1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5608 người đang online, trong đó có 546 thành viên. 20:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41833 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thực ra việc thành lập TPP là nhằm mục đích kìm hãm TQ.
    Trên thế giới đang hình thành thế trận liên hoàn bao vây TQ trên mọi mặt rồi: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ...
    Bây giờ muốn nhả đường lưỡi bò ra cũng khó. Cân kê! cân kê!!!
    Việt Nam mình phải tận dụng cơ hội thôi.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tập trung vào chuyên môn đi bác Phuongxa ơi.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Quan hệ Nhật-Trung:Tokyo hồ hởi, Bắc Kinh phản ứng lạnh nhạt

    Thứ hai 14/11/2011 09:27
    (GDVN) - Dầu mỏ vẫn là mối quan tâm chính của Nhật Bản trong vấn đề biển Hoa Đông, nhưng Trung Quốc có thái độ lạnh nhạt.


    Báo chí Nhật Bản, Trung Quốc cho biết, sáng ngày 12/11, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tổ chức hội đàm cấp cao lần đầu tiên tại Honolulu, thủ phủ của tiểu bang Hawaii, Mỹ.

    Hai bên trao đổi ý kiến về quan hệ Trung-Nhật và các vấn đề cùng quan tâm, nhất trí tiếp tục tăng quan hệ chiến lược, cùng có lợi Trung-Nhật.

    [​IMG]Hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC 2011
    Ông Hồ Cẩm Đào đề xuất ý kiến 5 điểm phát triển quan hệ song phương gồm:

    Một là, duy trì giao lưu cấp cao, tăng cường lòng tin chính trị. Lãnh đạo hai nước có thể duy trì tiếp xúc bên lề các hội nghị đa phương. Hai bên cần tăng cường triển khai đối thoại và giao lưu các cấp độ như chính phủ, chính đảng, quốc hội, nỗ lực tăng cường lòng tin, tạo nền tảng chính trị cho quan hệ chiến lược, cùng có lợi Trung-Nhật.

    Hai là, đi sâu hợp tác cùng có lợi, xây dựng điểm sáng về hợp tác. Trung-Nhật là đối tác hợp tác kinh tế thương mại chủ yếu của nhau, cần đi theo trào lưu phát triển của kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực "xanh", kinh tế "tuần hoàn", công nghệ cao, thúc đẩy nâng cấp chuyển đổi hợp tác kinh tế thương mại song phương, củng cố nền tảng vật chất quan hệ hai nước.

    Ba là, mở rộng giao lưu nhân văn, tăng cường tình cảm hữu nghị. Đặc biệt là tận dụng cơ hội kỷ niệm tròn 40 năm bình thường hóa quan hệ song phương để tổ chức các hoạt động giao lưu.

    Bốn là, thúc đẩy hợp tác khu vực, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế. Trung Quốc sẵn sàng cùng Nhật Bản nỗ lực cho bảo vệ hòa bình, ổn định Đông Bắc Á, bắt tay thúc đẩy hợp tác khu vực châu Á, tăng cường đối thoại, phối hợp, hợp tác ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường...

    Năm là, xử lý thỏa đáng bất đồng, bảo vệ đại cục ổn định.

    Trong hội đàm, Noda cho biết, quan hệ Nhật-Trung đều rất quan trọng đối với khu vực châu Á và thế giới, cần phải phát triển quan hệ ổn định song phương với tầm nhìn đại cục. Ông còn cho biết, sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội rất tốt đối với Nhật Bản.
    Khi bàn về vấn đề biển Hoa Đông, Noda cho biết, hy vọng biển Hoa Đông có thể trở thành biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Hy vọng chính phủ hai nước có thể sớm khôi phục đàm phán về khai thác chung dầu khí ở biển Hoa Đông, sớm ký kết thỏa thuận hợp tác khai thác có liên quan.

    Đối với vấn đề này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào không có phản hồi tích cực, chỉ cho biết: “Hai nước cần thiết tăng cường trao đổi về việc mở lại đàm phán”.

    [​IMG]Hội đàm cấp cao Trung-Nhật tại Honolulu - thủ phủ Hawaii, Mỹ
    Gần đây, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức tập trận chống đổ bộ với đối tượng giả định là Trung Quốc tại các hòn đảo ở khu vực phụ cận Okinawa và Kyushu. Tin cho biết, “Phản ứng này của ông Hồ Cẩm Đào rõ ràng là có sự không hài lòng và cảnh giác với việc Nhật Bản tăng cường lực lượng phòng thủ ở khu vực biển Hoa Đông”.
    Lãnh đạo hai nước đồng ý tăng cường quan hệ chiến lược, cùng có lợi, tích cực tạo dựng bầu không khí hữu nghị, chào đón tròn 40 năm khôi phục bình thường hóa quan hệ Nhật-Trung vào năm 2012.
    Lãnh đạo hai nước còn đồng ý sắp đặt chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của Noda trong năm.




    Đông Bình (Tổng hợp
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hội nghị cấp cao Đông Á sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông

    (Dân trí) - Hội nghị cấp cao của nhóm các nước Đông Á (EAS) tại Bali, Indonesia sẽ bàn tiếp về các vấn đề thương mại được đưa ra thảo luận tại APEC, cũng như vấn đề tranh chấp trên Biển Đông - Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm qua cho biết.

    Ông Pitsuwan nói: “Theo tôi, APEC thảo luận về các vấn đề thương mại, những thuận lợi cho thương mại và tự do hóa thương mại. Còn hội nghị Bali sẽ bàn về các vấn đề giúp thăng tiến thương mại. Đó sẽ là vấn đề an ninh, các lợi ích chiến lược cho mỗi quốc gia thành viên.”

    Trong số 21 nước thành viên APEC, 18 nước dự kiến sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á và có 14 quốc gia gửi đại diện tham gia cả hai cuộc họp năm nay.

    Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Bali trong hai ngày 17-18/11.

    Tiếp theo đó là Hội nghị cấp cao Đông Á hôm 19/11. An ninh đã bắt đầu được tăng cường từ hôm qua, 14/11, ở khu vực trung tâm Nusa Dua, thủ phủ của đảo Bali.

    Hà Khoa
    Theo AP, Philippine Star, AFP

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...g-A-se-thao-luan-van-de-Bien-Dong/7358866.epi




    Biển đông không chỉ là vấn đề của ASEAN, mà là vấn đề của ĐÔNG Á, CHÂU Á và TOÀN THẾ GIỚI rồi.
    Các bác nhà mình giỏi thiệt.


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Mãi mãi một niềm tin ! Mãi mãi một tình yêu !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:40, 03/01/11


    Được cảm ơn 6666 lần

    Toàn lộc , số hên , sướng quá ta !
    Nay mai sóng lớn , lại mua nhà !
    Giờ canh cổ tốt , ôm cho chặt !
    Chờ chứng tăng trần thì bung ra !
    Mặc kệ ai kêu than khóc mướn !
    Rung cây nhát khỉ , muốn lùa gà ...
    Cảm ơn chim lợn ban lòng tốt !
    Tiền tui , tui giữ , đừng có la !

    Ha ha ha !!!

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))




  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tự sướng ghê quá !!!:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Món này là món võ Judo ...
    Putin từng giả điên khiêng đồ ...
    Việt Nam nay học theo Nga ngố ...
    Tàu ngẫn ngơ ... thua rồi ! Hô hô !!!

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Nghề vệ sĩ nữ phát triển nhanh ở TQ


    Cập nhật: 16:24 GMT - thứ hai, 14 tháng 11, 2011

    [​IMG] Phóng viên BBC Martin Patience gặp một vài vệ sĩ nữ người Trung Quốc đang được đào tạo


    Trong bộ complet đen lịch lãm và đi giầy cao gót, Chen Hai Rong trông cũng giống như một nhân viên văn phòng bình thường nào khác.
    Nhưng khi cô bước ra khỏi xe hơi, phong cách quan sát với tai nghe đen bên tai gợi cho thấy một điều gì đó không bình thường.

    Chủ đề liên quan



    Cô nhìn khu đỗ xe với ánh mắt như chim đại bàng, đầy tập trung.
    Vị khách hàng giàu có bước ra khỏi xe và cô Chen, cùng với một đồng nghiệp nữ khác, nhanh chóng tháp tùng nữ doanh gia này vào tòa nhà gần đó.
    "Có những lúc phụ nữ khỏe và giỏi hơn nam giới," cô Chen nói.
    Cô gái 21 tuổi này là một trong số ngày càng nhiều phụ nữ chọn tham gia thế giới mạnh thường quân làm nghề vệ sĩ.
    Người ta ước tính có 3.000 công ty vệ sĩ với những quy định lỏng lẻo cạnh tranh lẫn nhau trong việc cung cấp dịch vị bảo vệ tư.
    'Có chị em'
    Trong số những người thuộc giới thượng lưu giàu có đang ngày càng đông tại Trung Quốc, phụ nữ chiếm 1/3 con số các nhà triệu phú của nước này.
    Với tình trạng bất mãn về khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, nhiều phụ nữ nay tìm kiếm được bảo vệ cá nhân.
    Wen Cui, một doanh gia thành đạt, đã thành lập Guodun, một công ty cung cấp dịch vụ an ninh tư cho thị trường này.
    Bà vươn ra lĩnh vực này từ một thế giới yên bình hơn đó là điều hành một chuỗi các nhà trẻ.
    Ý tưởng dịch vụ bảo vệ tư, do vệ sĩ nữ đảm nhận, xuất phát từ chính kinh nghiệm cá nhân của bà. Bà hai lần bị trấn lột khi đi làm việc.
    "Có một vệ sĩ nữ cũng hơi giống như có một chị em gái vậy," bà giải thích. "Họ có thể trông chừng cho quý vị."
    Wen Cui cho biết bà đã nhận một đơn đặt hàng mới đào tạo 30 vệ sĩ nữ.
    Bà cho biết các khách hàng nữ thường thích chọn vệ sĩ nữ hơn vệ sĩ nam vì họ ít bị để ý hơn và cũng ít có bê bối hơn.
    "Nếu có một vệ sĩ nữ thì quý vị có thể ở chung phòng," bà nói.
    "Người ta sẽ nghĩ cô ấy là thư ký của quý vị. Nhưng nếu là đàn ông, thì người ta có thể có ấn tượng không đúng."
    Nhìn chung, công ty của bà Wen đang đào tạo 60 nhân viên mới tuyển mộ. Họ được những người trước đây ở trong quân đội luyện tập tại một trại đào tạo đặt trong một căn cứ quân sự.
    Trong thời gian học khóa 6 tháng đó, những phụ nữ này - hầu như tất cả đều tốt nghiệp - được học một loạt các kỹ năng trong đó có võ kung fu, quan sát và sơ cứu. Họ thậm chí được học các lớp về ứng xử để có thể ứng xử thích hợp khi ở bên các khách hàng của mình.
    Một nghề đáng làm?
    Xie Xingjiang, 19 tuổi, một trong số những nhân viên tuyển dụng mới đây nhất, đang đổi sự yểu điệu lấy sức mạnh.
    Cô vốn được đào tạo làm kế toán nhưng luôn muốn là một vệ sĩ. Bất chấp áp lực từ cha mẹ muốn cô tìm một công việc văn phòng, cô Xie nay đang thực hiện ước mơ của mình.
    [​IMG] Bà Wen Cui phát hiện một cơ hội kinh doanh có thể thành công vào khi nhu cầu vệ sĩ nữ gia tăng


    Bà Wen Cui đã nhìn thấy một cơ hội làm ăn có thể thành công vào khi nhu cầu ngày càng gia tăng cần dịch vụ bảo an ninh phụ nữ.
    "Tôi vốn xem rất nhiều phim hành động khi còn trẻ," bà nói. "Tôi muốn giống như họ."
    Với những người đi được vào nghề này, họ có thể kiếm được nhiều tiền.
    Công ty thu phí khoảng $300 (tương đương 188 bảng Anh) một ngày khi thuê một vệ sĩ nữ (và nhân viên của công ty có thể được trả lương $100 một ngày).
    Một gói hợp đồng hạng vàng, bao gồm 6 vệ sĩ và hai xe hơi, có thể tốn $3000 một ngày.
    Gan Dongxia, một nhà đầu tư giàu có, thường sử dụng dịch vụ này. Bà cho biết bà cảm thấy an toàn hơn khi được bảo vệ cá nhân.
    "Một số bạn bè tôi có dính tới những vụ tranh chấp và họ đã bị bắt cóc," bà nói. "Ở đây có thể khá nguy hiểm. Vì thế khi công việc làm ăn của tôi phát triển, tôi cảm thấy tôi cần có vệ sĩ riêng bảo vệ."
    "Có vệ sĩ ở bên cũng tốt vì mọi người tỏ ý nể trọng tôi hơn," bà nói thêm.
    Trung Quốc có thể là một đất nước đang giàu lên mỗi năm. Nhưng cảm giác bức bối tức giận cũng đang dồn nén lại ở những người bị thiệt thòi.
    Với tầng lớp giàu có bậc trên ngày càng nhiều người thuê vệ sĩ, nghề làm vệ sĩ nữ này sẽ tiếp tục phát triển tại Trung Quốc.
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vì sao sư sãi Tây Tạng tự thiêu?


    Trung Quốc





    “… Ngọn lửa phát ra từ một con người. Thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu ông đen dần và hóa than… Khi cháy, ông không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.
    Thế giới bị sốc trước hình ảnh tự thiêu kinh hoàng của vị hòa thượng phản đối những tội lỗi của chính thể Nam Việt Nam được Mỹ bảo trợ.
    Một loạt các vụ tự thiêu ở Tây Tạng từ tháng Ba năm nay cũng gây sốc đến nỗi truyền thông và người quan sát không thấy dễ dàng để tường thuật và phân tích khách quan.
    Vì sao tự thiêu?
    Từ ngày 11/03, nhiều người Tây Tạng đã tự thiêu, trong đó có 6 người chết vì các vết thương.
    Chính quyền Trung Quốc cáo buộc lãnh đạo tinh thần lưu vong Dalai Lama và các ủng hộ viên đã khuyến khích các vụ phản đối như vậy.
    Dalai Lama thì nói “chính sách tàn nhẫn” của Trung Quốc với người Tây Tạng đã gây ra những cái chết do tự thiêu gần đây.
    Woser, một blogger Tây Tạng có tiếng, dẫn lời Gyaltsen Rinpoche, hội phó Hội Phật giáo Tứ Xuyên thân Trung Quốc, nói rằng, “tự sát là tội nặng chiếu theo lời Phật dạy, tự gây hại cho cơ thể mình vì bất kỳ lý do gì cũng đi ngược bản tính con người; một loạt các vụ tự hủy thân xác của các vị sư đã gây bối rối và kinh hoàng trong xã hội.”
    Nhưng Woser chỉ ra rằng những người Tây Tạng tự thiêu đã hy sinh thân mình giống y như Hòa thượng Thích Quảng Đức 48 năm trước – họ đều là những tử sĩ vĩ đại.
    Theo blogger Woser, những người tự thiêu phản đối ở Tây Tạng gửi thông điệp cảnh báo cho những kẻ đàn áp và gây chú ý cho thế giới. Woser cảm thấy “chính những kẻ bạo chúa và chính thể ác độc mới chống nhân loại, mới thiêu đốt các nhà sư và người dân Tây Tạng.”
    Quy trách nhiệm
    [​IMG] Đã có nhiều vụ nhà sư tự thiêu ở Tây Tạng gần đây


    Người Tây Tạng có nhất thiết phải tự thiêu để phản đối? Liệu các vụ tự thiêu có dẫn đến sự bắt chước? Những vụ như thế sẽ thay đổi chính trị Tây Tạng ra sao?
    Dibyesh Anand, học giả về quan hệ quốc tế ở Đại học Westminster, London, nghĩ rằng giới chức Trung Quốc và chính phủ lưu vong Tây Tạng dưới quyền tân lãnh đạo Colan Tripa Sangay đã đổ lỗi cho nhau quanh các vụ tự thiêu. Nhưng ông nói cả hai phía đều không làm đủ để ngăn khả năng xảy ra thêm các vụ mất mạng mới trong tương lai.
    Giáo sư Anand tin rằng không có khả năng một quốc gia nào sẽ cảm thấy đủ mạnh để gây sức ép buộc Trung Quốc thực thi những thay đổi cần thiết và cải thiện tình hình ở Tây Tạng.
    Theo ông, chính phủ Tây Tạng lưu vong và người ủng hộ có thể làm nhiều hơn để ngăn không có thêm người chết vì tự thiêu. Nhưng họ lại bày tỏ đoàn kết với những người này, và như thế có thể khuyến khích người Tây Tạng tự hủy thân xác để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

    Chiến thuật này có thể tan vỡ vì các vụ tự thiêu có thể bị truyền thông Trung Quốc sử dụng để mô tả người Tây Tạng là những kẻ cuồng tín tôn giáo.

    Phản ứng chính thức của Trung Quốc là hành vi này cần lên án, và chê trách phong trào ly khai Tây Tạng “cổ vũ” những vụ như thế.
    Sức mạnh từ bên dưới
    "Trong mắt một số người Tây Tạng lưu vong, mâu thuẫn giữa chính phủ lưu vong và chính quyền Trung Quốc là một yếu tố, nhưng lực đẩy thật của các vụ phản đối – những người Tây Tạng bình thường sống bên trong Trung Quốc – đã bị đánh giá chưa đúng tầm."



    Trong quá khứ, Dalai Lama luôn lên án các vụ tự thiêu. Nhưng Dalai Lama lại bày tỏ quan điểm khác khi nói về các vụ tuyệt thực của người Tây Tạng lưu vong diễn ra ở Ấn Độ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, Dalai Lama tỏ ra thận trọng hơn và khó biết quan điểm của ngài về các vụ phản đối.
    Trong mắt một số người Tây Tạng lưu vong, mâu thuẫn giữa chính phủ lưu vong và chính quyền Trung Quốc là một yếu tố, nhưng lực đẩy thật của các vụ phản đối – những người Tây Tạng bình thường sống bên trong Trung Quốc – đã bị đánh giá chưa đúng tầm.
    Chính phong trào biểu tình “bình dân” này có thể làm tương lai các cuộc phản đối trở nên khó đoán và khó được cả hai phe kiềm chế.

    Mặt khác, Wang Lixiong, một học giả độc lập người Trung Quốc viết về Tân Cương và Tây Tạng, thường xuyên bày tỏ lo ngại rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người Hán có thể không kiểm soát nổi một khi chính trị được cởi trói bớt. Ông lo ngại khi đó, chủ nghĩa dân tộc có thể bắt chính trị trở thành “con tin”.
    Nếu kịch bản đó xảy ra, giới chính khách Trung Quốc có thể đối mặt với sự kháng cự của người Tây Tạng và Tân Cương. Nó có thể tạo ra thêm các biện pháp đàn áp khắc nghiệt hơn, thậm chí đổ máu do xung đột sắc tộc.
  10. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Pic này nhảy tùm lum hết tìm mãi mới thấy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này