Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4181 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 13:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41611 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    IMF CẢNH BÁO VỀ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC
    Hôm nay, ngày 15/11, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã cảnh báo hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng suy yếu dần trong tương lai.---------------
    Thứ 3, ngày 15/11, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng các ngân hàng Trung Quốc đủ mạnh để chống chọi với cú sốc bị cô lập nhưng vẫn có nguy cơ gặp các rủi ro về tiền tệ, bất động sản và tín dụng.
    IMF đã hối thúc Trung Quốc có kế hoạch cải cách, bao gồm việc cho phép các ngân hàng phụ thuộc nhiều hơn vào các cơ chế thị trường như tỉ suất lợi nhuận.
    Các ngân hàng và tài chính của Trung Quốc vững mạnh nhưng vẫn có những điểm yếu mà chính quyền nước này cần lưu ý.
    IMF đã đề xuất chính quyền Trung Quốc ít tham dự vào hệ thống ngân hàng hơn và cho phép các quyết định cho vay được dựa trên mục tiêu thương mại.
    Theo IMF, hệ thống tài chính hiện tại của Trung Quốc khuyến khích việc đầu tư quá nhiều và bơm căng bong bóng tài sản.
    Cấu trúc của hệ thống tài chính hiện thời của Trung Quốc khiến nước này có nhiều tiền tiết kiệm và thanh khoản, nhưng cũng tạo ra nguy cơ huy động vốn sai lầm và hình thành các bong bóng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Điều này dẫn đến việc hiệu suất đầu tư thấp.
    Kể từ năm 2001, Trung Quốc đã đầu tư thêm 40% cho mỗi 1USD tăng trưởng GDP, hơn cả Nhật và Hàn Quốc khi họ ở cùng thời kì phát triển.------------------------
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Khai mạc hội nghị ngoại trưởng ASEAN


  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    TỔNG THỐNG OBAMA KÊU GỌI TRUNG QUỐC CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN VỀ TỶ GIÁ
    Tại cuộc họp thượng đỉnh APEC ở Hawaii, Mỹ; tổng thống Mỹ Barack Obama đã có những lời bình luận trực tiếp về việc Trung Quốc nên có trách nhiệm hơn với vai trò là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.------------
    Trong lời phát biểu hôm chủ nhật trong khuôn khổ cuộc họp APEC 19, tổng thống Mỹ, ông Barack Obama lại một lần nữa cho rằng Trung Quốc nên kiềm chế lợi dụng việc đồng nhân dân tệ đang ở mức thấp.
    ÔNG BARACK OBAMA, TỔNG THỐNG MỸ
    Chúng ta cố gắng tạo ra những điều luật phổ biến để mọi người có thể tuân theo, chúng ta chơi theo luật và cạnh tranh khắc nghiệt. Nhưng chúng ta không mạo hiểm với hệ thống đó. Bạn sẽ không thấy tình trạng thiếu cân bằng thương mại đem lại hậu quả cho hệ thống tài chính thế giới.
    Ông Obama kêu gọi Trung Quốc hành động như một nền kinh tế phát triển và có động thái với các vấn đề tiền tệ và thương mại làm gây ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại của Mỹ.
    ÔNG BARACK OBAMA, TỔNG THỐNG MỸ
    Tôi nghĩ, giao thương với Trung Quốc là điều có lợi. Nhưng chúng ta cũng sẽ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc hành xử theo luật chơi chung mà mọi người cùng tuân theo. Vấn đề là có nhiều nhà sản xuất xuất khẩu ở Trung Quốc thích hệ thống đó và những thay đổi sẽ khiến họ gặp khó khăn.
    Đáp lại lời bình trực tiếp đó, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc cũng trả lời một cách rõ ràng rằng Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm cho việc mất cân bằng thương mại giữa 2 nước này.
    LƯU VY DÂN, PHÁT NGÔN VIÊN BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC
    Chúng tôi tin rằng Mỹ nên có những biện pháp cứng rắn để nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc và tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty Trung Quốc đến Mỹ đầu tư. Theo như số liệu thống kê chúng tôi có, các hạn chế Mỹ áp dụng với Trung Quốc có giá trị xuất khẩu gần 100 tỉ đô-la Mỹ
    Nhiều nàh bình luận cho rằng lời lẽ sắc sảo của ông Obama có thể tranh thủ được những lá phiếu của dân Mỹ khi cuộc bầu cử tổng thống của năm sau đang đến gần. Tuy nhiên điều này cũng có khả năng phản tác dụng nếu Trung Quốc không sẵn lòng hành động dưới áp lực của Mỹ.---------------------------------------
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ý NGHĨA TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

    Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
    BẢN NHÁP 1: Vui lòng không trích dẫn
    Geoffrey Till
    Trung tâm Corbett, King’s College London, Chương trình an ninh hàng hải, RSIS, Singapore Hanoi 2011; HC/Arts Pac
    Giới thiệu: Vấn đề toàn cầu hay khu vực?
    Hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Biển Đông vốn đã phức tạp và khó khăn giờ trở nên rõ ràng hơn. Cách thứ nhất, được Trung Quốc thể hiện một cách kiên định và mạnh mẽ, là vấn đề này nên được nhìn như một vấn đề khu vực, không phải là vấn đề toàn cầu. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với bài phát biểu của bà Hillary Clinton trong đó nêu lợi ích của Mỹ ở thượng đỉnh ASEAN Việt Nam tháng 7 năm 2010.1 Trên website chính thức của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục cảnh cáo việc Mỹ dính líu sâu hơn vào vấn đề Biển Đông khi lập luận rằng điều này sẽ khiến căng thẳng khu vực tăng lên. “Hậu quả là gì nếu vấn đề này bị biến thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương? Chỉ làm vấn đề tệ thêm và khó đạt được giải pháp… Người ta cần đạt được sự đồng thuận để giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn thiện chí vì lợi ích hoà bình và ổn định ở Biển Đông và mối quan hệ láng giềng tốt.”2 Vấn đề Biển Đông là một vấn đề khu vực, và nó chỉ phụ thuốc vào các nước khu vực để giải quyết. Với quá nhiều quốc gia yêu sách ở Biển Đông và vấn đề chồng lấn quyền tài phán phức tạp cần được giải quyết, vấn đề đã đủ căng thẳng và nhạy cảm; tại sao lại làm cho mọi việc tệ hơn bằng cách lôi kéo thêm các nước không có yêu sách chủ quyền ở khu vực vào tranh chấp?
    Tương phản với điều này, nhà chiến lược đầu thế kỷ 20 Sir Halford Mackinder rất nhiều năm trước đã đưa ra luận điểm àm sau này được coi là luận điểm cơ bản: “Tính thống nhất của đại dương là thực tế tự nhiên đơn giản dùng làm căn bản cho giá trị cốt yếu của sức mạnh biển trong thế giới toàn cầu hiện đại.”3 Vì lý do căn bản đó, tranh chấp Biển Đông đã trở thành một vấn đề toàn cầu và cộng đồng quốc tế có lợi ích trong việc xử lý hoà bình các tranh chấp này, và hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra một giải pháp. Bà Clinton nói, “Một cách đo sức mạnh cộng đồng các quốc gia, đó là cách thức cộng đồng này phản ứng lại với các mối đe doạ đối với các quốc gia thành viên, láng giềng, và khu vực.4 Quan điểm rằng tranh chấp Biển Đông là một vấn đề toàn cầu với những ngụ ý và hệ quả toàn cầu đã được Robert Gates phát triển xa hơn ở Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011. Theo đó, những ngụ ý và hệ quả của tranh chapá được xem như biện minh cho Mỹ và các nước bên ngoài khu vực trong việc cố gắng duy trì vai trò đảm bảo lợi ích lớn ở khu vực. Ông Gates thậm chí còn chuẩn bị đặt được 100 đô cho lý do này, “năm năm từ nay trở đi, ảnh hưởng của nước Mỹ ở khu vực [sẽ] mạnh mẽ hơn hoặc ít nhất là cũng giữ nguyên như hiện nay,”5 Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là, tại sao Mỹ và tại sao các quốc gia bên ngoài khu vực lại có lợi ích như vậy ở vấn đề Biển Đông và hệ quả của việc này là gì? Vài lý do có thể được đưa ra như sau:
    An ninh – Là của chung và Không thể chia cắt
    Trong thời kỳ toàn cầu hoá, an ninh quốc tế không thể bị chia nhỏ thành các khu vực địa lý rời rạc. Lợi ích kinh tế của thế giới bên ngoài ở những điều đang diễn ra trong và xung quanh Đông Nam Á rất lớn; đây là một thị trường quan trọng, một nguồn hàng hoá và dịch vụ, và một điểm đến du lịch chính của du khách. Khủng hoảng tiền tệ châu Á những năm 90, ảnh hưởng của nó lên châu Âu, và thực trạng kinh tế hiện nay đều thể hiện rằng khối lượng tài sản vật chất của kinh tế thế giới là không thể chia cắt. Vì những lý do này, phần còn lại của thế giới có lợi ích lớn trong việc duy trì ổn định và thịnh vượng cho khu vực, và vì những lý do như vậy, để đảo ngược lại câu nói hay được dùng, cờ theo sau thương mại. Những cân nhắc chính trị và chiến lược cũng chỉ ra điều này.
    Những nhận thức bên ngoài về việc tăng sức nóng ở khu vực
    Được nhìn từ bên ngoài, đúng hoặc sai, với việc can dự vào các tàu thăm dò hoạt động hỗ trợ lợi ích của Việt Nam và Philippines trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, chính sách của Trung Quốc đầu năm 2011 được xem như trở lại với phong cách quyết đoán hồi đầu năm 2010. Tháng 6/2011, một tàu chiến Trung Quốc được báo cáo đã nổ súng vào ba tàu đánh cá của Philippines gần Jackson Atoll.6 Trong Thông điệp Liên bang cuối tháng 7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nói: “Chúng tôi không muốn căng thẳng thêm với bất cứ quốc gia nào, nhưng chúng tôi phải để thế giới biết rằng chúng tôi thực sự sẵn sàng để bảo vệ cái thuộc về chúng tôi.” Vì lý do này, con tàu Rajah Humabon hàng đầu của Hải quân Philippines đã được phái đến nơi mà một số người ở Manila giờ đây gọi là “Biển Tây Philippines.”7 Người ta cũng chưa chắc liệu Mỹ có coi nhóm đảo Kalayaan (KIG) nằm trong Hiệp ước Tương hỗ của Philippines về nhóm đảo này được bàn thảo, song ít nhất, Mỹ sẽ rất quan tâm đến những bước phát triển mới này.
    Vào thời điểm sự việc cắt cáp Việt Nam ngày 26/05/2011 diễn ra, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã cảnh báo: “Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ vững chắc hoà bình và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”8 Sau đó, vụ cắt cáp diễn ra, tàu tuần tra Việt Nam đã quay lại khu vực, được hộ tống bởi 8 tàu khác. Đỉnh điểm của việc này, lệnh đơn phương cấm đánh cá của Trung Quốc ở các vùng nước tranh chấp và việc rất nhiều thuyền đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã ******** huống xấu thêm.9 Những sự việc như vậy cũng dường như khuấy động tinh thần dân tộc trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là khi các báo cáo của giới truyền thông khuyến khích tiếng nói của các cư dân mạng thế kỷ 21, điều mà các chính quyền cảm thấy không thể xem nhẹ. Trên thực tế, những cuộc tấn công hacking sau đó có thể khiến bầu không khí càng trở nên căng thẳng hơn.10
    Theo sau việc tăng nhiệt độ này, các nhà quan sát đã chú ý đến mức độ liên kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, không chỉ ở các cuộc hợp của ASEAN ở Việt Nam, nơi những nhận xét của bà Hillary Clinton dường như được coi như nhận sự ủng hộ của các quốc gia khu vực. Cuộc gặp chính thức đầu tiên của tất cả người đứng đầu hải quân các quốc gia ASEAN được tổ chức bên lề của hội nghị này, và người ta đã đồng ý thiết lập đường dây nóng để trao đổi thông tin và bàn tính các hành động với nhau11 Tháng này, Việt Nam và Indonesia đồng ý tổ chức các cuộc tuần tra chung ở phần phía nam Biển Đông.12
    Hiện đại hoá và các Hoạt động hải quân khu vực
    Thật khó tin rằng việc nhiệt độ ở khu vực tăng lên dù chậm hoàn toàn không liên quan đến các chương trình hiện đại hoá hải quân hiện nay đang được thực hiện. Rất nhiều người sẽ tranh luận rằng trên thực tế đầy là phản ứng của khu vực đối với vấn đề Biển Đông. Hầu hết các bên nguyên đơn đều đang nâng cấp các cơ sở quân sự mà họ duy trì ở các đảo trên Biển Đông mà họ chiếm đóng, bao gồm đường băng và các công trình thuộc nhiều loại khác nhau: Trung Quốc (trên đảo Subi, Nam Johnson và Bãi đá chữ thập), Đài Loan (trên đảo Itu Aba/đảo Đài Bình).13
    Căng thẳng gia tăng ở khu vực đã thúc đẩy rất nhiều việc triển khai quân sự và dường như là thúc đẩy việc xây dựng một lực lượng bảo vệ bờ biển và đáng lo ngại hơn là cả lực lượng không quân và hải quân. Tháng 7 và tháng 8/2010 (ngay sau những nhận xét của bà Clinton ở ASEAN), cuộc diễn tập lớn của Trung Quốc mang tên “Tiên phong 2010” bao gồm việc bắn những tên lửa dẫn đường và thử nghiệm hệ thống không quân bảo vệ chống tên lửa ở Biển Đông. Sau đó vào tháng 11/2010, Trung Quốc thực hiện một cuộc tập trận lớn cả trên cạn và dưới nước có đến gần 100 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tham gia. Về việc này, báo Hoàn cầu đưa tin: “Đây cơ bản là một cuộc diễn tập quân sự thường kỳ, nhưng nó cũng dựa trên tình hình chiến đấu hiện nay ở Biển Đông.” Báo này dẫn lời nhà phân tích Bắc Kinh, Li Jie khi ông nhận xét rằng “Đây không phải là một tín hiệu đặc biệt nhưng chúng tôi đã chọn một sân khấu để thể hiện khả năng và sức mạnh hải quân của chúng tôi.” Điều đặc biệt của các lực lượng đánh thuỷ đánh bộ ở Biển Đông sẽ được ghi chú sau. Việt Nam tổ chức một cuộc diễn tập trực tiếp ở ngoài khơi Biển Đông, trên hòn đảo Hong Ong, cách tỉnh Quảng Nam 20 dặm vào ngày 13/06/2011.14
    Việc mở rộng dần dần tham vọng chiến đấu và mở rộng Quân đội (Hải quân) Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA[N]) trong vài năm gần đây được người ta chú ý nhiều (không ít hơn Mỹ) và gần đây còn được nhấn mạnh do chuyến khởi hành đầu tiên của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc Shi Lang. PLA[N] nhìn chung vẫn kém Hải quân Mỹ rõ rệt, nhưng khoảng cách về khả năng chiến đấu giữa nó và Hạm đội 7 [có 60-70 tàu và tàu ngầm, khoảng 250 máy bay có thể hạ cánh trên biển và trên đất liền, và 40.000 người] đang được thu hẹp một cách đáng kể. Trong một số lĩnh vực, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nhỉnh hơn PLA[N] về mặt công nghệ, nhưng khoảng cách cũng được thu hẹp. Thêm vào đó, việc mở rộng các cơ sở vật chất có thể tính trước được của Trung Quốc ở Tam Á, để bao gồm khả năng đặt lực lượng hàng không mẫu hạm ở đây, cũng dường như đang tăng lợi thế quân sự cho Trung Quốc so với các nước láng giềng phía Nam. Người ta bắt đầu kháo nhau rằng Trung Quốc có ý định triển khai DF-21D ASBMs ở căn cứ tên lửa Shaoguan ở tỉnh Quảng Châu, với tầm bắn có thể chạm tới Biển Đông.
    Trung Quốc triển khai chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và hạt nhân (SSBN) thế hệ Jin và một vài chiếc tàu ngầm hạt nhân (SSN) thế hệ Han và Shang ở Tam Á cùng với nhiều tàu ngầm chạy diesel hiện đại (SSK) như KiloSong, như một phần trong số 21 chiếc tàu ngầm ở Hạm đội Nam hải của nước này. Về phần mình, các nước ASEAN dường như đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư SSK; chi phí và tham vọng của dự án này với họ dường như có thể biện minh được bởi giá trị có thể nhận thấy được của chúng trong các chiến lược trận đánh trên biển so với những con tàu triển khai trên mặt nước của kẻ địch tối tân hơn trong khu vực nhiều lợi ích này. Ở đây, ý định của Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo 636 tinh vi từ Nga và 2 SSKs Scorpence từ Pháp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới phân tích. Singapore, Thái Lan, và Indonesia đã hoàn thành hoặc đang xem xét kế hoạch mua tàu ngầm.15
    Một vài nước trong khu vực dường như cũng đang mở rộng và hiện đại hoá các hạm đội tàu chiến trên mặt nước, tàu hộ tống nhỏ và máy bay tuần tra ngoài khơi. Ví dụ, Việt Nam với lực lượng hải quân nhỏ và cũ kỹ từ những năm 60, 70 thế kỷ trước của mình, vừa mới nâng cấp hạm đội nhỏ lớp Petya với 2 tàu chiến lớp Gepard. Ở Việt Nam, dường như người ta rất nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ bờ biển.16 Các quốc gia ASEAN tổng cộng đã triển khai 40 tàu chiến so với 20 tàu chiến (và 8 tàu khu vực) ở Hạm đội Nam hải của PLAN. Thêm vào đó, các lực lượng không quân khu vực cũng đang được hiện đại hoá. Việt Nam đang mua các máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30. Đài Loan liên tục xem xét việc mua một thế hệ các máy bay tấn công nhanh để bảo vệ đảo Ba Bình, và đặt mua 4 tàu khu vực lớp Keelung trong những năm gần đây. Brunei đã có 2 chiếc tàu lớn tuần tra ngoài khơi (OPV) và đang đặt thêm 1 chiếc nữa. Tương tự như vậy, Philippines cũng đã mua một chiếc cutter lớp Hamilton và đang xem xét việc mở rộng cơ sở vật chất của lực lượng quốc phòng nước này.17
    Vòng xoáy hiện đại hoá hải quân khu vực này vẫn chưa chạm tới mức của một cuộc chạy đua vũ trang truyền thống. Thay vào đó người ta có thể tranh luận rằng hình thức hiện đại hoá hải quân này là một minh chứng cho khát vọng hoàn toàn “bình thường” của các quốc gia biển đang ngày càng thịnh vượng hơn để tăng cường sức mạnh và xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia mình. Thêm vào đó, tiến trình này tự nó thực ra không quá nhanh, và trong một số trường hợp dường như có sự dính líu của Trung Quốc, như khi Trung Quốc đề nghị bán 2 chiếc SSK lớp Song cho Thái Lan. Tuy vậy, những diễn biến này có thể không kiểm soát được, đặc biệt nếu chúng đưa đến những sự việc không mong muốn song leo thang nhanh trên biển, và từ đó dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang hải quân quy mô lớn phức tạp, gây ra những hệ quả bất lợi cho sự ổn định của thế giới.
    Trên lý thuyết, việc xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển tương ứng và nâng cấp các cơ quan biển dân sự khác nên được coi là ít có tính kích động và gây lo ngại. Ở đây, Trung Quốc dường như đang dẫn đầu theo cách hoàn toàn thống nhất với sự khẳng định mới đây về nhân tố biển trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 tháng 3/2011. Lực lượng giám sát biển Trung Quốc (CMS), mới được thành lập năm 1998, nằm dưới Cục Đại dương Nhà nước, đã bắt đầu xây dựng 36 tàu thanh tra và 54 xuồng máy, và định hướng đến năm 2015 sẽ có 15.000 nhân lực, 16 máy bay, và 350 tàu lớn tuần tra.18 Việc di chuyển chiếc tàu chở máy bay trực thăng 3000 tấn Haixun 31 mới được công bố rộng rãi qua Biển Đông đến Singapore cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm.19 Thêm vào đó, Bộ Chỉ hay Thực thi Luật đánh cá và Cục An toàn Biển cũng xây dựng lực lượng tuần tra riêng của mình.
    Những nước khác trong khu vực đang theo gót các nước trên, trong chừng mực phù hợp với cho phép của nguồn lực nước họ. Ví dụ, Việt Nam liên tục xem xét việc mở rọng khả năng thông qua Lực lượng An ninh Biển Việt Nam để bảo vệ tàu đánh cá của Việt Nam và ngăn chặn tàu lớn của Trung Quốc hoạt động trong vùng đánh cá của nước này.20 Cơ quan Thực hti Biển Malaysia (MMEA) được thành lập năm 2005-6, bằng việc chuyển 17 tàu lớn từ Hải quân Hoàng gia Malaysia sang dù an ninh của 5 đảo của nước này trên Biển Đông vẫn được giao cho Hải quân, với 2 trong số hạm đội nhỏ lớp Kedah của nước này đang được triển khai trong khu vực (Khu vực Hải quân II). Dù những con thuyền này về chức năng thì dường như ít mang tính khiêu khích hơn là tàu chiến, phần nhiều phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng. Người ta vẫn sẽ còn nhớ rằng sự kiện Impeccable được gây ra bởi các con tàu, thuyền đánh cá. Một vài nhà phân tích nhận định rằng, vì những lý do mang tính thể chế hoạt động của tổ chức hơn là lý do mang tính dân tộc chủ nghĩa, những cơ quan này có thể cảm thấy sự cần thiết “biện minh” ngân quỹ của họ thông qua các hành động quyết đoán hơn.
    Việc kêu gọi bên ngoài nhập cuộc – đê khắc phục sự mất cân bằng khu vực?
    Phản ứng thứ hai của khu vực dường như là lời kêu gọi có cân nhắc mời các nước ngoài khu vực tham gia vào tình hình đang tiến triển ở Biển Đông. Ví dụ, Việt Nam đã thể hiện xu hướng kêu gọi ủng hộ chính trị từ các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á nưh một phương tiện để kiềm chế việc tự do hành động của Trung Quốc, cường quốc lớn nhất khu vực. Tháng 11/2010 việc Việt Nam đề nghị sử dụng căn cứ ở Vịnh Cam Ranh (được nâng cấp với sự giúp đỡ rộng rãi của Nga) với các lực lượng hải quân bên ngoài, thu hút rất nhiều sự quan tâm, và dường như dẫn đến tăng cường sự hiện diện của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc ở khu vực.21 Lực lượng Nhiệm vụ số 5 của Nga có vai trò mở rộng Hạm đội Viễn đông vẫn duy trì lợi ích liên tục trong khu vực. Cũng có biểu hiện của việc nối lại tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ, biểu trưng bằng những chuyến thăm của các quan chức hải quân cấp cao của Mỹ đến nước này; và Việt Nam với Ấn Độ, một nước vì lý do của riêng mình mà dường như sẵn sàng giữ vai trò lớn hơn trong khu vực, có lẽ muốn đền bù cho những lo lắng của họ về vai trò ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Trong mối quan hệ này, thách thức liên tục về một con tàu tấn công INS Airavat của Ấn Độ trên hành trình về nước sau chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2011 dường như chỉ ra những quan ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện “bất hợp pháp/không chính danh” của tàu chiến nước ngoài ở nơi mà nước này coi như một phần của Biển Đông.22
    Mặc dù vậy, các lực lượng hải quân nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quan trọng trong khu vực. Thông qua các cuộc tập trận của nước này như COBRA GOLD, CARAT và chương trình tập trận Seacat, Hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức rất nhiều cuộc diễn tập với các quốc gia Đông Nam Á.23 Gần đây nhất là việc phái một chiếc SSN đến tập trận với Hải quân Malaysia, có lẽ là để giới thiệu tàu ngầm với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Quan hệ hải quân tiến triển vững chắc giữa Việt Nam và Mỹ đã đem lại rất nhiều quan tâm từ cộng đồng quốc tế.24 Cuộc diễn tập ba bên lần thứ tư giữa Mỹ, Nhật và Úc cũng được thực hiện ở Biển Đông ngoài khơi Brunei.25
    Bằng các biện pháp như vậy, Mỹ đã thể hiện được bản thân mình nhiều hơn là sẵn lòng sửa đổi bất cứ ấn tượng nào gây ra bởi sự xao nhãng chiến lược của nước này ở nơi nào đó hoặc là bởi những yếu điểm rõ ràng trong nền kinh tế nước này, rằng Mỹ có thể xem xét việc giảm vai trò của mình ở Tây Thái Bình Dương. Phản ứng như vậy đã được thể hiện bằng hành động tuần sau đó tàu Impeccable đã quay lại chính xác điểm nơi mà sự chạm trán diễn ra với con tàu do thám này, lần này được hộ tống bởi hàng không mẫu hạm DDG USS Chung Hoon. Việc Mỹ tái nhấn mạnh vào châu Á – Thái Bình Dương ít nhất dường như là kết quả của việc họ lý giải các biến chuyển gần đây của chính sách của Trung Quốc và quan ngại về tác động của nó đối với lợi ích dài hạn của Mỹ ở khu vực.
    Ở hội nghị ASEAN năm 2010 ở Việt Nam, các nước ASEAN đã chuẩn bị để đưa vấn đề Biển Đông ra song song với những nhận xét được trích dẫn rất nhiều của bà Clinton, bỏ ngoài tai những yêu cầu của Bắc Kinh.
    Sự đồng lòng rõ ràng trong vấn đề này với Mỹ sẽ có thể khiến Trung Quốc mất tinh thần – thậm chí còn gióng hồi chuông cảnh báo nước này rằng Bắc Kinh cần nhận thấy Mỹ đã rời khỏi vị trí trung tập trong quá khứ để ủng hộ vấn đề quyền tài phán.26 Tuy nhiên, đây cũng là điểm mà các nước ASEAN đều nhận thức được, lĩnh vực biển trong mối quan hệ đôi khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ là một phần trong tổng thể và không cần thiết là phần quan trọng nhất trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Quan hệ thương mại, nhân quyền, việc bán vũ khí cho Đài Loan, hoặc chỉ là một khía cạnh chung trong việc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này cũng rất quan trọng, và có lẽ thực tế là một nhân tố mang tính ảnh hưởng hơn đối với chính sách của Washington, có lẽ ở mức độ mà khiến cho căng thẳng ở Biển Đông là hệ quả chứ không phải nguyên nhân của mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước này. Vì lý do này, một số nước ASEAN lo lắng bị hút vào một tranh chấp chiến lược không phải do họ gây ra, rằng tranh chấp này không tập trung ở Biển Đông nhưng lại đưa lại hậu quả bất lợi cho nền hoà bình và ổn định của các nước này. Đặc biệt đấy là trường hợp của các nước ASEAN không có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp quyền tài phán ở Biển Đông, như Campuchia, Lào, Thái Lan, và Myanmar. Một vài nước lo lắng rằng Washington có chương trình nghị sự riêng cho việc tái dính líu của họ ở Biển Đông. Mục đích của Mỹ là để cạnh tranh với đối thủ lớn nhất của nước này, Trung Quốc, hơn là xuất phát từ quan ngại cho lợi ích của các quốc gia khu vực và hơn là do một cam kết mang tính ý thức hệ vì nền dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ mà đôi khi hoàn toàn không phù hợp với tình hình ở một vài quốc gia khu vực.
    Đánh giá phản ứng của các cường quốc bên ngoài khu vực
    Vì vậy câu hỏi được đặt ra là – tại sao các cường quốc bên ngoài khu vực dường như dễ chấp nhận quan điểm rằng họ nên đóng một vai trò nào đó ở tranh chấp Biển Đông? Sau đây là một vài lý do cho vấn đề này:
    1: Tầm quan trọng chính trị của tranh chấp
    Bởi lẽ người ta xem an ninh như là của chung và không thể chia cắt được việc xử lý tranh chấp được xem là quan trọng do ánh sáng mà nó chiếu lên cấu trúc an ninh tương lai của thế giới, và ít nhất là trong vai trò tương lai của một nước Trung Quốc hùng mạnh hơn trong các vấn đề quốc tế. Dù đúng hay sai, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông được theo dõi cẩn thận bởi những gì nó có thể cho các nhà quan sát biết về nhận thức của Trung Quốc về chính mình và về những căng thẳng sắp tới ở khu vực – và rộng hơn. Tất nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều yếu tố như thế, nhưng nó là một yếu tố có xu hướng định hướng các nhận thức khác, ít nhất ở các quốc gia láng giềng và có xu hướng củng cố lợi ích của các cường quốc ngoài khu vực.
    Do đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto tháng 9/2011:
    “Nhật có lợi ích lớn ở các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bởi chúng có tác động đến hoà bình và an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và chúng cũng liên quan mật thiết với việc bảo đảm an ninh hàng hải của khu vực.27
    Bởi vì trong so sánh với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc bị rất nhiều nước coi là thiếu minh bạch trong chính sách đối ngoại, nên người ta tập trung rất nhiều vào cái mà Trung Quốc làm, hơn là chú ý vào điều nước này nói. Tuy vậy, ít nhất là với người ngoài, tờ báo Hoàn cầu có giọng điệu khá diều hâu lại rất khác so với những nhận xét xoa dịu công chúng của lãnh đạo nước này và thường được dẫn chứng để hỗ trợ cho việc phân tích những tình huống xấu nhất của các hành động này.
    Việc xử lý tranh chấp cũng được xem như một biện pháp để nhận rõ quá trình ra quyết định ở Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến chính sách an ninh. Thêm vào đó, trong thời đại công dân mạng internet – netizen – chính quyền không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc đang trỗi đậy của người dân. Người dân Trung Quôc coi những chiến dịch này là để bảo vệ cái mà họ coi là đảo và quyền tài phán của những vùng nước mà họ có, đồng thời cũng là chỉ số biểu hiện quan trọng của dân chúng về việc chính phủ đang quản lý mọi việc như thế nào. Do đó, những hoạt động bất hợp pháp của nước ngoài trong vùng nước được coi là lãnh thổ quốc gia sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.28 Điều này có lẽ là nhân tố chính trong vụ Impeccable.29 Gần đây khi được phóng viên báo Asahai Shimbun hỏi tại sao Trung Quốc lại lo lắng nhiều như vậy về Biển Đông, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tổng Tư lệnh PLA[N] trả lời: “Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu tôi cắt cánh tay và chân ra khỏi cơ thể bạn? Đó là cách mà Trung Quốc cảm thấy về Biển Đông.”30
    Sự nhạy cảm với các hành động của Trung Quốc tăng lên do nhận thức chung rằng một sự thay đổi chiến lược lớn trong quan hệ quốc tế đang diễn ra. Vì tất cả các lý do trên, cái được coi như là thách thức của Trung Quốc đối với các khái niệm tự do biển cả của Mỹ là khá đau đầu với Mỹ vì nó dường như là minh chứng cho sự chuyển dịch quyền lực chiến lược từ thời điểm 15 năm trước đây khi nước này có thể thoải mái trong sự “không thể thiếu” của mình và khả năng đưa ra quyết định quan trọng trong hệ thống quốc tế.31 Kể từ đó, tấn công khủng bố, các cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài ở Iraq và Afghanistan, và cuộc “Đại suy thoái” đã xói mòn sự tự tin của nước Mỹ. Hiện nay, thậm chí ngay cả sự thống trị lâu dài của nước này ở Thái Bình Dương dường như cũng đang bị thách thức khi một đối thủ mới đã xuất hiện trên màn ảnh. Trong mắt Mỹ, Trung Quốc chỉ là một cường quốc lục địa [và là một cường quốc khá lạc hậu], đang sử dụng sức mạnh biển và công nghiệp để tiến vào nơi mà Mỹ đã quen coi là sân sau và từ đó mà giảm bớt ưu thế tuyệt đối trên biển của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đến khi Trung Quốc có thể lợi dụng tốt hơn những điểm dễ tổn thương về hải quân của Mỹ về lãnh thổ ở khu vực thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, sự quyết đoán của Trung Quốc trong những vùng biển gần có thể dễ dàng được coi như biểu tượng của quá trình chuyển đổi quan trọng trong quan hệ giữa các cường quốc va theo đó dẫn đến hành động quá đà.
    Với Mỹ, khi đó, một ván bài lớn đang gặp rủi ro, ít nhất là việc duy trì khả năng thống trị các không gian chung của toàn cầu, cái mà Andrew Hart và Bruce Jones gần đây đã nhắc tới… “trở thành một vật thúc đẩy quan trọng cho vị trí độc tôn của quân đội Mỹ và bảo kê ảnh hưởng kinh tế của Mỹ cũng như của các đồng minh, và giúp Washington giảm ảnh hưởng của các kẻ thù.”32
    Ở Mỹ, người ta tập trung điều này vào khái niệm “hiện diện tuyến đầu” một vấn đề mà tầm quan trọng của nó liên tục được tái khẳng định trong các văn kiện chính thức của Mỹ.
    2: Duy trì các mối quan hệ
    Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đưa ra một luận điểm quan trọng mà hạn chế của điều này có thể làm suy yếu mạng lưới đồng minh và gắn với ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực:
    “Khi xem xét các chương trình hiện đại hoá quân đội của các quốc gia như Trung Quốc, chúng tôi ít quan tâm đến khả năng tiềm tàng thách thức sức mạnh Mỹ một cách trực diện – máy bay chiến đấu với máy bay chiến đấu, hoặc tàu với tàu – mà quan tâm nhiều hơn đến khả năng họ cản trở việc tự do đi lại của chúng tôi và làm giảm các lựa chọn chiến lược. Đầu tư của họ vào các vũ khí chống tàu và tên lửa đạn đạo có thể đe doạ con đường quan trọng của Mỹ để trù liệu sức mạnh và giúp đỡ các đồng minh ở Thái Bình Dương – đặc biệt là các căn cứ không quân và các nhóm tàu hàng không mẫu hạm.33
    Tầm quan trọng của việc tự do đi lại và sự hiện diện tuyến đầu cho các mối quan hệ chính trị của nước này với các đồng minh và đối tác trong khu vực là lý do cho việc nước này đầu tư vào công nghệ đắt đỏ và đòi hỏi là chiến lược Không-Hải quân [được nói đến sau đây], trong khi nhớ rằng một phản ứng chiến lược-quân sự rẻ hơn và hiệu quả hơn đối với thách thức từ Trung Quốc thay vào đó nên là thực sự tạo áp lực cho những tuyến đường giao thông vận tải trên biển của nước này.
    Nhóm lý do thứ hai giải thích tại sao Mỹ cảm thấy tự do hàng hải quan trọng thì chung chung hơn và ít truyền thống hơn. Mỹ nhận ra rằng nước này sẽ ngày càng bị thôi thúc giải quyết sự đa dạng của các nguy cơ đối với hệ thống thương mại toàn cầu với chính nước này. Vấn đề rõ ràng nhất của Hải quân Mỹ là sự giảm chậm số lượng tàu chiến mà nước này có thể triển khai ở bất cứ thời điểm nào. Với tất cả tăng trưởng trong sức mạnh quân sự nói riêng, các tàu chiến vẫn chỉ đặt ở một địa điểm tại một thời điểm. Điều này làm giảm mức độ bao quát từng ngày và đặt ra một vấn đề thực sự về khoảng cách-thời gian trong việc đưa tàu đến với khu vực có quan ngại, đặc biệt là khi có thông báo gấp. Đô đốc Mike Mullen cũng đưa ra luận điểm hợp tác tương tự vào năm 2005.
    “Thực tiễn ngày nay là khi các sắp xếp và mô thức an ninh trong quá khứ không còn đủ cho tương lai, Và những thách thức ngày nay quá đa dạng để giải quyết riêng; chúng đòi hỏi nhiều khả năng và nguồn lực hơn cái mà bất cứ quốc gia đơn lẻ nào có thể đáp ứng.”34
    Bởi lẽ đại dương thế giới nói theo thuật ngữ của Nga thì rất rộng lớn, việc bảo vệ “những tài nguyên chung” chống lại những nguy cơ này đòi hỏi sự hợp tác của các lực lượng biển [cả hải quân và bảo vệ bờ biển] trên toàn thế giới:
    “An ninh biển toàn cầu chỉ có thể đạt được thông qua việc phối hợp hợp tác, nhận thức và các sáng kiến phản hồi hàng hải ở cấp độ quốc gia và khu vực.”35
    Do đó, áp lực thậm chí càng lớn trong những năm gần đây về việc thuyết phục đối tác và đồng minh cho phép sử dụng tàu và căn cứ quân sự, có thể tăng cường vị thế của Mỹ.
    Hạn chế về ngân sách mà Hải quân Mỹ đang phải trải qua hiện nay có thể sẽ dẫn đến việc Mỹ coi trọng hơn quan hệ với các cường quốc biển đang trỗi dậy khác ở châu Á – Thái Bình Dương hơn là các cường quốc đã có vị thế trong Chiến lược hợp tác của nước này năm 2007.36
    Cùng lúc đó, ở Trung Quốc nhiều người nhìn nhận rằng, Hải quân Mỹ và Lực lượng Bảo vệ bờ biển đóng vai trò hỗ trợ cam kết ổn định toàn cầu, bao gồm khu vực châu Á – Thái Bình Dương nơi sự hiện diện cảu Mỹ có thể được coi là có lợi cho Trung Quốc, ít nhất là làm giảm sự cần thiết mở rộng các cường quốc hải quân káhc trong khu vực, và trong việc đóng góp vật chất cho việc quản lý những vấn đề theo thứ tự ưu tiên như: cướp biển, buôn bán thuốc phiện và người, và vấn đề ô nhiễm biển.37 Sự hiện diện của Mỹ ở các vùng biển gần Trung Quốc không nhất thiết luôn bị coi là trò chơi có tổng bằng 0.
    Yếu tố hàng hải mang tính chiến lược
    Chắc chắn có một yếu tố chiến lược lớn đối với vấn đề Biển Đông, vì rõ ràng ngay từ đầu đây là cuộc tranh chấp về quyền hàng hải và đây cũng là tuyến đường lưu thông của các tàu thương mại mà toàn bộ hệ thống thương mại thế giới phụ thuộc vào. Theo bà Cliton thì ‘Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tự do tiếp cận các tài nguyên biển chung ở châu Á và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông’.38
    Điều này tóm lại thành hai vấn đề cụ thể. Vấn đề thứ nhất liên quan đến tuyến đường lưu thông không bị cản trở của các tàu thương mại mà cả hệ thống thương mại thế giới chắc chắn phải phụ thuộc vào. Đối với Mỹ, cũng như các nước khác, có một khía cạnh văn hoá lớn hơn đối với khái niệm tự do ở các vùng biển liên quan. Trước đây kể từ khi thành lập nền Cộng hoà điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của Mỹ, thường có liên quan và bao gồm điểm tranh cãi. Sự tự do trên biển có thể được mô tả bằng ngôn ngữ hầu như rất chung hoà:
    Tại đây bạn có thể mở rộng không giới hạn và không có rào cản, tại đây bạn có cả đại dương rộng mỏ, điều mà hiện nay trở thành phương thức liên lạc tuyệt vời của thiên nhiên. Không có các ngọn núi khó vượt qua, không có các sa mạc nóng như lửa đốt, con đường rộng mở… sau đó hãy tưởng tượng ra một con đường dẫn đến mọi nơi và bạn sẽ có được gợi ý đầu tiên về ý nghĩa của sự tráng lệ này, giao thông trên biển… Sự an toàn trong thời bình khỏi mọi mối đe doạ, cũng như các hiểm hoạ thiên nhiên từ biển, với sự tự do của nó, các đường giao thông lớn nhất, đông nhất, rộng mở cho tất cả, được tất cả mọi người sử dụng, có ý nghĩa sống còn đối với cấu trúc hiện đại của nền văn minh, là không bị thách thức.39
    Trọng tâm của vấn đề này là khi sự tự do của tuyến đường lưu thông thương mại trên biển bị cản trở, cộng đồng thương thuyền quốc tế lớn hơn chắc chắn sẽ ngay lập tức trở nên lo ngại. Do đó các lo ngại quốc tế về sự quan tâm lớn hơn đáng chú ý của Trung Quốc đối với các hoạt động thăm dò thương mại của Việt Nam và Philippines trở nên rõ hơn vào khoảng thời gian đầu năm 2011.40 Vào ngày 2/3/2011, 2 thuyền nhỏ tuần tra của Trung Quốc đã đối đầu với tàu thăm dò MV Veritas Voyager của Philippin (Tàu của Pháp, được đăng ký ở Xingapore và được tập đoàn năng lượng Forum Enegy PLC vận hành) ở khu vực Reed Bank và yêu cầu tàu này rời đi.
    Ngày 26/5 và 8/6/2011, tàu của Trung Quốc đã cắt và phá huỷ các dây cáp địa chấn mà tàu thăm dò của Petro Vietnam đang kéo đi trong khu vực Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của nước này.41 Mỹ cũng không đồng tình với sự thúc ép rõ ràng lên các công ty dầu khí phương Tây như BP và ExxonMobil vào việc không được tham gia vào các dự án khai thác với Việt Nam.42 Các cuộc tranh chấp khu vực như vậy có một số tác động đối với những người ngoài cuộc, nhất là công ty nước ngoài thường có liên quan. Ví dụ, tàu thăm dò Viking-2, có liên quan trong việc cắt dây cáp lần 2 trong tháng 6/2011 theo báo cáo được đăng ký ở Nauy.43 Thêm một minh chứng nữa, một công ty Canada là ‘Talisman Energy’ và công ty của Pháp CGG Veritas cùng với ‘Forum Energy’ có trụ sở ở Anh đều là đối tác trong các dự án khai thác của Petro Vietnam. Hơn nữa, Ấn Độ cũng ngày càng liên quan nhiều hơn đến việc khai thác dầu trong các khu vực nhạy cảm ở Biển Đông.44 Rõ ràng chính việc quốc tế hoá kinh doanh khai thác dầu đã biến vấn đề ở Biển Đông thành vấn đề toàn cầu.
    Không kể đến điều này, thì vấn đề bất đồng thực sự nằm ở khía cạnh thứ hai của tự do hàng hải, đó là việc di chuyển và hoạt động của các tàu chiến. Bảo vệ điều này rõ ràng là vấn đề ưu tiên chiến lược đối với Mỹ. Đô đốc hải quân Mike Mullen nói ‘Chúng ta nhất định phải có thể tiếp tục phản ứng nhanh trong thời kỳ khủng hoảng nhân đạo và phải kiên quyết trong thời kỳ có xung đột.’45 Dạng thức hiện diện tiền tiêu phụ thuộc vào hoàn cảnh của các khu vực cụ thể. “Các lực lượng biến đổi theo sứ mệnh có yêu cầu thấp hơn, các sứ mệnh ‘thúc đẩy sự ổn định, ngăn chặn khủng hoảng, và chống lại chủ nghĩa khủng bố.’ Mặt khác yêu cầu phải có ‘khó khăn’ hơn như bảo vệ lợi ích sông còn của Mỹ, bảo vệ bạn bè của nước này; ‘… và để ngăn cản, khuyên can và nếu cần thiết thì đánh bại các thế lực thù địch tiềm ẩn.’46 Tuy nhiên, điểm chung của hai loại sứ mệnh này là sự cần thiết phải hoạt động ở các vùng duyên hải.
    Tầm quan trọng của quan niệm này trong tư duy Hàng Hải của Mỹ giải thích tại sao trước đây Mỹ tham gia nhiều hoạt động tự do hàng hải với ‘thái độ’ trong quá khứ như các cuộc tuần tra ở Vịnh sidra vào giữa nhữn năm 1980 và lần va chạm mạnh có liên quan tới USS Caron và tàu chiến của Liên Xô trong biển Đen năm 1988.47 Các cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Liên Xô ở Biển Đen, hoặc với Lybia ở khu vực ‘đường tử thần’ vào những năm 1980, hoặc với Indonesia về cách hiểu của nước này về quyền của các quốc gia có biển đảo đểu là các cuộc tranh chấp về tự do hàng hải cùng lúc xuất hiện sự xung đột giữa cách nhìn của khu vực và quốc tế về vai trò của các cường quốc biển.
    Các khẳng định về cái mà Mỹ cho là quyền của nước này được biện minh trong mắt người Mỹ thông qua một thực tế là biển thực sự là một “ của chung” và việc chấp nhận sự ép buộc trong tự do hàng hải ở một khu vực sẽ tạo tiền lệ có thể khiến nước này suy yếu đáng kể ở các khu vực khác. Cũng có thể đưa ra luận điểm tương tự về ‘không phận quốc tế.’48
    Theo đó, tự do hàng hải đã và đang trở thành vấn đề dai dẳng đối với Trung Quốc và Mỹ. Theo cách Trung Quốc hiểu về các điều khoản trong UNCLOS, nước này cho rằng tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác thì hạn chế và có điều kiện hơn so với cách hiểu của Mỹ, đặc biệt là khi các tàu chiến tìm cách sử dụng quyền đó. Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng làm rõ rằng tự do hàng hải của các tàu thương mại ở Biển Đông không phải là một vấn đề. Do đó tướng Trần Bỉnh Đức đã cho rằng:
    “Ở Biển Đông, từ trước đến nay tự do hàng hải chưa bao giờ là một vấn đề Tự do hàng hải như một cái cớ nhằm làm nảy sinh vấn đề.”49
    Hiện nay Trung Quốc thực sự cũng đang gặp nhiều nguy cơ như các nước lớn khác ở hệ thống toàn cầu trong việc di chuyển an toàn của khoảng 74.000 tàu thương mại chạy qua eo biển Malacca và đi qua Biển Đông mỗi năm. Hơn nữa, các sự kiện gần đây cũng cho thấy rằng Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương như các nước khác, nhất là đối với các hoạt động trái phép của Vệ tinh Cách mạng Iran ở vùng Vịnh, sự cướp bóc của cải hải tặc Xômali hoặc là đối với sự hỗn loạn và bất ổn ngoài khơi. Là một cường quốc về hàng hải đang lớn mạnh với các lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng và cộng đồng người Do Thái ngay càng phát triển, Trung Quốc có vẻ như có mối quan tâm ngày càng lớn đối với tự do hàng hải, đại dương của thế giới như là một ‘nguồn tài nguyên vô hạn’ và trong việc ‘bảo vệ hệ thống’ toàn cầu. Theo đó, trong cuộc họp ARF vào tháng 7 năm 2011, các quan chức Trung Quốc đề xuất được chủ trì cuộc hội thảo về tự do Hàng hải. Trái lại Bắc Kinh lo ngại về tự do hàng hải của các tàu chiến, đặc biệt là trong vùng Đặc quyền Kinh tế.50 Do đó, thiếu tướng Luo Yuan đã phát biểu: “Cái mà gọi là sự hiện diện tiền tiêu thực chất là việc Mỹ có thể gửi các tàu chiến của nước này đến mọi ngóc ngách của thế giới… theo cách này, Mỹ thậm chí có thể tuyên bố rằng biển Đỏ và Biển Đông đều nằm trong ranh giới an ninh của nước này.’51 Trung Quốc chỉ ra rằng tàu sân bay USS George Washington đã chạy trên Hoàng Hải, và máy bay của tàu này có thể vươn được tới Bắc Kinh. Nếu vậy văn hoá chiến lược bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính dễ bị tổn thương lịch sử của một nước trước các nguy cơ từ biển, không chỉ ở khu vực cụ thể này, và trước các hậu quả tai hại cho Trung Quốc nếu các hoạt động như thế này không bị ngăn cản, sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với sự xuất hiện trái phép trong ‘các khu vực biển của Trung Quốc’ là hoàn toàn có thể hiểu được.
    Sự khác biệt trong góc độ văn hoá dẫn đến vụ va chạm USNS Impeccable vào tháng 3 năm 2009 và trong thời gian gần đây, dẫn đến những phản ứng dữ tợn từ phía Bắc Kinh, cho đến các hoạt động được cho là của các tàu chiến Mỹ trong khu vực đặc biệt quan ngại như biển Hoàng Hải.
    Sự nhạy cảm của Trung Quốc được thể hiện qua phản ứng của Bắc Kinh đối với sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm USS George Washington ngay sau tàu chiến ROKS Cheonan mất tích, mặc dù Mỹ đã cố gắng làm rõ rằng khi đó Bắc Triều Tiên là mục tiêu của cuộc thao diễn chứ không phải Trung Quốc. Cùng với sự phản kháng mạnh mẽ về chính trị, PLA theo dõi vụ việc với nhiều hoạt động phòng vệ vùng duyên hải có sự tham gia của tàu tấn công tên lửa có khả năng cao Houbei của nước này, coi người Mỹ chịu trách nhiệm chính trị và tiếp tục xây dựng ngành công nghiệp chống hàng không mẫu hạm. Trung Quốc vẫn cho rằng hoạt động hàng hải trái phép của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, kể cả cái mà nước Anh gọi là ‘thu thập dữ liệu quân sự’ đều là một cách chuẩn bị cho trận chiến, và sẽ gây tổn hại đến an ninh của Trung Quốc.52 Trung Quốc cho rằng, điều này đã vi phạm điều 301 UNCLOS, yêu cầu các bên kiềm chế việc đe doạ đến chủ quyền của bất kỳ nước nào khi thực hiện quyền của các nước đó trên biển.
    Việc PLA mở thêm căn cứ tàu ngầm mới ở Tam Á, cùng với việc tiếp cận vùng nước sâu, rõ ràng đã củng cố thêm những nhận thức như vậy. Liệu Trung Quốc có nên từ từ phát triển một “pháo đài” nhằm tiếp cận việc triển khai SSBNs của nước này trong tưong lai, tương tự như Liên bang Xô Viết đã làm ở vùng Biển Barents và Biển Okhotsk trước đây, những vấn đề nhạy cảm trong thời gian đó rõ ràng ngay càng tăng lên53. Cuối cùng, sự cố tàu Impeccable đã xảy ra chỉ cách 75 dặm hải lý so với căn cứ Hải quân Tam Á.54
    Tuy nhiên, điểm gây tranh cãi nằm ở chỗ mối quan tâm của họ về tự do hàng hải, người Mỹ cảm thấy họ có quyền lợi lớn từ kết quả của các sự kiện diễn ra trên Biển Đông. Cuối cùng, nếu những yêu sách về tất cả các điểm đảo ở Biển Hoa Đông và biển Đông của người Trung Quốc được chấp nhận, nếu những điểm đảo này được phép tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm mà tương tự như “đường 9 đoạn”, và nếu các viện dẫn của Trung Quốc về hoạt động quân sự nước ngoài được cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế được chấp thuận, thì các hoạt động hải quân của Mỹ trong toàn bộ vùng này sẽ bị hạn chế tối đa. Trên thực tế, một phần lớn ở phía Tây Thái Bình Dương sẽ là khu vực cấm Hải Quân Mỹ xâm phạm ít nhất là dưới cách nhìn nhận của Trung Quốc. Vấn đề thống nhất với Đài Loan sẽ ngày càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.
    Tóm lại, những yêu cầu của việc tham gia lực lượng hải quân đa quốc gia, nhận thức về phạm vi hàng hải và sự hiện diện tiếp theo đang được Hải quân Mỹ xem xét, phụ thuộc vào phạm vi rộng lớn của tự do hàng hải. Tự do hàng hải là rất cần thiết trong cách hiểu về hàng hải và chức năng của lực lượng hải quân. Do đó, sự nhạy cảm của hải quân Mỹ đối với bất kỳ vấn đề gì mà có thể giới hạn sự tự do đó, cho dù nó bắt nguồn từ các viện dẫn không mong muốn trong Luật hàng hải quốc tế,55 hoặc sự xuất hiện của một môi trường chính trị không được chấp nhận hoặc kiểu như các chiến lược về khu vực cấm xâm nhập, cấm tiếp cận được cho là đang được PLA chuẩn bị.56
    Cũng vì lý do này, gần đây Mỹ đã thay đổi cách hành động để nhấn mạnh rằng việc duy trì lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á vẫn được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, một vị chỉ huy trưởng mới của lực lượng Hải quân, Đô Đốc Jonathan Greenert đã nhấn mạnh mặc dù trên thực tế Hải quân Mỹ có lẽ phải tiết kiệm 450 tỷ USD trong thập kỷ tới, việc xây dựng mối quan hệ vững chắc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn được tiếp tục. Hiện nay, luôn có một tàu vận tải hiện diện chiếm hơn 70% thời gian ở khu vực này, và các lực lượng Hải quân đã được xây dựng ở Guam và Nhật Bản. Không khó để nhận thấy rằng đây rõ ràng là phản ứng của Mỹ trước hành động của Trung Quốc.57
    Ví dụ thái độ khó chịu bất ngờ của phản ứng từ phía Trung Quốc đối với sự hiện diện được lên kế hoạch nhưng sau đó đã bị huỷ của hàng không mẫu hạm US carrier George Washington trong một cuộc diễn tập với Hải quân Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải và một số bài xã luận sau đó trên trang thời báo toàn cầu, bản tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo chính thức, diễn tả luận điểm này, Bản tiếng Anh này có đề cập:
    “Trung Quốc chắc chắn cần xây dựng khả năng chống tàu đáng tin cậy cao… Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa đạn đạo chống tàu, mà còn cần các cách thức triệt tiêu tàu khác… Vì nhóm hàng không mẫu hạm tham chiến của Mỹ ở Thái Bình Dương tạo nên vật cản đối với lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nên Trung Quốc phải sở hữu khả năng nhằm đối trọng.”58
    Trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc có vẻ như đang bắt đầu tiến hành chiến dịch phát triển khả năng đẩy các lực lượng của Mỹ vào tình thế nguy hiểm nếu tiến vào các vùng biển gần theo cách mà Trung Quốc không đồng tình.
    Chiến lược chống can thiệp và phong toả khu vực đề ra sau đó, được đặt tên bởi những người có nguy cơ là nạn nhân là một hệ thống phức tạp – một chiến lược chống can thiệp biển, chiến lược này sử dụng các phương tiện tinh vi và có tính đàn hồi C4ISR để kiểm tra và nhắm tới mục tiêu là các tàu nổi thù địch, và nhằm đe doạ các tàu này bằng hàng loạt tên lửa đạn đạo và tên lửa chống tàu tuần tra trên biển, được bắn ra từ các cứ điểm trên đất liền, các chiến hạm có cứ điểm trên đất liền, các tàu ngầm, và các lực lượng chiến đấu trên mặt đất cỡ nhỏ và vừa; tất cả kết hợp lại, có vẻ như là mọt cuộc tấn công với độ chính xác cao nhằm làm suy yếu Hải quân Mỹ và các khả năng điện tử của lực lượng chính xác không quân nhằm bảo vệ nước này và duy trì các hoạt động mang tính công kích. Mỹ có vẻ ngạc nhiên trước tốc độ xuất hiện quá nhanh của thành phần chính của chiến lược này, như khả năng chống vệ tinh được công bố vào năm 2009, khả năng hoạt động ban đầu của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D và máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20 xuất hiện vào tháng 3 năm 2011. Vấn đề là cả hai sự phát triển khoa học lớn này đều được công bố vào thời gian trùng hợp với các chuyến thăm viếng quan trọng của Mỹ tới Bắc Kinh gây sự chú ý đối với các nhà quan sát không chỉ là một chuyến thăm mang tính đối đầu.
    Trong cái rõ ràng là một ‘sự đáp trả’ lại chiến lược A2/AD, hiện nay Lầu Năm Góc rõ ràng đang xem xét khái niệm ‘hải-không chiến’ nhằm đưa ra một giải pháp có tính hệ thống đối với hàng loạt thách thức công nghệ đặt ra từ chiến lược của Trung Quốc. Nước này đã gia tăng lực lượng Hải quân ở Thái Bình Dương, và tham gia vào một số hành động mạnh mẽ cần thiết nhằm ủng hộ lực lượng quân sự và sự tín nhiệm trong việc ngăn cản ở khu vực. Sự xuất hiện công khai đồng thời 3 tàu SSGNs lớp Ohio vào tháng 7 năm 2010 đã làm rõ điểm này.59
    Các vụ va chạm đáng tiếc này cũng cho thấy các tác động bất ổn tiềm tàng của các quan điểm khác nhau như vậy. Đặc biêt vấn đề này có thể sẽ rất rắc rối trong các khu vực phía Tây và Đông Biển Đông nơi mà vấn đề pháp lý và sự phân định ranh giới ở các vùng Đặc quyền Kinh tế bị tranh chấp, dù dưới bất kì hoàn cảnh nào thì hiện nay vẫn chưa được giải quyết. Ít nhất, các quan niệm khác nhau về hiện trạng các khu vực biển gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ là sự đánh giá quá thấp mức độ lợi ích của mỗi bên, hoặc có thể là của cả 2 bên, trong khía cạnh của giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Điều này cũng gây nên các căng thẳng không mong muốn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh bình thường trên biển ở các khu vực khác. Khi bổ sung điều này vào một loạt căng thẳng khác giữa 2 nước về các vấn đề như bán vũ khí cho Đài Loan, người đoạt giải Nobel và nhân quyền, việc định giá đồng nhân dân tệ, khoáng sản khan hiếm trên trái đất và các vấn đề khác, thì nhu cầu cần có một sự thấu hiểu gần gũi hơn chứ không phải xa cách hơn trở nên rõ ràng.60 Trong bối cảnh này, thật dễ để thấy rằng vấn đề Biển Đông nhìn một cách toàn diện có thể chiếm vị trí thấp hơn như thế nào (trong tính toán của Mỹ-Trung – ND), rất có thể gây tổn hại đến lợi ích của tất cả các nước trong khu vực.
    Tầm quan trọng chiến lược của các vùng biển hẹp nói chung và của Biển Đông nói riêng có thể sẽ định dạng chính sách của 2 nước đối với khu vực bị tranh chấp, dẫn đêế các phản ứng từ bên còn lại, điều này sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng. Tất cả các phát triển này nhất định sẽ được các nhà quan sát ở trong khu vực hay ngoài khu vực xem là không có ích đối với việc quản lý hoà bình tranh chấp Biển Đông, chứ chưa nói đến giải pháp cuối cùng cho vấn đề và có nguy hiểm tiềm tàng đối với an ninh và triển vọng của khu vực và do đó đến thế giới rộng lớn hơn.
    Tuy nhiên, cũng đáng nêu quan điểm rằng các quốc gia bên ngoài có vẻ cũng đang phát triển các lợi ích chiến lược có ý nghĩa đáng kể trong khu vực. Việc dịch chuyển lực lượng và triển khai quân sự đáng chú ý của Nhật Bản về phía Nam trong những năm gần đây, và thể hiện rõ gần đây nhất là việc ký hiệp định Đối tác Chiến lược với Philipin.61
    Tương tự, mối quan tâm của Ấn Độ đối với khu vực này cũng phát triển đáng kể trong những năm gần đây như phần chiến lược ‘Hướng Đông’ của nước này mà nhiều nhà phân tích cho rằng một phần là kết quả của sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã và đang xây dựng một số mối liên kết quan trọng với Việt Nam và thách thức gần đây nhất của INS Airavat có thể khiến Trung Quốc trở nên nhạy cảm đối với sự phát triển này. Tất cả những điều này cùng với những diễn biến gần đây trong chính sách hàng hải của Úc thực sự cho thấy rằng vì một số các lý do khác nhau, biển Đông đang ngày càng trở thành trọng tâm chiến lược của các cường quốc bên ngoài cho dù là các cường quốc trong khu vực có thích điều đó hay không, và điều này hầu như cũng không giúp giải quyết hay quản lý tình hình ở Biển Đông.
    Kết luận: Người trong cuộc và người ngoài cuộc: Cần phải làm gì?
    Tuy nhiên, các khía cạnh rộng hơn có vẻ bi quan của bài viết này nên được bù lại bằng một số bài luận mang tính tích cực mà các bạn có thể tìm thấy. Các ảnh hưởng gia tăng mà các vấn đề rộng hơn này có thể có đối với việc quản lý và giải quyêt các tranh chấp về Biển Đông có thể được hoà giải bằng một số các đối trọng trong chính sách:
    Giữ một ý thức về tầm vóc
    Rõ ràng, vai trò của Trung Quốc trong tương lai trong bối cảnh toàn cầu là một trong những vấn đề lớn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối diện.62 Dù đúng hay sai, chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông được xem như là mọt dẫn chiếu về việc vai trò của nước này trong tương lai có thể như thế nào. Đối với thế giới bên ngoài, mặc dù họ không tuyên bố chủ quyền đối với vùng bị tranh chấp này, thì vấn đề này vẫn có nhiều nguy cơ. Nhưng cũng do vậy mà vấn đề ở Biển Đông được đặt trong bối cảnh quốc tế lớn hơn nhiều. Vấn đề này không chi phối tu duy của Trung Quốc hay của Mỹ nhưng lại chỉ ra khía cạnh của một loạt các mối lo ngại phức tạp chồng chéo nhau và cả sự chiếm đóng trước. Trong nhiều mối quan tâm lớn hơn, đặc biệt là các mối liên kết giữa hai nước về mặt kinh tế đã khuyến khích việc nhìn nhận việc trở thành đối tác của nhau hơn trở thành đối thủ của nhau do vậy gần đây có vẻ như đã có nhiều bù đắp cho các xung đột trong quá khứ về các bất động quan điểm trong vấn đề Biển Đông. Mục đích chung hơn cần phải hơn cần phải duy trì sự việc theo định hướng này.63
    Điều này cũng đúng đối với các diễn viên bên ngoài trong vở kịch ở Biển Đông. Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Liên minh Châu Âu rõ ràng cũng có nhiều lợi ích quan trọng trng tình trạng nguy hiểm đối với vấn đề này. Nhưng dù sao các nước này cũng có thể có các lợi ích quan trọng hơn trong mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực thương mại. Nhật Bản, Ấn Độ và Úc – các đồng minh chiến lược của Mỹ – đều có quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc và do đó có lợi ích bao trùm để giữ cho các lợi ích đó không bị ảnh hưởng. Theo cách nhìn của những người ngoài cuộc, Biển Đông là một vấn đề nhưng không phải là trung tâm trong chiến lược của họ. Ví dụ, Ấn Độ có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc song nhìn chung coi quan hệ liên quan đến kinh tế và các quan hệ khác nhau giữa hai nước “khá tốt.”64 Tương tự như vậy, Úc có lý do để nghĩ nước mình là “một người bạn với hai siêu cường.”65
    Tham gia tranh luận thực sự về tự do hàng hải
    Vấn đề tự do hàng hải không tĩnh và bất biến như bản thân nhữn vùng biển; trong những năm qua cuộc tranh luận về điều này đã thay đổi về mặt nội dung để tương ứng với hoàn cảnh quốc tế đang thay đổi, và có lẽ sẽ tiếp tục như vậy. Nhìn lại lịch sử hàng hải rốt cuộc thì chúng ta có thể thấy thái độ của Mỹ về vai trò toàn cầu của mình đã thay đổi trong những năm qua. Trong khi các cuộc khai thác xa bờ của John Paul Jones ngoài khơi Anh trong chiến tranh độc lập Mỹ hoặc là các chiến dịch chống lại cướp biển Bắc Phi đầu thế kỷ 19 là một phần trong lịch sử hải quân Mỹ, cách tiếp cận của Washington đối với các vùng biển gần trong thời đại học thuyết Monroe không khác cách tiếp cận ngày nay của Trung Quốc. Dường như mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều!
    Khi đó, tính minh bạch và sự sẵn sàng lớn hơn để giải quyết, xác định và làm rõ các cách hiểu khác nhau về các quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế cũng như việc tuân thủ mang tính sách lược hơn đối với quy trình an toàn trên biển đặc biệt trong cuộc đụng độ gần đây như kiểu của Impeccable sẽ cải thiện bầu không khí rất nhiều. Rất nhiều người cho rằng việc Trung Quốc minh bạch hơn về các vấn đề pháp lý như đường 9 đoạn sẽ làm sáng tỏ vấn đề và giảm nguy cơ phân tích tình huống xấu nhất về động cơ và ý định của Trung Quốc. Người ta ít chú ý rằng, điều tương tự cũng sẽ áp dụng cho các tuyên bố và chính sách của Trung Quốc về vấn đề tự do hàng hải cũng sẽ báo động Mỹ và đóng vai trò trong tham vọng của nước này khẳng định lợi ích một cách mạnh mẽ. Ví dụ, khi cố gắng xoa dịu các cuộc tranh cãi vào mùa hè năm 2010, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đại tá Geng Yansheng rõ ràng nhận xét: “Phù hợp với yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng sự tự do đi lại của tàu thuyền hoặc máy bay từ những nước liên quan với điều kiện các nước này cũng tôn trọng luật phát quốc tế.”66 Điều này trên thực tế rất mơ hồ, không rõ ràng. Tuyên bố này có bao gồm tàu và máy bay quân sự hay không? Chữ “đi lại” (passage) có nghĩa là gì? Tuyên bố này có nghĩa rằng Trung Quốc bảo lưu quyền xem xét hành động của tàu thuyền để xem liệu tàu đó có phù hợp với các lý giải của Trung Quốc về luật quốc tế không? Các nước liên quan (relevant countries) nghĩa là gì? Và vân vân. Tất nhiên điều này có thể do vấn đề trong cách dịch, hoặc do việc phản ánh thông tin của báo chí, thiếu sự thống nhất và hợp tác giữa các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung Quốc chứ ít có khả năng là một kế hoạch tính toán nào đó để hưởng lợi từ sự mập mờ, nhầm lẫn mà người tiếp nhận thông điệp gặp phải. Tuy nhiên, cách này cũng không giúp giải quyết vấn đề. Một sự rõ ràng hơn dường như cũng lợi ích của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Trung Quốc. Sự rõ ràng sẽ cho phép các nước tranh chấp nói chuyện với nhau, chứ không phải nói chuyện thông qua nhau về vấn đề nan giải này.
    Tiết chế việc hiện đại hóa hải quân
    Một điểm nữa có thể để cho thế giới hoặc ít nhất là các quốc gia khu vực không phản ứng thái quá về các chương trình hiện đại hoá hải quân của các bên ở tranh chấp Biển Đông. Theo rất nhiều cách các chương trình này dường như là bước phát triển tự nhiên của các nước đang tăng trưởng kinh tế tốt và nhận thấy mức độ mà hoà bình và thịnh vượng của mình phụ thuộc vào chính mình. Thêm vào đó, tốc độ hiện đại hoá hải quân dường như không nhanh như các chuẩn mực trong lịch sử – so sánh với việc hiện đại hoá hải quân của Đức đầu thế kỷ trước hoặc của Nhật và Mỹ. Ngoại trừ Trung Quốc và Mỹ, tốc độ chi tiêu quốc phòng so với tỉ lệ tăng trưởng GNP của các nước khu vực là khá thấp, và thực tế còn đi xuống trong rất nhiều trường hợp. Ví dụ, tỉ lệ của Malaysia giảm từ 3,3% năm 1991 xuống còn 2,1% năm 2007. Trong các thuật ngữ công khai, các chính trị gia và lãnh đạo hải quân thường tránh căn bệnh và các giọng điều bài ngoại vốn đi kèm với các lực lượng hải quân trước đây. Họ dường như thực sự muốn phát triển khả năng hải quân mạnh để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau hơn là răn đe một vài quốc gia trong khu vực. Vì tất cả các lý do trên, các mối nguy hiểm vẫn còn đó và có chút động lực cho việc tăng cường tập trung vào hợp tác hải quân đa quốc gia, điều trên thực tế phát triển chậm, cùng với những căng thẳng trên. Ví dụ, ở Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011, Tướng Phùng Quang Thanh chỉ ra thành công của cách tiếp cận đa phương với vấn đề ở Eo Malacca, và nói:
    “Tương tự như vậy, Hải quân Việt Nam gần đây tăng cường các hoạt động hợp tác với các cuộc tuần tra chung, thiếp lập đường dây nóng với hải quân Trung Quốc, Thái Lan và Camphuchia cũng như các cuộc tuần tra phối hợp với Malaysia và Indonesia.”67
    Trong khi đó, nhiệm vụ của các bên là cố gắng tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt, và trong tình huống này, việc gần đây thiết lập “đường dây nóng” giữa Việt Nam và Trung Quốc, tổ chức các cuộc tuần tra hải quân chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, nối lại các đoàn trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc và các chuyến thăm đa dạng gần đây của Bộ trưởng Gates, Đô đốc Mike Mullen đến Bắc Kinh nên được gọi là các bước phát triển đầy hứa hẹn.68 Tính đến những tác động có thể có của quan hệ đối đầu chiến lược Trung-Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, việc tăng cường quan hệ giữa các quốc gia này và đặc biệt là mối quan hệ giữa quân đội các nước thông qua các thể chế như Hiệp định Tham vấn Quân sự Biển cần được coi trọng hơn nữa
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Khơi dậy tình yêu biển đảo


  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Nhân dân quận Thủ Đức góp đá xây Trường Sa


  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cựu Tổng bí thư thăm Vùng 2 Hải quân


    Cập nhật: 12:20 GMT - thứ hai, 14 tháng 11, 2011


    [​IMG] Ông Lê Khả Phiêu từng là Thượng tướng trong quân đội


    Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu vừa có chuyến thăm tới Vùng 2 Hải quân để 'thể hiện sự quan tâm'.
    Báo trong nước cho hay ông Phiêu, 81 tuổi, vừa tới "thăm cán bộ Vùng 2 Hải quân và cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1" hôm Chủ nhật 13/11.

    Các nhân vật từng giữ chức vụ cao cấp trong bộ máy Đảng Cộng sản, nhất là chức tổng bí thư, dù không tại vị, vẫn có ảnh hưởng nhất định trên chính trường Việt Nam.

    Ông Lê Khả Phiêu, người khởi nghiệp từ quân đội, còn là một tướng lĩnh với quân hàm Thượng tướng, nên chắc chắn vẫn giữ nhiều quan hệ trong lực lượng vũ trang.
    Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin ông đã tới tận nơi "thăm nơi ăn, nghỉ, làm việc của cán bộ, chiến sĩ" và "biểu dương cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân, nhất là cán bộ, chiến sĩ các nhà giàn DK1 thời gian qua đã nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, phối hợp tốt với Cảnh sát Biển, Tập đoàn Liên doanh Dầu khí Việt Nga trong việc bảo vệ thăm dò dầu khí trên biển".
    Ông cũng kêu gọi lãnh đạo Bộ Tư lệnh hải quân quan tâm hơn tới đời sống bộ đội, và yêu cầu chiến sĩ "nêu cao tinh thần cảnh giác trong quan sát, xử lý khôn khéo, nhạy bén các tình huống trên biển, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển, đảo thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống".
    Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thành lập Vùng 2 Hải quân hồi tháng 8/2009 với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam.
    Khu vực trọng điểm này là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, giáp ranh quần đảo Trường Sa hiện vẫn đang tranh chấp.
    Tại đây, Việt Nam đang duy trì hàng chục nhà giàn DK1, là nơi đặt các cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ.
    Vùng 2 Hải quân còn có trách nhiệm bảo vệ, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ ngư dân.
    Ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư ĐCS từ tháng 12/1997. Ông rời khỏi chức vụ tại Đại hội IX năm 2001.
    Hồi đầu năm 2009, một chùm ảnh chụp nhà riêng của ông Phiêu bị tung lên mạng internet đã gây xôn xao trong dư luận.
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    ô hô !!:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    Cá sấu lớn nhất thế giới
    TTO - Chuyên gia động vật học Adam Britton của Úc hôm 10-11 tuyên bố một con cá sấu vừa bắt được ở Philippines dài 6,2m là lớn nhất thế giới, dài hơn cá sấu Cassius 5,8m lập kỷ lục Guiness mà ông đo năm 2008.

    [​IMG]
    Cá sấu Lolong dài 21 foot 1 inch (6,2m). Ảnh: Reuters Cá sấu bắt được ở làng chài thuộc thị trấn Bunawan ở Agusan - khu vực nghèo đói cách thủ đô Manila 800km về phía đông, nặng 1 tấn, dài 21 bộ 1 inch (6,2m), lớn đến mức có thể nuốt ba người một lúc.
    Người dân làng sống cùng nó trong nỗi sợ hãi suốt 20 năm qua nhưng khi nghi ngờ nó đã nuốt mất một ngư dân, họ đã lên kế hoạch vây bắt trong vòng ba tuần với 100 trai tráng. Khi chứng kiến nó nuốt gọn một con trâu, họ tin nỗi nghi ngờ đó là sự thật.

    [​IMG]
    Người dân dang tay đo cá sấu. Ảnh: Reuters “Chúng tôi rất căng thẳng khi làm việc này nhưng đó là nhiệm vụ phải làm vì đó là mối đe dọa đối với người dân và gia súc”, người đứng đầu thị trấn là Edwin Elorde cho hay.
    Họ dùng bốn bẫy lưới nhưng con cá sấu đã phá nát bằng hàm răng sắc nhọn của nó. Sau đó, người dân phải dùng bẫy làm bằng dây thép và lần này con vật không thể trốn thoát. Họ đặt tên nó là Lolong.
    Lolong sẽ phải chờ 6 tháng nữa để được công nhận kỷ lục Guiness.
    PHAN ANH
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Tâm hồn người lính biển


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này