Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3491 người đang online, trong đó có 157 thành viên. 00:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41653 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam tăng cường quan hệ với Indonesia và Myanmar (15/11/2011)

    Ngày 15/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bali, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia và Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar.

    Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifan Aman, hai bộ trưởng đánh giá cao những bước tiến quan trọng gần đây trong quan hệ song phương, nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của ************* Trương Tấn Sang tới Malaysia tháng Chín vừa qua đã tạo động lực mới cho quan hệ giữa hai nước.
    .......................
    Về tình hình trên Biển Đông, hai bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

    Hai bộ trưởng thỏa thuận tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp, tăng cường trao đổi quan điểm giữa bộ ngoại giao hai nước về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

    Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã hoan nghênh những kết quả tích cực của chính sách hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội và trong chính sách đối ngoại của Myanmar.

    Bộ trưởng nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Việt Nam là coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Myanmar, ủng hộ Myanmar đăng cai chức Chủ tịch ASEAN năm 2014 và hoan nghênh đồng thuận của ASEAN trong vấn đề này.

    Bộ trưởng Ngoại giao Maung Lwin khẳng định tầm quan trọng của quan hê hợp tác hữu nghị truyền thống và đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, nhất trí hai nước trao đổi và tiến tới ký kết một số thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

    Hai bộ trưởng cũng trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có việc đảm bảo phát triển bền vững sông Mekong nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường thiên nhiên của các nước dọc con sông này./

    http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=42154&Style=1
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Trung Quốc gia tăng đàn áp ở Tây Tạng

    Posted on Tháng Mười Một 9, 2011 by chimbaobao
    [​IMG]
    Duy Ái (VOA) - Phong trào chống đối các chính sách cai trị tàn bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng đã gia tăng cường độ trong thời gian gần đây với một loạt những vụ tự thiêu phản kháng ở vùng tây nam Trung Quốc và ở Ấn Độ. Giới hữu trách Bắc Kinh nói rằng tự thiêu là trái với đạo đức và tố cáo những người Tây Tạng lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo khích động những vụ gây rối để đòi tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc. Chính phủ Tây Tạng lưu vong nhanh chóng bác bỏ tố cáo vừa kể và những người tranh đấu nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh chấm dứt những hành động bách hại người Tây Tạng.
    [​IMG]
    Cảnh sát Ấn Ðộ cố gắng dập tắt lửa trên người Sherab Tsedor, thanh niên Tây Tạng tự thiêu bên ngoài Ðại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, Ấn Ðộ

    Một thanh niên Tây Tạng mới đây đã tự thiêu trước Đại sứ quán Trung Quốc ở New Dehli để phản đối các chính sách của Bắc Kinh.​
    Vụ tự thiêu hôm thứ Sáu (ngày 4 tháng 11/2011) của anh Sherab TseDor, 25 tuổi, diễn ra tiếp theo sau một loạt hơn 10 vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng trẻ tuổi ở vùng tây nam Trung Quốc từ trung tuần tháng 3 để đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng tự do tôn giáo và văn hóa và để cho nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương.​
    Trong lúc anh Tsedor được giới hữu trách Ấn Độ đưa vào bệnh viện để chữa trị các vết bỏng, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc xem những vụ tự thiêu này là vô đạo đức. Trước đó, các giới chức Trung Quốc cũng tố cáo rằng những người Tây Tạng lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo đã khích động những vụ tự thiêu để phục vụ cho ý đồ tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc.
    Tiến sĩ Lobsang Sangay, người giữ chức Thủ tướng của Chính phủ lưu vong Tây Tạng, đã nhanh chóng bác bỏ tố cáo vừa kể. Ông phát biểu như sau trong cuộc họp báo ở Washington hồi đầu tuần này:
    “Đây là một vấn đề có tính chất nguyên tắc. Chính phủ Tây Tạng – trụ sở đặt ở Ấn Độ do tôi lãnh đạo, không khuyến khích những vụ phản kháng ở bên trong Tây Tạng, mà cũng không hề khuyến khích những vụ tự thiêu. Lý do chính yếu là chúng tôi biết rõ hậu quả của việc phản kháng như vậy. Nếu chúng tôi biểu tình phản kháng ở Tây Tạng, có phần chắc chúng tôi sẽ bị bắt bớ, hoặc bị đánh đập, đôi khi bị tra tấn, đôi khi bị thủ tiêu, và đôi khi bị giết hại”.
    Thủ tướng Sangay xác nhận rằng ngoài những đòi hỏi về tự do tín ngưỡng và văn hóa, những tăng ni Tây Tạng tham gia phong trào tự thiêu phản kháng ở quê hương ông còn đòi nhà cầm quyền ở Bắc Kinh để cho Đức Đạt Lai Lạt ma được hồi hương sau khi đã sống lưu vong gần 60 năm sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959.
    Ông Sangay cũng cho rằng những vụ phản kháng này nêu bật sự thất bại của các chính sách mà Trung Quốc đã áp dụng ở Tây Tạng trong 60 năm qua:
    “Sau 60 năm, những người thuộc thế hệ thiên đường xã hội chủ nghĩa, những người Tây Tạng lớn lên dưới hệ thống giáo dục, tuyên truyền, kinh tế, và văn hóa của Trung Quốc, đang lớn tiếng kêu gào. Họ nói rằng “Quá đủ rồi. Chúng tôi không còn có thể chịu đựng được nữa. Chúng tôi không thể sống trong tình trạng như thế này”. Và họ đang quay sang sử dụng một phương pháp bi thảm, một phương pháp tuyệt vọng là tự thiêu. Vì vậy, rõ ràng là các chính sách cứng rắn của chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không có hiệu quả”.
    Bà Thái Vịnh Mai, chủ biên tạp chí Khai phóng ở Hồng Kông, tán đồng nhận định vừa kể. Bà cho rằng những vụ tự thiêu này phản ánh tâm trạng tuyệt vọng của những người dân Tây Tạng đang sinh sống dưới sự cai trị tàn ác của chính phủ Cộng sản Trung Quốc:
    “Đứng trước tình hình đàn áp ngày càng khốc liệt ở Tây Tạng, người dân ở đây cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Có lẽ họ muốn thông qua hành động tự hy sinh tính mạng để thu hút sự chú ý của mọi người. Có lẽ họ cũng muốn đánh thức lương tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Trước đó họ đã nhiều lần nói với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh rằng quí vị có thể nào tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng đau thương, thê thảm của người dân Tây Tạng. Nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh lại càng đàn áp dữ dội hơn trước. Có lẽ là trong tình cảnh tuyệt vọng như vậy, người Tây Tạng đã không ngớt nối gót nhau để thực hiện những hành động bi thảm như chúng ta đã chứng kiến trong vài tháng nay”.
    Dân biểu Ilena Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng lên tiếng chỉ trích những hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, trong đó có việc đàn áp người dân Tây Tạng.
    Bà đã phát biểu như sau tại cuộc điều trần hôm thứ Năm vừa qua:
    “Đây là một nhóm người cầm quyền đã làm cho những luật sư nhân quyền mất tích, đã bách hại và tra tấn những người tu tập Pháp Luân Công, đã khiến cho những tăng sĩ Tây Tạng lâm vào cảnh tuyệt vọng đến độ họ phải tự thiêu, đã truy bắt những người Bắc Triều Tiên tị nạn trong vùng biên giới đông bắc. Làm thế nào mà những người cầm quyền như vậy lại có thể trông đợi người khác không xem họ là một chế độ dã man. Dĩ nhiên là họ không xứng đáng để được gọi là một bên có quyền lợi có trách nhiệm”.
    Nhà báo Thái Vịnh Mai ở Hồng Kông bày tỏ hy vọng vào công cuộc dân chủ hóa Trung Quốc và kêu gọi người dân Tây Tạng hãy kiên nhẫn, chứ đừng thực hiện những hành động phản kháng kịch liệt như tự thiêu:
    “Tôi vẫn hy vọng là người dân Tây Tạng sẽ quí trọng tính mạng của mình. Tình hình hiện nay đối với họ thật là không may, thật là gian nan. Nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có hy vọng về lâu về dài. Lý do là vì chế độc tài của Trung Quốc không thể nào kéo dài mãi mãi. Hiện nay vấn đề Tây Tạng, cũng như vấn đề Đài Loan và vấn đề Hồng Kông, không thể giải quyết được vì thể chế độc tài Cộng sản. Sẽ có một ngày Trung Quốc thực hiện dân chủ hóa, và những vấn đề này có thể giải quyết được. Dĩ nhiên là sẽ có nhiều khó khăn – chẳng hạn như chủ nghĩa Đại Hán, như tinh thần Đại Trung Hoa, và những tàn tích độc hại của chủ nghĩa Cộng sản; nhưng trên cơ bản thì vấn đề Tây Tạng sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp. Vì vậy tôi mong rằng các tăng ni trẻ tuổi của Tây Tạng chớ nên quyên sinh mà hãy kiên nhẫn để chờ ngày giành được tự do cho dân tộc của mình”.
    Hôm thứ Tư, mấy mươi sinh viên Tây Tạng đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở New Dehli để phản đối vụ đàn áp của nhà cầm quyền Bắc Kinh và kêu gọi chính phủ Ấn Độ cùng với các nước khác ủng hộ cho cuộc tranh đấu đòi tự do của Tây Tạng.
    Anh Sonam, một sinh viên Tây Tạng tham gia cuộc biểu tình, đã cho đài VOA biết như sau:
    “Cho đến giờ, phong trào tranh đấu của người Tây Tạng chúng tôi vẫn tiếp tục mang tính chất bất bạo động. Nếu các nước lớn ủng hộ Tây Tạng, điều đó sẽ mang lại cho chúng tôi niềm hy vọng là có một chỗ đứng của bất bạo động trong thế giới này. Nếu chúng tôi không được ủng hộ và nếu chúng tôi theo đuổi bạo động như những kẻ khủng bố thì điều đó sẽ gây thêm bạo động và đổ máu thay vì mang lại hòa bình và hòa hợp cho thế giới”.
    Một ngày trước đó, các nhà điều tra nhân quyền của Liên hiệp quốc đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành động đàn áp nhắm vào các tu sĩ Tây Tạng.
    Phát biểu tại Geneve hôm thứ Ba, đặc phái viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo, ông Heiner Bielfeld, nói rằng những hành động của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có tính chất áp chế và phản tác dụng.
    Ông Frank La Rue, chuyên gia Liên hiệp quốc về quyền tự do bày tỏ ý kiến, cũng phản đối các biện pháp của Trung Quốc nhằm hạn chế sự truy cập internet và dịch vụ tin nhắn điện thoại di động trong các khu vực có đông người Tây Tạng. Ông đề nghị Bắc Kinh hãy lắng nghe và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của giới tăng lữ Tây Tạng.
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Mạng TQ Sôi Sục vì Tàu VN Tông Tàu TQ



    [​IMG]
    Mạng TQ Sôi Sục vì Tàu VN Tông Tàu TQ; Quốc tế: VN phổ biến video tàu VN tông tàu TQ để gây tiếng vang trước thượng đỉnh Đông Á
    HONG KONG (VB) — Một băng video chiếu cảnh tàu Cảnh Sát Biển VN tông vào tàu Hải Giám TQ đang làm cho nhiều nhà phân tích thắc mắc, trong khi băng hình này đang làm cho nhiều công dân mạng Trung Quốc sôi sục vì cho là Hải Lực TQ đang bị Hải Lực VN thách thức.
    Báo South China Morning Post (SCMP) từ Hồng Kông, trên số báo đề ngày 13-11-2011, nói rằng băng hình này gây ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời — và giới phân tích thắc mắc về thời điểm và động cơ phổ biến băng hình này.
    Báo này nói rằng trong khi các công dân mạng TQ và VN liên tục chỉ trích nhau qua mạng, thì các nhà phân tích quân sự và ngoaị giao quốc tế tìm cách xác minh các chi tiết chính yếu của vụ này — trong khi đó, Hà Nôäi và Bắc Kinh im lặng.
    Một nhà ngoại giao Châu Á, chức vụ tham tán quân sự, công tác ở Hà Nội, nói với báo Hồng Kông SCMP rằng từ lâu các nhà ngoại giao đã nghe từ phía VN rằng có nhiều vụ đụng tàu và quấy nhiều hơn là các trường hợp đăng báo, “Nhưng chúng tôi không thể biết chắc vụ này có xảy ra không. Từ các tàu trên có vẻ như vụ này là rất gần đây.”
    Băng hình cho thấy một tàu Cảnh sát Biển VN (đơn vị tân lập) rượt theo, bắêt kịp đoàn tàu Hải Giám TQ, đụng vào một tàu TQ và kè đi song song, nhưng không thấy thủy thủ 2 phía trao đổi gì.
    Báo SCMP nói rằng hàng loạt vụ biểu tình ở Hà Nội và những vụ kình nhau về khai thác dầu Biển Đông đã làm quan hệ TQ-VN sụt thấp nhất trong 20 năm qua.
    Một sĩ quan hải quân Mỹ cao cấp cảnh cáo ở Hồng kông tuần này rằng ông sợ chuyện nhỏ có thể dẫn tới sai lầm chiến thuật, gây bùng nổ chiến tranh.
    Ian Storey, học giả về chiến lược tại Singapore, nói băng hình này “nêu những câu hỏi quan trọng về tranh chấp Việt-Hoa ở Biển Đông. Tại sao phổ biến video này bây giờ? Khi nào vụ này xảy ra? Tại sao TQ không phản đối? Và quan trọng là, khi nào xảy ra? Sau buổi họp song phương TQ-VN hồi tháng 9-2011, khi hai bên đồng ý giảm căng thẳng?”
    Bản khảo sát từ công ty tình báo tư nhân Exclusive Analysis ghi nhận băng video phổ biến qua mạng xã hội VN ngày 28-10-2011, và sau đó lan truyền nhanh chóng ở các mạng xã hội TQ, dẫn tới những tiếng la hét “thúc giục chủ nghĩa dân tộc.”
    Tiến sĩ Zhang Mingliang, từ Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại đạị học Jinan University, nói, “Băng hình hiển nhiên đươc quay và phổ biến bởi chính phủ VN lần naỳ. VN rất giởi nghề tạo ra cơ hội để tăng thế lực thương thuyết trước một số sự kiện lớn, tôi nghi ngờ là VN chơi kiểu như thế trước Thượng Đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia, tuần này.”
    Giáo sư Wang Hanling, một học giả ở Singapore và là giám đốc trung tâm về đaị dương học ở Viện Khoa Học Xã Hội TQ ở Bắc Kinh, nói các viên chức Sở Đaị Dương Nhà Nước TQ nói với ông là “không được thông báo nào về thông tin nào vụ đụng tàu.”
    Nhà quan sát Gary Li, chuyên gia về quân lực Trung Quốc, nói ông ngạc nhiên vì sự cứng rắn của người Việt trong băng video [tông vào tàu TQ].
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hàng lậu Campuchia vượt lũ vào Việt Nam



    [​IMG]
    Hàng lậu đi bằng vỏ lãi dưới chân cầu Đức Huệ.

    Những ngày giữa tháng 11 này, khi nước lũ đang cuồn cuộn đổ về hạ lưu cũng là lúc con buôn dốc toàn lực đưa hàng lậu từ Campuchia vào Việt Nam...
    Lâu nay, lực lượng chống buôn lậu luôn cho rằng các con buôn có nhiều thủ đoạn tinh vi, cuộc chiến chống buôn lậu vì vậy luôn cam go, vất vả. Điều tra của PV cho thấy, mỗi ngày giới con buôn đưa hàng lậu vào Việt Nam với số lượng cực lớn và dễ như bán rau!
    Thâm nhập "kho hàng lậu" Những ngày đầu tháng 11.2011, phóng viên Báo NTNN có mặt tại những điểm nóng vùng giáp ranh biên giới Long An với Campuchia để tìm hiểu tình hình buôn lậu nơi đây.
    Theo anh Trần V - một cửu vạn đã giải nghệ hiện làm thợ sửa xe gần bến đò Lộc Giang (huyện Đức Hòa), vài năm trở lại đây việc đai hàng lậu được coi là "nghề" của không ít thanh niên ở Lộc Giang.
    Gọi là "nghề" bởi dân đai hàng bây giờ đi công khai và không hề giấu giếm chuyện mình làm. Thanh niên trong xã, anh V có thể kể tên vanh vách cả trăm người đang đầu quân cho trùm nào, hoạt động khu vực nào…
    Nhìn bộ dạng của PV, anh V cười bảo: "Anh ngụy trang cỡ nào, tụi tui cũng biết là nhà báo, bởi nếu là ******* thì ở đây họ biết hết. Nếu anh muốn chụp hình thì cứ chụp, nhưng khéo một chút coi như nể mặt nhau. Ở đây mọi người cũng quen rồi, ai cũng phải kiếm sống mà".
    Trò chuyện một lúc, anh V bảo tôi cứ ra thẳng bến đò Ba Đức (ngay bờ sông Vàm Cỏ, thuộc địa bàn xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa), muốn chụp bao nhiêu hình cũng có.
    "Ở đó vừa là kho, vừa là trạm trung chuyển hàng lậu từ thủy lên bộ. Có điều anh chụp thì mượn xuồng bơi ra xa một chút cho khỏi cận mặt, đám thanh niên nó không muốn chường mặt lên báo lên đài đâu!" - anh V nhắc.
    Theo hướng dẫn của anh V, tôi đi khỏi bến đò khoảng 500m rồi mượn một chiếc xuồng 3 lá và mái dầm rồi bơi qua bờ bên kia, đối diện bến đò Ba Đức. Dưới bến sông, mấy chiếc vỏ lãi đậu san sát. Trên bờ, từng kiện hàng lậu nằm xếp lớp như đang ở cảng. Cứ vài phút, mấy chiếc vỏ lãi trang bị động cơ công suất lớn lại chạy như xé nước lao vun vút trên mặt sông rồi lao thẳng vào bến. Trên bờ, vài chục thanh niên ngồi túm tụm bên những chiếc bàn đá đánh bài chờ "tới tài".
    Dãy xe gắn máy đậu san sát nhau, cứ hết xe này vào "lấy hàng" là tới xe khác, mỗi xe chở phía trước 1 đai, phía sau 2 đai (mỗi đai 60 cây thuốc), tương đương với 1.800 gói thuốc lá lậu. Cứ ràng rịt xong mỗi đội 5 - 7 xe là các "nài" bắt đầu xuất phát, tiến thẳng về TP. HCM để đưa đến các chợ đầu mối…
    Như chốn không người
    Theo lời kể của anh V, cách đây vài năm, các trùm buôn lậu thường giấu mặt và chỉ đạo đường đi, nước bước cho lực lượng cửu vạn thông qua điện thoại di động. Tuy nhiên, gần đây các ông trùm xuất hiện công khai và sẵn sàng có mặt ở những “điểm nóng" để chỉ đạo đàn em.
    Có thể kể tới những ông trùm sống lâu năm ở vùng biên và phân chia địa bàn cát cứ như trùm Tới ở Mỹ Quý Tây, trùm Luận ở Mỹ Quý Đông (huyện Đức Huệ), trùm Đức ở Lộc Giang, Khoái ở An Ninh Đông, Nghiêm và Khoái ở thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa).
    Các trùm này không chỉ kiểm soát lượng hàng lậu tuồn vào Việt Nam mà còn "kiểm soát" hoạt động của cơ quan chức năng. "Hồi trước tôi từng nhận nhiệm vụ "canh gác" ngay trước cổng ******* huyện Đức Huệ. Nghe nói sau này các ông trùm có tay trong nên bỏ luôn kiểu canh gác cổ lỗ sĩ này" - anh V bật mí…
    Chiều 14.11, tôi đứng trên cầu Đức Huệ, cách trụ sở ******* huyện Đức Huệ chừng vài trăm mét để xem dân buôn hoạt động. Cứ chừng 5 - 10 phút lại có vài chiếc vỏ lãi chất đầy hàng (từ 12 - 15 đai, tức hơn 7.000 gói) lao vút dưới sông, tiếng động cơ vang động cả một vùng.

    Theo Chi cục QLTT tỉnh Long An, mỗi ngày có từ 150.000 - 200.000 gói thuốc lá nhập lậu qua đường biên giới tỉnh này. Chỉ trong tháng 9.2011, lực lượng chức năng đã bắt giữ 78.000 gói thuốc lá. Tổng số thuốc lá lậu bị bắt và tịch thu trong 9 tháng đầu năm ở Long An là 1,2 triệu gói. Con số này so với thực tế thì chẳng thấm tháp gì.






    Theo Hữu Danh
    Dân việt
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tướng Ấn Độ, Ashok Kumar Mehta vừa có bài phân tích về sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong chiến lược “trỗi dậy hòa bình” đăng trên tờ Economic Times.


    Tag: quốc phòng, bắc kinh, trung quốc, Ấn Độ Dương, đông á, thái bình dương, economic times, Liên Hợp Quốc, sức mạnh quân sự, khoảng cách công nghệ, chương trình gọi, chuỗi ngọc trai, lưỡng dụng, chiến tranh cục bộ, trỗi dậy hòa bình, thời kỳ đuổi bắt, ashok kumar mehta
    (ĐVO) Tướng Ashok Kumar Mehta là thành viên sáng lập Cục kế hoạch quốc phòng Ấn Độ.

    Dưới đây là nội dung chính bài phân tích:

    Sách trắng quốc phòng mới đây của Trung Quốc, lần thứ 7 kể từ năm 1998, đặt mục tiêu đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ thông tin.

    Trung Quốc dành ưu tiên cho hải quân, trong đó có kế hoạch phát triển một lực lượng nước sâu để bảo vệ các tuyến đường nhiên liệu và thương mại của mình: Trung Quốc hiện là nước buôn bán lớn nhất thế giới với trị giá hàng hóa lên đến 1,2 nghìn tỷ USD trên biển quốc tế. Với một chiến lược trải dài hai đại dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, họ cần các căn cứ quân sự và các hải cảng lưỡng dụng còn được gọi một cách hoa mỹ là "Chuỗi ngọc trai".

    Trong thập kỷ tới, nước này có kế hoạch sở hữu năm tàu sân bay làm trụ cột cho năm cụm chiến đấu tàu sân bay. Tất cả để Trung Quốc lấy lại vị thế ưu việt trong lịch sử ở Đông Á, gạt Mỹ khỏi khu vực và hạn chế Ấn Độ vào khu vực Nam và Đông Á. Đặc biệt, tên lửa chống tầu mới nhất của họ DF 21 đưa nhóm tầu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương vào trong tầm bắn.

    Chương trình hiện đại hóa không quân được bắt đầu năm 1984. Giờ đây đã có 30 sư đoàn (hơn 2.000 máy bay chiến đấu) và loại máy bay chiến đấu thế hệ 4+ như J-20, khi được phát triển hoàn hảo sẽ giống như máy bay thế hệ 5 của Nga và Ấn Độ. Sắp tới, Trung Quốc sẽ có loại máy bay ném bom tàng hình và máy bay tiêm kích có trần bay cao và bán kính hoạt động xa.
    [​IMG]
    J-10 là cái tên đáng nhắc đến trong hơn 20 năm hiện đại hóa Không quân Trung Quốc.

    Không còn giống thời kỳ thực hiện cuộc trường chinh, lục quân Trung Quốc có 1,4 triệu người với các sĩ quan đều được đào tạo bài bản. Các lực lượng phản ứng nhanh được kết nối với thông tin và trinh sát thực thụ. Đáng lưu ý, trong số 7 quân khu, Lan Châu và Thành Đô được phân trách nhiệm theo dõi Ấn Độ và có 80 bệ phóng tên lửa có khả năng bắn tới bất cứ nơi nào ở phía Đông và Trung - Ấn.

    Lực lượng hạt nhân nước này có khả năng bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) được hỗ trợ bởi bộ ba hạt nhân chiến lược. Trung Quốc cũng phát triển các tên lửa chống vệ tinh và chống tên lửa và đưa toàn bộ khu vực biên giới Trung - Ấn vào diện trinh sát của các UAV do nước này chế tạo, gồm 25 mẫu đang được phát triển. Trung Quốc cũng thử nghiệm các khả năng phòng không tổng hợp, tuy nhiên, lực lượng này vẫn chưa được qua thử nghiệm chiến trường.

    Khả năng quốc phòng của PLA được ngoại giao quốc phòng hỗ trợ. Hiện nay, Trung Quốc thiết lập đối thoại quốc phòng và an ninh với 22 nước, cử 175 đoàn đi và đón 220 đoàn quân sự đến thăm trong thời gian từ 2010 - 2011. Khoảng 1.200 học viên của PLA được cử đi học ở 100 trường tại 30 nước. Lần đầu tiên PLA đã có hàng nghìn lính tham gia vào các phái đoàn giữ gìn hòa bình phi vũ trang của Liên Hợp Quốc.

    Dù vẫn ở "thời kỳ đuổi bắt" nhưng nền CNQP của Trung Quốc đã thu được một số thành quả ấn tượng về tiếp thu công nghệ then chốt, chủ yếu là thông qua kỹ thuật bắt trước và thậm chí đánh cắp. Sự phát triển này khiến Mỹ lập một dự án có tên Minerva để theo dõi.

    Xuất khẩu quốc phòng hàng năm của Bắc Kinh đạt 2 tỷ USD (trong khi Ấn Độ chỉ đạt được 150 triệu USD), làm cho Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các thiết bị quốc phòng.

    Với số lượng khiêm tốn, chi phí quốc phòng của Trung Quốc vào năm 2011 vào khoảng 91,5 tỷ USD, còn Mỹ chỉ ra con số phải vào khoảng 150 tỷ USD. Trong đó, Bắc Kinh đầu tư 100 tỷ USD cho an ninh nội địa trong chương trình gọi là “giữ gìn ổn định đất nước nhằm ổn định chế độ.”

    Các nhà phân tích Mỹ thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ vào năm 2025 nhưng có thể sẽ không bắt kịp về sức mạnh quân sự trong thời gian ngắn vì khoảng cách công nghệ giữa 2 nước. Tuy nhiên, do ngân sách Mỹ bị thu hẹp, cắt giảm lớn trong chi tiêu quốc phòng trong 5-7 năm tới nên có thể dự đoán thời gian đuổi kịp đó sẽ sai.

    Ấn Độ cần gia tăng tốc độ hiện đại hóa quốc phòng và phát triển cơ sở hạ tầng để đuổi kịp Trung Quốc, trước hết là trong các vấn đề giải quyết tranh chấp biên giới, Tây Tạng, Pakistan và vấn đề thị thực.

    Về tranh chấp tại Jammu Kashmir, dù Trung Quốc công khai tuyên bố vấn đề cần được giải quyết giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng họ đang tìm cách đưa vấn đề vào quan hệ 3 bên.


    Theo quocphong.baodatviet.vn


  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    'Nước rút' trước ngày hội bắn

    16/11/2011 12:17 (1 giờ trước) - Đã có 944 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Chúng tôi đến Đại đội 57 (Đoàn A11, HVPKKQ) khi ngoài thao trường, cán bộ, chiến sĩ tập trung huấn luyện bắt mục tiêu M94.


    Tag: đơn vị, mục tiêu, huấn luyện, trường bắn, đại đội trưởng, nước rút, nguyễn văn đức, Thao Trường, bắn đạn thật, đo xa, khẩu đội, luyện đơn, pháo phòng không, bùi xuân nguyễn, đoàn a11
    (ĐVO) Toàn Đại đội với khí thế sôi nổi, hăng say luyện tập với những khẩu hiệu hô vang trận địa: “Toàn đại đội sục sạo hướng 32”; “Phần tử đo xa điểm xạ dài”; “chuẩn bị... Bắn!.

    Các pháo thủ, trắc thủ tập trung cao độ, bắt bám sát mục tiêu, thông báo phần tử một cách thành thục, nhuần nhuyễn, chính xác, tập trung chờ mệnh lệnh của người chỉ huy, một không khí huấn luyện rất nghiêm túc, khẩn trương, thao tác hiệp đồng chính xác, quyết tâm đạt kết quả tốt nhất trong huấn luyện, đua tài cùng các đơn vị tại Trường bắn TB1 vào tháng 12 tới.

    Thời gian qua, tuy đơn vị mới được thành lập để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bắn mục tiêu trên không nhưng cán bộ, chiến sĩ Đại đội 57 luôn đoàn kết thống nhất, chủ động khắc phục khó khăn tổ chức huấn luyện cả sáng, chiều và tối. Qua huấn luyện tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, phân tích cụ thể, tỉ mỉ, chỉ ra những điểm hạn chế để khắc phục, tổ chức huấn luyện có hiệu quả.
    [​IMG]
    Phân đội pháo phòng không 57mm thực hành bắn mục tiêu mặt đất. ​
    Trong huấn luyện không để thời gian trống, khi điều kiện thời tiết không cho phép tổ chức huấn luyện ngoài thao trường, cán bộ, chiến sĩ tổ chức ôn luyện những nội dung tĩnh như nắm chắc tính năng, kỹ chiến thuật của mục tiêu M96CT, trang bị cho chiến sĩ những nội dung về các tình huống, các phương án bắn cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh.

    Cho đến nay trình độ thao tác của các pháo thủ đã nâng lên thành kỹ năng, kỹ xảo, trình độ trắc thủ đã được nâng lên, bắt, bám sát mục tiêu nhuần nhuyễn, thao tác chính xác.

    Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Văn Đức - Đại đội trưởng cho biết: “Sau khi nhận nhiệm vụ làm, Đại đội trưởng Đại đội 57 bản thân cũng hơi lo lắng vì sau 10 năm Học viện mới tham gia bắn đạn thật cùng các đơn vị trong Quân chủng, nhưng được sự tin tưởng của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cũng là trách nhiệm, vinh dự được chỉ huy đơn vị tham gia bắn đạn thật lần này bản thân quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là sau một thời gian huấn luyện đơn vị đã tổ chức bắn đạn nước và kẹp nòng tại trường bắn TB4, qua kết quả bắn kẹp nòng tiêu diệt 100% mục tiêu, an toàn tuyệt đối, đây là những kết quả ban đầu nhưng tạo khí thế quyết tâm cho đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ tại trường bắn TB1”.

    Nhìn gương mặt rắn rỏi, chững chạc của đồng chí Đại đội trưởng vừa tốt nghiệp lớp đào tạo cán bộ trung, sư đoàn, với kinh nghiệm nhiều năm làm đại đội trưởng quản lý học viên, chúng tôi càng thêm tin tưởng vào những kết quả của đơn vị trong thời gian qua.

    Ngoài vấn đề tập trung cho huấn luyện đơn vị luôn chú trọng rèn luyện thể lực cho pháo, trắc thủ để đảm bảo sức khỏe dẻo dai trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tâm sự với chúng tôi, Thượng sĩ Bùi Xuân Nguyễn - Khẩu đội trưởng khẩu đội 2 cho biết: “Chúng em là học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy bậc đại học chuyên ngành Pháo phòng không năm thứ 4, được đi bắn lần này là một cơ hội thuận lợi để chúng em học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm tham gia bắn đạn thật, rèn luyện bản lĩnh tâm lý bền vững, để sau khi tốt nghiệp chúng em có đủ bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, trình độ, tạo tiền đề hoàn thành tốt nhiệm vụ chức trách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo”.

    Chúng tôi tạm biệt Đại đội PPK 57mm trong không khí luyện tập hăng say, miệt mài, đầy bản lĩnh, tự tin của cán bộ chiến sỹ Đoàn A11 (Học viện PK-KQ).

    Đơn vị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho ngày hội bắn tại Trường bắn TB1. Chúc cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bắn đạn thật, với phương châm “Diệt mục tiêu, an toàn thuyệt đối”.



    Theo quocphong.baodatviet.vn

    Tìm hiểu thêm: đơn vị, mục tiêu, huấn luyện, trường bắn, đại đội trưởng, nước rút, nguyễn văn đức, Thao Trường, bắn đạn thật, đo xa, khẩu đội, luyện đơn, pháo phòng không, bùi xuân nguyễn, đoàn a11,


  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Đoàn kết bắn Khựa bẩn !!! [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Hàn Quốc dừng tuyên truyền chống Triều Tiên

    16/11/2011 10:56 (3 giờ trước) - Đã có 1155 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Theo Yonhap, Quân đội Hàn Quốc dừng kế hoạch thả bóng bay mang tờ rơi có nội dung chống Triều Tiên như động thái xoa dịu quan hệ song phương.


    Tag: tờ rơi, triều tiên, bắc phi, bóng bay, quan hệ song phương, tan băng, thả bóng, khí cầu, kim jong ii, quốc phòng hàn quốc

    [​IMG]
    Các nhà hoạt động Hàn Quốc thực hiện phóng các khí cầu nhỏ bằng ga mang rải truyền đơn hồi tháng 10/2011. ​
    (ĐVO) Một nguồn tin quân sự khác cho hay, quân đội đã dừng việc phát tờ rơi từ nhiều tháng gần đây.

    Quan chức quân sự giấu tên nhận định: “Tôi hiểu quyết định này dựa trên việc cân nhắc về vị thế chính trị, bao gồm cả nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện mối liên kết giữa hai miền Triều Tiên”.

    Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc không có bình luận chính thức nào và tiếp tục từ chối việc thảo luận về các hoạt động tuyên truyền quân sự.

    Bên cạnh đó, Seoul đã gửi một chuyến hàng y tế gồm vắc xin hepatitis B trị giá 940.000 USD cho hơn 1 triệu trẻ em Triều Tiên.

    Trước đó, Hàn Quốc chấp thuận tái khởi động gói viện trợ y tế trị giá 6,94 triệu USD thông qua Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho Triều Tiên.

    Khi quan hệ giữa hai miền Triều Tiên còn căng thẳng, sau vụ pháo kích vào các đảo Yeonpyeong từ tháng 11/2010, Quân đội Hàn Quốc dùng lại chiêu bài thả tờ rơi tuyên truyềndọc biên giới sau gần 11 năm.

    Nhiều nhà hoạt động tư nhân của Hàn Quốc cũng tham gia cuộc chiến tâm lý bằng việc thả tờ rơi nhờ các khí cầu. Họ gửi những thông điệp về những biến động chính trị, nổi dậy của các nước Arab và Bắc Phi, kêu gọi người dân lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong II.

    Những tháng gần đây, đã có những dấu hiệu “tan băng”. Chính quyền Seoul đã thay thế một vị bộ trưởng có quan điểm tiêu cực về vấn đề quan hệ hai nước cũng như cho phép các vị lãnh đạo tôn giáo và nhóm cứu trợ tới thăm Triều Tiên.



  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ấn Độ đưa đơn vị BrahMos thứ 2 tới biên giới Trung Quốc
    Cập nhật lúc :3:09 PM, 14/11/2011
    Quân đội Ấn Độ triển khai thêm một Trung đoàn tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Block 2 có tầm bắn xa tới 300 km ở bang Arunachal Pradesh.

    (ĐVO) Điểm đóng quân mới ở gần đường biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng của Trung Quốc. Đây là Trung đoàn tên lửa Brahmos thứ 2 được đưa tới khu vực này.

    Một Trung đoàn tên lửa BrahMosgồm một nhóm hệ thống, bao gồm những tên lửa, các hệ thống hỗ trợ và lực lượng được huấn luyện đặc biệt để vận hành và phóng tên lửa.

    Trước đó, Trung đoàn BrahMos đầu tiên đã được hoàn thành vào năm 2007 và bắt đầu triển khai từ năm 2008 ở khu vực biên giới Pakistan. Đến nay, có tất cả 4 trung đoàn tên lửa BrahMos hoạt động ở khu vực phía Tây Ấn Độ.
    [​IMG] Ấn Độ sắp sửa hoạt động Trung đoàn tên lửa BrahMos Block 2, được bố trí gần biên giới Trung Quốc.
    Theo Trung Tướng Vinod Nayanar, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh của Ấn Độ, trung đoàn Brahmos đã được bàn giao trước thời hạn, ông cũng khen, "biến thể tên lửa BrahMos mới linh hoạt, dễ điều khiển và rất đáng tin cậy".

    Ông Nayanar nói thêm, "đối với các mục tiêu tầm gần, chúng tôi đã có pháo phản lực Smerch với phạm vi bắn xa 75 km. Tuy nhiên, ở khoảng cánh xa hơn thì Brahmos là hệ thống duy nhất có thể tăng cường sức mạnh hỏa lực tấn công".

    Tên lửa siêu thanh BrahMos có tốc độ tới Mach 2,8 và có thể bắn chính xác mục tiêu ở xa 290 km, và nó đủ sức để vươn tới các căn cứ tên lửa, pháo binh của quân đội đối phương ở bên kia biên giới.

    Quân đội Ấn Độ cũng đã thử nghiệm một biến thể tên lửa BrahMos Block III nhưng vẫn chưa công bố rộng rãi. Biến thể tên lửa Brahmos Block III có khả năng tấn công cả các mục tiêu ẩn nấp sau một dãy núi.

    >> Ấn Độ tuyển lính cho vùng biên giới
    >> Ấn Độ đưa tên lửa tới sát Trung Quốc
    >>
    Ấn Độ sẽ triển khai xe tăng trên biên giới
    Thanh Dung (theo India - Times)
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Miến Điện đang xích lại gần Việt Nam?

    Báo chí Việt Nam cuối ngày thứ Hai 14/11 đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của tân Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Miến Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, tới Hà Nội.
    Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tướng Min Aung Hlaing trong cương vị người đứng đầu quân đội quốc gia hiện đang ngấp nghé ghế chủ tịch luân phiên của khối Asean.


    Irrawaddy, tờ báo nổi tiếng theo xu hướng dân chủ của người Miến Điện ở hải ngoại, vừa có bài phân tích tầm quan trọng của chuyến đi này.
    Theo Irrawaddy, việc ông Min Aung Hlaing chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để xuất hành lần đầu đã phá vỡ tiền lệ của những người trong cương vị của ông và khiến nhiều người cho rằng Miến Điện đang có các hành động để dần rời xa và tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Giới quan sát đã để ý tới điều này kể từ khi Naypidaw quyết định ngừng dự án đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư hồi cuối tháng Chín, cho dù bị Bắc Kinh cực lực phản đối.
    Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức lễ đón long trọng dành cho Tướng Min Aung Hlaing, và đăng ảnh ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh duyệt đội quân danh dự hôm thứ Hai 14/11.
    Báo này trích lời vị tướng Miến Điện nói muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam: "Myanmar luôn quan tâm theo dõi và nghiên cứu học tập những thành công của Việt Nam. Đó không chỉ là kinh nghiệm và thành tựu trong chiến tranh, mà trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam cũng rất thành công."
    Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Min Aung Hlaing cũng thống nhất với nhau về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
    Cựu Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Tin Oo, hiện là lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện, nói với tờ Irrawaddy rằng Naypidaw hiện đang gặp khó với Trung Quốc kể từ sau vụ đập Myitsone,vậy cho nên việc cử đoàn quân sự sang Hà Nội có thể là để "giành một sự vì nể nào đó từ Trung Quốc thông qua tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam".
    Aung Lynn Htut, cựu quan chức tình báo Miến Điện, người đã đào tẩu sang Mỹ năm 2005 khi làm phó Đại sứ tại Washington D.C., nói tuy Việt Nam và Miến Điện không phải đồng minh về quân sự, quân đội hai nước đã có quan hệ thân chặt từ hồi cuộc chiến Việt Nam.
    Ông Aung Lynn Htut được dẫn lời nói: “Chuyến thăm [của Tướng Min Aung Hlaing] rất quan trọng vì dường như nó cho thấy quân đội Miến Điện đang muốn có liên minh quân sự tại Đông Nam Á nhằm tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, nước cung cấp nhiều vũ khí, khí tài cho Miến Điện".
    Kinh nghiệm Đổi mới

    Quan điểm này cũng được Aung Kyaw Zaw, nhà phân tích quan hệ Trung Quốc-Miến Điện, đồng tình.
    Ông này nói trên tờ Irrawaddy rằng mục tiêu của chuyến đi chắc chắn là để ra tín hiệu cho quan hệ với Bắc Kinh: "Trung Quốc có thể sẽ lo lắng khi thấy tổng tư lệnh Miến Điện sang Việt Nam, nước vốn đã mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông".
    "Miến Điện muốn chứng tỏ họ có thể đặt quan hệ với bất cứ nước nào, thậm chí có thể đặt mua trang thiết bị quốc phòng từ Việt Nam trong tương lai."
    Trong khi ở Hà Nội, Đại tướng Min Aung Hlaing cũng hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
    Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong khi "khẳng định ủng hộ trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng *************** đề nghị Myanmar ủng hộ các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, nhất là trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, sản xuất nông nghiệp…"
    Các doanh nghiệp quân đội Việt Nam, vốn đã khá mạnh trong việc đầu tư vào các nước lân cận như Lào và Campuchia, dường như đang được bật đèn xanh để tiến vào thị trường Miến Điện giàu tiềm năng khoáng sản.
    Một điều đáng chú ý nữa, là bên cạnh các chủ đề kinh tế - thương mại, các lãnh đạo Việt Nam khuyến khích Miến Điện và Việt Nam "ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương".
    Sau nhiều năm trì hoãn, Miến Điện có thể sẽ được khối Asean trao chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối sau khi nước này đưa ra các động thái cởi mở hơn về chính trị.
    Việt Nam tỏ ra nhanh nhạy khi Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày với Tổng tư lệnh Min Aung Laing về chủ đề Biển Đông ngay sau lễ đón ở Hà Nội. Ông Thanh nói "đây là vấn đề do lịch sử để lại, chủ trương của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 15/11 cũng đã tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện Wunna Maung Lwin bên lề hội nghị ngoại trưởng Asean ở Bali. Ông Phạm Bình Minh được nói đã "đề nghị một số biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác song phương" với người đồng nhiệm Miến Điện.
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Lãnh đạo dân chủ Miến Điện nói về TQ



    [​IMG]Bà Aung Sann Suu Kyi đã nói về quan hệ với Trung Quốc tại cuộc họp báo hôm 14/11


    Bà Aung San Suu Kyi nóng lòng để có quan hệ tốt với Trung Quốc, theo một tờ báo tiếng Anh ở Hong Kong tường thuật từ bên trong Miến Điện.
    Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trong bài đăng trên mạng hôm 15/11 trích lời nhà lãnh đạo khối dân chủ Miến Điện nói nước bà và Trung Quốc "là láng giềng và sẽ luôn là láng giềng chừng nào thế giới còn tồn tại".




    Bà Aung Sann Suu Kyi đã nói về quan hệ với Trung Quốc tại cuộc họp báo hôm 14/11 tại Rangoon.
    Bà cho báo chí hay vào dịp một năm bà được tự do rằng bà muốn chấm dứt tình trạng khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay.
    Aung San Suu Kyi nói vì hai nước là láng giềng, nên 'chúng tôi đặc biệt lo ngại làm sao để quan hệ hai bên được tốt".
    Dùng từ 'Burma' để chỉ Miến Điện trong tiếng Anh chứ không gọi là Myanmar, bà nhắc lại quan hệ với Trung Quốc từ ngày độc lập:
    "Chúng tôi đã có quan hệ tốt với Trung Quốc kể từ khi đất nước được độc lập năm 1948. Dù rằng, tất nhiên đã có những khúc mắc, trắc trở như trong mọi quan hệ, tôi tin tưởng là chúng ta có thể vượt qua khó khăn để tái lập quan hệ mà cả hai bên cùng vui".
    Bà cũng cho rằng nếu Trung Quốc "muốn làm" thì nước này có thể có vai trò lớn trong quá trình dân chủ hóa ở Miến Điện.
    "Dù đã có những khúc mắc, tôi tin tưởng là chúng ta có thể vượt qua khó khăn để tái lập quan hệ mà cả hai bên cùng vui"
    Bà Aung San Suu Kyi nói về Trung Quốc






    Cho tới nay chưa thấy chính quyền Trung Quốc phản ứng gì về phát biểu của bà Aung San Suu Kyi.
    Diễn biến liên tục
    Trong các diễn biến liên tục xảy ra tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đang thực hiện các cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein.
    Ông Thein Sein, là cựu quân nhân mang hàng tướng, đã đổi áo dân sự để lãnh đạo chính quyền sau bầu cử tháng Ba năm nay.
    Quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện được cho là "có thay đổi" sau khi chính quyền dân sự ở Miến Điện ra lệnh ngưng dự án xây đập hàng tỷ đô la do Trung Quốc trúng thầu.
    Dự án 3,6 tỷ đô la ở Myitsone mà nếu thực hiện sẽ gây ngập nước khu vực rộng ngang Singapore, đã bị giới bảo vệ môi sinh và phe đối lập Miến Điện phê phán.
    Các động thái của chính quyền Miến Điện như thả bớt tù chính trị cùng những chuyến thăm dồn dập của giới chức Mỹ và Liên Hiệp Quốc cho thấy có sự thay đổi từng bước ở nước này.
    [​IMG]Tổng thống Thein Sein thăm Ấn Độ: các nước láng giềng lớn đều quan tâm đến chuyển biến nội bộ Myanmar


    Gần đây nhất, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton phát biểu trước thềm hội nghị APEC ở Honolulu rằng nếu có cải thiện dân chủ, Miến Điện có thể "trở thành đối tác" của nước Mỹ.
    Có vẻ như các nước Phương Tây đang nỗ lực khuyến khích Miến Điện chuyển hóa và một số động thái của họ được hoan nghênh.
    Tuần này, Bộ trưởng Phát triển Hải ngoại của Anh, ông Andrew Mitchell được mời vào Miến Điện và hôm 15/11 sau khi thăm Rangoon đã có chuyến thăm đến Mandalay.
    Đây là lần đầu tiên từ nhiều năm, một bộ trưởng Anh vào thăm Miến Điện.
    Nay, phát biểu của bà Aung Sang Suu Kyi là diễn biến mới nhất cho thấy phe dân chủ Miến Điện của bà ngày càng tỏ ra có vai trò kể cả về đối ngoại.
    Họ cũng dự tính sẽ đăng ký đảng chính trị của mình là Liên đoàn Dân tộc Dân chủ Miến Điện (NLD), vốn bị cấm từ nhiều năm qua.
    Theo BBC Miến Điện từ Bangkok, khả năng tái đăng ký NLD một cách hợp pháp là hoàn toàn có thể xảy ra trong tuần này.
    Một số ý kiến còn lạc quan rằng bà Aung San Suu Kyi có thể được mời giữ chức vụ trong chính quyền sau kỳ bầu cử tới.
    Tuy nhiên, cho đến giờ NLD và bản thân nhà đấu tranh được Nobel Hòa bình chưa hề nói tới viễn cảnh đó.
    Tin mới nhất từ ASEAN cho hay trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) tại Bali tuần này, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngỏ ý muốn để Miến Điện được lên làm chủ tịch luân phiên của khối năm 2014.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này