Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4925 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 20:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41641 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Trung Quốc phải tham gia tiến trình COC


    16/11/2011 0:23

    Ngoại trưởng Indonesia hôm qua nói rằng ASEAN “đã có một kịch bản” cho vấn đề biển Đông, và sớm muộn gì Trung Quốc cũng phải tham gia vào Bộ quy tắc ứng xử biển Đông.
    Phát biểu với báo chí về vấn đề biển Đông ngay sau khi kết thúc cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao 10 quốc gia Đông Nam Á, Ngoại trưởng nước chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19, ông Marty Natalegawa, nói: “Chúng ta đã có một kịch bản ASEAN, không phải là những quy chế lỏng lẻo nữa. Một sự việc nào vượt ra khỏi kịch bản đó sẽ là trở thành vấn đề căng thẳng”. Ông Natalegawa đề cập tới bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố các bên về quy tắc ứng xử biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc thông qua hồi tháng 7 năm nay. “Việc đồng thuận về bản hướng dẫn đã loại bỏ một trở lực lớn. Và bây giờ chúng ta tập trung vào việc thực thi DOC bằng các dự án cụ thể”, ông nói.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói rằng ASEAN đã đạt được nhiều đồng thuận - Ảnh: Thục Minh



    Thủ tướng *************** dự Hội nghị
    Ngày 16.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ VN rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các cấp cao liên quan bao gồm cấp cao ASEAN + 3, cấp cao Đông Á (EAS) và các cấp cao ASEAN + 1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Liên Hiệp Quốc) được tổ chức từ ngày 17-19.11 tại Indonesia, theo TTXVN.
    Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gặp song phương với Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman và Myanmar Wanna Maung Lwin. Bên cạnh nội dung đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và tiểu vùng Mê Kông, vấn đề biển Đông và an ninh khu vực cũng được đề cập.


    Song song với việc thực thi DOC, ASEAN cũng đã khởi động tiến trình đi đến một Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) có giá trị ràng buộc pháp lý.Nhóm công tác bao gồm các quan chức cấp cao ASEAN hôm 12-13.11 đã khởi đầu thảo luận về “những thành tố” phải có trong COC. Ông Natalegawa cũng nhấn mạnh đây chưa phải là việc soạn thảo COC, bởi “Trung Quốc đã sử dụng những cụm từ như “điều kiện thích hợp” và “thời gian thích hợp” để thảo luận về việc soạn thảo văn kiện này”. Vì thế, “cái mà chúng ta đang làm có thể xem là tiền bản của bản thảo, và được tạm gọi là nhận diện các thành tố”. Đặt vấn đề Trung Quốc tham gia đối thoại với ASEAN về COC, ông Natalegawa nói: “Cuối cùng thì ASEAN và Trung Quốc sẽ phải đối thoại và thương lượng với nhau. Ở thời điểm này tiến trình đi đến COC mới ở giai đoạn tham vấn trong nội bộ ASEAN, và chỉ bắt đầu cách đây 2 ngày. Nhưng tôi dự liệu rằng, sớm hơn là muộn, Trung Quốc sẽ phải tham gia tiến trình này”.
    Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với Thanh Niên: “ASEAN nhất trí kiên trì thực thi DOC và tích cực tiến tới COC”. Còn Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, trưởng đoàn quan chức cấp cao VN tại ASEAN, nói với các phóng viên rằng VN cùng ASEAN sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sáng kiến mới để tập hợp sự tham gia của nhiều quốc gia khác, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực. Sáng kiến mời Mỹ và Nga tham gia Thượng đỉnh Đông Á (EAS) của VN hồi năm 2010 rất được hoan nghênh. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Ngoại giao thay mặt Tổng thống Nga sẽ tham dự EAS vào ngày 19.11 cùng với lãnh đạo các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc và Trung Quốc.
    Cũng trong ngày hôm qua, các ngoại trưởng ASEAN đã thảo luận nhiều vấn đề khác, như việc thành lập một Viện ASEAN vì hòa bình và hòa giải; việc Brazil ngỏ ý tham gia vào Hiệp ước hòa bình và hữu nghị ASEAN mà Mỹ đã tham gia năm 2009; Đông Timor muốn tham gia ASEAN; hệ thống Visa chung ASEAN; và Myanmar đề nghị nhận ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

    Thục Minh
    (từ Bali, Indonesia )


    Trung Quốc luôn mong muốn và áp đặt đối thoại song phương !
    Nhưng tình thế là Trung Quốc buộc phải chấp nhận thương thuyết đa phương rồi !

    Một thắng lợi của Việt Nam và ASEAN ! :)>-
    Hồ Cẩm Đào và bộ sậu Trung Nam Hải đang ngậm quả đắng ! :-"
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin nóng

    [​IMG]
    Giữ xác người ngoài hành tinh trong... tủ lạnh tại Nga Cập nhật lúc 07h57" , ngày 16/11/2011 - [​IMG]
    (VnMedia) - Mới đây, một người phụ nữ ở Nga đã gây xôn xao dư luận sau khi tuyên bố cô đã giữ xác một người ngoài hành tinh…trong tủ lạnh nhà mình trong suốt 2 năm qua.

    Người phụ nữ này có tên Marta Yegorovnam sống ở thành phố Petrozavodsk, miền tây nước Nga.

    Những bức ảnh ghi lại “hiện trường” nơi cô giữ xác người ngoài hành tinh trên đã được tung rộng khắp trên mạng.

    Cô Marta đã nói với các nhà chức trách rằng cô tìm thấy sinh vật lạ này cách đây 2 năm sau một vụ tai nạn xảy ra ngay bên ngoài ngôi nhà cô đang sống và đã giữ nó trong tủ lạnh từ đó đến giờ.

    Cô kể lại rằng, sau khi nghe thấy một tiếng nổ cực lớn phát ra ngay bên ngoài khuôn viên ngôi nhà của cô, cô đã chạy ra xem. Và tại đó, có đã chứng kiến cảnh một đống đổ nát đang bốc cháy và những dòng kim loại đang tan chảy. Cô đã phát hiện thấy xác một sinh vật lạ đang nằm cách đám cháy khoảng 1 mét và đã mang nó vào nhà.


    [​IMG]
    Để bảo quản tốt sinh vật lạ này cô đã bọc nó vào túi nilon và cho lên ngăn đá tủ lạnh.

    Vật thể lạ dài khoảng 40-50 cm, có đầu to, mắt lớn, miệng và hình dáng vừa giống người lại vừa giống cá.

    Hiện Học viện khoa học Karrelian tại Petrozavods hiện đang tiến hành điều tra thực hư câu chuyện người ngoài hành tinh trên của Marta.


    [​IMG]
    Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một câu chuyện lừa bịp được dựng nên để gây sự chú ý của dư luận, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng đó là một người ngoài hành tinh thực thụ.

    Nhiều người cho rằng sinh vật lạ này có vẻ có hình dạng giống nhân vật Jabba The Hutt trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao và Silmer trong phim Ghostbusters. Trong khi đó, một số người lại thì cho rằng đó chỉ là một đống rau củ thối, tình cờ có hình dáng giống người ngoài hành tinh.



    Đan Khanh - (theo DM, TS)
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chưa chắc đã tâm phục khẩu phục ! [-X
    Có thể đây chỉ là động tác nịnh Putin vì hiện nay TQ đang bị cô lập khắp nơi !
    May ra giữ được quan hệ với Nga để còn kiếm chút cháo ! :p:p:p
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà, tình hình biển đảo vẫn NO STAR chứ các bác.
    Mấy hôm rồi tôi bận quá, làm các bác phải vất vả vậy.
    Sinhtu nữa, sao lâu nay mới thấy mặt, phạt thui.
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bác nào để ý Phuong xa đã nói về Putin xứng đáng là lãnh đạo bậc thầy và giờ đây chính các học giả lỗi lạc TQ cũng tâm phục khẩu phục
    -------------------
    Hoan hô bác Phuong xa ! =D>=D>=D>=D>
    Tuy nhiên cũng hiểu là : Khựa bẩn luôn luôn hướng tới lợi ích bẩn thỉu, dân tộc .>:P>:P>:P>:P
    Còn Pu tin hướng đến lợi tích chính đáng của nhân loại. :-bd:-bd:-bd:-bd
    Làm sao so sánh người văn minh với loại heo lợn bẩn được !!!:-??:-??:-??:-??
    =))=))=))=))
  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Thấy mừng quá ! [r2)][};-[};-[};-[};-[};-:)):)):)):)):))

    [​IMG]

    .
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thế giới có vẻ xích lại nhau gần hơn

    ChIndia: Thời của Trung Quốc hay Ấn Độ?

    Tác giả: Quốc Dũng (Theo Time)
    Bài đã được xuất bản.: 16/11/2011 06:00 GMT+7


    Con đường kinh tế của quốc gia nào, Trung Quốc hay Ấn Độ, chủ nghĩa tư bản nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân - sẽ bền vững? Xã hội nào sẽ tồn tại tốt hơn? Quốc gia nào có ý thức mạnh mẽ hơn về số phận của mình? Cả thế giới đều muốn biết câu trả lời.
    Bài bình luận của Time về những nét tương đồng và khác biệt của hai nền kinh tế đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
    Hai đầu tầu khi kinh tế thế giới gặp sự cố
    Tôi vừa xem bộ phim bom tấm của Ấn Độ với tiêu đề "3 kẻ ngốc" tại một địa điểm không bình thường: một rạp chiếu phim tại Hồng Kông. Rất hiếm khi có một bộ phim của Bollywood được công chiếu tại đây, bởi nó thường không thu hút khán giả địa phương. Tuy nhiên, 80% chỗ ngồi đã được lấp kín, hầu hết là người Trung Quốc với đủ mọi lứa tuổi.
    Một vài người chỉ nhìn ra bề nổi của bộ phim: sự khờ dại và những trò hề của sinh viên Ấn Độ. Nhưng phần lớn đều nhận ra ý nghĩa ẩn sâu bên trong nó: sự giải thoát khỏi những trói buộc của xã hội. Trong khi "3 kẻ ngốc" trở thành một con quái vật tại các phòng vé, thì 1911, bộ phim kể lại sự kiện tại Trung Quốc với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Jackie Chan, lại không được quan tâm. Tỉ số: 1-0 cho Ấn Độ.
    Việc trình chiếu bộ phim Ấn Độ "3 kẻ ngốc" tới khán giá Trung Quốc không thể làm giảm những rào cản văn hóa giữa 2 quốc gia. Nhưng nó đã lan truyền một ý thức rằng người dân Trung Quốc và Ấn Độ đang cùng nhau chia sẻ một vị trí đặc biệt trong thế giới ngày nay - một đầu tàu nối đuôi nhau kéo nền kinh tế trong khi các đầu tàu khác đang gặp sự cố.
    Bạn chắc hẳn đã từng nghe thấy những tiếng vang về sự tăng trưởng thần kỳ, những người tiêu dùng giàu có hơn, những ảnh hưởng về địa lý và chính trị - và hàng loạt sự kiến lớn được tổ chức như Thế vận hội mùa hè năm 2008 tại Bắc Kinh và "Incredible India" tổ chức tại Davos. "Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ", chuyên đề được viết bởi Robyn Meredith trong cuốn sách "Voi và rồng", "đã gây ra những thay đổi về kinh tế và chính trị thế giới ngay trước mắt chúng ta". Chính trị gia người Ấn Độ Jairam Ramesh đã tổng kết những điều này và đưa ra một từ mới: ChIndia.
    [​IMG]
    Trong khi nền kinh tế phương Tây đang quay cuồng, thế giới đang đặc biệt chú ý tới Trung Quốc và Ấn Độ và coi đó như những vị cứu tinh. Liên minh châu Âu thậm chí còn phải cầu cứu Bắc Kinh giúp đỡ cho quỹ cứu trợ khu vực đồng tiền chung euro.
    Nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Có sự đối lập giữa Trung Quốc và Ấn Độ, một sự pha trộn giữa hiện thực và những điều kỳ bí, tồn tại trong lòng từng quốc gia cũng như trong mối quan hệ giữa 2 nước này. Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ theo hơi hướng Ả Rập. Hai gã khổng lồ này dường như là đổi thủ nhiều hơn là đối tác.
    Bất chấp những thành tựu đạt được, hai quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Và dù chiếm tới 40% dân số thế giới, hai quốc gia này vẫn sống trong một thế giới tách biệt. Pallavi Aiyar, một nhà báo Ấn Độ viết trong cuốn sách của mình, mang tiêu đề "Smoke and Mirror" đã nhận xét Trung Quốc với Ấn Độ là: Một kinh nghiệm của Trung Quốc, đó là "phần lớn các văn hóa không thể trao đổi được với nhau".
    ChIndia: Đối tác hay đối thủ?
    Hồng Kông không phải là mô hình thu nhỏ của ChIndia, nhưng nó phản ánh những gì Trung Quốc và Ấn Độ đang thay đổi, nên nó có tính khuôn mẫu đặc trưng.
    Trong cuốn sách của mình, Mederith đã trích dẫn lời của ông trùm Ấn Độ Ratan Tata rằng: "Trung Quốc là nhà máy của thế giới, còn Ấn Độ có thể trở thành trung tâm kiến thức của khu vực này...
    Nếu chúng ta định hướng lại bản thân và làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tập hợn được một lực lượng đáng gờm của hai quốc gia". Đó là tham vọng - nhưng không thực tế. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng là hai quốc gia thân thiết - khi đạo Phật được truyền bá cách đây khoảng 2.000 năm. Sau đó, nhà sư Bồ Đề Đạt Ma của Ấn Độ đã tới Trung Quốc và truyền bá thông điệp của đức Phật. Tiếp theo là việc nhà sư Huyền Trang hành hương về phía Tây để thỉnh kinh, và chuyến thám hiểm vĩ đại của đô đốc Trịnh Hòa. Đó là quãng thời gian khám phá lẫn nhau của 2 quốc gia.
    Vào thế kỷ 17, Trung Quốc và các tiểu lục địa là trung tâm giao thương của thế giới. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc và Ấn Độ đã bị cô lập trong thế giới riêng của chủ nghĩa phong kiến và thực dân - một triều đại phong kiến mục nát ở Trung Quốc, thời kỳ thực dân Anh chiếm Ấn Độ - tiếp theo là hàng thập kỷ của những cuộc cách mạng nối tiếp nhau và vươn lên của chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ hiện đại giữa hai quốc gia hiện đã chuyển sang sự ngờ vực - và các cuộc chiến tranh biên giới diễn ra thường xuyên.
    Hiện tại, mối quan hệ giữa hai nước đã tỏ ra thân thiện hơn, nhưng căng thẳng vẫn chưa bao giờ ngừng lại. Ngay cả khi chính phủ hai nước tuyên bố về hòa bình và thịnh vượng, Trung Quốc đang thiết lập một "chuỗi ngọc trai" trên biển Ấn Độ Dương khiến New Delhi lo ngại. Còn việc Ấn Độ tiến hành thăm dầu khí tại biển Đông lại khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.
    Nếu mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa những quốc gia được thiết lập, nó sẽ giảm bớt xung đột. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
    Trung Quốc chỉ đầu từ vào Ấn Độ khoảng 0,05% tổng số tài sản của mình, trong khi vốn FDI của Ấn Độ tại Trung Quốc quá thấp, đến mức hầu như không xuất hiện trên các bảng xếp hạng. Thương mại song phương hiện đang phát triển (đặc biệt là xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ), nhưng nó mới chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Nếu bỏ qua kích thước và tầm ảnh hưởng của mình, Trung Quốc và Ấn Độ gần như không có mối quan hệ nào với nhau. Đáng ngạc nhiên hơn, chỉ một vài thành phố của 2 quốc gia này có đường bay trực tiếp với nhau.

    [​IMG]Có thể coi Ấn Độ là một chú voi hiền lành, cònTrung Quốc thì ngược lại, một con rồng hung hăng hơn là một chú gấu trúc dễ thương.Đóng cửa bảo nhau trước khi giải cứu thế giới
    Trước khi tham gia giải cứu thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ cần phải giải quyết các vấn đề của nền kinh tế và xã hội trong nội tại quốc gia mình. Hiện cả nền kinh tế và xã hội của hai quốc gia này đều đang bị bủa vây bởi những tin tức ảm đạm.
    Tăng trưởng đang chậm lại, cho dù đối với Trung Quốc thì nó sẽ làm dịu bớt nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng. Tại cả hai quốc gia, xuất khẩu đang giảm, lạm phát ở mức cao, khoảng cách thu nhập ngày càng nới rộng, sự bất công như việc tịch thu đất đai đang làm dấy lên những cuộc biểu tình.
    Cả hai đang đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng hàng triệu người khác - thanh niên, công nhân, nông dân - vẫn bị thiệt thòi và tuyệt vọng trong cuộc sống của mình. Trong khi Trung Quốc gạt bỏ các nguyên tắc, Ấn Độ lại có quá nhiều nguyên tắc phải tuân theo. Thêm vào đó là những khoản nợ xấu và bong bóng bất động sản vẫn tồn tại ở các quốc gia này.
    Ít nhất thì Ấn Độ cũng có thể dựa vào một hình ảnh tốt hơn so với Trung Quốc trên thế giới. Phương Tây thường nhìn vấn đề thông qua một lăng kính theo ý thức hệ. India là Gandhi, yoga, ăn - cầu nguyện - và yêu.
    Có thể coi Ấn Độ là một chú voi hiền lành, một nước xuất khẩu hàng hóa nhưng không cạnh tranh bằng hàng giá thấp và thiếu công bằng. Trung Quốc thì ngược lại, một con rồng hung hăng hơn là một chú gấu trúc dễ thương.
    Có hai lý do tạo nên quan điểm này: Lịch sử và những tuyên bố của Trung Quốc không gây thiện cảm cho phương Tây, và giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị phương Tây nhìn với quan điểm tương tự. Ngoài ra, Ấn Độ thì theo nền dân chủ còn Trung Quốc là chế độ độc tài.
    Tuy nhiên, sự thật rằng Ấn Độ không dân chủ như nó đáng ra phải làm được. Các cơ quan Ấn Độ được tổ chức yếu kém, lạm dụng quyền con người, và có thể dùng tiền bạc và quyền lực để tránh mọi sự trừng phạt. "Người nghèo Ấn Độ có quyền bỏ phiếu, nhưng không có nghĩa là họ có một tiếng nói công bằng", Aiyar viết.
    Con đường kinh tế của quốc gia nào, Trung Quốc hay Ấn Độ - hay chủ nghĩa tư bản nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân - sẽ bền vững? Xã hội nào sẽ tồn tại tốt hơn? Quốc gia nào có ý thức mạnh mẽ hơn về số phận của mình? Cả thế giới đều muốn biết câu trả lời. Nó không dễ dàng để xác định, nhưng kẻ chiến thắng có thể sẽ là quốc gia cung cấp công lý và giá trị cho đông đảo người dân nhất. Và về điểm này, tỉ số là Trung Quốc - 0, Ấn Độ - 0.
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cái này thì cần phải xem lại nhà báo bác ạ. Như cái vụ ở Ngân hàng phát triển Đắc lắc báo chí (thậm chí cả VTV1) đưa tin rùm beng là bị lừa 1.000 tỷ đồng. Nhưng thực chất chỉ có trên 90 tỷ và đã đang được thu hồi (Báo ******* TP HCM đã đính chính)

    ÔI, nhà văn nói ...láo, nhà báo cũng nói ... láo.
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Cám ơn sự góp ý chân thành của bạn. Đúng là việc post bài là để các thành viên đọc, thế nhưng có lẽ có bạn một lúc nào đó cũng quên đọc nên post trùng bài đã có, mong các bạn lưu ý.
    Một số bài quá dài có lẽ ta nên tóm tắt nội dung chính và cho đường linh để ai cần tham khảo.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hồi văn hộp quá ha.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này