Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4435 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 15:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 41617 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cấu trúc kỳ lạ trong sa mạc ở Trung Quốc được phát hiện bởi Google Map. Những đường kẻ trông giống như được xe ủi đất hoặc sơn tạo ra

    [​IMG]
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ảnh chụp cận cảnh cho thấy cấu trúc này có những đường giao nhau chia thành nhiều khu vực khác nhau.

    [​IMG]
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cả cấu trúc này nằm trên biên giới của tỉnh Cam Túc và Tân Cương; cách khu trụ sở chính của chương trình nghiên cứu vũ trụ và phóng tàu vũ trụ Jiuquan của Trung Quốc khoảng 160 km. Google Maps cho thấy một cấu trúc có hình tròn với vô số lỗ chạy vòng quanh.

    [​IMG]
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Máy bay và những gì trông giống như xe tải được đặt tại trung tâm của cấu trúc hình tấm bia

    [​IMG]
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hàng ngàn đường thẳng cắt nhau trong một mạng lưới khổng lồ dài khoảng 18 dặm

    [​IMG]
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hình ảnh thu nhỏ của lưới điện khổng lồ.


    [​IMG]
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    DƯ LUẬN BÁO CHÍ TRUNG QUỐC:
    Nhật-Ấn-Mỹ đối thoại chiến lược kiềm chế Trung Quốc

    Thứ ba 15/11/2011 13:42
    (GDVN) - Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có nhiều thay đổi, nhất là quan hệ giữa các chủ thể lớn trong quan hệ quốc tế.



    Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 13/11 đưa tin, một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tổ chức đối thoại chiến lược vào trước cuối năm.
    Một số nhà quan sát cho rằng, động thái này là nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng cũng có người cho rằng, đây là kết quả phát triển tự nhiên từ sự trỗi dậy của cường quốc khu vực mới.
    Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng, năm 2009, 3 nước Ấn-Nhật-Mỹ từng định tổ chức đối thoại chiến lược 3 bên tương tự, nhưng không thể toại nguyện do sự ngờ vực của Bắc Kinh.



    [​IMG]

    Mỹ và Nhật Bản tập trận chung trên biển
    Một quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ cho rằng, hội đàm 3 bên lần này nhằm mở rộng đối thoại ở khu vực này, chứ không phải là tạo sự chia rẽ giữa các nước. Vị quan chức này nói, đối thoại tuyệt đối không phải là chống Trung Quốc.
    Chuyên gia phân tích quốc phòng Rahul cho biết, hội nghị 3 bên Ấn-Nhật-Mỹ phản ánh quan hệ giữa các nước trong khu vực đang có sự thay đổi.
    Rahul cho rằng: “Đang xuất hiện nhiều sự tổ hợp khác nhau: Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là một loại; Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là một loại; mà Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản là một loại. Vì vậy, không cần coi nó là một quan hệ mang tính đối đầu, điều này có thể là tiến trình tự nhiên thay đổi trật tự toàn cầu vô cực hóa, có nhiều người tham gia chứ không phải 1-2 người tham gia chính như chúng ta đã quen”.
    Chuyên gia phân tích quốc phòng Ấn Độ Shamshad Khan cho rằng, Bắc Kinh rất có thể phản đối cuộc đối thoại này như 2 năm trước, “một khuôn khổ không có sự tham gia của Trung Quốc đương nhiên sẽ khiến cho các nhà tư tưởng chiến lược của Bắc Kinh có sự hiểu nhầm. Vì vậy, khung hợp tác này cũng rất có thể gây sự lo ngại tương tự cho Trung Quốc”.
    Chuyên gia phân tích quốc phòng Nitin Mehta cho biết, ông nghi ngờ đối thoại Ấn-Nhật-Mỹ có mục đích ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy tại khu vực này. Ông chỉ ra, Washington muốn để New Delhi phát huy vai trò tích cực, chủ động hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.



    [​IMG]

    Nhật Bản và Ấn Độ đang tăng cường quan hệ song phương
    Nhưng Rahul cho rằng, đối thoại lần này chủ yếu là để duy trì sự cân bằng giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói: “Ấn Độ và Trung Quốc cạnh tranh đã nửa thế kỷ, nhưng lịch sử cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc dài hơn, họ sẽ buộc phải thông qua tăng cường tiếp xúc với Ấn Độ để cân bằng quan hệ Nhật-Trung, đặc biệt là khi quan hệ quốc phòng Nhật-Mỹ yếu đi”.
    Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, đầu tháng này, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã tổ chức hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa, thảo luận các vấn đề chiến lược và quốc phòng.
    Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã tổ chức gặp gỡ, hai nước quyết định ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự, đồng thời tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khai thác đất hiếm. Rahul nói, hợp tác hải quân cũng là một lĩnh vực hợp tác rất khả thi.



    Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)


    Bao năm qua chuyên đi lấn đất hàng xóm . Từ Bắc xuống Nam , từ Đông sang Tây , nơi nào TQ cũng tự chuốc lấy kẻ thù .
    Nay thấy hàng xóm nói chuyện với nhau , lại nghi ngờ là họ đang nói xấu gì mình !
    Bó tay cho con cháu Tào Tháo !

  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    ĐÁNH GIÁ CỦA BÁO CHÍ TRUNG QUỐC:
    Đối thủ cực mạnh của Trung Quốc ở hướng Tây

    Thứ ba 15/11/2011 14:29
    (GDVN) - Ấn Độ đã, đang và sẽ không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự xung quanh khu vực biên giới Trung-Ấn để bảo vệ chủ quyền.




    Chi 13 tỷ USD để tăng cường binh lực

    Ngày 2/11, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, Ấn Độ có kế hoạch tuyển mộ gần 100.000 binh sĩ trong 5 năm tới, triển khai ở biên giới Trung-Ấn để tăng cường sức mạnh cho quân đội Ấn Độ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch hiện đại hóa và khuếch trương quân sự với chi phí gần 13 tỷ USD.

    Một khi kế hoạch này được nội các phê chuẩn, đây sẽ là một kế hoạch hiện đại hóa và khuếch trương quân sự lớn nhất trong lịch sử quân đội Ấn Độ, đồng thời cũng là sự triển khai quy mô lớn nhất của Ấn Độ ở biên giới Trung-Ấn kể từ chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 đến nay.

    [​IMG]
    Máy bay MiG-29 của Không quân Ấn Độ Báo “Quang Minh” cho rằng, tại khu vực biên giới có tranh chấp, sự thay đổi trong việc triển khai lực lượng quân sự phản ánh rất rõ sự thay đổi quan hệ song phương, hơn nữa việc đơn phương tiến hành điều chỉnh lực lượng quân sự đánh dấu sự thay đổi ý đồ chiến lược của nước này đối với khu vực biên giới.
    Như vậy, sau khi ký kết hiệp định hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc, tại sao Ấn Độ lại đơn phương tăng quân ở biên giới?
    Theo bài báo, mở rộng quân bị, ngăn chặn Trung Quốc được coi là điều xem xét quan trọng đầu tiên của Ấn Độ khi quyết định tăng quân ở biên giới Trung-Ấn. Từ lâu, trở thành một nước lớn trên thế giới luôn là nhu cầu chính trị của Ấn Độ, trong khi đó, về quân sự, trở thành một nước lớn quân sự trên thế giới là chiến lược đã định để Ấn Độ thực hiện mục tiêu nước lớn.
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từng cho rằng: Ấn Độ chỉ có sở hữu một lực lượng quân sự mạnh, mới có thể đi xa hơn. Đối với vấn đề này, Ấn Độ đã đẩy nhanh các bước mở rộng quân bị toàn diện.

    [​IMG]
    Đến nay, Ấn Độ đã triển khai 240-300 máy bay chiến đấu, 5 sư đoàn bộ binh miền núi và 1 sư đoàn cơ giới hóa ở khu vực biên giới phía Đông (bao gồm khu vực Nam Tây Tạng) Hơn 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Ấn Độ tăng 7-8%/năm, đứng thứ 9 trên thế giới. Ấn Độ cũng trở thành nước mua vũ khí lớn số 1 thế giới. Việc tăng quân quy mô lớn lần này là phản ánh Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch mở rộng quân bị toàn diện ở biên giới Trung-Ấn.
    Bài báo cho biết, gần đây, Ấn Độ không ngừng tổ chức tập trận chung với các nước láng giềng Trung Quốc, ý đồ ngăn chặn Trung Quốc tương đối rõ ràng. Lần này, Ấn Độ tăng 100.000 quân ở biên giới Trung-Ấn đã phản ánh tính logic nhất quán của Ấn Độ trong các hành động ngăn chặn Trung Quốc.
    Ở trong nước tranh thủ sự ủng hộ về kinh phí, ở ngoài nước tranh thủ sự chi viện của Mỹ cũng là một vấn đề để Ấn Độ xem xét khi quyết định tăng quân quy mô lớn ở biên giới Trung-Ấn. Ấn Độ tuy không tiếc tiêu tiền về chi phí quân sự, nhưng gần đây kinh tế tăng trưởng chậm lại, năm 2010 trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Ấn Độ

    Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cho rằng: “Kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của quân đội Ấn Độ, ngược lại chính phủ Ấn Độ muốn tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng”.
    Nhưng, trong tình hình kinh tế khó khăn, đều tư vốn lớn mở rộng quân bị gặp phải rất nhiều trở ngại từ nội bộ Ấn Độ, Ấn Độ muốn tạo bầu không khí căng thẳng để làm khâu đột phá, nhằm chuyển hướng mâu thuẫn bên trong, tranh thủ tạo dư luận để có nhiều chi phí quân sự hơn.
    Việc tuyên truyền “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”, tăng quân tới khu vực có tranh chấp ở biên giới Trung-Ấn, phản ánh thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc chính là khâu đột phá để tranh thủ nhiều chi phí quân sự hơn. Nhiều năm qua, chi phí quân sự của Ấn Độ tăng cao và được nội các phê chuẩn, một phần là do đã tạo bầu không khí căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn.

    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tập trận ở Tây Tạng Ngoài ra, chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ có điểm phù hợp với chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Ấn Độ. Mỹ cần dựa vào Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc, còn Ấn Độ muốn thông qua cứng rắn với Trung Quốc để thể hiện giá trị của họ đối với Mỹ, tiến tới giành được sự ủng hộ của Mỹ trong việc nâng cao vị thế quốc tế và cung cấp chi viện quân sự.
    Lần này, Ấn Độ tăng quân ở biên giới Trung-Ấn là biện pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, tiến tới giành được sự ủng hộ của Mỹ.
    Tăng cường kiểm soát đối với lãnh thổ có tranh chấp, tranh thủ con bài khi đàm phán biên giới vẫn là sách lược quen dùng của Ấn Độ.
    Trên thực tế, trước khi tổ chức đàm phán vấn đề biên giới Trung-Ấn, Ấn Độ tiết lộ tăng quân hầu như đã là một thông lệ. Lần này cũng vậy, trước khi đàm phán biên giới, Ấn Độ tiết lộ tăng quân để tranh thủ được nhiều con bài hơn.

    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tập trận Bài báo cho rằng, vấn đề biên giới là một vấn đề tương đối phức tạp, ý đồ sử dụng thủ đoạn đơn lẻ thể hiện vũ lực nhằm giành được nhiều hơn con bài đàm phán, vừa phản ánh sự non nớt của thủ đoạn chiến lược quốc gia, vừa không tránh khỏi rơi vào khuôn sáo cũ, đồng thời còn làm cho vấn đề biên giới trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng của nó cũng tiêu cực.
    Thứ nhất, điều này sẽ gây căng thẳng tình hình khu vực, gây thiệt hại cho lợi ích tự thân của Ấn Độ. Tăng quân ở khu vực biên giới luôn là một động thái nhạy cảm, tăng quân ở khu vực biên giới có tranh chấp càng là như vậy.
    Ấn Độ muốn đơn phương tăng quân quy mô lớn ở biên giới Trung-Ấn dễ gây ra căng thẳng tình hình khu vực, tác động đến quan hệ song phương, tiến tới gây thiệt hại cho lợi ích tự thân của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tập trận Thứ hai, tăng quân lợi bất cập hại, khó thực hiện được ý đồ. Hiện nay, ở khu vực tranh chấp, Ấn Độ đã có 40.000 quân, nếu cộng với 100.000 quân muốn triển khai trong tương lai, tổng quân số sẽ lên tới 140.000 quân.
    Trong thời đại phát triển nhanh chóng của vũ khí dẫn đường chính xác, tập trung binh lực dễ bị tiêu diệt gọn. Đồng thời, 13 tỷ USD không phải là một con số nhỏ, kinh phí duy trì trong tương lai còn chưa thể dự kiến.
    Thời đại đơn phương sử dụng lực lượng quân sự thay đổi khu vực biên giới tranh chấp đã qua. Ấn Độ muốn sử dụng vũ lực để răn đe Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng có thực lực quân sự không thua kém.

    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tập trận Thứ ba, Ấn Độ tùy ý thực hiện chưa chắc được Mỹ ủng hộ. Ấn Độ muốn thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc nhằm giành được sự ủng hộ của Mỹ, nhưng điều này chưa chắc đã thành công.
    Mỹ tuy lôi kéo Ấn Độ, nhưng Mỹ cũng không phải không có ý ngăn chặn Ấn Độ.
    Bài báo kết luận rằng, tranh chấp lãnh thổ cần nhượng bộ lẫn nhau, tôn trọng lịch sử, chiếu cố thực tế, thông qua đối thoại, đàm phán giải quyết mới là con đường tốt hơn. Đơn phương phô trương vũ lực, chỉ kích động thêm mâu thuẫn.


    Đông Bình (Theo báo Quang Minh )
  9. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    A TD??? Khi nao vo SG???
  10. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thai_Duong, Hoatimbanglang, Gialong, Phuongxa, Namson .... đi đâu hết rồi.
    Bớ .......
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này