1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2988 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 41841 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Đại gia Trung Quốc đua nhau “đổ tiền” vào Mỹ

    15/11/2011 11:58 (2 giờ trước) - Đã có 1797 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Bất chấp sự phân biệt giàu nghèo và những bất ổn của một xã hội đa văn hóa, Mỹ vẫn là miền đất hứa đối với giới nhà giàu trên toàn thế giới, đặc biệt là những đại gia đến từ Trung Quốc.


    Tag: đại gia, triệu phú, trung quốc, hurun report, Mỹ, đất hứa, nhà giàu, chấp sự, đổ tiền, thẻ xanh, cục nhập
    Theo Cục Nhập cư và Quản lý công dân Mỹ, đã có hàng ngàn người giàu Trung Quốc đăng ký xin visa hạng EB-5, hay còn gọi là chương trình “thẻ xanh” của Mỹ. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư 1 triệu USD vào khu vực bình thường hoặc đầu tư 500.000 USD vào khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao (TEA), đồng thời tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian. Các nhà đầu tư này sẽ phải trải qua quy trình kiểm tra tính hợp pháp của tiền đầu tư. Họ và gia đình có thể được công nhận là công dân Mỹ sau 5 năm nếu hoàn thành được tất cả các yêu cầu trên.
    Trên thế giới có vô số người đăng ký chương trình này. Nhưng có lẽ số lượng triệu phú, tỷ phú Trung Quốc chiếm phần lớn nhất và cũng là những người hưởng lợi nhiều nhất.
    Theo số liệu từ Cục này, trong năm 2011, đã có 2.969 công dân Trung Quốc đăng ký chương trình này và đã có 934 người được chấp nhận. Con số này chiếm hơn 3/4 tổng số người đăng ký và tổng số người được chấp nhận. So với những năm trước đây, con số này đã tăng vọt. Năm 2007, chỉ có 270 công dân Trung Quốc đăng ký chương trình này và chỉ có 161 người được chấp nhận.
    Có thể dễ dàng nhận thấy lý do của sự tăng vọt này là việc Trung Quốc ngày càng có nhiều triệu phú, tỷ phú. Tuy nhiên, cũng có một lý do nữa là lớp triệu phú, tỷ phú mới này luôn muốn xuất ngoại để có cuộc sống tốt hơn.
    Cũng theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và hãng nghiên cứu Hurun Report, có hơn một nửa số triệu phú của Trung Quốc đã và đang cân nhắc sẽ xuất ngoại. Nghiên cứu này cũng cho thấy lý do lớn nhất là vì sự nghiệp giáo dục cho con cái họ.
    Điểm đến hàng đầu của những đại gia này là Mỹ, chiếm 40%, theo sau là Canada với 37%, Singapore 14% và châu Âu 11%.
    Từ nhiều năm nay, chương trình EB-5 của Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số người thì cho rằng chương trình này đem lại nhiều dự án đầu tư cho Mỹ trong khi những người khác lại cho rằng đây là một chương trình bán quốc tịch đầy vụ lợi, và nó không thực sự đem lại lợi ích cho lĩnh vực việc làm của Mỹ.




  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Sản xuất kinh doanh kiếm tiền tiêu ...
    Trời thương tài phát lộc vô nhiều ...
    Phần tái đầu tư , phần đóng thuế ...
    Góp phần canh giữ chốn tiền tiêu !
    Tiền tiêu : biên giới và hải đảo !
    Hổng phải tiền tiêu như Việt kiều !
    Từng bắt tù binh thu vũ khí !
    Nào phải ba hoa với nói điêu ?

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tiền bình ổn trôi theo sòng chứng khoán
    Doanh nghiệp bình ổn giá “nướng” 174 tỷ đồng vào chứng khoán
    Là một doanh nghiệp Nhà nước lớn với vốn điều lệ 3.600 tỷ đồng, bên cạnh việc kinh doanh, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) còn được giao nhiệm vụ bình ổn giá.
    Tuy nhiên, khi bình ổn giá gạo, Satra chỉ hoàn thành chưa đầy 6% kế hoạch. Trong khi đó, Tổng cục Thuế vừa phát hiện doanh nghiệp này tổn thất tới 174 tỷ đồng vì đầu tư chứng khoán.

    Mua 103.000 đồng, còn 23.000 đồng/cổ phiếu

    Mặc dù năm 2010, mức bảo toàn vốn của Satra là 1,09. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng đã thiệt hại không ít. Satra đã góp 2.229 tỷ đồng đầu tư vào 66 đơn vị thì vẫn có hơn 799,7 tỷ đồng góp vào 20 đơn vị không bảo toàn được vốn đầu tư, số vốn tổn thất phải trích dự phòng lên tới 268,6 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Trụ sở Satra tại TP HCM.

    Tính đến hết quý I/2011, Satra vẫn còn hơn 546,4 tỷ đồng vốn đầu tư tại 8 đơn vị thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Trong đó, 6/8 đơn vị này là các ngân hàng với số vốn hơn 490 tỷ đồng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, đầu năm 2009, Chính phủ đã có Nghị định 09/NĐ-CP, quy định rõ: Đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty Nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp .

    Điều này đã đem lại hậu quả hiển nhiên. Chỉ có 4/8 đơn vị doanh nghiệp mà Satra đầu tư bảo toàn được vốn đầu tư (177 tỷ đồng). Có 4 đơn vị đầu tư với số vốn 369,4 tỷ đồng không bảo toàn được vốn đầu tư, số vốn tổn thất do cổ phiếu giảm giá lên tới hơn 174 tỷ đồng, bằng 31,9% vốn đầu tư. Điển hình của việc đầu tư dàn trải, dễ dãi là thương vụ mua cổ phiếu Vietcombank (VCB) năm 2008. Khi đó, Satra ký hợp đồng với Công ty CP quản lý Quỹ đầu tư Thành Việt với nội dung: Satra ủy thác cho Thành Việt đầu tư cổ phần của VCB, số lượng 481.095 cổ phiếu với giá 103.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hơn 49,5 tỷ đồng.

    Thực chất đây là hành động mua gom cổ phiếu VCB từ 44 nhà đầu tư tổ chức, cá nhân. Toàn bộ số tiền này đã được chuyển hết cho Thành Việt. Tháng 2/2008, Thành Việt xác nhận đã thực hiện hợp đồng, kèm theo danh sách 33 nhà đầu tư với số lượng như cam kết. Việc Thành Việt tự ý rút từ 44 xuống 33 nhà đầu tư, sau đó đã chuyển tiền sai địa chỉ thỏa thuận 2 cá nhân hơn 12,4 tỷ đồng được quy trách nhiệm cho Satra đã sơ hở, thiếu chặt chẽ.

    Mặc dù Satra đã chuyển trả hết 49,5 tỷ đồng theo hợp đồng nhưng đến hết tháng 7/2011, doanh nghiệp này mới nhận được 266.095 cổ phiếu VCB tương đương 27,4 tỷ đồng. Sau nhiều tranh cãi, tháng 12/2010, Satra mới khởi kiện ra TAND Quận 3 (TP HCM) để đòi nợ, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong. Số tiền chưa thu hồi được là 22,1 tỷ đồng của 215.000 cổ phiếu mới chỉ là thiệt hại tính trên giá mua 103.000 tỷ đồng; còn tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 11/11/2011, giá cổ phiếu VCB chỉ còn hơn 23.000 đồng/cổ phiếu.

    Nhận vốn bình ổn giá rồi làm ngơ

    Thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn, UBND TP HCM đã ban hành các cơ chế, chính sách và kế hoạch triển khai công việc. Trong đó, dùng ngân sách thành phố, cho vay không lãi để doanh nghiệp đảm bảo bán hàng đến người tiêu dùng, nhất là người dân ngoại thành, công nhân lao động tại các KCN... với giá bán thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%,và giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện chương trình.

    Satra cũng được vay hơn 11,3 tỷ đồng không lãi suất trong 10 tháng để bình ổn giá mặt hàng gạo trắng thường, số lượng 1.700 tấn/tháng. Doanh nghiệp này đã đăng ký giá với Sở Tài chính TP HCM, giá bán gạo ổn định là 8.500 đ/kg tại 66 cửa hàng.

    Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng, từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011, Satra chỉ mua vào 900 tấn và bán ra hơn 604 tấn, bình quân 100,78 tấn/tháng, bằng chưa đầy 6% kế hoạch. Và một phần số gạo này cũng không bán lẻ đến tay người tiêu dùng mà 30 tấn được bán buôn cho Công ty TNHH thời trang Dệt may Việt Nam; 100 tấn bán cho Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM.

    Theo Anh Phương
    Đất Việt
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    DƯ LUẬN BÁO CHÍ TRUNG QUỐC:

    Nhật-Ấn-Mỹ đối thoại chiến lược kiềm chế Trung Quốc

    Thứ ba 15/11/2011 13:42
    (GDVN) - Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có nhiều thay đổi, nhất là quan hệ giữa các chủ thể lớn trong quan hệ quốc tế.

    Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 13/11 đưa tin, một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tổ chức đối thoại chiến lược vào trước cuối năm.

    Một số nhà quan sát cho rằng, động thái này là nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng cũng có người cho rằng, đây là kết quả phát triển tự nhiên từ sự trỗi dậy của cường quốc khu vực mới.

    Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng, năm 2009, 3 nước Ấn-Nhật-Mỹ từng định tổ chức đối thoại chiến lược 3 bên tương tự, nhưng không thể toại nguyện do sự ngờ vực của Bắc Kinh
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ - Trung khẩu chiến vì tiền




    [​IMG]
    Trung Quốc vừa phản pháo những bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Bắc Kinh phải cư xử "như người lớn" trong chính sách tiền tệ và thương mại.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân bảo vệ chính sách tiền tệ và đầu tư của nước này. Theo ông Lưu, Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát tình trạng thất thường của tỷ giá hối đoái chứ không phải dìm giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa của họ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Lưu khẳng định Bắc Kinh sẽ kiểm soát tỷ giá theo tiến độ đã định.
    Lưu cho biết ngay cả khi đồng nhân dân tệ tăng đáng kể, điều đó không giúp giải quyết các vấn đề mà Mỹ đang gặp phải. Theo ông, thâm hụt thương mại, tỷ lệ thất nghiệp và cái mà ông mô tả là "những rắc rối về cơ cấu kinh tế" của Mỹ không phải do Trung Quốc gây ra.
    Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong một cuộc họp báo bên lề APEC, cho biết ông đã yêu cầu cầu Bắc Kinh tuân theo luật đầu tư nước ngoài. Sau khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii cuối tuần trước, Obama cho biết luật quốc tế được đưa ra để tất cả các quốc gia tuân theo và cho phép họ cạnh tranh với nhau. Ông cho biết Mỹ "luôn cho rằng Trung Quốc phải tuân theo các quy luật giống các nước khác". Phát biểu này của Obama đặc biệt gây chú ý bởi ông đã dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ.
    "Vai trò của họ đã khác nhiều so với 20-30 năm trước, khi mà việc họ phá vỡ luật lệ không ảnh hưởng gì cả. Giờ đây, họ đã trưởng thành và vì thế họ phải làm việc một cách có trách nhiệm", VOA dẫn lời Obama cho biết.
    Lưu bác bỏ quan điểm của Obama rằng Trung Quốc như chưa trưởng thành và gây bất lợi. Ông Lưu nói chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc phải tuân theo luật quốc tế. Ông kêu gọi Mỹ cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Mỹ.
    Lưu cũng cho rằng Washington cần nới lỏng các quy định về xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tới Trung Quốc, khẳng định điều này sẽ mang lợi ích nhiều cho các công ty Mỹ. Mỹ cấm bán một số công nghệ hiện đại cho Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia.
    Không chỉ có Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng tiền. Liên minh châu Âu cũng chỉ trích Bắc Kinh dìm giá đồng nhân dân tệ để đưa Trung Quốc thành trung tâm sản xuất và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
    Theo Mai Trang
    VnExpress
  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ý đồ gì sau vụ tàu CSB Việt Nam đuổi tàu giám sát biển Trung QuốcNov 13, '11 2:48 AM
    for everyone
    YouTube đăng tải clip tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc "bị quấy rối", các nhà phân tích đang đặt câu hỏi về thời gian và động lực của việc phát hành đoạn phim


    Sụ việc một tàu Việt Nam"quấy rối" tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc, nó có thể thúc đẩy những cơn giận dữ trực tuyến và âm mưu ngoại giao, với sự kiện này nhiều câu hỏi được đặt ra hơn là câu trả lời.


    Các phái viên khu vực và các nhà phân tích quân sự đang cố gắng để xác nhận các chi tiết quan trọng về vụ việc. Cho đến nay, Hà Nội và Bắc Kinh chưa có phản ứng gì .


    "Trong một thời gian chúng tôi đã được từ phía Việt Nam đã phản ánh có nhiều trường hợp va chạm và quấy rối đã được báo cáo," một trong Tùy viên quân sự châu Á tại Hà Nội. "Nhưng chúng tôi không thể chắc chắn thời gian và sự việc xảy ra, nhưng có thể thấy sự việc xuất hiện rất gần đây."


    Đoạn phim cho thấy một con tàu từ Cảnh sát biển Việt Nam đuổi theo và bắt kịp một con tàu từ hạm đội biển thuộc đội tàu giám sát biển Trung Quốc. Con tàu Việt Nam sau đó đâm mạnh vào tàu Trung Quốc nhưng không có trao đổi rõ ràng giữa thủy thủ đoàn .


    Đoạn phim này được đưa ra trong bối cảnh một loạt các hoạt động ngoại giao gần đây của Việt Nam - Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông. Một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và việc cắt cáp thăm dò ngoài khơi miền Nam Việt Nam hồi đầu năm nay đã chứng kiến mối quan hệ "anh em" - sụt giảm đến mức thấp nhất trong 20 năm.


    Quan chức hải quân cấp cao của Mỹ cảnh báo ở Hồng Kông trong tuần này, ông sợ "những sự việc nhạy cảm" trong tranh chấp khu vực có thể gây ra nguy hiểm bởi những "tính toán sai lầm chiến thuật ".


    Học giả Singapore ông Storey đã cảnh báo rằng đoạn phim "đặt ra những câu hỏi quan trọng về tranh chấp Trung-Việt trong vùng biển phía Nam Trung Hoa ".


    "Tại sao đoạn video được chiếu lại quay sự cố xảy ra? Tại sao Trung Quốc phản đối nó, Và quan trọng nhất, khi sự cố xảy ra? Sau cuộc họp song phương vào tháng Chín, trong đó cả hai bên đã đồng ý để gạt đi những căng thẳng ? " Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết. "Thật không may hiện nay không có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi này."


    Một báo cáo của cơ quan Phân tích tình báo tư nhân có trụ sở tại London, công ty độc quyền ghi nhận đoạn video được phát hành thông qua các phương tiện truyền thông xã hội Việt Nam ngày 28 tháng 10 và được đăng tải trên nhiều các trang web xã hội phương tiện truyền thông Trung Quốc, đã thúc đẩy "rất nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan phản đối kịch liệt ".


    Chuyên gia Trung Quốc đặt câu hỏi về độ tin cậy của các đoạn phim và suy nghĩ ý đồ phía sau việc tung đoạn phim.


    Tiến sĩ Zhang Mingliang, từ Đại học Tế Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết báo chí Việt Nam đã tung ra thêm một câu chuyện về ba tàu hải quân Trung Quốc nổ súng cảnh cáo để ngăn chặn tàu đánh cá Việt Nam trong một khu vực tranh chấp Biển Đông vào ngày 31 tháng 5. Điều đó dẫn đến những lời chỉ trích của Trung Quốc tại cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á một tháng sau đó. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Bali, Indonesia, trong tuần này.


    "Đoạn phim rõ ràng được quay và đưa lên mạng bởi các cơ quan chức năng của Việt Nam trong thời gian này," ông nói thêm. "Việt Nam tận dụng và tạo cơ hội tốt để tăng khả năng thương lượng của mình trước khi một số sự kiện lớn diễn ra, tôi nghi ngờ hành động này là màn chơi chiến thuật trước thềm Hội nghị Cấp cao Đông Á."


    Giáo sư Wang Hanling, một học giả tại Singapore và là giám đốc trung tâm về các vấn đề đại dương tại Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh Trung Quốc cho biết theo cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc cho ông biết rằng họ đã không được thông báo "của bất kỳ vụ va chạm".


    Nhà phân tích Gary Li cho biết ông ngạc nhiên về sự táo bạo thể hiện bởi người Việt Nam trong đoạn video.


    Theo: SCMP
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Indonesia mời chào doanh nghiệp và ngư dân Việt

    (Dân Việt) - Bộ Thủy sản và Các vấn đề về biển Indonesia đã có lời mời chào chính thức đến các doanh nghiệp và ngư dân Việt Nam sang khai thác và đánh bắt thủy hải sản tại một số vùng biển nước họ.


    Nguồn hải sản dồi dào
    Theo Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ NNPTNT VN, chỉ riêng trong năm 2010, Indonesia đã bắt giữ 76 tàu với hơn 700 ngư dân VN đánh bắt trái phép trên vùng lãnh hải của họ. Lời mời của phía Indonesia nhằm chấp dứt tình trạng đánh bắt bất hợp pháp rồi bị bắt của một số ngư dân VN trong thời gian qua.
    [​IMG]Ngư dân VN đang có cơ hội tốt ra biển nước ngoài khai thác để tăng thu nhập.

    Tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp (DN) và ngư dân VN diễn ra tại TP.HCM vào ngày hôm qua (14.10), ông Rear Admiral Syahrin Abdurrahman - Tổng Cục trưởng Tổng cục Kiểm ngư (Bộ Thủy sản và Các vấn đề về biển Indonesia), đã bày tỏ mong muốn chấp dứt tình trạng trên và Indonesia sẵn sàng “trải thảm đỏ” mời các DN và ngư dân VN sang hợp tác đầu tư khai thác, đánh bắt và chế biến thủy hải sản hợp pháp tại đất nước họ.
    Hiện nay Indonesia có vùng biển với trữ lượng thủy hải sản rất lớn nhưng kỹ thuật khai thác, bảo quản, chế biến thủy hải sản còn hạn chế nên hàng năm đều không khai thác hết sản lượng khai thác cho phép.
    Theo ông Đỗ Anh Dũng - Giám đốc Công ty CP Đại Dương, đơn vị đã hợp tác đánh bắt trên ngư trường Indonesia từ năm 2009 đến nay cho biết, trung bình một tàu cá có thể khai thác được 50 tấn/tháng với các loại thủy hải sản có trọng lượng lớn, chất lượng tốt, còn tàu câu cá ngừ đại dương thì có sản lượng khoảng 20 tấn/tháng.
    Ngoài việc tạo điều kiện cho các DN chế biến sản phẩm thủy sản đánh bắt đầu tư, phía Indonesia cũng rất mong muốn các DN nuôi và chế biến tôm, cá basa của VN sang hợp tác đầu tư tại vùng Pagua. Vì đây là vùng có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với miền Tây Nam Bộ của VN, với diện tích khoảng 400.000km2 trong khi dân số chỉ có 2 triệu người.
    Nhiều quy định khắt khe
    Theo ông Hoàng Đình Yên - Phó Cục trưởng Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), với tình hình thiếu nguyên liệu sản xuất trong nước như hiện nay, các DN đang khá quan tâm đến ngư trường Indonesia. Hiện đã có 5 DN VN có giấy phép khai thác, đánh bắt tại một số vùng biển Indonesia là Công ty Đại Dương (Bình Định), Thiên Triều, An Thái, Long Hải Long (đều ở TP.HCM) và Nam Cường (ở Tiền Giang).
    Ông Hoàng Đình Yên cũng lưu ý các DN về các điều kiện để có giấy phép đánh bắt ở vùng biển Indonesia khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều giấy tờ và khá nghiêm ngặt.
    “Ngoài việc xây dựng đội tàu cá, phía bạn yêu cầu DN VN phải xây dựng một nhà máy chế biến thủy hải sản tại đất nước họ và thuê nhân công người Indonesia vào làm việc. Đây là những điều kiện hết sức ngặt nghèo vì ở nước ta, đội ngũ DN chế biến thủy hải sản và đội tàu cá của ngư dân tách biệt hẳn nhau, nên để có thể đầu tư sang Indonesia, 2 thành phần này phải hợp tác với nhau” – ông Yên phân tích.
    Ngoài ra, một số khó khăn khác mà các DN VN đã gặp phải khi sang đánh bắt tại Indonesia cũng được nêu ra tại cuộc họp là các tàu khai thác sai vùng biển phía bạn quy định, đánh bắt các loại thủy hải sản khác với giấy phép được cấp, không đóng phí nhập khẩu tàu, không bật thiết bị định vị toàn cầu lên, thuyền viên vi phạm quyền và nơi đi lại,…
    “Có trường hợp DN ở Tiền Giang hợp tác với ngư dân ta đưa tàu sang khai thác tại vùng biển Indonesia. Hợp đồng đã ghi rõ thời hạn đi là 1 năm, ấy thế mà đi chưa được mấy ngày, thuyền trưởng và thuyền viên cứ vô tư quay tàu chạy về rồi chạy qua lại nước bạn và bị bắt” - ông Yên cho hay.
    Ngọc Minh
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đối thủ cực mạnh của Trung Quốc ở hướng Tây

    Thứ ba 15/11/2011 14:29
    (GDVN) - Ấn Độ đã, đang và sẽ không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự xung quanh khu vực biên giới Trung-Ấn để bảo vệ chủ quyền.


    Chi 13 tỷ USD để tăng cường binh lực

    Ngày 2/11, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, Ấn Độ có kế hoạch tuyển mộ gần 100.000 binh sĩ trong 5 năm tới, triển khai ở biên giới Trung-Ấn để tăng cường sức mạnh cho quân đội Ấn Độ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch hiện đại hóa và khuếch trương quân sự với chi phí gần 13 tỷ USD.
    Một khi kế hoạch này được nội các phê chuẩn, đây sẽ là một kế hoạch hiện đại hóa và khuếch trương quân sự lớn nhất trong lịch sử quân đội Ấn Độ, đồng thời cũng là sự triển khai quy mô lớn nhất của Ấn Độ ở biên giới Trung-Ấn kể từ chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 đến nay.

    [​IMG]Máy bay MiG-29 của Không quân Ấn Độ
    Báo “Quang Minh” cho rằng, tại khu vực biên giới có tranh chấp, sự thay đổi trong việc triển khai lực lượng quân sự phản ánh rất rõ sự thay đổi quan hệ song phương, hơn nữa việc đơn phương tiến hành điều chỉnh lực lượng quân sự đánh dấu sự thay đổi ý đồ chiến lược của nước này đối với khu vực biên giới.
    Như vậy, sau khi ký kết hiệp định hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc, tại sao Ấn Độ lại đơn phương tăng quân ở biên giới?
    Theo bài báo, mở rộng quân bị, ngăn chặn Trung Quốc được coi là điều xem xét quan trọng đầu tiên của Ấn Độ khi quyết định tăng quân ở biên giới Trung-Ấn. Từ lâu, trở thành một nước lớn trên thế giới luôn là nhu cầu chính trị của Ấn Độ, trong khi đó, về quân sự, trở thành một nước lớn quân sự trên thế giới là chiến lược đã định để Ấn Độ thực hiện mục tiêu nước lớn.
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từng cho rằng: Ấn Độ chỉ có sở hữu một lực lượng quân sự mạnh, mới có thể đi xa hơn. Đối với vấn đề này, Ấn Độ đã đẩy nhanh các bước mở rộng quân bị toàn diện.

    [​IMG]Đến nay, Ấn Độ đã triển khai 240-300 máy bay chiến đấu, 5 sư đoàn bộ binh miền núi và 1 sư đoàn cơ giới hóa ở khu vực biên giới phía Đông (bao gồm khu vực Nam Tây Tạng)
    Hơn 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Ấn Độ tăng 7-8%/năm, đứng thứ 9 trên thế giới. Ấn Độ cũng trở thành nước mua vũ khí lớn số 1 thế giới. Việc tăng quân quy mô lớn lần này là phản ánh Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch mở rộng quân bị toàn diện ở biên giới Trung-Ấn.
    Bài báo cho biết, gần đây, Ấn Độ không ngừng tổ chức tập trận chung với các nước láng giềng Trung Quốc, ý đồ ngăn chặn Trung Quốc tương đối rõ ràng. Lần này, Ấn Độ tăng 100.000 quân ở biên giới Trung-Ấn đã phản ánh tính logic nhất quán của Ấn Độ trong các hành động ngăn chặn Trung Quốc.
    Ở trong nước tranh thủ sự ủng hộ về kinh phí, ở ngoài nước tranh thủ sự chi viện của Mỹ cũng là một vấn đề để Ấn Độ xem xét khi quyết định tăng quân quy mô lớn ở biên giới Trung-Ấn. Ấn Độ tuy không tiếc tiêu tiền về chi phí quân sự, nhưng gần đây kinh tế tăng trưởng chậm lại, năm 2010 trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Ấn Độ
    Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cho rằng: “Kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của quân đội Ấn Độ, ngược lại chính phủ Ấn Độ muốn tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng”.
    Nhưng, trong tình hình kinh tế khó khăn, đều tư vốn lớn mở rộng quân bị gặp phải rất nhiều trở ngại từ nội bộ Ấn Độ, Ấn Độ muốn tạo bầu không khí căng thẳng để làm khâu đột phá, nhằm chuyển hướng mâu thuẫn bên trong, tranh thủ tạo dư luận để có nhiều chi phí quân sự hơn.
    Việc tuyên truyền “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”, tăng quân tới khu vực có tranh chấp ở biên giới Trung-Ấn, phản ánh thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc chính là khâu đột phá để tranh thủ nhiều chi phí quân sự hơn. Nhiều năm qua, chi phí quân sự của Ấn Độ tăng cao và được nội các phê chuẩn, một phần là do đã tạo bầu không khí căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn.

    [​IMG]Quân đội Trung Quốc tập trận ở Tây Tạng
    Ngoài ra, chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ có điểm phù hợp với chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Ấn Độ. Mỹ cần dựa vào Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc, còn Ấn Độ muốn thông qua cứng rắn với Trung Quốc để thể hiện giá trị của họ đối với Mỹ, tiến tới giành được sự ủng hộ của Mỹ trong việc nâng cao vị thế quốc tế và cung cấp chi viện quân sự.
    Lần này, Ấn Độ tăng quân ở biên giới Trung-Ấn là biện pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, tiến tới giành được sự ủng hộ của Mỹ.
    Tăng cường kiểm soát đối với lãnh thổ có tranh chấp, tranh thủ con bài khi đàm phán biên giới vẫn là sách lược quen dùng của Ấn Độ.
    Trên thực tế, trước khi tổ chức đàm phán vấn đề biên giới Trung-Ấn, Ấn Độ tiết lộ tăng quân hầu như đã là một thông lệ. Lần này cũng vậy, trước khi đàm phán biên giới, Ấn Độ tiết lộ tăng quân để tranh thủ được nhiều con bài hơn.

    [​IMG]Quân đội Trung Quốc tập trận
    Bài báo cho rằng, vấn đề biên giới là một vấn đề tương đối phức tạp, ý đồ sử dụng thủ đoạn đơn lẻ thể hiện vũ lực nhằm giành được nhiều hơn con bài đàm phán, vừa phản ánh sự non nớt của thủ đoạn chiến lược quốc gia, vừa không tránh khỏi rơi vào khuôn sáo cũ, đồng thời còn làm cho vấn đề biên giới trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng của nó cũng tiêu cực.
    Thứ nhất, điều này sẽ gây căng thẳng tình hình khu vực, gây thiệt hại cho lợi ích tự thân của Ấn Độ. Tăng quân ở khu vực biên giới luôn là một động thái nhạy cảm, tăng quân ở khu vực biên giới có tranh chấp càng là như vậy.
    Ấn Độ muốn đơn phương tăng quân quy mô lớn ở biên giới Trung-Ấn dễ gây ra căng thẳng tình hình khu vực, tác động đến quan hệ song phương, tiến tới gây thiệt hại cho lợi ích tự thân của Ấn Độ.

    [​IMG]Quân đội Trung Quốc tập trận
    Thứ hai, tăng quân lợi bất cập hại, khó thực hiện được ý đồ. Hiện nay, ở khu vực tranh chấp, Ấn Độ đã có 40.000 quân, nếu cộng với 100.000 quân muốn triển khai trong tương lai, tổng quân số sẽ lên tới 140.000 quân.
    Trong thời đại phát triển nhanh chóng của vũ khí dẫn đường chính xác, tập trung binh lực dễ bị tiêu diệt gọn. Đồng thời, 13 tỷ USD không phải là một con số nhỏ, kinh phí duy trì trong tương lai còn chưa thể dự kiến.
    Thời đại đơn phương sử dụng lực lượng quân sự thay đổi khu vực biên giới tranh chấp đã qua. Ấn Độ muốn sử dụng vũ lực để răn đe Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng có thực lực quân sự không thua kém.

    [​IMG]Quân đội Trung Quốc tập trận
    Thứ ba, Ấn Độ tùy ý thực hiện chưa chắc được Mỹ ủng hộ. Ấn Độ muốn thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc nhằm giành được sự ủng hộ của Mỹ, nhưng điều này chưa chắc đã thành công.
    Mỹ tuy lôi kéo Ấn Độ, nhưng Mỹ cũng không phải không có ý ngăn chặn Ấn Độ.
    Bài báo kết luận rằng, tranh chấp lãnh thổ cần nhượng bộ lẫn nhau, tôn trọng lịch sử, chiếu cố thực tế, thông qua đối thoại, đàm phán giải quyết mới là con đường tốt hơn. Đơn phương phô trương vũ lực, chỉ kích động thêm mâu thuẫn.

    Đông Bình (Theo báo Quang Minh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này