Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5026 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 21:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43239 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bạn biết vì sao không ?
    Vì từ bé , người Trung Quốc đã được dạy cách sống hèn để tồn tại !
    Hãy xem sử sách TQ đã ngợi ca Hàn Tín như thế nào ? Chỉ vì muốn giữ mạng , Hàn Tín sẵn sàng luồn trôn thằng bán thịt ! Dầu sau này Hàn Tín có trở thành một đại tướng quân , là khai quốc công thần của Hán Cao Tổ thì cái nhục luồn trôn vẫn đi đôi với tên tuổi Hàn Tín .
    Thế nhưng nhiều nhà bình luận TQ từ xưa đến nay vẫn ca ngợi Hàn Tín , đến mức xem sự nhẫn nhục của ông là " đạo hạnh " !


    Hay như việc Việt Vương Câu Tiễn nếm phân kẻ thù cướp nước là Ngô Phù Sai cũng được sử sách TQ ca ngợi như là một tấm gương về sự nhẫn nhục để mưu đồ đại sự !

    Thế nên không chỉ anh chồng trong câu chuyện trên hèn thôi đâu , mà cả dân tộc của anh ta đều hèn như thế cả !
    Bắt nạt người cô thế , khiếp sợ kẻ uy quyền là bản tính của người Hán , là truyền thống ngàn đời rồi ! :)):)):))
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hỗn loạn, ngất...vì iPhone 4S tại Hong Kong

    Hàng nghìn người chen lấn tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn tại App Store ở Hong Kong trong đêm trước ngày Apple chính thức bán iPhone 4S tại đây.

    TIN LIÊN QUAN
    Lỗi hao pin iPhone 4S được Apple khắc phục
    Thâm nhập “đường dây” buôn iPhone 4S

    iPhone 4S vẫn cháy hàng dù dính nhiều lỗi

    iPhone 4S tại Hong Kong rẻ hơn tại VN 6 triệu

    Dùng Siri trên iPhone 4S có "đốt tiền" của bạn?



    Đã có hơn 3 nghìn người xếp hàng chờ mua iPhone 4S bên ngoài Apple Store mặc dù Apple cho rằng chỉ có thể chấp nhận khoảng hơn 1 nghìn người xếp hàng.

    Một cảnh tượng chen lấn hỗn loạn đã xảy ra khiến cảnh sát phải vào cuộc để lập lại trật tự. Nhiều người đã bị giẫm đạp, bị ngất. Những người không thể chen chân vào đám đông đành đứng bên ngoài và ghi giấy chấp nhận mua lại iPhone 4S với giá cao hơn.

    Những hình ảnh bên ngoài Apple Store tại Hong Kong:

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    Video cảnh hỗn loạn:



    Hải Phong (Theo Micgadget)

    Chinoiserie ! :)):)):))

    Tàu là thế mà !
    :p:p:p:p:p
  3. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    A Thai duong. change your avatar - old avatar - very good
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    công , tội của Mao

    Không ai có thể phủ nhận công lao của Mao Trạch Đông đối với Trung Quốc – giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc dân Đảng, lập nên nước CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, ông cũng mắc nhiều sai lầm trong công cuộc xây dựng đất nước.

    Trong 10 năm (1966 – 1976), Mao Trạch Đông đã khởi xướng Cuộc Đại *****************, với mục tiêu chính là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng.

    Song, có lẽ chưa có một nhà lãnh đạo nào dám lợi dụng phong trào học sinh làm điều xấu, thì chính Mao Trạch Đông đã làm việc này tại cuộc Đại cách mạng. Tầng lớp còn “non trẻ” đó và Hồng vệ binh trở thành “con tốt” để ông ta làm rối loạn xã hội, lật đổ cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, gây nên một cuộc thảm sát đẫm máu.

    Ngày 16/8/1966, hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp các nơi trên đất nước tập trung tại Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt Chủ tịch Mao, sự cuồng nhiệt sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông sôi lên sùng sục. Ông trở thành “mắt bão” gây ra “cơn bão đỏ” tạo phản tràn khắp Trung Quốc.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/A1ED792123DDC84C6E3B0475B352BDFE.jpg

    Hồng vệ binh được Mao Trạch Đông tâng bốc lên tận trời xanh khi ca ngợi hành động trong các chiến dịch lúc ấy là phát triển Chủ nghĩa xã hội và dân chủ, khiến họ nảy sinh ảo tưởng vô cùng tận.

    Vào thời điểm đó, con em dân thường bất bình vì các vị trí công tác tốt đều lọt vào tay con em cán bộ, Mao Trạch Đông kêu gọi họ đánh đổ “phái cường quyền đi con đường tư bản”, giành quyền bình đẳng. Do đó, các học sinh, sinh viên xuất thân từ gia đình các thường dân liền đứng lên tạo phản.

    Để thoát khỏi thế bị động, học sinh con em cán bộ cũng tham gia tạo phản với tư cách là phe đối lập. Vì thế, bất kể là con em cán bộ hay dân thường, tất cả đều phát điên. Mao Trạch Đông ủng hộ và ra lệnh bảo vệ những hoạt động tạo phản này.

    Họ kéo nhau đập phá các công trình kiến trúc như tượng Thích ca mâu ni trên Phật Hương Các ở Di Hòa Viên, lăng Viêm đế, mộ Hạng Vũ, Khổng Tử, Gia Cát Lượng, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… lục soát 10 triệu nhà (nhà riêng nguyên Bộ trưởng Giao thông Chương Bá Quân bị Hồng vệ binh chiếm làm trụ sở), bắt bớ cán bộ lâu năm, các giáo sư và văn nghệ sĩ nổi tiếng.

    Ngoài ra, Mao Trạch Đông còn cho Hồng vệ binh nông dân thả sức giết hại “kẻ xấu” bao gồm: địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phái hữu, nhà tư bản, xã hội đen… để áp chế sự phản kháng của nhân dân. Chỉ riêng hạ tuần tháng 8/1966, nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn người bị đập chết tươi.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/68b9454c.jpg

    Chưa hết, Bắc Kinh còn "nêu gương” những vụ tàn sát lan ra cả nước và người có “công” hoàn thành tốt nhiệm vụ. Huyện Đạo ở Hồ Nam là một trong những điển hình. Trong tháng 7 và 8/1967, Quan Hữu Chí – Trưởng ban vũ trang khu Thanh Đường đã chỉ uy dân quân dùng cuốc xẻng, súng bắn chim, gậy gộc giết hại 207 người, kể cả trẻ em. Với công lao trên, y được bầu là “phần tử tích cực học tập và vận dụng tư tường Mao" cấp tỉnh năm 1967.

    Trần Đăng Nghĩa – Chủ tịch Hội Bần nông Đại đội sản xuất Hạ Tưởng là thủ phạm chính trong một vụ giết người, cưỡng dâm tập thể. Hắn cho gọi địa chủ Trần Cao Tiêu có người vợ mới cưới xinh đẹp, đến trụ sở đại đội, rồi cầm giáo đâm một nhát vào dùi ông Tiêu.

    Để chứng tỏ mình “kiên quyết cách mạng”, y dùng mã tấu cắt đầu ông Tiêu, cùng hai con em địa chủ, phú nông khác. Chị Tiêu sợ quá trốn về nhà mẹ đẻ ở làng khác, Nghĩa cho dân quân bắt trở lại, y tuyên bố các nơi khác vợ địa chủ đều phải “phục vụ tập thể bần nông”.

    Một nạn nhân khác là cô giáo Chu Quần ở Đại đội sản xuất Hoành Lĩnh xuất thân bần nông, kết hôn với địa chủ Tưởng Hán Chính và có ba đứa con. Chồng chị bị bắt ngay hôm đầu mở chiến dịch. Bí thư chi bộ Đường Hưng Hạo cùng quân lính xông vào nhà bắt chị đưa ra sân kho.

    Tại đây, chị thấy 14 người đều là con cháu địa chủ, phú nông đang bị trói giật cánh khuỷu bằng dây thép. Sau đó, họ bị dẫn lên núi Mộc Phong (nơi có nhiều hang sâu hàng chục mét) và bị giết hại, ném xuống hang. May mắn thay, có hai học sinh đến cứu, chị thoát chết, và vụ giết người rùng rợn này mới có ngày được phơi trần.

    Theo tư liệu điều tra của tỉnh Hồ Nam, trong 66 ngày từ 13/8 đến 17/10/1967, huyện Đạo có 4.519 người thiệt mạng, gồm 4.193 người bị giết, 326 người bị buộc phải tự sát. Ngoài ra, tại Thượng Hải, trong tháng 12 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong liên quan đến *****************. Trong thời gian này, ở Vũ Hán cũng chứng kiến 62 vụ tự sát và 32 vụ giết người.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/tham-sat-13.jpg

    Nhiều người khi ấy đã được tận mắt thấy những cuộc tắm máu, những kiểu giết người cực kỳ man rợ như thời trung cổ. Nhắc lại chuyện cũ, cựu Hồng vệ binh Trần Hướng Dương từng viết: “Vì sao những đứa trẻ mười mấy tuổi đầu lại dã man giết người không chớp mắt như vậy? Bởi từ nhỏ, chúng đã được giáo dục hận thù: Thù địa chủ, thù nhà tư bản, thù Quốc Dân Đảng. Sự cuồng loạn ấy chẳng những hiện nay không mấy ai tin, mà ngay bản thân chúng tôi nhớ lại cũng không dám tin nữa. Những việc làm xấu xa của Hồng vệ binh thật đáng nguyền rủa, nhưng chúng tôi cũng có đủ tư cách hỏi lại: ai đã xúi giục chúng tôi thành những thằng điên?”.

    Các nhà phân tích đánh giá, Cuộc Đại cách mạng Văn hoá không gì khác hơn là một chiến dịch nhằm phá sạch tất cả văn hoá truyền thống và đức tin của người dân Trung Quốc. Chiến dịch này đã dẫn đến nhiều cảnh tượng vô luân như con cái đánh đập, giết cha mẹ mình, học sinh lăng mạ và giết bỏ thầy cô giáo, thanh niên đàn áp người già.

    Nhiều người cho rằng, Chủ tịch Mao Trạch Đông là kẻ chủ mưu trong vụ thảm sát này và chứng tỏ ông là nhà lãnh đạo xây dựng thất bại. Trách nhiệm lịch sử Trung Quốc là khẳng định và phát triển công lao của Mao Trạch, đồng thời phủ nhận và uốn nắn sai lầm ấy.

    Bích Diệp (Tổng hợp)
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hàng loạt DN quân sự, hóa chất Mỹ bị tấn công

    Mỹ đang trở thành mục tiêu tổng tấn công của tội phạm mạng. Sau thông tin gây sốc về 2 vệ tinh Chính phủ bị tấn công, đến lượt các công ty hóa chất và quân sự của nước này bị ngắm bắn.


    Theo cảnh báo của hãng bảo mật Symantec, đã có ít nhất 48 doanh nghiệp kiểu này bị tấn công, với mục đích là đánh cắp bí mật công nghệ.




    [​IMG]


    Cụ thể trong số này có 29 hãng hóa chất và 19 hãng còn lại chuyên chế tạo các vật liệu cao cấp mà quân đội sử dụng. Symantec cho biết danh sách nạn nhân có cả những tên tuổi lớn nằm trong Top 100 của Fortune, tuy nhiên hãng bảo mật này từ chối tiết lộ chi tiết hơn.

    Các chuyên gia bảo mật của phương Tây, một lần nữa, lại nghi ngờ về mối liên hệ giữa làn sóng tấn công mạng ồ ạt, quy mô rộng gần đây với hacker Trung Quốc. Trong nhiều vụ tấn công nhằm vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp.... người ta đã truy được dấu vết tới IP Trung Quốc, dù định vị chính xác nguồn gốc là việc gần như bất khả thi. Hiện quân đội Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về nghiên cứu chiến tranh mạng, tuy nhiên Bắc Kinh luôn phủ nhận mọi cáo buộc về do thám qua mạng và cho biết, bản thân nước này cũng bị tấn công.

    Tấn công diện rộng


    Trở lại với cảnh báo của Symantec. Hãng này cho biết đợt tấn công diễn ra từ cuối tháng 7 cho đến hết tháng 9. Thủ phạm sử dụng email gửi tới cho các công ty này để cấy một phần mềm độc có tên “PoisonIvy” lên máy tính của họ.

    “Chúng tôi đã lần theo dấu vết của kẻ tấn công đến một máy tính ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Chủ nhân của nó là một thanh niên Trung Quốc tầm hơn 20 tuổi”, Symantec cho biết. Họ đã liên hệ với người này qua điện thoại và đầu dây cho biết, anh ta cung cấp dịch vụ “hack thuê”.

    Tuy nhiên, hiện không có cách nào để xác định xem thanh niên này là kẻ tấn công đơn độc hay còn có đồng bọn, liệu hắn tham gia trực tiếp hay gián tiếp tới vụ tấn công.

    Hồi tháng 8, một hãng bảo mật khác là McAfee cũng phát hiện thấy một chiến dịch tấn công kéo dài 5 năm có tên “Chiến dịch Chuột đen”, nhằm vào hơn 70 cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu quốc tế, tập đoàn...

    Trước đó, hồi tháng 2 năm nay, McAfee cho biết hacker đã đánh cắp thông tin từ các công ty dầu mỏ của Mỹ, Đài Loan, Hy Lạp và Kazakhstan, trong đó có nhiều thông tin tối mật như tình hình hoạt động, tài chính, chiến lược bỏ thầu...

    Trọng Cầm (Theo AP)


    :-":-":-":-":-"

    Ăn cắp công nghệ , sau đó làm nhái và chính dân Trung Quốc lãnh đủ !
    Điển hình là các cụ tai nạn tàu cao tốc diễn ra gần đây ! :-w
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    MỸ-TRUNG QUỐC -
    Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11 Tháng Mười Một 2011

    Mỹ sẽ gởi quân sang Úc phòng ngừaTrung Quốc


    [​IMG]TT Mỹ và thủ tướng Úc tại thượng đỉnh Cannes 2011 Reuters




    Tú Anh
    Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhân chuyến công du nước Úc vào tuần tới thông báo gởi Thủy Quân Lục Chiến sang đóng tại Darwin. Sự kiện Hoa Kỳ đưa các đơn vị tác chiến sang Úc là một bước thay đổi lớn về mặt địa lý chiến lược. Theo báo chí Úc, đây là dấu hiệu cho thấy có mối quan ngại càng ngày càng lớn trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


    Theo nhật báo Sydney Morning Herald, ngày 16/11/2011 Tổng thống Mỹ sẽ đến thủ đô Canberra và sau đó lên thành phố Darwin ở vùng cực bắc nơi mà ông sẽ thông báo thành lập một căn cứ quân sự cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.
    Từ trước đến nay Hoa Kỳ chỉ có một số hoạt động giới hạn tại Úc kể cả tại trung tâm vệ tinh tình báo gần Alice Spring.
    Sự kiện Hoa Kỳ đưa các đơn vị tác chiến sang Úc là một bước thay đổi lớn về mặt địa lý chiến lược.
    Giới lãnh đạo chính trị Úc tuy từ chối bình luận về thông tin này nhưng cũng không phủ nhận. Ngoại trưởng Kevin Rudd giải thích là hãy để cho lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước chính thức loan báo kế hoạch « hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh ». Ông nhấn mạnh là « an ninh quốc gia » của Úc gắn liền với « liên minh quốc phòng vững chắc với Hoa Kỳ ».
    Được AFP đặt câu hỏi, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ George Little cũng tuyên bố một cách khéo léo : "Úc là bạn và đồng minh của Mỹ, do vậy hai bên sẽ tiếp tục hợp tác và tăng cường quan hệ quân sự ».
    Một nhật báo khác của Úc, The Autralian cho biết thêm là ngoài Darwin, nhiều địa điểm khác đang được Hoa Kỳ và Úc nghiên cứu trong đó có Perth ở phía tây.
    Nếu Darwin được chọn thì lực lượng Hoa Kỳ sẽ đồn trú trong căn cứ Robertson Barracks. Nơi đây cũng là hậu cứ của khoảng 4500 quân Úc.
    Kế hoạch này sẽ thắt chặt quan hệ đồng minh quân sự từ 60 năm qua và củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á.
    Trong diễn văn đọc tại cuộc hội thảo quốc phòng vào ngày hôm nay 11/11/2011, bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith nhận định là trong tương lai sẽ có « thêm nhiều cuộc thăm viếng của chiến hạm, của máy bay quân sự cũng như sẽ có nhiều cuộc tập trận chung tại bắc Úc và tích trữ trang bị quân sự ».
    Hiện nay, trong vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã có hai căn cứ lớn tại Okinawa và Guam. Tại sao quân đội Mỹ lại cần thêm căn cứ tại Úc ?
    Báo chí Úc và các nhà phân tích cho rằng « đối tượng » của dự án này là mối đe dọa của Trung Quốc.
    Bắc Kinh mỗi năm mỗi tăng ngân sách quốc phòng và gấp rút tăng cường vũ khí. Vụ thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên hồi tháng 8/2011là một hình thức để Trung Quốc bày tỏ tham vọng trên biển đã gây phản ứng lo ngại từ các nước trong vùng cho đến tận Hoa Kỳ.
    Theo chuyên gia Georffrey Garrett, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại đại học Sydney thì “Trung quốc là một đối tượng quan trọng của Hoa Kỳ và Úc”.
    Chiến lược đối phó của Washington dựa trên hai cột trụ : thứ nhất là củng cố quan hệ với đồng minh và với các nước bạn trong vùng để đề phòng sức mạnh quân sự của Trung Quốc biến chất.
    Cột trụ thứ hai là « xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực dựa trên cơ sở kinh tế thị trường của Mỹ và Úc để về lâu về dài Trung Quốc có thể gia nhập. Tuy rằng Bắc Kinh vẫn còn do dự vì không muốn phải cải cách nội bộ ».









    .
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trong Đảng và Chính phủ, lãnh đạo các nước đều có những mâu thuẫn và xung đột, thậm chí còn chia bè chia phái để uy hiếp và thanh trừng lẫn nhau. Tranh chấp quyền lực giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ - hai nhà cách mạng vô sản, hai vị lãnh tụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước CHND Trung Hoa không phải là trường hợp ngoại lệ.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/F200909121133257302256320.jpg

    Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Đảng, nhưng sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt (kế hoạch xã hội và kinh tế được thực hiện từ năm 1958 - 1960 nhằm biến Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang công nghiệp hiện đại), ông ta buộc phải “giam mình” khỏi những vấn đề thường nhật của Nhà nước và Chính phủ.

    Trong khi đó, những cải cách của Lưu Thiếu Kỳ trong việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Họ Lưu đặt ra cụm từ nổi tiếng "mua tốt hơn tự sản xuất và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Chủ tịch Mao.

    Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã thu hút sự ủng hộ trong nội bộ Đảng. Ông ta dường như muốn “trục xuất” Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực, và chỉ giữ Mao vai trò biểu tượng quốc gia.

    Năm 1962, có thể nói là một bước ngoặt đối với Mao Trạch Đông. Vào ngày 11/1, Mao Trạch Đông triệu tập một phiên họp Đảng mở rộng. Lúc này, uy tín của ông đang xuống dốc “không phanh” trong nội bộ Đảng. Hội nghị có hơn 7.000 người tham dự nên được gọi là Đại hội Bảy Ngàn.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/F200909180725181570157551.jpg

    Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ tại Đại hội Bảy Ngàn

    Trong bài tham luận tại đại hội, Lưu Thiếu Kỳ nói: “Tình hình rất khó khăn, lương thực, quần áo và đồ dùng đều thiếu. Trong ba năm (1959 – 1961), sản lượng lương thực giảm khá nhiều, sản xuất công nghiệp năm 1961 giảm 40%. Nguyên nhân là “ba phần thiên tai, bảy phần nhân hoạ”, tức điều kiện thiên nhiên chỉ ảnh hưởng tai hại cho một số khu vực mà thôi, nhưng tai họa từ con người đã tàn phá cả nước”. Điều đó có nghĩa, Lưu Thiếu Kỳ đang buộc tội Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm.

    Phát biểu trên của Lưu Thiếu Kỳ khiến Mao Trạch Đông vô cùng bực tức: “Ông ta không sử dụng quan điểm giai cấp. Thay vì vấn đề là con đường xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, y lại nói đến tai họa tự nhiên không bằng tai họa con người. Cái lối nói này mới chính là tai họa”.

    Đại hội Bảy Ngàn dường như trở thành cơ hội cho các nhà lãnh đạo được dịp đổ lỗi cho nhau. Mặc dù những phàn nàn của các đại biểu và đặc biệt là Lưu Thiếu Kỳ không trực tiếp nhắm vào Mao Trạch Đông mà chỉ nhắm vào chính sách Đại nhảy vọt. Thế nhưng, ai cũng biết Mao Trạch Đông là tác giả của chính sách kinh tế tai họa này.

    Cuối cùng, Mao Trạch Đông buộc phải chấp nhận, một số trách nhiệm. Nhưng việc ông tự nhận lỗi và tự phê bình chỉ là một chiến lược chính trị mà thôi. Ông ta có vẻ sợ mất quyền lãnh đạo Đảng. Việc giao cho Lưu Thiếu Kỳ chức vụ Chủ tịch Nhà nước là một thí nghiệm lòng trung thành của cấp dưới đối với Mao.

    Song sau Đại hội Bảy Ngàn, Mao Trạch Đông biết Lưu Thiếu Kỳ không thể là tâm phúc. Một nước mà có hai chủ tịch, hai hạt nhân, là điều Chủ tịch Mao không thể chấp nhận. Việc Mao Trạch Đông một mình chịu trách nhiệm cũng để xác định một lần nữa vị trí tối cao độc nhất của ông.

    Tuy nhiên, qua Đại hội Bảy Ngàn, Mao Trạch Đông nhận thấy, đại đa số cốt cán không còn ủng hộ ông ta nữa, đặc biệt là Lưu Thiếu Kỳ. Lúc đó, vấn đề cốt lõi của Chủ tịch Mao là làm thế nào để đánh bại các lực lượng chống đối mình. Ở phía bên kia, Lưu Thiếu Kỳ thì lo lắng là dùng phương thức nào để khôi phục sản xuất, vượt qua khó khăn, đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Rõ ràng, tư tưởng của hai nhà lãnh đạo hoàn toàn khác nhau. Liệu sự mâu thuẫn giữa họ còn tiếp diễn và phát sinh xung đột nào hay không?

    Đến lúc này, Mao Trạch Đông tự thấy đã thực sự thất bại về kinh tế nên rút khỏi lĩnh vực này và quay trở về lĩnh vực quen thuộc là chính trị với địch thủ tấn công chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Lưu Thiếu Kỳ và một số cán bộ cốt cán khác.

    Năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công khai hơn. Ông ta tuyên bố rằng, đấu tranh giai cấp vẫn đang được tiến hành, phải được học hỏi và áp dụng "ngày một, tháng một và năm một", đồng thời bóng gió rằng, các thành phần cố hữu của "giai cấp tư sản" (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ) vẫn còn tồn tại mặc dù cách mạng đã thành công.

    Tháng 2/1963, Mao Trạch Đông quyết định triển khai Phong trào “Tứ thanh”, còn gọi là Phong trào Bốn dọn dẹp với mục đích "làm sạch chính trị, kinh tế, tư tưởng, và tổ chức... của bọn *********".

    Chủ tịch Mao xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu vừa được thiết lập nhưng đã trở nên xa rời quần chúng, trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cận từ dưới lên để loại bỏ những tội phạm nhỏ, tầng lớp địa chủ và thành phần *********. Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo ra xung đột giữa hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/072010/05/maotrachdonglambuu.JPG

    Mao Trạch Đông và Lâm Bưu

    Mao Trạch Đông cho rằng, đa số cán bộ trong hệ thống Đảng và chính quyền đều đã theo Lưu Thiếu Kỳ, buộc phải hy vọng vào quân đội. Tháng 10/1963, Mao Trạch Đông viết thư cho Lâm Bưu khi đó là Nguyên soái quân đội thường xuyên ở bên cạnh Chủ tịch Mao. Trong thư, ông ta ngầm cho biết sẽ thay đổi người kế tục và nhắc Lâm giữ sức khỏe để chuẩn bị gánh vác trọng trách lớn của quốc gia.

    Sở dĩ Mao Trạch Đông chọn Lâm Bưu là người kế vị, một là vì họ Lâm chủ trương thay thế hoạt động huấn luyện quân sự bằng cách dấy lên phong trào học tập theo tác phẩm của Chủ tịch Mao, nên phần quyền uy đã bị mất mát của ông sẽ được bù đắp lại hàng trăm lần; hai là Mao Trạch Đông đang muốn đánh bài ngửa với Lưu Thiếu Kỳ - người chiếm được đa số lòng tin của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung Quốc. Quả nhiên, Mao Trạch Đông đã không phải thất vọng. Một phong trào học tập và vận dụng tác phẩm của Chủ tịch Mao đã được dấy lên trong 3 triệu quân đội rồi phổ biến ra cả nước.

    Trong hơn một năm sau, Mao Trạch Đông vẫn thể hiện cương vị *************, nhưng không làm việc với Lưu Thiếu Kỳ và Ban bí thư nữa, đồng thời ngầm chuẩn bị cuộc đấu tranh mới, thực tế là thành lập một Trung ương mới. Đến lúc này, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đã hoàn toàn đoạn tuyệt.

    Rốt cuộc, Mao Trạch Đông vẫn giữ được vị trí của mình, Lâm Bưu trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, còn Lưu Thiếu Kỳ chẳng những bị loại bỏ mà còn bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi Đảng.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cuộc đời của nhà lãnh đạo nổi tiếng Trung Quốc – Mao Trạch Đông luôn là đề tài lớn với các nhà nghiên cứu lịch sử thế giới. Trong quá trình tìm hiểu và giải mã đề tài ấy, họ đã phát hiện mối “duyên nợ” bí ẩn của ông với con số 28.

    Mao Trạch Đông sinh ngày 26/12/1893, sau 28 năm (tức tháng 7/1921), Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời. Vào ngày diễn ra Đại hội Đảng lần thứ nhất, trung bình tuổi của các đại biểu tham dự là 28. Lúc đó, Mao Trạch Đông cũng tròn 28 tuổi.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/082010/01/F200606121819071613530185.jpg

    Mao Trạch Đông và các cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc

    Cũng trong năm này, Mao Trạch Đông kết hôn với Dương Khai Tuệ - người vợ mà ông yêu thương nhất. Một lần nữa, Mao Trạch Đông lại ứng với con số 28. Năm 1929, Dương Khai Tuệ hy sinh ở tuổi 28. Từ lúc họ kết hôn đến khi Mao Trạch Đông thành lập nước CHND Trung Hoa (năm 1949), cũng vừa tròn 28 năm.

    Năm 1928, Mao Trạch Đông cùng với Chu Đức, Trần Nghị đem khoảng 10.000 quân đến vùng núi Tỉnh Cương, thành lập đội quân thứ tư của Hồng quân công – nông Trung Quốc, bước đầu hình thành lý luận cách mạng giành chính quyền bằng vũ trang. Đây là sự kiện lịch sử hết sức quan trọng trong việc thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và số 28 lại gắn với Mao Trạch Đông.

    Ngày 28/8/1945, Mao Trạch Đông nhận lời mời của Tưởng Giới Thạch, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Trung Quốc đến Trùng Khánh đàm phán với Quốc dân Đảng. Sau hơn một tháng, hai bên đã ký kết hiệp định “Hiệp định song thập”, thể hiện thành ý hòa bình của Đảng cộng sản Trung Quốc và sự mưu trí của Mao Trạch Đông, đồng thời đạt được lòng tin của người dân toàn quốc, đặc biệt là hậu phương lớn.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/082010/01/2009101210324368290.jpg

    Toàn cảnh Quảng trường Thiên An Môn vào ngày nước CHND Trung Hoa ra đời

    Sau 28 năm chiến đấu gian khổ và kiên cường (1921 – 1949), một loạt đại bác 28 phát nổ rền vang trước Quảng trường Thiên An Môn để tuyên cáo với toàn thế giới: Nước CHND Trung Hoa ra đời.

    Nhiều người thắc mắc: Tại sao có tới 28 phát đại bác, trong khi các nước khác trên thế giới chỉ bắn đến phát thứ 21. Nhưng nhìn từ trên xuống thì thấy rằng, Đảng Cộng sản đã trải qua 28 năm đấu tranh, mới giành được chiến thắng và lập ra nhà nước mới.

    Hơn nữa, Ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ nước CHND Trung Hoa có 28 người – những công dân ưu tú nhất Trung Quốc. 28 phát đại bác đó chính là nói về họ. Và đặc biệt là nhắc đến công lao của người kiến tạo vĩ đại nhất Trung Quốc mới, đó chính là Mao Trạch Đông lúc này đang giữ cương vị Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Ngoài ra, theo cách phân tích của người Nhật, vì Mao Trạch Đông tinh thông Dịch học, nên ông yêu cầu bắn 28 phát đại bác chào mừng sự kiện trọng đại này. Con số 28 hết sức đặc biệt. Theo nghĩa Hán – Việt, “hai” là nhị, “tám” là bát. Nhị tức là âm dương, bát tức là bát quái. Vì thế, “nhị” và “bát” là tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

    Ngày 28/9/1954, sau bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ nhất, Mao Trạch Đông tiếp tục được bầu là ************* CHND Trung Hoa. Ngày 28/4/1958, Đại hội ĐBND toàn quốc lần thứ hai bế mạc, chức vụ ************* của Mao Trạch Đông do Lưu Thiếu Kỳ đảm nhận.

    Đến năm 28/8/1973, sau bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng lần thứ tư. Như vậy, từ năm 1949 – 1976, Mao Trạch Đông luôn được coi là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc, đảm nhận vai trò là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước trong vòng 28 năm.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/082010/01/mtdquadoi.jpg

    Cảnh thương tiếc của người dân Trung Quốc trước sự ra đi của Mao Trạch Đông

    Năm 1976, khi Mao Trạch Đông qua đời, ông thọ 84 tuổi – là ba lần của con số 28. Ba lần này có quan hệ rất mật thiết giữa Mao Trạch Đông với Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước CHND Trung Hoa: Năm ông 28 tuổi, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời; năm ông thêm 28 tuổi nữa, nước CHND Trung Hoa ra đời; Mao Trạch Đông lãnh đạo nước CHND Trung Hoa được 28 năm thì qua đời.

    Có thể thấy, cuộc đời và sự nghiệp lãnh đạo của Mao Trạch Đông gắn liền với con số 28 - đó là những năm tháng cực khổ và đầy hiểm nguy. Con số 28 ấy theo Thiên văn học cổ của Trung Quốc được gọi là “nhị thập bát tú” – tức là 28 ngôi sao, tượng trưng cho 28 vị thần cai quản trời đất. Và Mao Trạch Đông là một trong số các vị thần ấy, nhưng đó cũng chỉ là suy đoán mà thôi.

    Nguyễn Diệp (Dịch và Tổng hợp)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đến thăm Liên Xô luôn là mong muốn của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Từ năm 1947 khi chiến tranh giải phóng diễn ra, ông Mao đã đề cập điều này với Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô Stalin, nhưng liên tục bị từ chối, cho đến ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949).

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/042010/05/2063758_39.jpeg

    Chủ tịch Mao Trạch Đông chủ trì Lễ thành lập nước CHND Trung Hoa

    Ngày thứ hai sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, phía Liên Xô đã chấp nhận lời đề nghị này. Vào ngày 5/11 năm đó, Đặc sứ riêng của Tổng tư lệnh Iosif Stalin, ông Kovalev đã gửi tin đến Chủ tịch Mao nói rằng, ông Stalin mong muốn chào đón Chủ tịch Mao Trạch Đông đến thăm Matxcơva bất cứ lúc nào.

    Chủ tịch Mao hết sức vui mừng khi nhận được tin đó và hy vọng có thể sang đúng dịp chúc thọ ông Stalin 70 tuổi vào tháng 12. Bảy ngày sau, ông Stalin đã gửi lời mời chính thức, và đầu tháng 12 Chủ tịch Mao đã bắt đầu chuyến thăm Matxcơva.

    Kỳ thực, mục đích quan trọng nhất của chuyến thăm này không phải chỉ là chúc thọ ông Stalin mà còn là ký kết hiệp ước liên minh hữu nghị Trung - Xô, xóa bỏ những thỏa thuận áp đặt của Liên Xô và Mỹ đối với Trung Quốc tại Hội nghị Yalta (còn gọi là hội nghị Crimea với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin của Liên Xô, Roosevelt của Hoa Kỳ và Churchill của Anh), nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng nước Trung Quốc mới. Trước khi khởi hành, Chủ tịch Mao đã chuẩn bị một món quà sinh nhật hết sức “đặc biệt” – 10 tấn tỏi, hành, củ cải và lê.

    Ngày 16/12 năm đó, Chủ tịch Mao đặt chân tới trạm ga phía Bắc Matxcơva. Nhưng không ngờ, Chủ tịch Mao chỉ nhận được sự đón tiếp “lạnh nhạt”. Quan chức phía Liên Xô giải thích, ban đầu phía chủ nhà đã định tổ chức Lễ đón tiếp long trọng tại trạm xe lửa, nhưng do thời tiết quá lạnh nên chỉ cử một đội nghi thức ra nghênh đón và cũng không có lễ chào hỏi nào.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/042010/05/2151486_3.jpeg

    Hình ảnh Chủ tịch Mao Trạch Đông lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Liên Xô

    6h chiều cùng ngày, tại điện Kremli, Chủ tịch Mao đã gặp Tổng tư lệnh quân đội Stalin. Mao Trạch Đông đưa ra bản hiệp ước mới giữa Trung Quốc và Liên Xô, còn Stalin khẳng khái nói rằng phải thảo luận và giải quyết vấn đề này, cần làm rõ nên tuyên bố giữ lại Hiệp ước liên minh hữu nghị Trung – Xô năm 1945 hay sửa đổi hiệp ước này cho thích hợp với tình hình hiện nay.

    Ông Stalin nhấn mạnh, hiệp ước này do hai nước ký kết sau Hiệp định Yalta. Hiệp định Yalta đã quy định những điều khoản chính của hiệp ước này. Hiệp định này chứng tỏ việc ký kết hiệp ước trên đã nhận được sự đồng thuận của hai nước Mỹ và Anh. Căn cứ vào tình hình này, Liên Xô đã quyết định tạm thời không sửa đổi bất cứ hiệp khoản nào của hiệp ước này.

    Mấy ngày sau đó, ông Stalin đã không đưa ra thời gian đàm phán tiếp theo giữa hai bên. Qua lời nói của Đặc sứ Kovalev, sau cuộc gặp ngày 16, Chủ tịch Mao bị “giam lỏng” tại biệt thự trong vài ngày. Cho đến 21/12 – ngày tổ chức lễ mừng thọ của Stalin, Chủ tịch Mao mới được tiếp đón nồng hậu và sắp xếp chỗ ngồi ngay cạnh Stalin.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/042010/05/2151486_4.jpeg
    Chủ tịch Mao Trạch Đông tham dự lễ mừng thọ của Tổng tư lệnh quân đội Stalin

    Tiếp theo đến ngày 24/12, cuộc đàm phán lần thứ 2 được tổ chức như mong đợi. Nhưng, ông Stalin không đề cập đến vấn đề hiệp ước, mà chỉ xoay quanh tình hình đảng cộng sản của các nước anh em như Việt Nam, Ấn Độ… khiến cho Mao Trạch Đông hết sức khó chịu và bực mình vì mong đợi trong đàm phán lần này, hai bên có thể giải quyết một số vấn đề mang tính thiết thực, thậm chí có thể đưa ra phương châm xác định rõ, nhưng đã khong có kết quả.

    Khi sự việc này rơi vào “bế tắc”, phóng viên các nước phương Tây đã ra tay giúp đỡ. Thông tấn xã Anh đã đưa tin: Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã bị “quản thúc” tại Matxcơva. Việc này ảnh hưởng đến uy tín quốc tế của Liên Xô, ông Stalin không thể ngồi yên, lập tức xoay chuyển tình thế, đồng ý ký kết hiệp ước liên minh.

    Đương nhiên, để “cứu vãn” danh tiếng, Liên Xô đã đề nghị Chủ tịch Mao Trạch Đông tổ chức buổi chiêu đãi phóng viên. Trong khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Mao lại đón tiếp niềm vui bất ngờ, đó là cả Myanmar, Ấn Độ và Anh đều công nhận sự ra đời của nước CHND Trung Hoa.

    Ngày 12/4/1950, Trung Quốc và Liên Xô đã ký kết một loạt văn kiện như “Hiệp ước hỗ trợ liên minh hữu nghị Trung – Xô”, bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế và mở ra cánh cửa lớn cho việc loại bỏ các hiệp ước bất lợi đối với chính phủ mới của Trung Quốc.



    Hiểu Nhi (Theo báo TQ)
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Đêm qua có mấy thằng Khựa bẩn tính xâm nhập Biển Đông,[r24)][r24)][r24)][r24)]
    May mà có các Bác canh gác b-(b-(b-(b-(b-( chúng đành phải chuồn !!! =D>=D>=D>=D>=D>
    :)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này