1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3378 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 05:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41890 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 17/11/2011, 02:03 (GMT+7)
    Một trường tiểu học góp đá 200 triệu đồng


    TT - Hồi trống trận dõng dạc từ những đôi tay bé nhỏ đã mở đầu cho hội diễn sử ca “Tự hào truyền thống cha ông” lần 4 của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” diễn ra tối 15-11.




    [​IMG]
    Các em học sinh Trường Lê Ngọc Hân biểu diễn trống tại hội diễn tối 15-11 - Ảnh: Thanh Đạm

    Một không khí hào hùng trải khắp nhà thi đấu Nguyễn Du rộng lớn với gần 2.000 học sinh và phụ huynh. Những cô cậu học trò nhỏ xíu vào vai vua Hùng, Trần Quốc Toản, Vừ A Dính... đầy oai dũng, những đoàn quân với cờ phướn tung bay đã tái hiện đầy sinh động lịch sử của đất nước, truyền thống đấu tranh đầy tự hào của cha ông từ thuở lập quốc.
    Thầy cô và rất nhiều phụ huynh cũng tham gia nhiều tiết mục cùng học trò, những đứa con yêu thương của mình. Tất cả cùng hòa mình vào những chiến thắng lẫy lừng trong sử sách để rồi cùng hướng về một cuộc đấu tranh rất thật, rất gần: cuộc đấu tranh của những chiến sĩ Trường Sa qua lời kể của thiếu tá - nhà báo Phan Tùng Sơn, người đã nhiều năm công tác ở Trường Sa. Bài hát Nơi đảo xa đã vang lên ở rất nhiều đêm hội vì Trường Sa gần đây lại tiếp tục được hát vang.
    Cô Nguyễn Trần Diễm Linh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hằng năm hội diễn sử ca truyền thống của thầy trò Trường tiểu học Lê Ngọc Hân tổ chức vào tháng 11 vừa để giáo dục học sinh “dân ta phải biết sử ta”, vừa vinh danh các thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam. Năm nay chương trình càng thêm ý nghĩa khi các phụ huynh cũng sẽ tham gia nhiều tiết mục và lần đầu tiên hội diễn được bán vé để ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. 200 triệu đồng bao gồm toàn bộ số tiền bán vé của chương trình và đóng góp của phụ huynh đã được trao cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” ngay trong đêm hội.
    Gia đình anh Nguyễn Thanh Hải - phó chủ tịch hội cha mẹ học sinh - gồm cả vợ chồng và hai con đều tham gia biểu diễn. Anh Hải chia sẻ: “Tất cả tiết mục đều do thầy trò, các bậc cha mẹ, học sinh tự biên tự diễn. Được đồng hành cùng con, cảm giác rất vui và hạnh phúc, là cơ hội để cả nhà được gắn kết. Khi biết hội diễn năm nay sẽ bán vé để ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, phụ huynh đã ủng hộ rất nhiệt tình. Vé bán hết sạch. Hội diễn năm nay rất ý nghĩa, giúp các con vừa được vui chơi, vừa hiểu về lịch sử, biết về Trường Sa lại có thể đóng góp cho Trường Sa”.
    Tại hội diễn, Công ty quảng cáo Đất Vàng cũng đóng góp 50 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.


    VŨ THỦY


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Cần biểu dương và phát huy việc làm ý nghĩa này , góp phần thiết thực giáo dục thế hệ mầm non tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân ! :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Khi nhà đầu tư "nhìn Trung Quốc, liếc Việt Nam"

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 09:55
    [​IMG] [​IMG]



    Các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp tục chọn Trung Quốc là điểm đến duy nhất mà đang hướng sang Việt Nam. Có nhiều lý do, trong đó đầu tiên phải kể đến yếu tố chi phí.

    [​IMG]
    "Tôi cho rằng, tiềm năng của Việt Nam phải tương đương với Malaysia. Đó cũng là lý do Intel đã quyết định đầu tư lớn tại đây. Nếu chuẩn bị tốt, năm 2012 sẽ là thời điểm bứt phá cho Việt Nam”, ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Điều hành Qũy Đầu tư Công nghệ thuộc VinaCapital (DFJV), nguyên Tổng Giám đốc Intel Việt Nam nói.
    Chuyển sang Việt Nam vì lương thấp, thuê đất rẻ


    Bên cạnh Đài Loan, các nhà đầu tư công nghệ cao từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ... thời gian qua cũng đổ hàng tỉ USD vào Việt Nam thông qua những dự án lớn.
    Kinh tế Trung Quốc sau hơn 2 thập niên phát triển mạnh mẽ đang được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng.
    Luật sư Fred Burke, Giám đốc Điều hành Công ty luật Baker & McKenzie Việt Nam, cho rằng trong khi Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ thì Việt Nam hiện vẫn còn lợi thế về giá nhân công, giá thuê đất làm nhà xưởng và chi phí xây dựng nhà máy. Đây cũng những yếu tố tác động đến chiến lược “Trung Quốc + 1” của các nhà đầu tư công nghệ cao.
    Tại buổi họp cổ đông thường niên năm 2010, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Foxconn Terry Gou thông báo định hướng chuyển dần hoạt động sản xuất của họ sang các nhà máy tại Việt Nam vì mức lương cơ bản của lao động tại Trung Quốc tăng đã làm chi phí sản xuất tăng theo. Việt Nam tiếp tục được nhà đầu tư ngành công nghệ cao để mắt đến nhiều nhất trong chiến lược Trung Quốc +1 vì giá nhân công vẫn thấp hơn Trung Quốc 35-45%, thấp hơn Thái Lan 20-35%. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng và thuê đất ở Việt Nam cũng rẻ hơn Trung Quốc 30-40%.
    Scott Brixen, nhà phân tích của Ngân hàng Đầu tư CLSA tại Hồng Kông cho biết các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp tục chọn Trung Quốc là điểm đến duy nhất để đầu tư nhà máy sản xuất. Lý do là chi phí tại đây tăng và các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa thị trường đầu tư. Vì vậy, từ năm 2007, các nhà đầu tư công nghệ cao bắt đầu thực thi chiến lược “Trung Quốc + 1”, trong đó Việt Nam được nhắm đến đầu tiên và tiếp theo là Indonesia.
    Giải thích cho quyết định đầu tư nhà máy Intel tại Việt Nam cách đây vài năm, ông Phúc, Giám đốc Điều hành DFJV nói: “Chính phủ Việt Nam đã cấp cho Intel quy chế ưu đãi đầu tư đặc biệt mà không nơi nào có thể cạnh tranh được”. Ông Tống Thạch Chương, Giám đốc Chuỗi Cung ứng Công ty Sonion (Đan Mạch), cho biết Công ty đã quyết định chuyển một nhà máy từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) về Bà Rịa - Vũng Tàu với vốn đầu tư hàng chục triệu USD. Nguyên nhân dịch chuyển là do giá thuê đất và nhân công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc khoảng 20%. “Chúng tôi cũng lên kế hoạch sẽ chuyển một nhà máy ở Ba Lan và một ở Đan Mạch sang Việt Nam thời gian tới để hướng đến mục tiêu đạt 70% năng lực sản xuất tại Việt Nam và 30% còn lại tại châu Âu trong năm 2012”, ông Chương nói.

    Nhà đầu tư công nghệ chọn Việt Nam

    Nhận thấy tiềm năng tại Việt Nam, Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đã đăng ký đầu tư lên tới 5 tỉ USD xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện công nghệ cao. Tháng 8/2007, nhà đầu tư này đã chính thức khai trương 2 nhà máy đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang. Theo chân Foxconn, các tên tuổi công nghệ cao khác của Đài Loan cũng đã chọn điểm đến đầu tư là Việt Nam. Tập đoàn Wintek đầu tư khoảng 250 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất màn hình cảm ứng công nghệ cao dành cho iPhone và iPad tại Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2013. Hãng Compal (Đài Loan) cũng đã nhận được giấy phép đầu tư nhà máy sản xuất máy tính xách tay có vốn 500 triệu USD tại Khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
    Bên cạnh Đài Loan, các nhà đầu tư công nghệ cao từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ... thời gian qua cũng đổ hàng tỉ USD vào Việt Nam thông qua những dự án lớn như nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset vốn 1 tỉ USD của Intel, nhà máy sản xuất điện thoại di động vốn gần 700 triệu USD của Samsung…
    Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành thách thức và trăn trở của các nhà đầu tư ngành công nghệ cao đối với thị trường Việt Nam cũng không phải là ít. Ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc nhà máy của Công ty Kimberly Clark (Mỹ) nói: “Lạm phát lên tới 23% năm nay là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Nếu tình trạng này kéo dài, Việt Nam chắc chắn sẽ vuột mất nhiều cơ hội trong 2-3 năm tới”.
    Sự thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất cũng là một vấn đề làm các nhà đầu tư lo ngại. Nhiều nhà đầu tư đặt nhà máy tại Việt Nam nhưng lại phải nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và Thái Lan.
    Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải giải quyết vấn đề nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm tốt về vận hành chuỗi cung ứng. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để Malaysia ngày nay trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm bán dẫn hàng đầu của châu Á.
    Sau cùng, một chuyên gia của Cục Xúc tiến đầu tư còn đưa ra cảnh báo, không loại trừ những khâu sản xuất dù là công nghệ cao nhưng vẫn có những tác động đến sức khỏe người lao động. Vụ đình công của hơn 2.000 công nhân nhà máy Wintek tại Tô Châu (Trung Quốc) hồi năm 2010 để phản đối những độc hại mà họ phải chịu đựng khi sản xuất màn hình tinh thể lỏng cũng là một kinh nghiệm đối với Việt Nam.
    Theo Nhipcaudautu
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Có thể các bác ấy không đọc bài người khác đã đưa !

    Du kích bây giờ mới nhận ca ?
    Bộ đội canh phòng trắng đêm qua ...
    Dân quân về ngủ yên ngon giấc ?
    Hay vẫn ưu tư chuyện nước nhà ?
    Yêu thơ , yêu nước , yêu đồng chí ...
    Ghét tham ... ghét giặc ...ghét quỷ ma !
    Chung sức chung lòng ta giữ nước ...
    Mơ ngày nao lấy lại Hoàng Sa !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Báo Trung Quốc: Ấn Độ trợ giúp quân sự cho Việt Nam

    (Phunutoday) - Tờ Sina của Trung Quốc ngày hôm qua đã đưa ra nhiều bình luận khá sâu về Ấn Độ trợ giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội.


    Sina cho biết: " 11-15/11,Việt Nam và Ấn Độ đã kí kết và thảo luận khá nhiều lĩnh vực hợp tác mới, trong đó quân sự là trọng điểm. Theo một số cơ quan truyền thông Ấn Độ cho biết thì Ấn Độ sẽ trợ giúp Việt Nam một số công nghệ về quân sự để nhằm hiện đại hóa quân đội, chủ yếu thuộc các binh chủng Không quân và Hải quân của Việt Nam".

    "Ấn Độ trợ giúp việc xây dựng và đào tạo hạm đội 6 tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua từ Nga theo bản hợp đồng kí năm 2009 trị giá 1.8 tỉ USD, Ấn Độ trợ giúp về việc đào tạo phi công lái máy bay Su-30, hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao một số tàu chiến hiện đại cỡ trung bình. " Tờ báo này cho biết thêm
    [​IMG]
    Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo [​IMG]
    Ấn Độ đang xem xét việc chuyển cho Việt Nam các tàu chiến cỡ trung bình với trọng tải từ 1.000 đến 1.500 tấn Không những có các chuyển biến tốt đẹp trong các lĩnh vực quân sự, Việt Nam còn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Ấn Độ như cho phép Ấn Độ khai thác dầu khí trên Biển Đông và hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
    [​IMG]
    Chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ đã có chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam vào tháng 7/2011 nhằm tăng cường quan hệ quân sự của hai nước
    • Phú nguyễn(Theo Sina)
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    ASEAN đang chứng tỏ khả năng giải quyết vấn đề Biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 19:21
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    SGTT.VN - Bên lề hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan tại Bali (Indonesia), trao đổi với báo giới, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết, các quan chức cấp cao của ASEAN sẽ cố gắng hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử COC trong dịp này. Theo lịch trình, Trung Quốc mời đại diện ASEAN đến Trung Quốc để thảo luận tiếp vào tháng 1.2012.

    [​IMG]

    Ông Surin Pitsuwan. Ảnh: Việt Anh

    Xin cho biết tiến độ của việc soạn thảo COC?

    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTôi nghĩ chúng ta đã thấy có tiến triển trong vấn đề ở Biển Đông. Với DOC từ năm 2002 chúng ta có ý chí chính trị nhưng bị kẹt ở đó tận chín năm, nhưng hồi tháng 7 vừa qua (hội nghị ASEAN tại Bali), ASEAN và Trung Quốc đã đạt được nhất trí về hướng dẫn thực hiện DOC, về cách thức chúng ta thực hiện các hoạt động mà có thể giúp xây dựng lòng tin. Do vậy, chúng ta phải đạt được COC.
    Biển Đông là một khu vực cần được quản lý, hợp tác để tránh bất kỳ hậu quả không lường trước. Sự mất ổn định và xói mòn lòng tin ở Biển Đông sẽ có ảnh hưởng tới không khí an ninh chung, ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và phát triển của ASEAN.
    Nhưng vấn đề rất phức tạp, giữa bốn thành viên của ASEAN với Trung Quốc và Đài Loan. Biển Đông là tuyến đường huyết mạch cho các nền kinh tế năng động ở Đông Á, 80% nguồn năng lượng được vận chuyển qua đây, nhiều hàng hoá được vận chuyển qua khiến đây trở thành tuyến hàng hải bận rộn, do đó cần có mối quan tâm đặc biệt ở đây.
    Trung Quốc thì nói không có vấn đề gì về ổn định, an ninh hay tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng ASEAN cần thiết lập các quy tắc nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trên thực tế có liên quan tới Biển Đông.
    Lần này, các quan chức cấp cao của ASEAN đã nghiên cứu COC, nhận dạng các vấn đề, các yếu tố của nó. Trong tháng 1.2012, Trung Quốc và ASEAN sẽ cùng thảo luận tiếp về COC.
    Ý tôi là, chúng ta đang có động lực chứng minh cho thế giới thấy rằng vấn đề Biển Đông có thể được quản lý, kiềm chế và sẽ được giải quyết trong khuôn khổ mà ASEAN thiết lập nên, với những công cụ mà không ảnh hưởng tới sự ổn định của cộng đồng quốc tế. Tăng cường lòng tin sẽ giúp ích nhiều cho sự tăng trưởng của khu vực đang trở nên ngày càng quan trọng với thế giới.
    Ông có thể đánh giá về thoả thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa qua?
    Tôi cho rằng chúng ta có hai cách để giải quyết vấn đề. Một là thảo luận giữa ASEAN với Trung Quốc, và hai là song phương tuân theo luật pháp quốc tế. Những gì mà Việt Nam và Philippines đang làm là ở trong khuôn khổ, họ cần thực hiện những gì có thể, làm sao thống nhất, có thể kiểm soát được tình hình, cùng với Trung Quốc.

    Điểm nổi bật của hội nghị cấp cao ASEAN lần này là lần đầu tiên có sự tham dự của Mỹ và Nga với tư cách thành viên chính thức của cấp cao Đông Á. Ông đánh giá như thế nào về việc này?


    Có thể nói không có khu vực nào trên thế giới lại có vai trò thiết yếu với sức khoẻ của kinh tế Mỹ hơn là Đông Á. Mỹ rất cởi mở về vấn đề này, Mỹ tiếp cận Đông Á theo hai cạnh của chiếc kéo, một là về kinh tế (kinh tế mở, tự do hoá…) và APEC có thể là diễn đàn cho các vấn đề đó.
    Thứ hai, dường như Mỹ cũng cho rằng ổn định, an ninh, chính trị và các vấn đề chiến lược nên được bàn thảo ở EAS (hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ diễn ra vào 19.11.2011, cũng tại Bali). Và ASEAN cần nhận thấy rằng chúng ta sẽ được hưởng lợi với những tiềm năng về nguồn lực mà họ có như các sáng chế, khoa học công nghệ, nhân lực, sự hiện diện quân sự và bảo vệ an ninh, là điều mà Mỹ đem lại cho khu vực.
    Các nhân tố chính khác là Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản. Ở đây, Trung Quốc nghĩ một cách riêng, Úc nói theo giọng của họ. Với Nga, chúng ta có thể hưởng lợi từ nguồn năng lượng lớn của Nga, công nghệ và thị trường rộng lớn.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (phải) tại phiên họp ngoại trưởng khối ASEAN diễn ra ngày 15.11 tại Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters

    Vậy để duy trì vai trò trung tâm của mình, ASEAN cần phải làm gì?

    ASEAN nên cẩn trọng, không nên “mua nhiều hơn chúng ta có thể chọn”. Chúng ta phải hết sức chú ý, cần có cơ chế để kiểm soát và đảm bảo sự cân bằng.
    Phải nhận thấy rằng, các đối tác đối thoại muốn tham gia EAS để thúc đẩy, tăng cường hợp tác và cũng để bảo vệ những lợi ích mà đôi khi có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Họ tìm thấy diễn đàn của ASEAN hợp lý để bàn bạc, nhưng chúng ta cần bảo đảm không bị vượt quá giới hạn trong chương trình nghị sự.
    Tuyên bố của EAS kêu gọi tất cả các đối tác đối thoại (tám nước) và ASEAN cam kết tuân theo các quy tắc và giá trị của hiệp ước Hợp tác và thân thiện (TAC).
    Chúng ta không chỉ kêu gọi các cư xử trong ASEAN mà còn với tám đối tác phải cư xử dựa trên nguyên tắc của TAC, tránh dùng vũ lực, phải dùng các biện pháp ngoại giao để xử lý các vấn đề khác biệt, tôn trọng luật pháp quốc tế trong tranh chấp…
    Trung Quốc và Ấn Độ có những khác biệt, Mỹ và Nga có những khác biệt và ASEAN cung cấp một nền tảng chung để thảo luận, không chỉ giữa chúng ta với họ mà giữa họ với nhau.

    Xin ông cho biết Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đạt được thành quả gì?

    Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, kinh tế là một thành tố rất quan trọng, có đến 60% các cuộc họp và thảo luận của ASEAN là về cộng đồng kinh tế.
    Có thể hội nhập kinh tế là một tiến triển rõ nhất trong xây dựng cộng đồng của chúng ta, vì nó ảnh hưởng tới cuộc sống, chất lượng cuộc sống của mọi người, như việc làm, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại.
    Hiện thương mại nội khối của chúng ta chiếm 25% tổng trao đổi thương mại của ASEAN, khoảng hơn 2.000 tỉ USD và chúng ta nhận thấy tỷ lệ này vẫn thấp. Tôi đề xuất và các bộ trưởng kinh tế ASEAN sẽ bàn sơ bộ mục tiêu cho năm 2015, thương mại nội khối sẽ chiếm 30%.
    Ngoài hàng hoá, chúng ta cố gắng mở rộng dịch vụ, tăng cường đầu tư, hợp tác xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta muốn thu hút FDI hơn nữa. Năm 2010, FDI vào ASEAN tăng gấp đôi so với năm trước, đạt 70 tỉ USD. Trong đó 68% là đến khu vực dịch vụ. Thị trường chứng khoán ASEAN (sáu nước gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan) có thể trao đổi để huy động vốn cho cả khối ASEAN.

    Cảm ơn ông!

    theo SGTT
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Sự linh hoạt của Việt Nam trên biển Đông

    Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 12:28
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Trang tin quốc phòng Mỹ The Second Line of Defense viết: Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng ý chí độc lập dân tộc mạnh mẽ và Quân đội kiên cường được thiết kế để làm cho Việt Nam như một con "tôm độc" mà Trung Quốc không thể tiêu hóa.

    Báo The Economic Times của Ấn Độ hôm 14/11/11 viết: Đối mặt với một Trung Quốc khuyến khích sự tin tưởng nhưng trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam tìm cách để làm rạng danh hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ hàng hải của họ.

    Cuộc rượt đuổi và đâm thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”. Các clip khác sau đó dài hơn do ghép lại từ 2 clip phần 1 và phần 2 (do người post lên đặt tên là Đuổi 2)

    Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Cú va chạm cực mạnh khiến người xem clip lần đầu thót tim khi nhìn thấy màn hình chao đảo do người quay phim (thu hình) , có lẽ, đã té nhào. Thật dũng mãnh !

    Ấy là tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là tàu Hải quân chính cống thì tốc độ và sự linh hoạt còn hơn như thế.

    Có vẻ Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy trên internet là không chắc chắn với một quân đội chuyên nâng cấp vũ khí như Quân đội ND Việt Nam.

    The Economic Times viết tiếp: "Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn ít được biết đến được sử dụng bởi Cộng sản miền Bắc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho công tác tuyên truyền để cho thấy rằng khi nói đến khả năng chiến đấu của Việt Nam, lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn."

    Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và sói hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.

    Tấn công tên lửa

    Mặc dù Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vơi nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.

    Nhưng nếu đối phương tấn công tên lửa dồn dập thì sao ? Chúng ta chống đở thế nào ? Dưới đây là lời khuyên của Viet-studies:

    Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.

    Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?

    Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…

    Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Google không thể vì lợi nhuận mà xúc phạm Việt Nam

    Thứ ba, 15 Tháng 11 2011 11:22
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif"Trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn"

    Ý kiến của TS Lê Văn Út, Đại học Oulu, Phần Lan, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều bài viết "lật tẩy" đường lưỡi bò phi pháp.
    [​IMG]
    TS Lê Văn Út

    Google phải chịu trách nhiệm về phiên bản tiếng Hoa


    Đã hơn 15 ngày kể từ khi nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài gửi thư phản đối đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Nhóm các nhà khoa học đã nhận được phản hồi gì từ phía Google hay chưa, thưa ông?

    Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía Google.

    Trang chính của Google Maps không sai nhưng phiên bản tiếng Hoa lại sai, nhiều người đặt nghi vấn đây là lỗi do cố tình. Quan điểm của ông như thế nào?

    Tôi nghĩ phiên bản tiếng Hoa của Google Maps bị sai, tức có chèn đường lưỡi bò, và khác với trang chính của Google Maps là lỗi do cố tình,

    Tôi chưa biết chính xác ai, bộ phận nào quản lí nội dung trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps, nhưng điều tôi biết là phiên bản tiếng Hoa của Google không phải là trang mạng của Trung Quốc và cũng không phải nằm dưới cự quản lí của Chính phủ Trung Quốc. Bộ phận trực tiếp quản lí trang www.google.cn là Google Ireland Holdings, một chi nhánh của Google ở Ireland.

    Google Maps có hai phiên bản tiếng Hoa là http://ditu.google.comhttp://ditu.google.cn; địa chỉ IP (internet protocol) cho cả hai đều ở Mỹ, có nghĩa là server ở Mỹ. Vì thế tôi cho rằng chính Google phải chịu trách nhiệm về lỗi trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

    Mong Bộ Ngoại giao lên tiếng

    Các nhà khoa học Việt Nam đã "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature. Ông có tự tin sẽ "cắt được lưỡi bò" trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa không?


    Hiện tại, do chưa nhận được bất cứ phản hồi chính thức nào từ Google nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định gì.

    Thật ra, quá trình "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature cũng rất gian nan. Ban đầu, Nature vẫn cứ giữ im lặng, nhưng các lý lẽ thuyết phục của các tri thức Việt đã khiến họ phải cử phóng viên tìm hiểu vấn đề kỹ càng. Nhiều nhà khoa học (GS. Nguyễn Văn Tuấn, GS. Phạm Quang Tuấn, …) đã phải nhiều lần dùng những bằng chứng xác thực để thuyết phục Nature tôn trọng tính minh bạch trong môi trường khoa học.

    Xin trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn. Nếu Google Maps vẫn tiếp tục để đường lưỡi bò tồn tại trên phiên bản tiếng Hoa thì tôi thấy Google dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có.

    [​IMG]

    Phản đối đường lưỡi bò phi pháp trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa

    Cũng cần nhắc lại Google đã từng chiều lòng của Trung Quốc bằng việc chặn các từ khóa Taiwan (Đài Loan), Tibet (Tây Tạng)... trên trang tìm kiếm của Google. Vụ việc này đã làm cho Google bị mang nhiều tai tiếng.

    Nhưng thật là khôi hài và lố bịch khi có hai bản đồ khác nhau cho cùng một vùng lãnh thổ trên Google. Hơn nữa, Google không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà xúc phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Sẽ có thư ngỏ trên phạm vi toàn cầu

    Mới đây, tại hội thảo Biển Đông tổ chức tại Hà Nội, đã có sự góp mặt của nhiều học giả đến từ các nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia. Ông nghĩ sao về tín hiệu này?


    Tôi cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng và rất tích cực. Hội thảo này cho thấy vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề khó công khai hóa (cần thu hẹp tranh luận) như nhiều người đã nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét chúng ta đã thu được những gì qua hội thảo đó. Tôi hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận rộng rãi hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới.

    Làm thế nào để kêu gọi được sự tham gia của các học giả trong khu vực tới vấn đề đường lưỡi bò nói chung và câu chuyện đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa Google Maps nói riêng?


    Hiện tại, có một nhóm các nhà khoa học đã soạn một bức thư ngỏ đề cập đến tính phi pháp và cảnh báo sự phi lý của đường lưỡi bò trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian sắp tới, bức thư này sẽ được phổ biến rộng rãi với mục đích kêu gọi các học giả Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và các học giả trong khu vực và quốc tế cùng tham gia ký tên phản đối.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động các cây bút quốc tế tham gia viết về tính phi pháp của đường lưỡi bò, cũng như sự vô lý về lỗi cố tình trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

    Theo tôi, một vấn đề cực kỳ quan trọng là những người quan tâm đến Biển Đông ở Việt Nam cần thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản về Biển Đông và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế. Khi đó, chúng ta sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế hơn. Vị thế của Việt Nam trong quá trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông sẽ trở nên mạnh mẽ và thuận lợi hơn rất nhiều.

    Hoàng Hạnh/Bee (thực hiện)
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo Trung Quốc nói về máy bay tuần tiễu M28 của Việt Nam

    (Phunutoday) - Trang quân sự Hoàn Cầu của Trung Quốc nói rằng máy bay tuần tiễu M28, chiến đấu cơ Su-30 và tàu chiến lớp 1421.8 sẽ là 1 sự kết hợp hoàn hảo của Hải quân Việt Nam.

    Theo đó tờ báo này nói rằng: Là một đất nước có đường biển dài, đã từ lâu Việt Nam muốn trang bị các loại máy bay tuần tiễu hay trinh thám để có thể kiểm soát tốt hơn cũng như bảo về vững chắc vùng biển của đất nước. Năm 2005 điều này đã thành hiện thực khi Việt Nam đặt mua 12 chiếc máy bay tuần tiễu M28-1R của Ba Lan.

    Máy bay trinh sát M28 của Việt Nam có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km, những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm đồng thời 30 mục tiêu chủ yếu là phát hiện tàu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm, dò bằng tia hồng ngoại (FLIR), và thả phao phát radio xuống biển để dò tìm tàu ngầm.

    Được trang bị radar ARS-400 hoặc ARS-800 X-band chuyên dùng tìm kiếm mục tiêu trên mặt nước và mặt đất , bản đồ và cả dự báo thời tiết.Radar dùng kết hợp với hệ thống MSC-400 đây là thiết bị xử lý thông tin , dự trữ thông tin , truyền dẫn thông , và hiển thị . Nó có khả năng dò tìm cùng lúc 30 mục tiêu khác nhau trên màn hình màu. Thiết bị quan sát thermal Imaging system (FLIR Laser+IIR tracking ) Magnetometer system MaG-10 ( dùng phát hiện tầu ngầm nhờ đo từ trường ) Hydro-acoustic detection HYD-10 ( phát hiện tầu ngầm nhờ nghe tiếng của nó thông qua phao-tai nghe ).

    "Với nhiều thế mạnh vượt trội, đây quả là sự lựa chọn sáng suốt của Hải quân Việt Nam nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tiễu và kiểm soát vùng biển chủ quyền của mình, ngoài ra loại máy bay trinh sát M28 này nếu được kết hợp với máy bay chiến đấu Su-30MK2 và tàu chiến lớp 1421.8 thì đây sẽ tạo thành một bức tường bảo vệ vững chắc nhất chủ quyền vùng biển và biên giới của đất nước này" Tờ Hoàn Cầu kết luận.

    Tờ báo này còn dự đoán rất có thể trong tương lai Việt Nam sẽ mua máy bay cảnh báo sớm C-295 của Châu Âu để thay thế những chiếc M28 nhỏ bé hiện tại.

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ay-bay-tuan-tieu-M28-cua-Viet-Nam/7371567.epi
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Báo Trung Quốc: Việt Nam đang phát triển máy bay không người lái

    (Phunutoday) - Trang quân sự Tiexue của Trung Quốc hôm nay cho biết hiện nay Việt Nam đang tiếp tục phát triển công nghệ máy bay không người lái.
    [​IMG]
    Những chiếc máy bay không người lái đầu tiên của Việt Nam được các kĩ sư ở Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân chế tạo
    Tờ báo này cho biết:" Dự án máy bay không người lái của Việt Nam phát triển từ cách đây đã 10 năm. Lúc đó được Bộ Quốc phòng giao cho viện Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân, đến năm 2005 thì Việt Nam có sản phẩm đầu tiên với 2 máy không người lái mang số hiệu 405, 406. Từ thời gian đó đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dự án này".
    "Được biết máy bay không người lái của Việt Nam được chế tạo bằng vật liệu polymer compozit. Các bộ phận cánh và các cánh đuôi sử dụng cấu trúc bánh kẹp, xốp nén được sử dụng ở lớp giữa và vật liệu compozit được sử dụng cho lớp vỏ bên ngoài. Ngoài ra các kĩ sư Việt Nam còn biết vận dụng các vật dụng trong nước để chế tạo các linh kiện cho máy bay loại này nên ít nhiều chi phí cũng giảm đi rất nhiều " Tờ Tiexue cho biết thêm.
    [​IMG]
    Các máy bay không người lái của Việt Nam chủ yếu phục vụ mục đích dân sự Những máy bay không người lái thế hệ đầu của Việt Nam được thiết kế có tốc độ bay từ 250 đến 280km/giờ. Như Máy bay không người lái M400-CT Việt Nam có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất nện hoặc bêtông).
    Các máy bay của Việt Nam được chế tạo nhằm mục đích như: làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, quay phim chụp ảnh những vùng con người không tiếp cận được như vùng nhiễm xạ, đường hiểm trở, vùng lũ lụt, quan sát vị trí cứu hộ cứu nạn... Đa số phục vụ mục đích dân sự.
    [​IMG]
    Các máy bay không người lái của Việt Nam vẫn còn đang thử nghiệm và mang tính mô hình, tuy vậy nó sẽ là 1 bước đệm rất tốt để Việt Nam có thể phát triển sang hướng quân sự vào giai đoạn sau. Chúng tôi dự đoán rằng Việt Nam chưa thể sản xuất được máy bay không người lái quân sự. Không biết Việt Nam có bao nhiêu máy bay không người lái? Nhưng nói chung các máy bay không người lái của Việt Nam vẫn còn đang thử nghiệm, tuy vậy nó sẽ là 1 bước đệm rất tốt để Việt Nam có thể phát triển sang hướng quân sự vào giai đoạn sau.

    • Phú nguyễn (Theo Tiexue)
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33


    Hình như 1 số Pác ko đọc mà chỉ cố post bài, kể cả bài linh tinh để lấy Thanks, làm Pic bị nhạt đi...





    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này