm tàu nghiên cứu Philippines như họ đe doạ. Hai tàu này đã rút lui khi hai máy bay trinh sát quân sự Philippines tới Reed Bank. Liên hệ với giá dầu lửa leo thang do biến động Bắc Phi – Trung Đông, sự cố này quả là có mùi dầu.
    Trong sáu tháng đầu năm 2010, công ty Forum Energy (Anh) tiến hành nghiên cứu địa chấn ba chiều ở khu vực xung quanh mỏ khí đốt Sampaguita và địa chấn hai chiều tại những nơi khác trong khu vực Reed Bank. Kết quả cho thấy trữ lượng tiềm năng trong khu vực SC72 là 96 tỉ m3 khí đốt tự nhiên và 440 triệu thùng dầu thô. Philippines đã cấp phép cho công ty Forum tiếp tục việc thăm dò.
    Gia tăng các vụ cọ xát trên biển
    Về phía Trung Quốc, theo mạng Đa chiều (Hong Kong) ngày 8.3, gần đây Bắc Kinh gia tăng không bình thường các vụ cọ xát trên biển với các nước láng giềng. Ngày 17.2.2011, Việt Nam cực lực phản đối việc Trung Quốc tiến hành diễn tập phòng ngự tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 2.3, Việt Nam lại phản đối cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ngày 24.2 ở Trường Sa. Ngoài vụ “nhũng nhiễu” đối với tàu nghiên cứu của Philippines nêu trên, ngày 3.3, tàu đánh cá của Trung Quốc lại tiến vào vùng biển của Hàn Quốc, dẫn tới sự kiện lần đầu tiên lực lượng cảnh giới biển của Hàn Quốc nổ súng vào ngư dân Trung Quốc. Ngày 9.3, tàu Ngư Chính của Trung Quốc tiến sát quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) – là lần thứ tám từ khi xảy ra vụ va chạm trên biển Hoa Đông tháng 9.2010, và là lần thứ ba từ ngày 5.3. Trước đó ít lâu, một máy bay trinh sát và một máy bay do thám của hải quân Trung Quốc tiếp cận không phận đảo Điếu Ngư, buộc Nhật Bản phải điều hai máy bay chiến đấu F-15 lên cảnh giới.
    Chiến lược đại hải quân
    Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc tiếp tục chính sách thực lực đòi hỏi chủ quyền biển đảo và triển khai chiến lược “đại hải quân”. Từ mấy năm qua, lực lượng tàu ngư chính Trung Quốc đã được bổ sung số lượng và chất lượng hùng hậu để thực hiện tuần tra dài ngày từ biển Hoa Đông tới Biển Đông. Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quy mô chưa từng có, gắn với các tình huống chiến đấu thực tế, phòng vệ duyên hải, huy động nhanh, linh hoạt trong chỉ huy, nhằm kiểm soát các vùng biển kế cận và triển khai hải quân tầm xa. Căn cứ Tam Á (Hải Nam) tiếp tục nâng cấp thành cứ điểm hải quân trọng yếu phục vụ ý đồ tiến ra biển lớn Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Các tên lửa diệt hạm và tàu ngầm tấn công đã đặt các lực lượng vũ trang Mỹ ở Đông Á trước thách thức thực tế.
    Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay tăng 12,7% thể hiện quyết tâm cao của Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hoá năng lực quân sự của họ, phục vụ cuộc tranh chấp và mở rộng ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương. Nó cũng cho thấy ảnh hưởng vượt trội của các tướng lĩnh trong chính trị Trung Quốc. Hải quân tiếp tục được phân chia phần lớn nhất trong “chiếc bánh” ngân sách quốc phòng.
    Trung Quốc bước vào thời kỳ “đại hải quân”. Mục tiêu dài hạn là đưa Trung Quốc trở thành siêu cường hàng hải; trung hạn (2010 – 2020) là thành quốc gia hàng hải “bậc trung”. Chi phí cho các chương trình đầy tham vọng này là rất tốn kém. Nước này đang gấp rút đóng hai tàu sân bay có trọng tải khoảng 50.000 – 60.000 tấn để đưa vào sử dụng từ năm 2014 – 2015. Tháng 7 này dự kiến sẽ đưa vào sử dụng tàu sân bay mua của nước ngoài được tân trang để phục vụ huấn luyện. Hiện đại hoá hạm đội tàu ngầm cũng được chú trọng. Theo phương châm hải chiến cổ điển, muốn đánh chìm một chiến hạm thì đơn giản là tạo ra một lỗ thủng dưới đáy tàu. Đó là việc của tàu ngầm trang bị ngư lôi. Vì vậy, các nước Đông Á khác theo gương Trung Quốc hiện đại hoá tàu ngầm. Lầu Năm Góc ước tính, hải quân Trung Quốc có ít nhất 60 tàu ngầm; 12 tàu lớp Kilo mua của Nga đa phần đã cũ, chỉ phục vụ huấn luyện. Đóng các tàu ngầm ít tiếng động là một thách thức công nghệ không dễ vượt qua và cần nhiều tiền. Mỹ vẫn duy trì ưu thế công nghệ trong các lĩnh vực quân sự. Việc tăng đột biến ngân sách quốc phòng trong năm nay phản ánh sự khẩn trương của Trung Quốc, nhằm rút ngắn khoảng cách công nghệ kỹ thuật quân sự của Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Nga.
    Từ năm 2010, Mỹ điều chỉnh trọng tâm chiến lược quân sự toàn cầu. Nhưng hiện phải đối phó với biến loạn Trung Đông, chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ có thể bị phân tâm. Vụ va chạm ngày 2.3 giữa tàu Trung Quốc và Philippines tại Reed Bank thử thách cam kết của Mỹ, do tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard đưa ra tại Manila ngày 22.2, là tiếp tục hỗ trợ Philippines “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, nhất là hỗ trợ việc tuần tra tại Biển Đông”.
    Ngày 8.3, phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Aquino đang thăm Indonesia, Tổng thống Susilo Yudhoyono, cho biết, với tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN, Indonesia có thể đưa những vấn đề địa chính trị gay cấn, như quần đảo Trường Sa ra trước hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao Đông Á. Tổng thống Aquino nhấn mạnh “sẽ không có chỗ cho một hành động đơn phương tại vùng đặc biệt này”.
    Về phía Trung Quốc, thái độ của họ đối với cuộc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử mới về Biển Đông sẽ là phép thử đối với tuyên bố của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra tại hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 13 tại Hà Nội, rằng Trung Quốc muốn Biển Đông “thành vùng biển hoà bình và hợp tác”.
    TS Nguyễn Ngọc Trường

    Bài báo này đăng vào ngày 11-3-2011 , nghĩa là từ trước khi TQ cố tình gây hấn cắt cáp 2 tàu thăm dò dầu khí của VN . Tin đã cũ nhưng đưa lên để xem lại những nhận định của các chuyên gia về chính sách biển Đông của TQ .

    Đến nay , những nhận định đó vẫn còn nguyên giá trị !
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tiếp theo

    Dưới áp lực lớn của gia đình 58 sỹ tử trong vụ chìm tàu tổng thống Hàn Quốc buộc phải buộc tội Bắc Hàn mặc dù BH cực lực phản đối vụ này dẫn đến việc đóng cửa cả khu công nghiệp liên triều
    Triều Tiên trục xuất quan chức Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong
    (Dân trí) - Hôm qua, Triều Tiên đã quyết định trục xuất các quan chức Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong, cắt đứt đường dây truyền thông hàng hải và văn phòng liên lạc tại Panmunchon, sau khi dọa cắt nốt đường giao thông cuối cùng nối hai miền.
    >> Hàn Quốc đang truy tìm 4 tàu ngầm Triều Tiên
    Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cheon Hae-sung cho biết Triều Tiên đã thông báo cho Hàn Quốc những động thái trên. 8 quan chức Hàn Quốc của văn phòng hợp tác kinh tế liên Triều tại Kaesong bắt đầu làm thủ tục ra khỏi khu công nghiệp Kaesong.

    Động thái trên xuất hiện ra chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc nước này đứng sau vụ chiến hạm Cheonan bị chìm và tuyên bố "sẽ trục xuất ngay lập tức" tất cả các nhân viên người Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung giữa hai miền.
    Cũng hôm qua, hãng tin chính thức của Triều Tiên KCNA đăng tuyên bố cảnh báo phong tỏa tuyến giao thông dẫn tới Kaesong nếu Hàn Quốc tiếp tục hoạt động tuyên truyền qua biên giới. Quyết định này, nếu được thực hiện, sẽ đồng nghĩa với việc hoạt động vận chuyển hàng hóa và qua lại khu vực này sẽ bị đình trệ. Trước đó, các giao thông chủ yếu trên biển giữa hai miền đã bị cắt đứt.
    Kaesong, từng là biểu tượng của quan hệ ấm lên giữa hai miền, là nơi có 110 công ty Hàn Quốc hoạt động và 42.000 nhân công Triều Tiên làm việc, mang lại một nguồn thu quan trọng cho Triều Tiên. Theo dự đoán của nhà nghiên cứu Jang Cheol-Hyon, thành viên Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia về an ninh của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng sẽ không đóng cửa ngay lập tức khu công nghiệp này. Ngoài khu Kaesong, hai miền Triều Tiên không có trao đổi kinh tế quan trọng nào khác. Phần lớn đã bị ngưng lại sau khi Tổng thống Lee-Myung Bak lên nắm quyền năm 2008.
    Trong khi đó, Seoul đã báo động và huy động mọi phương tiện trên biển để cố dõi theo bốn tàu ngầm lớp Sang-O trọng tải 300 tấn của Triều Tiên. Những phương tiện này đã biến khỏi màn hình rađa sau khi rời căn cứ hải quân Chaho ở tỉnh Bắc Hamkyong thuộc khu vực đông bắc Triều Tiên.

    [​IMG]
    Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton trong cuộc họp tại Seoul hôm qua
    “Thế giới phải phản ứng”

    Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi bà đến thăm Seoul ngày hôm qua, nơi bà đã có các cuộc hội đàm ngắn với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Ngoại trưởng Yu Myung-hwa tại chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 6 ngày ở 3 nước Đông Á.
    Ngoại trưởng Mỹ nói rằng thế giới có “một nhiệm vụ phải phản ứng” về vụ tàu chiến Cheonan bị chìm, “mà Triều Tiên bị qui trách nhiệm”. Bà gọi vụ tấn công này là một “sự khiêu khích” đòi hỏi phải có một “sự đáp trả mạnh mẽ nhưng thận trọng”.

    46 thủy thủ Hàn Quốc đã thiệt mạng khi tàu Cheonan phát nổ và chìm hôm 26/3. Một cuộc điều tra quốc tế đã kết luận rằng con tàu bị bắn bằng một quả ngư lôi từ một tàu ngầm của Triều Tiên.
    Bà Hillary đã yêu cầu Triều Tiên ngừng các hành động mà bà gọi là khiêu khích và đe dọa. Theo bà, Mỹ sẽ tham vấn Hàn Quốc và các thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa ra hành động thích hợp. Washington cũng đang cân nhắc các lựa chọn bổ sung để buộc Triều Tiên chịu trách nhiệm về vụ việc.
    Cùng ngày hôm qua, phát biểu sau cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, các quan chức cấp cao Mỹ dự đoán rằng Trung Quốc “rồi cũng sẽ tán thành quan điểm rằng Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công chiến hạm ngày 26/3”.
    Còn tiếp

  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Thử lửa rùi !
    Việt Nam không phải là những chú Rùa rụt cổ ! Cho nên Khựa đang phải tính lại !!!=))=))=))=))=))=))
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tiếp theo

    Căng thẳng tiếp tục dâng cao khi mâu thuẫn vẫn không có đáp án dẫn đến cuộc nã pháo bất ngờ

    Cuộc nã pháo bất ngờ của Bắc Hàn vào người anh em

    Vũ Hoàng, phóng viên RFA

    2010-11-23

    Vào lúc 2h30 chiều giờ địa phương ngày 23/11/2010, Bắc Hàn bất ngờ pháo kích vào phía Nam Hàn, làm thiệt mạng 2 binh sĩ và gây thương tích cho 15 binh sĩ Nam Hàn.

    Tuy vậy dù chịu áp lực căng thẳng tổng thống Hàn Quốc vẫn giữ điềm tỉnh và quyết không gây chiến , chính vì quyết định này đã làm thất bại kế hoạch phát động chiến tranh của Trung Quốc và cũng từ đấy mới lộ mặt thật kẻ đứng sau vụ chìm tàu , có lẽ việc Hàn Quốc biếu không cho Phi một tàu chiến loại TQ bắn chìm để nhằm quan sát chứng minh những chứng cứ cụ thể hơn và hơn ai hết người anh em hết lòng trung thành với TQ là Bắc triều đã quay sang Nga tìm đối tác mới đáng tin cậy hơn .
    ....
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ, ông Mitt Romney ủng hộ cho kế hoạch tấn công Iran khi trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal.


    [​IMG]
    Ông Mitt Romney. (ĐVO) Ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ - ông Mitt Romney đã hứa với những người ủng hộ rằng nếu trở thành tổng thống, ông sẽ “chuẩn bị chiến tranh” với Iran.

    Đây là tuyên bố của ông Romney vào ngày 10/11 sau khi ông chê trách tổng thống Obama quá dễ dãi đối với chương trình hạt nhân của Iran.

    “Một chính sách hợp lý hơn của Mỹ có thể hoặc không thể thay đổi tình hình hiện tại, chúng ta không bao giờ nói trước được. Nhưng vì những chính sách né tránh đáng xấu hổ trước đây, những hi vọng lật đổ chế độ độc tài đó đã hoàn toàn biến mất”, ông Romney chỉ trích tổng thống Obama đã thất bại trong việc thuyết phục Nga áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn đối với Iran để đổi lấy một mối quan hệ tốt hơn.

    Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, ông Romney cho biết sẽ hỗ trợ giới ngoại giao Mỹ để thiết lập một “lựa chọn quân sự đáng tin cậy và thực tế” để triển khai các nhóm chuyên gia quân sự tới vùng Vịnh và thúc đẩy hỗ trợ quân sự với Israel.

    “Những hành động như vậy sẽ gửi tín hiệu cứng rắn tới Iran rằng Mỹ sẽ phối hợp với đồng minh và không bao giờ cho phép Iran có vũ khí hạt nhân”, ông Romney nói.

    Ông Romney cho biết Mỹ rất cần những chính sách cứng rắn như vậy. “Si vis pacem, para bellum” – Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”, ông Romney nói.

    Ông Romney là ứng viên trong cuộc bầu cử chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra năm sau. Báo cáo của IAEA là một trong những luận điểm trong nội dung vận động tranh cử của ông Romney.

    Iran đã từ chối thông tin về chương trình hạt nhân của nước nước này phát triển vũ khí nguyên tử.



  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hàn Quốc giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân


    * Việt – Hàn sắp đàm phán hiệp định tự do song phương FTA
    SGTT.VN - Tin từ bộ Ngoại giao chiều 9.11 cho biết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã nhất trí việc sẽ thúc đẩy hợp tác trong phát triển các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
    Theo đó, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và các vấn đề liên quan khác.
    Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cần tiếp tục hợp tác trong phát triển năng lượng hạt nhân để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đạt mục tiêu tăng trưởng carbon thấp, bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế ở hai nước. Đề xuất nguyên cứu chung tổng thể về hợp tác phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam vì mục đích hòa bình (OJPP) với Hàn Quốc sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các bước hợp tác tiếp theo.
    Nhân dịp này, ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Lee Myung-bak đã hoan nghênh Nhóm công tác chung về Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (thành lập năm 2009) hoàn thành báo cáo. Hai nước sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm mở rộng và tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư song phương, trong đó bao gồm xem xét khả năng đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan ngoại giao, an ninh - quốc phòng hai nước như đối thoại chiến lược, hợp tác huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực, cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, phòng chống tội phạm, công nghiệp quốc phòng và hậu cần.
    Về thương mại song phương, hai nước phấn đấu sớm đưa kim ngạch lên mức 20 tỷ USD trước năm 2015 và 30 tỷ USD vào thời gian tới.
    Việt Anh


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thuỷ thủ người Việt đánh trả cướp biển Somalia


    SGTT.VN - Ngày 6.11, Cục đối ngoại Đài Loan thông báo thủy thủ đoàn tàu đánh cá Trịnh Nghi Văn (Chin Yi Wen, Đài Loan), bị hải tặc Somalia tấn công ngoài khơi quần đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương, đã giành lại quyền kiểm soát chiếc tàu của họ sau khi đánh bại nhóm hải tặc trên vào khoảng 3g sáng 6.11 (giờ Việt Nam).
    Trên tàu có 5 thủy thủ người Việt Nam, 9 người Trung Quốc, 8 người Philippines, 6 người Indonesia.

    Tàu này bị hải tặc Somalia tấn công và mất liên lạc từ hôm 4.11.


    Theo người phát ngôn cơ quan đặc trách ngư nghiệp Đài Loan, do bị thủy thủ đoàn đánh trả, 6 tên hải tặc vũ trang leo lên cướp tàu đã bị rơi xuống biển. Phía thuyền viên của tàu Trịnh Nghi Văn có 3 thủy thủ bị thương nhẹ. Theo người phát ngôn này, đây là lần đầu tiên thủy thủ đoàn của một tàu bị cướp biển Somalia tấn công đã tự giải thoát thành công.


    Hiện tàu Trịnh Nghi Văn đang hướng về phía cảng Vitoria trên một hòn đảo thuộc quần đảo Seychelles.



    VietnamPlus


    Lần đầu tiên trong lịch sử, những thủy thủ của tàu bị hải tặc Somali tấn công đã đánh trả và chiến thắng .
    Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này ?
    Tinh thần dũng cảm , sự gan lì và ý chí quyết thắng của người Việt !
    Bất kỳ thế lực nào muốn nắn gân Việt Nam phải biết điều này !

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này