Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2927 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 01:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 41591 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Mỹ - Việt mong muốn thăng tiến quan hệ

    14.11.2011

    Đến Hawaii tham dự Thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết lãnh đạo hai nước mong muốn đưa các quan hệ song phương tiến lên một bước mới.
    [​IMG] AFP PHOTO / JIM WATSON
    Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và phu nhân Michelle Obama bắt tay ************* Việt Nam Trương Tân Sang (giữa) và phu nhân Mai Thị Hạnh (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.



    Theo Chủ tịch Việt Nam, việc thăng tiến các quan hệ an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ có lợi cho hai quốc gia, mà còn giúp duy trì được sự ổn định và an ninh trong khu vực.

    Nhân dịp này, ông Trương Tấn Sang cũng lên tiếng cám ơn việc Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm đến những diễn biến tại Biển Đông, nơi đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philipines, Đài Loan và Brunei.

    21 năm sau ngày bình thường hóa các quan hệ song phương, Việt Nam hiện nay đã trở thành thị trường lớn thứ 30 của Hoa Kỳ trên thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng là các đối tác trong Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương.

    Theo các con số thống kê của Việt Nam, tổng trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2010 đã lên tới 18 tỷ 600 triệu đôla.

    Hiện có tới 60 ngàn sinh viên Việt Nam hiện đang du học tại Mỹ. Ở chiều ngược lại, mỗi năm có khoảng 400 ngàn sinh viên Mỹ đến thăm viếng Việt Nam.

    Quan hệ Mỹ - Việt hiện đang tăng tiến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ ngoại giao, thương mại, quân sự, đến khoa học, giáo dục, môi trường… Tuy nhiên phía Mỹ cũng nhiều lần tỏ ý thất vọng về tình trạng quyền tại Việt Nam.

    Trong một tuyên bố đưa ra sau khi kết thúc vòng đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 16 tổ chức tại thủ đô Washington hồi tuần trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho rằng, Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền nếu muốn có quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ.

    .
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bằng Lăng nằm dưới làm cơm ...
    Hoa Sim tréo mảy , ngon thơm ... Xin mời !

    =P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
    Ý NGHĨA TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

    Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
    BẢN NHÁP 1: Vui lòng không trích dẫn
    Geoffrey Till
    Trung tâm Corbett, King’s College London, Chương trình an ninh hàng hải, RSIS, Singapore Hanoi 2011; HC/Arts Pac
    Giới thiệu: Vấn đề toàn cầu hay khu vực?
    Hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Biển Đông vốn đã phức tạp và khó khăn giờ trở nên rõ ràng hơn. Cách thứ nhất, được Trung Quốc thể hiện một cách kiên định và mạnh mẽ, là vấn đề này nên được nhìn như một vấn đề khu vực, không phải là vấn đề toàn cầu. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với bài phát biểu của bà Hillary Clinton trong đó nêu lợi ích của Mỹ ở thượng đỉnh ASEAN Việt Nam tháng 7 năm 2010.1 Trên website chính thức của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục cảnh cáo việc Mỹ dính líu sâu hơn vào vấn đề Biển Đông khi lập luận rằng điều này sẽ khiến căng thẳng khu vực tăng lên. “Hậu quả là gì nếu vấn đề này bị biến thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương? Chỉ làm vấn đề tệ thêm và khó đạt được giải pháp… Người ta cần đạt được sự đồng thuận để giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn thiện chí vì lợi ích hoà bình và ổn định ở Biển Đông và mối quan hệ láng giềng tốt.”2 Vấn đề Biển Đông là một vấn đề khu vực, và nó chỉ phụ thuốc vào các nước khu vực để giải quyết. Với quá nhiều quốc gia yêu sách ở Biển Đông và vấn đề chồng lấn quyền tài phán phức tạp cần được giải quyết, vấn đề đã đủ căng thẳng và nhạy cảm; tại sao lại làm cho mọi việc tệ hơn bằng cách lôi kéo thêm các nước không có yêu sách chủ quyền ở khu vực vào tranh chấp?


    Đọc tiếp »
  4. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    hứ Hai, 14 tháng 11 2011
    Ông Hồ Cẩm Ðào: Trung Quốc, Việt Nam nên củng cố tình hữu nghị





    Hình: ASSOCIATED PRES


    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói Việt Nam và Trung Quốc nên kiên quyết phát triển các mối quan hệ song phương, bất kể là có thể phát sinh những vấn đề khó khăn như thế nào


    "Trung Quốc và Việt Nam nên củng cố tình hữu nghị, tuy quan hệ song phương có thể có những vấn đề khó khăn".

    Theo tường thuật hôm thứ Hai của tờ China Daily, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã phát biểu như vậy hôm thứ Bảy vừa qua trong cuộc họp với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hawaii.

    Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo này gặp nhau kể từ khi ông Trương Tấn Sang lên giữ chức ************* hồi tháng 7.

    Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng hai nước nên kiên quyết phát triển các mối quan hệ song phương, bất kể là có thể phát sinh những vấn đề khó khăn như thế nào.

    Báo chí Việt Nam cho biết trong cuộc gặp gỡ tại Hawaii, ông Trương Tấn Sang và ông Hồ Cẩm Đào đã đồng ý giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình.

    Ông Trương Tấn Sang cũng nói rằng trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông, hai bên cần tuân thủ những nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc chỉ đạo quốc gia vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

    Nguồn: China Daily, VNA




    .
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Loạn thịt bẩn ở Quảng Đông

    Xem tin gốc


    [​IMG]


    (PL)- Sau loạt bài về mỹ phẩm làm đầu giả ở Quảng Châu (báo Pháp Luật TP.HCM ngày 7-11 đã đăng), phóng viên báo tối Dương Thành tiếp tục phanh phui các lò giết mổ thịt lậu ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
    Facebook Loạn thịt bẩn ở Quảng ĐôngTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Tại khu Nam Hải (TP Phật Sơn), thịt chó, mèo, dê và ngũ tạng để la liệt trên nền đất đầy nước thải. Chó c hết bệnh lâu ngày, thợ dùng súng ga phun lửa nướng lên, da vàng ruộm rất bắt mắt. Thỏ chết lâu, thịt bốc mùi thối cũng được nướng lên. Nếu thịt thỏ chuyển màu xanh, thợ ngâm hóa chất rồi hun khói để chế biến thành khô thỏ.



    Đối với dê, hầu như 100% lò mổ ở khu Nam Hải đều bơm nước vào thịt. Thợ cắt bỏ tim rồi bơm nước qua huyết quản tim để tăng trọng. Mỗi con bơm 5-10 lít.
    Toàn khu Nam Hải có khoảng 30 lò mổ. Bình quân mỗi ngày có năm xe ôtô chở chó từ chợ đầu mối Quế Giang cung cấp. Tại chợ Quế Giang, 50 nhân công bốc vác thịt được trả công bằng chó c hết và họ đem chó c hết bán lại cho lò mổ. Tại TP Đông Hoàn, mỗi ngày một lò bán ra trên 200 con. 80% thịt chó, mèo, dê từ chợ đầu mối Vĩ Đức Điền được đưa đến TP Thâm Quyến tiêu thụ.
    Giá bán thịt lậu thường thấp hơn giá thị trường. Thịt chó chín giá 10 nhân dân tệ (25.000 đồng VN)/kg, còn thịt chó c hết chỉ bằng phân nửa. Giá thịt dê không bơm nước 14 nhân dân tệ (37.000 đồng VN)/kg, đã bị bơm nước có giá thấp hơn. Thịt nào cũng có đóng dấu thú y nhưng tất cả đều là... dấu giả.
    Năm 2004, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành Ý kiến chỉ đạo tăng cường công tác quản lý giết mổ trâu, bò, dê nhằm tập trung giết mổ và tập trung kiểm dịch. Năm 2008, khu Nam Hải cũng đã ban hành công văn chỉ định Công ty Miên Phong là doanh nghiệp giết mổ gia súc duy nhất. Dù vậy các lò mổ lậu vẫn hoạt động rầm rộ.
    Nguyên nhân do chính quyền quản lý rất lỏng lẻo. Nếu bị cấm hoạt động, chủ lại mở lò mổ khác vì chi phí mở lò không cao. Trước khi cơ quan chức năng kiểm tra, các lò mổ đều đã biết trước.
    Thâm Quyến lập tám cửa quản lý thịt gồm đăng ký kiểm dịch, thẩm tra giấy phép, thụ lý, trả lời, kiểm tra sản phẩm tại lò, lấy mẫu kiểm dịch, kết luận tổng hợp, cấp chứng nhận kiểm dịch. Trên thực tế, nếu chủ hàng không viết đơn đăng ký kiểm dịch thì không ban ngành nào chủ động kiểm tra. Rốt cuộc thịt chó, mèo, dê bẩn vẫn ra chợ.
    Sau loạt bài về thịt bẩn ở tỉnh Quảng Đông của báo tối Dương Thành, ngày 6-11, ông Chu Vũ, Phó Chủ tịch UBND khu Nam Hải (TP Phật Sơn), đã phải công khai xin lỗi dân. Lãnh đạo các thành phố Phật Sơn, Đông Hoàn, Thâm Quyến... đã lập tức tổng kiểm tra, chấn chỉnh.

    Đúng là ăn nhiều chó c hết nên nhiễm bệnh chó c hết cả rồi !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Google không thể vì lợi nhuận mà xúc phạm Việt Nam

    14/11/2011 07:09:21
    [​IMG]- "Trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn" - Ý kiến của TS Lê Văn Út, Đại học Oulu, Phần Lan, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều bài viết "lật tẩy" đường lưỡi bò phi pháp.
    Google phải chịu trách nhiệm về phiên bản tiếng Hoa

    [​IMG]
    TS Lê Văn Út Đã hơn 15 ngày kể từ khi nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài gửi thư phản đối đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Nhóm các nhà khoa học đã nhận được phản hồi gì từ phía Google hay chưa, thưa ông?

    Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía Google.

    Trang chính của Google Maps không sai nhưng phiên bản tiếng Hoa lại sai, nhiều người đặt nghi vấn đây là lỗi do cố tình. Quan điểm của ông như thế nào?

    Tôi nghĩ phiên bản tiếng Hoa của Google Maps bị sai, tức có chèn đường lưỡi bò, và khác với trang chính của Google Maps là lỗi do cố tình, Tôi chưa biết chính xác ai, bộ phận nào quản lí nội dung trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps, nhưng điều tôi biết là phiên bản tiếng Hoa của Google không phải là trang mạng của Trung Quốc và cũng không phải nằm dưới cự quản lí của Chính phủ Trung Quốc. Bộ phận trực tiếp quản lí trang www.google.cn là Google Ireland Holdings, một chi nhánh của Google ở Ireland.
    Google Maps có hai phiên bản tiếng Hoa là http://ditu.google.comhttp://ditu.google.cn; địa chỉ IP (internet protocol) cho cả hai đều ở Mỹ, có nghĩa là server ở Mỹ. Vì thế tôi cho rằng chính Google phải chịu trách nhiệm về lỗi trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.
    Mong Bộ Ngoại giao lên tiếng

    Các nhà khoa học Việt Nam đã "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature. Ông có tự tin sẽ "cắt được lưỡi bò" trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa không?


    Hiện tại, do chưa nhận được bất cứ phản hồi chính thức nào từ Google nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định gì.

    Thật ra, quá trình "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature cũng rất gian nan. Ban đầu, Nature vẫn cứ giữ im lặng, nhưng các lý lẽ thuyết phục của các tri thức Việt đã khiến họ phải cử phóng viên tìm hiểu vấn đề kỹ càng. Nhiều nhà khoa học (GS. Nguyễn Văn Tuấn, GS. Phạm Quang Tuấn, …) đã phải nhiều lần dùng những bằng chứng xác thực để thuyết phục Nature tôn trọng tính minh bạch trong môi trường khoa học.

    Xin trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn. Nếu Google Maps vẫn tiếp tục để đường lưỡi bò tồn tại trên phiên bản tiếng Hoa thì tôi thấy Google dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có.
    [​IMG]
    Phản đối đường lưỡi bò phi pháp trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa Cũng cần nhắc lại Google đã từng chiều lòng của Trung Quốc bằng việc chặn các từ khóa Taiwan (Đài Loan), Tibet (Tây Tạng)... trên trang tìm kiếm của Google. Vụ việc này đã làm cho Google bị mang nhiều tai tiếng.
    Nhưng thật là khôi hài và lố bịch khi có hai bản đồ khác nhau cho cùng một vùng lãnh thổ trên Google. Hơn nữa, Google không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà xúc phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
    Sẽ có thư ngỏ trên phạm vi toàn cầu

    Mới đây, tại hội thảo Biển Đông tổ chức tại Hà Nội, đã có sự góp mặt của nhiều học giả đến từ các nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia. Ông nghĩ sao về tín hiệu này?


    Tôi cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng và rất tích cực. Hội thảo này cho thấy vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề khó công khai hóa (cần thu hẹp tranh luận) như nhiều người đã nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét chúng ta đã thu được những gì qua hội thảo đó. Tôi hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận rộng rãi hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới.

    Làm thế nào để kêu gọi được sự tham gia của các học giả trong khu vực tới vấn đề đường lưỡi bò nói chung và câu chuyện đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa Google Maps nói riêng?


    Hiện tại, có một nhóm các nhà khoa học đã soạn một bức thư ngỏ đề cập đến tính phi pháp và cảnh báo sự phi lý của đường lưỡi bò trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian sắp tới, bức thư này sẽ được phổ biến rộng rãi với mục đích kêu gọi các học giả Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và các học giả trong khu vực và quốc tế cùng tham gia ký tên phản đối.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động các cây bút quốc tế tham gia viết về tính phi pháp của đường lưỡi bò, cũng như sự vô lý về lỗi cố tình trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

    Theo tôi, một vấn đề cực kỳ quan trọng là những người quan tâm đến Biển Đông ở Việt Nam cần thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản về Biển Đông và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế. Khi đó, chúng ta sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế hơn. Vị thế của Việt Nam trong quá trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông sẽ trở nên mạnh mẽ và thuận lợi hơn rất nhiều.


    Hoàng Hạnh (thực hiện)
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Trợ cấp cho đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đã xuất ngũ

    Xem tin gốc
    Báo Tin tức - 15 giờ trước 310 lượt xem 1 tin đăng lại
    Ngày 9/11, Thủ tướng *************** đã ký ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.


    Quyết định này quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với những người thuộc đối tượng nêu trên.

    Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

    Quân nhân, ******* nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, ******* nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, *******, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 1/4/2000, hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 1/1/1995, hoặc là thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;

    Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức *******, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 1/1/1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

    Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

    Dân quân tự vệ, ******* xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

    Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

    Quyết định quy định cụ thể về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; cách tính thời gian hưởng chế độ; chế độ trợ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, mai tang phí; hồ sơ, trình tự giải quyết chế độ trợ cấp...

    Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, quân nhân, ******* nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ ******* nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong ******* nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương mà chưa có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của cấp có thẩm quyền thì được áp dụng thực hiện mức trợ cấp theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5 Quyết định này./.

    TTXVN/Tin Tức



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Iem chuẩn bị đếm xèng ! :-bd

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Thứ Hai, 14 tháng 11 2011
    Việt Nam chuẩn bị thực hiện các kế hoạch cải cách mới






    Hình: REUTERS


    Sau 4 năm nền kinh tế bị bất ổn, Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện những biện pháp cải cách mà một số người tin là những bước tiến quan trọng nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới kinh tế vào năm 1986.

    Theo tường thuật hôm Chủ nhật của hãng thông tấn Reuters, bên cạnh sự tin tưởng đó cũng một số người giữ thái độ hoài nghi về việc các nhà hoạch định chính sách có thể vượt qua sự kháng cự đối với những sự thay đổi lớn từ các công ty quốc doanh và những nhóm lợi ích khác, kể cả những tập đoàn tư nhân có nhiều ảnh hưởng.

    Nhiều tháng thảo luận đã mang lại một sự đồng thuận là Việt Nam, nơi phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao nhất Á châu và nhiều vấn đề khó khăn khác, cần phải thay đổi đường lối như đã làm cách nay 25 năm với chính sách đổi mới.

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nói với hãng tin Reuters rằng Việt Nam đang nghiêm túc tiến hành cải cách sau khi đã trải qua quá trình phân tích có nhiều đau đớn để tìm xem khiếm khuyết ở đâu, cần phải sửa đổi như thế nào và trong các lãnh vực nào.

    Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa chắc chắn là chính phủ sẽ theo đuổi những biện pháp cải cách đủ rộng và đủ sâu để chấn chỉnh các ngân hàng quốc doanh nợ nần chồng chất và khống chế những doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin mà vụ vỡ nợ hồi năm ngoái đã gây nhiều bối rối cho nhà chức trách Việt Nam.

    Ông Lê Đăng Doanh, người đã tư vấn về các vấn đề kinh tế cho các chính phủ Việt Nam trước đây và hiện nay, cho rằng kinh tế Việt Nam lại một lần nữa đang đứng trước ngã ba đường, và việc dứt khoát đi theo con đường cải cách giờ đây càng khó khăn hơn vì đụng chạm tới những nhóm lợi ích có nhiều thế lực đang hoạt động ở hậu trường.

    Hãng thông tấn Reuters trích lời ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước và hiện là thành viên của ủy ban kinh tế quốc hội, nói rằng “Việt Nam phải thay đổi, nếu không thì rất nguy hiểm”, bởi vì “nền kinh tế sẽ bị tụt hậu và niềm tin của người dân sẽ giảm đi.”

    Bài tường thuật tỉ mỉ của Reuters về việc cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam được đăng tải một ngày trước khi chỉ số chứng khoán ở Hà Nội giảm tới mức thấp kỷ lục.

    Chỉ số HNX hôm thứ Hai giảm 1,81%, xuống còn 62,45 điểm. Hãng tin Reuters trích lời một chuyên gia đầu tư ở Hà Nội nói rằng mức sàn ngắn hạn có thể nằm ở khoảng 60 điểm trong tuần này.

    Chuyên gia này nói thêm rằng xét về mặt tích cực thì lạm phát trong tháng 11 có thể thấp hơn tháng trước.

    Nguồn: Reuters, Dan Tri








    Ối trời ơi !!! HNX.....



    mức sàn ngắn hạn có thể nằm ở khoảng 60 điểm trong tuần này.


    .
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Nhật Bản mong muốn đầu tư Dự án xử lý nước thải 190 triệu USD tại Đà Nẵng










    Năm 2007, Tập đoàn Nihon Suido Consultants đã triển khai thực hiện Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng.
    Ngày 14-11, Tập đoàn hợp tác kỹ thuật JFE và Tập đoàn Nihon Suido Consultants (Nhật Bản), đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng về Đề án nghiên cứu tiền khả thi Dự án xử lý nước thải tại quận Liên Chiểu và xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn. Năm 2007, Tập đoàn Nihon Suido Consultants đã triển khai thực hiện Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng.

    Trên cơ sở nghiên cứu tiền khả thi này và có một số điều chỉnh cho phù hợp, Nihon Suido Consultants cùng với các đối tác gồm các tập đoàn Sumitomo, JFE Engineering và Tsukishima Kakai đã thành lập nhóm công tác nhằm xúc tiến phát triển thực hiện dự án theo phương thức PPP (Tư nhân - Nhà nước hợp tác). Dự kiến kinh phí để thực hiện dự án là hơn 13,9 tỷ yên Nhật (gần 190 triệu USD).
    Theo Lâm Quý
    QĐND
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Cải cách đầu tư công là đúng hướng > vốn nhà nước nên tập trung vào hạ tầng. > Phù hợp với đàm phán TPP !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này