1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5916 người đang online, trong đó có 457 thành viên. 10:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41857 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    APEC kêu gọi tăng cường tự do thương mại


    15/11/2011 1:29
    [​IMG]

    ************* Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters


    Lãnh đạo 21 thành viên APEC nhấn mạnh tự do thương mại đóng vai trò sống còn cho khu vực giữa lúc kinh tế thế giới vẫn khá ảm đạm.


    Ngày 13.11 (giờ địa phương, tức hôm qua 14.11 giờ Việt Nam), Hội nghị cấp cao APEC chính thức diễn ra với 3 phiên thảo luận và 1 phiên đối thoại cùng Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). ************* Trương Tấn Sang tham dự hội nghị cùng các nhà lãnh đạo khác, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Với chủ đề bao trùm “Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại”, 3 phiên họp của hội nghị tập trung vào các vấn đề tăng trưởng và việc làm, sử dụng năng lượng hiệu quả và an ninh năng lượng, cuối cùng là cải cách quản lý và cạnh tranh.
    Các nhà lãnh đạo thông qua “Tuyên bố Honolulu: Hướng tới một nền kinh tế khu vực gắn kết”, gồm những cam kết cụ thể về nhiều vấn đề quan trọng, nhấn mạnh tính đa dạng và sự cần thiết phải tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nền kinh tế.
    Trong đó khẳng định phải tăng cường tự do thương mại trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương đang đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế thế giới. “Chúng ta đang ở trong một thời kỳ bất ổn. Nhiều nước đang gặp khó khăn trong tăng trưởng và việc làm trong khi nguy cơ suy thoái vẫn chực chờ, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tại châu Âu”, tuyên bố viết, “Hội nghị nhìn nhận rằng đẩy mạnh hơn nữa tự do thương mại đóng vai trò sống còn cho quá trình phục hồi và tiếp tục tăng trưởng bền vững”.
    Nhiều ý kiến cho rằng quá trình tăng cường liên kết khu vực và tự do thương mại đã đạt một số bước tiến với những diễn biến khả quan mới đây về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau cuộc họp ngày 12.11, lãnh đạo 9 nước, trong đó có Việt Nam, tham gia TPP khẳng định đã đạt thỏa thuận về khung tổng thể và có thể sớm cơ bản hoàn tất văn bản pháp lý của hiệp định. Đến hôm qua, thêm một tin vui cho TPP khi Canada và Mexico thông báo sẽ đàm phán gia nhập TPP.
    Trả lời báo chí hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay trong các hoạt động tại tuần lễ APEC ở Hawaii lần này, ************* Trương Tấn Sang đã khẳng định: “Sự phát triển của Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và APEC”. Việt Nam cũng đề xuất nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác và liên kết của APEC, đặc biệt là cần phải quan tâm thỏa đáng đến tính đa dạng, trình độ phát triển và hệ thống pháp luật khác nhau của các thành viên trong việc triển khai các chương trình hợp tác.

    Duy trì an ninh biển
    Hôm qua, bên lề Hội nghị APEC, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đô đốc Robert Willard, tổ chức họp báo về các vấn đề an ninh trong khu vực. Ông Willard khẳng định lực lượng Mỹ vẫn đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực tại các diễn đàn đa phương để đảm bảo an ninh, ổn định tại biển Đông và các vùng biển khác.
    Đô đốc Mỹ một lần nữa khẳng định tầm quan trọng sống còn của biển Đông đối với tất cả các nước và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương sẽ duy trì hiện diện để góp phần ngăn chặn mọi tính toán sai lầm có thể dẫn đến xung đột.
    Trọng Kha
    (từ Honolulu, Mỹ)



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Google cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công GMail




    (TNO) Một chiến dịch tấn công mạng có xuất xứ từ Trung Quốc đã xâm nhập tài khoản thư điện tử GMail của các quan chức cao cấp, nhà báo và sĩ quan quân đội Mỹ, hãng AFP dẫn thông báo của Google trong hôm 1.6 cho biết.



    “Chúng tôi mới vừa khám phá ra một chiến dịch thu thập mật khẩu của người sử dụng, nhiều khả năng thông qua thủ đoạn phishing”, Google thông báo trên blog chính thức của hãng.


    [​IMG]
    Ảnh: AFP

    Google cho biết, mục tiêu của chiến dịch có vẻ như là theo dõi nội dung email của người sử dụng. Chiến dịch có xuất xứ từ thành phố Tế Nam, Trung Quốc, và nhắm vào tài khoản GMail của hàng trăm người sử dụng dịch vụ email miễn phí này.

    Những người bị tấn công bao gồm các quan chức cao cấp, nhà báo và sĩ quan quân đội Mỹ cùng các quan chức ở các nước châu Á khác, phần lớn ở Hàn Quốc.

    “Google đã phát hiện và phá vỡ chiến dịch đánh cắp mật khẩu của người sử dụng và theo dõi email của họ. Chúng tôi đã thông báo cho các nạn nhân và lấy lại tài khoản của họ. Thêm vào đó, chúng tôi cũng thông báo cho các chính phủ liên quan”, Google cho hay.
    Thủ đoạn phishing thường được dùng để đánh lừa người dùng GMail, tiết lộ tên tài khoản và mật khẩu thông qua các thông điệp gài bẫy có vẻ như được gửi đến từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc các tổ chức hợp pháp…
    Các liên kết trong thông điệp thường dẫn người sử dụng đến một trang đăng nhập GMail giả, nơi những thông tin nhập vào được lưu giữ lại và sau đó được dùng để đăng nhập vào các tài khoản email.
    Cục Điều tra Liên bang Mỹ và Bộ An ninh Nội địa thông báo họ đang hợp tác với Google để điều tra các vụ tấn công.
    Tuy nhiên, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Caitlin Hayden nói với tờ Wall Street Journal: “Chúng tôi không có lý do để tin rằng email của các quan chức Mỹ bị xâm nhập”.
    Sơn Duân




    Tàu bẩn việc gì cũng dám làm ! [r23)][r23)][r23)]
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Lầu Năm Góc: Tấn công mạng là hành động chiến tranh



    (TNO) Chính phủ Mỹ sẽ xem xét lại chiến lược quân sự để xác định các cuộc tấn công mạng là một hành động chiến tranh, cho phép các chỉ huy quân sự có thể lựa chọn biện pháp tấn công quân sự trả đũa chống lại các thế lực thù địch nước ngoài.


    >> Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
    Theo tờ The Guardian hôm 1.6, Lầu Năm Góc đã kết luận rằng luật lệ về xung đột vũ trang có thể được mở rộng để bao hàm chiến tranh mạng, nhằm cho phép Mỹ sử dụng quân đội để đáp trả các cuộc tấn công gây hấn nhắm vào cơ sở hạ tầng công nghệ và máy tính của nước này.
    Động thái trên sẽ được trình bày trong một văn kiện chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ vào tháng tới. Nó là một bước tiến đáng kể trong việc quân sự hóa không gian ảo.


    [​IMG]
    Các chuyên gia an ninh mạng của quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Peterson - Ảnh: Reuters
    Các quan chức của Lầu Năm Góc đã tiết lộ quyết định của mình với tờ Wall Street Journal hôm 31.5 và cho biết, nó được phác họa nhằm gửi lời cảnh báo đến mọi tin tặc đe dọa an ninh nước Mỹ qua việc tấn công các cơ sở hạt nhân, ống dẫn dầu hoặc mạng lưới công cộng.
    Một quan chức cảnh báo: “Nếu bạn đánh sập mạng lưới điện của chúng tôi, có thể chúng tôi sẽ bắn tên lửa vào một trong các cơ sở công nghiệp của các bạn”.
    Theo tờ The Guardian, chiến lược mới của Mỹ sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với các quyền phòng vệ hiện hữu trong hiến chương Liên Hiệp Quốc bằng cách đưa vũ khí ảo vào định nghĩa của hành động tấn công vũ trang.
    Joel Reidenberg, giáo sư dạy luật công nghệ thông tin tại Đại học Fordham ở New York, nói chính sách trên là sự thừa nhận quan trọng rằng các hình thức chiến tranh mới có thể gây tổn hại đến người Mỹ.
    Sami Saydjari, một cựu chuyên gia mạng của Lầu Năm Góc, nói việc thay đổi luật lệ là hợp lý. “Mỹ dễ bị phá hoại trong các lĩnh vực quốc phòng, điện lực, viễn thông và ngân hàng. Một cuộc tấn công vào một trong các cơ sở hạ tầng chủ yếu đó có thể gây hại như một cuộc tấn công vũ lực trên đất Mỹ”, ông này nói.
    Tuy nhiên, các chuyên gia mạng khác cảnh báo điều khoản mới rất khó được thi hành và có thể dẫn tới leo thang quân sự hóa Internet.
    Jody Westby, đồng tác giả của tác phẩm “Tìm kiếm Hòa bình mạng” do Liên Hiệp Quốc ấn hành, cho biết rất khó để truy lùng nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng, dẫn tới việc gần như không thể xác định được ai đứng đằng sau các vụ tấn công.
    Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thể hiện ý định trên cách đây 2 tuần khi Nhà Trắng công bố tầm nhìn cho tương lai của không gian mạng, trong đó tuyên bố: “Mỹ sẽ đáp trả các hành động thù địch trong không gian mạng như cách phản ứng với các mối đe dọa khác của đất nước”.
    Nhà Trắng cũng khẳng định sẽ sử dụng “mọi biện pháp cần thiết”, hàm ý cả biện pháp quân sự để đáp trả cuộc tấn công mạng.
    Alan Paller, giám đốc nghiên cứu của Viện Sans, nơi đào tạo các chuyên gia an ninh máy tính, tiết lộ các máy tính của quân đội Mỹ đã bị nước ngoài tấn công ít nhất từ năm 2003, dẫn đến nhiều mất mát bao gồm cả các chi tiết kỹ thuật của máy bay chiến đấu F35.
    Cách đây 10 ngày, tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ cũng là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng.

    Sơn Duân



    Còn ai đào khoai đất này ? :-??:-??:-??

  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Quan ngại mới về tin tặc Trung Quốc


    Từng bị cáo buộc đứng sau nhiều vụ tấn công mạng, Trung Quốc tiếp tục là tâm điểm của một số thông tin mới liên quan đến tin tặc.
    Thời gian qua, một số quốc gia và tập đoàn lớn lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh dính líu đến nhiều vụ tấn công mạng nghiêm trọng. Tháng trước, Bloomberg dẫn lời giới điều tra Mỹ kết luận gián điệp mạng Trung Quốc đã xâm phạm hệ thống máy tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế hồi tháng 6.2011.
    Cùng thời điểm, Hàn Quốc cũng cho rằng nhiều trang mạng của nước này bị tấn công bởi tin tặc có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó, Mỹ, Nhật và tập đoàn Google cũng từng có cáo buộc tương tự.


    Kênh CCTV-7 “lộ hàng”

    Trước nay, Trung Quốc kịch liệt phủ nhận các cáo buộc nói trên và khẳng định nước này cũng là nạn nhân của nhiều cuộc đánh phá trên mạng. Tuy nhiên, mới đây một kênh truyền hình Trung Quốc không biết vô tình hay cố ý đã để lộ hình ảnh về phần mềm của một học viện quân sự Trung Quốc dùng để tấn công các website.

    [​IMG]
    Ảnh chụp lại đoạn phim tài liệu của CCTV-7 - Ảnh: Wall Street Journal
    Theo tờ The Washington Post, kênh CCTV-7, thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 17.7 phát sóng một phim tài liệu giới thiệu về khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc. Trong đó, đại tá Đỗ Văn Long, chuyên gia thuộc học viện nói trên, nhận định bên cạnh phòng thủ, Trung Quốc cần phát triển cả khả năng tấn công mạng.
    Trong đoạn phim tài liệu dài 22 phút, đại tá Đỗ Văn Long mô tả một số dạng tấn công mạng có thể được triển khai để đánh sập hệ thống của đối phương. Minh họa cho lời của ông này, CCTV-7 chiếu một phân đoạn dài khoảng 10 giây ghi lại thao tác nhấn phím khởi động phần mềm tấn công để bắt đầu vô hiệu hóa các trang mạng. Mục tiêu tấn công trong phân đoạn trên là một website đăng ký tại Đại học Alabama (Mỹ). Các hình ảnh tiếp theo cho thấy rõ phần mềm này thuộc sở hữu của Học viện Kỹ thuật điện tử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

    Đáng chú ý, phim tài liệu được phát sóng chẳng bao lâu sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các cuộc tấn công, phá hoại internet từ một quốc gia khác sẽ bị coi là hành động gây chiến. Sau đó, bộ phim đã được gỡ khỏi các website chính thức ở Trung Quốc.

    Đến ngày 24.8, chuyên gia an ninh mạng Andrew Erickson của Hải quân Mỹ và chuyên gia bảo mật Gabe Collins xem được đoạn phim tài liệu của Trung Quốc, theo The Wall Street Journal. Hai chuyên gia này nhận xét phương thức tấn công mạng của Trung Quốc có tên gọi là DDoS (Distributed Denial of Service - phân tán từ chối dịch vụ). Theo họ, dù DDoS là phương thức tấn công còn thô sơ nhưng đây có thể xem là bằng chứng chống lại những lời thanh minh vừa qua của Trung Quốc sau các cáo buộc tấn công mạng. Đến nay, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về những thông tin này, còn Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington thì nói đó “chỉ là hình ảnh minh họa”.
    Mỹ quan ngại
    Trong phúc trình mới nhất của Lầu Năm Góc về quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 24.8, cơ quan này khẳng định sự lo ngại với việc Bắc Kinh đẩy mạnh khả năng tấn công mạng. Phúc trình cũng cho biết Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2010 nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh mạng và chiến tranh mạng. Theo đó, Bắc Kinh chỉ ra chiến tranh mạng phục vụ cho quân đội Trung Quốc gồm ba trọng tâm chính. Thứ nhất là thu thập dữ liệu. Thứ hai là hạn chế hành động của đối phương bằng cách đánh phá công tác hậu cần trên mạng, truyền thông và thương mại. Thứ ba là kết hợp cùng những lực lượng khác khi xảy ra các cuộc xung đột. Hai bài viết về học thuyết quân sự của Trung Quốc cũng ủng hộ việc phát triển khả năng chiến tranh mạng.
    Theo The Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 5 thừa nhận nước này đã phát triển một đội quân mạng mạnh. Ngày 25.5, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết lực lượng trên được triển khai tại Quân khu Quảng Châu. Trước đó, tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cho biết Quân khu Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ nhằm xây dựng đội quân mạng. Tuy nhiên, chi tiết về lực lượng trên vẫn chưa được làm rõ.
    Ngô Minh Trí

    Bắt được kẻ trộm khoai đây rồi ! :-":-":-"

  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ 'bủa vây tin tặc’ Trung Quốc




    [​IMG]Google từng thông báo rằng họ sẽ có thể rút khỏi Trung Quốc toàn bộ.


    Các nhà điều tra nói rằng họ đang sắp tìm được nguồn tấn công mạng nhắm vào một loạt các công ty Mỹ trong đó có Google.
    The Financial Times đưa tin giới chức Mỹ đang truy tìm tác giả của mã lệnh được dùng để tấn công các công ty.

    Báo này nói người bị cho là tin tặc là một nhà tư vấn an ninh làm việc tự do người Trung Quốc ngoài 30 tuổi.

    Người này được cho là đã công bố mã lệnh tấn công trên web.

    Các cuộc tấn công dẫn tới việc Google thông báo rằng họ sẽ có thể rút khỏi Trung Quốc toàn bộ.

    Các cuộc tấn công được cho là nhắm tới hơn 30 công ty.

    Google cho biết tin tặc nhắm tới tài khoản e-mail của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.

    Các tin tặc đã sử dụng một lỗ hổng bảo mật trong trình duyệt Internet Explorer của Microsoft để tấn công. Lỗ hổng này nay đã được khắc phục.

    Financial Times nói rằng tin tặc người Trung Quốc này đã đăng một số phần của mã lệnh lên diễn đàn của các tin tặc và giới chức Trung Quốc đã có "điều kiện truy cập đặc biệt" mã lệnh này.

    Một nhà nghiên cứu của chính phủ Mỹ muốn ẩn danh nói "Nếu người này muốn tiến hành nghiên cứu, là mảng ông ta có chuyên môn tốt, anh ta phải tuân thủ pháp luật”.

    Tin về nhân vật này được đưa sau khi truyền thông nói các vụ tấn công được thực hiện từ hai trường học ở Trung Quốc.
    Hai trường đại học của Trung Quốc, vốn bị quy trách nhiệm về các vụ tấn công trên mạng nhắm vào Google và các hãng khác, đã bác bỏ cáo buộc liên quan.
    Tin tường thuật trên tờ New York Times hôm thứ Năm nói các vụ tấn công được lần dấu vết tới Đại Học Giao Thông Thượng Hải và Trường Dạy Nghề Lam Tường.
    Nay, hãng tin chính thống của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, nói các quan chức của cả hai trường này đều bác bỏ việc nhân viên hoặc học sinh của trường có liên quan tới vụ việc.
    Một phát ngôn viên giấu tên của Đại Học Giao Thông Thượng Hải nói họ bị "sốc" và "phẫn nộ" khi nghe được cái mà họ gọi là "các cáo buộc vô căn cứ" gây hại cho uy tín của trường.
    Bí thư đảng bộ của Trường Dạy Nghề Lam Tường thì nói với hãng thông tấn của nhà nước rằng cuộc điều tra đã không hề tìm ra dấu vết gì chứng tỏ các vụ tấn công được khởi nguồn từ trường.




    Trộm cắp , cướp cạn và chối bay chối biến là nghề của Tàu bẩn ! :-":-":-"
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Chuyện gây hấn từ tin tặc Trung Quốc



    [​IMG] Bản in Chia sẻ


    Không phải đến tận lúc này, những hành động phá hoại nghiêm trọng của tin tặc TQ mới bị nước ngoài phát hiện. Bởi lẽ tin tặc TQ được đối xử rất ưu ái ở nước họ.
    [​IMG]
    Công khai tổ chức

    Chỉ cần gõ 4 chữ “hacker Trung Quốc” bằng tiếng Hoa, google.cn sẽ lập tức cung cấp 1,6 triệu kết quả chỉ trong 0,06 giây.
    Với trang web www.cn-hack.cn, các tin tặc TQ tha hồ nhóm họp và sinh hoạt công khai mà không hề e ngại bị bất kỳ tổ chức chính quyền nào cản trở. Phần giới thiệu trên web này ghi rõ “Trang web hacker này nhằm thúc đẩy rộng rãi các hacker trao đổi, giao lưu kinh nghiệm, kỹ thuật, cung cấp nhiều dịch vụ công cụ hack nhanh nhất, nhằm giúp cho mỗi hacker được tận hưởng niềm vui thú khi lên mạng”.
    Trang web được xây dựng khá công phu với các diễn đàn trao đổi, bàn luận các loại kỹ thuật hack như: làm thế nào để lấy được mật mã của QQ (một công cụ chat thông dụng ở TQ tương tự như Yahoo! Messenger...); các tập đoàn hacker, phân loại hacker từng thành phố, từng khu vực, thậm chí giới thiệu cả nhiều trang web hacker của nước ngoài có liên kết website; vũ khí của dân hacker, bảng xếp hạng hacker, bầu chọn các hacker xuất sắc trong tháng, giới thiệu cụ thể từng nhân vật hacker nổi bật; phân loại khu vực hack...
    Được thành lập từ năm 2007, website này còn giới thiệu nhiều tổ chức hacker lão thành khác cũng như nhiều mục tiêu hack đang được tập trung…
    Một trang ưa thích khác của hacker TQ là www.hackbase.com cũng cung cấp đầy đủ thông tin về từng tổ chức hacker nổi tiếng cùng lịch sử phát triển của từng nhóm hacker ở nước này. Chẳng hạn như web này giới thiệu nhóm BCT (www.cnbct.org) được thành lập từ cuối năm 2004 với chức năng chuyên tìm kiếm, phát hiện những lỗ hổng trên mạng với nhiều tài liệu lỗ hổng mạng rất đáng giá. Hoặc nhóm Kỹ thuật hacker (www.hackart.org) được thành lập năm 2003… Trang web này cũng cung cấp nhiều địa chỉ giao dịch cho tin tặc như: Cơ sở Hắc Hưng (www.3800cc.com), Đồng minh hacker Hoa Hạ (www.77169.com)...
    Đối với những tin tặc mới chập chững vào nghề đã có sẵn trang web Học viện hacker (www.hkxy.net) giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về mặt kỹ thuật. Thậm chí các hacker nước này còn được Đài truyền hình TQ tôn vinh qua chương trình phỏng vấn trên CCTV10. Trong đó, một tin tặc được phỏng vấn cho biết, anh ta rất muốn tìm kiếm những người bạn trên mạng cùng niềm đam mê nghiên cứu thích làm tin tặc như mình và tất cả các hacker đều cảm nhận được quyền lợi tối cao của mình trên mạng, giống như những ông hoàng vậy. Cũng trong chương trình phỏng vấn truyền hình này, tin tặc thế hệ 1 của TQ đã không ngần ngại kể lại quá trình lịch sử phát triển của thế hệ tin tặc mình.
    Nước ngoài la ó

    [​IMG]
    Theo báo Thương mại IT, đại diện của Tập đoàn Google vào ngày 1.6 vừa qua đã cáo buộc tin tặc đến từ Tế Nam, TQ đã đồng loạt tấn công hàng trăm thư tín điện tử sử dụng dịch vụ Gmail, trong đó nạn nhân có cả các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ, quan chức của các nước châu Á như Hàn Quốc…, giới phóng viên báo chí và cả người của bên quân đội. Đây không phải là lần đầu tiên Google tố cáo về việc tấn công của các tin tặc TQ. Lần đầu tiên Google tố cáo về vấn đề này là vào tháng 1.2010. Tuy nhiên, bà Hồng Lỗi - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao TQ - vừa qua đã lớn tiếng phủ nhận cáo buộc của Google, thậm chí còn tuyên bố ngược lại rằng mạng internet của TQ cũng bị không ít tin tặc Mỹ tấn công.
    Đầu tháng 5 vừa qua, không ít các nước phương Tây, đặc biệt là báo giới Anh cũng lớn tiếng tố cáo tin tặc TQ tấn công vào mạng lưới website ở các nước này, đặc biệt cáo buộc chính quyền TQ đã làm ngơ để tin tặc nước này hoành hành, thậm chí còn tham gia chung với chúng. Dĩ nhiên phía TQ đã cho rằng những cáo buộc trên là vô căn cứ.
    Tân Hoa xã tháng 4.2005 cũng đưa tin về nhóm Liên minh hồng khách TQ (HUC) - tổ chức hacker lớn thứ 5 trên thế giới - đã hoạt động trở lại. Tổ chức này vốn được thành lập từ ngày 31.12.2000 với người đứng đầu là tin tặc Lion, từng thu hút hơn 80.000 thành viên hoạt động trong ngành công nghệ viễn thông, máy tính. Ngày 1.5.2001, nhóm này từng liên minh với các nhóm tin tặc khác của TQ như nhóm Liên minh hacker, nhóm Ưng phái… để tấn công trả thù vào các hacker Mỹ do sự kiện Mỹ - Trung gây hấn vào tháng 4.2001 và các tin tặc Mỹ tấn công các trang web TQ vào cuối tháng 4.2001.
    Ông Mẫn Đại Hồng - Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu truyền thông kỹ thuật số và mạng internet của Học viện Khoa học xã hội TQ - cũng thừa nhận, hành vi của một nhóm người trong đội ngũ tin tặc TQ là rất đặc biệt, không xuất phát từ mục đích cá nhân, mà được tiến hành từ những phản ứng chính trị sau những sự kiện lớn trong và ngoài nước. Theo đó, ông này cũng tiết lộ, riêng từ năm 1998 -2001, các tin tặc TQ từng phát động 6 cuộc tấn công lớn ra nước ngoài và những cuộc tấn công này đều được coi là có “nguyên do” rõ ràng.
    Trên không ít các trang web và diễn đàn của TQ cũng ghi rõ “cuộc chiến trên mạng” vừa qua với hơn 200 website của Việt Nam bị tấn công với lời lẽ gây hấn, kích động chiến tranh đáng quan ngại.
    Đội quân mạng của Trung Quốc

    Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) vừa thành lập một đội quân chuyên gia nhằm tăng cường khả năng bảo vệ an ninh mạng của nước này. Hoàn Cầu thời báo hôm 25.5 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng TQ Cảnh Nhạn Sinh nói rằng đơn vị này được triển khai ở Quân khu Quảng Châu nhằm đáp ứng nhu cầu huấn luyện bảo vệ mạng của quân đội. Trước đó, nhật báo PLA đưa tin Quân khu Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ nhằm xây dựng biệt đội mạng.
    Đây cũng chính là lần đầu tiên TQ xác nhận có một đội quân mạng dùng theo kênh Channel 4 News của Anh, nó được cho là đã ra đời cách đây ít nhất 2 năm. Nhà phân tích tình báo Anh Glenmore Trenear-Harvey còn cho Channel 4 News hay nhiều chuyên gia tình báo khẳng định TQ đã có một lực lượng tấn công mạng hoạt động ít nhất 5 năm.
    Ông Trenear-Harvey cho biết thêm hàng ngàn tin tặc đã được chính quyền TQ tuyển mộ để thành lập đạo quân chuyên xâm nhập các máy tính để lấy cắp thông tin hoặc chặn các website. Theo tờ Sydney Morning Herald, các cơ quan tình báo và chuyên gia mạng tin rằng nhiều cuộc tấn công được thực hiện bởi các tin tặc thuộc PLA, Bộ ******* hoặc tin tặc có liên quan tới giới chức tình báo TQ.



    Theo Thanh Niên

    Đứa này cãi cối cãi chày ...
    Đứa kia vỗ ngực ta đây anh hùng !
    Vô liêm sĩ cộng điên khùng ...
    Ai mà tin được tấm lòng Tàu gian ?

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p


  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nghi vấn “tin tặc từ Trung Quốc”


    TT - Pháp đang ráo riết điều tra vụ tin tặc tấn công hệ thống máy tính của Bộ Tài chính nước này. Cũng giống như hàng loạt vụ tin tặc dồn dập trong thời gian qua, trong vụ tấn công này nghi vấn về “thủ phạm đến từ Trung Quốc” lại được nêu ra.



    [​IMG]
    Trong một quán cà phê Internet ở Trung Quốc -Ảnh: Reuters

    Cơ quan An ninh hệ thống thông tin quốc gia Pháp (ANSSI) xác nhận tin tặc đã tấn công hệ thống máy tính của Bộ Tài chính từ tháng 12-2010. 100 máy tính đã bị xâm nhập. Tổng giám đốc ANSSI Patrick Pailloux cho biết tin tặc đã đánh cắp tài liệu có liên quan đến G-20 do Pháp làm chủ tịch, nhất là “những tài liệu liên quan đến chính sách kinh tế quốc tế của Pháp”. Tin tặc còn tìm cách tiếp cận máy tính của các quan chức cao cấp thuộc văn phòng tổng thống và thủ tướng cùng hệ thống máy tính của Bộ Ngoại giao nhưng “đã thất bại”! Bộ Tài chính Pháp cũng thừa nhận đã là nạn nhân của một cuộc tấn công tin học lớn nhắm vào những thông tin cực nhạy cảm và 10.000 máy tính phải ngừng hoạt động vào cuối tuần qua.
    Ông Pailloux khẳng định: “Thủ phạm là những kẻ chuyên nghiệp và rất có tổ chức. Đây là lần đầu tiên nước Pháp phải hứng chịu một vụ tấn công quy mô lớn như vậy”.
    Sở Mật vụ Pháp và ANSSI đang mở cuộc điều tra vụ việc. Từ tháng 12-2010 đến nay, 20-30 chuyên viên điều tra ANSSI đã làm việc ngày đêm để truy tìm thủ phạm. Một số quan chức Chính phủ Pháp tiết lộ các nhà điều tra đang tình nghi tin tặc Trung Quốc thực hiện vụ tấn công mới này. Có những bằng chứng cho thấy thông tin bị đánh cắp từ Bộ Tài chính Pháp được chuyển đến một máy chủ ở Trung Quốc. Nhưng đây chưa phải là bằng chứng khẳng định thủ phạm là tin tặc Trung Quốc bởi chúng có thể nghi binh để đánh lạc hướng điều tra. Bộ trưởng ngân sách François Baroin tiết lộ nhà chức trách đang lần theo một số dấu vết mà tin tặc để lại.
    Nghi vấn tin tặc từ Trung Quốc từng được nêu ra trong vụ tấn công nhắm vào Bộ Tài chính và Ủy ban Ngân khố Canada tháng 1-2011. Khi đó, chính quyền Canada phải cắt đường truyền Internet tới hai cơ quan này. Lý do là tin tặc cũng tải thông tin đánh cắp được về các địa chỉ trên mạng ở Trung Quốc. Một sự trùng hợp đáng ngờ: năm ngoái Canada là nước chủ tịch G-20.
    Ngày 7-3, các nghị sĩ đối lập ở Hàn Quốc tiết lộ họ cũng tình nghi tin tặc từ Trung Quốc đã xâm nhập hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hồi tháng 6-2010 và đánh cắp tài liệu mật liên quan đến việc Seoul lên kế hoạch mua máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ. Đây là loại máy bay có giá 50 triệu USD/chiếc với khả năng bay xa 3.000km và phát hiện được mục tiêu dưới mặt đất lớn cỡ 30cm. Quân đội Hàn Quốc muốn sử dụng loại máy bay này cho các chiến dịch do thám CHDCND Triều Tiên. Họ xác nhận vụ xâm nhập đã xảy ra nhưng không khiếu nại với phía Trung Quốc do “lo ngại xảy ra căng thẳng về ngoại giao”.
    Xem ra nghi vấn “tin tặc từ Trung Quốc” luôn được nêu lên trong hàng loạt vụ tấn công tin tặc gần đây, không phải chỉ đối với hệ thống mạng của các chính quyền. Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley, trang blog WordPress và các hãng dầu khí lớn của phương Tây đã trở thành nạn nhân của tin tặc. Từ ngày 4-3, trang WordPress đã bị tê liệt do hàng loạt vụ tấn công kiểu “từ chối dịch vụ”. Công ty mẹ của WordPress là Automattic khẳng định 98% các vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc. Trước đó, ngày 1-3 các thư điện tử của Công ty an ninh mạng HB Gary Federal bị rò rỉ ra ngoài cho biết Morgan Stanley đã bị tấn công liên tiếp trong sáu tháng tính từ tháng 6-2009, chỉ vài tuần sau khi Tập đoàn Google lên tiếng cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống của Google.
    Vào tháng 2-2011, Hãng an ninh mạng McAfee cũng tiết lộ hàng loạt hệ thống mạng của một số hãng dầu khí lớn phương Tây bị tấn công. McAfee cho biết các vụ tấn công được mệnh danh là “Rồng đêm” này diễn ra liên tục từ cuối năm 2009, nhưng có thể đã bắt đầu từ năm 2007. Tin tặc đã đánh cắp được nhiều dữ liệu nhạy cảm về các giếng dầu khí, tài chính dự án và tài liệu đấu thầu. Các chuyên gia McAfee lần theo dấu vết bọn tin tặc và xác định chúng cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tháng 10-2010, Ủy ban Giám sát an ninh và kinh tế Mỹ - Trung cũng cáo buộc Tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Telecom đã chuyển hướng hàng loạt dữ liệu quân sự và doanh nghiệp Mỹ sang các mạng ở Trung Quốc trong vòng 17 phút.
    Thế nhưng, liên tục trong thời gian qua các quan chức Trung Quốc đều khẳng định những cáo buộc tin tặc có nguồn gốc Trung Quốc là không có cơ sở. Nghi vấn vẫn cứ là nghi vấn, bởi theo giới chuyên gia an ninh mạng quốc tế, hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Israel, Anh đến Pakistan, Ấn Độ, Hàn Quốc... đều phát triển các hệ thống “vũ khí” mạng có khả năng xâm nhập và hủy diệt các hệ thống máy tính.


    HIẾU TRUNG (Theo PC World, CNET, AFP)


    :-":-":-":-":-":-":-"
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cần gia tăng canh giữ bảo vệ lãnh hải
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lại vụ tham nhũng thuộc loại khủng cần phải đưa ra ánh sáng và xoá sổ dứt điểm trước cuối năm hay để biến tướng đầu voi đuôi chuột , tài sản bị phân tán :-bd

    Nóng bỏng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng



    3.000 lượng vàng và hàng chục ngàn tỉ đồng là tổng giá trị sai phạm của 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng đã phát hiện trong thời gian qua.

    Ngày 15-11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhóm họp phiên thứ 16, kể từ khi có Luật PCTN, với 8/10 thành viên là nhân sự mới, vừa bổ nhiệm theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH. Cuộc họp tập trung đánh giá công tác PCTN quý III và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
    Sai phạm hàng chục ngàn tỉ đồng
    Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đang nổi lên với những vụ việc nghiêm trọng: lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công Thương (Chi nhánh Nhà Bè, TP.HCM) ước sai phạm 3.400 tỉ đồng; lừa đảo, tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển (Chi nhánh Đắk Lắk) sai phạm 1.000 tỉ đồng; Công ty Công chính tại Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều ngân hàng 500 tỉ đồng... Đáng chú ý, tổng cộng 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có giá trị sai phạm hàng chục ngàn tỉ đồng, trên 3.000 lượng vàng nhưng việc phát hiện lại chủ yếu qua đơn thư tố cáo, chứ không phải từ thanh tra, kiểm toán.
    Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết trước diễn biến bất thường này, ngành đã yêu cầu các địa phương báo cáo án thì thấy có tới 48/63 tỉnh, thành xảy ra các vụ án liên quan đến tín dụng, bao gồm cả tín dụng đen và hoạt động ngân hàng. Đã xuất hiện những lúng túng trong việc xử lý các vụ việc loại này, nhất là về đánh giá chứng cứ, tội danh, xác định thiệt hại...
    Trước tình hình này, Thủ tướng *************** - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương, gợi ý mở hội nghị chuyên đề để có đánh giá đầy đủ về tình hình, thống nhất nhận thức áp dụng pháp luật khi xử lý tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng vốn rất nhạy cảm, kể cả về xác định trách nhiệm người đứng đầu tổ chức tín dụng khi để xảy ra tội phạm, thất thoát.
    [​IMG]
    Thủ tướng *************** phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
    Tham nhũng giảm thật hay là chưa bị lộ?
    Tổng hợp báo cáo của các cơ quan tố tụng trung ương cho thấy trong chín tháng đầu năm, việc khởi tố, truy tố, xét xử án tham nhũng giảm cả về số lượng và số bị can/bị cáo. Đáng chú ý, trong quý III, có tới 13 tỉnh như Khánh Hòa, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Nam, Tuyên Quang... báo cáo không phát hiện, khởi tố được vụ tham nhũng nào.
    Thủ tướng đề nghị phân tích rõ, chặt chẽ hơn về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCTN. “Dự thảo báo cáo nói đạt kết quả tích cực, đấy là liệt kê những việc đã làm như tuyên truyền, hoàn thiện thể chế, thực hiện các giải pháp phòng ngừa. Nhưng đánh giá vào bản chất, hiệu quả thì sao? Cả ba con số điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng đều giảm, liên tục mấy năm liền. Vậy là tham nhũng giảm thật hay vẫn còn mà điều tra, truy tố chưa ra? 13 tỉnh không phát hiện vụ tham nhũng nào, là không có tham nhũng hay có mà không làm?” - Thủ tướng đặt câu hỏi.
    Thủ tướng cũng nêu cảm nhận rằng thời gian gần đây tố cáo đông người, đơn thư giảm nhiều. Đi tiếp xúc cử tri, thấy bà con quan tâm nhiều tới các vấn đề kinh tế, xã hội hơn là tệ nạn tham nhũng. Nhưng chỉ cảm nhận như vậy chưa đủ để đánh giá thực trạng tham nhũng. Thủ tướng yêu cầu: “Ban Chỉ đạo chúng ta cần đánh giá sâu sắc. Nếu cần thiết thì lập đoàn về 13 tỉnh kia, xem thực hư công tác PCTN ở đó thế nào”.
    Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ ******* ************** cho biết qua theo dõi của ngành ******* thì tình hình tham nhũng vẫn còn rất phức tạp. Số vụ việc khởi tố, truy tố, xét xử giảm chưa phản ánh hết tình hình. Theo ông, việc 13 tỉnh cả quý không phát hiện được vụ tham nhũng nào là “có vấn đề”. “Thực tế, khá nhiều vụ là do Bộ phát hiện, chứ không phải tự địa phương. Sau đó mới cân nhắc, phân cấp về cho tỉnh điều tra, xử lý” - ông nói.
    Có xu hướng “kéo dài, teo tóp, giảm nhẹ”
    Ở góc nhìn của cơ quan công tố, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tập thể lãnh đạo Viện đã họp, đánh giá về hiện tượng việc xử lý án tham nhũng có xu hướng “kéo dài, teo tóp, giảm nhẹ” và thấy rằng “cần đánh giá lại chất lượng điều tra ban đầu”. Theo ông, trước đây, khi trinh sát vẫn còn là một giai đoạn tương đối độc lập, việc điều tra tiền tố tụng được triển khai khá kỹ. Từ khi sửa Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, trinh sát gắn nhiều với điều tra tố tụng, nên giai đoạn điều tra “có vấn đề chất lượng”.

    3.000 lượng vàng (số tròn) và hàng chục ngàn tỉ đồng là tổng giá trị sai phạm của 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng đã phát hiện trong thời gian qua.
    Cũng theo ông Bình, dường như có khoảng trống sau khi giải thể Ban Nội chính Trung ương. Trước đây, khi còn Ban Nội chính, những vụ án lớn, nghiêm trọng, có vướng mắc hoặc ý kiến đánh giá khác nhau, Ban thường đứng ra phân giải, đánh giá, nên việc xử lý án khá nhanh gọn. Còn nay, nhiều vụ án tham nhũng rơi vào tình trạng có ý kiến, nhận thức khác nhau, hồ sơ trả tới trả lui, chậm tiến độ.
    Mặt khác, theo ông Bình, nhận thức khác nhau còn do thiếu văn bản hướng dẫn những vấn đề hay gặp phải trong án tham nhũng. “Ban Chỉ đạo Trung ương cần tăng cường việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan ra văn bản hướng dẫn, trước hết là các vấn đề liên quan đến tội phạm trong xây dựng cơ bản và lĩnh vực mới nổi sóng là tín dụng - ngân hàng” - ông Bình kiến nghị.
    Bộ trưởng ************** cũng lo ngại về những bất cập trong các văn bản pháp luật phục vụ cho việc đấu tranh, điều tra tham nhũng. Luật PCTN quy định 12 hành vi tham nhũng nhưng Bộ luật Hình sự đến nay mới chỉ hình sự hóa bảy hành vi. Giám định tư pháp vẫn là khâu yếu, làm chậm tiến độ xử lý án, nhất là các vụ liên quan đến xây dựng cơ bản. Một khó khăn nữa là tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, trong khi hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam ký với các nước chưa nhiều, gây khó khăn rất lớn cho việc điều tra.
    Đẩy mạnh thông tin trên báo chí
    Kết luận phiên họp, Thủ tướng *************** đề nghị Văn phòng Ban Chỉ đạo tiếp thu các ý kiến, tham mưu cho Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc hướng dẫn các vấn đề vướng mắc trong xử lý án tham nhũng. Thời gian tới, PCTN cần tập trung vào những mảng nóng như thu hồi đất, giao đất; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
    Bên cạnh đó, khi đã phát hiện các hành vi tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… với những bản án thích đáng, đủ sức răn đe; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng và có các biện pháp bảo vệ những cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.
    Thủ tướng cũng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng nhưng phải bảo đảm tính khách quan, trung thực; tránh thổi phồng sự kiện làm dư luận hiểu lầm sự vụ là “đầu voi đuôi chuột”.
    Theo Nghĩa Nhân
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Làm sao để người dân có thu nhập cao hơn việc tàn phá tài nguyên môi trường đất nước (khi chưa có nhà máy chế biến sâu )

    Bán quặng xuyên biên giới như… bán rau!



    [​IMG]
    Huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) là địa phương có số lượng khoáng sản phong phú với trữ lượng các điểm mỏ vào loại lớn của tỉnh.
    Từ nhiều năm nay, Nguyên Bình được coi là “điểm nóng” trong quản lý, cấp phép, khai thác trái phép và tình trạng mua bán, vận chuyển quặng thô trái pháp luật. Thời điểm hiện tại, ước tính, mỗi tuần các tư thương gom được hàng trăm tấn quặng thô từ Nguyên Bình để tuồn qua đường biên qua các điểm trung chuyển…

    Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ vào đầu tháng 11, Thủ tướng *************** yêu cầu, trong các chiến lược, kế hoạch khai thác khoáng sản cần khẳng định rõ quan điểm nhất quán là trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô.

    Còn Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho hay, cần hạn chế tối đa việc xuất khẩu khoáng sản chưa được chế biến sâu; nên nghiêm cấm việc tận thu khoáng sản bởi trên thực tế, rất nhiều dự án tận thu khoáng sản đã phá vỡ hệ thống cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, đời sống cư dân..

    Tuy nhiên, trong thực tế tại một số địa phương thì sao? Nhóm PV đã ghi nhận tại Cao Bằng, nơi được xem là 'điểm nóng' về vấn đề khai thác khoáng sản trong thời gian vừa qua.


    [​IMG]

    Người dân tập kết quặng tại chân dốc xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.


    Không ngoa khi khẳng định, ở Nguyên Bình người ta mua quặng dễ hơn… mua rau. Bởi một lẽ, những thung lũng phì nhiêu, những cánh đồng hiếm hoi dọc những con suối, những thửa ruộng canh tác lúa nước…, vài năm trước, các doanh nghiệp khai khoáng đã về đây lập dự án, bồi thường đất nông nghiệp cho người dân để tiến hành đào quặng; và sau đó, chính những người nông dân cũng trở thành “quặng tặc” trên chính thửa ruộng của mình. Người ta lật những khoảng đất phì nhiêu hiếm hoi để đào quặng.

    [​IMG]

    Quặng thô được đưa lên xe tải trọng 8 tấn để chuyển đến các bãi tập kết ngoài thị xã.


    Đất nông nghiệp mất, chục năm sau nữa chưa chắc đã tiến hành canh tác được trở lại… Vì lẽ đó, người dân địa phương mua rau ăn còn khó khăn hơn đi mua… quặng, vì chỉ cần lật một nhát cuốc đã có quặng rơi ra, không cần mất thời gian chăm bón như… trồng rau.

    Đó là tình trạng phổ biến ở nhiều xã ven các sông suối vài năm về trước.

    Chúng tôi ghi nhận thực trạng này dọc tỉnh lộ 34 chạy qua các xã Đạo Đức, Vũ Nông, Phan Thanh… của huyện Nguyên Bình.
    [​IMG]

    "Chợ quặng Nguyên Bình" tấp nập vào cuối ngày.


    Tại địa phận xã Vũ Nông đối diện với mỏ sắt Tĩnh Túc. 18h, những chợ quặng bắt đầu hoạt động. Hàng trăm bà con người dân tộc bản địa hối hả gùi những gừi quặng từ trong các hẻm núi đi ra, tập kết thành từng đống, mỗi đống cách nhau chừng chục mét.

    Một nhóm tư thương đứng ra thu mua, mang theo cả cân đồng hồ đặt ngay rệ đường. Vài chiếc xe tải trọng dưới chục tấn đã cắm đuôi đứng sẵn ở đó.

    Đây sẽ là phương tiện vận chuyển quặng ra các điểm tập kết bên ngoài thị xã, cách thủ phủ Nguyên Bình chừng 30km.

    Có khoảng chục đống quặng đã chất sẵn như thế, mỗi đống quặng ước tính nặng hàng tấn. Nhiều đống quặng, người dân lấy bạt xanh, hoặc lá cây phủ lên. Người đàn ông chăn trâu chúng tôi gặp bên đường cho hay: đó là quặng sắt do người dân tự khai thác.

    Một ngày làm việc của một người được chừng vài lần gùi, mỗi gùi gần 1 tạ quặng. Tất cả đều là quặng sắt.

    [​IMG]
    Những hình ảnh quen thuộc tại xã mỏ sắt Bó Lêch, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An (Cao Bằng).


    Ở Vũ Nông và nhiều xã khác trong huyện Nguyên Bình, việc đi đào quặng hay mót quặng thô từ các điểm mỏ đã khai thác hết là việc làm phổ biến. Người người đào quặng, nhà nhà đào quặng. Đây cũng là công việc mang lại thu nhập chính cho người dân, khi nông nghiệp vẫn còn ở trình độ quảng canh và người dân không có nghề phụ.

    Đi thêm chừng nửa cây số, chúng tôi gặp nhiều đám đông khác, gồm đủ cả trai gái, già trẻ. Mọi người hối hả gùi quặng, cân quặng, đổ quặng lên một chiếc xe tải trọng 8 tấn đậu sẵn. Những chiếc xe tải trọng dưới chục tấn này, không khó khăn gặp ở dọc đường 34 của huyện Nguyên Bình.

    Nhiệm vụ duy nhất của những chiếc xe này, đó là bốc quặng từ các điểm thu gom nhỏ lẻ đến các điểm tập kết, để từ đó tuồn sang Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch.

    Một thanh niên người dân tộc mặc chiếc áo xanh (như áo sinh viên tình nguyện) làm công việc kiểm cân. Chiếc cân đồng hồ 100kg đặt ven đường. Hai phụ nữ người Dao nhặt quặng xếp lên một chiếc gùi đặt ở trên mặt cân.

    Một mã cân là 1 tạ. Quặng cân xong được đổ sang một bên, chất thành một đống chạy dài vài mét dọc bên đường. Ước tính, điểm gom quặng này lên tới cả chục tấn.

    Anh thanh niên tên H. cho hay: anh cũng chỉ là người đi cân quặng thuê. Công việc của anh là ghi các mã cân vào cuốn sổ (tập vở ô-ly của học sinh), sau đó, quặng được đưa lên các xe tải trọng 8 – 10 tấn đưa đến các vùng trung chuyển.

    “Việc này (cân quặng) chừng 2 – 3 ngày/1lần vì liên quan đến việc đào, mót quặng của người dân. Đợt nào mưa kéo dài, người dân không đi đào được quặng, dịp đó cũng không thu gom được. Tuy nhiên, trung bình một tuần khoảng 3 lần đi thu gom như thế này” – H. cho hay.

    [​IMG]

    Rất nhiều điểm thu gom quặng dọc tỉnh lộ 34 chạy qua các xã Đạo Đức, Vũ Nông, Phan Thanh... của huyện Nguyên Bình.


    Giá quặng sắt các tư thương thu gom trả cho người dân với giá 1.200 đồng/kg. Đó là mức giá cao dành cho quặng sắt cục (to như cục đá, không lẫn đất). Những cục quặng nhỏ nhất cũng to bằng chiếc ấm pha trà, những cục nặng hơn trông như cả một tảng đá bằng chiếc mũ bảo hiểm.

    Tất cả đều đen sì, nặng trịch và bị lớp đất đỏ (đất đồi) phủ lên trên bề mặt. Dân quặng cho biết, hàm lượng quặng sắt này rất lớn, trên 80%. Người ta còn gọi đó là “quặng sạch” để phân biệt với “quặng bẩn” – quặng lẫn đất chưa qua sàng tuyển.

    Như thế, một ngày đào quặng, mỗi người dân có thể kiếm tiền triệu là điều quá dễ dàng!

    Trời vùng núi tối nhanh. Bóng tối nhanh chóng trùm lên con đường từ thị trấn Tĩnh Túc xuôi xuống thị trấn Nguyên Bình. Chỉ có chân trời hắt lên một khoảng sáng xa xăm. Ngay tại cổng nghĩa trang thị trấn Tĩnh Túc, hai chiếc xe chở quặng đang chụm đuôi xe vào nhau.

    Một nhóm người đang hối hả bốc quặng lên thùng xe. Ước tính, điểm gom quặng này lên tới gần hai chục tấn.

    Đi thêm một đoạn chừng hơn một cây số thuộc địa phận xã Đạo Đức (tiếp giáp với thị trấn Nguyên Bình), một nhóm thanh niên bản địa kéo điện ra tận ngoài đường để chiếu sáng cho việc chuyển quặng lên xe.

    Chiếc xe BKS 11C – 001.80 chúc đuôi xe vào bên trong vệ đường. Nhiều thanh niên khác tiếp tục chở quặng được chất thành các bao tải đem đến điểm tập kết. Nhiều chiếc xe khác đỗ ven đường. Đây là những chiếc xe đã cân xong hàng.

    Nhẩm tính, đoạn đường dài chừng 6km từ xã Vũ Nông đến xã Đạo Đức (đi qua thị trấn Tĩnh Túc), ngay trong chiều ngày 28/9/2011 đã có tới gần chục điểm tập kết, thu gom quặng.

    Mỗi điểm thu gom chỉ ước tính chừng chục tấn, một đêm có khoảng gần trăm tấn quặng thô từ Nguyên Bình được tuồn ra các điểm trung chuyển trước khi đưa sang Trung Quốc.

    Những chợ quặng lưu động tại Nguyên Bình hoạt động trong tình trạng “nửa kín nửa hở”, nửa bí mật nửa công khai: các điểm cân quặng chỉ tiến hành vào cuối ngày khi người dân gùi quặng đến bán sau một ngày đào mót, và sau đó xe tải trọng dưới 10 tấn chở sang điểm tập kết khác.

    Tuy nhiên, tình trạng này được người dân phản ánh đã diễn ra hơn một năm nay, khi việc thu gom, vận chuyển quặng thô bị chính quyền siết chặt. Cũng vì thế, thay thế những xe tải trọng lớn ngang nhiên vận chuyển ban ngày, những chiếc xe vận tải nhỏ hơn và chuyển sang chở quặng lậu về đêm…

    Theo Kiên Trung
    VNN




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này