Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6320 người đang online, trong đó có 760 thành viên. 08:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41671 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Lãnh đạo Tổng cục Chính trị
    Giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ quân đội đi học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2011



    QĐND - Thứ Tư, 16/11/2011, 20:32 (GMT+7)


    QĐND - Sáng 16-11, tại Đoàn 871, Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đi học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc theo chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước thỏa thuận.

    Nói chuyện với các thành viên trong đoàn, Trung tướng Ngô Xuân Lịch chúc mừng các đồng chí cán bộ đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; cấp ủy, chỉ huy các cấp tin tưởng, lựa chọn gửi đi học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc đợt này. Trung tướng Ngô Xuân Lịch cho rằng: Đây là bước cụ thể hóa các chủ trương trong hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ quân đội nói riêng đã được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước và quân đội hai nước thống nhất, thỏa thuận. Thực hiện chủ trương này không những trực tiếp nâng cao trình độ, bồi dưỡng khả năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, mà còn thể hiện sinh động sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước, nhân dân và quân đội hai nước, góp phần quan trọng xây dựng hai Đảng, hai Nhà nước, quân đội hai nước ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, việc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cử đoàn cán bộ chính trị QĐND Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc, chính là biểu hiện sinh động nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong đó hợp tác trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng là một trong những trụ cột.


    [​IMG]
    Trung tướng Ngô Xuân Lịch, gặp gỡ, động viên từng đồng chí trong đoàn cán bộ chính trị được cử sang Trung Quốc học tập, nghiên cứu đợt này.


    Trên cơ sở những phân tích nêu trên, Trung tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu từng cán bộ được cử đi học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc lần này phát huy tốt tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong xây dựng quân đội, xây dựng đơn vị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói chung, hoạt động CTĐ, CTCT nói riêng để sau khi về nước ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn, góp phần xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc, đòi hỏi mỗi đồng chí luôn nêu cao ý thức, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nước bạn, cũng như các quy định trong hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được lãnh đạo hai Đảng, hai nước, quân đội hai nước thống nhất đề ra. Đặc biệt, Trung tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: Không chỉ học tập, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức, mỗi đồng chí trong đoàn còn phải phấn đấu thể hiện thái độ chính trị đúng đắn nhằm tiếp tục xây đắp, củng cố vững chắc mối quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung, hiểu biết, tin cậy giữa hai Đảng, hai nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Trung Quốc theo đúng phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
    Trung tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: Trong những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo gắn với quy hoạch, sử dụng cán bộ. Đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách trước mắt nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ hiện đại. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa được Đại hội XI của Đảng bổ sung, phát triển và thông qua chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Do vậy, tăng cường mở rộng hợp tác trong giáo dục, đào tạo với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng, các nước có mối quan hệ truyền thống như Trung Quốc là hướng đi phù hợp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực...


    Tin, ảnh: Lê Ngọc Long


    Đừng ai ngạc nhiên !
    Việc gì cũng có lý do của nó !
    Thuật dùng binh không chỉ cứ súng to , đạn nhiều , quân đông mà thắng !
    Trong binh thư , muốn chiến thắng ắt phải cần mưu kế .
    Quân lính đông , vũ khí nhiều mà mưu hèn tướng kém thì thủ bại chắc chắn !
    Quân không đông , vũ khí ít mà mưu lược thâm sâu , tương kế tựu kế ... thì quân địch đông mấy cũng sẽ thua ta !
    Việc quân cơ nhiều điều không thể tiết lộ ...

    ;));));));));));));));));))


  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tamnhin.net/Chinhtri/16771/Tranh-chap-Hoang-Sa-Truong-Sa-va-luat-phap-quoc-te-Ky-I.html

    Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ I)



    (Tamnhin.net) - Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể xem như một trong những tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất trong lịch sử luật quốc tế. Thực tế tranh chấp với nhiều khía cạnh lịch sử, pháp lý, chính trị v.v… đòi hỏi một nỗ lực tổng thể khi tìm hiểu. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, một cách khái quát, chúng tôi muốn trình bày và cân nhắc luận thuyết của các bên tranh chấp dưới ánh sáng luật pháp quốc tế.

    [​IMG]

    Trong tranh chấp Hoàng Sa, các bên tranh chấp là Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo.

    Tranh chấp Trường Sa bao gồm các bên Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, trong đó Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, Philippines (mới tham gia tranh chấp từ năm 1951) và Malaysia (từ năm 1978) đòi hỏi chủ quyền với một phần quần đảo, còn Brunei chỉ đòi hỏi một đảo (Louisa Reef, từ năm 1984).

    I. Luận thuyết của Việt Nam

    1. Từ thời kỳ nhà nước phong kiến, Việt Nam đã có danh nghĩa pháp lý đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả đối với lãnh thổ vô chủ (terra nullius).

    Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thực sự, tức là chiếm hữu thực sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; về nguyên tắc công khai – việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.

    Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thực sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus) nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.

    Để chứng minh cho quyền phát hiện và chiếm hữu thực sự của mình, Việt Nam đã đưa ra các luận cứ sau:

    - Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình.

    - Trong suốt ba thế kỷ từ XVI đến XIX, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình ít nhất là trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hàng năm, trong nhiều tháng, để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn. Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, và có đầy đủ cả yếu tố vật chất (corpus) lẫn tinh thần (animus).

    Để chứng minh cho luận cứ này, Việt Nam đã đưa ra các nguồn tài liệu chính thức của nhà nước như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876), các châu bản triều Nguyễn về các bản tấu, phúc tấu, các dụ của các Vua, và hàng loạt bản đồ, tài liệu của nước ngoài thời kỳ đó.

    Các tác giả Jaseniew Vladimir và Stephanow Evginii trong cuốn “Biên giới Trung Quốc: từ chủ nghĩa bành trướng truyền thống đến chủ nghĩa bá quyền hiện nay”, sau khi trình bày các sự kiện cho thấy việc thực thi chủ quyền liên tục của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng nhấn mạnh: “từ lâu đời, chính quyền phong kiến Việt Nam đã sát nhập các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa vào bên trong biên giới lãnh thổ nhà nước Việt Nam.”

    2. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên các quần đảo.

    Năm 1899, toàn quyền Paul Doumer ra đề nghị chính phủ Pháp một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, công việc này không thực hiện được vì thiếu ngân sách.

    Ngày 8.3.1925, toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ nước Pháp. Các chuyến khảo sát và nghiên cứu khoa học đã được thực hiện ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1925 và ở Trường Sa từ năm 1927.

    Năm 1930, chính quyền Pháp ở Đông Dương cử phái đoàn đến treo cờ trên quần đảo Trường Sa. Sau đó, từ năm 1930 đến 1933, các đơn vị hải quân Pháp đã chiếm cứ các đảo chính của quần đảo này: đảo Trường Sa (13.4.1930), đảo An Bang (7.04.1933), đảo Ba Bình (10.4.1933), nhóm Hai Đảo (10.4.1933), Loai Tạ (11.4.1933), Thị Tứ (12.4.1933) cùng các đảo nhỏ xung quanh các đảo nói trên. Việc chiếm cứ này được thông báo trong Công báo của Cộng Hòa Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 và Công báo Đông Dương ngày 25 tháng 9 năm 1933. Việc chiếm cứ này không gặp bất cứ sự phản đối nào từ phía Trung Quốc, Philippines, Hà Lan (khi đó đang chiếm Brunei) hay Mỹ. Nước Anh yêu cầu giải thích và tuyên bố thỏa mãn với hồi đáp của Pháp.

    Ngày 2.12.1933, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

    Ngày 30.3.1938 hoàng đế Bảo Đại đã ra chiếu chỉ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương J. Brévié ra nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại Hoàng Sa. Sau đó chính phủ Pháp tiến hành chiếm cứ thực sự toàn bộ quần đảo. Một đội quân cảnh vệ được cử đến đồn trú thường xuyên tại đây. Vào năm 1938, bia chủ quyền được dựng lên với dòng chữ “Cộng Hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa, 1816 – đảo Hoàng Sa – 1938”. Một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa.

    Năm 1939, Nhật chiếm đóng Trường Sa, đổi tên quần đảo thành Shinnan Gunto (Tân Nam Quần đảo) và đặt chúng dưới quyền tài phán của Cao Hùng (Đài Loan). Tháng 4 năm1939, Pháp gửi công hàm phản đối các hành động quân sự của Nhật và khẳng định quần đảo này là một phần lãnh thổ của An Nam.

    Ngay sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, chính quyền Pháp đã lập tức khôi phục lại sự có mặt của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6 năm 1946, một phân đội của Pháp đã đổ bộ lên Hoàng Sa để chiếm lại quần đảo. Tháng 10 năm 1946, chiến hạm của Pháp mang tên “Chevreud” đã đến Trường Sa và đặt bia chủ quyền trên đảo Ba Bình.

    Cuối năm 1946, khi Trung Hoa Dân Quốc cử quân đội đến chiếm đóng đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), Pháp đã phản đối và yêu cầu họ rời khỏi quần đảo.

    Như vậy, với tư cách nhà nước bảo hộ đại diện cho quyền lợi của An Nam, chính phủ Pháp không hề từ bỏ mà vẫn thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa một các liên tục. Đối với Trường Sa, Pháp coi đây là lãnh thổ vô chủ và đã chiếm cứ thực sự trước khi các nước khác có mặt trên quần đảo này mà không gặp sự phản đối đáng kể nào từ phía các quốc gia khác.

    3. Chủ quyền của Việt Nam tiếp tục được thực thi và bảo vệ sau khi Pháp rời khỏi Đông Dương

    Ngày 14.10.1950, chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo.

    Trong phiên họp thứ 7 tại Hội nghị hòa bình San Francisco vào ngày 7.9.1951, đại diện Quốc Gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Trần Văn Hữu đã chính thức tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không có một phản đối hay bảo lưu nào từ phía 51 nước tham dự Hội nghị. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều vắng mặt trong hội nghị này.Tuy nhiên, Trung Quốc bảo lưu yêu sách của họ đối với các quần đảo qua tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai ngày 15.8.1951.

    Sau Hiệp ước Geneva năm 1954, hai quần đảo được Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Ngày 22 tháng 8 năm1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.

    Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách người thừa kế danh nghĩa pháp lý cùng các quyền và yêu sách của Pháp, đã liên tục tiến hành quản lý hành chính, khảo sát, khai thác và bảo vệ hai quần đảo bằng các hành động như: cắm cờ, lập bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (8.1956), sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam (7.1961), khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo bằng thông cáo của Bộ Ngoại Giao ngày 15 tháng 7 năm 1971, sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (9.1973), cấp phép cho khai thác phân chim, bắt giữ nhóm quân Trung Quốc giả dạng ngư dân xâm chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa (2.1959).

    Tháng 1 năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ các đảo Hoàng Sa, chính quyền đã phản ứng mạnh mẽ và tận dụng mọi cơ hội để khẳng định chủ quyền của mình như: gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo An và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị can thiệp, tuyên bố khẳng định chủ quyền tại Hội nghị Ủy ban Kinh tế Viễn Đông (3.1974) và tại Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Caracas (7.1974), công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa (2.1975).

    4. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2.7.1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay.

    Thực thi chủ quyền của mình, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (12.1982), lập thị trấn Trường Sa bao gồm quần đảo Trường Sa, thị xã Cam Ranh và các đảo phụ cận (4.2007), liên tục có quân đồn trú tại quần đảo Trường Sa. Các lãnh đạo của Việt Nam tiến hành các chuyến đi thăm và khảo sát quần đảo Trường Sa nhằm khẳng định chủ quyền như: các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Quyết, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đoàn Khuê vào tháng 5.1988, chuyến thăm của ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt vào tháng 4.1998.

    (Còn tiếp)
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tamnhin.net/Chinhtri/16670/Trung-Quoc-Cang-manh-cang-it-ban.html


    Trung Quốc: “Càng mạnh, càng ít bạn”

    (Tamnhin.net) - Trung Quốc “càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít có ảnh hưởng chính trị”. Đó là nhận định của giáo sư Diêm Học Thông, một chuyên gia quan hệ đối ngoại của Trung Quốc hồi đầu tuần này tại Washington.


    [​IMG]

    Giáo sư tiến sĩ Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế đương đại của Đại học Thanh Hoa, là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về quan hệ quốc tế, đặc biệt là về quan hệ Mỹ-Trung.

    Cách đây khá lâu, từ năm 1998, ông đã viết sách dự báo sự trỗi dậy hay quật khởi của Trung Quốc trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh cố ý tránh né khái niệm này và cho đến nay vẫn tiếp tục dùng cụm từ “phát triển hòa bình” để thay thế -- với mục đích làm giảm bớt sự nghi ngại và lo âu của các nước khác trước tình trạng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng.


    Trong thời gian gần đây, giáo sư Diêm Học Thông lại được giới học thuật phương Tây chú ý tới qua việc đề ra khái niệm “tình bạn không thật” (superficial friendship) để mô tả mối quan hệ thiếu ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông lập luận rằng lãnh đạo hai nước cứ tưởng lầm là đôi bên có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, trong khi thực tế không phải như vậy. Ông cho rằng “sự không thật” này làm cho Bắc Kinh và Washington thường có phản ứng thái quá, mỗi khi phía bên kia có những hành động không phù hợp với kỳ vọng của mình.


    Trong cuộc diễn thuyết ngày 7/11/2001tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington, giáo sư Diêm Học Thông giải thích: “Hai bên cứ tìm cách nói chuyện một cách thân thiện hợp tác, trong khi trên thực tế lại cạnh tranh với nhau để tranh giành ảnh hưởng. Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Mỹ muốn cạnh tranh với nhau. Cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lẫn Tổng thống Obama đều muốn giảm bớt xung đột và tăng cường hợp tác. Họ muốn tránh xung đột. Nhưng trên thực tế điều đó vượt khỏi khả năng của họ. Bởi vì một khi sự chênh lệch về sức mạnh được thu hẹp, xảy ra xung đột là một việc không thể tránh được. Quy luật khách quan là như vậy, ý chí chủ quan không thể thay đổi được”.


    Giáo sư Diêm Học Thông cũng cho rằng trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục củng cố các mối quan hệ đồng minh hiện có và phát triển những mối quan hệ đồng minh mới, Trung Quốc chỉ có hai nước đồng minh là Bắc Triều Tiên và Pakistan. Theo ông, Bắc Triều Tiên là đồng minh trên giấy nhưng không có thực chất, trong khi Pakistan là đồng minh thực tế nhưng không có hiệp ước. Ông nói thêm: “Trung Quốc ngày càng mạnh hơn nhưng bạn bè lại ít đi. Trung Quốc ngày càng giàu hơn nhưng ảnh hưởng chính trị lại giảm bớt. Tôi không nghĩ rằng đây là một sự việc bất thường. Và nếu cứ khăng khăng theo đuổi nguyên tắc phi liên kết, Trung Quốc không thể nào thay đổi tình trạng này”.


    Giáo sư Diêm Học Thông nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể dùng tiền để mua tình bạn hay không. Nếu tiền bạc không có tác dụng, chúng ta phải làm sao? Tôi cho rằng tiền bạc sẽ ngày càng không có tác dụng đối với các nước láng giềng. Cho nên Trung Quốc phải nghĩ tới việc thiết lập quan hệ quân sự với các nước xung quanh. Tôi không cho rằng Trung Quốc có thể làm cho mọi nước láng giềng trở thành đồng minh quân sự của mình, nhưng có một số nước sẵn sàng làm đồng minh của Trung Quốc. Yêu cầu của họ thường xuyên bị Trung Quốc bác bỏ, chỉ vì Trung Quốc vẫn theo đuổi nguyên tắc phi liên kết”.


    Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã một lần nữa lên tiếng thúc giục chính phủ ở Washington có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc về nhiều vấn đề: từ các hoạt động gián điệp mạng cho tới vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.


    Theo tin của Reuters, ông McCain nói rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama cần đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc là họ không thể “muốn làm gì thì làm”. Ông cho rằng đòi hỏi chủ quyền có tính chất hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông là “một sự vi phạm đối với mọi nguyên tắc về tự do hàng hải trên những vùng biển mà Mỹ từng phải tham chiến để bảo vệ”. Tuy không hô hào Mỹ trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, Thượng nghị sĩ McCain nói rằng Washington nên tận dụng các mối quan hệ đồng minh của mình ở Châu Á để làm “hãm phanh những tham vọng của Trung Quốc.”


    Thượng nghị sĩ McCain nói rằng: “Điều làm cho tôi cảm thấy bất bình và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng gây bất bình cho nhiều người trong quí vị ở đây là những tuyên bố đòi chủ quyền có tính chất thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Luận cứ của những đòi hỏi này không hề có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế”.


    Thượng nghị sĩ McCain cũng đề cập tới bản đồ chín vạch mà phía Việt Nam thường gọi một cách diễu cợt là “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền của 80% vùng biển rộng lớn chạy dài từ phía đông của miền Bắc Việt Nam cho tới phía Tây của Philippines và nói thêm rằng cách diễn giải của Trung Quốc về luật pháp quốc tế sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải.



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Minh Bích (theo VOA )
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tamnhin.net/Chinhtri/16773/Loi-khuyen-cua-cuu-Bo-truong-Tai-chinh-My-cho-VN.html

    Lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho VN



    (Tamnhin.net) - Đầu tư mạnh cho giáo dục, hạ nhiệt lạm phát, ổn định đồng tiền… là những lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow dành cho Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu





    Ông John Snow, Bộ trưởng Tài chính thứ 73 của Mỹ và hiện là Chủ tịch quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Cerberus Capital vừa đến Việt Nam trong chương trình làm việc 3 ngày tại Hà Nội và TP HCM.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số lãnh đạo khác của Việt Nam. Ngày mai, ông sẽ dành trọn một ngày để thảo luận với doanh nghiệp và giới học giả về khả năng Việt Nam có thể trở thành điểm đến của các đế chế kinh tế thế giới.


    Trước khi rời Việt Nam, ông cũng sẽ vào TP HCM và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào 17/11.


    [​IMG]

    Trao đổi về chuyến thăm với báo chí ngày 15/11, ông John Snow cho hay mục tiêu chính của chuyến đi là gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, đồng thời không loại trừ khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

    “Vấn đề không chỉ làm thế nào để dòng vốn chảy vào Việt Nam mà các doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải tham gia vào thị trường thế giới”, ông nói.


    Mạnh tay đầu tư giáo dục


    Việt Nam ở trong khu vực nóng về phát triển kinh tế của thế giới, có nhiều điều kiện phát triển như dân số đông, lực lượng lao động trẻ, ở vị trí chiến lược, và có nền tảng văn hóa của sự sáng tạo… Theo ông, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, GDP đầu người tăng, thị trường hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ tìm đến, khai thác nhu cầu thị trường.


    Có hai vấn đề ông lưu ý các nhà điều hành kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là lạm phát và tỉ giá. Bởi đối với giới đầu tư nước ngoài, một môi trường kinh tế vĩ mô bản địa ổn định, hạ nhiệt lạm phát, tiền tệ ít biến động là điều cần thiết cho chiến lược đầu tư lâu dài của họ.


    “Không biết rõ và dự đoán về tỉ giá, doanh nghiệp sẽ không thể tính toán được chi phí và doanh thu cho đầu tư của mình” - ông đơn cử.


    Song, ông nhấn mạnh: điều đáng mừng là Chính phủ đã có cam kết hạ nhiệt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.


    Tư vấn cho Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế, ông Snow cho hay, với ưu thế tốc độ tăng trưởng tốt, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam sẽ là địa điểm lí tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để đón đầu cơ hội, Việt Nam cần đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo lao động.


    “Lao động được đào tạo tốt là điều kiện để doanh nghiệp mạnh muốn đứng chân lâu dài ở một thị trường... Nếu tiếp tục đầu tư cho giáo dục, Việt Nam sẽ thành công”, ông Snow nhấn mạnh.


    Ông cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam nếu tìm thấy cơ hội để tăng chất lượng, giảm chi phí và tăng khả năng sáng tạo sản phẩm.


    Một trong vấn đề ông Snow đặc biệt nhấn mạnh, đó là việc đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.


    “Nơi nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và lớn mạnh thì nơi đó, nền kinh tế phát triển lớn mạnh”.

    Điều ông lưu ý, đó là cần tháo gỡ những gánh nặng về thủ tục, giấy tờ… để doanh nghiệp nhỏ có thể mọc cánh, trưởng thành. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng, chủ trương tái cấu trúc kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp là cơ hội cho Việt Nam cải thiện nền kinh tế hiệu quả và thu hút vốn.


    “Việt Nam đã có cách tiếp cận thẳng thắn, khi nhấn mạnh phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài góp vốn, gắn với nó là sự tham gia quản trị, điều hành từ bên ngoài, giúp cải thiện khả năng quản trị của doanh nghiệp”.
    Vietnamnet
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: , nxtlucky



    Có 1 thành viên F319 : nxtlucky =D>
    Có 3 người bịt mặt - Gián điệp chăng ? :-o
    Cũng có thể là dân quân du kích phe ta ! :)>-
    Và 1 cựu chiến binh , hiện là quân nhân dự bị đang đứng gác trong bóng tối !
    Là tôi ! [:D]

    Ngu chi đứng gác ngoài chổ sáng đèn cho địch nó bắn ? :p:p:p
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tamnhin.net/Chinhtri/167...-Hiep-dinh-doi-tac-xuyen-Thai-Binh-Duong.html


    Nhật có thể không tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương



    (Tamnhin.net) - Nhật có thể quyết định không tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng.

    [​IMG]

    Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda

    Phát biểu tại một phiên họp quốc hội ngày 15/11, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chúng tôi sẽ không tham gia đàm phán TPP nếu phải trả giá bằng lợi ích quốc gia”. Ông cũng nhấn mạnh, Tokyo sẽ không vội vã đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.

    Nhận xét này rõ ràng nhằm xoa dịu lo ngại rằng, kế hoạch tham gia đàm phán TPP của Chính phủ Nhật có thể tác động xấu đến ngành nông nghiệp của nước này, cũng như dẫn đến những thay đổi lớn đối với hệ thống bảo hiểm y tế của Nhật.

    Trong khi đó, giới doanh nghiệp Nhật cho rằng, hiệp định TPP sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu trong ngành sản xuất ôtô và điện tử của nước này.

    TPP được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương.

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Không để ASEAN bị “pha loãng” bởi nước lớn


    17/11/2011 1:20
    [​IMG]


    Brazil hôm 16.11 đã ký tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Ảnh: Thục Minh


    ASEAN đã chuẩn bị một bộ quy tắc để ràng buộc hành vi của các cường quốc nếu họ có ý đồ sử dụng vũ lực trong khu vực hay chia rẽ ASEAN.
    Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nước chủ nhà hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 6 diễn ra vào ngày 19.11 tới, nói rằng bộ Quy tắc Bali gồm 12 - 13 điều sẽ đóng vai trò giữ gìn an ninh trong khu vực, tránh việc các nước lớn dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. EAS lần này có sự tham dự lần đầu của Mỹ và Nga, bên cạnh Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN.
    Khu vực ASEAN, và rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương, gần đây có những chuyển biến gây quan ngại, đặc biệt là căng thẳng trên biển Đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo cuối ngày 16.11 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 về khả năng vũ lực được sử dụng trong cuộc tranh chấp này, ông Natalegawa nói rằng: “ASEAN chủ trương tạo dựng một tiến trình hòa bình”. Tiến trình đó bao gồm việc thúc đẩy Trung Quốc thông qua bản Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Quy tắc ứng xử biển Đông hồi tháng 7 và đang khởi động quá trình đi đến một bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) phù hợp với công pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982. “ASEAN sẽ không dùng vũ lực, bởi đó là biểu hiện của sự yếu kém. Chúng ta chủ trương giải quyết bằng ngoại giao, một cách tự tin. Vì thế, phía nào sử dụng vũ lực sẽ bị loại khỏi tiến trình này”, ông nói.
    Mới đây, việc Mỹ tuyên bố sẽ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở Úc cũng được nhìn nhận là một diễn biến có tính chất đối kháng với Trung Quốc. Nhưng, ông Natalegawa nói rằng đó là một vấn đề song phương giữa Úc và Mỹ, mà ASEAN sẽ không bị cuốn vào. Mặt khác, động thái này, theo ông, “không có tính chất gây hấn”, “không có ý đồ đen tối”, mà rất minh bạch.
    Tuy vậy, để tránh các nước lớn, kể cả Trung Quốc, có những hành động gây căng thẳng trong khu vực, bộ Quy tắc Bali, dự kiến sẽ được 18 quốc gia EAS ký thông qua vào ngày 19.11, sẽ có vai trò “kiểm soát hành vi” của các thành viên tham gia.
    Ông Natalegawa cũng bác bỏ lập luận cho rằng việc mời Mỹ và Nga tham gia EAS sẽ làm mất đi tính tập trung của ASEAN. Ông nói, ASEAN sẽ đóng vai trò nối kết các nước ngoài khu vực, nhưng “sẽ không bị pha loãng”, bằng cách đặt ra những quy tắc của mình mà các nước tham gia phải tuân thủ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ASEAN mà Brazil là thành viên mới nhất ký thỏa thuận tham gia hôm 16.11 là một ví dụ. Thỏa thuận sắp được ký với 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân về một ASEAN phi vũ khí hạt nhân cũng thể hiện vai trò tự chủ của khối.
    Hôm qua, Hội đồng điều phối ASEAN cũng đã thống nhất ủng hộ Myanmar giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014. Quyết định chính thức sẽ được nguyên thủ 10 nước ASEAN đưa ra trong cuộc họp cấp cao ngày 17.11.
    Hôm qua, Thủ tướng *************** dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á đã đến Bali. Ngay sau đó, Thủ tướng *************** đã có cuộc gặp gỡ song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Cùng ngày, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng ký với Bộ trưởng Công thương Indonesia Gita Wirjawan thỏa thuận xuất khẩu gạo sang nước này.

    Theo TTXVN, sáng 16.11, tại Bali diễn ra lễ ký thỏa thuận thành lập Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao khu vực Đông Nam Á (ASEAN SAI). Cơ quan Kiểm toán Indonesia và Brunei là Chủ tịch và Phó chủ tịch ASEAN SAI nhiệm kỳ 2011-2013; Kiểm toán Nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban Lập kế hoạch chiến lược của ASEAN SAI.
    Thục Minh
    (từ Bali, Indonesia)
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tầm nhìn Phú Quốc


    Cập nhật lúc 03:13, Thứ năm, 17/11/2011 (GMT+7)
    [​IMG]

    Thị trấn Dương Ðông (Phú Quốc).




    Tháng 11, vào mùa du lịch. Du khách đến với Phú Quốc (Kiên Giang) rất đông. Tàu Superdong III sức chứa hơn 300 hành khách không còn một chỗ trống. Trên hành trình hơn 100 km từ Rạch Giá, có nhiều du khách lần thứ hai, thứ ba đến Phú Quốc. Khi hỏi cảm nhận, mọi người có cùng nhận xét: Phú Quốc đã đổi thay nhiều.


    Ðúng lịch trình, sau hai giờ ba mươi phút, tàu kéo hồi còi chuẩn bị cập cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh), một trong ba cảng biển được đầu tư bề thế ở Phú Quốc. Ðứng trên boong tàu nhìn ra đảo Phú Quốc như một con rồng xanh nổi bềnh bồng trên biển. Nhiều du khách ngạc nhiên, thích thú ngắm nhìn bãi cát trắng mịn thoai thoải và làn nước xanh trong vắt. Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng với những đặc sản như ngọc trai, hồ tiêu, nước mắm... Các di tích, danh thắng như: Nhà lao Cây Dừa, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Dinh Cậu, lăng ông Nam Hải, Giếng Ngự, suối Tranh, suối Tiên, suối Ðá Bàn, mũi Ông Ðội... Ðặc biệt là những khu rừng nguyên sinh cùng những bãi biển cát trắng uốn lượn trải dài, nước xanh trong và những hòn đảo nhỏ còn hoang sơ với những truyền thuyết ly kỳ... có sức hấp dẫn lớn du khách gần xa và các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Lợi thế của Phú Quốc trong phát triển du lịch đã rõ, nhưng một thời gian dài chưa được khai thác. Cơ sở hạ tầng yếu kém, cách quản lý và lối suy nghĩ cục bộ địa phương, cùng những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý sử dụng đất là nguyên nhân kìm hãm quá trình phát triển của hòn đảo xinh đẹp này. Ðầu những năm 2000, Phú Quốc chưa có sự đổi thay nào đáng chú ý. Trên đảo vẫn chỉ một con đường vừa nhỏ vừa cua, dốc, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, còn lại chỉ là những lối mòn xuyên rừng núi. Người dân làm du lịch theo kiểu "cây nhà lá vườn" nên không níu chân và không để lại ấn tượng gì cho du khách.
    Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 như "luồng gió mới " đưa đến những đổi thay nhanh chóng. Theo Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban quản lý đầu tư phát triển (QLÐTPT) đảo Phú Quốc Văn Hà Phong, từ Quyết định 178, Phú Quốc được sự hỗ trợ và phối hợp của các bộ, ngành Trung ương trong việc ban hành các khung pháp lý về quy hoạch, quy chế tổ chức, hoạt động; nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài, chế độ tài chính và thủ tục hải quan. Phú Quốc được quan tâm bố trí vốn từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và được các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cơ quan trực thuộc bộ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu. Bộ máy được tăng cường, quy chế điều hành linh hoạt hơn. Phú Quốc đã làm tốt việc hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố về đầu tư phát triển, thu hút khá nhiều nguồn lực. Ngoài ra, còn được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi mà Nhà nước ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở. Với những điều kiện thuận lợi và cơ chế thông thoáng, Phú Quốc trở thành một trong những địa điểm lý tưởng thu hút các nhà đầu tư và một số vốn rất lớn đã đổ vào Phú Quốc. Theo Ban QLÐTPT đảo Phú Quốc, đến nay, huyện đảo này đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 75 dự án, với tổng vốn 52.337 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án nằm trong các khu chức năng theo quy hoạch. Hiện số dự án đang hoàn thiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 179 dự án.
    Nhà đầu tư và du khách đến với Phú Quốc ngày một đông, thúc đẩy phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, các cơ sở lưu trú. Nơi đây có khá nhiều khu du lịch nghĩ dưỡng, resort cao cấp nằm ngay bên cạnh những bãi biển thơ mộng. Nhiều công trình phục vụ khách du lịch cũng đang gấp rút triển khai song song với các công trình hạ tầng, cùng hẹn thời gian về đích là năm 2012. Chúng tôi đến thăm dự án lớn, quan trọng và đang có tiến độ thi công nhanh nhất là Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc. Với quy mô 905 ha, tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng, các hạng mục chính của công trình như: đường hạ-cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách đang triển khai xây dựng khẩn trương. Ông Ðặng Hải Nam, Chỉ huy phó công trình cho biết: "Hiện chín gói thầu nằm trong dự án Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc có khối lượng thực hiện đạt hơn 60%. Do dự án xây dựng bằng nguồn vốn tự có, cho nên không bị ảnh hưởng nhiều của tình hình khó khăn chung, bảo đảm tiến độ, có thể đến cuối năm 2012 đưa vào khai thác". Ðặc biệt, Phú Quốc đã và đang triển khai đầu tư xây dựng 11 khu tái định cư với diện tích 304 ha. Tại khu tái định cư 10,2 ha phía bắc sân bay Phú Quốc, nhiều hộ dân đã di dời đến ở, cơ sở hạ tầng bảo đảm, đáp ứng tốt cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
    Ðối với các công trình giao thông, Phú Quốc đang triển khai hàng chục gói thầu, với tổng nguồn vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính nên duy nhất có tuyến đường Dương Ðông - Cửa Cạn thông xe đầu năm nay, còn lại đều chậm so tiến độ. Theo Phó trưởng Ban QLÐTPT đảo Phú Quốc Nguyễn Văn Sáu, tổng vốn đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện đảo bảy năm qua đạt hơn 6.600 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa đạt so yêu cầu đầu tư phát triển đảo Phú Quốc. Ðường vòng quanh đảo và đường trục chính bắc-nam đảo là các tuyến đường huyết mạch, trọng yếu trong phát triển đảo với tổng vốn đầu tư khoảng 7.500 tỷ đồng, nhưng đến nay, việc triển khai thi công chưa đến 50%. Tương tự, các tuyến đường nhánh nối trục đông - tây đảo hoặc đấu nối với các khu du lịch, dân cư trọng điểm trên đảo, được đầu tư từ vốn ngân sách địa phương và tiền sử dụng đất cũng triển khai rất chậm. Do thiếu vốn nên các công trình đang thi công phải giãn tiến độ thực hiện, các công trình đã phê duyệt dự án phải hoãn kế hoạch triển khai. Giải thích thêm về nguyên nhân các công trình giao thông chậm tiến độ, Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang Danh Thanh Vinh cho biết: "Do vướng ở khâu giải phóng mặt bằng, phát sinh khối lượng không lường trước, vốn bố trí không kịp, chưa kể có nhà đầu tư yếu năng lực. Năm 2011, kế hoạch Chính phủ bố trí cho huyện Phú Quốc 338 tỷ đồng làm giao thông, nhưng đến nay mới giải ngân hơn 200 tỷ đồng. Phú Quốc hiện vẫn còn nợ các nhà thầu".
    Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013, Phú Quốc mới giải quyết được một phần tình trạng thiếu điện khi đưa vào khai thác đường điện cao thế cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc. Và đến năm 2015, tình trạng thiếu điện, thiếu nước mới cơ bản được giải quyết. Ông Văn Hà Phong cho biết: Theo kế hoạch năm 2011, đảo Phú Quốc phải thu hút đầu tư từ 3.400 đến 4.000 tỷ đồng. Nhưng do tình hình khó khăn, việc đầu tư vào Phú Quốc rất chậm và chắc chắn không đạt kế hoạch. Bởi đầu tư trong giai đoạn này là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đền bù, giải phóng mặt bằng, bất động sản..., nhưng lãi suất ngân hàng cao nên các nhà đầu tư "kẹt" vốn. Ðó cũng là lời giải cho việc dự án đầu tư rất nhiều, nhưng những dự án triển khai thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay vì các nhà đầu tư "chờ" các công trình hạ tầng đi trước.
    Thực tế cho thấy, Phú Quốc đang cần vốn và một cơ chế thông thoáng hơn nữa. Theo Ban QLÐTPT đảo Phú Quốc, từ nay đến năm 2015, cần huy động khoảng 20 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển nhằm hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội. Tỉnh đề nghị Chính phủ bố trí khoảng 7.500 tỷ đồng để đầu tư kết cấu các công trình hạ tầng thiết yếu đã được phê duyệt. Ðối với những dự án giao thông không có nhiều nhà thầu đấu thầu hoặc những gói thầu không có nhà thầu đủ năng lực tham gia, tỉnh đề nghị Chính phủ tiếp tục ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ định thầu. Trường hợp chưa thể bố trí vốn theo kế hoạch cần xem xét, chấp thuận chuyển đổi hình thức từ đầu tư xây dựng cơ bản bình thường sang hình thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT)... Tỉnh Kiên Giang đã chuẩn bị sẵn sàng để Phú Quốc tăng tốc trong năm 2012, năm về đích của nhiều công trình trọng điểm, làm tiền đề đảo Ngọc "cất cánh".

    VIỆT TIẾN
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Xuất hiện áp thấp trên Biển Ðông


    Cập nhật lúc 02:27, Thứ năm, 17/11/2011 (GMT+7)

    * Xây dựng hệ thống tháp cảnh báo thiên tai tại 28 tỉnh, thành phố ven biển
    * Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long triển khai sản xuất lúa
    * Cà Mau xuất hiện dịch cúm A/H5N1

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, chiều hôm qua 16-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11.0 đến 12.0 độ vĩ bắc; 115.5 đến 116.5 độ kinh đông. Dự báo 24 giờ tới, áp thấp di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, có khả năng mạnh thêm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp khu vực bắc và giữa Biển Ðông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.
    Hiện mực nước các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có dao động, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Ðồng Tháp Mười (ÐTM) và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) đang xuống. Hôm nay 17-11, mực nước các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có dao động, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng ÐTM và TGLX tiếp tục xuống.
    Ðể cảnh báo sớm thiên tai cho các hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt gần bờ, năm 2012 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng hệ thống tháp cảnh báo thiên tai tại 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong giai đoạn đầu, hệ thống này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn 28 tỉnh, thành phố.
    Tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương khảo sát, tổ chức cứu trợ giúp đỡ nạn nhân thiên tai sớm ổn định cuộc sống sau lũ, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân để bù đắp những thiệt hại trong mùa lũ. Cùng với sáu trường hợp chết đuối, lũ lụt và triều cường làm thiệt hại 258 ha nuôi thủy sản, 942 ha dứa nguyên liệu, hơn 395 ha hoa màu, 15.800 ha vườn cây ăn trái, 10.389 căn nhà, 106 điểm trường, 55 cây cầu và hơn 298 km đường giao thông bị nước ngập gây hư hại. Tổng thiệt hại ước tính hơn 697 tỷ đồng.
    Tỉnh Vĩnh Long hiện có 7.444/9.840 ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, mức độ nhiễm bệnh từ 30 đến 100%, trong đó hơn 3.370 ha bị nhiễm nặng. Bệnh xuất hiện ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung nhiều nhất là ở huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Mức độ thiệt hại là rất lớn nên nông dân mong muốn tỉnh sớm hỗ trợ phòng ngừa bệnh chổi rồng để cứu những vườn cây ăn trái từng đem lại lợi nhuận cao cho các nhà vườn.
    Theo tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn, hiện nay, cả nước không còn dịch lở mồm long móng. Hiện còn ba tỉnh là Long An, Tây Ninh, Quảng Nam còn ổ dịch tai xanh và tỉnh Nghệ An còn dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Lãnh đạo Cục Thú y, các cơ quan thú y vùng đã đi chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.
    Trong thời gian triển khai thí điểm chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong nhân dân tại hai xã Dũng Phong và Tân Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), mặc dù trên địa bàn huyện có 11/13 xã, thị trấn xuất hiện dịch lở mồm long móng, nhưng tại hai xã trên đã không xảy ra dịch. Từ thành công của mô hình an toàn dịch bệnh tại hai xã nói trên, tỉnh Hòa Bình tiếp tục nhân rộng ra nhiều địa phương khác, giúp cho việc quản lý, khống chế, ngăn chặn dịch bệnh được hiệu quả hơn, góp phần làm tốt công tác thú y. Tại Cà Mau vừa phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt gần 1.000 con ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình và đã tiến hành tiêu hủy. Ðây là đàn vịt 46 ngày tuổi, chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm của một hộ gia đình. Chi cục thú y tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ chuyên môn đi cơ sở, tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để cúm A/H5N1 phát triển, lây lan.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    7 người đang vào chủ đề này, trong đó có 0 thành viên:

    Toàn người bịt mặt ! :-ss
    :-ss:-ss
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này