1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4652 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 20:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41878 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nó lo sợ rồi

    TQ 'không bàn về Biển Đông tại Bali'


    Cập nhật: 12:34 GMT - thứ ba, 15 tháng 11, 2011


    [​IMG] Chưa rõ chủ đề Biển Đông sẽ được tiếp cận thế nào tại hội nghị Bali


    Sau khi một số quốc gia kêu gọi thảo luận chủ đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới, Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ đề nghị này.
    Sau khi Trung Quốc thêm yêu sách chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Philippines cũng nói là của họ, Manila yêu cầu mang các tranh chấp ra bàn hội nghị, sẽ được tổ chức tại Bali ngày 17/11-19/11, đồng thời muốn Liên Hiệp Quốc tham gia phân xử.

    Tuy nhiên hôm thứ Ba 15/11, Trung Quốc chính thức lặp lại quan điểm chỉ 'thảo luận song phương với các bên liên quan'.

    Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân nói với các nhà báo tại Bắc Kinh: "Vấn đề Biển Đông không có liên quan gì tới hội nghị thượng đỉnh Đông Á vì đây là diễn đàn để thảo luận các chủ đề hợp tác kinh tế và phát triển".
    Ông Lưu nhắc lại rằng chủ trương của Trung Quốc về Nam Hải (Biển Đông) luôn 'rõ ràng và nhất quán: Trung Quốc tin rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua hiệp thương hòa bình giữa các nước trực tiếp liên quan'.
    Hội nghị Bali lần này cũng có mặt Hoa Kỳ, nước từng tuyên bố có quan tâm quốc gia trong việc bảo đảm an ninh và tự do lưu thông trong vùng Biển Đông.
    Thứ trưởng Lưu nói, dường như ám chỉ Mỹ: "Việc tham gia của các thế lực bên ngoài không có ích lợi gì cho việc giải quyết vấn đề [Biển Đông] mà ngược lại chỉ làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực".
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Manila hôm thứ Ba này và có kế hoạch đề cập chủ đề Biển Đông với người đồng nhiệm nước chủ nhà.
    Thái độ cứng rắn của Trung Quốc liệu có làm các nước tham gia hội nghị Đông Á ngại ngần khi nhắc tới chủ đề Biển Đông hay không?
    Malaysia đã ra chỉ dấu sẽ không ủng hộ yêu cầu thảo luận của Philippines.
    Các nước ngại ngần


    Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói: "Trung Quốc đang khá tích cực trong việc tổ chức các cuộc họp và hội thảo, đây là điều rất tốt. Asean cần đáp lại các cử chỉ đó".
    "Thêm một diễn đàn nữa chắc sẽ làm phức tạp thêm chủ đề này."
    Ông Anifah Aman cũng nói thêm rằng thay vào đó, các nước Asean có thể tập trung vào xây dựng Tuyên bố chung về Cách ứng xử ở Biển Đông mà khối này đã ký với Trung Quốc hồi năm 2002.
    Asean chủ trương đồng thuận, bởi vậy sự thoái lui của quốc gia thành viên chắc sẽ gây khó khăn cho việc đưa chủ đề Biển Đông lên bàn thảo luận.
    Campuchia cũng đã từng nói ủng hộ quan điểm song phương của Trung Quốc.
    Trung Quốc vừa mới 'đòi' thêm hơn 80 cây số lãnh thổ từ một tỉnh của Philippines, hãng thông tấn Associated Press cho biết.
    Được biết vùng lãnh thổ này nằm trong Biển Đông, gần một quần đảo của Philippines nhưng không thuộc Trường Sa.
    Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đòi hỏi của Trung Quốc là vô lý vì vùng đó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines, chỉ cách Palawan về tây bắc có 79 km, trong khi cách bờ biển của Trung Quốc tới 800 km nơi gần nhất.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Xem lại tuyên bố của báo toàn cầu để mỗi chúng ta có ý thức trách nhiệm

    Trung Quốc muốn chiến tranh

    Miles Yu
    28-09-2011
    [​IMG]Bài báo hàng đầu trên Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Ba có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (nguyên văn: Nam Hải) của Trung Quốc.
    Tựa đề “Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh”, bài báo của tác giả Long Tao, một bút danh có thể dịch theo nghĩa đen là “Lời giáo huấn của rồng”. Cái tên này muốn ám chỉ đến chương thứ ba trong tác phẩm cổ điển quân sự cổ đại Trung Quốc nổi tiếng “Sáu giáo lý bí mật quân sự”, rằng ngoài những điều khác, thúc đẩy ý tưởng về cách tốt nhất để tạo ra sự kinh hoàng trong quân sự là tiêu diệt những kẻ bất đồng cao cấp nhất.
    Việt Nam được Trung Quốc coi như một nước có khả năng quân sự nhất, đất nước mà chính phủ kiên quyết nhất về chính trị, liên quan đến thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông.
    Gần đây, Philippines đã chọc tức Trung Quốc rất nhiều vì gần gũi với Nhật Bản, và hành động thành công và khó chịu [của Philippines] hồi tuần trước là tổ chức các cuộc hội đàm với ASEAN mà không mời Trung Quốc, hợp tác và làm rõ các tuyên bố tranh chấp, cũng như đồng thuận về vấn đề biển Đông.
    Lời nói bốc lửa trong bài viết “Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh” là vì “hơn 1.000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào thuộc về Trung Quốc, bốn sân bay ở quần đảo Trường Sa, không sân bay nào thuộc về Trung Quốc, một khi tuyên bố chiến tranh, biển Đông sẽ là một biển lửa [đốt giàn khoan dầu]. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​một cuộc chiến? Một khi chiến tranh bắt đầu ở đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy khỏi khu vực, ai sẽ chịu thiệt thòi nhất”?
    Bài viết này tiếp tục tính toán rằng, “các cuộc chiến tranh nên tập trung tấn công vào Philippines và Việt Nam, là hai nước gây rối nhiều nhất, để đạt được hiệu quả của việc giết một con gà để dọa con khỉ”.
    Về khả năng có thể có sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến ở biển Đông hay không? Theo như bài báo thì, không có gì phải lo, vì Mỹ hoàn toàn không thể mở một mặt trận thứ hai ở biển Đông để đánh Trung Quốc vì Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
    Hoàn Cầu Thời báo là tờ báo lớn nhất của Trung Quốc, tập trung vào tin tức quốc tế, dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Trung ương Đảng Cộng sản.
    Thiên Cung
    Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh đầu tiên lên không gian vào thứ Năm hay thứ Sáu, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại Trung tâm phóng Vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc xa xôi.
    Phòng thí nghiệm, được gọi là Thiên Cung, là phần khởi đầu trong kế hoạch của Trung Quốc phát triển các điểm hợp lại và lắp ghép trong không gian cho một quy mô lớn trong tương lai, trạm không gian có người ở sẽ được xây dựng vào năm 2020. Trạm này được thiết kế để làm nơi dừng chân của các tàu Tuần Châu 8, 9, 10, sẽ sớm được phóng vào không gian.
    Thiên cung nặng 8,5 tấn, sẽ được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh 2F. Trung Quốc đang tận dụng lợi thế trong việc thu hẹp chương trình không gian của Mỹ và Nga. Nhiệm vụ của Trạm Không gian Quốc tế dự định sẽ kết thúc năm 2020, là năm Trung Quốc có kế hoạch thay thế và trở thành quốc gia duy nhất có trạm không gian riêng của họ.
    Phụ nữ Cộng sản ‘Giải phóng’ ở D.C.
    Đoàn Ballet Quốc gia Trung Quốc hiện đang tham gia biểu diễn một tháng tại Trung tâm Kennedy ở Washington. Một số tiết mục lựa chọn trong chương trình của đoàn đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình dữ dội tại các cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc trong khu vực.
    Dẫn đầu trong buổi trình diễn tối là tiết mục tuyên truyền cổ điển về chủ nghĩa Mao, có tên gọi “Red Detachment of Women”, một trong tám vở kịch kiểu mẫu thể hiện sự hỗn loạn của *****************, ủng hộ “bạo lực cách mạng”, “chủ nghĩa cộng sản là sự thật” và “Đảng Cộng sản là lãnh đạo của chúng tôi”. Một tiết mục khác có tên “Dòng sông vàng”, kết thúc với âm nhạc tuyên truyền hào nhoáng của cộng sản, “Phương Đông thì đỏ”. Hôm thứ Bảy, một đám đông giận dữ đại diện cho 26 nhóm dân chủ và nhân quyền tập trung gần Trung tâm Kennedy để phản đối sự trình bày về cộng sản.
    Miles Yu là người có các bài viết vào thứ Năm [trên Washington Times]. Có thể liên lạc với ông tại mmilesyu@gmail.com.
    Ảnh: Quân đội Trung Quốc. Photo Courtesy Fooyoh.
    Ngọc Thu dịch từ Washington Times
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    MỸ “QUAY TRỞ LẠI” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
    Bronson Pervcival
    Cố vấn cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân (CAN) và Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Đông – Tây Washington, Mỹ
    Giới thiệu
    Trung Quốc đã đưa đến cho Mỹ cơ hội vàng để tái khẳng định lập trường nguyên tắc của Mỹ về các vấn đề Biển Đông và do đó củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác với các quốc gia khác ở châu Á. Yêu sách bành trướng của Bắc Kinh và cách hành xử cứng rắn của các cơ quan hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây hoang mang cho chính phủ các nước còn lại ở châu Á. Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang đùa giỡn trực tiếp với sức mạnh, sự ủng hộ tự do hàng hải và năng lực hải quân áp đảo của Mỹ ở châu Á. Mỹ đang tận dụng những sai lầm của Trung Quốc.
    Trong một thập kỷ qua, Biển Đông đã là một vấn đề an ninh có tầm quan trọng tiềm tàng sắp sửa nổi lên vị trí hàng đầu trong tính toán của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Sau và chạm giữa một máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay trinh sát của Mỹ tháng 4/2001 và trước sự cố Trung Quốc đe doạ tàu Hải quân Mỹ USNS Impeccable vào tháng 3/2009, Biển Đông hầu như biến mất khỏi chương trình nghị sự chính sách của chính phủ và cộng đồng chính sách Mỹ. Các hành động của Trung Quốc đã làm trỗi dậy lợi ích của Mỹ và kích thích sự tái khẳng định về chính sách của Mỹ.
    Các vấn đề Biển Đông nổi lên cùng thời điểm khi chính quyền hiện thời của Mỹ tuyên bố quay lại khu vực Châu Á. Các vấn đề này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chính sách của Mỹ ở châu Á. Trong vòng 2 năm qua, Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã liên tục tuyên bố rằng Mỹ có “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải và hoà bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
    Trong một bài viết gần đây về chính sách đối ngoại của Mỹ, Ngoại trưởng Clinton đã vạch ra kế hoạch lấy Châu Á làm trọng tâm khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Bà tranh luận rằng Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành động lực chính của nền chính trị toàn cầu và vạch ra một chiến lược khu vực mới của Mỹ. Tuy nhiên, với tư cách là một cường quốc toàn cầu, Mỹ cũng lo ngại một vài ưu tiên chính sách khác ngoài khu vực Châu Á, bao gồm cả cách thức phản ứng với các cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Araq” ở Trung Đông.
    Tuy nhiên, đối với Mỹ, các diễn biến trên Biển Đông rõ ràng bây giờ đang xếp ngang hàng với các vấn đề truyền thống như Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan và Iran trong các thoả luận giữa Ngoại trưởng Clinton và các đồng sự Trung Quốc của bà. Cuộc tranh luận nội bộ đầu tiên về mức độ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và tác động tiềm tàng của các chính sách của Mỹ ở Biển Đông lên quan hệ Trung – Mỹ nói chung có vẻ như đã được giải quyết, ít nhất là tạm thời.
    Ngoại giao đã đi đầu trong việc thực hiện chính sách của Mỹ, mặc dù Mỹ cũng đang tìm cách để đẩy mạnh năng lực quân sự của một số quốc gia Đông Nam Á và thay đổi tình thế của quân đội Mỹ ở khu vực này. Mục đích không phải nhằm kiềm chế Trung Quốc mà để định hình cách ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đông hay rộng hơn là ở Châu Á. Đồng thời, Mỹ có lợi ích trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia Châu Á, các nước cũng đang quan ngại về những ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
    Biển Đông dường như vẫn sẽ là vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ trong tương lai gần.
    Sự trở lại của Mỹ ở Châu Á
    Chủ đề được nhắc lại nhiều lần của Chính quyền Tổng thống Obama là cam kết trở lại khu vực châu Á. Phá vỡ tiền lệ, chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Clinton là đến Châu Á. Mỹ đã tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ với các đồng minh quan trọng và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các quốc gia châu Á đang lên như Ấn Độ và Indonesia. Washington đã đánh cuộc với New Delhi. hai nước đã tăng cường đối thoại song phương trước đây vốn rất hời hợt về một loạt các vấn đề ở Châu Á, và bây giờ đang có kế hoạch đưa cả Nhật Bản vào tiến trình này. Hiệp định thương mại tự do Hàn – Mỹ sắp được Quốc hội Mỹ thông qua. Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) đang tiến triển, và một vài quốc gia Đông Nam Á đã có ý muốn tham gia vào mối quan hệ đối tác này. Mỹ đã đảo ngược quan điểm thờ ơ và đôi khi đối kháng của Mỹ đối với các tổ chức đa phương khu vực.
    Sự trở lại này đòi hỏi một sự tương tác trên diện rộng hơn nữa với Trung Quốc. Như Ngoại trưởng Clinton gần đây có viết “Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương mang lại nhiều thử thách và hệ luỵ nhất mà Mỹ đã từng đối phó.”1 Sau sự xấu đi ban đầu trong quan hệ hai nước sau khi Tổng thống Obama nhậm chức, quan hệ Trung – Mỹ lại khởi sắc. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào đầu năm 2011 đã diễn ra thành công. Đối thoại Kinh tế và Chiến lược mới với Trung Quốc đã được tổ chức.
    Liên quan đến Đông Nam Á, Washington đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN. Chính quyền Obama đã tuyên bố rằng Washington xem ASEAN là “đầu mối” (“fulcrum”) cho các vấn đề khu vực và đã bổ nhiệm một Đại sứ ở ASEAN. Tháng 11 này, Tổng thống Obama sẽ lần đầu tiên tham gia vào Hội nghị Cấp cao Đông Á.
    Hơn nữa, các mối quan hệ song phương ngày càng được tăng cường với Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Cam kết của Chính quyền Obama về sự hiện diện quân sự “phân bố đều về mặt địa lý, kiên trì trong hoạt động và bền vững về mặt chính trị” ở Châu Á đòi hỏi Washington phải đánh giá “làm cách nào chúng ta có thể tăng cường sự tiếp cận hoạt động ở Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương và thắt chặt quan hệ với các đồng minh và đối tác.”2
    Trong một bài báo có tên “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Clinton quay trở lại với huyền thoại Mỹ thời hậu chiến tranh thế giới thứ 2 với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và so sánh các sáng kiến thành công của Mỹ vào thời đó như NATO, với các cơ hội hiện thời ở Châu Á. Bà tin rằng “đã đến lúc Mỹ cần phaả thực heịen sự đầu tư tương tự với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương.” Ngoại trưởng Clinton liên tục nhắc đến Biển Đông như là một vấn đề có tầm quan trọng ngang với các vấn đề tâm điểm như là bán đảo Triều Tiên, vấn đề trực tiếp thể hiện các lợi ích cốt lõi của Mỹ cả về mặt pháp lý lẫn chiến lược. Bà viết rằng “Về mặt chiến lược, duy trì hoà bình và an ninh trên toàn Châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng quan trọng đối với tiến trình toàn cầu, dù thông qua việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chống các nỗ lực phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hay đảm bảo minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn ở khu vực.”
    Một vấn đề nổi bật của bài viết đó là tuyên bố rằng “chúng ta đã nỗ lực trong việc bảo vệ các lợi ích chủ yếu của chúng ta đối với ổn định và tự do hàng hải và đã dọn đường cho ngoại giao đa phương bền vững giữa các bên yêu sách ở Biển Đông, kiếm tìm giải pháp đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hoà bình và tuân thủ các nguyên tắc được quy định của luật quốc tế.”
    Vào cuối tháng 10 ở Bali, trong một cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ Panetta đã phát biểu “ngay cả với hạn chế ngân sách mà chúng tôi đang đối mặt ở Mỹ” không có “nghi ngờ gì rằng Thái Bình Dương sẽ là một ưu tiên” nhằm … “bảo vệ các quyền quốc tế có thể đi qua các đại dương một cách tự do.”3
    Tuy nhiên, việc Mỹ ngả sang Châu Á – Thái Bình Dương còn phụ thuộc vào khả năng quân đội Mỹ có thể thoát khỏi Afghanistan, đối phó với mối quan hệ khó khăn với Pakistan, và duy trì đủ sức mạnh ở Trung Đông để kiềm chế chủ nghĩa phiêu lưu của Iran. Thêm vào đó, Mỹ đã tiêu tốn ít nhất 700 tỷ đôla cho quá trình can thiệp vào Iraq và một thập kỷ xây dựng quân đội và năng lực cho nước này để chống lại các lực lượng nổi dậy. Bây giờ, Mỹ cần phải vượt qua các thử thách về mặt hành chính nhằm chấn chỉnh lại quân đội và ngân sách nhằm đối phó với các thử thách truyền thống và chủ yếu về mặt hải quân ở Châu Á.
    Các lợi ích của Mỹ ở Biển Đông
    Một vài nhà bình luận Mỹ đã chất vấn ưu tiên mà chính sách đối ngoại Mỹ hiện dành cho tự do hàng hải qua vùng biển có sự hiện diện của rất nhiều các đảo nhỏ, đá và san hô đang tranh chấp giữa các quốc gia yêu sách. Một lập luận đưa ra đó là các tranh chấp biển Trung – Nhật đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku có vai trò quan trọng hơn vì các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ đối với Nhật Bản. Một số khác lại cho rằng việc đặt trọng tâm mới vào Biển Đông là cường điệu, nhất là so với các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ ở châu Á và các cam kết đã tồn tại hàng thập niên của Mỹ liên quan đến các vấn đề eo biển Đài Loan và Bắc Triều Tiên. Mặt khác, một tác giả có tiếng lập luận rằng “Đông Á có thể được chia làm hai khu vực tổng quát” Đông Bắc Á nổi bật với vấn đề Bán đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á là vấn đề Biển Đông.”4 Ông tiếp tục bằng cách đưa ra trường hợp rằng cuộc chiến giành bá quyền ở Tây Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thống trị chính sách an ninh quốc gia Mỹ trong thập niên tới. Tầm quan trọng tương đối của các điểm nóng cụ thể có thể gây tranh cãi, nhưng kết luận Mỹ có một số lợi ích quan trọng ở Biển Đông thì không.
    Mỹ có vẻ đang ở vị trí thắng thế về mặt ngoại giao. Trong cuộc đua hiện thời tranh giành ảnh hưởng ở Châu Á với Trung Quốc, Washington chỉ có thể có lợi từ việc duy trì các nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết hoà bình các tranh chấp. Trung Quốc đang ở một vị thế đáng xấu hổ, với một yêu sách không đe doạ leo thang ngoài tầm kiểm soát, chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế của Mỹ được đảm bảo trong chính sách hiện thời.
    Liên quan đến chính sách đối ngoại, tranh chấp Biển Đông mang đến cho Mỹ một đòn bẩy trong việc thảo luận và đàm phán với Trung Quốc. Do các tranh chấp leo thang ở Biển Đông gây ra vấn đề an ninh khó giải quyết nhất trong quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á, sự ủng hộ của Mỹ đối với các nguyên tắc cơ bản và tấm lá chắn an ninh Mỹ đã tạo ra lý do đủ để các quốc gia Đông Nam Á tìm cách cải thiện quan hệ song phương với Mỹ. Vai trò của Mỹ cũng được xem là ủng hộ cho sự đoàn kết nội bộ của ASEAN.
    Liên quan đến an ninh, Mỹ dựa vào quyền tự do qua lại các vùng biển và vùng trời của Biển Đông nhằm triển khai quân đội giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ cũng muốn theo dõi sự triển khai của Hải quân Trung Quốc. Mặc dù khả năng của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN) trong việc phát triển sức mạnh hải quân vẫn đang hạn chế, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Đảo Hải Nam. Căn cứ này tăng cường khả năng của hải quân Trung Quốc có thể triển khai các lực lượng hải quân đến Biển Đông. Sự điều chỉnh trong sự hiện diện quân sự của Mỹ không chỉ giới hạn ở Biển Đông, mà Mỹ đã triển khai hay lên kế hoạch cho một vài hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực.
    Cuối cùng, Mỹ có lợi ích kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Biển Đông. Hơn một nửa tải trọng tàu thương mại hàng năm của thế giới và khoảng 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu đi qua Biển Đông. Khoảng 80% nhập khẩu dầu thô ở Trung Quốc, 66% của Hàn Quốc và 60% của Nhật Bản đi qua Biển Đông, cũng như một số lượng lớn nhập khẩu Khí Tự nhiên Hoá lỏng của các quốc gia này. Đáy biển cũng có thể trở thành một nguồn cung năng lượng lớn quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đông Á, mặc dù ước tính của Mỹ về dự trữ năng lượng tiềm năng ít hơn nhiều so với ước tính của Trung Quốc.5 Mỹ cũng gắn bó sâu sắc với Đông Nam Á, là nơi nhận 160 tỷ đôla đầu tư của các công ty Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ.

    Chính sách của Mỹ
    Chính sách của Mỹ liên quan đến Biển Đông là nhất quán kể từ khi được tuyên bố chính thức vào năm 1995, nhưng lợi ích của Mỹ ở khu vực này suy yếu khi Trung Quốc và một vài quốc gia ASEAN gác các yêu sách tranh chấp ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh ve vãn các nước láng giềng phía Nam. Khi tình hình chiến lược phát triển, Mỹ đã phản ưnứg một cách thực dụng, và tuân thủ với chính sách lâu dài của mình.
    Hai yếu tố trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông là rõ ràng. Hai yếu tố này không nên bị đánh đồng thành một. Hai yếu tố này là:
    a) Mỹ “không ủng hộ yêu sách chủ quyền nào” ở Biển Đông
    b) Duy trì tự do hàng hải là lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ. Mỹ yêu cầu các quốc gia không hạn chế các hoạt động khảo sát quân sự trong vùng Đặc quyền kinh tế của các quốc gia đó.6
    Trong khi nhất quán với chính sách tuyên bố năm 1995, khi căng thẳng gia taăg trong vòng hai năm qua, Mỹ đã bổ sung quan điểm phản ánh sự can thiệp sâu hơn của Mỹ vào vấn đề này. Mỹ đã phê bình yêu sách của Trung Quốc bởi vì yêu sách này dựa trước tiên cơ sở về sự hiện diện lịch sử ở Biển Đông hơn là luật tập quán quốc tế. Mỹ cũng thể hiện sự sẵn sàng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán giữa các bên yêu sách ở Biển Đông.
    Bắt đầu vào năm 2008, chính sách đối đầu của Trung Quốc ở Biển Đông đã châm ngòi cho phản ứng của Mỹ và dần dần leo thang khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động được hiểu một cách rộng rãi là một chiến dịch cưỡng ép các bên có lợi ích liên quan khác. Ban đầu, Mỹ có vẻ do dự để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của Mỹ với Trung Quốc hoặc các quốc gia Đông Nam Á, nhưng dần dần trở nên báo động trong một vài năm qua do các căng thẳng phát sinh trong một khu vực nơi mà Mỹ có các lợi ích an ninh và chính sách đối ngoại quan trọng.
    Năm 2009, Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia Mỹ, Đô đốc Dennis Blair đã gọi việc Trung Quốc đe doạ Tàu hải quân Mỹ USNS Impeccable, trong khi đang tiến hành khảo sát quân sự xa đảo Hải Nam là một tranh chấp quân sự nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ năm 2011.7 Mặt khác, mô hình và tần suất thích hợp của các hoạt động khảo sát quân sự của Mỹ ở khu vực này dường như là chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ các hội đồng ở Mỹ. Một chuyên gia cao cấp gần đây nhận xét, “có quyền hợp pháp để làm điều gì đó không có nghĩa là khôn ngoan khi cản trở những người khác.”8
    Tại Diễn đàn Khu vực Châu Á (ARF) tháng 7/2010, Mỹ và 11 quốc gia khác đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã dẫn đến một cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc. Sau đó, Clinton đã phát biểu với báo giới rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận tự do với các khu vực biển chung của Châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Clinton cũng đề xuất việc hỗ trợ thương lượng nhằm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên yêu sách ở Biển Đông.
    Sau đó, Trung Quốc dường như phản ứng bằng cách nỗ lực lần nữa để trấn an các quốc gia Đông Nam Á, thông qua các chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các lãnh đạo khác của Trung Quốc đến khu vực này, và bằng cách tự kiềm chế ở Biển Đông. Trong vòng 8 tháng, không có bất kỳ sự cố đáng kể nào xảy ra ở Biển Đông. Trung Quốc đồng ý gặp Nhóm Làm việc Chung ASEAN – Trung Quốc nhằm thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC), mặc dù những cuộc gặp này cũng không hiệu quả hơn các cuộc gặp trước là mấy.
    Mỹ cũng “rút chân khỏi bộ máy gia tốc” về các vấn đề Biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ (ADMM+) lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates “đã nhắc lại những tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Clinton rằng Mỹ sẽ không ủng hộ bên yêu sách nào, nhưng sẽ kiên trì tiếp cận tự do đối với các vùng biển quốc tế và các tuyến đường hàng hải … nhưng cũng tuyên bố rằng ông không hề trực tiếp nhắc đến vấn đề Biển Đông hay các tranh chấp khác với (Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ) Lương Quang Liệt”9 Gates đã chấp nhận lời mời thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2011. Báo chí Mỹ đã bình luận rằng mức độ tranh cãi Trung – Mỹ đối với vấn đề Biển Đông đã được làm dịu đi.
    Cuối tháng đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, cả Clinton và Thủ tướng Ôn Gia Bảo dường như đã “mềm dẻo hơn trong lập trường,” mặc dù Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định các lập trường của Mỹ về Biển Đông.10
    Vào thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Washington vào tháng 1/2011, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã dịu đi và quan hệ song phương được cải thiện. Tuyên bố chung không hề nhắc trực tiếp đến Biển Đông. Sau đó, các quan chức Mỹ đã công khai nhấn mạnh các quan hệ hợp tác. Mỹ cũng cẩn trọng trong việc không “khiêu khích” trong các vấn đề Biển Đông.
    Tuy nhiên, vào tháng 5/2011, các hành động của Trung Quốc lại làm phát sinh các lo ngại mới. Tuy nhiên, Gates tập trung vào cam kết lâu dài của Mỹ ở Châu Á trong bài phát biểu của ông tại hội nghị Shangri-la tháng 6/2011 tại Singapore. Ông nhắc lại lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông: “Chúng tôi có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi cũng tin rằng luật tập quán quốc tế, như được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã quy định hướng dẫn rõ ràng về cách thức sử dụng phù hợp các vùng biển và quyền được tiếp cận các vùng biển đó.” Tuy nhiên, Biển Đông không phải là tâm điểm trong bài phát biểu của ông như đã từng 1 năm trước tại đối thoại Shangri-la 2010.
    Gates tuyên bố rằng “Các tàu chiến ven biển” của Mỹ sẽ được triển khai đến Singapore và cam kết ủng hộ tăng cường xây dựng năng lực biển cho các quốc gia trong khu vực này. Trả lời một câu hỏi cụ thể liên quan đến những hành động gần đây của Trung Quốc đã dẫn đến các phản đối từ Hà Nội và Manila, Gates đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra một cơ chế để giải quyết tranh chấp, điều “cần phải được giải quyết một cách hoà bình và trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.”11
    Kể từ đối thoại Shangri-la, Clinton đã tán thành thoả thuận giữa Trung Quốc và ASEAN về thực hiện bản hướng dẫn thực hiện DOC, văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7, Bà đã “kêu gọi tất cả các bên làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông”, đồng thời tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng “các yêu sách đối với các vùng biển ở Biển Đông chỉ nên dựa vào các yêu sách hợp pháp đối với các cấu tạo địa chất.”12 Bước tiếp theo ASEAN và Trung Quốc cần phải đàm phán xây dựng một Bộ Quy tắc ràng buộc điều chỉnh cách ứng xử ở Biển Đông. Đến thời điểm này, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật trì hoãn bằng cách thông báo với ASEAN rằng Trung Quốc sẽ làm việc về Bộ Quy tắc “vào một thời điểm thích hợp”.13
    Khác nhau về lợi ích nhưng chung nhau về lập trường
    Đối với Mỹ, Biển Đông là một thách thức an ninh và ngoại giao phức tạp. Các thành phần khác nhau của chính phủ và cộng đồng thương mại Mỹ có lợi ích khác nhau, nhưng không có bằng chứng cho thấy về sự đồng lòng phản đối chính sách hiện thời của Mỹ. Những bất đồng về ưu tiên chính sách tương đối đối với Biển Đong trong số một loạt các vấn đề trong quan hệ Mỹ – Trung dường như nổi lên tranh luận về việc liệu Trung Quốc có xem Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” không.
    Theo như báo chí của Mỹ và Nhật Bản, vào tháng 3/2010, các quan chức Trung Quốc đã phát biểu với các quan chức cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc đã nâng vấn đề Biển Đông lên thành một “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền và sẽ không chấp nhận các can thiệp từ bên ngoài. Theo nguồn tin này, “Trung Quốc đã phát biểu chính sách mới này với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg và Jeffrey Bader, giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề Châu Á của Hội đồng An Ninh Quốc gia đang thăm Trung Quốc vào đầu tháng 3.” Hai quan chức Mỹ đã có cuộc gặp với Uỷ viên quốc vụ Đới Bỉnh Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và Thứ trưởng Thôi Thiên Khải ở Bắc Kinh, và ông Đới được cho là đã tiếp tục nhắc lại chính sách này cho phía Mỹ.”14
    Vì thiếu một tuyên bố chính thức và công khai từ phía Trung Quốc khẳng định Trung Quốc đã nâng vấn đề Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi” ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng, rất nhiều chuyên gia Mỹ bắt đầu nghi ngờ về việc xác định được cho là của Trung Quốc về Biển Đông như “lợi ích cốt lõi”. Một vài quan chức và học giả Trung Quốc sau đó đã giải thích rằng lập trường của Trung Quốc đã bị hiểu nhầm và tìm cách phủ nhận lập trường của Trung Quốc liệu Biển Đông có cấu thành “lợi ích cốt lõi” hay không.
    Khi tranh luận này trong nội bộ các cơ quan hoạch định chính sách của Mỹ lắng xuống, một điều trở nên rõ ràng rằng ưu tiên chính sách dành cho Biển Đông trong một loạt các vấn đề trong quan hệ Trung – Mỹ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các xem xét chiến lược. Tuy nhiên không có bằng chứng tin cậy về việc vận động trong chính phủ Mỹ nhằm nỗ lực coi nhẹ vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, sự ủng hộ cho chính sách của Mỹ dường như rất chắc chắn giữa các đảng ở trong Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
    Các quan chức Mỹ khác tập trung vào Biển Đông như là một nhân tố trong quan hệ của Mỹ với các nước ASEAN, và nhấn mạnh giá trị của việc được các đồng minh và bạn bè của Mỹ ở Đông Nam Á xem là đáng tin cậy và sẵn sàng hỗ trợ. Quyết tâm của Chính quyền Obama nhằm xây dựng lại quan hệ với Đông Nam Á, mối quan hệ đã bị hao mòn trong suốt thời kỳ chính quyền Bush đã làm gia tăng tầm quan trọng tương đối của vấn đề Biển Đông và lợi ích của Mỹ trong việc ủng hộ các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á.
    Hơn nữa, “bản đồ lý tưởng” mới của Mỹ về một Châu Á – Thái Bình Dương trải dài từ Ấn Độ đến các bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ (cũng thường gọi là khu vực Ấn-Thái Bình Dương) đã trao cho Biển Đông vai trò là bản lề chủ yếu trong toàn bộ cấu trúc an ninh của Mỹ ở châu Á khi các phân biệt giữa Đông và Nam Á được xem như là không liên quan nhiều. Một nhà bình luận đã gọi Biển Đông là “trung tâm của hàng hải Âu-Á”.15
    Biển Đông liên tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quan ngại về sự thống nhất trong lập trường của Mỹ về các vấn đề pháp lý quốc tế. Cộng đồng pháp lý liên quan ủng hộ chính sách của Mỹ, và trên thực tế một bộ phận lớn lập luận ủng hộ việc tái khẳng định định kỳ về lập trường của Mỹ đối với các khảo sát quân sự trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Trung Quốc.
    Các lợi ích thương mại của Mỹ ủng hộ việc các công ty năng lượng Mỹ nỗ lực cạnh tranh trên cơ sở công bằng để thăm dò và khai thác năng lượng và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác ở Biển Đông. Việc quay trở lại với lợi ích của Mỹ ở Biển Đông bắt đầu với nỗ lực của các cơ quan của chính phủ Trung Quốc gây áp lực đối với các công ty năng lượng đang hoạt động ở cả Trung Quốc và Biển Đông. Một quan chức cấp cao gần đây đã lưu ý rằng, “các nước thực sự lớn sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn” và các nước nhỏ hơn không có gan để tác động lên chính sách của Mỹ. Không có cuộc vận động năng lượng nào ở Mỹ kêu gọi một chính sách ủng hộ các quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông.
    Tóm lại, ý kiến của các nhà hoạch định chính sách là thống nhất. Chính sách của Mỹ về các vấn đề Biển Đông không hề gây tranh cãi ở Mỹ.
    Các công cụ chính sách
    Công cụ đầu tiên của chính sách của Mỹ ở Biển Đông là ngoại giao. Ngoại trưởng Clinton đã đi đầu trong nỗ lực định hình và điều phối chính sách Mỹ. Tập trung được giành cho việc định hướng sự quan ngại quốc tế rộng rãi đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm hình thành liên minh các quốc gia có chung quan điểm. Một mục tiêu là nhằm thuyết phục Bắc Kinh, vì lợi ích của chính Trung Quốc, xem xét lại các chiến thuật và mục tiêu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cũng có các công cụ khác để hỗ trợ chính sách của Mỹ.
    Mỹ đã phối hợp đặc biệt mật thiết với Philippines và Việt Nam.
    Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng Mỹ – Philippines 1951 quy định Mỹ có nghĩa vụ hành động để đáp ứng các mối đe doạ chung trong việc tấn công vào lãnh thổ của Philippines hay “quân đội, tàu hay máy bay công cộng của Philippines ở Thái Bình Dương”. Tính có thể áp dụng của hiệp ước này trong trường hợp có xung đột vũ trang liên quan đến Philippines ở Biển Đông là không rõ ràng. Theo như hiệp ước này, các bên buộc phải tham vấn trong trường hợp có tấn công vào lãnh thổ của Philippines vào thời điểm năm 1951 vốn không hề bao gồm các yêu sách của Manila ở Biển Đông mà mới chỉ được phát triển vài năm sau đó. Một chuyên gia tin rằng “liên quan cụ thể đến Quân đội của Philippines (AFP), hiệp ước quy định rõ ràng. Trong suốt thời gian xem xét Hiệp định về Thăm viếng Quân sự 1999 (VFA), Đại sứ Thomas Hubbard chính thức phát biểu với Philippines rằng Hiệp ước có thể áp dụng đối với bất kỳ ấn công nào đối với Quân đội Philippines, nhắc lại đảm bảo mà Ngoại trưởng Cyrus Vance đưa ra năm 1977”.16
    Mỹ sẽ không cam kết đối với những hành động cụ thể dựa trên những tình huống giả định, mặc dù rất nhiều quốc gia Đông Nam Á sẽ mong đợi phản ứng của Mỹ đối với một tấn công rõ ràng vào AFP. Mỹ đã phản ứng đối với quyết tâm rõ ràng của Chính phủ Philippines nhằm “bảo vệ” đất nước dưới chính quyền Aquino và cam kết hỗ trợ và cung cấp ít nhất một tàu chiến được tân trang lại nhằm tăng khả năng của Philippines để quản lý và bảo vệ các vùng biển yêu sách của mình. Hơn nữa, hợp tác Mỹ – Phi để chống khủng bố ở phía Nam Philippines đã thúc đẩy một sự liên kết mật thiết hơn giữa quân đội Mỹ và một phần AFP. Mối quan hệ này có thể được xem là một mô hình cải thiện sức mạnh của hải quân Philippine. Tập trận chung và các chuyến thăm cập cảng cũng có thể được điều chỉnh để nhấn mạnh các cam kết của Mỹ. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ phải tiếp tục mang cân bằng và mơ hồ, bởi vì Mỹ không ủng hộ yêu sách của bên nào ở Biển Đông và bởi vì sự nhạy cảm của Philippine về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines.
    Mặc dù không phải là một đồng minh hiệp ước, Mỹ cũng đang trong quá trình xây dựng một mối quan hệ quân sự gần gũi hơn nữa với quân đội Việt Nam, cụ thể là hải quân nước này. Mỹ đang chuẩn bị để tiến tới một mức độ mà Việt Nam cảm thấy thoải mái, đồng thời có tính đến tất cả các vấn đề khác trong quan hệ Mỹ – Việt.
    Đối với cả khu vực nói chung, Mỹ có một vài lựa chọn. Mỹ có thể xây dựng một chương trình xây dựng năng lực vốn đã rất phát triển và tập trận với một số nước ASEAN nhất định, trong đó nhiều nước đã cho thấy nguồn ngân sách quốc phòng tăng nhanh trong một vài năm qua. Mỹ cũng có thể chia sẻ các thông tin bổ sung nhằm tăng cường nhận thức về các vùng biển giữa các quốc gia ASEAN.
    Khi nhận thức, chính quyền Obama đã nhận ra rằng vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á là “mất cân đối”. Mỹ sau đó đã tiến đến mục tiêu xây dựng các lực lượng phân bổ đều về mặt địa lý và bền vững về mặt chính trị. Điều đó nói lên rằng vai trò quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á và các nước lân cận không chỉ giới hạn bởi các quan ngại về Biển Đông.
    Tuy nhiên, Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Mỹ cũng có thể công khai các tuyến đường truyền thống và liên tục của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông và các yếu tố khác liên quan đến sự hiện diện của Mỹ. Như đã lưu ý ở trên, hai tàu chiến ven biển của Mỹ sẽ đến thăm Singapore. Thêm vào đó, các cuộc hội đàm cũng đang được triển khai để xây dựng căn cứ biển của Mỹ ở Bắc Australia, với khả năng triển khai một vài lực lượng này đến giúp các nước Đông Nam Á nhất định tăng cường sức mạnh của các nước này thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện chung.
    Viễn cảnh
    Việc quay trở lại Châu Á của Mỹ là không thể tránh khỏi, mặc dù có lẽ sẽ không được suôn sẻ như dự đoán của Ngoại trưởng Clinton. Tuy nhiên, thời đại các can thiệp quân sự tốn kém của Mỹ nhằm theo đuổi các lực lượng khủng bố cuối cùng đã kết thúc. Đã có ánh sáng le lói ở cuối đường hầm.
    Khi Mỹ chuyển sang tập trung vào không gian địa lý giữa Ấn Độ và Nhật Bản, hay vùng Châu Á – Thái Bình Dương mới được định hình, Đông Nam Á và Biển Đông có lẽ không trở thành “trung tâm của toàn cầu” (“cockpit of the globe”) nhưng khu vực này sẽ lại nhận được ưu tiên lớn hơn từ trong chính sách của Mỹ.
    Biển Đông có lẽ không phải là “phép thử quỳ tím” về các ý đồ của Trung Quốc hay sự nhất quán của Mỹ ở Châu Á. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tốt cho Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ tự do hàng hải, và hoà bình giải quyết các tranh chấp đã làm rõ các yêu sách bành trướng đáng xấu hổ và các chiến thuật cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời vấn đề này sẽ giúp tăng cường các mối quan hệ đồng minh và đối tác của Mỹ với các quốc gia khác ở châu Á.
    Hơn nữa, mô hình hiện thời của các sự cố thỉnh thoảng xảy ra ở Biển Đông có vẻ như vẫn có khả năng tiếp tục. Chừng nào các cuộc va chạm trên biển này không leo thang thành các xung đột nghiêm trọng, cái giá đối với Mỹ vẫn rất thấp. Không hề có phản đối nội bộ nào đối với chính sách hiện thời của Mỹ.
    Vì những lý do này, Biển Đông tiếp tục là một vấn đề quan trọng. Chỉ có thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy tắc Ứng xử có thể thực thi được hoặc một sự điều chỉnh căn bản đối với yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc mới có thể đưa vấn đề Biển Đông vào cuối bản danh sách các vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
    Nếu Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường của “chủ nghĩa đế quốc vụ lợi” (“incremental imperialism”) trên các vùng biển, Biển Đông có khả năng cao vẫn trở thành vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Mỹ ở Châu Á.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển


    16/11/2011 9:18

    (TNO) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư sáng nay 16.11 đã phát đi bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển. Theo đó, một vùng áp thấp vừa hình thành và đang hoạt động trên biển Đông. Sáng sớm nay, vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10 đến 12 độ vĩ bắc, 118 đến 120 độ kinh đông.
    Dự báo, trong 24 giờ tới, vùng áp thấp này di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc.
    Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.
    Quang Duẩn
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Kỷ nguyên mới của ngoại giao chiến hạm

    Mark Landler
    12-11-2011
    Có vẻ là chuyện lạ trong kỷ nguyên của chiến tranh mạng và máy bay không người lái, nhưng mặt trận mới mở trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại là một vùng biển nhiệt đới, nơi việc khai thác những mỏ dầu khí dồi dào ngoài khơi xa đã trở thành động cơ của một cuộc xung đột na ná như ngoại giao chiến hạm thời thế kỷ 19.
    Chính quyền Obama bắt đầu bước chân vào vùng nước đầy nguy hiểm của Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) vào năm ngoái, khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố tại một cuộc họp căng thẳng với các nước châu Á ở Hà Nội, rằng Mỹ sẽ tham gia cùng Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác để chống lại âm mưu thống trị trên biển của Trung Quốc. Có thể thấy trước là Trung Quốc đã nổi khùng lên bởi cái mà họ coi là hành động can thiệp của Mỹ.
    Với tất cả những dư âm còn lại từ thế kỷ 19, chứ chưa nói tới chiến tranh lạnh, cuộc chạm trán cuối cùng trên Biển Đông là điềm báo trước một kiểu xung đột trên biển mới – kiểu xung đột đang diễn ra từ Địa Trung Hải đến Bắc Băng Dương, nơi các siêu cường kinh tế khát dầu, những mỏ năng lượng ngầm dưới biển mà loài người có thể tiếp cận được, và cả những thay đổi của khí hậu trái đất, đều đang góp phần gây ra một cuộc chiến của thế kỷ 21: vươn ra biển.
    Không phải chỉ Trung Quốc mới có tham vọng hàng hải. Thổ Nhĩ Kỳ vừa giao tranh với đảo Síp, căng thẳng với Hy Lạp và Israel xoay quanh các mỏ khí tự nhiên nằm dưới vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Một số cường quốc, gồm Nga, Canada, Mỹ, thì hăm hở vây lấy Bắc Băng Dương, nơi mà cực băng tan đang mở ra những tuyến đường hàng hải mới và mở ra cả một khả năng rất cám dỗ là có những mỏ dầu và khí khổng lồ ở dưới đó.
    Cuộc săn tìm khoáng sản sẽ ngốn đi lượng nước rất lớn trên toàn thế giới, trong ít nhất vài thập kỷ tới” – bà Clinton nói trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, khi mô tả cuộc tranh giành toàn cầu giống như là một đại chiến “Cuộc chơi Lớn” trên biển. (Cuộc chơi Lớn, tiếng Anh là “Great Game”, là khái niệm chỉ cuộc xung đột giữa Đế quốc Anh và Đế quốc Nga nhằm tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Á, từ khoảng năm 1813 đến năm 1907, và một giai đoạn từ sau Cách mạng Nga 1917 tới trước Thế chiến II – ND).
    Những căng thẳng như thế chắc chắn sẽ phủ bóng đen lên vai Tổng thống Obama, khi ông gặp các nhà lãnh đạo đến từ Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác ở Honolulu và đảo Bali của Indonesia, trong tuần này. Quan chức chính quyền Mỹ cho biết họ hy vọng là các bên sẽ dẹp bỏ bất đồng, mặc dù điều ấy không che giấu được xung đột sắp xảy ra.
    – ông Daniel Yergin, chuyên gia năng lượng, tác giả cuốn “Cuộc săn tìm: Năng lượng, an ninh và sự tái định hình thế giới hiện đại”, nhận định: “Ngầm bên dưới tất cả những điều này là sự thừa nhận rằng một lượng dầu ngày càng được phát hiện nhiều hơn đang ở ngoài khơi. Khi tài nguyên thiên nhiên của anh nằm trên đất liền thì anh còn biết chúng ở đâu. Còn khi tài nguyên ở tận ngoài khơi thì mọi thứ có thể mờ mịt hơn”.
    Ông Yergin cho biết, 29 triệu thùng dầu một ngày, chiếm một phần ba sản lượng dầu toàn cầu, hiện thuộc các mỏ dầu ngoài khơi xa. Con số này sẽ tăng lên đều đều. Chỉ riêng Biển Đông đã được ước tính là có khoảng 62 tỷ thùng dầu thô – nghĩa là bao gồm cả dầu và khí – cộng 54 tỷ thùng chưa được phát hiện, trong khi đó, Bắc Băng Dương dự kiến có 238 tỷ thùng, và lượng dầu có thể nhiều gấp đôi thế ở những mỏ chưa được khai phá.
    Khi mà các nước chạy đua với nhau để xây dựng dàn khoan và đưa tàu thăm dò khai thác dầu ra cài răng lược ở vùng đáy biển, các yêu sách mâu thuẫn nhau về chủ quyền hàng hải đã chỉ càng đẩy nhanh thêm chạy đua vũ trang trên biển. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có lực lượng hải quân phát triển nhanh nhất là những nước có lợi ích ở các vùng tài nguyên đó.
    Theo Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược ở London, Trung Quốc đã tăng từ hai tàu khu trục thời Xô Viết năm 1990 lên con số 13 tàu khu trục hiện đại, năm 2010. Trong nỗ lực xây dựng hải quân nước xanh, tức là hải quân ở vùng nước sâu của đại dương, họ cũng chế tạo cả một hàng không mẫu hạm. Malaysia và Việt Nam thì tăng cường hải quân bằng những con tàu khu trục loại nhỏ và tàu ngầm. Ấn Độ – muốn được đảm bảo rằng mình có lối vào Viễn Đông – cũng đang gồng lên. Và Hải quân Israel đang đưa thêm nhiều tàu biển đến đối chọi với các chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ bao vây các dàn khoan dầu của mình.
    Các nước đều muốn đảm bảo chắc chắn rằng mình có khả năng khai thác nguồn lực và tuyến đường hàng hải của mình được bảo vệ” – ông David L. Goldwyn, cựu đặc phái viên về các vấn đề năng lượng quốc tế ở Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết.
    Cuộc tranh giành này cũng nằm đằng sau những lời kêu gọi Mỹ, đòi Mỹ phải củng cố tiềm lực hải quân, ngay cả vào thời điểm cắt giảm ngân sách. Ông Mitt Romney – nhân vật đang được nhiều đảng viên đảng Cộng hòa coi là gương mặt sáng giá trong đợt tranh cử tổng thống tới – gần đây tuyên bố sẽ “lật ngược tình thế của Hải quân Mỹ và công bố một sáng kiến để làm tăng số tàu đóng một năm từ 9 lên 15”. Theo các nhà phân tích, với số tàu đóng mới quá ít và ngân sách bảo dưỡng bị thắt chặt lại, Hải quân Mỹ đã buộc phải hoạt động với một hạm đội già cỗi mà một số người cho là không đủ năng lực để đáp ứng các thách thức.
    Ngay cả nếu như vậy, chính quyền Obama vẫn đã chủ động thực thi chính sách ngoại giao chiến hạm – thuật ngữ chỉ việc đạt được các mục tiêu trong đối ngoại thông qua phô diễn sức mạnh hải quân. Mùa thu vừa qua, ông Obama phái hàng không mẫu hạm George Washington đến Hoàng Hải để tập trận chung với Hàn Quốc, qua đó gửi một thông điệp tới cả Bắc Triều Tiên lẫn kẻ hậu thuẫn cho họ là Trung Quốc. Động thái này lặp lại quyết định của chính quyền Clinton hồi năm 1966 là phái Hạm đội Bảy đến để cảnh cáo Trung Quốc nếu có ý định tấn công Đài Loan.
    Mỹ đã sử dụng ngoại giao chiến hạm ở châu Á ít nhất từ năm 1853, khi Thuyền trưởng Matthew C. Perry cùng đội của ông tiến vào Vịnh Tokyo, đe dọa Nhật Bản, buộc Nhật phải mở cửa cho ngoại thương. Nhưng ngày nay, Trung Quốc đang phô diễn phiên bản châu Á của học thuyết Monroe, nhằm thể hiện những tham vọng đế quốc của họ.
    Đối với ông Obama, người mà gốc gác Hawaii và Indonesia đã khiến ông rất có hiểu biết về Thái Bình Dương, thì sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Iraq và Afghanistan tạo cho ông một cái cớ rất tốt để hướng mắt sang phía đông. Mỹ đã hợp tác cùng đẩy mạnh quan hệ với các đồng minh cũ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và một số người khổng lồ mới nổi như Ấn Độ. Mục tiêu của Mỹ – mặc dù các quan chức chính quyền rất miễn cưỡng khi phải công khai – là sắp xếp tạo một liên minh để làm đối trọng với thế lực ngày một mạnh thêm của Trung Quốc.
    Trong một chuyến đi châu Á gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta cam kết sẽ không rút khỏi khu vực. Ông nói: “Nếu có động thái nào, thì chỉ là chúng tôi sẽ tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương”. Tuần này, ông Obama dự kiến sẽ công bố một thỏa thuận với Australia, đảm bảo sự hiện diện vĩnh viễn của quân đội Mỹ ở đó.
    Trên bộ, cuộc chạy đua tìm nguồn cung năng lượng tất nhiên cũng chẳng phải điều gì mới mẻ. Từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, Mỹ đã nhiều lần hành động để buộc Nga phải bật ra khỏi xứ Iran giàu dầu mỏ. Giờ đây, Trung Quốc đang bận rộn ký các thỏa thuận và hợp đồng với châu Phi giàu nhiên liệu. Nhưng công nghệ đã làm thay đổi cả phương trình, khiến cho các mỏ dầu và khí dưới đáy biển được phát huy tác dụng hơn bao giờ hết so với trước đây.
    “Về căn bản vấn đề đó là, bao giờ thì xung đột sẽ xảy ra và [xảy ra] như thế nào” – ông James B. Steinberg, cựu thứ trưởng ngoại giao, có kinh nghiệm ở cả ba khu vực, nói. “Liệu các nước có coi đây là những cơ hội các bên cùng thắng (win-win), hay họ xem đó là những cuộc đua tranh một mất một còn (zero-sum)?”.
    Đối với Trung Quốc, Biển Đông từ lâu đã mang tính chất quan trọng sống còn: nó là tuyến đường cung cấp dầu và các vật liệu thô khác cho nền kinh tế của họ. Các yêu sách của Trung Quốc đã được đưa ra từ rất lâu, ngay vào những năm 1940 khi Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ một đường nét đứt hình lưỡi bò lan xuống tận phía nam Trung Hoa, ôm lấy gần hết biển và hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
    Khẩu chiến xung quanh những tảng đá núi lửa này chẳng gây nhiều tác động tới ai, trừ Trung Quốc. Việt Nam và Philippines đang hòa vào làm một trong cuộc chạy đua tìm dầu. Mùa xuân vừa qua (đúng ra là mùa hạ – ND), trong hai vụ việc riêng rẽ, Việt Nam lên án tàu Trung Quốc cố ý cắt cáp khảo sát địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Một cựu quan chức Mỹ cho biết kịch bản khủng khiếp nhất đối với ông là một chiến hạm Trung Quốc sẽ xả súng bắn vào tàu thăm dò khai thác dầu của hãng Exxon.
    Nếu Biển Đông nổi sóng, thì vùng biển phía đông Địa Trung Hải cũng sôi sùng sục. Ở đó, những yêu sách đòi chủ quyền đối với các mỏ dầu khí khổng lồ ngoài khơi đảo Síp và Libăng cũng đã làm căng thẳng leo thang giữa họ với Thổ Nhĩ Kỳ – nước đang chiếm hữu tới một nửa đảo Síp – cũng như với Israel. Síp và Israel đang khoan dầu ở đây và điều đó làm Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận. Nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah ở Libăng đã đe dọa sẽ tấn công các dàn khoan của Israel.
    Tình hình càng thêm phức tạp, với mối bất hòa sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel hồi năm ngoái, sau khi lính commando Israel chặn đánh một đội tàu nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ khi đội này đang cố gắng vận chuyển hàng cứu trợ tới tay người Palestine ở dải Gaza.
    Ông Charles K. Ebinger, nhà nghiên cứu cao cấp ở Viện Brookings, nói: “Người Thổ bảo: ‘Israel làm nhục chúng ta, chúng ta có thể làm gì để trả đũa’? Một phần lý do của việc này chỉ đơn giản là thái độ tự tin hơn của ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ở khắp mọi nơi”.
    Có lẽ chiến trường ít nguy hiểm nhất là ở cực bắc giá lạnh, phần nào là do các chuyên gia cho rằng nhiều mỏ khoáng của Bắc Băng Dương nằm xen kẽ nhau trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của các nước bao quanh vùng biển này. Nhưng ngay cả những quốc gia không hề có bờ biển ở Bắc Băng Dương, như Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng lại đang đưa tàu phá băng tới đây để thăm dò thời tiết và luồng cá di cư.
    Thật nực cười, miếng xương to nhất gây tranh cãi ở đó lại là giữa hai đồng minh hùng mạnh: Mỹ và Canada. Băng tan đã mở ra Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) huyền thoại, chạy xuyên qua một quần đảo ở phía bắc Canada. (Hành lang Tây Bắc là một tuyến đường đi qua Bắc Băng Dương, dọc theo bờ biển phía bắc của lục địa Bắc Mỹ qua các quần đảo Bắc Cực của Canada để kết nối Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương – ND chú thích, theo Wikipedia). Mỹ coi hành lang này là một con đường thủy quốc tế mà các tàu của Mỹ có thể qua lại không bị hạn chế. Chính quyền Canada thì khẳng định đó là đường nội thủy, có nghĩa là tàu nước ngoài chỉ có thể sử dụng Hành lang Tây Bắc nếu được sự phê chuẩn của Canada.
    Tất nhiên, Canada và Mỹ rất ít có nguy cơ đánh nhau, mặc dù cuộc cãi cọ giữa đôi bên có thể còn khiến các luật sư về luật biển phải bận rộn nhiều năm. Các quan chức cảnh báo, khi nhiệt độ trái đất tăng lên thì máu nóng của con người cũng tăng theo. Ông Steinberg nói: “Đây là một tranh cãi pháp lý nghiêm trọng. Khi nào không còn băng nữa thì sẽ có vấn đề thật sự”.
    Mark Landler là phóng viên chuyên viết về Nhà Trắng cho tờ New York Times.
    Đỗ Quyên dịch từ The New York Times
  6. timeltdco

    timeltdco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Đã được thích:
    0
    tẩy chay hàng TQ
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    EAS - Đấu trường cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại châu Á-Thái Bình Dương





    Theo nhận định của bài phân tích “China Prepares for the U.S. Re-Engagement in Asia” trên trang mạng thông tin tình báo Stratfor, Trung Quốc đang thận trọng quan sát chiến lược tái can dự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và hiểu những thách thức mà các chiến lược khu vực của họ hiện phải đối mặt. Khả năng xuất hiện một cán cân quyền lực mới sẽ thử thách khả năng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu lâu dài cũng như quan hệ với các nước láng giềng của họ.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến thăm Ôxtrâylia và Inđônêxia vào tuần tới sau nhiều tháng nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện nhận thức về cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chủ yếu để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Một phần trong chiến dịch tái can dự của Mỹ là ý định biến Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thành một thể chế an ninh khu vực do Mỹ lãnh đạo. EAS năm nay, được tổ chức tại Bali (Inđônêxia) trong hai ngày 18-19/11, sẽ là một thước đo cam kết của Oasinhtơn đối với các vấn đề an ninh hàng hải tại châu Á-Thái Bình Dương.
    Bắc Kinh, đang thận trọng phát triển chiến lược Đông Nam Á của mình trong suốt hai thập kỷ qua, hiểu những thách thức đối với chiến lược này từ việc Mỹ tái can dự vào khu vực, nhất là với các kế hoạch Biển Đông của họ. Ảnh hưởng kinh tế mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm qua đang tạo điều kiện cho họ cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và dần dần nắm vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, biến khu vực này thành một "bãi thử" cho chiến lược ngoại giao quyền lực mềm của họ. Chiến lược của Bắc Kinh chủ yếu dựa trên hợp tác kinh tế. Vì Đông Nam Á là một trong số ít khu vực xuất siêu với Trung Quốc, nên Bắc Kinh đang tìm cách thuyết phục các nước ASEAN rằng họ sẽ được lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
    Bắc Kinh đang sử dụng đòn bẩy này để giành lợi thế tại Biển Đông, tăng cường tham gia các diễn đàn an ninh khu vực như EAS và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và vun đắp quan hệ với các nước ASEAN nằm trong lục địa như Lào và Campuchia để ngăn những tranh chấp lãnh hải trở thành trung tâm chú ý tại các tổ chức khu vực này. Tuy nhiên, những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền biển đang làm thay đổi nhận thức của châu Á, dẫn đến căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các nước cùng tranh chấp chủ quyền như Việt Nam và Philíppin. Sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và mở rộng chiến lược biển xa của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc quan ngại. Các nước này vừa bắt đầu hợp tác khu vực để chống lại sự chi phối của Trung Quốc tại Biển Đông, vừa kêu gọi các cường quốc bên ngoài, nhất là Mỹ, cùng hợp tác.
    Với việc Oasinhtơn lại quan tâm đến khu vực, Bắc Kinh đang chứng kiến sự bất ổn lớn trong các chiến lược biển và Đông Nam Á của họ. Trung Quốc dự đoán EAS sắp tới sẽ chính thức thể chế hóa một cơ cấu đa phương để giải quyết các vấn đề Biển Đông, trực tiếp đi ngược lại những nỗ lực của họ nhằm xử lý các vấn đề này một cách song phương. Tuy nhiên, sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cả tình hình trong nước Trung Quốc lẫn sự ổn định khu vực. Hơn nữa, việc Mỹ nằm xa Đông Nam Á, cũng như tác động lẫn nhau về kinh tế và chính trị Mỹ-Trung tại các khu vực khác có nghĩa là hai bên có nhiều lý do hợp tác hơn là thúc đẩy các chương trình của họ tại Biển Đông.
    Trong khi đó, Bắc Kinh đang thực hiện những nỗ lực ngoại giao tiên phong như tăng cường các mối quan hệ kinh tế truyền thống với các nước ASEAN và tỏ ý sẵn sàng tham gia các diễn đàn thảo luận khu vực hàng đầu để thương thuyết các vấn đề Biển Đông. Những cử chỉ như vậy có thể hấp dẫn các nước Đông Nam Á. Cho dù Mỹ có tái can dự sâu đến đâu trong khu vực, tương lai kinh tế của các nước này sẽ gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc. Đồng thời, khi chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trở nên rõ ràng hơn, Bắc Kinh sẽ có cơ hội làm rõ vai trò của họ trong các vấn đề chiến lược khu vực, nhất là để xử lý sự không thống nhất ngày càng tăng giữa chiến lược kinh tế và chiến lược an ninh. Việc Mỹ tuyên bố ý định lãnh đạo EAS có nghĩa là Trung Quốc sẽ tìm cách hỗ trợ ASEAN trở thành một tổ chức khu vực hàng đầu, để ASEAN không bị cả hai bên bắt làm con tin trong một cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng.
    Người ta vẫn cần chờ xem liệu kế hoạch tái can dự với châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực hay không. Dù sao, Trung Quốc cũng cần có lập trường tích cực hơn để duy trì vị thế của họ.
    Theo Stratfor
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Những đối tác để Mỹ tái can dự vào châu Á

    Thứ hai, 14 Tháng 11 2011 09:57
    Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ gần đây có đăng bài Partners for US re-engagement in Asia bình luận yếu tố trong chiến lược tái can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là cải thiện các mối quan hệ song phương với các bên tham gia chính trong khu vực, bao gồm cả những đồng minh truyền thống như Nhật Bản và Ôxtrâylia, lẫn các cường quốc đang nổi như Inđônêxia và Ấn Độ.

    Mặc dù hai nước Inđônêxia và Ấn Độ sẽ lo ngại rằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng, nhưng việc Mỹ chú ý hơn cũng mang lại cho họ nhiều cơ hội chiến lược để thực hiện các nhu cầu nội địa quan trọng.
    Trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Ôxtrâylia và Inđônêxia, Chính phủ Mỹ đã tăng cường khoa trương về chiến lược tái can dự vào Đông Á của mình. Trong một bài viết có tiêu đề "Thế kỷ Thái Bình Dường của Mỹ" đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại số tháng 11, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gọi khu vực này là "động lực chính của đời sống chính trị toàn cầu" và hứa rằng Mỹ sẽ tham dự thực sự vào khu vực này.
    Mục tiêu chính của Mỹ trong chiến lược này là đối trọng lại Trung Quốc đang ngày càng mạnh, đặc biệt sau khi gần đây Bắc Kinh có những động thái, yêu sách một cách gây hấn về biển trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ đã theo đuổi vai trò lãnh đạo trong các tổ chức đa phương của châu Á như diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Đông Á (EAS), đồng thời cố gắng tăng cường các mối quan hệ song phương với các nước châu Á, bao gồm cả các đồng minh truyền thống và các cường quốc đang nổi của khu vực.

    Các đồng minh truyền thống của Mỹ
    Chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần phải có yếu tố an ninh hàng hải. Mỹ dựa vào việc kiểm soát các đại dương để phát huy sức mạnh của mình ra toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng quan trọng cả về kinh tế và cạnh tranh. Do đó, Oasinhtơn đang tìm cách tăng cường sự cộng tác của mình với các lực lượng quân sự có khả năng ở khu vực, như Nhật Bản và Ôxtrâylia, để Mỹ nhận được cả sự hỗ trợ về an ninh và sự ủng hộ về chính trị cho sự hiện diện lâu dài tại khu vực.
    Trong năm qua, Nhật Bản và Mỹ đã nhận thấy các lợi ích chiến lược của họ tương đồng với nhau vì Trung Quốc ngày càng hung hăng trong vấn đề về biển ở khu vực. Mối quan tâm của Nhật Bản đối với vấn đề an ninh hàng hải của khu vực không chỉ nằm ở Đông Hải, khu vực tranh chấp các nguồn tài nguyên và lãnh thổ với Trung Quốc, mà cả ở Biển Đông. Sự thay đổi lãnh đạo cũng như thảm họa hạt nhân Fukushima cũng giúp đưa Tokyo và Oasinhtơn xích lại gần nhau hơn vì những vấn đề nội bộ làm Nhật Bản hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở khu vực. Cả Tôkyô và Oasinhtơn đang tạp trung sự chú ý của mình vào việc làm thế nào để giải quyết những thách thức trong một môi trường an ninh khu vực đang thay đổi và sử dụng an ninh hàng hải như là con đường chính để tăng cường sự can dự.
    Bên cạnh việc cải thiện các mối quan hệ song phương với Mỹ, Nhật Bản cũng đã thể hiện sự quan tâm đối với việc chấp nhận trách nhiệm lớn hơn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tôkyô đã đề xuất mối quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ thông qua chính sách Hướng Đông của nước này và thể hiện rằng Nhật Bản có thể chấp nhận một cuộc đối thoại 3 bên với Ấn Độ và Mỹ về các vấn đề an ninh của khu vực. Nhật Bản cũng làm việc để thúc đẩy mối quan hệ với Mianma và phát triển các quan hệ an ninh với các bên liên qan tại Biển Đông như Việt Nam và Philíppin.
    Tương tự như Nhật Bản, Ôxtrâylia là một đối tác chiến lược cho những lợi ích của Mỹ tại khu vực. Vị trí then chốt nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như cơ sở hạ tầng quân sự hiện có ở phía Bắc và phía Tây của Ôxtrâylia làm cho nước này là một đồng minh quan trọng trong việc hỗ trợ an ninh hàng hải ở các vùng biển của khu vực. Ôxtrâylia coi quan hệ đối tác với Mỹ là một cách để xây dựng các cơ hội kinh tế, đồng thời bảo đảm tự do đi lại cho các nguồn tài nguyên quan trọng. Sự hiện diện tăng lên của Mỹ sẽ đóng góp cho sự cân bằng của khu vực và giúp Ôxtrâylia có lợi thế trong khu vực và với Trung Quốc, đối tác thương mại chính của nước này.
    Trong chuyến thăm Ôxtrâylia, Tổng thống Obama sẽ đến Darwin , Vùng lãnh thổ phía Bắc, tại đây ông sẽ hoàn tất thoả thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ của Ôxtrâylia - chìa khoá để Mỹ có một chỗ đứng. Chiến lược của Mỹ cho rằng cấu trúc đóng quân hiện có của Ôxtrâylia không đủ hiệu quả để giải quyết các thách thức đang nổi lên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và do đó, trong cuộc họp tư vấn cấp bộ trưởng Ôxtrâylia - Mỹ năm 2010, hai bên đã đồng ý tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia này.
    Inđônêxia
    Một chiến lược tái can dự lâu dài của Mỹ dựa trên vấn đề an ninh hàng hải sẽ bắt đầu với Inđônêxia. Quốc gia vạn đảo này bao trùm các tuyến đường biển quốc tế quan trọng thông qua đó các nguồn cung năng lượng và hàng hoá được vận chuyển. Inđônêxia, với sự hỗ trợ của Mỹ, cũng đang nổi lên là nhà lãnh đạo của các khối trong khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Là nền kinh tế lớn nhất ASEAN, Inđônêxia đã cố gắng tăng cường khả năng quân sự của mình với việc Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono gần đây công bố tăng 35%, ngân sách quốc phòng, đưa ngân sách quốc phòng của nước này lên mức khoảng 7,1 tỷ USD. Inđônêxia cũng đã đưa ra những đề nghị về vai trò lãnh đạo chính trị khu vực trước EAS 2011, khi đồng ý tuần tra chung với Việt Nam tại biên giới trên biển giữa hai nước trong tháng 9, và hợp tác với Ấn Độ trong việc tuần tra chung eo biển Malắcca.
    Quan hệ Mỹ - Inđônêxia bắt đầu ấm lên vào tháng 8/2010, khi chính quyền Obama dỡ bỏ lệnh cấm lực lượng quân sự Mỹ tiếp xúc với các lực lượng đặc biệt Kopassus của Inđônêxia kéo dài hàng thập kỷ. Tổng thống Obama cũng thăm đất nước này trong năm 2010, kêu gọi cải thiện các mối quan hệ của Mỹ với thế giới Hồi giáo và theo đuổi sự hợp tác về an ninh và kinh tế. Kể từ chuyến thăm của Tổng thống Obama, các cuộc đàm phán đã tiếp tục với những động thái như Oasinhtơn ủng hộ Giacácta chống lại phong trào độc lập Papuan dù Papuan có những cáo buộc quân đội vi phạm nhân quyền. Mỹ cũng đã đề xuất các sáng kiến thăm dò đại dương chung và hợp tác để thúc đẩy thương mại song phương. Hai bên cũng đã thực hiện các cuộc tập trận trên không cũng như là một phần trong Lá chắn Garuda 2011. Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono bên lề EAS lần này, nơi Yudhoyono sẽ tận dụng lợi thế của mối quan hệ chiến lược Mỹ - Inđônêxia để giành sự ủng hộ cho vai trò lãnh đạo khu vực đang tăng lên của Inđônêxia.
    Tuy nhiên, Inđônêxia đồng thời cũng cố cân bằng mối quan hệ cộng tác mới có với Mỹ với các mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, như được thể hiện trong chương trình huấn luyện tác chiến đặc biệt Inđônêxia - Trung Quốc có tên Kiếm sắc 2011. Mặc dù Inđônêxia không muốn bị coi là đang chống lại hoặc kiềm chế Trung Quốc, nhưng Inđônêxia thấy những nhu cầu chiến lược của mình trong việc ủng hộ các đề xuất của Mỹ như cần phải đảm bảo an ninh hàng hải để việc xuất khẩu các nguồn tài nguyên không bị hạn chế (vì việc xuất khẩu này rất quan trọng đối với nền kinh tế Inđônêxia). Quan hệ đối tác Giacácta - Oasinhtơn cũng giúp nâng cao quan niệm về vị thế lãnh đạo khu vực của Inđônêxia như là một đối tác cho một cường quốc thống trị, đảm bảo được lợi thế của Inđônêxia trước các cương quốc khu vực và quảng bá các thị trường cho thương mại song phương.
    Ấn Độ
    Ấn Độ là một đối tác chiến lược tiềm tàng quan trọng nhất trong chiến lược Mặt nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Ấn Độ và Mỹ có thể sẽ tiếp tục định hình sự hợp tác chiến lược của họ tại EAS ở Bali trong tháng 11 này, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh, kinh tế và chiến lược của khu vực. Một chiến lược Mặt nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương toàn diện đòi hỏi sự hợp tác trong vấn đề an ninh hàng hải và ảnh hưởng đang tăng lên của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương.
    Mỹ đang đặt cược vào vị thế đang tăng lên của Ấn Độ và sự sẵn sàng tiếp đón những bên tham gia tích cực hơn để đưa mình vào khu vực với tư cách là một bên tham gia nổi bật và có những lợi ích và mục tiêu chiến lược tương đồng. Chính quyền Obama đã cố gắng xây dựng các mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản gần gũi hơn bằng việc thúc đẩy các cuộc thảo luận ba bên. Kể từ khi tiến hành cuộc diễn tập Malabar năm 2001, Mỹ đã cố gắng thúc đẩy quan hệ quân sự Ấn Độ - Mỹ cũng như các mối quan hệ khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, Ôxtrâylia và Xinhgapo tham gia Malabar 2007. Mỹ cũng ủng hộ các cuộc diễn tập quân sự của Ấn Độ gần biên giới Trung Quốc-Pakixtan. Oasinhtơn hy vọng phát triển mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ thành một diễn đàn chiến lược toàn diện và rộng lớn hơn, dù rằng vụ khủng bố 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã làm việc này trở thành mối quan tâm thứ yếu. Sự hợp tác chống khủng bố sau vụ 11/9, các mối lo ngại và các mục tiêu tại Đông Á cũng đã kéo Ấn Độ và Mỹ lại gần nhau hơn. Mặc dù, đối thoại chiến lược đã được khởi đầu thông qua vấn đề hạt nhân, nhưng phần lớn chương trình nghị sự chiến lược khu vực giữa hai nước vẫn chưa được đưa ra.
    Tuy nhiên, các mối quan tâm lẫn nhau không nhất thiết sẽ dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Ấn Độ trong khu vực. Những lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Đông Á cơ bản xuất phát từ những nhu cầu nội địa trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ các tuyến đường biển ở biển Andaman và nâng cao hình ảnh quốc tế của Ấn Độ là một cường quốc đang lên. Ấn Độ cũng đang tìm kiếm các thị trường để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình, cách thức để cải thiện thâm hụt năng lượng nội địa và các biện pháp để giải quyết các mối lơ ngại về an ninh - tất cả những điều này cần sự tiến bộ của chính sách Hướng Đông. Do đó, Ấn Độ đã cố gắng đa dạng hoá các nguồn năng lượng của mình từ các nguồn không ổn định ở Trung Đông và Tây Phi sang các địa điểm tương đối ổn định như Việt Nam và Mianma, đồng thời cố gắng xây dựng các mối quan hệ tích cực thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin ở khu vực này. Trong năm 2010, Ấn Độ chỉ mua được 30,6 triệu thùng dầu từ các nước ASEAN, trong khi Trung Quốc mua được 210,3 triệu thùng.

    Ấn Độ đã thể hiện các dấu hiệu của việc tham gia chiến lược của Mỹ ở Đông Á thông qua các mối quan hệ với Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, ủy quyền Hải quân Ấn Độ là nhà đảm bảo an ninh cuối cùng cho các quốc đảo ở khu vực Ấn Độ Dương, quan hệ kinh tế với Mianma và cùng tuần tra eo biển Malắcca với Inđônêxia. Ấn Độ có thể thấy là thích đáng để theo đuổi các lợi ích ở các nước ASEAN thông qua chính sách Hướng Đông, đi cùng với sự hợp tác với Mỹ trong các vấn đề của khu vực. An ninh hàng hải sẽ đòi hỏi khả năng hải quân và sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là khi Ấn Độ đánh giá Trung Quốc có thể đe doạ đến vùng biển Andaman và khu vực ngoại biên Ấn Độ Dương của mình. Cụ thể, các mối quan hệ và hợp tác của Trung Quốc với các quốc gia ven biển Ấn Độ Dương và ASEAN làm Ấn Độ lo ngại về sự yếu đuối và dễ tổn thương của mình.
    Do đó, Ấn Độ có thể tìm cách để có lợi từ việc sức mạnh của Trung Quốc tăng lên và việc sự chú ý bị lái sang các vấn đề ít liên quan đến lĩnh vực quan tâm chiến lược của Ấn Độ. Thái độ gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Đông Hải và mong muốn đồng thời của các bên liên quan đến châu Á - Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề này đã tạo một cơ hội bất ngờ cho Ấn Độ để tái thực hiện các nhu cầu chiến lược của mình thông qua việc lái sự quan tâm của Trung Quốc về gần khu vực ngoại biên của Bắc Kinh hơn. Với việc Nhật Bản đang thúc đẩy cho mối quan hệ quân sự và hải quân Ấn Độ - Nhật Bản gần gũi hơn dựa trên Kế hoạch hành động 2009, Mỹ hy vọng với sự nổi lên của Ấn Độ ở Đông Á thông qua các thoả thuận 3 bên và các quốc gia ASEAN cũng mở cửa cho vị thế của Ấn Độ tại Đông Nam Á tăng lên, Ấn Độ có thể thấy thích hợp để tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận an ninh, kinh tế và chiến lược của khu vực. Tuy nhiên, mối quan tâm cơ bản của Ấn Độ là việc kiếm được các nguồn năng lượng và thị trường mới và ổn định.
    Chiến lược tái can dự của Mỹ đã tập trung vào vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải và tạo một điểm chốt ở khu vực trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Các nước mà Mỹ hy vọng là điểm tựa cho chiến lược của mình ở khu vực lại không muốn mối quan hệ của họ với Bắc Kinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mối quan tâm đối với chiến lược của Mỹ lại xuất phát từ một đòi hỏi chiến lược trong đó sự hiện diện lớn hơn của Mỹ sẽ tạo điểm tựa cho đòn bẩy, đảm bảo tự do hàng hải, tăng cường các cơ hội kinh tế và củng cố vị thế lãnh đạo của các cường quốc đang nổi. Đối với Ấn Độ và Inđônêxia, hợp tác với Mỹ còn mang lại những cơ hội chiến lược quý giá./.
    Theo Stratfor
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Vậy là tối nay ngủ ngon à ???b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
    =))=))=))=))=))
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trời nắng tốt dưa , trời mưa tốt lính !
    Câu này dành cho lính Trường Sa ! :))
    Trời lắm gió , coi chừng chó bị câu !
    Câu này để cảnh báo mấy nhà nuôi chó ! :o3
    Trời mưa giông ... vắng chồng buồn lắm !
    Câu này an ủi chị em ... :x
    Trời bão thì ông lão phải thức !
    Câu này dành cho tui ! :p

    Rốt cuộc tối nay phải thức thôi !
    Một mình tôi dưới ánh trăng soi ...
    Xem báo , làm thơ và ... chém gió !
    Gió , mây , trăng có hiểu lòng tôi ?

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này