Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5320 người đang online, trong đó có 458 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41417 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    giá dầu khả năng lại tăng cao

    Căn cứ quân sự ở Syria bị tấn công


    Cập nhật: 11:11 GMT - thứ tư, 16 tháng 11, 2011


    [​IMG]

    Các quân nhân đào tẩu khỏi quân đội Syria đã tấn công vào một căn cứ quân sự gần thủ đô Damascus của Syria, theo tin từ một nhóm đối lập Syria.
    Một phần tòa nhà thuộc cơ quan Tình báo không quân tại Harasta đã bị phá hủy trong vụ tấn công này vào hồi đêm, Ủy ban Cách mạng Syria cho biết
    Quân đội Giải phóng Syria cho biết đã dùng tên lửa và súng máy trong cuộc tấn công gây chú ý nhất của họ kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

    Sự việc xảy ra vào khi Liên đoàn Ả Rập chuẩn bị thảo luận phản ứng của họ về những đàn áp của chính phủ Syria trước tình trạng bất ổn chống chính phủ ở nước này.

    Chính phủ Syria đã kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của các nhà báo nước ngoài và do vậy xác minh các tin tức về tình trạng bạo lực là vô cùng khó khăn.

    Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết hơn 3.500 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng Ba. Giới chức Syria đổ lỗi cho các băng nhóm vũ trang và phe dân quân về tình trạng bạo lực này.

    Các quân nhân đào thoát đã thực hiện một số cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự trong vài tuần gần đây nhưng vụ việc tại Harasta là vụ táo bạo nhất của họ từ trước tới nay.

    Một cuộc tấn công như vậy sẽ có ý nghĩa quan trọng vì cơ quan Tình báo không quân Syria là một trong các cơ quan nhà nước đáng sợ nhất và đã tham gia đàn áp các cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad.

    Căn cứ quân sự này cũng rất gần thủ đô, nơi cho đến nay vẫn khá yên tĩnh trong bối cảnh bất ổn tại nước này.

    ‘Vài vụ nổ’

    Ủy ban Cách mạng cho biết trong một tuyên bố rằng những quân nhân đào thoát đã tấn công tòa nhà từ ba mặt. Máy bay trực thăng cũng được tin bay lượn trên khu vực này.

    Một người dân địa phương nói với hãng tin Reuters: "Tôi nghe thấy vài tiếng nổ và tiếng súng máy bắn qua lại."

    Quân đội Giải phóng Syria được thành lập cách đây vài tháng, gồm các quân nhân đã đào ngũ và chống lại ông Assad, và họ tuyên bố cho tới giữa tháng Mười đã có 15.000 thành viên.

    Họ tuyên bố mục đích của mình là làm việc cùng với người dân Syria để lật đổ chính phủ và "đứng lên chống lại bộ máy quân sự vô trách nhiệm đã bảo vệ chế độ".

    Họ nói mỗi ngày đang có thêm nhiều binh lính và quan sĩ đào thoát nhưng thừa nhận rằng lực lượng đào thoát không đủ mạnh để có thể chiến đấu với quân đội Syria.

    Tháng Mười Một dường như là tháng đẫm máu nhất của cuộc nổi dậy kéo dài tám tháng này, với hơn 300 người bị thiệt mạng tính đến nay.

    Ông Assad đang bị áp lực quốc tế phải chấm dứt cuộc đổ máu.

    Liên đoàn Ả Rập đã bỏ phiếu quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria, và sẽ phê chuẩn hành động này tại cuộc họp của Liên đoàn ở Morocco vào thứ Tư.

    Các Ngoại trưởng cũng sẽ thảo luận những cách thức khác nữa để gây áp lực ngày càng gia tăng lên chế độ của ông Assad.

    Syria sẽ không tham dự cuộc họp và đã lên án việc đình chỉ tư cách thành viên của họ là "đáng xấu hổ và ác ý", đồng thời cáo buộc các nước Ả Rập khác đang âm mưu cùng với phương Tây nhằm làm suy yếu chế độ tại Syria.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thấy chơi với Tàu bị đứt tay chưa ? :-??
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc cần tôn trọng các quốc gia khác nếu không muốn bị nhốt vào cũi , cấm khóc

    ‘TQ cần tôn trọng luật đi lại trên biển’


    Cập nhật: 11:14 GMT - thứ tư, 16 tháng 11, 2011

    Tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp báo chung giữa lãnh đạo hai nước


    Úc đã đồng ý đón nhận lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong những năm tới, Thủ tướng Julia Gillard công bố tại một cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Canberra.
    Bà Gillard cho biết khoảng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tới Úc vào năm tới, và rồi sẽ nâng lên 2.500 lính.

    Việc triển khai này đang được xem là động thái để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, ông Obama cho biết Hoa Kỳ "tăng cường cam kết của mình cho toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương", không loại trừ Trung Quốc.

    "Thông điệp chính mà tôi đã nói, không chỉ công khai mà là lúc nói riêng với phía Trung Quốc, là trách nhiệm nhiều hơn đi kèm với sự lớn mạnh của họ", ông nói.

    "Điều quan trọng là họ tôn trọng luật đi lại trên biển".

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đặt câu hỏi liệu động thái này của Hoa Kỳ có phù hợp với sự phát triển hòa bình trong khu vực hay không.

    "Tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có thể không thích hợp lắm và không vì lợi ích của các nước trong khu vực này", ông Lưu được hãng tin AFP trích dẫn.

    Tổng thống Hoa Kỳ đã bay tới Canberra sau khi họp Hội nghị Apec ở Honolulu.

    Chuyến thăm được thực hiện vào lúc hai nước kỷ niệm liên minh an ninh tròn 60 năm.

    Chuyển trọng tâm nhưng không đe dọa Trung Quốc

    Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Úc hôm thứ Tư ngày 16/11 trong một chuyến thăm dự kiến sẽ tập trung vào việc mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước với một thông điệp rõ ràng rằng Washington muốn bảo vệ các lợi ích của mình và đồng minh ở khu vực.
    Hoa Kỳ hiện đang trong giai đoạn chuyển hướng các chính sách an ninh khỏi Iraq và Afghanistan đến khu vực châu Á.
    Ông đã có các cuộc hội đàm với thủ tướng nước chủ nhà Julia Gillard sau khi đặt chân đến thủ đô Canberra. Sau đó ông sẽ có một bài diễn văn trước Quốc hội Úc vào thứ Năm 17/11 trước khi đến thăm một căn cứ quân sự ở Darwin.
    Trong bài diễn văn quan trọṇg này, Tổng thống Obama sẽ trình bày các kế hoạch tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực.
    Ở Darwin, ông Obama dự kiến sẽ loan báo triển khai lính thủy đánh bộ của Mỹ đến một căn cứ quân sự gần đó.
    Thủ tướng Gillard cho biết, khoảng 250 lính thủy đánh bộ sẽ được triển khai trên cơ sở luân phiên ở miền bắc nước Úc vào năm tới.
    Giới phân tích cho biết việc triển khai lực lược thủy quân lục chiến theo kế hoạch là qui mô nhất ở Úc kể từ Thế chiến II.

    Ông Obama cho biết việc triển khai sẽ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ "đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tác trong khu vực" về đào tạo, tập trận và "hình thái an ninh”.
    Bà Gillard nhấn mạnh rằng việc củng cố liên minh Mỹ-Úc không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Úc do nhu cầu tài nguyên khổng lồ để phục vụ cho sự phát triển của họ.
    “Tôi nghĩ là trong khu vực ngày càng lớn mạnh này của thế giới chúng ta thật sự có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với Mỹ và có các mối quan hệ hữu nghị sâu sắc ở khu vực, kể cả với Trung Quốc,” bà nói.
    Quân đội Mỹ và Úc đã chiến đấu cùng nhau trong Thế chiến thứ 2 và trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam, Iraq và Afghanistan.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tưng bừng khai mạc Hội thao Thể dục Thể thao toàn quân năm 2011

    QĐND - Thứ Tư, 16/11/2011, 15:45 (GMT+7)
    QĐND Online - Nhằm đánh giá kết quả, chất lượng huấn luyện, rèn luyện thể lực và hoạt động thể thao của bộ đội; nâng cao trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới và tạo thêm động lực, thúc đẩy phong trào ở các đơn vị phát triển, ngày 16-11, tại Trường bắn Miếu Môn, Bộ Quốc phòng long trọng khai mạc Hội thao Thể dục Thể thao toàn quân năm 2011.
    [​IMG]
    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội thao Thể dục Thể thao toàn quân
    Dự và chỉ đạo Hội thao có các đồng chí: Trung tướng Đỗ Bá Tỵ,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Hội thao; Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
    Hội thao năm nay tổ chức thi đấu 13 môn: Môn thể thao quân sự phối hợp của sỹ quan, môn thể thao quân sự phối hợp của QNCN, HSQ, binh sỹ, chiến sĩ khỏe, vượt vật cản, bơi ứng dụng quân sự, chạy việt dã 10 km, cầu lông, bóng bàn, bắn súng ngắn quân dụng (nam) nâng cao bài 1, bắn súng ngắn quân dụng (nam) nâng cao bài 5, bắn súng AK nâng cao bài 5, bắn súng ngắn quân dụng bài 1 và bài 4.
    Tham dự Hội thao có 50 đoàn, đại diện cho 50 đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. Có 2.211 VĐV và HLV, trong đó có 1840 VĐV sẽ tham gia tranh tài từ ngày 16 đến ngày 22-11 tại Trường bắn Miếu Môn. Có 25 đơn vị bắt buộc thi đủ 13 nội dung, còn lại các đơn vị khác căn cứ vào điều kiện thực tế để đăng ký tham gia ít nhất 3 nội dung, trong đó có nội dung bắn súng ngắn K54 bài 1.
    Để Hội thao thể dục Thể thao đạt kết quả tốt, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ yêu cầu: “Ban tổ chức, lực lượng trọng tài, lực lượng phục vụ phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thi đấu đúng điều lệ, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng và văn minh. Đối với các VĐV, cần phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, truyền thống của thể thao quân đội, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ luật, trung thực và cao thượng trong thi đấu”.
    Để Hội thao thật sự là ngày hội đua tài của các đoàn thể thao trong toàn quân, hướng tới kỷ niệm 65 Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2011), 67 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 22 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, các VĐV cần nêu cao tinh thần “Quyết thắng”, vì màu cờ sắc áo, thi đấu bình tĩnh, tự tin, quyết tâm phá kỷ lục và giành thành tích cao nhất trong nội dung thi đấu.
    Qua Hội thao, BTC sẽ phát hiện từ những VĐV có thành tích xuất sắc để lựa chọn và tăng cường cho lực lượng thể thao thành tích cao Quân đội. Được biết, tại SEA Games 26, Thể thao Quân đội đóng góp 58 đồng chí trong số 864 HLV, VĐV của đoàn Thể thao Việt Nam.

    Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên báo QĐND Online ghi lại trong ngày khai mạc Hội thao, xin gửi tới bạn đọc:


    [​IMG]
    Diễu hành biểu tượng của Hội thao Thể dục thể thao toàn quân qua lễ đài

    [​IMG]
    Đoàn Quân chủng Hải quân

    [​IMG]
    Các đại biểu duyệt đội hình diễu hành

    [​IMG]

    Đoàn của Học viện Quân y tiến qua lễ đài

    [​IMG]
    Biểu diễn võ thuật của đoàn thể thao Quân đội
    Tin, ảnh: Văn Phong

    Khỏe để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam thân yêu !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tiềm lực quân sự TQ thực sự chỉ nhỉnh hơn Iran một chút thôi , Mỹ mới doạ một tí mà vội vã đem vũ khí chui xuống hầm giấu tiệt như thế , tệ hại hơn là chết cả thống xoái , thế thì khi Mỹ đe doạ TQ thì sao nhĩ =)) nghe bảo vụ khủng hoảng hạt nhân tại nhân dân TQ đã loạn tranh nhau cướp muối để giữ mạng đến khiếp =))

    Mỹ vẫn muốn bàn về Biển Đông


    Cập nhật: 09:59 GMT - thứ tư, 16 tháng 11, 2011


    [​IMG] Hoa Kỳ cam kết sẽ bảo vệ đồng minh Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông


    Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giúp Philippines củng cố lực lượng hải quân còn yếu của nước này trong bối cảnh đồng minh lâu năm này của Hoa Kỳ đang có tranh chấp chủ quyền ngày càng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.
    Đây là một trong những vấn đề chính trong nghị trình cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton vốn đang có chuyến thăm đến Manila.

    Chuyến thăm hai ngày của bà Clinton bắt đầu từ hôm thứ Ba 15/11 kết thúc bằng một buổi lễ mang tính biểu tượng trên tàu USS Fitzgerald ở vịnh Manila để kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định phòng vệ tương hỗ giữa hai nước.

    Chuyển hướng hợp tác

    Aquino và Clinton tái khẳng định liên minh quân sự giữa hai nước và thảo luận các chi tiết tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines.
    Các quan chức hai nước cho biết Mỹ đang cố gắng tăng cường năng lực cho quân đội của Philippines, vốn đang gặp hạn chế về ngân sách, trong việc bảo vệ lãnh hải và những vùng biển mà nước này đang tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
    Phía Philippines đang muốn cả sáu nước có tranh chấp ở Biển Đông cùng tham gia đàm phán, trong khi Trung Quốc chỉ muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước để giải quyết tranh chấp.
    Trong khi hải quân Philippines không thể sánh nổi với sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nước này đã dùng đến các biện pháp phản đối ngoại giao và ngày càng hướng về phía Washington để củng cố lực lượng hải quân và không quân của mình vốn đang trong tình trạng thiếu thốn.
    "Chúng tôi đang làm việc trên rất nhiều vấn đề giúp cải thiện năng lực tại chỗ của họ [Philippines] để họ có thể đương đầu với các thách thức trên biển."
    Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ






    Tổng thống Aquino đã nhấn mạnh rằng nước ông sẽ không để cho Trung Quốc bắt nạt.
    Trong vòng gần một thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và đào tạo chống khủng bố cho quân đội Philippines để giúp họ chiến đấu với các nhóm Hồi giáo cực đoan có liên hệ với al-Qaida ở miền Nam nước này.
    Trong đó có nhóm Abu Sayyaf, một nhóm vũ trang nhỏ nhưng rất bạo lực vốn đã bị Washington liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố, và các đồng minh của họ ở Indonesia là nhóm Jemaah Islamiyah.
    Một quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ đi cùng với bà Clinton nói với các phóng viên rằng sự giúp đỡ của Mỹ bây giờ sẽ chuyển hướng sang củng cố sức mạnh hải quân của Philippines.
    “Chúng tôi hiện đang trong quá trình … đa dạng hóa và thay đổi bản chất của sự hợp tác,” vị quan chức này nói hôm 15/11 với điều kiện giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề.
    “Chúng tôi vẫn tiếp tục các hoạt động ở miền nam [chống lại nhóm Abu Sayyaf], nhưng chúng tôi đang tập trung nhiều hơn vào năng lực hải quân và các khía cạnh khác của năng lực viễn chinh.
    Mới đây Mỹ đã trang bị cho Philippines một tàu chiến và chiếc thứ hai cũng sẽ sớm được bàn giao, vị quan chức này nói.
    “Chúng tôi đang làm việc trên rất nhiều vấn đề giúp cải thiện năng lực tại chỗ của họ [Philippines] để họ có thể đương đầu với các thách thức trên biển,” ông nói thêm.
    Bảo vệ đồng minh

    [​IMG] Tổng thống Aquino nói ông quyết không để nước ông bị Trung Quốc bắt nạt


    Hiệp định phòng vệ tương hỗ năm 1951 yêu cầu mỗi nước phải có nghĩa vụ bảo vệ nước kia chống lại các cuộc tấn công của kẻ thù từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc trong khu vực Thái Bình Dương.
    Một vấn đề đang được đặt ra là liệu hiệp định này có được áp dụng khi các lực lượng Philippines bị tấn công trên các vùng biển có tranh chấp mà hiện nay Trung Quốc đang đòi chủ quyền toàn bộ.
    Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một tài liệu về chính sách đối ngoại của họ rằng hiệp định này yêu cầu Washington phải giúp bảo vệ các lực lượng Philippines, và dẫn một công hàm ngoại giao của Mỹ định nghĩa khu vực Thái Bình Dương cũng bao gồm Biển Đông.
    Hồi tháng 6 năm 2011, bà Hillary Clinton phát biểu rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những cam kết đã ký trong hiệp định nhưng từ chối bình luận cụ thể liệu những cam kết này có bao gồm quần đảo Trường Sa hay không.
    "Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề lãnh thổ cụ thể, nhưng là một diễn đàn để bàn bạc về các nguyên tắc giúp chúng ta tiếp cận vấn đề"
    Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ






    Tuy nhiên, vị quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết trong khi Mỹ ủng hộ Philippines thì sự ủng hộ này cũng có giới hạn.
    “Chúng tôi rất nhạy cảm để đảm bảo rằng việc này [bảo vệ Philippines] không khiêu khích hoặc làm cho bất kỳ bên nào phải lo ngại,” ông nói.
    Trong chuyến thăm Philippines lần này, bà Clinton cũng có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Albert del Rosario, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và các quan chức an ninh khác của nước chủ nhà.
    Bà sẽ bay đến Bangkok vào chiều ngày thứ Tư 16/11 và sau đó lên đường đến Bali dự hội nghị thượng đỉng Đông Á.
    Vẫn bàn về Biển Đông

    Vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra ở Bali, Nhà Trắng tuyên bố hôm thứ Ba ngày 15/11.
    Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng ‘vấn đề Biển Đông không có liên quan gì đến hội nghị thượng đỉnh Đông Á’.
    “Chúng tôi tin rằng an ninh hàng hải là một vấn đề thích hợp để thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á,” Phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Ben Rhodes nói với các phóng viên đang tháp tùng Tổng thống Barack Obama trên chuyên cơ Không lực 1 trong chuyến công du châu Á.
    “Trong bối cảnh một cuộc thảo luận về an ninh hàng hải thì Biển Nam Trung Hoa rõ ràng là một mối quan ngại,” ông nói.
    Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với toàn bộ khu vực này, một tuyến đường vận tải hàng hải huyết mạch với giá tṛi thương mại hàng năm lên đến hơn 5.000 tỷ đô la mà Mỹ muốn lúc nào cũng được thông suốt trong một vùng biển giàu dầu mỏ, khoáng sản và hải sản.
    “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề lãnh thổ cụ thể, nhưng là một diễn đàn để bàn bạc về các nguyên tắc giúp chúng ta tiếp cận vấn đề,” Rhodes nói.
    “Chúng tôi sẽ tập trung vào các nguyên tắc mà chúng tôi cảm thấy là thiết yếu đối với việc duy trì ổn định và lưu thông thương mại tự do ở vùng Biển Nam Trung Hoa,” ông nói.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bà Nà mộng mơ

    QĐND - Thứ Tư, 16/11/2011, 17:58 (GMT+7)


    QĐND Online - Đến với Bà Nà (Đà Nẵng) hôm nay là đến với một trong những đệ nhất danh thắng của miền Trung với hệ thống cáp treo dài nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, Khi nhìn từ trên cao, Bà Nà còn có phong cảnh non nước hữu tình, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
    Để có được một Bà Nà tầm vóc như hôm nay, thành phố Đà Nẵng đã có cơ chế đặc biệt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư và tiếp tục phát triển nơi đây thành khu du lịch đa dịch vụ hàng đầu Việt Nam
    Xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về điểm du lịch Bà Nà:


    [​IMG]
    Một góc Bà Nà hôm nay

    [​IMG]
    Bà Nà nhìn từ trên cao

    [​IMG]
    Đến Bà Nà, du khách có được những phút giây yên bình, tĩnh lặng

    [​IMG]

    Bà Nà đang được xây dựng để trở thành 1 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á


    Trọng Thiết
    thực hiện



    Hi Hi !!! Quê tui đó ! :x:x:x
    Và trang trại của tui cách Bà Nà chỉ 10 km thôi !
    :-bd:-bd:-bd
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc

    by thientrungnhan on November 13, 2011
    *** Học thuyết này thật đúng với câu Sấm:
    Sấm viết: phi giả phi điểu, tiềm giả phi ngư, chiến bất tại binh, tạo hóa du hí
    Sấm viết: cái đó (ấy) bay (được mà) [hoả tiễn, phi tiễn, phi cơ …] chẳng phải (là con) chim, cái đó (ấy) ngầm ẩn dấu (bơi lặn được trong nước mà) [tầu ngầm, thuỷ ngư …] chẳng phải (là con) cá chiến tranh chẳng ở tại binh (lính), tạo hoá (trời đất) rong chơi đùa giỡn.
    Qua những diễn biến hiện nay, thời điểm bắt đầu “Long vĩ Xà đầu” có thể có xê dịch, nếu tính thời gian dài hàng trăm hàng ngàn năm, khi quả đất quay nhanh hay chậm vài giây, thì thời gian tính có thể có sự sai lệch.
    11/12/2011 12:51:37 PM | LƯỢT XEM: 5179 ĐẠI VIỆT
    [​IMG][​IMG]
    VietnamDefence - Cùng với chủ trương trở lại châu Á, Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới – “Tác chiến không-biển” (Hải quân – Không quân) để vô hiệu hóa chiến lược “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực” của Trung Quốc và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ ở châu Á, Thái Bình Dương và trên toàn cầu.

    [​IMG]Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình DươngLầu Năm góc hôm thứ tư đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.
    Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.
    Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.
    Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.
    Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.
    “Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.
    Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.
    “Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.
    Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.
    Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:
    • Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.
    • Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.
    • Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý (1852 km) do liên quân sử dụng.
    • Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.
    Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.
    Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.
    Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
    • Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.
    • Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.
    Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập]ư một văn phòng mới (Air Sea Battle Office – ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.
    “Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.
    Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.
    Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.
    Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.
    Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.
    Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.
    Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
    “Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới – Văn phòng ASBO.
    Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.
    Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.
    Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.
    “Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.
    Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.
    Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.
    Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.
    Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review – QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.
    Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).
    Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.
    “Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.
    Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.

    • Nguồn: Pentagon battle concept has Cold War posture on China / Bill Gertz // The Washington Times Wednesday, 9.11.2011.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Tư, 16/11/2011, 16:35 (GMT+7)
    Trung Quốc: 17 HS mẫu giáo thiệt mạng vì tông xe

    TTO - Sáng nay 16-11, tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc đã xảy ra một tai nạn giao thông kinh hoàng, khi một xe buýt trường học đâm phải xe tải khiến 17 học sinh mẫu giáo và hai người lớn thiệt mạng.
    >> Read this on Tuoitrenews.vn

    [​IMG]
    Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: People Daily Theo thông tin từ phòng an toàn công trình của thành phố Khánh Dương, tai nạn xảy ra lúc 9g40 (giờ địa phương) ở thị trấn Yulinzi, quận Zhengning. Năm người thiệt mạng ngay tại hiện trường gồm bốn em nhỏ và tài xế.
    14 người còn lại gồm 1 giáo viên và 13 học sinh được xác nhận đã tử vong vào trưa nay tại bệnh viện. Những trẻ em bị thương đã được chuyển vào bệnh viện để điều trị, có 13 em trong tình trạng nguy cấp. Theo chính quyền, chiếc xe buýt trường học đã chở quá tải. Mặc dù trên xe chỉ có chín ghế nhưng khi đó lại chở tới 64 người, phần lớn là học sinh một trường mẫu giáo trong thị trấn. Chiếc xe tải được tỉnh Thiểm Tây cạnh bên cấp phép, khi đó xe tải đang chở than.
    Những em học sinh trong độ tuổi 5-6. Sau vụ va chạm, đầu chiếc xe buýt trường học bị thiệt hại rất nặng và dúm dó. Trong khi đó chiếc xe tải bị hư hại nhẹ hơn.
    Khi xảy ra tai nạn, xe đang chở các em học sinh đến trường mẫu giáo. Chiếc xe buýt thuộc quyền sở hữu của nhà trường.



    [​IMG]
    So với chiếc xe buýt, chiếc xe tải bị hư hại nhẹ hơn - Ảnh: Reuters Một nữ nhân viên phòng giáo dục quận Zhengning cho biết trường mẫu giáo này có quy mô nhỏ và thuộc về tư nhân. Một quan chức địa phương họ Gao nói với AP: "Chúng tôi đang cố gắng trấn an cha mẹ các em". Tài xế xe tải hiện đang được thẩm vấn ở đồn cảnh sát
    Tin tức của vụ tai nạn lan ra khiến dư luận Trung Quốc giận dữ trước tình trạng hệ thống giáo dục không được đầu tư tốt, đặc biệt ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Xe buýt trường học chở quá tải là vấn đề không xa lạ ở Trung Quốc, và tai nạn xảy ra thường là do việc bảo trì phương tiện không tốt cùng với tay lái ẩu.




    [​IMG]
    Chiếc xe buýt nhỏ này đã chở tới 64 em học sinh - Ảnh: Reuters
    [​IMG]
    Nhân viên cứu hộ kiểm tra chiếc xe buýt sau vụ tai nạn - Ảnh: Reuters Hồi tháng 9, truyền hình nhà nước đã quay được đoạn phim một chiếc xe tải nhỏ có tám chỗ ngồi nhưng lại chở tới 64 học sinh mẫu giáo.


    TẤN KHOA (Theo Xinhua)


    Xe tám chổ chở 65 người ( tính cả tài xế ) ! Thế nó nhồi các bé như nhồi heo gà à ? :-o
    Xem mạng người như rác ! [-(
    Tại thừa dân chăng ? :-??
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Tư, 16/11/2011, 07:31 (GMT+7)


    Tường trình từ Indonesia:



    An ninh hùng hậu bảo vệ Bali


    TT - Đảo du lịch Bali, Indonesia hiện là nơi diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng của các nhà lãnh đạo, ngoại giao các nước ASEAN và thế giới.



    [​IMG]
    15.000 cảnh sát và binh sĩ được huy động để bảo vệ Bali - Ảnh: Reuters
    Hôm 15-11 diễn ra Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN với nhiều nội dung nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong khối và giữa ASEAN với các nước đối tác. Hội nghị đã thảo luận các vấn đề: thành lập Viện Vì hòa bình và hòa giải (AIPR), sự tham gia hiệp ước hữu nghị và hợp tác của Brazil, thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).
    Các ngoại trưởng đã nhất trí đệ trình các kế hoạch thành lập AIPR lên các lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan tại Bali từ ngày 17 đến 19-11 để xem xét và thông qua. Tại hội nghị, các ngoại trưởng cũng thảo luận vấn đề phát triển cộng đồng ASEAN và thực thi hiến chương ASEAN, trong đó có đề xuất sử dụng thị thực chung ASEAN cho các công dân không thuộc khối ASEAN. Các ngoại trưởng đã nhất trí xúc tiến nghiên cứu và giới thiệu về lộ trình triển khai thị thực chung khối ASEAN.
    Từ ngày 17 đến 19-11 diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 và Hội nghị Đông Á.
    Sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhiều nhân vật quan trọng khác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị Đông Á đã khiến nước chủ nhà phải triển khai các biện pháp chặt chẽ nhất để đảm bảo an ninh cho các cuộc gặp gỡ. Khoảng 15.000 cảnh sát và binh sĩ đã được triển khai. Tất cả các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đều được thực thi bên cạnh việc lắp đặt các chốt gác, thiết bị kiểm tra...
    Hải quân Indonesia đã triển khai bảy chiến hạm phối hợp cùng một số tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát, vừa canh chừng ngoài khơi vừa trấn giữ tại các hải cảng xung quanh đảo. Các toán thợ lặn và phá mìn tinh nhuệ cũng được tăng cường đến Bali. Một phi đội chiến đấu cơ F16, sáu chiếc trực thăng cùng 16 xe thiết giáp sẵn sàng ứng phó. Trong suốt thời gian diễn ra các hội nghị, bầu trời Bali là vùng cấm bay.
    Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết lãnh đạo của Mỹ và Nga sẽ đến dự Hội nghị Đông Á mở rộng lần đầu tiên. Trong bối cảnh khu vực đang xây dựng cộng đồng ASEAN và tăng cường hơn các nỗ lực về hòa bình ổn định, hợp tác..., việc mời các đối tác của ASEAN là rất quan trọng. Không chỉ ASEAN nói chung mà Việt Nam nói riêng cũng đều ủng hộ việc này.
    Về tương lai của quan hệ ASEAN - Trung Quốc mà năm 2011 là tròn 20 năm, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói: “Các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh đến việc hai bên sẽ tăng cường hợp tác trên tất cả các mặt. Ngoài ra, hai bên sẽ tăng cường kết nối thông qua kết nối giao thông, giao lưu nhân dân. Tại Bali, các nước sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược. Hai bên cùng cam kết thúc đẩy thực hiện DOC, đồng thời tăng cường đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin. Các tuyên bố và trao đổi của các bên sẽ phản ánh tinh thần đó”.


    KHỔNG LOAN (từ Bali, Indonesia)
  10. vethoi1

    vethoi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2008
    Đã được thích:
    0
    ông chủ thớt bị làm sao thế vụ này tưởng xong rồi mà giải quyết song phương rồi mà cần gì nữa đâu?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này