Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8292 người đang online, trong đó có 1118 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41392 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cuối tuần này anh đi HN , sau đó 1 tuần sẽ vào SG .
    Đến SG anh sẽ :-c
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bạn muốn gọi ai thì viết đúng nick và để @ ở trước thì họ mới biết được !
    Ví dụ : @hoatimbanglang , @mautimhoasim24 giờ này đã |-)rồi à ?

    Bác @phuongxa20 báo Mod xóa dùm mấy bài bác đã oanh tạc nhầm vào pic thơ của tôi hôm qua nhé ! Cảm ơn bác nhiều ! [};-[};-[};-

    Nơi bạn @687968 ở có bị lụt không vậy ? [:D]
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Mỹ công bố báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc



    Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố bản báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc vào ngày 24/8.


    Bản báo cáo năm nay của Lầu Năm Góc dành một phần đặc biệt về tham vọng hàng hải của Trung Quốc và việc nước này phát triển vũ khí công nghệ cao.



    [​IMG]


    Mỹ nhận định Trung Quốc tập trung vào sức mạnh hải quân - Ảnh: AFP


    Trung Quốc đã đẩy nhanh nỗ lực xây dựng tên lửa chống hạm, cải tiến hệ thống radar nhắm mục tiêu, mở rộng hạm đội tàu ngầm và tàu chiến, đạt được những bước phát triển trong công nghệ vệ tinh và quan tâm đến thu thập thông tin tình báo mạng... Đó là những điểm chính trong báo cáo về quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ, theo AFP.
    "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định hải quân sẽ giữ vai trò then chốt trong Giải phóng quân Trung Quốc (PLA)". Báo cáo mô tả trong khi hải quân Trung Quốc "vẫn giữ mục tiêu trọng tâm trong khu vực", những tàu chiến của nước này "sẽ được nâng cao vai trò trong việc bảo vệ các lợi ích xa xôi của Trung Quốc".
    Đầu tháng này, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã chạy thử nghiệm. Mặc dù trên tàu chưa có máy bay và chưa được trang bị nhiều, nhưng Lầu Năm Góc nhận định "đây là nền tảng trong việc huấn luyện và đánh giá". Các chỉ huy quân đội Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể vượt mặt và đe dọa sự thống trị lâu dài của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương.
    Mặc dù có sự phát triển chênh lệch ở một số ngành then chốt, phần lớn thiết bị lạc hậu và thiếu kinh nghiệm vận hành vũ khí, nhưng PLA đang từng bước khắc phục những lỗ hổng về kỹ thuật bằng các lực lượng vũ trang hiện đại.
    Những vũ khí như máy bay tàng hình J-20 và các tên lửa đạn đạo tầm dài "có thể cải thiện khả năng tấn công vào các căn cứ không quân, cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng trên mặt đất trong khu vực". Báo cáo của Mỹ cho thấy Trung Quốc đang quan tâm phát triển hình thức thu thập thông tin tình báo mạng và tấn công hệ thống máy tính toàn cầu.
    Mặc dù đang ra sức củng cố và trang bị cho quân đội như vậy, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định Bắc Kinh sẽ không thể trở thành một sức mạnh quân sự vững chắc và có sức chiến đấu cường độ cao cho đến năm 2020.
    Bộ Quốc phòng Mỹ hằng năm phải trình quốc hội một đánh giá nhận định về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bản báo cáo này lẽ ra sẽ được công bố vào tháng 3, nhưng bị trì hoãn khá lâu do phải gửi đi nhiều cơ quan chính phủ để xem xét.




    Tấn Khoa/Tuoitre/Reuters/AFP


  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỗi năm Trung Quốc triển khai thêm ít nhất 2 chiếc tàu ngầm



    (GDVN) - Trong 16 năm qua, hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm, và đến nay sở hữu trên 60 tàu ngầm tấn công và họ chưa dừng lại.


    Ngày 6/9, tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ đăng bài viết cho rằng, do ngân sách chi phí quân sự của Mỹ đối mặt với khả năng cắt giảm, vì vậy điểm yếu về vũ khí của Mỹ trong tương lai ngày càng lớn, hơn nữa khoảng cách so với Trung Quốc cũng sẽ ngày càng là mối lo ngại. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, trong 16 năm qua, Trung Quốc bình quân mỗi năm triển khai hơn 2 tàu ngầm.




    [​IMG]

    Tàu ngầm hạt nhân 094 của hải quân Trung Quốc


    Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg từng cho biết, thực lực quân sự và đòi hỏi chủ quyền không ngừng tăng lên của Trung Quốc ở biển Đông làm cho Washington và các đồng minh đã nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc.

    Trên thực tế, người chỉ ra điểm này không chỉ có một mình Steinberg. Các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ cũng từng bày tỏ sự lo ngại tương tự.

    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã từng bày tỏ sự lo ngại đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ông nói, quân sự của Trung Quốc “rõ ràng có tiềm lực làm cho khả năng của chúng ta rơi vào nguy hiểm… Chúng ta cần phải có phản ứng thích hợp trong chương trình quân sự của chúng ta”.




    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc

    Cuối tháng 6/2010, khi nói về quân sự Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen nói: “Tính tò mò của tôi đã biến thành mối quan tâm thực sự”.

    Mạng tin quân sự của Trung Quốc viết rằng: "Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng từng đề cập đến vấn đề này. Để đáp trả các hoạt động của Trung Quốc gây phiền phức cho tàu thuyền của Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và Philippinese, tại Hà Nội năm 2010, Hillary đã tuyên bố: Mỹ “có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, khai thông biển quốc tế ở châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông"".


    >>Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất

    Đây là sức ép bằng con đường ngoại giao của Mỹ để nói cho Trung Quốc biết rằng, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tích cực ở biển Đông, kiên trì quản lý quốc tế, bảo đảm chắc chắn cho các đồng minh châu Á của Mỹ có khả năng đối phó với Trung Quốc.


    [​IMG]
    Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á

    Tổ chức nghiên cứu 2049 U.S. Think Tank gần đây cho rằng, vấn đề lớn nhất được phóng viên kiêm nhà văn Traub đặt ra là: Làm theo đề nghị của Robert Gates và Hillary Clinton (tức là phản ứng bằng chương trình quân sự của Mỹ, bảo đảm tự do hàng hải và mở ra con đường giành lấy nguồn tài nguyên trên biển ở châu Á) sẽ phải trả giá đắt.

    Quả thực, những chi tiêu dốc sức cho an ninh quốc gia là rất đắt. Nhưng, lịch sử trước đây (trước sự kiện Trân Châu Cảng, trước chiến tranh Triều Tiên) cho thấy, khi đối mặt với mối đe dọa mới, sự yếu kém về quân sự sẽ phải trả giá cao hơn, bao gồm sinh mạng và tài sản.

    Cụ thể, hiện nay Mỹ có 284 tàu chiến, trong khi đó hải quân Mỹ cần 328 chiếc trong thời gian tới, nhưng Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết mục tiêu này khó đạt được. Về tàu ngầm tấn công hạt nhân, hải quân Mỹ có sức ép lớn hơn, họ cần 48 tàu ngầm. Nhưng, nếu kế hoạch chế tạo tàu chiến 30 năm của hải quân Mỹ không có ngân sách đặc biệt, số lượng chế tạo tàu ngầm chắc chắn sẽ giảm mạnh.


    >>Trung Quốc khoe 8 chiến hạm 2 thân, tàng hình, siêu tốc


    [​IMG]
    Trung Quốc hiện có hơn 60 tàu ngầm, nhưng họ không muốn dừng lại.

    Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng mua tàu ngầm. Trong 16 năm qua, hàng năm hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 chiếc tàu ngầm. Đến nay, hạm đội của họ có hơn 60 tàu ngầm tấn công và họ còn muốn có nhiều hơn.

    Hơn nữa, khác với việc Mỹ phân tán các hạm đội ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tàu ngầm của Trung Quốc đều được triển khai ở Đông Á và Đông Nam Á.

    Đồng thời, theo đánh giá của không quân Mỹ, trong mấy năm tới, Mỹ sẽ thiếu đến 800 máy bay. Cùng thời gian, hải quân và thủy quân lục chiến của Mỹ cũng sẽ thiếu 200 máy bay chiến đấu. Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng chế tạo máy bay chiến đấu, đặc biệt là đã cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.


    [​IMG]
    Mỹ đang đối mặt với cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng, còn Trung Quốc không ngừng nghiên cứu phát triển vũ khí tiên tiến mới như máy bay tàng hình J-20, tên lửa diệt tàu sân bay Đông Phong-21D Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên chính phủ Obama bản báo cáo về sự thiếu hụt vũ khí, trong khi đó Quốc hội lại có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng lên đến 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Sự cắt giảm mạnh này khiến cho các kế hoạch đầu tư hiện nay của Bộ Quốc phòng không thể thực hiện được.

    Nếu kế hoạch cắt giảm mới được thực hiện thì trong tương lai quân Mỹ sẽ rơi vào nguy hiểm trong tất cả các hệ thống (như máy bay ném bom mới. hệ thống không gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tàu sân bay).


    Những người ủng hộ cắt giảm chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ trả lời câu hỏi dưới đây: Kế hoạch của Mỹ và sự phân phối nguồn lực chiến lược không thỏa đáng, sẽ làm cho họ phải trả giá thế nào? Cam kết nào mà Mỹ không thể thực hiện được và sẽ làm thế nào? Đài Loan? Nhật Bản? vấn đề Biển Đông? Mỹ làm sao mới có thể cắt nhượng châu Á cho Trung Quốc?
    >>Chủ quyền được nhấn mạnh trong sách trắng hoà bình TQ
    Mỹ có thể làm được điều này không trong tình hình không kích động chạy đua vũ khí hạt nhân? Là một quốc gia, nếu Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới có thể bước vào con đường thương mại của châu Á, thì Mỹ có thể phồn vinh, thịnh vượng được không?



    Đông Bình (Theo Mil)
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất



    (GDVN) - Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất...

    Tờ “Thời báo Hải quân” Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á.

    Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

    Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc.


    [​IMG]
    "Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh “theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm… Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực”.

    Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc.

    Hải quân có tầm nhìn xa

    Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam.



    Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương.

    Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự “cải thiện rõ rệt” về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển.

    Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc.




    [​IMG]
    Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, “Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất”.

    Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục.

    Tàng hình trên không

    Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya.

    Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương.

    Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng “tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp”.


    [​IMG]
    Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018.

    Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu.

    Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất.
    Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.


    Đông Bình (theo Mil)
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Chuyên mục THHQ tháng 11-2011

    Tổ Quốc và người lính biển

  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118




    Giới thiệu Hội thi trắc nghiệm trực tuyến Biển đảo quê hương



  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc: nổ bình gas, 8 người chết


    TTO - Sáng nay 14-11 đã xảy ra vụ nổ tại một tòa nhà ở thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc khiến ít nhất tám người thiệt mạng.
    Theo điều tra ban đầu, tai nạn xảy ra do nổ bình gas trong một cửa hàng nằm ở tầng 1 trong tòa nhà.

    [​IMG]
    Lực lượng khẩn cấp đến hiện trường ngay sau vụ nổ - Ảnh: China Daily

    [​IMG]
    Hiện trường vụ nổ khí gas ở Tây An - Ảnh: qq.com
    Thi thể nạn nhân thứ tám được tìm thấy trong đống đổ nát của cửa hàng thức ăn nhanh bên trong tòa nhà Cung điện Jiatian quốc tế. Chính quyền vẫn chưa xác định được danh tính các nạn nhân tử vong.

    [​IMG]
    Một xe hơi đậu gần tòa nhà bị hư hại trong vụ nổ - Ảnh: China Daily

    [​IMG]
    Hầu hết các nạn nhân bị thương ở đầu và mặt - Ảnh: China Daily
    Sở Y tế thành phố cho biết trong số 31 người bị thương sau vụ nổ, có bảy người trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ nói phần lớn nạn nhân bị thương ở đầu và cổ.
    Phần lớn nạn nhân là khách bộ hành qua lại gần tòa nhà, trong đó có cả trẻ em đang trên đường đến trường.
    Vụ nổ xảy ra do rò rỉ khí gas lúc gần 8g sáng (giờ địa phương). Vụ nổ cũng khiến cửa sổ các tòa nhà gần đó vỡ tan, thổi bay một biển báo ở trạm xe buýt và làm hư hại nhiều xe hơi ở gần đó.


    TẤN KHOA
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Thứ Hai, 14/11/2011, 06:00 (GMT+7)
    Tàu nước ngoài hút cát gần Phú Quốc


    TT - Vùng biển, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đang đối mặt với nguy cơ hủy diệt sinh vật, tài nguyên biển và sạt lở từ việc khai thác cát của các tàu nước ngoài trong vùng biển giáp ranh giữa VN và Campuchia.



    [​IMG]
    Hai tàu mang số hiệu của Singapore khai thác cát trên vùng biển giáp ranh Việt Nam - Campuchia, gần Phú Quốc- Ảnh: Trung Cường
    [​IMG]
    Cát trên khoang tàu Pacific Princess - Ảnh: Tấn Thái Việc các tàu nước ngoài khai thác cát rầm rộ đã xảy ra một thời gian khá dài ở vùng biển giáp ranh giữa VN với Campuchia, gần Phú Quốc.
    Hút cát ngày đêm

    "Khai thác cát sẽ tạo những hố sâu dưới đáy biển và theo quy luật những vùng lân cận sẽ bị sạt cát, dịch chuyển để bù đắp cho đáy biển bằng phẳng lại"
    Ông Nguyễn Hồng Cường (giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc)
    Trong tháng 10 vừa qua, chúng tôi thuê ghe ra vùng biển này để tìm hiểu. Cách khu vực neo đậu tàu ở Gành Dầu - nơi chúng tôi xuất phát - khoảng 3 hải lý, có hai chiếc tàu lớn và một sà lan neo đậu trên biển. Quan sát khi tiếp cận tàu đầu tiên, chúng tôi thấy tàu dài khoảng 100m, bề ngang khoảng 20m. Tên con tàu là Pacific Princess 1 Singapore. Theo một thuyền viên tàu vận tải, ước tính trọng tải con tàu này khoảng 10.000 tấn, riêng tải trọng hàng khoảng 8.500 tấn. Chúng tôi tiếp tục tiếp cận tàu thứ hai cách tàu Pacific Princess 1 gần một hải lý. Chiếc tàu này có trọng tải tương tự tàu Pacific Princess 1, mang tên Pacific Princess Singapore. Từ xa đã thấy cát vàng nhấp nhô hiện ra trên tàu. Tiếp đó, cách tàu Pacific Princess Singapore khoảng 1,5 hải lý là một sà lan chở cát. Từ xa đã thấy cát vàng vun đầy trên sà lan.
    “Các tàu nước ngoài khai thác cát nằm ở vùng gần sát với vùng biển VN”, một cán bộ xã Gành Dầu thông tin. Ông này cho biết vùng biển Campuchia chủ yếu là bùn, nên các tàu có chiều hướng xích lại gần phía VN hơn.
    Ngư dân Nguyễn Văn Nhân từng cung cấp nước cho các tàu nước ngoài trên cho biết các tàu này bắt đầu khai thác cát từ đầu năm. Có 3-4 chiếc tàu hút cát về bơm lên tàu lớn, tàu hút cát nhỏ bằng 1/3 tàu chở cát. “Họ hút cát sáng đêm, buổi tối nhìn ra biển đèn trên các tàu sáng rực, ống hút dữ dằn lắm”, anh Nhân nói.
    Không chỉ tàu mang số hiệu của Singapore, trước đó cảnh sát biển Vùng 5 đã lập biên bản, xua đuổi ba tàu Trung Quốc chở cát xâm phạm trái phép vùng biển VN. Thiếu tá Trần Nguyên Lai - hải đội trưởng hải đội 401 - cho biết hồi đầu tháng 7, cảnh sát biển phát hiện ba tàu quốc tịch Trung Quốc số hiệu Yue-Doong Riang 688, 678, 168 có hải trình theo giấy phép là từ cảng Quy Nhơn về cảng Hạ Môn, Trung Quốc. Nhưng họ lại ngược ra vùng biển Phú Quốc, và khai rằng do có hợp đồng khai thác cát cho Campuchia nên hủy hải trình về Trung Quốc. Lực lượng cảnh sát biển đã áp giải ba tàu trên ra khỏi vùng biển VN.
    Đe dọa môi trường biển
    Ngư dân Phạm Ngọc Phương cho biết các tàu hút, chở cát tới khu vực này hơn một năm. Theo một số ngư dân đánh bắt hải sản gần bờ, từ khi có hiện tượng khai thác cát quy mô lớn này, sản lượng hải sản có giảm sút so với trước đây. Tuy nhiên, điều mà người dân lo lắng hơn cả là sự tác động đến môi trường. Bởi một khi ở ngoài khai thác cát quá nhiều thì cát trong bờ sẽ chảy ngược ra để bù đắp lại, gây nên tình trạng xâm thực bờ biển của đảo Phú Quốc.
    Dấu hiệu bất thường ở bờ biển đã có khi hiện tượng cát giật ra ngoài năm nay xảy ra đột biến, chiều dài bãi cát bị thu hẹp nhiều, xảy ra hiện tượng xói mòn cát khiến các cây dương, dừa trốc gốc ngã đổ. Theo ông Phạm Hữu Kiệt - phó chủ tịch UBND xã Gành Dầu, kỳ họp HĐND xã lần 2 vào tháng 8, đại biểu HĐND xã Gành Dầu cũng đặt vấn đề trên và đề nghị có biện pháp xử lý. “Tuy nhiên vụ việc trên vượt ngoài tầm quản lý cấp xã. Chúng tôi báo cáo về cơ quan cấp trên xin hướng giải quyết” - ông Kiệt nói.
    Ông Nguyễn Hồng Cường - giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc - lo ngại nguy cơ ảnh hưởng môi trường sinh thái từ việc khai thác cát trên là có thật. Theo ông Cường, khu vực bắc đảo thuộc địa phận xã Gành Dầu dù không nằm trong khu vực bảo tồn biển nhưng nơi đây cũng có nhiều rạn san hô (khoảng 32,2ha), thảm cỏ biển, thủy hải sản khu vực này khá phong phú. Vì vậy khi khai thác cát làm cho những lớp trầm tích dưới biển bị khuấy động lên và theo dòng chảy sẽ lan ra xung quanh, phủ lấp các rạn san hô, thảm cỏ biển.
    Nếu mức độ nhiều sẽ làm san hô, cỏ biển chết dần. “Khai thác cát sẽ tạo những hố sâu dưới đáy biển và theo quy luật những vùng lân cận sẽ bị sạt chuồi cát, dịch chuyển để bù đắp cho đáy biển bằng phẳng lại” - ông Cường nói. Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc đang tập hợp thông tin báo cáo về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    Ông Nguyễn Phú Nam - nguyên trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường H.Phú Quốc - cũng tỏ ra lo ngại những ảnh hưởng từ việc khai thác cát như ông Cường phân tích. Ông Nam còn lo lắng thêm rằng chân cát ở các bờ biển Phú Quốc không vững, cát trôi dần, bị xâm thực khiến hàng cây chắn gió khó đứng vững. Trước đây ở khu vực bờ biển xã Cửa Cạn, do hiện tượng hút cát trước đó (do các doanh nghiệp VN thực hiện) đã làm môi trường khu vực này hiện nay bị thay đổi nghiêm trọng.

    Các cơ quan hữu quan đang xác minh
    Bộ Tài nguyên và môi trường đã vào cuộc để xác minh vụ tàu nước ngoài khai thác cát ở vùng biển giáp ranh này. Ngoài ra, kết quả xác minh của cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang cho thấy việc khai thác cát ở vùng biển giáp ranh trên dẫn đến cát trôi chảy theo dòng lưu nước gây ra tình trạng bãi biển Chuồng Vít, bãi biển Bãi Dài (xã Gành Dầu) bị sạt lở. Đồng thời việc khai thác cát phát ra tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài thủy sản.
    Còn kết quả xác minh của đồn biên phòng 754 Gành Dầu cho thấy việc khai thác do phía Campuchia hợp đồng thuê mướn tàu khai thác cát bán qua Singapore.
    Hiện Tổng cục Biển và hải đảo VN đã có báo cáo tình hình cho lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường.
    TẤN THÁI - TRUNG CƯỜNG


    Campuchia bán cát sát lãnh hải Việt Nam cho Singapore , tàu Trung Quốc chở lậu !
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Biểu dương 2 chiến sĩ biên phòng dũng cảm


    15/11/2011 5:01

    Sáng 14.11, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam họp rút kinh nghiệm công tác ứng phó vụ cứu tàu Phương Nam Star bị bốc cháy ngoài khơi vùng biển Cù Lao Chàm (Thanh Niên đã phản ánh), qua đó biểu dương 2 cán bộ tàu BP 43.13.02 đã bất chấp hiểm nguy vào tận buồng máy của tàu bị nạn hôm 11.11 để nắm rõ tình trạng đám cháy, sau đó cung cấp những thông tin quý giá ban đầu để tổ chức lực lượng chữa cháy thành công vào 3 giờ ngày hôm sau.
    Đó là thiếu úy Nguyễn Văn Tính (thuyền trưởng) và trung úy Nguyễn Văn Lâm (nhân viên cơ điện). Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng hoàn tất thủ tục để khen thưởng các tập thể, cá nhân dũng cảm tham gia ứng cứu.
    BĐBP Quảng Nam cũng phân tích một số sai sót, khuyết điểm trong quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với sự cố tràn dầu giữa các bộ phận có liên quan.
    H.X.Huỳnh




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này