1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7076 người đang online, trong đó có 853 thành viên. 16:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41831 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    JF-17 Pakistan gặp tai nạn
    Một chiếc máy bay JF-17 Thunder (Thần Sấm) của Không quân Pakistan (PAF) đã bị rơi vào hôm 14/11.




    [​IMG]
    Một chiếc JF-17 Thunder của Không quân Pakistan tại triển lãm Dubai-2011.

    (ĐVO) Nguồn tin dẫn báo cáo của kênh truyền hình địa phương tiếng Urdu, theo đó, một chiếc máy bay huấn luyện JF-17 Thần Sấm của PAF đã bị rơi gần một thành phố cách thủ đô Islamabad của Pakistan 80 km về phía Tây. Số người thương vong và nguyên nhân về vụ tai nạn máy bay chưa được công bố.​

    JF-17 Thunder, còn được Trung Quốc gọi với tên FC-1 (Kiêu Long), là máy bay tiêm kích đa năng được Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển. Chiếc JF-17 đầu tiên xuất hiện tại Islamabad vào ngày 23/3/2007 trong lễ duyệt binh của quân Quân đội Pakistan.​

    Ở triển lãm hàng không quốc tế Dubai - 2011 đang diễn ra ở UAE, Pakistan cũng đã mang đến một chiếc JF-17 Thunder để trình diễn, đánh dấu lần tiên loại máy bay này được mang tới một triển lãm hàng không quốc tế không do Pakistan hay Trung Quốc tổ chức. ​



  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    22h:14' - 14/11/2011
    APEC, TPP - những sân chơi lớn đối với Việt Nam
    Nguyễn Ngọc Trường

    TPP là bước đột phá nổi bật nhất tại APEC-19; Việt Nam kịp thời tham gia một tiến trình lịch sử mới tại châu Á-Thái Bình Dương, tạo động lực cho phát triển đất nước trong những thập kỷ tới.

    Tại Hawaii, đoàn tàu APEC như thường lệ tiếp tục lăn bánh trên tuyến đường đã được định vị. Tốc độ lúc nhanh, lúc chậm nhưng không chờ đợi những bứt phá. Các trưởng đoàn khoác những tấm áo lúc thì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, lúc thì Indonesia, Singapore, Việt Nam, ... để dự dạ tiệc và chụp những tấm hình ghi nhận một tiến trình hợp tác không gián đoạn giữa 21 nước thành viên tại một khu vực kinh tế thương mại rộng lớn nhất thế giới, với những nền kinh tế quan trọng nhất thế giới.

    Bước đột phá TPP

    Điểm nổi bật nhất tại APEC lần thứ 19 này là một tiến trình mới đang được thúc đẩy ráo riết: Cuộc thương thảo hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership -TPP) giữa 9 nước, trong đó có Việt Nam, đạt được một cột mốc quan trọng. Các nhà lãnh đạo 9 nước tham gia đàm phán công bố “tầm nhìn chung về việc thiết lập một hiệp định khu vực toàn diện và thuộc thế hệ mới, trong đó tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống cũng như các thách thức của thế kỷ 21”. Văn kiện này xác định những nguyên tắc chỉ đạo của TPP làm cơ sở cho những cuộc đàm phán tiếp theo.

    Đó là kết quả của một năm đàm phán gồm 9 vòng. Tuy chúng phức tạp và kéo dài hơn dự kiến ban đầu, nhưng với thỏa thuận nguyên tắc tại Hawaii 2011, APEC đã có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm có thể làm cho nó trở nên mờ nhạt hơn.

    Nhật Bản ngỏ lời tham gia TPP, Trung Quốc muốn được mời

    Người ta quan tâm nhiều tới thái độ của Trung Quốc đối với TPP. Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc nhận xét rằng: “Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ lời mời nào tham gia đàm phán TPP của các nền kinh tế thành viên. Một ngày nào đó nếu được mời, Trung Quốc sẽ xem xét nghiêm túc đề nghị đó”.

    Đáp lại, Đại diện thương mại Mỹ nói: Quá trình thương lượng TPP “không phải là một câu lạc bộ khép kín. Ai cũng có thể xin gia nhập, nhưng chẳng nên đợi là sẽ được mời”.

    Bất đồng Mỹ-Trung trên mặt trận kinh tế thương mại còn bộc lộ rõ nét hơn nữa qua cuộc đấu khẩu liên quan đến cách thức Trung Quốc vận hành nền kinh tế của mình. Giới quan sát cho rằng, sự lên giọng này mang khẩu khí của chính trị tuyển cử Mỹ, nơi tâm lý bài Trung Quốc đang sục sôi trong giới cử tri Mỹ.

    Việt Nam tham gia các sân chơi lớn

    Việt Nam tham gia APEC năm 1998 - 9 năm sau khi tổ chức này thành lập. Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất, với 65,6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Trong 14 đối tác đầu tư lớn nhất (trên 1 tỷ USD) vào Việt Nam, có 10 đối tác thuộc APEC. APEC hiện là khu vực cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất, chiếm 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% khách du lịch quốc tế của Việt Nam.

    ************* Trương Tấn Sang tham dự phiên họp các nhà lãnh đạo

    Với những kinh nghiệm cải cách và mở cửa của 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã kịp thời tham gia đoàn tàu TPP. TPP sẽ đem lại cho Việt Nam đòn bẩy mới trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương hiện hành.

    Đa dạng hóa với trọng tâm trọng điểm là con đường sống còn đối với mọi quốc gia nhỏ và vừa. Cơ hội đi liền với thách thức. Và thực tiễn mà người Việt Nam ta đã trải nghiệm trong suốt lịch sử đương đại cho thấy, thách thức chính là động lực của sự phát triển dân tộc mình./
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô hoatimbanglang !!! =D>=D>=D>=D>=D>
    .
    [​IMG]
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thủ tướng tiếp tổng tư lệnh vũ trang của Myanmar (14/11/2011)

    Chiều 14/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng *************** đã tiếp Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing đang thăm làm việc tại Việt Nam.

    Thủ tướng *************** tiếp Đại tướng Min Aung Hlaing,
    Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar

    Tại buổi tiếp, Thủ tướng *************** đánh giá cao kết quả hội đàm và ký bản ghi nhớ hợp tác về quốc phòng giữa hai nước; cho rằng, chuyến thăm của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing sẽ là đóng góp thiết thực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Myanmar.

    Thủ tướng *************** bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực; khẳng định Việt Nam coi trọng cùng với phía Myanmar tăng cường hợp tác, vì sự phồn vinh của hai nước cũng như vì sự phát triển của ASEAN........


    Chưa bao giờ thế và lực của Việt Nam mạnh như lúc này. Tất cả nhờ đường lối LINH HOẠT, KHÉO LÉO, ĐA PHƯƠNG, ĐA CHIỀU.


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Ba, 15/11/2011, 07:20 (GMT+7)
    Mỹ thách thức Trung Quốc ở Thái Bình Dương


    TT - Sau những ngày chủ trì Hội nghị APEC ở Hawaii, mở đầu hành trình chín ngày của mình trong khu vực đang tăng trưởng châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Úc và Indonesia.


    Đón nhận 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên của APEC, ông Obama đã có thể mạnh mẽ khẳng định nước Mỹ đang “thả neo” ở một khu vực được tin rằng sẽ là trung tâm mới của thế giới. Tại Hawaii, ông Obama - sinh ra ở Hawaii và lớn lên một thời gian ở Indonesia - tuyên bố: “Nước Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và rõ ràng nước Mỹ hiện đang ở đây”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một xã luận kêu gọi nhìn “Về phương Đông” trước đó cũng đã viết: “Trong mười năm tới, chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi liệu nguồn năng lượng của chúng ta sẽ được đầu tư vào đâu nếu như chúng ta muốn đứng ở vị trí tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo của mình”.
    Bầu không khí u ám của hội nghị G-20 trước đó đã cho thấy một châu Âu đang gặp nạn mà nước Mỹ vốn cũng đang khủng hoảng đã không thể đưa tay cứu giúp. Do vậy, việc hình thành một sự hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực tự do thương mại rộng lớn, chiếm 1/3 GDP toàn cầu (so với 1/4 của châu Âu), giữa Mỹ và tám nền kinh tế thành viên khác của APEC đã mở ra những viễn cảnh hấp dẫn. Trong giai đoạn đầu, với thỏa thuận khung đã đạt được, TPP sẽ bao gồm Mỹ, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
    Bất ngờ tại APEC là Nhật Bản, nền kinh tế thứ ba thế giới, đã tuyên bố tham gia TPP bất chấp sự phản đối của nông dân nước mình. Với 10 nền kinh tế tham gia TPP cùng 500 triệu người tiêu dùng, ông Obama hi vọng Mỹ sẽ có thể tăng cường xuất khẩu, tạo thêm việc làm. Bloomberg dẫn lời một số nhà quan sát nhận định TPP sẽ giúp Mỹ giành lại ảnh hưởng kinh tế đã mất vào tay Trung Quốc ở một khu vực có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
    Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho rằng với TPP, Mỹ đang muốn cô lập Trung Quốc. Trên thực tế Trung Quốc khó có khả năng gia nhập TPP. Bởi nếu vào TPP, Bắc Kinh sẽ phải giảm thuế, ngừng trợ cấp các doanh nghiệp trong nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư... Đây là những điều kiện Bắc Kinh không thể đáp ứng. Mỹ và các nước đã cho thấy họ sẵn sàng thúc đẩy TPP mà không có Trung Quốc. “TPP đâu phải là chuyện mời vào - Mike Froman, cố vấn của ông Obama, nói - Dù cho đó là Trung Quốc hay một nước nào khác, chính họ phải xác định xem mình có sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn đòi hỏi khi tham gia hay không”.
    Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Obama đã không ngần ngại dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để chỉ trích chính sách thương mại và ngoại hối của Trung Quốc. “Đã quá đủ rồi - Reuters dẫn lời ông Obama - Chúng tôi muốn Trung Quốc tuân thủ luật chơi như mọi người”. Ông Obama cho rằng Trung Quốc hiện đã là một nền kinh tế “trưởng thành” và cần hành xử như vậy. Mỹ yêu cầu Trung Quốc cần tăng giá đồng nhân dân tệ nhanh hơn nữa. Ông Obama không giấu “nỗi bức xúc” khi cho rằng Bắc Kinh kìm giá đồng nhân dân tệ quá thấp, làm tổn thương các công ty Mỹ và thị trường việc làm của Mỹ. “Nếu các quy định bị xâm phạm, chúng tôi sẽ hành động” - ông Obama đe dọa.
    Về khía cạnh quân sự của hành trình Thái Bình Dương của mình, ngày 17-11 ông Obama sẽ đến Úc để công bố việc thành lập một căn cứ quân sự của Mỹ. Báo Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức Nhà Trắng cho biết việc này sẽ cho phép hải quân Mỹ tăng cường hoạt động ở khu vực bên ngoài bờ biển Úc và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở quân sự Úc. Với sự hiện diện tại Úc, quân đội Mỹ, hiện đang tập trung ở Nhật và Hàn Quốc, sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng ra phía tây và phía nam khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực biển Đông..
    Giáo sư người Úc Geoffrey Garrett nhận định trong khi đối thoại với Trung Quốc, Mỹ đang muốn tăng cường các liên minh kinh tế và quân sự nhằm kiềm chế Trung Quốc và đưa đối tác - đối thủ này vào việc tuân thủ các luật chơi.


    SƠN HÀ


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bởi nghèo nên mới phải bu...
    Bám theo nước lớn , đánh đu kiếm tiền !
    Có tiền thì mới có quyền !
    Ăn to nói lớn ... giả điên khiêng đồ !

    $-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)$-)
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vì nghèo mới phải tham gia !!! [r2)][r2)][r2)]
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vậy là Khựa bẩn xong hàng à ??? \:D/\:D/\:D/
    Thấy Khựa bẩn đang kêu gọi VN kiên trì hợp tác !:-??:-??:-??:-??
    Còn cái lưỡi bò thì chưa nhắc tới !! >:)>:)>:)>:)
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Người Trung Hoa xấu xí

    Posted on 15/11/2011

    Thời gian gần đây, cả thế giới khi đánh giá về việc giao thương, nhất là nói đến hàng hóa Trung Quốc (TQ) đều có cái nhìn thiếu thiện cảm. Dường như tất cả đều khịt mũi, lắc đầu trước hàng hóa TQ, xem nhãn hiệu made in China“là biểu tượng của sự dối trá đáng khinh bỉ”. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói đến các scandal thực phẩm ở TQ là: “Thể hiện sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng và sự mất liêm chính”.

    Người Trung Hoa ngày xưa ấy:

    Lật lại lịch sử cho thấy người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến nay.
    .............
    Không riêng gì ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, ở đâu cộng đồng người Hoa đều là những nhà buôn, nhà sản xuất giỏi, biết trọng chữ tín và nhất là không để lại tiếng xấu cho đời.

    Và người Hoa bây giờ

    Thế nhưng từ khi Trung Hoa đại lục (THĐL) trỗi dậy thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, mở rộng giao thương với bên ngoài thì cái nhìn về sản phẩm hàng hóa của họ ngày thiếu thiện cảm. Kèm theo ánh hào quang của một nền kinh tế “bùng nổ” là một bộ mặt xấu xí, đáng chê trách. Từ hình tượng là những thương nhân có tâm đức, trọng chữ tín thì doanh nhân người Hoa trở thành những “gian thương” với danh sách bất hảo ngày càng dài ra

    Không sao kể hết những sản phẩm kinh hoàng, kinh dị do THĐL làm ra. Tất cả những chuyện kinh thiên động địa họ đều nghỉ ra mà sản phẩm nào cũng liên quan trực tiếp đến tính mạng con người:

    Tất cả đều bàng hoàng đặt câu hỏi: Tại sao giới kinh doanh, sản xuất từ THĐL lại tàn độc như vậy. Đạo đức kinh doanh, nhân tính của họ có còn không?

    Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện trong Cổ học tinh hoa ứng đối. Câu chuyện đại ý là: vua Sở muốn làm nhục sứ thần nước Lỗ nên đã dùng một người giả là dân nước Lỗ vu cho anh ta tội ăn cắp và hỏi sứ thần nước Lỗ rằng: tại sao người nước Lỗ lại hay ăn cắp như vậy? Sứ thần trả lời rằng: "Thần trộm nghĩ: cây quýt ở phương Nam thì ngọt, đưa lên phương Bắc trồng lại chua. Người nước Lỗ vốn nhân từ, hiền lành, sang nước Sở lại phạm tội ăn cắp. Đó chẳng qua do thủy thổ mà ra cả".

    Vậy “thủy thổ” nào đã tạo ra người Trung Hoa xấu xí như vậy.

    Cây nào quả ấy:

    Người TH đã có bề dày lịch sử đáng nể, được xem là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại. Đặc biệt Văn hóa TQ được xây dựng trên nền tảng của lòng sùng kính trời đất, vua, cha mẹ và thầy giáo. Đó chính là yếu tố hài hòa giữa con người và vũ trụ làm nên bản chất người TH đó là lòng bao dung, đề cao Trung - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.

    Hậu quả nặng nề mà xã hội TQ gánh chịu không chỉ con số hàng chục rồi hàng chục triệu người vô tội ngã xuống mà chính là xã hội bị phân hóa, những phẩm chất tốt đẹp được xây dựng từ bao đời bổng chốc bị chà đạp, vứt bỏ. Tính thiện của con người được thay bằng sự độc ác, giả dối.

    Với tôn chỉ “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người” thì những người TQ không còn biết kính sợ điều gì nữa. Họ nuôi dưỡng, cổ súy cho những người máu lạnh, không còn biết kính trời, kính người. Biến con người thành những công cụ sắc lạnh, những con quỷ chỉ biết chém giết, đập phá . Từ CCRĐ đến CMVH đến Thiên An Môn…đã đưa con người đi đến cùng cực của sự bất nhân, làm những việc trái với luân thường đạo lý, sẵn sàng làm những việc trời không dung đất không tha.

    Sống bên cạnh ông láng giềng như vậy, chúng ta cần phải kiên định và hết sức cảnh giác.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này