Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5188 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 21:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43239 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    hứ Sáu, 11 tháng 11 2011 ************* VN sẽ họp với Chủ tịch TQ bên lề hội nghị APEC




    Hình: REUTERS



    ************* Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ họp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị APEC ở Hawaii.


    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ họp với ************* Việt Nam Trương Tấn Sang bên lề hội nghị APEC ở Hawaii.

    Bản tin hôm thứ 6 của Tân Hoa Xã cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ tham dự những cuộc họp riêng với một số các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

    Cuộc gặp gỡ giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Trương Tấn Sang được sắp xếp trong lúc quan hệ hai nước tiếp tục bị căng thẳng vì vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

    Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã ra sức tăng cường các mối quan hệ nhiều mặt với Hoa Kỳ, Ấn Độ và nhiều nước khác, kể cả lãnh vực quân sự, và bày tỏ sự hoan nghênh đối với tuyên bố của Washington cho rằng việc giải quyết một cách hòa bình vụ tranh chấp Biển Đông là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

    Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ hồi trung tuần tháng này, ông Trương Tấn Sang khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lãnh vực dầu khí ở Biển Đông, bao gồm Công ty dầu khí Ấn Độ ONGC, đều nằm trong vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    Để đáp lại, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã tuyên bố ủng hộ cho việc duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông và khẳng định Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của New Dehli. Những tuyên bố vừa kể của Việt Nam và Ấn Độ đã gặp phải sự chỉ trích của Trung Quốc.

    Nguồn: Xinhua/DPA


    .
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với VN


    Thứ Sáu, 11/11/2011, 22:37
    [​IMG] ************* Trương Tấn Sang tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: TTXVN
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong cuộc gặp với ************* Trương Tấn Sang hôm qua.

    Trong cuộc gặp, ************* hoan nghênh việc Mỹ tăng cường hợp tác với khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương; có sự chuẩn chu đáo cho Hội nghị cấp cao APEC 2011.

    ************* đồng thời bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác, liên kết và phục hồi kinh tế trong khu vực, nâng cao vị thế của APEC. ************* Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược; đánh giá cao sự đóng góp của Ngoại trưởng Clinton đối với sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua.

    ************* bày tỏ vui mừng trước sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước, trên cả bình diện song phương và đa phương, tạo cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới. ************* nhờ Ngoại trưởng Clinton chuyển lời mời Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam, đồng thời mời Ngoại trưởng và gia đình sớm thăm lại Việt Nam.

    Ngoại trưởng Clinton nhiệt liệt chào mừng ************* Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao APEC 19; chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Obama tới ************* về sự ủng hộ, hợp tác và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong suốt năm APEC 2011.

    Ngoại trưởng Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các nước liên quan đóng góp vào tự do và an toàn hàng hải; ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); phản đối việc sử dụng vũ lực; ủng hộ các nước có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình; hoan nghênh các nỗ lực tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    Cũng trong hôm qua, ************* Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Thống đốc Hawaii Neil Abercrombie, lãnh đạo các tập đoàn của Mỹ và người Việt ở Hawaii.

    ttxvn.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mao Trạch Đông luôn là một tượng đài ở quảng trường Thiên An Môn, bởi chính ông đã có những đóng góp quyết định để lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Vì vậy, người ta không chỉ quan tâm tới sự nghiệp mà còn rất tò mò về những bí ẩn trong cuộc sống của ông.

    1. Mẹ: Hiện thân của người phụ nữ lương thiện Trung Quốc

    Có một điều thú vị rất giống nhau ở những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai hay Châu Đức, Đặng Tiểu Bình, đó là người mẹ luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong trái tim họ. Mẹ của Mao Trạch Đông, bà Văn Thất Muội là một người phụ nữ cần cù, lương thiện và phẩm chất cao quý.

    Năm 1867, bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Thương Hương cách Thiều Sơn Chung hơn 200km. Năm 18 tuổi, Văn Thất Muội đã lấy người nông dân tại Thiều Sơn Chung, Mao Thuận Sinh làm chồng. Năm 1893, bà sinh Mao Trạch Đông, sau đó sinh Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm và nhận nuôi một đứa trẻ Mao Trạch Kiên.

    Đối với mẹ, Mao Trạch Đông rất tình cảm. Khi mẹ mất không lâu, trong thư gửi người bạn cùng học, ông viết: “Trên thế giới có ba loại người: hại người lợi mình, lợi mình mà không hại người và có thể có hại cho mình để tốt cho người, mẹ của mình là thuộc vào người thứ ba”.

    Những năm 30, ông từng nói: “Mẹ tôi là người phụ nữ tốt bụng nhất, luôn giúp đỡ người khác và thương cảm cho những người nghèo khổ”.

    Mao Trạch Đông rất kính yêu mẹ. Mùa hè năm 1918, đêm trước ngày đến Bắc Kinh, ông hết sức lo lắng về sức khỏe của mẹ, đã nhờ người kê đơn thuốc đặc trị gửi cho bà. Mùa xuân năm đó, ông trở về và đưa mẹ đi chữa bệnh, ngày ngày săn sóc tận tình.

    Mao Trạch Đông và hai người em trai đã đưa mẹ đến studio để chụp ảnh kỷ niệm. Đây là lần đầu tiên chụp ảnh và cũng là lần cuối cùng của bà Văn Thất Muội. Tháng 10/1919, mẹ của Mao Trạch Đông qua đời. Ông luôn túc trực bên lĩnh cựu của mẹ, và viết bài “Văn tế mẹ” đầy nghĩa tình trong nước mắt.

    Ngày 25/6/1959, Mao Trạch Đông trở về quê hương sau 32 năm cách biệt. Ông đã đứng trong yên lặng nhìn chăm chăm vào bức ảnh của cha mẹ, tưởng nhớ lại những năm tháng vui đùa sướng khổ bên cha mẹ và gia đình.

    Chính tấm lòng cao thượng, phẩm chất cao quý, thương yêu con người của mẹ đã dạy cho ông đạo làm người, vì dân vì nước, phấn đầu vì cho cuộc sống nghèo khổ của người dân thường, từ đó hy sinh bản than cống hiến cho đất nước Trung Hoa

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/042010/04/mtd2.jpg

    2. La Thị: “Nạn nhân” của cuộc hôn nhân “sắp xếp”

    Bên cạnh mộ của cha mẹ Mao Trạch Đông, còn có một ngôi mộ đã bằng phẳng đó chính là của người vợ thứ nhất của Mao Trạch Đông – bà La Thị. Khi xuất gia lúc 18 tuổi, bà là một người con gái có dung mạo đẹp, tính tình ôn hòa, lương thiện.

    Bà nội của La Thị là chị em họ với ông nội của Mao Trạch Đông. Bố của Mao Trạch Đông là ông Mao Thuận Sinh rất yêu quý cháu gái La Thị nên đã đến nhà họ La xin gả cho Mao Trạch Đông.

    Về làm vợ, nàng La Thị chăm chỉ giúp mẹ chồng việc nhà. Nàng đối xử tốt với em dâu Vương Thư Lan là vợ của Mao Trạch Dân, chu đáo với chồng. Bố mẹ chồng hết sức hài lòng về cô con dâu.

    Để giữ thể diện cho bố mẹ và họ hàng, Mao Trạch Đông lặng lẽ chấp nhận cuộc hôn nhân này để chú tâm đọc sách và lao động. Năm 1910, La Thị mắc bệnh kiết lỵ, không may qua đời, năm đó nàng mới chỉ 21 tuồi. Mao Trạch Đông lúc đó mới 17 tuổi.

    Năm 1936, Mao Trạch Đông đã từng nói: “Khi tôi 16 tuổi, cha mẹ cưới cho tôi một cô gái 20 tuổi, nhưng tôi chưa bao giờ sống cùng với cô ấy. Tôi không biết cô ấy là vợ tôi. Lúc đó, tôi hâu như không hề nghĩ đến cô ấy…”.

    Mặc dù Mao Trạch Đông không thừa nhận hôn sự này, nhưng vẫn nhớ La Thị. Sau giải phóng, anh trai La Thị đã viết thư cho Mao Trạch Đông muốn đến Bắc Kinh và ông đồng ý. Lúc đó, họ hàng của Mao Trạch Đông có nhiều người muốn đi Bắc Kinh, nhưng ông không trả lời lại, trừ anh trai của La Thị. Điều đó có thể thấy sự áy náy của ông đối với nàng La Thị.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/042010/04/mtd1.jpg

    3. Vương Thập Cô: Hồi ức đẹp đẽ thời niên thiếu của Mao Trạch Đông

    Cuộc hôn nhân của Mao Trạch Đông và nàng La Thị không mấy mặn nồng cũng bởi vì trong lòng ông đã sớm có một hình bóng của Vương Thập Cô.

    Những năm 50 của thế kỷ XX, Mao Trạch Đông đã từng hỏi Vương Hải Dung – người đảm nhận công việc ghi chép và nghị định thư của Bộ Ngoại giao: “Không biết, Vương Thập Cô sống ra sao?”

    “Vương Thập Cô là ai?”, Hải Dung không hề biết. Về nhà liền hỏi bà ngoại của mình là bà trẻ của Vương Thập Cô. Bà nói: đó là cháu gái họ của ta, không có tên chính xác, mọi người trong nhà thường gọi là Vương Thập Cô.

    Thực chất, hai người là chị em họ (mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội, mẹ của Vương Thập Cô là Văn Lục Muội), trưởng thành cùng nhau tại nhà bà ngoại, nên có thể nói họ là đôi thanh mai trúc mã cho đến tuổi dựng vợ gả chồng. Mao Trạch Đông và Vương Thập Cô chờ đợi để kết thành một đôi, nhưng người đoán số kết luận, hai người này không thể lấy nhau vì họ có họ hàng với nhau.

    Vì thế, nhà họ Vương liền đính hôn Vương Cô cho một người cùng huyện, họ Triệu. Không lâu sau, Vương Cô kết hôn. Thật không may, sau khi hết hôn không được bao lâu, Vương Cô qua đời. Khi Vương Hải Dung kể lại sự tình, ông Mao đã buông một tiếng thở dài.

    Trước mặt Hải Dung, Mao Trạch Đông không hề nhắc đến Vương Thập Cô một lần nào nữa. Trong đầu ông, chỉ còn đọng lại hồi ức cảm động: “Cô ấy là một người tốt. Người trắng, tính tình tốt bụng, khéo léo”. Lúc đó, Mao Trạch Đông dường như đang hồi tưởng lại thời niên thiếu hạnh phúc của mình.
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Myanmar dần dần thoát khỏi Khựa bẩn !!! =D>=D>=D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)][r2)]
    Kim ngạch XNK Việt Nam – Myanmar 10 tháng tăng 46,6% so với cùng kỳ


    Thứ Tư, 09/11/2011, 16:48
    [​IMG]
    Theo Hải Quan Myanmar, 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 60 triệu USD, tăng 110,7% so với 10 tháng đầu năm 2010

    Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar, 10 tháng đầu năm 2011 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 125 triệu USD, tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 60 triệu USD, tăng 110,7% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2010.

    Trong 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 13; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sỹ, Australia, Việt Nam.
    [​IMG]
    Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
    Theo ước tính của Hải Quan Việt Nam, 10 tháng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Myanmar ước đạt 70 triệu USD.

    Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar là:Thép các loại, nguyên - phụ liệu may mặc, phân bón hóa học, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, nguyên - phụ liệu các ngành công nghiệp khác, xăm lốp các loại, tấm lợp bằng nhựa và chất dẻo nguyên liệu, phụ tùng máy móc, mô tô.

    Bên cạnh đó còn có các hàng hóa: mỹ phẩm, hóa chất, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, thực phẩm chế biến, máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị vệ sinh, thuốc trừ sâu, văn phòng phẩm, ắc quy, dụng cụ nhà bếp, ô tô, màn chống muỗi, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, máy biến thế, đồ gỗ,… với kim ngạch xuất khẩu ước đạt dưới 700.000USD.

    [​IMG]
    Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
    Theo ước tính của Hải Quan Việt Nam, 10 tháng kim ngạch nhập khẩu hàng Myanmar vào Việt Nam ước đạt 70 triệu USD.


    Trong 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam là đối tác nhập khẩu hàng hóa của Myanmar đứng thứ 11; sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bờ biển Ngà, Malaysia, Bangladesh, Việt Nam.



    Theo Thương Vụ Việt Nam tại Myanmar/ Cafef
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ở Trung Quốc, vào thời kỳ xây dựng nhà nước mới, người ta tôn sùng Mao Trạch Đông như một “Người thầy vĩ đại” – “Lãnh tụ vĩ đại” – “Thống soái vĩ đại” – “Người cầm lái vĩ đại”. Tuy vậy, cuộc sống riêng của ông lại rất chắc trở, bốn lần kết hôn, nhưng chỉ dành nhiều tình cảm cho hai người phụ nữ.


    4. Dương Khai Tuệ: Người phụ nữ Mao Trạch Đông yêu nhất

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/052010/01/1212190_851n.jpg

    Dương Khai Tuệ và hai đứa con thơ

    So với Vương Thập Cô và La Thị, Dương Khai Tuệ là người hạnh phúc nhất. Cuối năm 1920, Dương Khai Tuệ kết hôn với Mao Trạch Đông, đó là kết quả của tình yêu và sự tự nguyện.

    Năm 1922, Dương Khai Tuệ đã sinh hạ được một bé trai tên là Mao Ngạn Anh. Tháng 4/1923, nhóm quân phiệt Hồ Nam do Triệu Hằng Thích hạ lệnh truy nã Mao Trạch Đông. Vì thế, ông buộc phải đến Thượng Hải, để vợ đang mang thai đứa con thứ hai ở nhà. Năm sau, Dương Khai Tuệ cũng đến Thượng Hải đoàn tụ với Mao Trạch Đông.

    Mùa hè năm 1927, Chính phủ Quốc dân Đảng Vũ Hán chống cộng sản, Dương Khai Tuệ đem con về nhà ngoại. Sau hội nghị lần thứ 7 khóa 8, Mao Trạch Đông âm thầm trở về Hồ Nam, bí mật đến thăm vợ con.

    Cuối tháng 8, Mao Trạch Đông tham gia cuộc nổi dậy mùa Thu. Trước khi đi, ông dặn dò vợ chăm sóc con cái cẩn thận để yên tâm tham gia một số cuộc vận động nông dân. Dương Khai Tuệ đưa cho chồng đôi giày cỏ trước khi lên đường, nhưng không ngờ cuộc ly biệt lần này trở thành sự chia ly mãi mãi của hai người.

    Trung tuần tháng 10/1930, Dương Khai Tuệ bị bắt vào tù cùng với bảo mẫu Trần Ngọc Anh và con trai 8 tuổi Mao Ngạn Anh. Dương Khai Tuệ chỉ cần tuyên bố chấm dứt quan hệ với Mao Trạch Đông thì lập tức được thả tự do, nhưng đã cương quyết trả lời: “Chết cũng không đáng tiếc, nhưng chỉ mong muốn cách mạng sẽ sớm thành công”.

    Lúc đó, mẹ của Dương Khai Tuệ tìm người gửi điện thư bảo lãnh. Sau khi bọn quân phiệt nhận điện, lập tức hạ lệnh hành hình và trả lời rằng đã giải quyết trước khi nhận được điện. Ngày 14/11, Dương Khai Tuệ bị giết, lúc đó mới 29 tuổi.

    Sau này, trong cảnh sống thanh bình, ông Mao luôn nhớ đến Khai Tuệ. Khi gặp người bảo mẫu Trần Ngọc Anh năm đó, ông đã hỏi hoàn cảnh và cuộc sống cực khổ của vợ mình trong tù, và lặng lẽ nói rằng: “Sự chiến thắng của cách mạng thật không hề đơn giản…”.

    5. Hạ Tử Trân: Người bạn cách mạng “đồng cam cộng khổ, hoạn nạn có nhau”

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/052010/01/1212190_951n.jpg

    Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân

    Theo “Phả hệ Mao Thị Thiều Sơn”, người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông là Hạ Tử Trân. Hai người là đồng đội trong thời kỳ chiến đấu ở tỉnh Cương Sơn và Giang Tây, từng vào sinh ra tử cùng nhau trong suốt 10 năm khó khăn nhất của cách mạng.

    Trong cuộc trường chinh, tại huyện bàn tỉnh Quý Châu bị kẻ thù ném bom, để che chở cho các bệnh binh bị thương, toàn thân Hạ Tử Trân đã bị thương nặng, tính mệnh rơi vào nguy hiểm, nhưng yêu cầu không để Mao Trạch Đông đang ở tiền tuyến tác chiến biết.

    Tại thời điểm đó, Hồng quân đang vượt qua sông Chi Thủy, đây là thời khắc quan trọng để đối phó với quân đội của Quốc dân đảng, vì thế Mao Trạch Đông không thể rời khỏi vị trí chỉ huy, không thể đi thăm Hạ Tử Trân.

    Khi biết vợ bị thương nặng, Mao Trạch Đông hết sức lo lắng, tại phòng chỉ huy, ông đã nói: “Không thể để Hạ Tử Trân ở nhà dân, vì không có thuốc chữa trị, lại không an toàn, dù chết cũng phải đưa cô ấy về đây”. Ông lập tức cử bác sỹ đến Phúc Liên Chương, giúp đỡ đồng đội cứu chữa. Riêng ông sau đó đã đến chăm sóc Hạ Tử Trân.

    Hạ Tử Trân là một người có ý thức mạnh mẽ về sự nghiệp, không bằng lòng với công tác thư ký bên cạnh Mao Trạch Đông, cô có lý tưởng của riêng mình, muốn học hỏi và rèn luyện ngày càng nhiều.

    Tháng 10/1938, Hạ Tử Trân đến Matxcơva, kiên trì lưu lại Liên Xô, nhưng lại gặp nhiều chuyện không may. Con trai mới sinh chưa được bao lâu bị chết do nhiễm viêm phổi cấp tính. Sau khi Mao Trạch Đông biết chuyện liền đưa con gái là Kiều Kiều sang Liên Xô ở cùng với vợ, nhưng một thời gian sau ông cũng đưa Tử Trân về nước.

    Mao Trạch Đông đã từng nói với những người làm bên cạnh ông về mối quan hệ giữa ông và Tử Trân, ông có trách nhiệm và Tử Trân cũng có trách nhiệm. Một bên là tình cảm, những cũng có lúc là rất khó chịu và phức tạp.

    Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời. Năm 1976 là năm nhuận, ngày 8/9 dương lịch là rằm tháng 8 âm lịch và cũng là ngày sinh nhật của Hạ Tử Trân.

    6. Giang Thanh: Người vợ cuối cùng

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/052010/01/1212190_1141n.jpg

    Mao Trạch Đông và Giang Thanh

    Mao Trạch Đông và Giang Thanh có một thời gian dài bên nhau nhưng quan hệ của rất phức tạp. Trong thời kỳ chiến tranh, quan hệ của họ khá bình lặng, hài hòa. Sau thời kỳ kiến quốc, Mao Trạch Đông đối với Giang Thanh lúc thì coi trọng, lúc thì lạnh nhạt, lúc thì quan tâm, lúc lại chỉ trích. Cuối cùng, quan hệ của họ cũng chỉ là hữu danh vô thực.

    Giang Thanh sinh năm 1914, là người tỉnh Sơn Đông. Năm 1928, Giang Thanh vào Tế Nam theo học ở một đoàn kịch. Mùa xuân năm 1929, vào học tại trường cao đẳng nghệ thuật. Cuối năm 1930, cưới một thương nhân họ Hoàng tại Tế Nam, nhưng sau mấy tháng thì ly hôn. Sau đó, Giang Thanh đến tìm việc tại thư viện của Trường Đại học Thanh Đảo.

    Ở đây, cô đã quen một thanh niên tiến bộ lúc đó đang giữ chức Thị trưởng TP Thiên Tân, bí thư Ủy ban thành phố tên là Du Khởi Uy. Năm 1931, cô kết hôn với Du Khởi Uy, chịu ảnh hưởng, đã tham gia vào nhóm văn hóa cánh tả. Năm 1933, Du Khởi Uy bị bắt, hôn nhân của hai người cũng kết thúc.

    Cùng năm đó, Giang Thanh đến Thượng Hải, tiếp tục tham gia vận động văn hóa cánh Tả. Tháng 10/1934, Giang Thanh bị bắt. Sau khi ra khỏi tù, cô “dấn thân” vào giới kịch nói và điện ảnh. Trong thời gian đó, cô quen nhà bình luận điện ảnh Đường Nạp và kết hôn (năm 1936), nhưng cuối cùng hai người lại chia tay.

    Giang Thanh đã thu hút sự chú ý của Mao Trạch Đông. Một phần do cô chủ động theo đuổi, mặt khác cũng vì ở Diên An lúc đó, cô khá nổi bật: tóc đen, mắt to và, hát kinh kịch hay. Cô thích trang điểm và cũng biết trang điểm. Cô còn biết đan áo len, thiết kế mẫu áo và may quần áo. Vì thế, trang phục của cô rất phù hợp. Cô viết chữ rất đẹp, đặc biệt là viết chữ khải (kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay).

    Năm 1938, hai người kết hôn và có một con gái, nhưng Mao Trạch Đông đối xử với Giang Thanh rất nguyên tắc. Năm 1948, trước khi vào Đảng, cán bộ lúc đó phải trải qua một cuộc thẩm tra nghiêm ngặt. Giang Thanh cũng đang trong thời điểm này, đã nhờ Mao Trạch Đông nói hộ vài câu, nhưng ông không đồng ý.

    Cho dù rất thành công trong sự nghiệp, Mao Trạch Đông vẫn luôn muốn sống như những người dân thường, có một gia định hạnh phúc, có một người bạn tri kỷ tâm đầu ý hợp. Dương Khai Tuệ và Hạ Tử Trân là hai người ông cảm thấy tiếc nuối nhất trong cuộc đời của mình.



    N.B.D (Theo báo Trung Quốc)
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Người nông dân có khuôn mặt giống Putin


    Người nông dân Luo Yuanping bỗng dưng trở nên nổi tiếng khi có vẻ ngoài giống hệt đương kim thủ tướng Nga Vladimir Putin.





    [​IMG]

    Luo Yuanping (trái) có khuôn mặt giống hệt thủ tướng Nga Putin (phải).



    Thậm chí, Luo Yuanping còn được cư dân mạng gọi với tên gọi trìu mến là "Anh trai Putin".

    Được biết, người nông dân 48 tuổi này hiện vẫn đang độc thân và sống với người anh trai tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc. Trước sự nổi tiếng tình cờ này, anh Luo tỏ ra rất thản nhiên và vẫn vác cuốc ra đồng làm như mọi ngày.
    [​IMG]

    Mặc dù trở nên nổi tiếng nhưng Luo Yuanping vẫn vác cuốc ra đồng làm.



    Tuy nhiên, anh bắt đầu nghĩ tới chuyện thay đổi điều kiện sống của mình. Luo hy vọng một ngày nào đó anh sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện này và cưới một cô vợ để bắt đầu cuộc sống của một gia đình mới.

    Một số cư dân mạng tin rằng với vẻ ngoài như vậy, anh Luo có thể kiếm được một công việc tại các hoạt động thương mại như du lịch, quảng cáo...

    Sầm Hoa(Theo dailycpop)

    Rồi đây sẽ xuất hiện những hình ảnh và video clip mạo danh Putin với những mục đích chính trị bẩn thỉu . Chờ xem !
    Có việc gì mà tàu khựa không dám làm ?
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Biểu tình : " Lúc đầu ôn hòa > rồi đến bạo động " >:)>:)>:)
    , Anh - Mỹ không ngoại lệ !!! [r24)][r24)][r24)]> đừng dạy người khác Dân chủ là gì !!![-X[-X[-X[-X

    -----------------------------------------
    Nổ súng tại cuộc biểu tình 'Chiếm phố Wall'


    Thứ Bảy, 12/11/2011, 07:20
    [​IMG] Người biểu tình ở Oakland làm lễ tưởng niệm người đàn ông thiệt mạng trong vụ việc hôm 10/11. Ảnh: AFP.
    Cảnh sát đang điều tra hai cuộc nổ súng gây chết người gần khu trại của những người biểu tình "Chiếm phố Wall" trong hai thành phố Mỹ.

    Một người đàn ông thiệt mạng sau khi xô xát nổ ra gần khu biểu tình ở thành phố Oakland, California, hôm 10/11. Người tổ chức biểu tình ở thành phố này cho biết vụ việc không liên quan tới họ tuy vậy cảnh sát tin rằng ít nhất một người trong nhóm biểu tình đã tìm cách ngăn cản xung đột.

    John Lucas, 52 tuổi, thành viên của nhóm y tế trong Chiếm phố Wall ở Oakland, cho hay một vài người đuổi theo một anh chàng. Nhóm này mỗi lúc một lớn. "Họ đánh anh ta và anh ta bỏ chạy", Lucas nói. "Tôi nghe thấy khoảng 6-7 phát súng. Mọi người bắt đầu chạy và rồi tiếng súng lại nổ thêm".

    Khi họ tìm thấy anh chàng này, anh ta không còn thở nữa. Không ai bị bắt vì vụ việc kể trên.

    Thị trưởng Oakland Jean Quan cho rằng vụ việc trên cho thấy cần phải chấm dứt biểu tình vì nguy cơ quá lớn. Bà cũng nói biểu tình làm cảnh sát mất tập trung tới những điểm nóng tội phạm trong thành phố, BBC đưa tin.

    Vụ nổ súng xảy ra ngay trước khi Oakland kỷ niệm một tháng biểu tình. Hôm 9/10, các doanh nhân ở Oakland tổ chức một cuộc họp báo yêu cầu "Chiếm phố Wall" chấm dứt vì phong trào này đã ảnh hưởng tới công việc của họ.

    Trong một diễn biến khác, ở Burlington, bang Vermont, một cựu binh 35 tuổi đã tự sát bằng súng trong trại biểu tình. Cảnh sát thành phố này cho rằng vụ việc làm dấy lên nghi vấn liệu biểu tình có nên tiếp tục hay không.

    Trong khi đó, thị trưởng thành phố Porland, bang Oregon, yêu cầu người biểu tình rút khỏi hai công viên của thành phố. Hạn chót mà ông đưa ra là ngày mai. "Tội phạm, đặc biệt là các vụ xô xát, đã tăng lên quanh trại biểu tình", thị trưởng Sam Adams nói.

    Phong trào "Chiếm phố Wall" đã diễn ra đến tháng thứ hai. Người biểu tình phản đối sự tham lam của giới chủ và bất bình đẳng kinh tế.


    VnExpress
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc đã trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo đất nước. Trong giai đoạn nào cũng vậy, việc chọn lựa người kế tục luôn hết sức khó khăn, nan giải. Với Mao Trạch Đông, không phải ngẫu nhiên ông đặt niềm tin vào Đặng Tiểu Bình.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/082010/05/dangtieubinh.jpg

    Năm 1966, trong Đại *****************, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 – 1972, ông bị lưu đày ở Giang Tây. Hàng ngày, Đặng Tiểu Bình phải lao động một buổi trong xưởng sửa chữa máy kéo, không bị đấu tố, có thời gian đọc sách, rèn luyện sức khỏe.

    Tháng 8/1972, Đặng Tiểu Bình gửi thư cho Mao Trạch Đông, kiểm điểm sai lầm, bày tỏ ủng hộ Trung ương xử lý vụ Lâm Bưu lăm le ám sát Mao Trạch Đông để cướp quyền điều hành đất nước. Thực chất, Mao Trạch Đông thừa hiểu Đặng Tiểu Bình là người có tài, hoàn toàn có khả năng phát huy những gì mà ông chưa làm được – đó là điểm khác biệt so với một số lãnh đạo đương nhiệm trong Chính phủ Trung Quốc bấy giờ.

    Chủ tịch Mao từng nhận xét: “Đặng Tiểu Bình đã mắc sai lầm nghiêm trọng, nhưng khác với Lưu Thiếu Kỳ, không đầu hàng giặc, phối hợp với Lưu Bá Thừa (một trong những người sáng lập của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đánh giặc có chiến công, khi dẫn đầu phái đoàn sang Matxcơva đàm phán đã không bị khuất phục mà còn xét lại Liên Xô”.

    Tháng 3/1973, Bộ Chính trị căn cứ vào lời phê của Mao, ra quyết định khôi phục sinh hoạt đảng và chức vụ Phó Thủ tướng cho Đặng Tiểu Bình. Lúc đó, ông cùng nhiều cán bộ lão thành lại được bầu vào Ban chấp hành trung ương. Lãnh đạo cấp cao do Đại hội bầu ra gồm: Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông; 5 Phó Chủ tịch: Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh.

    Ngày 12/12/1973, Chủ tịch Mao triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, kiến nghị để Đặng Tiểu Bình tham gia Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, và giữ chức Tổng tham mưu trưởng, bởi ông muốn nhà họ Đặng gánh vác trọng trách trị quốc an dân.

    Việc chỉnh đốn quân đội do Lâm Bưu thống lĩnh nhiều năm trước đó, cần một người mạnh cả về chính trị và quân sự như Đặng Tiểu Bình lo liệu và điều binh khiển tướng ứng phó. Mao Trạch Đông không những muốn Đặng Tiểu Bình thay thế Lâm Bưu, mà còn muốn họ Đặng thay thế Chu Ân Lai đang nắm chức vụ Thủ tướng.

    Ngày 22/12/1973, Chu Ân Lai khởi thảo quyết định của Trung ương về việc cử Đặng Tiểu Bình vào các chức vụ trên theo đề nghị của Mao Trạch Đông.

    http://www.vietchinabusiness.vn/images/stories/082010/05/a24a61632c6ba2f1e6113a71.jpg

    Vì sao Mao Trạch Đông lại áp dụng sách lược “lôi kéo Đặng, bài trừ Chu”? Điều đó xuất phát từ nguyện vọng chủ quan. Ngày 9/4/1973, khi vợ chồng Đặng Tử Bình đến thăm Chu Ân Lai ở núi Ngọc Tuyền, họ Chu đã cho ông ta biết những hiểm ác của môi trường công tác, và nói rõ Trương Xuân Kiều là tên phản bội – một trong những thành viên của nhóm Tứ nhân bang (là nhóm hoạt động tích cực nhất của *****************, gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn đã cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc), nhưng Mao Trạch Đông lại không cho điều tra kỹ vụ này mà muốn kéo Đặng Tiểu Bình kết hợp cùng “bốn tên” để tăng sức mạnh quyền lực trừ khử Chu Ân Lai.

    Tháng 4/1974, Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị đặc biệt. Đây là cuộc gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ, lẽ ra Chu Ân Lai đi dự, nhưng Mao Trạch Đông lại chỉ định Đặng Tiểu Bình làm Trưởng phái đoàn Trung Quốc - đây là tín hiệu cho trong và ngoài nước biết rằng Đặng Tiểu Bình sẽ thay thế Chu Ân Lai cầm quyền.

    Tuy nhiên, kế hoạch kết hợp giữa Đặng Tiểu Bình và nhóm Giang Thanh của Chủ tịch Mao lại gặp khó khăn vì vụ tàu Phong Khánh. Năm 1964, để nhanh chóng phát triển vận tải đường biển xa, Chu Ân Lai chủ trương đóng tàu và mua tàu, được Mao Trạch Đông tán thành.

    Cuối tháng 9/1974, tàu vận tải Phong Khánh chạy thử sang châu Âu thành công trở về, Diêu Văn Nguyên ra sức tuyên truyền sự kiện trên, đồng thời xuyên tạc chủ trương của Chu Ân Lai thành “đóng thuyền không bằng mua thuyền, mua thuyền không bằng thuê thuyền”, và gọi đó là “triết học nô lệ nước ngoài”.

    Viện cớ đó, Giang Thanh gián tiếp phê phán Chu Ân Lai, đòi Bộ Chính trị tỏ thái độ về vấn đề này và có biện pháp cần thiết nhằm ép Đặng Tiểu Bình tỏ thái độ. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình lại phản đối hành động áp đặt, đòi người khác tán thành ý kiến của Giang Thanh. Hai bên phát sinh xung đột đầu tiên.

    Không lâu sau, Giang Thanh lại kiến nghị để Vương Hồng Văn làm Phó Chủ tịch Quốc hội, còn bà ta làm Chủ tịch Đảng, nhằm gạt phăng những nhân vật chủ chốt khác đang nằm trong kế hoạch của Mao Trạch Đông như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình.
    Trước tình hình đó, ngày 26/12/1974, Chu Ân Lại gặp riêng Mao Trạch Đông. Đây là cuộc ngửa bài quan trọng giữa hai người. Hai bên thoả thuận: Mao Trạch Đông đáp ứng yêu cầu của Chu Ân Lai, bảo đảm quyền lãnh đạo Chính phủ khoá này không rơi vào tay “bốn tên”; họ Chu đáp ứng yêu cầu của Mao, giữ im lặng về việc lộng hành của Giang Thanh.

    Ngày 5/1/1975, Trung ương ĐCSTQ cử Đặng Tiểu Bình làm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương kiêm Tổng tham mưu trưởng. Hơn nữa, Hội nghị Trung ương 2 khoá X căn cứ vào đề nghị của Mao Trạch Đông, bầu Đặng Tiểu Bình làm Phó Chủ tịch Đảng, Uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IV, bầu lại Chu Đức làm Thủ tướng kiêm Chủ tịch Quốc hội và 12 Phó Thủ tướng, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình.

    Sau đó, Đặng Tiểu Bình còn gặp nhiều sóng gió, nhưng với bản lĩnh của mình, ông vẫn giữ được các chức vụ Phó Chủ tịch Đảng, Phó Thủ tướng thứ nhất, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương kiêm Tổng tham mưu trưởng, Mao Trạch Đông đã đặt Đặng Tiểu Bình vào vị trí “dưới một người và trên vạn người”. Từ đây, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách mở cửa.

    Những thành tích trong cuộc cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" và công lao thu hồi Hong Kong và Ma Cao bằng chính sách "một nước hai chế độ" cũng như sự phát triển hiện nay một phần là nhờ theo đường lối của Đặng Tiểu Bình, đồng thời chứng tỏ con mắt tinh tưởng của Mao Trạch Đông về việc đặt trách nhiệm quốc gia vào tay con người có châm ngôn nổi tiếng “Bất kể là mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là bắt được chuột”.

    Tuy là người có công đặt nền móng phát triển cho Trung Quốc, nhưng Đặng Tiểu Bình cũng khiến nhiều đời sau chê trách vì đã hạ lệnh sát hại hàng nghìn sinh viên đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1898. Sau sự kiện này, Đặng Tiểu Bình rút lui khỏi chính trường, nhưng vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của Trung Quốc. Ông qua đời năm 1997.

    Bích Diệp (Tổng hợp)
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua 11/11/2011 là ngày đẹp Trời !!! =D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)]
    Vịnh Hạ Long đã trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới


    Thứ Bảy, 12/11/2011, 07:28
    [​IMG] Vịnh Hạ Long hùng vĩ. Ảnh: Hoàng Hà.
    Đúng 19h07 (giờ GMT) ngày 11/11, tức khoảng 2h sáng 12/11 giờ Việt Nam, trên trang web của Tổ chức New7Wonders đã công bố danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, trong đó có vịnh Hạ Long.

    Cùng với vịnh Hạ Long còn có rừng Amazon ở Nam Mỹ; thác nước Iguazu ở Argentina và Brazin; đảo Jeju của Hàn Quốc; sông ngầm vườn quốc gia Puerto Princesa của Philippines; đảo Komodo thuộc Indonesia và núi Table của Nam Phi.

    Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng vịnh Hạ Long chiến thắng là do nỗ lực của Chính phủ và người dân trong suốt thời gian qua. Việt Nam đã huy động được cả hệ thống chính trị, toàn tâm toàn ý cho cuộc bầu chọn.

    UBND tỉnh Quảng Ninh dự kiến tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa vào tối 12/11 tại khu bến phà Bãi Cháy để vinh danh kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây là cơ hội để người dân và du khách cùng chia vui với vịnh Hạ Long.

    Với sự vinh danh mới này, vịnh Hạ Long có cơ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong 9 tháng đầu năm nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón 5,1 triệu lượt khách, trong đó 1,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

    Di tích quốc gia vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần một vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, vịnh được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.

    Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, rộng 1.553 km2 với 1.969 hòn đảo nhỏ. Một số đảo rỗng với các hang động lớn, các đảo khác là nơi sinh sống của ngư dân. Nơi đây có đến 200 loài cá và 450 loại động vật thân mềm.

    Điểm đặc trưng nữa của vịnh Hạ Long là sự phong phú của các hồ bên trong hòn đảo đá vôi, ví dụ đảo Đầu Bê có đến 6 hồ nước.


    VnExpress
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nói đến tài sản của Mao Trạch Đông là người ta nghĩ ngay đến tiền nhuận bút của ông. Nhuận bút của Mao Trạch Đông là một điều bí ẩn ít ai được biết.

    Theo cựu Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng thì tổng cộng nhuận bút của Mao Trạch Đông có bao nhiêu, trước đây chỉ có ba người biết là Uông Đông Hưng, Chu Ân Lai và Trương Ngọc Phượng – thư ký cơ yếu của ông.

    Trải qua bao năm, nhuận bút của Mao Trạch Đông được tính thế nào, khi còn sống ông đã sử dụng chúng thế nào, khi qua đời có để lại di chúc về khoản tiền này hay không?

    Những vấn đề đó giờ đây liệu có phải đã không còn là điều bí mật nữa? Thực ra nhuận bút những tác phẩm của Mao Trạch Đông bao gồm các tuyển tập, văn tuyển, ngữ lục, bài viết riêng, thi từ là chính, cộng thêm tiền bản quyền của nước ngoài và tiền lãi trong ngần ấy năm cộng lại được bao nhiêu thì mãi đến tháng 9/2004 mới lần đầu tiên được tiết lộ trên các tạp chí Đảng sử bác thái và Đảng sử văn uyển.

    Trung tuần tháng 7/2003, Phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, ủy ban công tác các cơ quan trực thuộc trung ương, đã xin ý kiến Quốc vụ viện về việc có phải nộp thuế các khoản tiền nhuận bút xuất bản “Mao Trạch Đông tuyển tập” và tiền bản quyền ngoại văn tác phẩm của ông hay không.

    Tranh luận mãi, đến lúc hỏi vậy tổng số tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông tích lại là bao nhiêu? Bấy giờ mới biết tính đến tháng 5/2001, tổng số đã lên tới 131 triệu nhân dân tệ tức gần 16 triệu USD.

    Nghe kể lại, vào tháng 10/1967, tức thời kỳ đầu *****************, Mao Trạch Đông đã tự mình xem xét khoản nhuận bút của ông, đến lúc đó được trên 5,7 triệu nhân dân tệ.

    Ông khoanh mực đỏ vào con số “5 triệu” rồi ghi bên cạnh “nộp đảng phí”. Bút phê đó đã bị “Tổ ***************** trung ương” nắm lấy và làm to chuyện việc không chịu nộp đảng phí.

    Tháng 12/1976, sau khi “bè lũ bốn tên” bị đổ, Mao Trạch Đông cũng đã qua đời, Uông Đông Hưng thu dọn tài sản của Mao Trạch Đông đã phát hiện ông có gửi tại Ngân hàng Trung ương khoản tiền nhuận bút là 75,82 triệu tệ, mở tài khoản dưới tên gọi “Tổ Đảng 2 Trung Nam Hải, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc”.

    Ngoài ra, ông còn mở tài khoản danh nghĩa cá nhân tại chi nhánh Trung Nam Hải, Ngân hàng Nhân dân trung ương với số tiền khoảng 800.000 đến 900.000 tệ.

    So sánh các con số đó thì có thể thấy: Có tới 70 - 80% số tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông là được nhận trong thời kỳ 10 năm ***************** vì đó là thời kỳ “Mao tuyển” được ấn hành với số lượng rất lớn, phát hành rất rộng, đến thời kỳ cuối của ***************** mấy trăm triệu người Trung Quốc ai cũng có trong tay các cuốn “sách đỏ” này.

    Vậy lúc còn sống, Mao Trạch Đông có rút tiền nhuận bút ra không và tiêu vào những việc gì? Vào tháng 4/1959 và tháng 10/1961, Mao Trạch Đông đã rút 220 nghìn tệ đem cho 7 nhân sỹ nổi tiếng ngoài đảng, trong đó cho ông Chương Sĩ Chiêu 100 nghìn (Vào tháng 4/1920, ông Chương đã tặng Mao khi đó đang gặp khó khăn ở Thượng Hải 20 nghìn đồng bạc.

    Đầu năm 1966, Mao Trạch Đông lại rút ra 100 nghìn tệ đem cho Trình Tư Viễn. Từ 1965 đến tháng 2/1976, Mao Trạch Đông đã 9 lần rút tiền tổng cộng 380 nghìn và 20 nghìn USD đưa cho Giang Thanh.

    Ông cũng 2 lần cho Uông Đông Hưng tổng cộng 40 nghìn tệ, trong đó có 15 nghìn cho gia đình Uông sửa nhà.

    Về việc xử lý tài sản của Mao Trạch Đông để lại, chính quyền Trung Quốc đã có ý kiến: Mao Trạch Đông là người của toàn đảng, tác phẩm của Mao Trạch Đông là kết tinh trí tuệ toàn đảng, tiền nhuận bút mà ông để lại không phải để cho Giang Thanh và thân nhân.

    Giang Thanh từng trước sau 5 lần tuyên bố bà ta có quyền thừa kế tài sản của Mao Trạch Đông, yêu cầu rút ra 50 nghìn tệ để cho hai con gái và những người thân, nhưng yêu cầu của bà ta đều bị từ chối.

    Lý Mẫn và Lý Nạp, hai con gái của Mao Trạch Đông cũng đã từng yêu cầu được rút tiền nhưng đều bị từ chối. Tuy nhiên về sau Văn phòng Trung ương Trung Quốc đã chi cho họ 2 triệu tệ để mua nhà và chi tiêu.

    Như trên đã đề cập, phần lớn tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông là do các tác phẩm viết trong 10 năm *****************, gồm các cuốn “Mao tuyển” và “Ngữ lục” được in ấn số lượng rất lớn, phát đến tay mọi “quần chúng cách mạng”.

    Theo quy định hồi đó thì không được trả nhuận bút mới phải. Nhưng Mao Trạch Đông là lãnh tụ ở trên muôn người, nhuận bút là tiền trả cho công sức lao động, dĩ nhiên vẫn được trả với mức cao nhất, cho nên mới xuất hiện khoản tiền tới hơn 130 triệu tệ.

    Tiền nhuận bút các cuốn “Mao Trạch Đông tuyển tập” mới in gần đây và tiền bản quyền ngoại văn đều phải nộp thuế theo nguyên tắc “mọi người bình đẳng trước pháp luật” và “mỗi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế”.

    Về vấn đề này, Quốc vụ viện Trung Quốc có 3 ý kiến: Thứ nhất, xử lý tiền nhuận bút, tiền bản quyền tác phẩm của Mao Trạch Đông theo tính chất đặc biệt, tình hình đặc biệt nên không phải nộp thuế; Thứ hai, xử lý như tài sản đặc biệt của đảng; Thứ ba, nếu thân nhân Mao Trạch Đông xin nhận thì về nguyên tắc xử lý theo chính sách trước đây.

    (Theo Tiền Phong/ Phượng Hoàng)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này