1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3684 người đang online, trong đó có 184 thành viên. 00:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41881 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KÉM Ở CÁC NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC


    Cách đây 10 năm khi bắt đầu gia nhập WTO, chính phủ Trung quốc đã cam kết sẽ mở cửa thị trường ngân hàng cho các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên việc này diễn ra quá chậm, dẫn đến chất lượng dịch vụ tồi tệ ở các ngân hàng quốc doanh.


    Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng ở Trung Quốc đang trở nên khó khăn, chậm chạp và luôn đem đến sự bực bội cho khách hàng.

    Cách đây 10 năm khi mới gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc hứa rằng sẽ mở cửa thị trường tài chính cho các công ty nước ngoài. Và quá trình mở cửa này diễn ra một cách chậm chạp nhằm giúp cho các ngân hàng Trung Quốc tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và làm cho chúng ngày càng lớn mạnh thêm.

    Tuy nhiên thị trường kém cạnh tranh đã dẫn đến chất lượng phục vụ thấp trong hệ thống ngân hàng ở Trung QUốc.

    Hiện nay, Có rất nhiều ngân hàng quốc tế ở Trung Quốc nhưng họ chỉ được phép một năm mở hai chi nhánh và phải đợi rất lâu mới được cấp giấy phép.

    Lim Cheng Teck. CEO Standard chartered china
    Ngân hàng chúng tôi phát triển khá tốt. Nửa đầu năm nay doanh thu đã tăng 16%, và lợi nhuận tăng 76%. Đó là những con số đáng lạc quan

    Tuy nhiên theo các chuyên gia tài chính, những con số lạc quan này là nhờ nhóm khách hàng doanh nghiệp. Nhắc đến ngân hàng bán lẻ. Người Trung Quốc vẫn tin tưởng vào các ngân hàng Trung Quốc khi họ sợ khủng hoảng tài chính sẽ làm ảnh hưởng đến các ngân hàng nước ngoài.

    Sự tiện lợi cũng là mặt khác của vấn đề. Khi người Trung Quốc mua hàng qua mạng thì chỉ có các ngân hàng Trung Quốc có lien kết với mạng Alibaba, một hình thức giống như Paypal ở Trung Quốc.

    Thêm vào đó rất ít ngân hàng nước ngoài phát hành thẻ tín dụng ở Trung Quốc. Tất cả những hạn chế trên cho thấy một chính sách không thân thiện với ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc.

    Trong khi đó, Goldman Sachs và Bank of America đang buộc phải bán bớt cổ phần của mình trong các ngân hàng Trung Quốc nhằm giải tỏa cơn khát tiền mặt.

    Sau 10 năm gia nhập WTO. Các cam kết của Trung QUốc đang bị chất vấn. Gần đây, chính phủ Mĩ đã chỉ trích Trung Quốc không giữ lời hứa. Tuy nhiên người Trung Quốc sẽ còn phải đợi lâu cho đến khi chính phủ của họ thực sự mở cửa thị trường ngân hàng.
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chính phủ Nhật sẽ thảo luận về mậu dịch tự do bất chấp sự chống đối

    Quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tham gia thảo luận hiệp định thương mại tự do Thái Bình Dương có phần chắc sẽ không nhận được sự đồng tình của nhiều người trong giới nông gia Nhật, vì họ sợ hàng nhập khẩu giá rẻ tràn ngập. Tuy nhiên, theo tường trình từ của thông tín viên Justin McCurry của đài VOA từ Tokyo, thì động thái này nhận được sự hoan nghênh dè đặt của cử tri Nhật Bản.
    Justin McCurry | Tokyo
    var trkcid=133869278;var partnerID=593062; var _hb=1; window.onerror=function(){clickURL=document.location.href;return true;} if(!self.clickURL) clickURL=parent.location.href;
    • [​IMG]
    • [​IMG]




    [​IMG] Hình: AP
    Nông dân Nhật từ quận Miyagi bị sóng thần tàn phá biểu tình chống Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)


    Việc thủ tướng Noda ủng hộ việc tham gia cơ chế Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, chỉ là bước đầu tiên của một tiến trình dài hơn mà trong đó phải vượt qua được sự chống đối trong nước cũng như những quan tâm từ 9 quốc gia thành viên khác tham gia đàm phán TPP.

    Nếu được công nhận, hiệp ước này sẽ đánh dấu nỗ lực mang hoài bão lớn nhất trong khu vực nhằm tự do hóa mậu dịch giữa 21 thành viên APEC, và sẽ hình thành một thị trường lớn hơn Liên hiệp châu Âu 40%.

    Nhưng sự kiện này có thể sẽ mở ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với một số ngành công nghiệp nội địa, nhất là đối với giới nông gia Nhật Bản có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ hơn.

    Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng đối tác thương mại lớn thứ tư của Washington phải thể hiện cam kết của họ trong việc mở cửa thị trường, và giải quyết những vấn đề gây lo ngại, nhất là các rào cản đối với thịt bò và các loại nông sản khác.

    Các giới chức Nhật Bản nói rằng Thủ tướng Noda đã nêu rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi quốc gia, trong đó có những quyền lợi của giới nông gia.

    Trong bài phát biểu được đài truyền hình NHK phát sóng, Thủ tướng Noda nói rằng ông thừa nhận sự cần thiết phải mở cuộc tranh luận công khai trong nước về vấn đề này.

    Giới nông gia Nhật Bản đang đi đầu trong việc chống đối trong nước đối với việc tham gia TPP. Họ lập luận rằng việc dỡ bỏ hàng rào quan thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ gây thiết hại cho kế sinh nhai của họ. Nông gia Nhật nhận được sự trợ giá rất lớn của chính phủ và được bảo vệ bởi thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu.

    Các đài truyền hình tại Nhật Bản chiếu những đoạn video cảnh những người biểu tình bày tỏ lo ngại của họ tại Hawaii. Một nông gia từ Hokkaido, đảo nằm về phía cực bắc của Nhật Bản, đến tham gia nhóm những người biểu tình, nói với đài truyền hình TBS của Nhật rằng các nông gia ngành chăn nuôi bò, ngành trồng lúa và các ngành khác cùng tập trung về đây để bày tỏ chống đối.

    Nông gia này nói rằng họ sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới để nói lên tiếng nói của họ.

    Ngoài việc nông gia bị thiệt hại trong công cuộc làm ăn, sự tự túc về thực phẩm của Nhật Bản, tỷ lệ lượng tiêu thụ hàng ngày do sản lượng trong nước cung ứng, nay ở mức khoảng 40%, theo ước tính cũng sẽ bị giảm sút đáng kể.

    Vì tác động gây ra cho ngành nông nghiệp và các giới khác có liên quan, Thủ tướng Noda có thể sẽ phải chật vật mới thuyết phục được các nhà lập pháp trong Đảng Dân chủ Nhật Bản của ông rằng TPP tiêu biểu cho một cơ hội kinh tế chứ không phải là một mối đe dọa.

    Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy khối công chúng lớn hơn của Nhật nóng lòng muốn giá hàng tiêu dùng thấp hơn kèm theo việc hạ thấp các rào cản mậu dịch. Một cuộc thăm dò do nhật báo Asahi thực hiện cho thấy 46% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với việc Nhật Bản tham gia TPP, trong khi chỉ có 28% chống đối. Những người ủng hội nói rằng tham gia hiệp ước thương mại này sẽ nâng cao GDP của Nhật Bản, và hạ thấp giá các mặt hàng tiêu dùng.
  3. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    VTV CHUẨN BỊ CÔNG CHIẾU BỘ PHIM PHẢN QUỐC - Bài 2



    VTV lại sắp công chiếu phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long"
    Nguyễn Duy Xuân


    [​IMG]Hai lần định trình chiếu trên VTV thì cả hai lần phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long" bị dư luận phản ứng dữ dội nên phải đình hoãn. Quá tam ba bận, lần này chắc là đã rút được kinh nghiệm thất bại của hai lần trước nên nhà đài và Công ty CP Truyền thông Trường Thành không phô diễn rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nữa. Điều đó cho thấy họ quyết tâm chiếu bằng được bộ phim gây nhiều tai tiếng này trên sóng VTV. Không chiếu sao được vì đây là sản phẩm hợp tác giữa VTV và Công ty CP Truyền thông Trường Thành mà.


    Hai lần định trình chiếu trước đây không thành có lẽ do chưa có thiên thời, địa lợi. Lần thứ nhất vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội thì dứt khoát không được chấp nhận là đương nhiên do tính chất lai căng, nhuốm màu sắc ngoại bang, đi ngược lại lịch sử ông cha của nó. Lần thứ hai vào hồi tháng 6-2011 cũng không được vì lúc ấy đang là thời điểm chuyển giao quyền lực của các cơ quan công quyền có liên quan. Người ta không muốn mất điểm (để rồi mất ghế) trước mắt công chúng. Còn bây giờ, khi tất cả đã yên vị thì không có lí do gì ngăn cản được họ. Dư luận phản đối ư? Chuyện nhỏ hơn con thỏ. Bởi đã thành thông lệ ở ta, khi các quan chức được đặt vào ghế với nhiệm kì 5 năm thì không gì có thể xeo nổi huống chi mấy cái trò phản ứng của báo chí.


    Và để thể hiện quyết tâm công chiếu bộ phim "LCU-ĐTTTL", báo Người Hà Nội có ngay một bài tung hứng thật mùi mẫn: “Cuối cùng thì, như số phận nổi chìm của nó - trước bao sóng gió của dư luận, bộ phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long" (LCU-ĐTTTL) từng bị phản đối dữ dội ròng rã suốt một năm trời, đến nay "số phận" đó được định đoạt một cách có hậu: đó là, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã có văn bản chính thức về việc phổ biến bộ phim, sau ba lần "nâng lên đặt xuống" của Hội đồng duyệt phim Quốc gia.” Và “Dù lỡ hẹn nhưng vẫn chưa muộn. Bởi lịch sử và những người làm phim lịch sử luôn tin và tôn trọng lịch sử, thông qua đó muốn gửi gắm, ký thác những tư tưởng, triết lý về cuộc sống con người, xã hội và dân tộc mà thông điệp bộ phim sẽ mang đến cho công chúng.” (http://nguoihanoi.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21551&session=62)


    Say khi kịch liệt lên án GS sử học Lê Văn Lan và vài cá nhân khác trong và ngoài ngành Điện ảnh "tát nước theo mưa" trên báo chí và blog cá nhân mà mục đích của sự chỉ trích không ngoài động cơ hạ bệ bộ phim "LCU-ĐTTTL", các tác giả tán dương: “LCU-ĐTTTL do một tập thể làm phim đầy trách nhiệm, giàu ý tưởng, khát vọng về một tác phẩm điện ảnh cổ trang độc đáo mang tầm vóc lịch sử - vì giá trị nghệ thuật đích thực.” Và ca ngợi ông Trịnh Văn Sơn: “đã vượt lên tất cả (ý nói phản ứng của dư luận) vì cái TÂM, cái TẦM và cái nhạy cảm của người làm truyền thông, làm kinh doanh lẫn nghệ thuật.”


    Còn Bộ VH-TT&DL thì khẳng định: "Bộ phim LCU-ĐTTTL không vi phạm các điều cấm phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật" để "Đài Truyền hình Việt Nam xem xét, quyết định việc phát sóng bộ phim theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí”.
    Quả thực, nếu bộ phim "LCU-ĐTTTL" hay đến thế, giá trị tầm vóc lịch sử-nghệ thuật to lớn đến thế thì tại sao mỗi lần định chiếu, gặp phản ứng của dư luận, VTV lại thụt? Cây ngay mà lại sợ chết đứng ư?


    Nhưng lần này đã khác. "Dù ai nói ngả nói nghiêng", bộ phim LCU-ĐTTTL vẫn sẽ được chiếu trong nay mai như khẳng định của Bộ VH-TT&DL, nhà đài và Công ty CP Truyền thông Trường Thành cũng như các tác giả bài viết nói trên.


    Nếu LCU-ĐTTTL là tác phẩm điện ảnh đích thực thì đáng để cho dân chúng nước Nam mình thưởng thức lắm. Chí ít thì cũng để mà nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong thời buổi mà biên giới, biển đảo của Tổ quốc đang nóng lên từng ngày. Còn nếu không thì…bất chợt lại nhớ tới câu nói của ông cha “nối giáo cho giặc ?”.


    07-11-2011
    Nguyễn Duy Xuân

    Kính mời chư vị độc giả cùng xem lại HỒ SƠ bộ phim phản quốc dưới đây:


    - HỌ ĐÃ TÌM ĐƯỢC "ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG" RỒI Ư?

    - GS LÊ VĂN LAN: TÔI KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI CHIẾU PHIM NÀY!

    - TRỰC TIẾP: PHỎNG VẤN NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN

    - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kêu gọi tẩy chay bộ phim phản quốc

    - NGUYỄN XUÂN DIỆN TỰ TRỰC TUYẾN VỀ BỘ PHIM PHẢN QUỐC

    - LỜI CẢNH BÁO GỬI TỚI CÁC DOANH NGHIỆP

    - CẦN CHẶN ĐỨNG ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG CỦA CHÚNG

    - DƯ LUẬN LÊN TIẾNG MẠNH MẼ

    - TIN ĐẶC BIỆT TỪ VTV

    - AI ĐE DỌA? AI KHUYÊN NÀI GS LÊ VĂN LAN ?

    - GS LÊ VĂN LAN: SẼ KIẾN NGHỊ TIÊU HỦY BỘ PHIM PHẢN QUỐC

    - BÁO VIETNAMNET TIẾP TAY CHO BỘ PHIM PHẢN QUỐC


    - BÁC HOA HÒE PHẢN BIỆN BÀI TRÊN VIETNAMNET
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Dạo này nhớ các bác quá mà bận không vào được. Rãnh rỗi ghé qua chúc sức khỏe các bác. HIHI ........ Chúc các bác vui khỏe vui vẽ yêu đời nhé. Vài bữa rãnh e vào đánh bọn khựa cùng các bác.Cho e gửi lời thăm bác Thái Dương nhé.[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC GẶP KHÓ KHĂN

    Vào thứ Tư, ngày 16/11, phát ngôn viên của Bộ Thương Mại Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc tình hình xuất khẩu của nước này sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới.------------------------


    Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết ngành xuất khẩu của nước này đang chịu nhiều áp lực từ tình hình bất ổn định của kinh tế thế giới, chế độ bảo hộ thương mại và giá cả nội địa gia tăng.

    Trong một cuộc họp báo diễn ra ở Bắc Kinh, vào thứ Tư, ngày 16/11, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, Thần Đan Dương cho tỏ ra bi quan.

    ÔNG THẦN ĐAN DƯƠNG, PHÁT NGÔN VIÊN BỘ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

    Chúng ta không thể lạc quan về tình hình xuất khẩu trong thời kì sắp tới.

    Ông cho rằng sự đi xuống trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, tín dụng của Mỹ bị đánh giá thấp và khủng hoảng nợ công châu Âu đang lan rộng là các nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, xuất khẩu Trung Quốc còn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bảo vệ thường xuyên và các xung đột thương mại.

    Ông cũng chỉ ra rằng các kế hoạch chống lại tình hình bi quan của Trung Quốc là giữ vững các chính sách thương mại, điều chỉnh và đánh giá một cách lạc quan tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu .

    Các số liệu chính thức cho thấy ngoại thương Trung Quốc trong tháng 10 giảm 8,3% so với tháng 9, lên đến 297, 95 tỷ USD,nhưng vẫn tăng 21,6% so với cùng kì năm ngoái.--
  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    KINH DOANH TẠI TRUNG QUỐC: ĐẶC BIỆT LƯU Ý ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Hôm nay, trao đổi với báo chí về kinh nghiệm làm ăn tại thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cho biết nên đặc biệt lưu tâm đến vấn đề đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tại thị trường này------

    Theo ông Phạm Ngọc Ảnh, Quản lý bán hàng công ty Kềm Nghĩa, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu tốt của công ty với kim ngạch mỗi năm đạt 1 triệu USD. Nhưng doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều thách thức từ thị trường này từ phương thức giao dịch, thanh toán đến bán hàng, đặc biệt là việc bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái. Doanh nghiệp này dẫn ra vụ việc đã từng bị đánh cắp thương hiệu tại Trung Quốc vào năm 2008 sau hơn 1 năm làm việc với đối tác phân phối tại thị trường này. Do chưa coi trọng việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm nên sản phẩm của công ty sau đó bị đối tác này làm nhái theo. Hậu quả doanh nghiệp này phải tốn chi phí để thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện và truyền thông cho sản phẩm tại thị trường này.

    Ông Lê Văn Trí, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần công nghiệp Cao su Miền Nam cũng chia sẽ vấn nạn hàng giả, hàng nhái là thách thức lớn nhất với doanh nghiệp khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. Tại thị trường này, Casumina đã tốn nhiều chi phí và cách thức khác nhau để đối phó vấn nạn này.

    Do đó, các doanh nghiệp khuyến cáo, để bảo vệ sản phẩm của mình tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, các giấy tờ pháp lý sở hữu trí tuệ theo pháp luật Trung Quốc, cải tiến công nghệ bao bì sản phẩm để chống làm giả, thường xuyên công bố chất lượng, cách phân biệt sản phẩm thật trên các tạp chí chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng tại Trung Quốc.--------------
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tạm biệt các bác ! [r2)][r32)][};-:))=))>:)[r24)]~X:-ss=D>:-??:-":-* [​IMG]



  8. quacuchuoi

    quacuchuoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    48
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giá cao su Việt Nam bị cơ quan quản lý TQ ép giá thô thiển

    Giá cao su xuất sang Trung Quốc giảm mạnh

    Thứ tư, 16/11/2011 13:19
    [​IMG] Ảnh minh họa.

    Giao dịch vô cùng yếu ớt vì các doanh nghiệp của ta đều không mặn mà với mức giá như hiện nay.

    Theo tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), giá cao su thiên nhiên xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tiếp tục sụt giảm, hôm qua 15/11 chỉ còn 22.200 – 22.300 NDT/tấn, giảm 800 NDT so với cuối tuần trước.


    Giao dịch vô cùng yếu ớt vì các doanh nghiệp của ta đều không mặn mà với mức giá như hiện nay.


    Nhu cầu của phía đối tác hiện vẫn rất mạnh, tuy nhiên có điều khó lý giải là, nhà kinh doanh muốn nhập khẩu lượng lớn, mà phía cơ quan quản lý lại ngăn chặn không cho phép giao dịch vượt ngưỡng 23.000 NDT/tấn.


    Các đối tượng xuất nhập khẩu tại khu vực này cho rằng, nếu cơ quan quản lý nhà nước Trung Quốc thực sự muốn đưa cao su thiên nhiên vào giao dịch xuất nhập khẩu chính ngạch, thì vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh về tỉ suất thuế cho phù hợp, nhà kinh doanh có lãi mới kích hoạt được thị trường.


    Nhưng hiện tại, phía Trung Quốc thu thuế theo “đầu tấn” và lại quá cao, khiến các doanh nghiệp nhập khẩu cao su từ Việt Nam từ chối vận động đưa mặt hàng này vào hệ chính ngạch.


    Nguồn Cafef
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ơ hay ! Thế ra mãi đến hôm nay chú Sam mới biết chú ba chệt là chuyên gia hứa rồi để đó à ? :-o
    Thế nên từ xưa người Hán đã có họ Hứa , họ Tào ...
    Khi nhận xét về ai đó nuốt lời , người Việt thường bảo nhau : Cái thằng đó nó hứa tào thôi ! Đừng tin nó ! [-X

    Bởi hơn ai hết người Việt có thừa kinh nghiệm để hiểu lời hứa người Tàu đáng tin hay không !
    Lại nói về tay đại gian hùng Tào Tháo : tại sao người ta bảo đa nghi như Tào Tháo ?
    Bởi Tào Tháo không trọng chữ tín , chuyên lừa bịp người ta nên y nghĩ ai cũng bịp hết , y nhìn quanh y , thấy toàn lũ bịp , từ đó mà y đâm ra đa nghi !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này