Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3272 người đang online, trong đó có 143 thành viên. 00:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41587 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hàng Tàu thì cứ tẩy chay !
    Gái Tàu xinh cứ cầm tay dắt về !
    Dắt về rồi mới thả dê ...
    Thả dê dăm bữa , ra đê mà nằm !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Lại được ra mặt đường rôi, mơ hay thực đây?
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vì thấy cái avatar của Bằng Lăng tím nên cho ra mặt tiền thôi !!![r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Sim tím thì ở đàng trong.
    Đứng tên người khác nửa ông, nửa bà !:))
    Người còn trẻ - kẻ đã già.
    Thôi thì gom hết , cả nhà cùng vui !
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tình báo quốc phòng Nhật Bản

    đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia.


    (ĐVO) Từng bước xây dựng lại

    Trước đại chiến thế giới 2 (1939 – 1945), Quân đội Nhật Bản đã có hệ thống tình báo rất hiệu quả. Sau năm 1945, từng bước cùng với sự phát triển của lực lượng quân sự, ngành tình báo quốc phòng có sự phát triển vượt bậc, nhất là trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.

    Sau Đại chiến 2, quân đội Nhật, với sự giúp đỡ của Mỹ, đã nhanh chóng hồi sinh, dưới danh nghĩa Cục Phòng vệ trực thuộc Chánh văn phòng nội các 1954). Ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, vốn có truyền thống, lại có cơ số công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ trước, đã nhanh chóng phát triển. Tình báo của từng quân chủng được chú trọng nhưng phát triển độc lập.

    Đến ngày 20/5/1996, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đề nghị của thủ tướng, cho phép thành lập cơ quan tình báo của quân sự với tên gọi “Trung tâm tình báo quốc phòng”.

    Tháng 1/1997, Trung tâm tình báo quốc phòng sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, đã đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ của Mỹ qua mô hình nhiệm vu, tổ chức của DIA (Tình báo quốc phòng Mỹ) (>> chi tiết). Sau thời gian trực thuộc Hội đồng tham mưu liên quân, đến tháng 12/2004, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng.

    [​IMG] từng hoạt động rất hiệu quả trong chiến tranh thế giới 2, giúp quân đội Thiên Hoàng gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Mỹ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn


    Được qui định trong nghị định thành lập Trung tâm tình báo quốc phòng do thủ tướng Nhật Bản công bố. Đánh giá tình hình khu vực và thế giới dài hạn, nghị định viết ở cả tầm khu vực Đông Bắc Á, Đông Á, châu Á – Thái Bình Dương lẫn toàn cầu, sự thay đổi cục diện chính trị diễn ra quyết liệt, nhanh chóng và khó dự đoán, đòi hỏi cơ quan tình báo quân sự có nhiệm vụ khẳng định được chiều hướng chính của môi trường chính trị, xác định các đối tượng không những của quân đội mà của cả quốc gia, tham mưu cho nội các đề ra quyết sách đúng đắn.

    Đòi hỏi tình báo quốc phòng thu thập tin tình báo kịp thời, xử lý tin chính xác, báo cáo đến các địa chỉ nhanh nhất. Nghị định còn có các phụ lục chi tiết về tổ chức, trang bị, quan hệ với các bộ và quốc hội, các nước liên quan.

    Riêng phần ngân sách cho tình báo quốc phòng cũng được qui định rất cụ thể theo tài khóa hàng năm và kế hoạch dài hạn. Từ đó, quyền hạn của cơ quan này có những điều ghi cụ thể.

    Tổ chức

    Dưới tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc, có nhiều phòng trực thuộc. Những Cục nghiệp vụ chủ yếu là:

    - Cục nghiên cứu tin: Trên cơ sở tin của tình báo con người và kỹ thuật (trinh sát vô tuyến điện, trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện, ảnh vệ tinh, các tài liệu và ảnh, mẫu vật do tình báo các quân chủng thu thập…) cùng các tin của các phương tiện thông tấn, báo chí…, tiến hành đăng ký, phân tích, tổng hợp, rút ra những báo cáo tin hàng ngày và các báo cáo định kỳ, đánh giá tình hình khu vực và thế giới, các cuộc khủng hoảng, các tình huống chiến lược liên quan quốc phòng, quốc gia.

    - Cục trinh sát vô tuyến điện và kỹ thuật vô tuyến điện: Có tên theo tiến Nhật là Chosa Besshitsu hoặc Chobetsu, thành lập năm 1958, có hơn 1.000 nhân viên, trụ sở chính nằm ở căn cứ Ichigaya, Tokyo, có nhiều trạm trực thuộc.

    Năm 1991 được nâng cấp đáng kể trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi lớn. Các phương tiện chặn thu hướng chủ yếu về Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc.

    [​IMG] được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các phương tiện trinh sát hiện đại.

    - Cục ảnh vệ tinh: Có các đơn vị chuyên theo dõi hoạt động của đối phương, từ các căn cứ tên lửa chiến lược đến các căn cứ không quân, hải quân, lục quân, đặc biệt là sự di chuyển của hải quân Trung Quốc và Nga.

    - Cục phụ trách các tùy viên quốc phòng và bình phong ở nước ngoài: Ngoài các tùy viên quốc phòng, còn có các nhân viên quân sự trong các sự quán và cơ quan đại diện, trong đội quân gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.

    Cùng với cơ quan tình báo quốc phòng, Nhật Bản còn có: cơ quan điều tra tình báo Nội các, thành lập năm 1955 (mô hinh CIA của Mỹ), Cục điều tra an ninh công cộng Bộ tư pháp, Vụ tình báo và phân tích Bộ Ngoại giao và Tổ chức tình báo kinh tế, khoa học công nghệ. Đây là tổ chức rất mạnh, phát triển hiệu quả từ sau Đại chiến 2, dựa vào các cơ quan đại diện của Nhật Bản ở các nước, rất đa dạng về bình phong hoạt động.

    Nhiều nguồn tin cho biết, hàng ngày các cơ quan này thu thập một lượng khổng lồ tin tức để chuyển về trung tâm. Người ta còn biết rằng, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đóng góp phần quan trọng cho nguồn tin này.

    Năm 1958, một đạo luật về JETRO được ban hành. JETRO hiện có hàng trăm văn phòng đại diện ở trong nước, gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Sức mạnh của khoa học kỹ thuật Nhật Bản còn thể hiện qua các trang thiết bị chuyên cho trinh sát. Ở lục quân là các xe trinh sát, ở không quân trên các máy bay trinh sát và ở hải quân trên các tàu nổi, tàu ngầm đặc chủng. Cụ thể ở lục quân có hơn 100 xe trinh sát kiểu 87, lượng máy bay trinh sát có hàng chục chiếc. Không quân có 80 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C…

    đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia là trở thành cường quốc toàn diện ở Đông Á – Thái Bình Dương và toàn cầu, có sức mạnh chính trị, quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật.


  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Brad Pitt mua xe tăng cũ của Nga


    Tài tử bỏ tiền mua cỗ xe tăng T-54, vũ khí được mệnh danh ‘Quả đấm thép’ của Liên Xô cũ và là đạo cụ trong phim mới ‘World War Z’. Anh cùng gia đình đang , quê của cậu con nuôi Pax Thien. /


    Tag: con nuôi, giải trình, los angeles, liên xô, angelina jolie, brad pitt, pax thien, xe, cậu bé, phim, cỗ xe tăng, dòng xe, pitt, quả đấm thép, đạo cụ, tờ daily telegraph, world war z
    Tờ Daily Telegraph cho hay, chiếc xe tăng đang được chuyển về nhà riêng của Brad Pitt ở Los Angeles (Mỹ), nơi anh sống cùng người tình Angelina Jolie và 6 đứa con. Nam diễn viên thích mê chiếc xe từ khi nó được chọn làm đạo cụ trong bộ phim viễn tưởng kinh dị “World War Z” do anh sản xuất. Số tiền Brad bỏ ra mua xe không được tiết lộ.
    Là tài tử hàng đầu kinh đô điện ảnh Hollywood, Brad Pitt có tài sản vào khoảng 150 triệu USD.
    [​IMG] Brad Pitt và chiếc xe tăng T-54 mới sắm. Ảnh: Daily Telegraph. Cũng theo Daily Telegraph, nam diễn viên sẽ phải “giải trình” đôi chút với Angelina về hành động này, nhưng anh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ lũ trẻ, gồm Pax Thien, Maddox, Shiloh, Zahara, Vivienne và Knox. Tờ báo ví von chiếc xe như một món đồ chơi khổng lồ, cực hoành tráng và đầy sức hút trong mắt một “cậu bé” lớn tướng và giàu có (Brad).
    Xe tăng T-54 được Liên Xô sản xuất lần đầu vào tháng 3/1945, ngay trước khi kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Đến năm 1947, dòng xe nặng 36 tấn này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, được dùng trong quân đội Liên Xô.
    Dòng xe này và “người anh em” của nó là T-55 là hai dòng xe được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử quân sự thế giới, số lượng khoảng từ 86.000 đến 110.000 chiếc. Dòng xe tăng T-54/55 của Liên Xô được xếp thứ 8 trong danh sách 10 dòng xe tăng hàng đầu thế giới, đứng đầu là xe M1 Abrams của Mỹ.
    [​IMG] Một trong số các ngôi nhà của Jolie-Pitt ở Los Angeles. Ảnh: detik. Chính vì sử dụng nhiều loại vũ khí làm đạo cụ, bộ phim “World War Z” gặp một số rắc rối trong khâu sản xuất. Phim quay ở Budapest, Hungary. Hồi tháng 10, lực lượng đặc nhiệm SWAT của nước này đã tới trường quay và tịch thu 85 vũ khí vẫn còn đầy đủ chức năng, hầu hết là súng trường tự động.
    Nói với báo chí, ông Hajdu Janos, Chủ tịch tổ chức phòng chống khủng bố ở Hungary cho biết: “Vận chuyển những khẩu súng như thế này là bất hợp pháp”. Ông này cũng cho biết, khi đăng ký với chính quyền để mang số vũ khí này vào trường quay, đoàn làm phim đã thông báo rằng các vũ khí này không hoạt động được, trong khi thực tế là ngược lại.
    Phim “World War Z” dự định ra mắt vào tháng 12 năm sau, vì rắc rối này, tiến độ quay phim đang bị ngừng trệ. Hãng sản xuất đang cố giải quyết êm thấm mọi chuyện. Còn nam diễn viên chính kiêm nhà sản xuất Brad Pitt lại đang tới Việt Nam và một số nước châu Á để quảng bá phim “Moneyball” kết hợp du lịch cùng gia đình.
    [​IMG] Tài tử cùng gia đình đến Côn Đảo hôm 11/11. Ảnh: Đức Mạnh. Brad Pitt cùng Angelina Jolie và các con hôm 10/11, sau đó cả gia đình . Họ tại resort Six Senses trên hòn đảo này. Hôm qua (13/11), đôi tình nhân trong nhà tù Côn Đảo.
    Hạ Huyền




  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Rộ tin Israel gây vụ nổ căn cứ tên lửa Iran


    Báo chí Israel hôm 13/11 dày đặc những lời nói bóng gió, trang đầu của 3 tờ báo lớn nhất nước này bị chiếm lĩnh bởi hàng loạt biến thể của nhan đề "Vụ nổ bí ẩn tại căn cứ tên lửa của Iran". Lật trang báo và câu trả lời cho bí ẩn là một cái nháy mắt.


    Tag: tên lửa, căn cứ, bí ẩn, tel aviv, nháy mắt, israel, iran, vụ nổ, trang đầu, chiếm lĩnh, biến thể, nhan đề, nói bóng gió, tehran times, hassan moqqadam


    >> Nổ dữ dội tại kho vũ khí Iran, 27 binh sĩ thiệt mạng

    "Ai chịu trách nhiệm về những vụ tấn công quân đội Iran", báo Maariv đặt ra câu hỏi và liệt kê ra một loạt vụ bạo lực không thành nhằm vào các địa điểm quân sự và hạt nhân Iran mà không đưa ra bình luận nào.

    Với độc giả Israel, những lời nói bóng gió này đã hàm ý rằng chính chính phủ ở Tel Aviv đứng sau vụ nổ lớn ở ngoại ô Tehran hôm 12/11. Đó là giả định mà một nguồn tin tình báo phương Tây khăng khăng rằng đúng: Mossad - cơ quan chịu trách nhiệm về các chiến dịch giấu giếm của Israel, đã ra tay. Nguồn tin trên nói, các vụ phá hoại khác cũng đang được Israel hoạch định nhằm cản trở Iran phát triển và tung ra một vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]
    Vụ nổ lớn hay một loạt vụ nổ, được mô tả là vụ nổ sau to hơn vụ nổ trước, đã phá hủy một căn cứ tên lửa ở phía tây thủ đô Iran. Căn cứ này là nơi Iran cất giữ tên lửa Shahab, loại tên lửa tầm xa nhất có thể chạm tới Israel.
    Tuần trước, cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết trong một báo cáo rằng Iran đã thử nghiệm dỡ đầu đạn thông thường trên tên lửa Shahab 3 và thay vào đó một thiết bị hạt nhân. Iran nói, vụ nổ là một tai nạn, nó xảy ra khi quân đội đang chuyển vũ khí khỏi kho để đưa tới một địa điểm thích hợp.
    Vụ nổ làm ít nhất 17 người thiệt mạng, gồm cả Thiếu tướng Hassan Moqqadam, nhân vật được truyền thông quốc gia Iran mô tả là người đi tiên phong trong việc phát triển tên lửa của Iran và là một chỉ huy của lực lượng vệ binh cách mạng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo đầy đủ vũ khí.
    Vụ nổ hôm 12/11 mạnh tới mức, ở xa địa điểm nổ tới 40km - ở Tehran cũng có thể cảm nhận được và nó lớn đến mức một cư dân gần đó có kinh nghiệm chiến đấu nghĩ rằng đó là một vụ nổ bom trên không. "Thành thực mà nói, nó không giống như nổ ở kho vũ khí khi các vụ nổ liên tiếp trong vòng vài phút. Tất cả những gì tôi nghe thấy là một tiếng nổ lớn. Dựa trên âm thanh vụ nổ, tôi dám chắc rằng bất cứ ai đứng ở khu vực đó sẽ chết".
    Xảy ra vào cuối tuần sau khi IAEA đưa ra một báo cáo chỉ trích khác thường, vốn vạch ra bằng chứng rằng Iran đang tiến tới một vũ khí hạt nhân, vụ nổ nghiễm nhiên làm rõ hơn mối lo ngại về việc Israel đe dọa không kích các cơ sở hạt nhân Iran. 1/2 những bài báo trên trang web Tehran Times hôm 13/11 đề cập tới khả năng về một cuộc không kích, và cảnh báo về hậu quả thảm khốc.

    Theo VietNamNet



  8. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Mỹ bán vũ khí cho Đài loan, ko cẩn thận nó quay sang giúp TQ chiếm BD.....:-bd:-bd:-bd


    Biển Đông 'sẽ làm nóng hội nghị Đông Á'



    Cập nhật: 16:49 GMT - thứ hai, 14 tháng 11, 2011



    [​IMG]Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ họp cuối tuần này


    Chủ đề tranh chấp Biển Đông một lần nữa có khả năng làm nóng bàn hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, vào cuối tuần này (17/11-19/11).
    Các hãng thông tấn đưa tinTổng thống Philippines Benigno Aquino đang tìm kiếm ủng hộ của những người tương nhiệm Asean trong việc đối đầu với Trung Quốc về các tuyên bố ch̉u quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, mà Manila cho là 'vô lý'.





    Theo một tài liệu của Bộ Ngoại giao Philippines mà hãng AFP có trong tay, ông Aquino dự định sẽ nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) rằng 'giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là quan ngại lớn của Manila, cũng như của các nước trong khu vực'.
    Tiếp theo sau cuộc họp giữa các nước Asean ở Bali vào hôm thứ Năm, khối này sẽ gặp gỡ Trung Quốc, và lần đầu tiên, Hoa Kỳ trong các cuộc tiếp xúc rộng hơn.
    Ông Aquino, theo lời tài liệu ngoại giao, muốn vùng Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines, trở thành khu vực 'hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác'.
    "Philippines kêu gọi Asean tổ chức họp giữa các bên tham gia yêu sách chủ quyền, kể cả Trung Quốc, để thảo luận về các yêu sách này và xác định rõ ràng các khu vực còn tranh chấp cũng như không tranh chấp để hình thành vùng hợp tác chung."
    Ông tổng thống Philippines được trông đợi sẽ kêu gọi Asean đóng vai trò 'quyết định' nhằm thực hiện nguyện vọng trở thành lãnh đạo toàn cầu của khối.
    Vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc gặp có thể sẽ mang thêm sức nặng cho Asean trong việc đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn tại khu vực của Trung Quốc, nhưng cũng có khả năng làm phức tạp thêm cuộc thảo luận đã vô cùng phức tạp và chồng chéo.
    Động thái mạnh bạo


    Trong khi đó, các quốc gia tham gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông dường như không giảm yêu sách.
    Tháng trước Đài Loan tuyên bố sẽ điều hỏa tiễn hiện đại ra vùng đảo Trường Sa mà nước này chiếm đóng, khiến Mỹ phải lên tiếng can ngăn.
    Trung Quốc cũng không kém mạnh bạo, khi vừa mới 'đòi' thêm hơn 80 cây số lãnh thổ từ một tỉnh của Philippines, hãng thông tấn Associated Press cho biết.
    Được biết vùng lãnh thổ này nằm trong Biển Đông, gần một quần đảo của Philippines nhưng không thuộc Trường Sa. Trước đó hồi tháng Bảy, Bắc Kinh đã phản đối dự án thăm dò dầu khí của Manila tại đây.
    Philippines đã mời các hãng nước ngoài cùng thăm dò dầu khí ở 15 lô ngoài khơi đảo Palawan, nhưng Trung Quốc phản đối việc khai thác ở hai lô 3 và 4 với lý do 'đây là lãnh thổ Trung Quốc'. Trung Quốc đã gửi công hàm ngoại giao đòi Philippines rút ngay khỏi khu vực này.
    Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đòi hỏi của Trung Quốc là vô lý vì hai lô đó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines, một lô chỉ cách Palawan về tây bắc có 79 km, trong khi cách bờ biển của Trung Quốc tới 800 km nơi gần nhất.
    Hãng AP nhận định yêu sách chủ quyền mới này của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm tăng bất đồng, khiến Philippines phải viện tới tòa án Liên Hiệp Quốc để phân giải.
    Philippines cũng nói sẽ bàn về việc này với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton khi bà này thăm Manila vào thứ Tư 16/11.
    Quần đảo Trường Sa, với 190 đảo nhỏ, bãi cạn và đá chìm, được cho là nằm trong vùng biển giàu tài nguyên dầu khí dù chưa ai rõ quy mô là bao nhiêu.






    .
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Màu tím quê hương ! [r2)][r2)]:-bd:-bd
    ...[​IMG]
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    (Đất Việt) Đồng thời khẳng định sức kiên cường bám trụ của các chiến sĩ Nhà giàn DK1, quyết tâm giữ vững chủ quyền vùng biển của Tổ quốc ở nơi khó khăn gian khổ nhất.

    Với tên gọi Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ, nhưng thực chất nhà giàn là nơi sống, huấn luyện, học tập của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân. Đồng thời, là chỗ dựa cho ngư dân ra đánh bắt hải sản, làm tiêu cho tàu thuyền qua lại, thu thập số liệu thủy văn.

    Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ (gọi tắt là DK1) được ra đời ngày 5/7/1989, trước yêu cầu bảo vệ vùng biển thềm lục địa Tổ quốc trong tình hình mới. Việc xây dựng các nhà giàn DK1 chốt giữ trên các bãi san hô ngầm ở thềm lục địa Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu từ tầm nhìn chiến lược của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Giáp Văn Cương.

    Pháo đài thép

    Nhận thấy tầm quan trọng của bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, nhất là bảo vệ an toàn cho các giàn khoan dầu khí hoạt động, khai thác và chiến lược phát triển kinh tế biển trong tương lai, Đô đốc Giáp Văn Cương đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) khẩn trương khảo sát, xây dựng các nhà nổi kiểu boong tong trên các bãi san hô ngầm, dạng vành đai vòng ngoài từ Bãi cạn Ba Kè (giáp quần đảo Trường Sa) đến Bãi cạn Cà Mau (vùng tiếp giáp với biển Malaysia và Philippines).

    Trước đó, ngày 6/11/1988, biên đội tàu HQ-713 và HQ-668 do Trung tá Phạm Xuân Hoa, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 171 Hải quân chỉ huy cùng đoàn khảo sát đã vượt sóng ra thềm lục địa.

    [​IMG]
    Rau xanh ở nhà giàn DK1 được trồng trên máng gỗ từ đất liền mang ra. Ảnh: Trần Mạnh Tuấn.
    Sau gần 7 tháng khảo sát, ngày 10/6/1989 nhà giàn đầu tiên mang phiên hiệu Phúc Tần trụ giữa biển Đông. Với chức năng nhiệm vụ canh giữ vùng biển vùng trời, làm tiêu và chỗ dựa cho ngư dân ra khai thác đánh bắt hải sản, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng biển, vùng trời thềm lục địa của Tổ quốc. Nhà chia thành nhiều tầng, nhiều khối để sinh hoạt học tập với diện tích sử dụng hàng trăm m2/tầng.

    Mùa sóng bão nhà rung lắc nhưng không chao đảo. Hiện nay trên vùng biển thềm lục địa Bà Rịa - Vũng Tàu có 15 nhà giàn ở các Cụm Ba Kè, Phúc Tần, Quế Đường, Tư Chính, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Cà Mau tạo thành một vành đai chiến hào đảo thép trên biển. Mỗi nhà như một “pháo đài thép” vững chắc. Trên đó, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1, những người mà anh em gọi đùa là “Bia chủ quyền sống” trên biển.

    Sống ở nhà giàn

    Cùng với quần đảo Trường Sa, vùng biển thềm lục địa Tổ quốc được coi là “vùng biển bão tố”, bởi một năm có khoảng 15 - 20 cơn bão, áp thất nhiệt đới đi qua hoặc hình thành ngay trên vùng biển này. Thời tiết ở đây chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa biển lặng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa bão tố từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt, nên việc trồng rau xanh cải thiện đời sống rất khó khăn.

    Để có mầm xanh, các chiến sĩ đã đem đất, hạt giống, phân bón từ đất liền ra. Những ngày đầu do chưa có kinh nghiệm, chiến sĩ Nhà giàn Phúc Tần ươm hạt giống trong máng gỗ. Tận dụng tối đa nước thừa sau khi tắm, giặt, rửa… để tưới rau. Do 4 bên là sóng nước, gió rát mặt quanh năm, để rau không bị dập nát vì gió bão, các chiến sĩ đã dùng bao tải cũ vá lại thành tấm bạt lớn, quây những bồn rau lại một góc nhà.

    Bây giờ nhà nào cũng có rau xanh tươi tốt, nhưng vẫn là “hàng” hiếm hoi. Một nhà giàn có hơn chục bồn rau, gọi là nhiều nhưng phải tiết kiệm ăn dần, chủ yếu là thái nhỏ nấu canh buổi cơm trưa, khi nào có “khách” từ bờ ra, hoặc dưới tàu lên chơi mới dám luộc 2 đĩa rau, bữa đó coi như… liên hoan. Nhiều người thường gọi lính nhà giàn là “hai thừa, ba thiếu, ba khát”. Đó là thừa nắng, thừa gió, thiếu rau xanh, thiếu nước ngọt, thiếu báo chí, khát thư nhà, khát văn công và khát hơi ấm đất liền.

    [​IMG]
    Báo giấy được bọc cẩn thận trong bao ni-lon chống ướt, chuyển báo xuống tàu đem ra nhà giàn. Ảnh: Trần Mạnh Tuấn.
    Nói về nước ngọt, ở đây còn hiếm hơn cả ở Trường Sa. Ở Trường Sa, nước ngọt được các chiến sĩ đào giếng lấy lên từ lòng biển, còn ở nhà giàn, nước ngọt được mang ra từ đất liền và hứng từ mưa là chủ yếu. Với mỗi nhà giàn có chừng 40 đến 60 khối nước dự trữ trong 6 tháng mùa khô. Vì thế, chỉ huy đã lên “kế hoạch tắm” cho bộ đội: Mùa mưa hai ngày tắm 1 lần, mùa khô tuần tắm 2 lần. Bắt đầu từ tháng 10 dương lịch là phải tắm theo kế hoạch một người chỉ được tắm 2 lần/tuần.

    Có nhà giàn nước ngọt được giao cho người quản lý bếp ăn đong nước sẵn trong can nhựa, tuần mỗi người được dùng 1 can 30 lít cho cả tắm giặt. Nước thừa dồn vào một thùng để tưới rau. Anh em tiết kiệm nước bằng cách, sau khi huấn luyện, rủ nhau ra tắm gió, hoặc nhảy xuống biển tắm, nước ngọt chỉ tráng sau cùng. Nếu ở Trường Sa, chiến sĩ “khát” văn công một thì ở các nhà giàn DK1 “khát” văn công mười. Vì ở Trường Sa, cứ tháng 4, tháng 5 hằng năm, đến hẹn văn công lại ra biểu diễn cho bộ đội xem, nhưng đối với các nhà giàn DK1, được xem văn công biểu diễn là vô cùng hiếm hoi.

    Những nhà giàn ở cụm Quế Đường, Ba Kè có thể một năm được xem văn công một lần, nhưng đối với chiến sĩ các nhà giàn Tư Chính, Phúc Nguyên, Cà Mau, 3 đến 4 năm, thậm chí 5 năm mới được xem văn công một lần. Chiến sĩ Nguyễn Văn Giáp ở nhà giàn DK1/14 chia sẻ: “Lính nhà giàn cái thiếu nhất là hơi ấm đất liền. Chỉ cần nói có văn công thôi là cả trạm thấp thỏm đợi chờ nhiều đêm không ngủ, mong từng ngày từng giờ đoàn đến”.
    Trần Mạnh Tuấn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này