Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2924 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 03:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41661 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bài nhận xét rất hài của bộ quốc phòng Mỹ , nhưng nếu thêm khả năng Mỹ cấp vũ khí cho VN nữa thì thành khả năng thành hổ ý chứ

    Sự linh hoạt của Việt Nam trên biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 12:28

    Trang tin quốc phòng Mỹ The Second Line of Defense viết: Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng ý chí độc lập dân tộc mạnh mẽ và Quân đội kiên cường được thiết kế để làm cho Việt Nam như một con "tôm độc" mà Trung Quốc không thể tiêu hóa.

    Báo The Economic Times của Ấn Độ hôm 14/11/11 viết: Đối mặt với một Trung Quốc khuyến khích sự tin tưởng nhưng trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam tìm cách để làm rạng danh hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ hàng hải của họ.

    Cuộc rượt đuổi và đâm thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”. Các clip khác sau đó dài hơn do ghép lại từ 2 clip phần 1 và phần 2 (do người post lên đặt tên là Đuổi 2)

    Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Cú va chạm cực mạnh khiến người xem clip lần đầu thót tim khi nhìn thấy màn hình chao đảo do người quay phim (thu hình) , có lẽ, đã té nhào. Thật dũng mãnh !

    Ấy là tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là tàu Hải quân chính cống thì tốc độ và sự linh hoạt còn hơn như thế.

    Có vẻ Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy trên internet là không chắc chắn với một quân đội chuyên nâng cấp vũ khí như Quân đội ND Việt Nam.

    The Economic Times viết tiếp: "Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn ít được biết đến được sử dụng bởi Cộng sản miền Bắc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho công tác tuyên truyền để cho thấy rằng khi nói đến khả năng chiến đấu của Việt Nam, lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn."

    Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và sói hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.

    Tấn công tên lửa

    Mặc dù Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vơi nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.

    Nhưng nếu đối phương tấn công tên lửa dồn dập thì sao ? Chúng ta chống đở thế nào ? Dưới đây là lời khuyên của Viet-studies:

    Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.

    Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?

    Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…

    Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Google không thể vì lợi nhuận mà xúc phạm Việt Nam

    Thứ ba, 15 Tháng 11 2011 11:22


    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif"Trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn"

    Ý kiến của TS Lê Văn Út, Đại học Oulu, Phần Lan, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều bài viết "lật tẩy" đường lưỡi bò phi pháp.
    [​IMG]
    TS Lê Văn Út

    Google phải chịu trách nhiệm về phiên bản tiếng Hoa


    Đã hơn 15 ngày kể từ khi nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài gửi thư phản đối đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Nhóm các nhà khoa học đã nhận được phản hồi gì từ phía Google hay chưa, thưa ông?

    Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía Google.

    Trang chính của Google Maps không sai nhưng phiên bản tiếng Hoa lại sai, nhiều người đặt nghi vấn đây là lỗi do cố tình. Quan điểm của ông như thế nào?

    Tôi nghĩ phiên bản tiếng Hoa của Google Maps bị sai, tức có chèn đường lưỡi bò, và khác với trang chính của Google Maps là lỗi do cố tình,

    Tôi chưa biết chính xác ai, bộ phận nào quản lí nội dung trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps, nhưng điều tôi biết là phiên bản tiếng Hoa của Google không phải là trang mạng của Trung Quốc và cũng không phải nằm dưới cự quản lí của Chính phủ Trung Quốc. Bộ phận trực tiếp quản lí trang www.google.cn là Google Ireland Holdings, một chi nhánh của Google ở Ireland.

    Google Maps có hai phiên bản tiếng Hoa là http://ditu.google.comhttp://ditu.google.cn; địa chỉ IP (internet protocol) cho cả hai đều ở Mỹ, có nghĩa là server ở Mỹ. Vì thế tôi cho rằng chính Google phải chịu trách nhiệm về lỗi trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

    Mong Bộ Ngoại giao lên tiếng

    Các nhà khoa học Việt Nam đã "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature. Ông có tự tin sẽ "cắt được lưỡi bò" trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa không?


    Hiện tại, do chưa nhận được bất cứ phản hồi chính thức nào từ Google nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định gì.

    Thật ra, quá trình "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature cũng rất gian nan. Ban đầu, Nature vẫn cứ giữ im lặng, nhưng các lý lẽ thuyết phục của các tri thức Việt đã khiến họ phải cử phóng viên tìm hiểu vấn đề kỹ càng. Nhiều nhà khoa học (GS. Nguyễn Văn Tuấn, GS. Phạm Quang Tuấn, …) đã phải nhiều lần dùng những bằng chứng xác thực để thuyết phục Nature tôn trọng tính minh bạch trong môi trường khoa học.

    Xin trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn. Nếu Google Maps vẫn tiếp tục để đường lưỡi bò tồn tại trên phiên bản tiếng Hoa thì tôi thấy Google dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có.

    [​IMG]

    Phản đối đường lưỡi bò phi pháp trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa

    Cũng cần nhắc lại Google đã từng chiều lòng của Trung Quốc bằng việc chặn các từ khóa Taiwan (Đài Loan), Tibet (Tây Tạng)... trên trang tìm kiếm của Google. Vụ việc này đã làm cho Google bị mang nhiều tai tiếng.

    Nhưng thật là khôi hài và lố bịch khi có hai bản đồ khác nhau cho cùng một vùng lãnh thổ trên Google. Hơn nữa, Google không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà xúc phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Sẽ có thư ngỏ trên phạm vi toàn cầu

    Mới đây, tại hội thảo Biển Đông tổ chức tại Hà Nội, đã có sự góp mặt của nhiều học giả đến từ các nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia. Ông nghĩ sao về tín hiệu này?


    Tôi cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng và rất tích cực. Hội thảo này cho thấy vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề khó công khai hóa (cần thu hẹp tranh luận) như nhiều người đã nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét chúng ta đã thu được những gì qua hội thảo đó. Tôi hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận rộng rãi hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới.

    Làm thế nào để kêu gọi được sự tham gia của các học giả trong khu vực tới vấn đề đường lưỡi bò nói chung và câu chuyện đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa Google Maps nói riêng?


    Hiện tại, có một nhóm các nhà khoa học đã soạn một bức thư ngỏ đề cập đến tính phi pháp và cảnh báo sự phi lý của đường lưỡi bò trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian sắp tới, bức thư này sẽ được phổ biến rộng rãi với mục đích kêu gọi các học giả Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và các học giả trong khu vực và quốc tế cùng tham gia ký tên phản đối.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động các cây bút quốc tế tham gia viết về tính phi pháp của đường lưỡi bò, cũng như sự vô lý về lỗi cố tình trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

    Theo tôi, một vấn đề cực kỳ quan trọng là những người quan tâm đến Biển Đông ở Việt Nam cần thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản về Biển Đông và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế. Khi đó, chúng ta sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế hơn. Vị thế của Việt Nam trong quá trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông sẽ trở nên mạnh mẽ và thuận lợi hơn rất nhiều.

    Hoàng Hạnh/Bee (thực hiện)
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    ASEAN ỦNG HỘ MYANMAR GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH NĂM 2014

    Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã bước sang ngày họp thứ hai tại Bali, Indonesia, trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 19 do nước chủ nhà Indonesia chủ trì. Trong ngày thứ hai, hội nghị tập bàn về khả năng chuyển giao chức chủ tịch luân phiên cho Myanmar năm 2014.---------

    Trong ngày thứ hai của cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, hội nghị đều ủng hộ đề cử Myanmar sẽ là nước chủ nhà chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN năm 2014. Theo bộ trưởng ngoại giao Indonesia, ông Marty Natalegawa, hiện là nước chủ nhà ASEAN 19, đề nghị Myanmar nên ngồi ghế chủ tịch trong năm 2014. Theo ông Marty, điều này chẳng những có lợi cho cộng đồng ASEAN, mà cũng giúp Myanmar xây dựng hình ảnh một quốc gia cởi mở, khác với những gì báo chí phương Tây mô tả.

    Bên cạnh chương trình nghị sự về Myanmar, tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono cũng có bài phát biểu về kinh tế ASEAN trong một phiên họp bên lề, trong vai trò chủ tịch ASEAN.

    Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Indonesia
    "kinh tế trong khu vực ASEAN đang phát triển tốt. Tác động sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã có dấu hiệu phục hồi và các quốc gia ASEAN vẫn tự tin với tốc độ phát triển từ 5,7 đến 6,4% trong năm nay. Nói về thị trường tài chính, nói chung tỉ lệ hối đoái vẫn ở mức ổn định. ASEAN vẫn là khu vực hấp dẫn đối với đầu tư và kinh doanh".

    Theo qui định, 10 nước trong khối ASEAN sẽ lần lượt thay phiên giữ chức chủ tịch trong 2 năm để tổ chức hội nghị cấp cao. Năm 2010, Việt Nam đã giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN.----------
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    lật mặt tham vọng bành trướng , hành động bỉ ổi đê hèn của giới cầm quyền TQ

    Hội thảo về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông tại Nhật Bản tháng 10-2011

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 11:44


    Ban tổ chức: Ontime Vietnam ( do thành viên hội hữu nghị Nhật Việt đứng đầu )
    Diễn giả: Nhóm nghiên cứu Biển Đông tại Nhật bản(Nghiêm Minh Quang, Võ Đức Thắng)
    Thời gian: Ngày 29/10/2011 từ 18 giờ 30 phút đến 20 giờ 30
    Địa điểm: Nhà văn hóa tỉnh Kanagawa
    Số lượng người tham dự: 40

    Ngày 29/10/2011 tại thành phố Yokohama, Nhật bản đã diễn ra hội thảo về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển đông. Diễn giả là các thành viên của nhóm nghiên cứu Biển Đông tại Nhật bản.

    Hội thảo tập trung vào những vấn đề trong tranh chấp biển đông và chủ quyền hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa.

    Diễn giả Nghiêm Minh Quang mang đến cho hội thảo những phân tích khách quan và logic về động cơ độc chiếm biển đông của Trung Quốc, điểm không hợp lý của bản đồ đường lưỡi bò theo luật biển quốc tế UNCLOS ( * ) và những động thái quân sự, ngoại giao, khoa học của xung quanh vấn đề này.

    Diễn giả Võ Đức Thắng khái quát hiện trạng quyền kiểm soát hai quần đảo của các quốc gia liên quan và phân tích chứng cứ lịch sử của cả hai phía Việt Nam- Trung Quốc. Hội thảo thu hút đông đảo người Nhật bản và Việt nam đến dự, trong đó có học giả Nhật bản nghiên cứu về Việt nam và ký giả truyền thông.

    1. Bản đồ chữ U và động thái của Trung Quốc.
    Diễn giả Nghiêm Minh Quang khẳng định nguồn lợi hải sản, vị trí chiến lược của Biển Đông với 70% lượng thương thuyền trên thế giới qua lại cùng nguồn dầu mỏ đã và mới được phát hiện là mục tiêu săn đuổi của Trung Quốc cũng như các nước Đông Nam Á, nơi mà nhu cầu dầu mỏ đang tăng nhanh chóng. Về vấn đề bản đồ chữ U, qua phân tích bản đồ dựa trên luật biển quốc tế, diễn giả rút ra những kết luận: đường chữ U không phải là đường bao lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

    Do đó, Trung Quốc không được xâm phạm quyền thăm dò, khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Diễn giả đã trình bày những diễn biến ngoại giao chính của hai phía Việt Nam-Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông cũng như mối lo ngại về sự gia tăng ngân sách quân sự của Trung Quốc. Từ năm 2008 đến 2010, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng hơn hai lần từ 56 tỷ đến 120 tỷ đô la, hiện tại trung quốc có quân đội đông đảo nhất thế giới: 2.29 triệu người! Cuối bài phát biểu, diễn giả đưa ra những ví dụ về họat động lợi dụng khoa học vào mục đích chỉnh trị của Trung Quốc.

    Trong nhiều năm, các học giả Trung Quốc với sự dật dây của chính phủ đã liên tục đưa bản đồ chữ U vào nhiều bài báo khoa học cho dù bản đồ này không hề liên quan tới nội dung bài báo. Tạp chí Nature gọi hành động này là phi khoa học và tuyên bố sẽ xóa những bản đồ chữ U được đưa vào bài một cách vô lý nếu sự việc còn tiếp diễn.

    http://*******.org/forum/imagehostnew/90744ec0fa7cac7f1.jpg
    Diễn giả Nghiêm Minh Quang​



    2. Vấn đề chủ quyền Hòang Sa-Trường Sa.
    Diễn giả Võ Đức Thắng giới thiệu các nét chính về HS-TS trong các giai đoạn lịch sử. Hai quần đảo đã từng nằm dưới quyền kiểm soát của chế độ phong kiến Việt Nam, Pháp, Nhật bản và sau đó lần lượt bị các nước lân cận như Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Đài Loan chiếm giữ từng phần. Diễn giả đã lần lượt phân tích chứng cứ lịch sử và trình bày kiến giải cho vấn đề tranh chấp của cả hai phía Việt Nam-Trung Quốc.

    http://*******.org/forum/imagehostnew/90744ec0fa7d2098d.jpg
    Diễn giả Võ Đức Thắng​



    3. Phần hỏi đáp
    Trong phần hỏi đáp, diễn giả Nghiêm Minh Quang trả lời câu hỏi của Giáo sư Nakano đến từ Đại học văn hóa Tokyo về việc tại sao Trung Quốc rút lại tuyên bố”lợi ích cốt lõi”:

    Ngay sau khi tuyên bố, Trung Quốc lập tức gặp phải nhiều sự phản đối từ các nước trên thế giới và lâm vào thế bất lợi, do đó họ tìm biện pháp ngoại giao mềm dẻo hơn, tránh đối thoại đa phương, tìm cách dàn xếp song phương với từng nước.

    Bài phát biểu của thính giả Nguyễn Cảnh Toàn về cách ứng xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ những người có mặt trong phòng hội thảo:

    1) Cách hành xử và ý đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc.


    2) Trung Quốc lôi kéo dụ dỗ các nước trong khu vực như Lào, Myanmar để có được tiếng nói của họ trong việc yêu cầu đàm phán song phương. Asean phải thống nhất trước cách hành xử của TQ.


    3) Việt Nam cần hành động cụ thể hơn với các doanh nghiệp của Nhật bản, Mỹ, Ấn độ trên Biển Đông.

    Sau cuộc hội thảo là tiệc nhẹ, giao lưu trao đổi về các vấn đề kinh tế xã hội khác của Việt Nam nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

    ( * ) UNCLOS : United nation conventions on the law of the sea (Năm 1982)
    Một số hình ảnh:

    http://*******.org/forum/imagehostnew/90744ec0fabb15593.jpg

    Nhóm nghiên cứu Biển Đông tại Nhật bản​




    http://*******.org/forum/imagehostnew/90744ec0fabb66dc9.jpg
    Ban tổ chức, nhóm nghiên cứu Biển Đông tại Nhật bản và một số thính giả chụp ảnh kỷ niệm

    theo HSO
    var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETE = "Bạn có chắc muốn xóa nhận xét này không?"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETEALL = "Bạn có chắc muốn xóa tất cả nhận xét?"; var _JOOMLACOMMENT_WRITECOMMENT = "Viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_SENDFORM = "Gửi nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDITCOMMENT = "Sửa nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDIT = "Sửa"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE = "Bạn chưa viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA = "Hãy nhập mã xác nhận"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA_FAILED = "Mã xác nhận không đúng"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_EMAIL = "Để được thông báo, hãy nhập địa chỉ email"; var _JOOMLACOMMENT_ANONYMOUS = "Khách viếng thăm"; var _JOOMLACOMMENT_BEFORE_APPROVAL = "Nhận xét của bạn đã được gửi đi, tuy nhiên nhận xét của bạn cần chờ kiểm duyệt, sau khi kiểm duyệt xong nhận xét của bạn sẽ tự động được hiển thị!"; var _JOOMLACOMMENT_REQUEST_ERROR = "Yêu cầu của bạn bị từ chối"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_NEEDREFRESH = "";






  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ủng hộ trường xa =D>

    Quốc hội duyệt chi 2.900 tỷ đồng cho chương trình biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 11:46
    Với 82,40% số phiếu tán thành, chiều qua (14/11), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách TƯ năm 2012. Theo đó, năm tới, sẽ dành chi 2.900 tỷ đồng cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển.
    [​IMG]
    Đảo Trường Sa lớn được đầu tư hệ thống phong điện hiện đại.

    Nghị quyết của Quốc hội xác định, năm 2012, tổng số chi cân đối ngân sách TƯ là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
    Dự toán chi ngân sách TƯ năm 2012 sẽ dành 43.300 tỷ đồng cho thực hiện cải cách tiền lương, chi cho phát triển các sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 277.132 tỷ đồng, chi cho đầu tư phát triển 526.132 tỷ đồng.
    Các nội dung cụ thể, Quốc hội thống nhất dành khoản chi cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển là 2.900 tỷ đồng. 3.500 tỷ đồng được dành đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, 100 tỷ đồng chi trả nợ và viện trợ…
    Về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách của địa phương, NSTW tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chỉ cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    Trên cơ sở các tiêu chí này Chính phủ rà soát, xây dựng phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản cho từng địa phương.
    Trước đó, khi giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu tại hội trường , một số ý kiến đề nghị ngân sách TƯ không nên chỉ tập trung hỗ trợ cho các tỉnh có cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống mà cần mở rộng hơn nữa diện được hỗ trợ cho các tỉnh đang nhận số bổ sung, các tỉnh Bắc trung bộ có nguồn thu thấp.

    Nhất trí với đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ cho rằng không nên mở rộng phạm vi hỗ trợ vì một trong những định hướng cơ bản của tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc đầu tư công là chính sách đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Do vậy, nếu mở rộng phạm vi hỗ trợ sẽ dẫn đến phân tán nguồn lực, hơn nữa các địa phương nằm trong diện hỗ trợ là những khu vực còn rất khó khăn so với nhiều khu vực khác.Với 82,40% số phiếu tán thành, chiều qua (14/11), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách TƯ năm 2012. Theo đó, năm tới, sẽ dành chi 2.900 tỷ đồng cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển.
    [​IMG]
    Đảo Trường Sa lớn được đầu tư hệ thống phong điện hiện đại.

    Nghị quyết của Quốc hội xác định, năm 2012, tổng số chi cân đối ngân sách TƯ là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
    Dự toán chi ngân sách TƯ năm 2012 sẽ dành 43.300 tỷ đồng cho thực hiện cải cách tiền lương, chi cho phát triển các sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 277.132 tỷ đồng, chi cho đầu tư phát triển 526.132 tỷ đồng.
    Các nội dung cụ thể, Quốc hội thống nhất dành khoản chi cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển là 2.900 tỷ đồng. 3.500 tỷ đồng được dành đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, 100 tỷ đồng chi trả nợ và viện trợ…
    Về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách của địa phương, NSTW tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chỉ cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    Trên cơ sở các tiêu chí này Chính phủ rà soát, xây dựng phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản cho từng địa phương.
    Trước đó, khi giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu tại hội trường , một số ý kiến đề nghị ngân sách TƯ không nên chỉ tập trung hỗ trợ cho các tỉnh có cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống mà cần mở rộng hơn nữa diện được hỗ trợ cho các tỉnh đang nhận số bổ sung, các tỉnh Bắc trung bộ có nguồn thu thấp.

    Nhất trí với đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ cho rằng không nên mở rộng phạm vi hỗ trợ vì một trong những định hướng cơ bản của tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc đầu tư công là chính sách đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Do vậy, nếu mở rộng phạm vi hỗ trợ sẽ dẫn đến phân tán nguồn lực, hơn nữa các địa phương nằm trong diện hỗ trợ là những khu vực còn rất khó khăn so với nhiều khu vực khác.

  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    ASEAN Bali: Đồng thuận về Miến Điện, tranh luận về Biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 11:51
    [​IMG]Cổng vào Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bali - Indonesia RFI/Trọng Nghĩa

    Tại Bali, Indonesia, hôm nay, 15/11/2011, các cuộc họp của ASEAN bắt đầu đi vào thực chất với 10 ngoại trưởng Đông Nam Á nhập cuộc để thống nhất ý kiến - nếu có thể được - trên những đề nghị, để trình cho lãnh đạo các nước quyết định. Cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN là tiền đề cho các Hội nghị chính sắp diễn ra. Từ Bali, đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình.

    Những sự kiện quan trọng đáng chú ý
    Trong hai ngày 15 và 16/11, các bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế phải họp để đúc kết chương trình nghị sự cho các lãnh đạo, họp Hội nghị Thượng đỉnh trong hai ngày 17 và 18/11. Nội dung của hội nghị này là đề cập đến các vấn đề “nội bộ”, chẳng hạn như hồ sơ Miến Điện , lần này nổi bật vì phải dứt khoát xem có để cho thành viên này làm chủ tịch ASEAN vào năm 2014 hay không.
    Bên cạnh Hội nghị “nội bộ”, ASEAN còn họp với các đối tác. Trong các Hội nghị này, giới quan sát đặc biệt chú ý đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ ba, tố chức ngày 18/11. Sau lần thứ nhất tại Singapore năm 2009, và lần thứ hai tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, giới quan sát muốn xem phía Mỹ có tiết lộ gì thêm về quyết tâm dấn thân của họ vào khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Washington phải cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay không.
    Kết thúc loạt Hội nghị ở Bali là Hội nghị Thượng đỉnh Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11, lần đầu tiên có một tổng thống Mỹ tham dự là ông Obama. Nhân dịp này, tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Philippines Aquino và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
    Bên cạnh đó, một hội nghị khác đáng chú ý là Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong, dự trù vào ngày 19/11, nhưng có tin là sẽ diễn ra hôm thứ Sáu 18/11.
    Các ngoại trưởng ASEAN hoàn toàn ủng hộ Miến Điện
    Về điểm nóng của Hội nghị tại Bali lần này là Miến Điện, các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt ngay đồng thuận : đồng ý 100% về việc để cho Miến Điện lên nắm quyền chủ tịch luân phiên vào năm 2014.
    Ngay từ trưa nay, nguồn tin này đã được loan tải trong giới nhà báo có mặt tại Bali này, với các phóng viên Thái Lan và Malaysia được thông báo trước tiên. Nếu phóng viên Thái Lan còn giấu tên người cho biết tin, thì nhà báo Malaysia sau đó đã xác định đích danh Ngoại trưởng nước này, ông Datuk Seri Anifah Aman, xác định rằng “Miến Điện đã xin được lên nắm quyền chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, và đề nghị này được các quốc gia thành viên tán đồng rộng rãi”.
    Thông tin về việc chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm tù nhân chính trị đưa ra ngay trước các hội nghị ở Bali được xem là đã có tác dụng tích cực, xóa tan mọi ngần ngại trong 10 nước ASEAN, cho dù một vài đối tác của khối còn cho là còn quá sớm.
    Hoa Kỳ là nước nằm trong số các đối tác dè dặt. Tuy vậy, gần đây, Washington đã bớt cứng rắn hơn. Cụ thể là bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dịu giọng tuyên bố ủng hộ các nố lực cải tổ ban đầu tại Miến Điện, mà Hoa Kỳ thấy là đã có những dấu hiệu chứng tỏ là đang “thực sự” diễn ra.
    Phải nói là Miến Điện được hậu thuẫn nặng ký của nước chủ nhà là Indonesia. Ngay trước hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tuyên bố hoan nghênh khả năng Miến Điện thả thêm tù nhân chính trị có thể là trong nội tuần này.
    Biển Đông : Bất đồng Philippines-Trung Quốc khiến nhiều nước ASEAN dè dặt
    Nếu hồ sơ Miến Điện đã có được đồng thuận, thì hồ sơ Biển Đông có dấu hiệu không tạo ra nhất trí, nhất là trên đề nghị của Manila yêu cầu ASEAN tạo điều kiện cho một cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Bali giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
    Bản thông cáo báo chí về cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN chỉ ghi đơn giản : “Các Ngoại trưởng đã thảo luận (về nhiều vấn đề), trong đó có việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông/DOC”.


    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTại Hội nghị hôm nay, phái đoàn Philippines đã đề xuất ý kiến của mình, một ý kiến đã bị Bắc Kinh công khai bác bỏ trước đó, viện lẽ rằng “Vấn đề Biển Đông không liên can gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á bởi vì đây là một diễn đàn để thảo luận về hợp tác kinh tế và phát triển”.
    Phản ứng của Bắc Kinh được cho là đã khiến một số thành viên ASEAN không dính dáng đến Biển Đông dè dặt, khiến cho không có đồng thuận trên đề nghị của Philippines.

    Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm nay chỉ nhằm duyệt lại các điểm đã được các chuyên gia cao cấp đúc kết, để rồi trên cơ sở đó, xem xem còn có những bất đồng nào, đàm phán thêm, thuận được thì tốt, còn vẫn chưa thuận thì chuyển lên các lãnh đạo bàn tiếp.
    Mọi người chờ đợi là Tổng thống Philippines Benigno trong cuộc họp với các đồng nhiệm vào ngày 17/11, sẽ đề cập đến sáng kiến của Manila biến một phần Biển Đông thành một vùng “hòa bình, hữu nghị, tự do và hợp tác”. Sáng kiến này mặc nhiên phản bác đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

    theo RFI
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hội nghị BT Ngoại giao ASEAN từ 13/11 đến 16/11: Bàn nội dung cho hội nghị cấp cao

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 11:59


    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Philippines và Thái Lan để củng cố quan hệ đồng minh với những nước này

    Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) đã khai mạc tại Bali (Indonesia) hôm 15-11, tập trung thảo luận, xem xét tổng thể các nội dung chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 và các hội nghị liên quan diễn ra 2 ngày sau đó. Nội dung các chương trình nghị sự trên do các quan chức cấp cao ASEAN nhất trí báo cáo sau 2 ngày họp vừa qua.
    Theo đài Channel News Asia (Singapore), các nội dung nghị sự được AMM xem xét, đệ trình lãnh đạo cấp cao là triển khai, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, Diễn đàn Hàng hải ASEAN; thành lập Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN, Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thảm họa; thúc đẩy đàm phán Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ)…
    [​IMG]
    Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhóm họp tại Bali hôm 15-11. Ảnh: Reuters​
    Một nội dung thảo luận khác tại hội nghị kéo dài 2 ngày này là chính sách thị thực chung cho ASEAN nhằm giúp việc đi lại trong khu vực dễ dàng hơn. Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng được cập nhật về việc thực thi Hiến chương ASEAN và tình hình triển khai những mục tiêu về xây dựng cộng đồng ASEAN.

    Trong một diễn biến liên quan, dự kiến trong ngày 16-11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino và đi thăm một tàu chiến khi bà đến Manila. Các quan chức Mỹ cho hãng tin AFP biết bà Clinton sẽ tìm kiếm những cách thức gia tăng hợp tác trên biển với Philippines trong bối cảnh nước này và Trung Quốc đang căng thẳng về những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
    Sau chuyến thăm Philippines, bà Clinton sẽ đến Bangkok ngày 16-11 và hội đàm với các quan chức Thái Lan về những vấn đề khu vực trước khi cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama dự Hội nghị Cấp cao Đông Á ở Bali vào cuối tuần này. Ngoài ra, bà Clinton sẽ nhấn mạnh đến mối quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Thái Lan và cam kết ủng hộ những nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt của nước này.


    Vấn đề biển Đông được quan tâm
    Theo TTXVN, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi nhiều ý kiến về vấn đề biển Đông. Nhìn chung, các nước đều nhìn nhận sự cần thiết phải duy trì động lực triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) theo những quy tắc hướng dẫn đã nhất trí đồng thời bắt đầu xác định những yếu tố cơ bản ban đầu của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
    Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết các quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà ASEAN và Trung Quốc đạt được vào tháng 7-2011 đã và đang giúp các bên liên quan tháo gỡ dần những vướng mắc, không cần phải đợi hoàn tất triển khai DOC trước khi bắt đầu tiến trình xây dựng COC.


    theo NLĐ
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 15:23
    Tác giả: C. Raja Mohan

    Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.
    Quyết tâm làm sâu sắc quan hệ hợp tác hải quân với Việt Nam của Delhi, cam kết tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ủng hộ mạnh mẽ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và nhấn mạnh tự do đi lại trên Tây Thái Bình Dương đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Đông Á. Lợi ích mới của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng giống như lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay cản trở nước này hiện diện trên Ấn Độ Dương. Ấn Độ tìm kiếm một trật tự trên Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm sao các không gian chung trên biển ở châu Á luôn mở cửa và có thể tiếp cận cho tất cả các bên và không bên nào được lấy làm lãnh thổ dù dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc hay yêu sách lịch sử.
    Câu chuyện thứ nhất là sự công nhận ngày càng rộng rãi về việc các vấn đề an ninh biển ở Đông Á phải được giải quyết trong khuôn khổ rộng hơn của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thứ hai là sự suy yếu của Mỹ, nước bảo đảm an ninh chính ở Ấn Độ Dương và Thái Bình dương trong suốt nhiều thập niên qua. Thứ ba là sự thay đổi trong định hướng biển của Ấn Độ, từ một tác nhân đơn lẻ sang một đối tác sẵn sàng xây dựng liên minh trên biển.
    Kết hợp ba luồng xu hướng này mở ra không gian cho Delhi và Canberra tích cực tham vấn nhau hơn về các vấn đề trên biển và xác lập khuôn khổ hợp tác an ninh trong các vùng biển đang biến động không ngừng ở châu Á.
    Theo truyền thống, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương luôn được coi là hai thế giới khác nhau và độc lập với nhau. Những diễn biến gần đây bắt đầu củng cố quan điểm thống nhất hơn về Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tăng trưởng cao của Đông Á đã tạo ra những mối liên kết kinh tế vững chắc hơn với khu vực Tây Á và với châu Phi giàu tài nguyên.
    Không giống như nhiều nước Đông Á phải phụ thuộc vào Mỹ để duy trì trật tự tại vùng biển sâu của châu Á, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có tiềm lực và độc lập để đảm bảo các lợi ích mới của mình ở Ấn Độ Dương.
    Bắc Kinh cũng đang phát triển các hành lang vận tải biển và đường ống dẫn dầu từ Ấn Độ Dương qua Tây và Tây Nam Trung Quốc. Nước này cũng tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương.
    Mặt khác, khi quan hệ thương mại và kinh tế của Ấn Độ với Đông Á có trọng lượng lớn hơn, chính sách "Hướng Đông" của New Delhi cũng đã bao gồm một quy mô hải quân lớn hơn.


    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif Những khác biệt rõ rệt trước đây giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sau đó cũng đang bắt đầu mờ dần. Trong khi Ấn Độ - Thái Bình Dương luôn có những tiểu vùng nhỏ, mỗi vùng lại có những vấn đề an ninh đặc trưng, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đã mang đến một đặc điểm địa chính trị rõ ràng.

    Nếu như sự trỗi dậy của các cường quốc mới ở Đông Á là một phần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong hệ thống quốc tế, thì sự suy giảm tương đối nhanh của Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính đã lan rộng ra cả thế giới từ năm 2007 cũng vậy.
    Những nghi ngờ về tính bền vững và độ tin cậy của các liên minh với Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì thế cũng không tránh khỏi nảy sinh. Giờ đây Washington đang phải đối mặt với những thách thức thực sự trong việc đảm bảo hài hòa các nguồn lực tài chính và quân sự đang dần eo hẹp với các cam kết ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
    Chắc chắn, Mỹ sẽ vẫn là một thế lực quân sự hùng mạnh nhất ở châu Á trong thời gian dài tới. Tuy nhiên, sự hiện diện từ sớm của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn do hoạt động chạy đua tăng cường tiềm lực quân sự hiện đại trong khu vực và việc theo đuổi chiến lược hai mặt của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc và Iran.
    [​IMG]


    Washington vẫn liên tục khẳng định sẽ vẫn duy trì vai trò "cường quốc khu vực" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và chính quyền Obama đã hiện thực hóa các tuyên bố đó bằng việc ra sức tập trung các hoạt động ngoại giao với châu Á trong hai năm qua.
    Mỹ đang tái bố trí lại lực lượng quân đội ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để nâng cao tính hiệu quả, điều chỉnh lại học thuyết quân sự nhằm đối phó với các thách thức mới xuất phát từ thực tế như việc từ chối tiếp nhận các căn cứ quân sự Mỹ của một số nước hay sắp xếp lại các quan hệ đối tác an ninh.
    Củng cố các liên minh truyền thống với Nhật bản và Australia và xây dựng quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ cũng trở thành trọng tâm trong chiến lược mới của Mỹ, như một biện pháp để chia sẻ gánh nặng. Chuyển hướng chiến lược biển của Delhi một mở ra một nền tảng hoàn hảo cho cách tiếp cận mới này của Mỹ với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
    Ấn Độ nằm ở vị trí trung tâm trong chiến lược an ninh của Anh ở Ấn Độ Dương từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Ấn Độ cung cấp các nguồn lực vô cùng cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong thời cai trị của Anh.
    Sau khi giành độc lập và phân chia lãnh thổ năm 1947 (thành Liên bang Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan), Ấn Độ phải tập trung bảo vệ biên giới đất liền mới với Pakistan và Trung Quốc. Chính sách kinh tế hướng nội và chính sách đối ngoại không liên kết các khiến cho vấn đề biển không được coi trọng tại Ấn Độ.
    Trong chiến tranh lạnh, Ấn Độ theo chủ trương không can thiệp quân sự và yêu cầu các cường quốc rời khỏi Ấn Độ Dương và để cho các quốc gia ven biển đang phát triển của khu vực tự quyết định hệ thống an ninh cho mình.
    Cách tiếp cận thiếu thực tế của Delhi ở Ấn Độ Dương bắt đầu thay đổi từ những năm 1990 khi Ấn Độ mở cửa nền kinh tế và nối lại liên lạc với các nước láng giềng Ấn Độ Dương và các cường quốc hải quân lớn trên thế giới.
    Khi Ấn Độ đã trở thành một quốc gia thương mại, như Trung Quốc trước đó, chính sách an ninh quốc gia của Ấn Độ hiển nhiên cũng sẽ đặt trọng tâm vào an ninh biển. Nhập khẩu năng lượng và tài nguyên khoáng sản, cũng như xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường rải rác trên thế giới của Ấn Độ giờ đây phụ thuộc rất lớn vào vận tại biển, nghĩa là Ấn Độ chắc chắn cũng sẽ phải tính đến việc phát triển lực lượng hải quân.
    Quan trọng không kém là sự thay đổi thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề hợp tác quốc tế về biển. Kết thúc chiến tranh lạnh, Delhi sử từ bỏ chính sách không can thiệp quân sự và chấp nhận sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu nhấn mạnh vấn đề can dự hải quân và hợp tác trên biển với tất cả các cường quốc, nhất là Mỹ. Ấn Độ cũng chủ trương mở rộng các liên kết hàng hải đã có từ với các quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và hợp tác với các tác nhân lớn trong khu vực dựa trên khuôn khổ song phương và đa phương.
    Từ bỏ quan điểm truyền thống phản đối hành động quân sự bên ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc, Ấn Độ đã bắt đầu tham gia vào các chiến dịch chung, đáng kể nhất là chiến dịch cứu trợ sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cuối năm 2004.
    Ấn Độ còn từng bước tăng cường các cuộc tập trận hải quân đa bên, với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh châu Á. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Ấn Độ đã chấm dứt mục tiêu tự chủ chiến lược hay từ bỏ nguyên tắc chính sách đối ngoại độc lập.
    Delhi đã đưa vào những lý thuyết cũ ấy một cách nhìn thực tế hơn, tập trung phát triển cách tiếp cận mang tính hợp tác về vấn đề an ninh trên biển tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Với tiềm lực kinh tế và hải quân ngày một vững chắc, Ấn Độ đã tự tin hơn trong tư duy về không gian đại dương xung quanh mình.
    Không gian an ninh của Ấn Độ trước đây được xác định trong phạm vi từ vịnh Eden đến Malacca. Hiện tại, khu vực nằm trong an ninh quốc gia của Ấn Độ không còn gói gọn từ eo biển Malacca trở lại nữa mà đã mở rộng sang cả Biển Đông.
    Ấn Độ và Australia đều là hai quốc gia thương mại, kế thừa truyền thống Anglo-Saxon về hệ thống Thông luật và định hướng biển. Hai nước cũng chia sẻ nhiều giá trị chung của chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp và đa nguyên chính trị.
    Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, khi Delhi và Canberra còn bất đồng, thường rất gay gắt, về Ấn Độ Dương, giờ đây họ có chung lợi ích trong việc củng cố ổn định và an ninh trên Ấn Độ - Thái Bình Dương, hài hòa với các nước khác.
    Ấn Độ và Australia đã tuyên bố mong muốn triển hợp tác an ninh trên biển. Tuy nhiên, sự biến đổi mau lẹ trong thực tiễn địa chính trị ở Ấn Độ - Thái Bình Dương đòi hỏi Delhi và Canberra phải nhanh chóng biến tư duy ấy thành những hành động chính sách quyết định.
    Ấn Độ và Australia phải thiết lập cơ chế tham vấn và phối hợp chung trong các diễn đàn hiện nay như Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC) và Hội nghị Chuyên đề Hải quân ở Ấn Độ Dương (IONS).
    Tổ chức IOR-ARC, với sự tham gia của 18 quốc gia ven biển, có mục tiêu củng cố sâu sắc quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng còn rất yếu ớt. Delhi, hiện đang giữ chức chủ tịch, và Canberra, chủ tịch luân phiên tiếp theo, sẽ có cơ hội đưa thêm sức sống và quyết tâm vào IOR-ARC trong những năm tới đây.
    IONS là sáng kiến gần đây của Ấn Độ, tập hợp các Tham mưu trưởng Hải quân các quốc gia ven biển để trao đổi và hợp tác chuyên môn về các vấn đề liên quan tới an ninh trên biển.
    Cuối cùng, khu vực Ấn Độ Dương quá rộng lớn và đa dạng nên không thể tự đặt mình vào một khuôn khổ thể chế bao quát toàn bộ duy nhất nhất trong tương lai gần. Thay vì cố gắng thiết kế cấu trúc cho Ấn Độ Dương, khu vực có thể xây dựng dựa trên ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Kevin Rudd về "tiến bộ từng bước" thông qua "hợp tác chức năng".
    Đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng một bản sắc toàn khu vực ở Ấn Độ Dương là sự hợp tác tích cực và lâu dài giữa Ấn Độ, Australia và các quốc gia ven biển cùng chung lý tưởng khác.

    Đình Ngân dịch từ The Asialink Essays 2011

    theo TVN
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trở về trọng tâm kinh tế trong nước thoai

    Giải cứu bất động sản Việt và góc nhìn từ Ireland




    “Sẽ còn mất nhiều năm nữa để nền kinh tế phục hồi”, ông Peter Charleton, Trưởng bộ phận thanh toán Ngân hàng Trung ương và Cơ quan Dịch vụ tài chính Ireland, nhìn nhận như vậy về hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến quốc gia châu Âu này.

    [​IMG]Nếu nhìn vào tốc độ phát triển nhà ở, phải chăng là bất động sản sẽ nhanh chóng thừa mứa một ngày gần đây? - Ảnh: Getty.

    Thặng dư tài chính kéo dài 10 năm đưa Ireland tiến gần tới mức xóa bỏ hoàn toàn nợ công, nhưng sự cần cù của cả dân tộc đột ngột trôi sạch sau khi Chính phủ nước này buộc phải giải cứu các ngân hàng chịu rủi ro vì cho vay bất động sản quá mức. Khối nợ công nhanh chóng lên đến 90% GDP.

    Cái giá đắt từ cuộc khủng hoảng tại Ireland có lẽ sẽ là lời cảnh tỉnh cho nhiều chính phủ. Tăng trưởng GDP thực giai đoạn 2008-2010 của quốc gia này giảm 16%, tỷ lệ thất nghiệp từ 4% tăng lên 14%, thâm hụt tài chính nặng nề tới mức 12% GDP, và tổn thất hệ thống ngân hàng lên đến 70 tỷ Euro, tương đương trên 50% GDP…

    Nhưng “cơn đau” còn chưa dừng lại.

    “Người dân đóng thuế của Ireland vẫn đang phải trả giá cho rủi ro từ lĩnh vực bất động sản không được kiểm soát tốt”, ông Peter Charleton nhìn nhận như vậy tại hội thảo “Tác động của thị trường bất động sản lên thị trường tài chính Việt Nam: Những khuyến nghị chính sách” được tổ chức cuối tuần trước tại Hà Nội.

    Hai nước cùng có tốc độ tăng trưởng nhanh và kéo dài với nhiều việc làm được tạo ra; sở hữu nhà ở của dân chúng với tỷ lệ cao; tín dụng rẻ đổ vào bất động sản nở rộng trong nhiều năm… Ở một góc độ nào đó, trường hợp Ireland là đáng xem xét với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhiều tiếng kêu đòi giải cứu thị trường bất động sản đang phát đi đầy “thương cảm”.

    Nhìn về mặt con số, Việt Nam dường như không có vấn đề quá lớn về nhà ở. Năm 2009, kết quả cuộc điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê cho hay, xét về hình thức sở hữu, nhà riêng chiếm 93% và nhà thuê hoặc mượn của tư nhân chỉ chiếm 6,4%. Trong buổi hội thảo cuối tuần trước, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết một con số mới hơn, tỷ lệ nhà thuê của cả nước chỉ có 4%, riêng Hà Nội là 14%.
    [​IMG]

    Trong khi đó, nếu nhìn vào tốc độ phát triển nhà ở, phải chăng là bất động sản sẽ nhanh chóng thừa mứa một ngày gần đây?

    Theo dữ liệu của Bộ Xây dựng, chỉ trong giai đoạn 1999-2009, quỹ nhà ở đã tăng gấp đôi lên mức 1,4 tỷ m2. Trong suốt 10 năm đó, các doanh nghiệp đã góp vào 30% mức tăng thêm, tương đương với khoảng 210 triệu m2.

    Và dù thị trường bất động sản có đóng băng, có trầm lắng trong giao dịch, hay “sứt mẻ” ở góc độ kinh doanh gặp khó, thì nửa đầu năm nay vẫn có thêm khoảng 30 triệu m2 nhà được cung ra thị trường, theo số liệu của Bộ Xây dựng.

    Với hơn 22,4 triệu hộ gia đình, theo kết quả điều tra năm 2009 của Tổng cục Thống kê, nếu so sánh với con số 1,4 tỷ m2 nhà ở thì ước tính mỗi hộ gia đình Việt Nam có diện tích nhà ở bình quân khoảng 62 m2.

    Nhưng Tổng cục Thống kê còn một con số khác đáng quan tâm hơn, cứ khoảng 2.000 hộ gia đình thì có một hộ không có nhà ở, tức là tương đương với trên 11 nghìn hộ, theo số liệu năm 2009. Lý do không gì khác ngoài việc giá bất động sản liên tục tăng cao vượt quá khả năng chi trả của người dân.

    “Phải chăng giá nhà đất tăng cao là do thu nhập của người dân tăng và họ có điều kiện để cải thiện điều kiện sống và làm việc của mình?”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa đặt câu hỏi.

    Theo vị này, tốc độ tăng giá bất động sản so với thu nhập thường gấp 3-4 lần, biên độ giá cả dao động lớn, từ hàng chục phần trăm, có năm tăng mấy lần. Nếu so sánh với tốc độ tăng GDP/đầu người, tốc độ tăng giá nhà đất cao hơn rất nhiều và khoảng cách ngày càng doãng ra. Điều này cho thấy, đại đa số người dân ngày càng khó khăn trong việc có đủ nguồn tài chính thực hiện nhu cầu mua nhà đất.

    “Với Hà Nội, tiếng là thị trường trầm lắng nhưng nếu tìm nhà dưới 25 triệu đồng/m2 rất khó. Cơ cấu này thì chỉ có 20% người có thể tiếp cận được”, Thứ trưởng Nam cũng thừa nhận câu chuyện “khập khiễng” này.

    Việc thị trường bất động sản không đáp ứng được khả năng chi trả của số đông thường được đổ lỗi cho đầu cơ, găm hàng... Nhưng ông Nghĩa lưu ý rằng, nếu đầu cơ thì không thể kéo giá nhà đất tăng liên tục (khoảng 10 lần trong 10 năm).

    Có lẽ là ở cơ chế, hay điều kiện đặc thù Việt Nam? Với các doanh nghiệp bất động sản, để hoàn thành thủ tục dự án thường phải mất từ 3-5 năm, thậm chí lâu hơn. Với tỷ lệ vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 70% với lãi suất cao thì chi phí thực hiện dự án bị đội lên, có khi gấp hai lần trong vòng 5-7 năm.

    Trong khi đó, đầu tư kinh doanh bất động sản cũng có mức lãi suất rất cao, “bỏ một đồng lãi một đồng”, ông Nam cho hay. “Tôi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ lãi của dự án 30% họ không tham gia”.

    Cho nên, với khoảng hơn 11 nghìn hộ gia đình không có nhà ở, hay trên 3 triệu hộ nghèo, hay những người đi thuê nhà thuộc 4% nói ở trên thì ước nguyện một điều kiện sống tốt hơn chắc hẳn phải được Chính phủ quan tâm hơn cả.

    “Giá nhà đất cần phải giảm nhiều lần nữa. Nếu cứ cao thế này thì Nhà nước có xây bao nhiêu nhà đi nữa thì người dân vẫn cứ không có nhà để ở”, độc giả Trần Hiếu nói trên mục ý kiến phản hồi của VnEconomy ngày 19/8. Và đây cũng là mong muốn của nhiều người đọc khác.

    Nhưng đã hai tháng nay, những thông tin rằng thị trường bất động sản sẽ được cứu xét đã được phát đi. Giải pháp đầu tiên đang được cân nhắc là khơi lại dòng vốn đối với thị trường này.

    “Bất động sản được cứu rồi, sau đó sẽ đến chứng khoán”. Trên nhiều diễn đàn, những lời hô hào kiểu này bắt đầu có thêm dẫn chứng để thuyết phục dòng tiền trở lại. Đằng sau những chuyển động này, một câu hỏi đột ngột được nêu lại: nên cứu bất động sản, hay cứu ai khác?

    Ở góc độ cân nhắc rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng, các con số tín dụng bất động sản đến tháng 6/2011 khoảng 245 nghìn tỷ động, bằng khoảng 10% tổng dư nợ, và nợ xấu 3% dường như là chưa đáng lo ngại.

    “Thị trường bất động sản của chúng ta cũng chưa đến mức bong bóng, hay khả năng đổ vỡ, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng…”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận.

    Tuy nhiên, trong khi rủi ro từ thị trường bất động sản chưa đến mức phải cảnh báo như trên, những quan điểm muốn cứu thị trường có lẽ nên cân nhắc đến lưu ý của Peter Charleton, rút ra từ kinh nghiệm đau xót của Ireland: “Tất cả bong bóng thị trường bất động sản đều có nguyên nhân từ sự sẵn có của tiền giá rẻ”.
    Nguồn: VnEconomy
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    ĐẦU TƯ HƠN 600 TRIỆU USD CHO DỰ ÁN TRUNG TÂM VŨ TRỤ VIỆT NAM

    Việt Nam Đầu tư hơn 600 triệu đô la thực hiện dự án Trung tâm vũ trụ. Đây là thông tin vừa được ông Doãn Minh Chung, Viện trưởng viện Công nghệ Vũ trụ - Viện khoa học và Công nghệ công bố hôm nay, 16 tháng 11. ----------------

    Trung tâm vũ trụ Việt Nam có diện tích 9 ha, được xây dựng tại khu công nghiệp cao Hòa Lạc - Hà Nội.

    Dự án đã được chính phủ giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ thiết kế, xây dựng của Nhật Bản.

    Sau khi dự án hoàn thành, Việt Nam sẽ có một trung tâm nghiên cứu triển khai, đào tạo khoa học và công nghệ vũ trụ hiện đại nhất khu vực. Bên cạnh đó, có thể giảm được 10% thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên gây ra.

    Dự kiến, dự án sẽ thực hiện trong thời gian tới và sẽ hoàn thành vào năm 2018.-------------------------
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này