Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3357 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 01:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41417 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cơ quan quản lý thực phẩm Việt Nam làm việc vô trách nhiệm hàng đầu thế giới

    90% "đặc sản" Đà Lạt là hàng Trung Quốc



    [​IMG]
    Ảnh: Cao Nguyên

    Cá sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc khi nhập về Đà Lạt đang còn ở “dạng thô”, tức còn đựng trong một thùng lớn, các tiểu thương phải đóng thành những gói có kích thước to nhỏ khác nhau.
    Hiện nay, rất nhiều nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về bày bán tại chợ Đà Lạt và nhiều khu du lịch của thành phố này bị không ít tiểu thương gắn mác “Made in Dalat” để qua mắt người tiêu dùng. Điều đáng nói tình trạng trên đã xảy ra nhiều năm qua nhưng các cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.​
    Tràn lan đặc sản Đà Lạt giả Ở chợ Đà Lạt và nhiều khu du lịch của thành phố này hiện nay đang bày bán rất nhiều loại “đặc sản” như mơ cay, đào sữa, ô lưu, đào giòn, mận, cà ớt na, những sản phẩm làm từ dâu tây, khoai lang… được chủ các cơ sở bày bán đóng gói cho vào hộp nhựa với kích thước nhỏ to khác nhau để đạp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
    Sự đa dạng về chủng loại kết hợp với màu sắc sặc sỡ, tươi ngon, trông rất đẹp mắt cùng với dòng chữ có nội dung mỹ miều “Đặc sản Đà Lạt” đã thu hút được quan tâm rất lớn của du khách khi tới nơi này tham quan, muốn mua đặc sản Đà Lạt về làm quà cho gia đình, người thân. Thế nhưng, mấy ai biết rằng trong hàng loạt những loại “đặc sản” đang được bày bán tràn lan tại chợ Đà Lạt, phần lớn lại là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.
    Theo tìm hiểu của người viết, các loại sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc khi nhập về Đà Lạt đang còn ở “dạng thô”, tức còn đựng trong một thùng lớn. Để đưa ra thị trường tiêu thụ, các tiểu thương phải đóng thành những gói có kích thước to nhỏ khác nhau. Trong khi đóng gói họ bỏ thêm mảnh giấy có dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” vào bên trong thay cho lời khẳng định với người tiêu dùng rằng đây là nông sản được trồng tại Đà Lạt.
    Khi giới thiệu sản phẩm với khách hàng, chủ các cơ sở này đều cho biết những sản phẩm trên là đặc sản của Đà Lạt. Nhưng thực chất, trên quầy hàng chủ yếu là những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, như mứt mận, ô lưu, đào giòn, cà ớt na… đây là những sản phẩm mà từ thuở khai sinh cho đến nay Đà Lạt chưa bao giờ có.
    Trong khi đó, Đà Lạt hiện nay chỉ có một số loại đặc sản chính hiệu được trồng, chế biến và đóng gói ngay tại địa phương như mứt hồng, dâu tây, khoai lang dẻo, chanh dây, rượu vang, các loại rau và hoa.
    Tuy nhiên, với “chiêu” dán dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” vào bao bì các loại sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc là mứt mận, ô lưu, đào giòn, cà ớt na…cùng lời giới thiệu ngọt ngào, nhiều tiểu thương đã biến nông sản Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt mà không quá khó khăn để qua mắt người tiêu dùng.
    90% "đặc sản" Đà Lạt là hàng Trung Quốc
    Nông sản Trung Quốc được núp bóng dưới tên gọi “Đặc sản Đà Lạt” đã xảy ra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng có trách nhiệm tại địa phương vẫn chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng trên để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    Theo bà Phan Thị An - Chi Cục phó Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng, hiện trên thị trường Đà Lạt đang bày bán các loại đặc sản có nguồn gốc chủ yếu là hàng Trung Quốc được gắn mác “Mede in Dalat”, tỉ lệ này chiếm tới 90%. Trong khi đó, những đặc sản đích thực của Đà Lạt chỉ chiếm khoảng 10%, đó là các loại mứt hồng, dâu tây, chanh dây, rượu vang và một số đặc sản khác được chế biến từ các loại hoa quả của Lâm Đồng.
    Bà An cũng cho biết, những mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc rất dễ phân biệt, hầu hết những sản phẩm này được nhập vào Việt Nam đều có màu sắc tươi ngon, trông rất đẹp mắt do sử dụng chất bảo quản, đặc biệt kết hợp nhiều chất phụ gia khác. Trong khi đó, các sản phẩm đặc sản có nguồn gốc tại Đà Lạt thì màu sắc kém hơn các mặt hàng của Trung Quốc rất nhiều.
    “Hiện chúng tôi vẫn chưa thể có kết luận những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được gắn mác “Made in Dalat” với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt này có độc hại hay không” - bà An nói.
    Trao đổi với người viết, ông Bùi Thế - Chánh văn phòng Sở Công Thương Lâm Đồng, cho biết: “Chúng tôi cũng chỉ nghe phản ánh là có tình trạng nông sản Trung Quốc nhập về Đà Lạt được dán nhãn mác “Made in Dalat” chứ qua kiểm tra, đơn vị chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm. Khi kiểm tra, chủ các cơ sở vẫn xuất trình được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm”. Ông Bùi Thế cũng thanh minh cho việc chưa phát hiện ra tình trạng gian lận trên là do lực lượng quản lý thị trường quá mỏng, phải quản lý nhiều lĩnh vực, nhiều công việc cùng lúc.
    Liên quan đến tình trạng trên, ông Lê Xuân Phúc - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng) khuyến cáo: “Người tiêu dùng khi mua hàng, nhất là các loại đặc sản tại Đà Lạt cần yêu cầu chủ các cơ sản bày bán chứng mình ngồn gốc, xuất xứ. Nếu chỉ ghi “Made in Dalat” mà không chứng minh được nguồn gốc thì không nên mua, thậm chí có thể tẩy chay những loại sản phẩm này để đảm bào quyền lợi cho chính người tiêu dùng”.
    Theo Cao Nguyên
    TBKTSG
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    4/10 phòng khách sạn tại Trung Quốc bị bỏ trống



    [​IMG]
    tỷ suất sử dụng phòng khách sạn tại Trung Quốc chỉ đạt 61% trong 9 tháng đầu năm 2011, mức thấp nhất tại châu Á chỉ sau Ấn Độ.
    Sự mở rộng của các chuỗi khách sạn tại Trung Quốc, trong đó bao gồm cả Hilton Worldwide và Hyatt Hotels sẽ có thể bị cản trở bởi thực tế rằng phòng khách sạn tại Trung Quốc đang trống quá nhiều. Cứ 4/10 phòng khách sạn không có khách ở.

    Theo số liệu của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường STR Global, tỷ suất sử dụng phòng khách sạn tại Trung Quốc chỉ đạt 61% trong 9 tháng đầu năm 2011, mức thấp nhất tại châu Á chỉ sau Ấn Độ. Tại Thượng Hải, chỉ một nửa phòng khách sạn được sử dụng trong khi đó tỷ lệ này tại Singapore và Hồng Kông lên tới hơn 80%.

    Các hãng kinh doanh khách sạn hàng đầu thế giới đã đổ xô đến Trung Quốc, nước đã vượt qua Tây Ban Nha vào năm 2010 để trở thành điểm đến du lịch đông khách thức 3 trên thế giới sau Pháp và Mỹ (theo số liệu của Tổ chức du lịch Liên hợp quốc). Jones Lang LaSalle Hotels dự báo số lượng khách sạn mang thương hiệu toàn cầu dự kiến tăng tới 53% trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013 sau khi tăng tới 62% trong 5 năm trước đó.

    Ông Nigel Summers, giám đốc tại Horwath Asia Pacific, cho rằng: “Rõ ràng nguồn cung khách sạn tại một số thị trường ở Trung Quốc đang bị quá thừa mứa và tình trạng này sẽ tiếp diễn trong từ 3 đến 5 năm tới. Vấn đề ở chỗ liệu nhu cầu có đủ lớn để cân xứng với nguồn cung khách sạn quá lớn hay không.”

    Hilton công bố đến năm 2014 sẽ có đến 100 khách sạn tại Trung Quốc, cao gấp 4 lần so với số bất động sản mà tập đoàn này đang quản lý tại Trung Quốc. Hiện Hilton đang có 2 khách sạn hàng đầu tại Hồng Kông.

    Đối với tập đoàn khách sạn InterContinental Hotels Group, trong khoảng 5 năm tới, cứ 4 khách sạn mà tập đoàn mở mới trên toàn thế giới thì có 1 khách sạn được khánh thành tại Trung Quốc.

    CEO của Intercontinental tự tin tuyên bố: “Trong ngắn hạn có thể có bong bóng bất động sản nhưng về dài hạn, chúng tôi cảm thấy rất lạc quan. Ngay cả khi nguồn cung lớn, chúng tôi vẫn có được doanh thu/phóng tăng 2 con số.”

    Công ty công bố doanh thu/phòng, chỉ số quan trọng của ngành, tăng 6,4% trong quý 3/2011, tại Trung Quốc có bao gồm Hồng Kông, Macao và Đài Loan, mức tăng trưởng này đạt 10,8%.

    Minh Long
    Theo TTVN
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hai bác Thai_Duong & phuongx20 .... !
    Xin mời !
    .[​IMG]
    Để bớt mỏi miệng vì cả đêm qua gáy nhiều quá !!!=))=))=))=))
    Mấy thằng Khựa bẩn sợ teo ... rùi . Buồn tình đi gáy linh tinh ! :p:p:p:p:p
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thông thường , bao bì ghi rõ xuất xứ là nơi sản xuất gồm tên nhà sản xuất và địa chỉ .
    Nếu là sản phẩm chế biến như mứt , mắm , trái cây sấy khô , trái cây đóng hộp ... thì còn phải ghi thành phần , ngày SX , hạn sử dụng , cách bảo quản ...
    Rõ ràng trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý thị trường ! :-w
    Và đã để kéo dài tình trạng này , thiết nghĩ người cầm đầu cơ quan quản lý thị trường Đà Lạt nên từ chức trước khi bị xét kỷ luật !
    Nhận lương từ tiền thuế của dân mà để người tiêu dùng bị lừa thế này , ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe của nhân dân , làm mất uy tín thương hiệu của một địa phương từng vang danh thế giới , thử nghĩ mỗi khi cầm bát cơm lên các vị chức trách thấy có xứng đáng không ?
    X(X(X(
    Giặc ở đây chứ ở đâu xa ?

    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chào Hoa Sim , đã thưởng thức quà tặng âm nhạc của tôi chưa ? :D
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vụ này thì tôi không mong ! Trái tim tôi đứng về phía Palestin , Iran và khối các nước Ả Rập chống bọn Xi ô nít Israel !
    Ở Trung Đông , Israel bị cô lập vì đã cướp đất của Palestin và khối Ả Rập . Không thừa nhận quyền thành lập nhà nước của dân tộc Palestin .
    Ở Châu Á thì Trung Quốc cướp đất và hải đảo của tất cả các nước lân bang ! Không thừa nhận Tây Tạng là một quốc gia độc lập có chủ quyền , văn hóa , ngôn ngữ , lịch sử riêng ...
    Cả hai nước này đều là quân kẻ cướp mà thôi !
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Trưa 11/11, ngư dân huyện U Minh (Cà Mau) đã giải cứu thành công con cá voi nặng khoảng 30 tấn, đưa trở về biển an toàn. Ông Võ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy Cà Mau nhận định, có thể con cá mắc cạn là cá nhám voi, nằm trong sách đỏ Việt Nam, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trước đó, khoảng 8 giờ, ngư dân phát hiện con cá lớn mắc cạn ở vàm kinh Giáo Bảy, xã Khánh Bình Tây Bắc. Lúc đó, con cá có vẻ rất mệt, nó nằm im, thân thể không có thương tích. Da nó đen nhám bóng, dài 23 m, vòng bụng 8,5 m, ước nặng gần 30 tấn.

    [​IMG]
    Cá nhám voi được đưa ra biển
    huyện U Minh huy động hàng trăm ngư dân, dùng dây kéo cá ra biển Tây Nam. Đông đảo ngư dân dùng xuồng máy, dìu cá cách bờ khoảng 15 hải lý, thả cá về biển an toàn.

    Ngư dân ven biển Cà Mau tụ tập rất đông, tổ chức lễ vật cúng bái suốt cuộc hành trình đưa cá về biển. Trước đó, ngày 4/8, ngư dân vùng biển này cũng bắt được con cá nhám voi nặng khoảng 2 tấn, sau đó bị chết và được chôn cất chu đáo.

    BDN ( Theo Dân Trí)
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thời tiết nguy hiểm trên biển

    Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua 16.11 cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển do có hoạt động của một vùng áp thấp (AT). Hồi 13 giờ hôm qua, vị trí trung tâm vùng AT ở vào khoảng 11-12 độ vĩ bắc; 115,5 -116,5 độ kinh đông.

    Trong khoảng 24 giờ tới, vùng AT này di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc và có khả năng mạnh thêm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng AT, khu vực bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.



  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Sự linh hoạt của Việt Nam trên biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 12:28
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Trang tin quốc phòng Mỹ The Second Line of Defense viết: Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng ý chí độc lập dân tộc mạnh mẽ và Quân đội kiên cường được thiết kế để làm cho Việt Nam như một con "tôm độc" mà Trung Quốc không thể tiêu hóa.

    Báo The Economic Times của Ấn Độ hôm 14/11/11 viết: Đối mặt với một Trung Quốc khuyến khích sự tin tưởng nhưng trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam tìm cách để làm rạng danh hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ hàng hải của họ.

    Cuộc rượt đuổi và đâm thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”. Các clip khác sau đó dài hơn do ghép lại từ 2 clip phần 1 và phần 2 (do người post lên đặt tên là Đuổi 2)

    Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Cú va chạm cực mạnh khiến người xem clip lần đầu thót tim khi nhìn thấy màn hình chao đảo do người quay phim (thu hình) , có lẽ, đã té nhào. Thật dũng mãnh !

    Ấy là tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là tàu Hải quân chính cống thì tốc độ và sự linh hoạt còn hơn như thế.

    Có vẻ Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy trên internet là không chắc chắn với một quân đội chuyên nâng cấp vũ khí như Quân đội ND Việt Nam.

    The Economic Times viết tiếp: "Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn ít được biết đến được sử dụng bởi Cộng sản miền Bắc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho công tác tuyên truyền để cho thấy rằng khi nói đến khả năng chiến đấu của Việt Nam, lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn."

    Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và sói hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.

    Tấn công tên lửa

    Mặc dù Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vơi nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.

    Nhưng nếu đối phương tấn công tên lửa dồn dập thì sao ? Chúng ta chống đở thế nào ? Dưới đây là lời khuyên của Viet-studies:

    Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.

    Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?

    Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…

    Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.

    (Lê Ngọc Thống)
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Buồn quá, nhiều bài post lên vẫn trùng lắp. Các bác xem lại nếu bài mình post lên bị trùng thì tự gỡ nhé.
    Đừng để chỉ tên, buồn chít!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này