Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3947 người đang online, trong đó có 264 thành viên. 07:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41373 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Hai, 14/11/2011, 05:46 (GMT+7)
    Mỹ - Trung đọ nhau tại APEC


    TT - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Trung Quốc rằng Washington đang mất kiên nhẫn và thất vọng về các mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Tổng thống Barack Obama thảo luận cùng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại APEC - Ảnh: Reuters


    Reuters ngày 13-11 cho biết ngay vào ngày đầu tiên của Hội nghị APEC (12-11), Mỹ đã tăng áp lực với Trung Quốc về chính sách thương mại và tiền tệ của nước này. Tổng thống Obama nói Trung Quốc phải tuân theo đúng luật quốc tế khi nước này tham gia thương mại và phải dừng việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. “Chúng tôi cần các bạn chơi theo đúng luật và chính sách tiền tệ của Trung Quốc là một ví dụ cụ thể” - ông Obama nói và ám chỉ việc Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ.
    Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng trong tình hình hiện tại hai bên nên hợp tác hơn là đối đầu. Trung Quốc cho rằng họ không thả nổi đồng nhân dân tệ và đã để cho đồng tiền này tăng giá đáng kể trong thời gian qua, song Trung Quốc đã không được tạo điều kiện tương xứng để tiếp cận đầu tư trong các ngành công nghiệp của Mỹ.
    “Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác và thông tin với nhau là quan trọng hơn hết trong thời điểm này”- Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói và ám chỉ đến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang trở nên hỗn loạn và có nguy cơ lan rộng.
    Liên quan đến Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong một thông cáo chung, 11/21 nước thành viên của APEC tuyên bố sẽ đảm bảo TPP được mở rộng cho tất cả các nước nằm trên vành đai Thái Bình Dương.
    Trước đó, Trung Quốc đã phê phán một số đòi hỏi của TPP. Thời báo Hoàn Cầu nêu việc Mỹ gắn quan hệ giữa tự do thương mại và nhân quyền, và cho rằng TPP không có vai trò quan trọng nếu thiếu Trung Quốc. Tuy nhiên tại APEC, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lại tuyên bố trước các doanh nghiệp trong khu vực là nước ông ủng hộ “các nỗ lực hình thành khu vực tự do thương mại, kể cả TPP”, nhưng không nêu rõ nước ông sẽ tìm cách tham gia hay không.


    MỸ LOAN


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    ĐẰNG SAU "THỎA THUẬN NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN BIỂN " GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCNov 11, '11 9:27 AM
    for everyone





    [FONT=.VnTime]VÊn ®Ò ®Æt ra ë ®©y mµ chóng ta cÇn qu©n t©m lµ t¹i sao Trung Quèc vµ ViÖt Nam l¹i ký ®ư­îc tháa thuËn nµy? Nãi chÝnh x¸c lµ t¹i sao Trung Quèc l¹i ký víi ViÖt Nam tháa thuËn nµy? Ph¶i ch¨ng Trung Quèc ®· nghÜ l¹i, t«n träng lÏ ph¶i, cã tr¸ch nhiÖm víi hßa b×nh æn ®Þnh trong khu vùc? Cã hai nguyªn nh©n c¬ b¶n: Nguyªn nh©n thø nhÊt lµ (Cã thÓ coi ®©y lµ nguyªn nh©n t×nh thÕ): ChÝnh s¸ch biÓn §«ng cña Trung Quèc ®· ph¹m sai lÇm trÇm träng. HËu qu¶ lµ chÝnh Trung Quèc v« t×nh t¹o ®iÒu kiÖn cho Mü ®ư­êng ®ư­êng chÝnh chÝnh nh¶y v« khu vùc. ChÝnh Trung Quèc biÕn m×nh thµnh chÊt xóc t¸c cho ViÖt Nam, Philipin, Mü, NhËt B¶n, ¢n §é vµ c¸c nư­íc cã tranh chÊp trªn biÓn §«ng liªn minh hoÆc sÏ liªn minh l¹i víi nhau. ChÝnh Trung Quèc ®· vµ ®ang kÝch thÝch cuéc ch¹y ®ua vò trang trong khu vùc. §©y lµ nguyªn nh©n mµ Trung Quèc b¾t buéc ph¶i tõ bá nguyªn t¾c ®µm ph¸n tranh chÊp song ph­¬ng. (Nguyªn t¾c nµy Trung Quèc muèn t¸ch tõng nưíc ra cho dÔ hï däa, chÌn Ðp) Nguyªn nh©n nµy lµm cho Trung Quèc bÞ c« lËp trong khu vùc, mét Asean ®oµn kÕt hoÆc chØ cÇn c¸c nưíc cã tranh chÊp trªn biÓn víi Trung Quèc mµ ®oµn kÕt, liªn minh víi nhau ®­îc sù hç trî cña Mü, NhËt Bản th× còng khiÕn Trung Quèc khã cã thÓ lµm mưa lµm giã, diÔu vâ d­¬ng oai. [/FONT]


    [FONT=.VnTime]Nguyªn nh©n thø hai, ®©y lµ nguyªn nh©n quan träng, quyÕt ®Þnh nhÊt: ViÖt Nam ®·, ®ang vµ sÏ ®ñ søc ®ư­¬ng ®Çu víi mäi thÕ lùc thï ®Þch, b¶o vÖ v÷ng ch¾c chñ quyÒn toµn vÑn l·nh thæ, l·nh h¶i thiªng liªng cña cña Tæ quèc. NÕu thÕ vµ lùc ViÖt Nam kh«ng cã th× trªn bµn ®µm ph¸n sÏ kh«ng bao giê cã chuyÖn b×nh ®¼ng, t«n träng lÉn nhau. Kh«ng ®ñ søc b¶o vÖ c¸c hîp ®ång lµm ¨n víi c¸c n­íc trªn biÓn th× lÊy ®©u ra c¸c hîp ®ång? Ai d¸m vµo lµm ¨n?. HiÖp ®Þnh Pa ri vÒ ViÖt Nam n¨m 1973 hßa b×nh tư­ëng chõng “®· n»m trong tÇm tay” nh­ưng nh©n d©n ViÖt Nam bÞ “mõng hôt”. HiÖp ®Þnh ®ã chØ chÊp nhËn ký cuèi cïng “trªn bÇu trêi Hµ Néi”. HiÓu ®­ưîc ®iÒu nµy míi thÊy hÕt gi¸ trÞ cña viÖc ký kÕt Tháa thuËn nãi trªn. [/FONT]


    [FONT=.VnTime]ThÕ vµ lùc ViÖt Nam ®· hç trî cho c¸c ho¹t ®éng ®èi ngo¹i ViÖt Nam trong th¸ng 10/2011 tá râ sù tù tin, m¹nh b¹o vµ quyÕt ®o¸n. Trung t­íng NguyÔn ChÝ VÞnh ®· nãi: “Chóng ta cã lý th× kh«ng sî g× c¶”. Thùc ra Ngµi Trung t­íng – “Bé tr­ëng ngo¹i giao qu©n sù”- kh«ng muèn thªm mét tõ vµo trong c©u nãi, ®óng ra ph¶i lµ: “Chóng ta m¹nh vµ cã lý th× kh«ng sî ai c¶”. Trong thÕ giíi tån t¹i : “c¸ lín nuèt c¸ bД; “ngo¹i giao ph¸o h¹m” th× c¸i lý thuéc vÒ kÎ m¹nh. NÕu chØ b¸m vµo c¸i lý, c«ng lý kh«ng th«i th× ViÖt Nam kh«ng cã lÞch sö h¬n ngµn n¨m bÞ ®« hé vµ míi ®©y th«i kh«ng cã 80 n¨m Ph¸p thuéc. “Muèn cã hßa b×nh th× chuÈn bÞ tèt cho chiÕn tranh”, luËn cø hoµn toµn chÝnh x¸c. [/FONT]


    [FONT=.VnTime]Cã mét ®iÒu ®Æc biÖt lµ khi “Tháa thuËn” ký chư­a r¸o mùc th× tê Thêi b¸o Hoµn cÇu cña Trung Quèc l¹i ®e däa ViÖt Nam “s½n sµng mµ nghe tiÕng næ cña ®¹i b¸c”. Ph¸t ng«n viªn chÝnh phñ Trung Quèc nãi ®ã kh«ng ph¶i lµ quan ®iÓm cña chÝnh phñ, nhµ n­ưíc Trung Hoa. §iÒu nµy th× ViÖt Nam hoµn toµn tin v× Ýt ra lµ danh dù cña mét n­íc lín. VËy, ph¶i ch¨ng dư­ luËn cña giíi “diÒu h©u” hiÕu chiÕn kh«ng ®ång t×nh víi quyÕt ®Þnh mµ l·nh ®¹o n­ưíc hä ®· ký? Ph¶i ch¨ng ®©y lµ th«ng ®iÖp ngô ý cho ViÖt Nam hiÓu r»ng: “Tháa thuËn lµ vËy như­ng khi cÇn thiÕt Trung Quèc vÉn cã thÓ sö dông vò lùc”?. §iÒu nµy th× nh©n d©n ViÖt Nam hÕt søc c¶m ¬n Thêi b¸o Hoµn CÇu. May sao bæn b¸o nh¾c nhë, kh«ng th× ViÖt Nam vèn tin ngưêi, tin vµo “®¹i côc” th× trë tay kh«ng kÞp.[/FONT]


    [FONT=.VnTime]Lª Ngäc Thèng[/FONT]​
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác nào có khiếu hội họa , hãy vẽ bức tranh khôi hài theo bố cục như sau :

    Chung quanh chiếc bàn ăn hình bầu dục có các nguyên thủ quốc gia đại diện cho 9 nước thành viên TPP tham dự .
    Ở cửa ra vào phòng ăn , Hồ Cẩm Đào lưỡi thè dài , nước dãi chảy lòng thòng trông rất thảm hại , mắt nhìn chăm chú thèm thuồng vào đĩa bít tết của Ô Bà Má , van nài : tôi có được mời không ?
    Các vị khách đồng loạt trả lời : cứ tự nhiên , nhưng trước hết xin ông rút cái lưỡi đang thè dài kia lại đã !
    Bác Úc đế thêm : Muốn ăn bít tết mà lưỡi thè dài như lưỡi bò thế kia , bác không sợ cắn trúng lưỡi à ?
    Còn bác Phi thì cười đểu : Tôi đang muốn gọi món bít tết lưỡi bò đây ! Sắp tới ở đâu có lưỡi bò là cắt tiệt !
    Thò ra là tùng xẻo !

    =))=))=))=))=))=))=))

    Ps : Nhớ vẽ cái lưỡi hơi cong theo hình lưỡi bò mà TQ ngụy tạo trên biển Đông !
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    15/11/2011 | 12:44
    Bé nhà trẻ bị cô giáo dùng bút chọc thủng chân

    Dân Việt – Một cô giáo vừa mới ký hợp động dạy thử hai tháng tại một nhà trẻ đã bị các bậc phụ huynh lên án dữ dội sau khi dùng bút đâm vào chân của các bé chỉ vì… các bé không chịu ngủ trưa.


    Sự việc được phát hiện từ hôm 26.10, sau khi một phụ huynh phát hiện bàn chân của con mình có nhiều vết tròn bị đâm thủng, thậm chí mưng mủ và bé tỏ ra sợ hãi không chịu đến trường.
    Được biết, đây là một trường mẫu giáo nằm trên địa bàn quận La Hồ, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
    [​IMG]Một phụ huynh đưa cho phóng viên xem vết thương trên bàn chân của con trai mình được chụp lại bằng điện thoại.
    Một phụ huynh họ Lý cho biết “Hôm 26.10, con trai của bà về nhà và liên tục ôm bàn chân, tỏ ra rất đau đớn. Sau khi gặng hỏi con thì được cho biết vì không chịu ngủ trưa nên cô giáo đã dùng bút chì đâm vào bàn chân. Nâng bàn chân của con lên, tôi phát hiện có hai lỗ tròn rất to, đúng bằng đầu bút chì”.
    “Lúc đó tôi chỉ nghĩ có thể đây là hình phạt và do vết thương không quá nặng nên tôi đã cho qua. Nhưng mấy ngày sau đó con trai tôi vẫn kêu đau và không ngủ được buổi tối. Đến ngày 4.11, bé lại kêu đau chân, không thể đi bộ, và tôi lại phát hiện có thêm vết thương mới”.
    Một phụ huynh khác cũng cho hay, con của bà cũng bị những vết thương tương tự, nhưng nặng hơn, ăn sâu vào thịt, thậm chí mưng mủ.
    Vào hôm qua 14.11, một số phụ huynh cùng lãnh đạo nhà trường đã có cuộc họp nhằm thương lượng giải quyết vấn đề nhưng không cho phép phóng viên tham dự. Được biết, phía nhà trường chỉ đồng ý xin lỗi và mời bác sĩ tâm lý đến nói chuyện với các bé mà không chịu bồi thường 20.000 nhân dân tệ, nên cuộc thương lượng vẫn chưa ngả ngũ.
    Phía nhà trường cũng tiết lộ, nữ giáo viên dùng hình phạt quá nặng tay này năm nay chỉ mới 28 tuổi, vừa mới ký hợp đồng giảng dạy thử 2 tháng, bắt đầu từ 10.10. Cô cũng đã thú nhận những hành vi trên của mình với 2-3 em trong khoảng vài lần. Nữ giáo viên này cũng đã xin lỗi các bậc phu huynh và bày tỏ mong muốn được tha thứ.
    Hàn Giang
    Theo Xinhua/China
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

    TTXVN (Angiê 1/11)
    Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế và quân sự. Về phương diện chính trị, nước này cũng có những bước đi táo bạo, lẳng lặng vượt qua ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản chỉ để thực hiện mục tiêu phát triển, làm giàu, từ đó tăng cường ảnh hưởng. Trong bài “Trung Quốc có còn là cộng sản không?” đăng trên tạp chí “Đại Tây Dương” dưới đây, ông Pierre Picquart, tiến sĩ địa chiến lược thuộc trường Đại học Paris-VIII (Pháp), đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, phân tích và lý giải nước này thực dụng như thế nào, quyết đoán ra sao và mạnh bạo đến mức nào để đạt mục đích.
    Theo một báo cáo của ngân hàng Crédit Suisse AG, Trung QUốc có thể sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2016 để trở thành nước giàu thứ hai thế giới. Tích luỹ của cải đi đôi với chênh lệch xã hội gia tăng trong khi hệ số Gini (thước đo mức độ mất cân đối giữa phân phối thu nhập trong một xã hội nhất định, do nhà thống kê học Corrado Gini người Italia phát triển. Hệ số Gini là một số dao động từ 0 đến 1. Hệ số 0 nghĩa là hoàn toàn cân bằng theo đó tất cả mọi người có thu nhập ngang nhau; hệ số 1 cho thấy hoàn toàn mất cân đối: chẳng hạn một người có toàn bộ thu nhập, còn những người khác không có gì – Địa chính trị) đã đạt tới mức cực kỳ cao, đến nỗi đưa Trung Quốc tiến đền gần cơ cấu xã hội rất tư bản của Mỹ.
    Đế chế Trung Hoa sẽ là cộng sản hay tư bản? Có người nói rằng hệ thống lãnh đạo hai đầu ở Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy tư bản chủ nghĩa là một trong những công cụ hữu hiệu của nền kinh tế vì Trung Quốc sử dụng nó. Người khác lập luận bằng quan điểm khác, chẳng hạn như tư bản chủ nghĩa là một công cụ phù hợp hay một giai đoạn chuyển tiếp cần thiết để tiến tới chủ nghĩa xã hội thực sự. Một số khác cho rằng chủ nghĩa cộng sản “kiểu Trung Quốc” đang phát triển và dần thay đổi một cách thực dụng bằng cách hoà nhập vào quá trình toàn cầu hoá.
    Tìm hiểu nền văn minh của Trung Quốc cũng như sự phát triển mới đây hay nhận định về đất nước hiện đại – nhưng vẫn đang phát triển – này không phải là dễ. Có nhiều nguyên nhân: ngoài ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, những thời kỳ lịch sử không được biết đến và văn hoá khác nhau, còn có mối lo ngại vì nước này chiếm tới 1/5 dân số và lớn mạnh vượt bậc.
    Sự lớn mạnh của Trung Quốc đánh dấu sự đảo chiều của các lực lượng hiện tại
    Vì phải giải đáp các vấn đề này nên việc phương Tây đặt câu hỏi cũng là chính đáng. Đồng thời, phương Tây cũng phải nỗ lực mở rộng sự hiểu biết của họ về Trung Quốc. Các quan điểm được đưa ra trên báo chí thường là rất ngắn gọn, thậm chí nhầm lẫn, vội vã và quá công thức. Chỉ trong vòng vài chục năm, Trung Quốc đã làm được cái mà không một nước nào trên thế giới có thể làm được, nếu nhìn vào trình độ lạc hậu đáng kể và số dân quá lớn của nước này.
    Hơn nữa, một số người có xu hướng cho rằng hình mẫu của phương Tây hiện nay là hoàn hảo nhất và có khả năng được đưa đến bất kỳ nơi nào cũng có thể áp dụng được, và những hình mẫu không giống với các hình mẫu đó không có nhiều hay gần như không phù hợp, xấu hoặc không hợp lý. Đó là thế giới quan của phương Tây. Mặc dù Trung Quốc còn nhiều vấn đề, song những thay đổi về chính trị, xã hội, môi trường và dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ như tăng trưởng kinh tế của họ.
    Trong ít năm nữa, liệu Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào khi có thể trở thành cường quốc hàng đầu thế giới? Từ nay đến năm 2020, Trung Quốc có thể đã trở thành vô địch thế giới về kinh tế bằng cách vươn lên vị trí thứ nhất thế giới. Sau đó, các tác giả chắc chắn sẽ mô tả rằng thập kỷ 2010-2020 là thời điểm cốt yếu của thời đại chúng ta với sự đảo ngược các lực lượng hiện tại. Bởi lẽ Trung Quốc là một nước cạnh tranh với toàn bộ thế giới, nhất là đối với các cựu cường quốc thế giới như châu Âu và Mỹ.
    Trung Quốc đáp trả cuộc khủng hoảng bằng một chính sách phát triển mới
    Lịch sử đảo chiều là do một số yếu tố phức hợp của phương Tây và hơn nữa, những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách đơn phương và đa phương, phi công nghiệp hoá, lợi nhuận ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, sự năng động của các nước mới trỗi dậy, toàn cầu hoá không được điều hoà… Hơn nữa, như để thúc đẩy nhanh quá trình đó, phương Tây đã chứng kiến một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã nhanh chóng lan ra tất cả các nước phương Tây rồi toàn thế giới… Để đối phó với tình hình đó, phương Tây trở nên nợ nần ngập đầu. Trong lúc đó, các nước mới trỗi dậy vẫn tiếp tục lớn mạnh.
    Trung Quốc tỏ ra rất nhanh nhạy. Nước này đã đi trước và nhanh chóng đáp trả cuộc khủng hoảng bằng cách đưa ra một chính sách phát triển mới, đầu tư những khoản tiền khổng lồ để địa phương và doanh nghiệp có được tăng trưởng, bằng cách lựa chọn những lĩnh vực chiến lược hàng đầu cho tương lai. Trung Quốc đã sử dụng cuộc thử thách đó như một chiếc đòn bẩy để biến chính cuộc thử thách đó thành một lực lượng mạnh.
    Do cơn bão tài chính toàn cầu nên không phải nói thêm để thấy rằng Trung Quốc và một số nền kinh tế mới trỗi dậy đã vượt qua được mặc cảm của mình mà tiếp tục tiến lên. Một trong những chìa khoá của thành công không thể phủ nhận và những mâu thuẫn bề ngoài đó, chính là “chủ nghĩa thực dụng Trung Hoa” và khả năng của Trung Quốc, “công xưởng lớn nhất thế giới”, thay đổi và phát triển theo nhịp độ của cuộc chơi cũng như tiến trình phát triển thuận lợi của mình.
    Sự phát triển của Trung Quốc cũng mang tính chính trị
    Trung Quốc cũng thực sự phát triển về chính trị. Nếu dư luận quốc tế cho rằng Trung Quốc chủ yếu chỉ tiến hành cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị, thì thực tế lại khác. Từ khi cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện trong hệ thống chính trị của mình nhiều cuộc cải tổ quan trọng, ít nhất là trong ba lĩnh vực. Đó là cải cách quan trọng trong hệ thống lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhanh chóng phát triển Nhà nước pháp quyền, tiến bộ vượt bậc trong xây dựng xã hội.
    Hiện nay, một số trong số các nhà tư bản giàu có nhất trên thế giới đang sống và làm việc tại Trung Quốc. Chính phủ, Quốc hội và các tác nhân của nước này đều là động lực của các cuộc cải cách kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ, tài chính, văn hoá… Họ tham gia việc phát triển dân tộc và điều chỉnh chủ nghĩa tư bản.
    Trung Quốc đang áp đặt mình trong mọi lĩnh vực và mọi ngành nghề nhờ tăng trưởng, cải cách, đầu tư ra nước ngoài, công ty đa quốc gia, trao đổi thương mại, phát triển ở trong nước và sức mạnh tài chính đáng kể.
    Một người khổng lồ kinh tế chân đất sét
    Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Đế chế Trung Hoa tự khẳng định là nước có khả năng lớn nhất thế giới về tài chính và trong tương lai trở thành nước đứng đầu thương mại thế giới. Các ngân hàng lớn nhất thế giới đều là của Trung Quốc. Là chủ nợ của Mỹ, Trung Quốc trở thành người quản lý kho bạc lớn nhất của thế giới và châu Âu.
    Là nước giàu thứ hai thế giới vào năm 2016…, song, Trung Quốc tích luỹ của cải bao nhiêu thì chiếc hố ngăn cách giàu nghèo ở trong nước rộng ra bấy nhiêu. Để không làm mất đi sự hài hoà của xã hội, Trung Quốc phải cải cách và đối mặt với nhiều cái được mất.
    Trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều vùng, Trung Quốc ưu tiên kết quả liên quan đến Tổng sản phẩm quốc nội được ưu tiên và khuyến khích thực hiện chính sách “thành công nhanh cộng với lợi nhuận tức thì”, từ đó gây ra tình trạng thiếu tài nguyên, huỷ hoại môi trường. Trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc tồn tại 5 tình trạng mất cân đối. Thứ nhất, lãi suất tiết kiệm cao trong khi tỷ lệ tiêu dùng không cân xứng. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc vào công nghiệp phụ trợ (bao gồm các hoạt động gắn liền với chế biến nguyên liệu), trong khi phải phát triển khu vực dịch vụ. Thứ ba, cơ cấu đầu tư không hợp lý, lại tiêu thụ quá mức tài nguyên nhưng tỷ lệ phát minh công nghệ quá thấp. Thứ tư, phát triển bền vững phải phù hợp với nguồn tài nguyên môi trường và sinh thái. Thứ năm, khoảng cách giữa các mức thu nhập ngày càng rộng ra: hệ số Gini đã vượt quá ngưỡng báo động và tiếp tục tăng lên.
    Nếu như tăng trưởng quá nhanh sẽ khó giải quyết được tình trạng không công bằng và tái cơ cấu kinh tế sẽ bị kìm hãm mà vẫn thúc đẩy lạm phát gia tăng. Nếu như mức độ mất cân đối cao ở Mỹ ngày nay trở thành một vấn đề lớn mà nhiều người Mỹ cảm thấy, thì Trung Quốc cũng lầm vào tình trạng tương tự mặc dù có được những bước tiến kinh tế đáng kể. Trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, vẫn còn nhiều dấu hỏi về tăng trưởng, loạn giá, bất động sản, cải cách thuế thu nhập, lập thuế đất, tiềm năng các ngành công nghiệp mới nổi…
    Căn cứ vào vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra một số biện phát để tái cơ cấu mới. Đó là xoá bỏ phương tiện sản xuất cũ kỹ; xoá bỏ hoàn trả thuế xuất khẩu đối với các loại hàng hoá gây ô nhiễm nặng và đặc biệt “ngốn” nhiều tài nguyên thiên nhiên; tăng cường tiết kiệm năng lượng và giảm sử dụng nguyên liệu; tăng lương tối thiểu; điều hoà thị trường bất động sản.
    Kế hoạch 5 năm 2011-2015 sẽ phải bảo vệ người lao động tốt hơn, kích cầu trong nước, giảm khoảng cách về thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn, ở các vùng và trong các ngành công nghiệp khác nhau.
    Trung Quốc là cộng sản hay tư bản?
    Trung Quốc trở thành một nền kinh tế thị trường trong đó Nhà nước đảm nhiệm toàn bộ. Nhà nước lên kế hoạch và can thiệp để kiểm soát “bàn tay vô hình” của chủ nghĩa tư bản. Đặng Tiểu Bình đã nói: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Ông còn nói: “Phát triển là hòn đá tảng” và “Bước vào con đường tư bản chủ nghĩa sẽ giúp người Trung Quốc giàu lên, nhưng sẽ không nâng cao được mức sống của số đông”. Từ đó Trung Quốc mới tiến hành các cuộc cải cách hiện nay. Đó là cách để đi tìm sự cân bằng và chủ nghĩa tư bản được coi là một trong số các công cụ cần thiết.
    Tóm lại, Trung Quốc mạnh hơn người ta nghĩ. Không có một nước Trung Hoa đại lục lớn, mà một nước Trung Hoa mênh mông, “hành tinh Trung Quốc”, với các mạng lưới và cộng đồng người Trung Quốc vừa giàu vừa trải rộng trên thế giới. Còn có nước “Trung Quốc” và nước “Trung Quốc lớn”. Và Trung Quốc đang thay đổi từng tháng. Các Trung Quốc đó có mọi sắc thái thành công và đa dạng.
    Như một cậu thanh niên mới lớn siêu phàm và lớn lên rất nhanh, nhân dân Trung Quốc nhìn tương lai của mình và đất nước mênh mông của mình, cộng sản, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa… đang phát triển và thay đổi cơ bản, nhưng lúc này không biết ngày mai nước mình sẽ phát triển ra sao. Tuy nhiên, dân tộc đó không bỏ qua khó khăn và cuộc chơi mới, mà tự hoà với thành công do họ tự làm nên.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ấn độ bảo đảm mọi ngóc ngách TQ sẽ có mùi hạt nhân nếu muốn

    Ấn Độ thử thành công tên lửa đầu đạn hạt nhân

    15/11/2011 | 14:30:00



    [​IMG] Tên lửa Agni. (Nguồn: intoday.in)






    Ngày 15/11, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-IV có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn.

    Đây là loại tên lửa hai tầng, có tầm bắn 3.500km và là một trong những loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của Ấn Độ.

    Người phát ngôn Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), ông Ravi Gupta, cho biết vụ thử được tiến hành lúc 9 giờ sáng giờ địa phương (tức 10 giờ 30 phút giờ Việt Nam) từ một bãi thử ở bang Orissa, miền Đông Ấn Độ.

    Theo ông Gupta, vụ thử đã diễn ra rất thành công khi tên lửa đạt được tầm xa tới 3.000km, bay vượt qua vịnh Bengal hướng ra Ấn Độ Dương.

    Agni là một trong năm loại tên lửa được DRDO phát triển theo Chương trình phát triển tên lửa điều khiển phối hợp, khởi động từ năm 1983./.
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH THU MUA, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CÁ NGỪ PHÚ YÊN
    Hôm nay, tại Thành phố Tuy Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Công ty Liên doanh thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ Phú Yên do bà Trịnh Thị Ngọc Sâm và ông Shoichi Masuyama (Nhật Bản) làm đại diện.---------
    - CTY TNHH VINH SÂM
    - 4 DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
    - 1 CÁ NHÂN (ÔNG YOSHISADA WANATABE)
    Liên doanh trên gồm công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinh Sâm, 4 doanh nghiệp Nhật Bản và 1 cá nhân là ông Yoshisada Wanatabe. Đây là liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương.
    TỈ LỆ GÓP VỐN TRONG LIÊN DOANH
    - CTY TNHH VINH SÂM: 49% (980.000 USD)
    - ĐỐI TÁC NHẬT BẢN: 51% (1,02 TRIỆU USD)
    Tổng vốn góp của liên doanh là 2 triệu USD. Trong đó Công ty TNHH Vinh Sâm góp 980.000 USD, tương đương tỉ lệ 49% và đối tác nước ngoài góp 1,02 triệu USD, tương đương 51%. Tiến độ góp vốn được thực hiện trong 3 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
    Dự kiến, mỗi năm, liên doanh sẽ thu mua từ 2.000- 3.000 tấn cá ngừ tại địa phương, trong đó xuất khẩu 80%. Giá mua sẽ dao động từ 12-20 USD/kg tùy theo diễn biến của thị trường cá ngừ thế giới. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản cũng sẽ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ cho ngư dân Phú Yên, giúp xây dựng thương hiệu cá ngừ Phú Yên.
    Trước mắt, để thực hiện dự án, phía Nhật Bản sẽ đưa 2 tàu cấp đông hiện đại sang Việt Nam để thu mua, sơ chế, bảo quản cá ngừ cũng như cung cấp các dịch vụ cho ngư dân.--------------
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tang lễ cho 'kiến trúc sư' phòng không Iran
    Cập nhật lúc :12:49 PM, 15/11/2011
    Iran đã làm lễ chôn cất vị tướng lĩnh kỳ cựu – “kiến trúc sư” của hệ thống phòng thủ tên lửa, vừa thiệt mạng trong vụ nổ lớn tại kho vũ khí vừa qua.

    (ĐVO) Tướng Hassan Moqaddan đã được chôn cất cùng với 16 binh sĩ khác thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Iran – những người đã thiệt mạng trong vụ nổ tại căn cứ quân sự ngay ngoài thủ đô Tehran.

    Tướng Moqaddam là một nhân vật quan trọng trong quân đội Iran, đám tang của ông có sự tham dự của lãnh tụ tinh thần Khamenei. Bộ trưởng bộ quóc phòng Iran, ông Ahmad Vahidi đã tới thăm gia đình và bày tỏ sự tiếc thương thay mặt Tổng thống Ahmadinejah.

    “Liệt sỹ Moqaddam là kiến trúc sư chính cho sức mạnh tên lửa và pháo binh của Vệ binh cách mạng Iran và là cha đẻ của sức mạnh quân sự mang tính răn đe của chúng ta”, Hossein Salmi – Phó tổng Tư lệnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phát biểu tại lễ tang.

    Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran được thành lập và tồn tại song song với Quân đội Iran kể từ cuộc cách mạng hồi giáo vào năm 1979. Kể từ đó, lực lượng này lớn mạnh nhanh chóng và trở thành một thế lưc kinh tế và quân sự rất mạnh.

    Tướng Moqaddam là một nhân vật nổi bật trong lực lượng vệ binh cách mạng Iran. Ông có một tiểu sử dày dặn với 8 năm phục vụ trong cuộc chiến Iran-Iraq vào thập niên 1980.

    Nổ khi di chuyển vũ khí

    Vụ nổ diễn ra ở một căn không quân nằm cách thủ đô Tehran khoảng 45 km, lớn tới mức mà người dân Tehran có thể cảm nhận được sóng xung kích.

    Quan chức của Iran cho biết nguyên nhân của vụ nổ là một tai nạn khi họ đang di chuyển vũ khí. Nhưng nhiều nguồn tin khẳng định rằng vụ nổ này là một hành động của Mossad – lực lượng tình báo của Israel. “Đừng tin lời Iran công bố về tai nạn”, một quan chức tình báo phương Tây giấu tên trả lời trên tạp chí Time.

    Một quan chức Israel đã tiết lộ cho blogger nổi tiếng Richard Silverstein của Mỹ rằng cơ quan tình báo Israel và nhóm đối lập tại Iran chịu trách nhiệm cho vụ việc này. Thông tin này được đăng tải trên blog “Tikun Olam” của Richard Silverstein.

    Iran từng phải hứng chịu một số vụ ám sát các nhà khoa học nghiên cứu nguyên tử và những vụ tấn công mạng do Israel và đồng minh tổ chức để làm chậm lại quá trình phát triển hạt nhân của quốc gia hồi giáo này.
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    CÁC BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ASEAN HỌP TẠI BALI, INDONESIA
    Hôm nay, 10 bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã về đảo Bali, Indonesia để thảo luận về những vấn đề đến kinh tế và an ninh rong khu vực, trước thềm hội nghị cấp cao của các lãnh đạo ASEAN 19.------
    An ninh đã được thắt chặt trong khu vực nhóm họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Đây là cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị cấp cao của ASEAN 19th tại Indonesia vào cuối tuần này. Dự kiến, ASEAN 19 sẽ sẽ tập trung bàn bạc một số vấn đề về an ninh trong khu vực, bên cạnh vấn đề nổi cộm hiện nay là tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lên khu vực.
    Một nội dung cũng khá quan trọng cũng sẽ được thảo luận, đó là xem xét liệu Myanmar có thể tổ chức được hội nghị cấ pcao ASEAN 2014 hay không?
    Năm nay, ngoài 10 thành viên của ASEAN tham dự, hội nghị cấp cao sẽ có mặt lãnh đạo từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, trong đó có tổng thống Mỹ Barrack Obama và tổng thống Nga, Dmitry Medvedev. -----------
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vốn đầu tư đang chạy khỏi Khựa bẩn !!!! >:D:D:D<
    BANK OF AMERICA LÊN KẾ HOẠCH GIẢM CỔ PHẦN TẠI NGÂN HÀNG CCB
    Ngân hàng lớn thứ hai nước Mỹ Bank of America hiện đang lên kế hoạch giảm cổ phần sở hữu tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc CCB, nhằm để đẩy mạnh nguồn vốn sở hữu.-----
    Theo đó, BoA cho biết sẽ bán 10,4 triệu cổ phần của CCB, có giá trị gần 6,6 tỷ đô la tiền mặt.
    Quyết định đã được BoA đưa ra trước việc ngân hàng này đang gặp phải áp lực trong việc tuân theo các quy định ngân hàng mới trên toàn cầu.
    Michelle Huynh: BoA hồi tháng 8 vừa qua cũng đã bán đi 5% cổ phần của CCB với giá 8,3tỷ đô la, với lý do tương tự, BOA đã bắt đầu đầu tư vào CCB từ năm 2005, là một phương thức nhằm có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc tiềm năng. Vào giai đoạn đỉnh điểm hồi 2008, BoA đã nắm giữ đến 44,7 tỷ cổ phiếu của CCB, tức 19% cổ phần.
    Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của thị trường địa ốc đã khiến bảng cân đối tài chính của BoA đối mặt với áp lực.
    Theo luật mới, tức đạo luật Basel III, các ngân hàng cần phải có nguồn vốn cao hơn so với số tài sản liệt kê trong bản cân đối kế toán.-------
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này