1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3270 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 01:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41803 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Một chuyến tàu với ký ức Đặng Thùy Trâm


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Tâm hồn người lính biển



  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    http://www.dunghangviet.vn/hv/thoi-su/quoc-te/2011/08/bao-my-trung-quoc-la-ho-giay-ve-sang-tao.html


    Ngày 14 tháng 11 năm 2011
    Cập nhật hồi 06:41 GMT


    Báo Mỹ: Trung Quốc là hổ giấy về sáng tạo

    (DungHangViet.Vn) - Để hiểu vì sao nói Trung Quốc là “con hổ giấy” về sáng tạo, hãy nhìn vào việc cấp bằng sáng chế và chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của nước này.


    Năm 2010, Trung Quốc dành 1,5 % GDP nghiên cứu và phát triển

    Hầu như không có tuần nào là Trung Quốc không tuyên bố rằng mình sắp vượt qua Mỹ và nhiều nước có nền kinh tế phát triển khác về game sáng tạo. Số lượng bằng sáng chế của Trung Quốc ngày càng tăng. Lượng hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc đang được xuất khẩu đi các nước. Trong vấn đề này, phương Tây đang phải chịu phận bi đát.

    Trung Quốc ngày càng dành nhiều chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Chi phí này chiếm 1,1% GDP năm 2002 lên đến 1,5 % GDP năm 2010. Dự kiến, chi phí R&D của Trung Quốc sẽ chiếm 2,5% GDP của nước này trước năm 2020.

    So với toàn thế giới, chi phí R&D của Trung Quốc chiếm 12,3% năm 2010, đứng thứ 2 sau Mỹ - nước có chi phí R&D vẫn giữ ở mức ổn định 34%-35% (so với toàn cầu).
    [​IMG]
    Trung Quốc vẫn còn cách xa nhiều nước khác để trở thành quốc gia có sức mạnh sáng tạo toàn cầu.


    Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), các nhà sáng chế Trung Quốc đã đệ trình 203.481 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế năm 2008. Với số lượng này, Trung Quốc có thể là quốc gia sáng tạo thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản (502.054 hồ sơ) và Mỹ (400.769 hồ sơ).

    Tuy nhiên, hơn 95% các hồ sơ sáng chế của Trung Quốc đã được đệ trình trong nước với Văn phòng sở hữu trí tuệ nhà nước, nhưng phần lớn các sáng chế này ít có tính “đổi mới”, chỉ thay đổi chút so với các thiết kế, mẫu đã có sẵn.

    So với các văn phòng sở hữu trí tuệ hàng đầu trên thế giới tại các nước như Mỹ, EU và Nhật Bản, Trung Quốc luôn đi sau trong việc cấp bằng sáng chế. Ở Trung Quốc, cùng một phát minh, sáng chế có tới 3 văn phòng cùng chịu trách nhiệm cấp bằng.

    Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong năm 2008 , Trung Quốc có 473 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế so với 14.399 hồ sơ từ Mỹ, 14.525 hồ sơ từ châu Âu, và 13.446 hồ sơ từ Nhật Bản.

    Năm 2010, Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, 9% GDP của thế giới, 12% chi phí nghiên cứu và phát triển của thế giới, nhưng chỉ có 1% hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được duyệt bởi các văn phòng cấp bằng sáng chế hàng đầu, ngoài Trung Quốc.

    Hơn nữa, một nửa trong số các bằng sáng chế có nguồn gốc từ Trung Quốc được cấp cho các chi nhánh của các công ty đa quốc gia nước ngoài.

    Tại sao sáng chế nhiều lại được cấp ít bằng chứng nhận?

    Tại sao lại có khoảng cách lớn giữa các hồ sơ xin đệ trình và hồ sơ được cấp bằng sáng chế? Một phần là lí do về thời gian. Sáng tạo đòi hỏi cả nỗ lực và kiến thức mới, tiên phong. Là những người chơi mới trong làng công nghệ, các tổ chức của Trung Quốc cần vài năm nữa để xây dựng những nền tảng kiến thưc cần thiết.

    Mặt khác, khoảng cách này cũng do nhiều yếu tố khác chi phối. Yigong Shi và Yi Rao, 2 người đứng đầu khoa Khoa học đời sống tại trường đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh quan sát trong một bài xã luận gần đây trên tạp chí Khoa học thấy rằng, kinh phí được cấp cho các dự án nghiên cứu và phát triển từ vài chục đến hàng trăm triệu nhân dân tệ.

    Ngoài ra, văn hóa nghiên cứu của Trung Quốc cũng ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng hơn chất lượng và sử dụng nhiều quy chuẩn quốc gia chứ không phải các quy chuẩn quốc tế để đánh giá và khen thưởng hiệu quả nghiên cứu. Kết quả là xu hướng “không trung thực" ngày càng gia tăng.

    Theo một cuộc khảo sát năm 2009 do Hiệp hội khoa học và công nghệ Trung Quốc tiến hành, một nửa trong số 30.078 người tham gia khảo sát cho hay họ biết ít nhất một đồng nghiệp - người đã gian lận trong học tập. Điều đó sẽ làm hạn chế các nguồn thông tin nghiêm túc và lãng phí tài nguyên.

    Hệ thống giáo dục của Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng khác bởi vì hệ thống giáo dục ở đây chỉ nhấn mạnh vào việc học vẹt, chứ không nhấn mạnh vào việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Khi Microsoft mở phòng thí nghiệm nghiên cứu lớn thứ hai (sau Redmond, Wash) tại Bắc Kinh, người ta nhận thấy rằng trong khi các sinh viên tốt nghiệp mà họ thuê là những người xuất sắc, thực tế những người đã tốt nghiệp này quá thụ động.

    Trung Quốc đang tiến nhanh trong nhiều lĩnh vực như công nghệ viễn thông. Tuy nhiên, nước này vẫn còn cách xa nhiều nước khác để trở thành quốc gia có sức mạnh sáng tạo toàn cầu.



    Ngọc Ánh

    Nguồn: WSJ/Bee


  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn Bác Thai_Duong ! đã thức đêm gìn giữ Biên Cương .=D>=D>=D>
    Bác hoatimbânglng trở lại ![r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-
    Mở cửa ngày mới : Tin tức QT
    -Các nước thỏa thuận hiệp ước TPP, Nhật -Hàn sẽ tham gia, Khựa bẩn sợ hãi.
    - Nga - Nhật tăng cường hợp tác An ninh,QP. Kinh tế
    -Tai nạn giao thông tại Khựa bẩn
    -Tai nạn hầm mỏ Khựa bẩn ..
    -Việt Nam hồi đàm ký kết hợp tác với 1 số nước...
    =))=))=))=))
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    [​IMG]Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với ************* Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing




    Ỹ - TRUNG - TPP - Bài đăng : Chủ nhật 13 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 13 Tháng Mười Một 2011





    Mục đích cuối cùng của Mỹ là gạt Trung Quốc ra khỏi TPP [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang chờ đợi cuộc họp với đoàn doanh nhân Mỹ ngày 10/11/2011 nhân hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaï.. REUTERS/Chris Wattie




    Nguyễn Xuân Nghĩa / Đức Tâm
    Từ khi Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC) chưa khai mạc hôm 12/11 vừa qua tại Hawaï, người ta đã thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bỗng như nháng lửa. Bên lề phiên họp của cấp bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, ngày 11/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi Bắc Kinh tiến hành cải cách chính trị và nêu ra mối quan ngại của Mỹ về tình trạng chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc, than phiền việc tăng ni Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối và việc trí thức Trung Quốc, như luật sư mù Trần Quang Thành vẫn bị quản thúc tại gia.


    Đáng chú ý hơn cả là màn đấu khẩu giữa trợ lý bộ trưởng Thương mại Bắc Kinh với đặc sứ về Thương mại của Hoa Kỳ về sáng kiến thành lập một khu vực tự do thương mại qua hiệp định "Đối tác Xuyên Thái Bình Dương", được gọi tắt là TPP. Khi phía Trung Quốc phàn nàn là không được mời vào việc thảo luận thì đặc sứ Mỹ phản pháo, rằng sáng kiến Xuyên Thái Bình Dương không là một câu lạc bộ khép kín, và ai cũng có thể xin gia nhập, nhưng chẳng nên đợi là sẽ được mời!
    Theo giới quan sát, một trong những chủ đề chính Thượng đỉnh APEC năm nay lại là dự án Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương.
    RFI phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về hồ sơ này.
    RFI: Xin chào chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Theo dõi hồ sơ Xuyên Thái Bình Dương từ lâu và như anh trả lời cho đài Phát thanh Quốc tế Pháp vào ngày 29/10, dường như là năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc gián tiếp dàn trận về kinh tế và thương mại mà có khi lại trực tiếp đối đầu về cả an ninh lẫn chiến lược. Liệu đấy có phải là một khía cạnh đáng chú ý tại Thượng đỉnh APEC năm nay chăng?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là quan hệ giữa hai nước có nền kinh tế thứ nhất thứ nhì thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương cần được đặt trong bối cảnh rộng về không gian lẫn thời gian và đấy cũng là một khía cạnh đáng chú ý của Thượng đỉnh APEC năm nay tại Hawaï và Thượng đỉnh Đông Á vào tuần tới tại Bali, Indonesia. Ở giữa hai Thượng đỉnh này là chuyến thăm viếng Australia và Indonesia của Tổng thống Mỹ, hai đối tác chiến lược khác của Mỹ.
    Trong 10 năm qua, Hoa Kỳ có vẻ thờ ơ với cục diện châu Á mà thật ra vẫn có quyền lợi sinh tử với Á châu, là điều tổng thống Barack Obama đã trước tiên khẳng định khi tới Hawaï để chủ trì Thượng đỉnh APEC năm nay, sau khi chính quyền của ông tuyên bố từ năm kia là "Hoa Kỳ trở lại Đông Á". Đây cũng là nơi mà Trung Quốc bung ra rất mạnh trong 10 năm đó nên không khỏi gây phân vân cho các nước vừa muốn làm ăn với Trung Quốc lại vừa lo ngại sự bành trướng của Bắc Kinh.
    Từ năm 2008, trong bối cảnh kinh tế èo uột và thất nghiệp cao tại cả Hoa Kỳ và Âu châu, khi Hoa Kỳ cần bảo vệ quyền lợi và nhất là phát triển ngoại thương với các nước tân hưng trên vành cung Thái Bình Dương thì sáng kiến Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mang tầm vóc chiến lược. Cho nên từ năm kia, 9 nước trong cuộc đã có 9 kỳ họp ráo riết về dự án này, đó là Mỹ, Úc, Brunei, Chilê, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
    Dự Thượng đỉnh APEC năm ngoái tại Nhật, Tổng thống Mỹ còn đề nghị các quốc gia đang đàm phán về hiệp định Xuyên Thái Bình Dương hãy cố lập ra khuôn khổ cơ bản trước Thượng đỉnh năm nay. Điều ấy coi như đã đạt, nên Mỹ hy vọng là qua năm tới thì khối đối tác này sẽ thành hình. Dư luận các nước khác thì coi sáng kiến này không chỉ nhắm vào kinh tế hay thương mại mà thật ra còn có việc Hoa Kỳ tranh thủ hậu thuẫn về chiến lược vì những điều kiện tham gia do phía Mỹ nêu ra lại gây trở ngại lớn cho Trung Quốc.
    RFI: Anh nói đến các điều kiện tham gia do phía Hoa Kỳ đề xướng lại có vẻ như là rào cản Trung Quốc, đó là những điều kiện gì vậy?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Người ta cứ chú ý đến chi tiết kỹ thuật mà phía Mỹ đòi hỏi như chế độ bảo vệ lao động, quyền sở hữu trí tuệ hay phát huy loại sản phẩm bảo vệ môi sinh, hoặc việc minh bạch hóa thủ tục tiếp liệu, v.v... Thật ra, Hoa Kỳ còn nêu ra một đề nghị có tính chất sinh tử cho cả Trung Quốc lẫn một số quốc gia Đông Á. Đó là vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
    Tại nhiều nước Đông Á, sự cấu kết mờ ám giữa bộ máy Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng có thể dẫn tới chủ nghĩa tư bản thân tộc và nạn ỷ thế làm liều. Riêng tại Trung Quốc, doanh nghiệp Nhà nước chiếm ưu thế quá lớn trên khu vực tư doanh của các tiểu doanh thương ở dưới, và lại có sức cạnh tranh quốc tế quá mạnh mà Hoa Kỳ coi là còn bất chính hơn chuyện lũng đoạn ngoại hối bằng cách định giá đồng bạc quá thấp. Vì vậy, một trong những điều kiện được nêu ra chính là hệ thống quốc doanh và *****g trong đó là định nghĩa thế nào là doanh nghiệp Nhà nước, từ trung ương tới địa phương.
    Trên nguyên tắc, Mỹ và tám nước đang đàm phán hồ sơ Xuyên Thái Bình Dương này đều ngỏ ý sẵn sàng đón nhận các nước khác vào vòng đàm phán, cụ thể như Canada, Nhật Bản hay Nam Hàn, Phi Luật Tân (Philippines).... Và thực tế thì sáng kiến này có đạt thành quả đáng kể nhân Thượng đỉnh năm nay khi Thủ tướng Nhật yêu cầu tham gia việc đàm phán. Nhưng, với đề nghị của Mỹ về hệ thống quốc doanh, Trung Quốc có thể bị nghẹn, nên dù chẳng nói ra, Bắc Kinh có thấy chủ tâm dàn trận của Mỹ. Nhìn từ Bắc Kinh thì vành cung Xuyên Thái Bình Dương này nhắm vào một hồng tâm chính là Trung Quốc!
    Chỉ vì đấy là yêu cầu có nội dung phản bác chủ trương xây dựng "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa" hoặc "phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và còn có kết quả là mở bung hình thái trao đổi tự do hơn của tư doanh trên cả vành cung Thái Bình Dương. Chẳng là ngẫu nhiên mà hai tuần trước khi Thượng đỉnh APEC nhóm họp, hôm 29 vừa qua, Ủy ban Giám sát Quan hệ Kinh tế và Chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc của Quốc hội Mỹ đã công bố một báo cáo 120 trang về hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc với lời phê phán rất nặng. Khi Quốc hội nêu quan điểm hoài nghi như vậy thì Hành pháp Mỹ, và cụ thể là đặc sứ Thương mại, sẽ càng phải duyệt xét chuyện ấy khá kỹ, nếu sau này Trung Quốc có đề nghị tham gia. Ngược lại, nhìn vào nội tình Trung Quốc, ta cũng thấy ra sự lúng túng của Bắc Kinh. Thí dụ gần nhất, ngày 09/11 vừa qua, là khi họ phải chấp hành đạo luật chống độc quyền mà vi phạm lại là hai tập đoàn quốc doanh rất lớn về viễn thông, cả hai đều là doanh nghiệp Nhà nước của trung ương! Làm sao gia nhập khối TPP với hệ thống độc quyền đó?
    RFI: Thưa anh, trong số 8 nước cùng với Hoa Kỳ đàm phán về TPP thì có Việt Nam mà trong nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ chốt cho đến hiện nay. Khi đưa ra vấn đề vai trò của doanh nghiệp Nhà nước như là một điều kiện để cản Trung Quốc, thì phải chăng Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trên khía cạnh này như Việt Nam đã từng phản đối trong quá trình đàm phán TPP?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ điều này là đúng. Thực ra, tôi cho rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như vật thử nghiệm. Trong thương thuyết đàm phán với Việt Nam về điều kiện đó, thì Mỹ xem cách xoay xở của Việt Nam ra làm sao. Khi mà trò đã tính như vậy, thì thầy sẽ tính như thế nào trong tương lai. Tức là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trong tương lai. Có thể nói, Hoa Kỳ dùng Việt Nam để thử nghiệm. Nếu Việt Nam tranh đấu cho quyền lợi của khu vực quốc doanh mà cả nước Việt Nam bây giờ đã thấy là tốn kém, không hiệu quả và lỗ nhiều, thì điều này có nghĩa là Việt Nam bảo vệ luôn cả chủ trương của Trung Quốc, đi ngược lại quyền lợi kinh tế của khu vực tư nhân, của hệ thống tư doanh, của đại đa số người dân Việt Nam.
    RFI: Tìm hiểu Trung Quốc từ lâu, anh cho rằng lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với những sáng kiến này của Mỹ?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Có hai mặt của một vấn đề, một mặt là kinh tế một mặt là an ninh.
    Tại Thượng đỉnh APEC của 21 nền kinh tế, người ta chú ý đến mặt kinh tế và sáng kiến của Mỹ là vận động hợp tác kinh tế để xây dựng hợp tác chiến lược. Tại Thượng đỉnh Đông Á tuần tới, người ta chú ý đến khía cạnh an ninh. Ban đầu diễn đàn này là đề nghị của Malaysia có hậu thuẫn của Trung Quốc để các nước Đông Á nói chuyện với nhau mà không có sự hiện diện của Mỹ hay Liên bang Nga. Năm nay, là lần đầu tiên mà Nga và Mỹ đều cùng tham dự và Hoa Kỳ sẽ cố xoay Thượng đỉnh này của 18 nước vào đề mục an ninh, như diễn đàn đối thoại về an ninh ngoài vùng biển chẳng hạn.
    Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh tận dụng quyền lực mềm để mua chuộc nhiều quốc gia Đông Á, theo kiểu bẻ đũa từng chiếc, khởi đi từ Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Đó là lợi thế của khái niệm "Đồng thuận Bắc Kinh", nhằm bành trướng ảnh hưởng bằng quyền lợi lý tài mà bất chấp đạo lý nhân quyền, dân chủ hay môi sinh của xứ khác. Khi Hoa Kỳ mắc bận vì cuộc chiến chống khủng bố, Bắc Kinh bung ra còn mạnh hơn và đòi chiếm ưu thế trên vùng biển Đông Nam Á.
    Bây giờ, Mỹ không chỉ nói mà thực tế tìm cách chứng minh ảnh hưởng đáng tin của mình tại Đông Á, Bắc Kinh chỉ còn vài năm trước mặt để củng cố thành quả đã đạt được qua mồi nhử kinh tế, trước hết là với nhóm ASEAN. Sau đó thì có lẽ phải xuống giọng hợp tác ôn hòa hơn với Hoa Kỳ và các nước trong vùng. Nhưng những bất ổn bên trong, khi lại có chuyển giao quyền lực sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm tới, cũng khiến xứ này có thể có phản ứng bất ngờ, là điều mà người ta không thể loại bỏ. Những lời đối đáp nháng lửa tại Hawaï mới chỉ là màn đầu.
    RFI: Xin cám ơn anh Nguyễn Xuân Nghĩa.
  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Obama cảnh báo Trung Quốc phải "chơi theo luật"

    Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 12/11 đã cảnh báo Trung Quốc phải "chơi theo luật" trong thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Ngay trước cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 12/11 đã cảnh báo Trung Quốc phải "chơi theo luật" trong thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

    Tuy nhiên, ông Obama tin rằng có thể có sự cạnh tranh "thân thiện và xây dựng" giữa Mỹ và Trung Quốc, cho rằng không phải là không thể tránh được những bất đồng liên quan vấn đề tiền tệ mà có thể dẫn tới "xung đột sâu sắc."

    Tổng thống Obama cho rằng lợi thế cạnh tranh của Mỹ trên thị trường toàn cầu nằm ở sự đổi mới và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ông Obama cũng đề cập tới bất đồng lâu nay giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề tiền tệ, nhấn mạnh rằng hầu hết các chuyên gia đều tin đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã được định giá thấp một cách bất công. Nhà lãnh đạo Mỹ nói: "Chúng tôi muốn các vị chơi theo luật, như đồng tiền là một hàng hóa ví dụ."

    Trong khi đó, giới chức cấp cao của Mỹ phát biểu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết ông Obama đã hối thúc nhà lãnh đạo Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ nhằm tái cân đối nền kinh tế toàn cầu. Tổng thống Obama cũng lưu ý Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng người Mỹ đang ngày càng mất kiên nhẫn đối với mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung.

    Cùng ngày 12/11, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cảnh báo rằng sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa, đồng thời kêu gọi các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và tự do hóa thương mại. Phát biểu tại Honolulu ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Hồ Cẩm Đào nói: "Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu mang nhiều yếu tố bất ổn và bấp bênh lớn."

    Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng thế giới phải cam kết "đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác"./.

    Theo Vietnamplus
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Khai mạc “Tiếng hát những người đi tìm lửa” lần III

    (Petrotimes) - Sáng 12/11 tại Nhà hát Âu Cơ, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội diễn “Tiếng hát những người đi tìm lửa” lần III.

    Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2011) và chào mừng 20 năm Công đoàn Dầu khí Việt Nam (16/12/1991 – 16/12/2011).
    Tới dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, UV BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Hoàng Ngọc Thanh – Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các đồng chí các ban thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
    Hội diễn còn nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đến từ Công đoàn Công Thương Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình…
    Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Hoàng Xuân Hùng – Phó chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Phó chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; đồng chí Trần Quang Dũng – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Hà Duy Dĩnh – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; và đại diện các ban, Văn phòng Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị thành viên cùng toàn thể diễn viên của 25 đoàn văn nghệ quần chúng trong ngành Dầu khí.
    Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Hà Duy Dĩnh – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí đã thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm 2011. Đồng chí nhấn mạnh về việc chỉ trong 10 tháng Tập đoàn đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế cả năm 2011.
    Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của ban lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã đẩy mạnh những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hướng người lao động trong ngành Dầu khí vừa khỏe về thể chất vừa đáp ứng được những nhu cầu giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
    Các đơn vị thành viên như PVFCCo đã tổ chức hội diễn văn nghệ với 28 đoàn nghệ thuật diễn ra trong 5 đêm liên tục tại thành phố Vũng Tàu. Xí nghiệp Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã tổ chức hội diễn văn nghệ và duyên dáng Dầu khí. Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí đã tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng lần thứ II rất thành công vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua. Gần đây nhất, Petrosetco đã tổ chức một đên “Ngày biển hát” và quyên góp được tổng số tiền 6,7 tỉ đồng ủng hộ nhân dân và chiến sĩ quần đảo Trường Sa.
    Hội diễn “Tiếng hát những người đi tìm lửa” lần thứ III đã quy tụ 25 trên 27 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Các đội diễn đã ngày đêm luyện tập để mang đến cho hội diễn những tiết mục đặc sắc, ca ngợi quê hương Tổ quốc, ca ngợi những con người Dầu khí, những công trình Dầu khí. Hội diễn nhất định sẽ tạo được những dấu ấn bất ngờ thể hiện những nét rất riêng của những lời ca tiếng hát người Dầu khí.
    Sau đây là những hình ảnh ấn tượng những tiết mục ngày thi thứ nhất 12/11:
    [​IMG]
    Các thành viên của 25 đội thi trong tiết mục mở màn.
    [​IMG]
    Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Petrovietnam.
    [​IMG]
    Chủ tịch Công đoàn PVN Hà Duy Dĩnh phát biểu khai mạc.
    [​IMG]
    Các vị đại biểu tặng hoa cho các đội.
    [​IMG]
    Chủ tịch Hà Duy Dĩnh tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo.
    Phần thi của Petrosetco:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lương Viết Quang – Sao Mai 2010 là thành viên của ngôi nhà Petrosetco.
    Phần thi của PV Oil:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phần thi của PVC:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Coi chừng mất thương hiệu!

    Thứ bảy, 12/11/2011, 11:05 GMT+7. Cập nhật cách đây 32 giờ 17 phút 16 giây. (DungHangViet.Vn) - Năm 2011, hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… tiếp tục bị doanh nghiệp nước ngoài giành quyền đăng ký bảo hộ.


    Các cơ quan chức năng 2 tỉnh Đắk Lắk, Kiên Giang đang thu thập bằng chứng, hồ sơ để đòi lại thương hiệu nổi tiếng của mình. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng từng rất vất vả trong các vụ kiện đòi thương hiệu bị đánh cắp.

    Sơ hở là mất

    Được thành lập từ năm 1980, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á với sản phẩm kẹo dừa Bến Tre đã trở thành một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước và nước ngoài. Công việc làm ăn tiến triển rất tốt. Mỗi năm, ngoài việc cung cấp cho các thị trường nội địa, kẹo dừa Bến Tre còn được xuất qua các nước lân cận.

    Đến năm 1998, công ty có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc khá cao, trung bình mỗi lần xuất đi hơn chục ngàn tấn kẹo dừa. Hằng năm, lượng kẹo dừa xuất khẩu của Đông Á qua Trung Quốc từ 900.000 đến 1 triệu tấn. Bỗng nhiên doanh số của công ty sụt giảm mạnh. Tìm hiểu sự việc, bà Nguyễn Thị Tỏ (Hai Tỏ), chủ thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, phát hiện Công ty Rừng Dừa ở Trung Quốc đã lấy thương hiệu của bà sản xuất kẹo dừa, bán tràn lan trên thị trường.

    Kể lại chuyện này, ông Vũ Văn An, Giám đốc điều hành Công ty Đông Á (cháu ngoại của bà Hai Tỏ), cho biết DN Trung Quốc sau một thời gian hợp tác làm ăn với công ty đã tự tìm đến các thương lái thu mua kẹo dừa, mang về nước rồi gắn mác kẹo dừa Bến Tre để bán ra thị trường. Đáng nói DN này còn giành quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng kẹo dừa của công ty này không tốt đã ảnh hưởng đến thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, đồng thời làm sụt giảm doanh số của Đông Á.

    Bất ngờ hơn, sau khi DN Trung Quốc đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu, kẹo dừa Bến Tre của Đông Á xuất sang nước này trở thành “hàng giả, hàng dỏm” [r37)][r37)][r37)] . “Bà ngoại tôi đã sang tận Trung Quốc kiện đòi lại thương hiệu này. Với sự giúp đỡ của tỉnh Bến Tre, tốn bao công sức đi lại, cuối cùng cơ quan chức năng Trung Quốc cũng yêu cầu DN làm giả kẹo dừa kia phải trả lại thương hiệu cho chúng tôi sau 2 năm trời” - ông Vũ Văn An kể lại.



    [​IMG]Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk. Ảnh: CAO NGUYÊN


    Mới đây, đến lượt hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắk Lắk, nước mắm Phú Quốc bị các DN nước ngoài giành quyền đăng ký bảo hộ ở các thị trường trọng điểm. Tháng 6-2011, trong những lần lên mạng tìm kiếm tài liệu, luật sư Lê Quang Vinh, Công ty Tư vấn Sở hữu công nghiệp Bross & Partners có trụ sở tại Hà Nội, phát hiện chỉ dẫn địa lý Buon Ma Thuot, cả tiếng Latin và tiếng Trung Quốc đã bị một DN ở Quảng Châu (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ, được cấp chứng nhận bảo hộ nhóm sản phẩm 30 (cà phê).

    DN này sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm từ tháng 11-2010. Chủ DN này còn tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee - 1896” tại Trung Quốc từ tháng 6-2011. Ông Vinh đã làm văn bản gửi Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk thông báo chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd giành quyền đăng ký.

    Tương tự, thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Phú Quốc cũng bị một DN tại Mỹ là Viet Huong Fishsauce giành quyền đăng ký bảo hộ từ năm 1982. Theo đó, các sản phẩm của công ty này từ năm 1982 đến nay đều sử dụng nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” có hình con cá cơm, đảo Phú Quốc và bản đồ Việt Nam. Đến năm 2006, nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… nhưng là sản phẩm của Viet Huong Fishsauce.
    Đến tháng 5-2011, một DN tại Hồng Kông là Công ty TNHH Thương mại Việt Hương (Viet Huong Trading Company Limited) cũng nộp đơn lên cơ quan chức năng đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phú Quốc cho nhóm hàng hóa 30 (trong đó có nước mắm) trên lãnh thổ Trung Quốc. Cũng phải nói thêm, thủ phủ cà phê lớn nhất cả nước Đắk Lắk không chỉ có cà phê Buôn Ma Thuột bị DN nước ngoài giành mất mà cả thương hiệu cà phê Đắk Lắk từ lâu cũng bị một DN tại Pháp đăng ký bảo hộ tại hơn 10 quốc gia. Trong khi đó, từ năm 1995, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý lập hồ sơ bảo hộ tên gọi cà phê Buôn Ma Thuột và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận vào năm 2005, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý này đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta.

    Gian nan kiện đòi

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Việt Hùng, nguyên cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, nhận định chuyện bị đánh cắp thương hiệu không chỉ xảy ra đối với DN Việt Nam mà khá phổ biến ở các nước. “Đây là hiện tượng quốc tế, là hành vi chiếm đoạt nhãn hiệu hoặc trục lợi qua việc đăng ký nhãn hiệu” - ông Hùng nói.

    Theo luật sư Lê Quang Vinh, để đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, sớm nhất cũng phải mất từ 2 đến 3 năm. Nếu có thúc đẩy bằng biện pháp ngoại giao, nhanh nhất cũng phải 1 năm rưỡi, chưa kể khoảng 6 tháng chuẩn bị hồ sơ và thu thập bằng chứng. Việc đòi lại thương hiệu trên thực chất là vụ khiếu nại hành chính theo Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc.

    Với các chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… là tài sản chung của địa phương và Nhà nước, rất nhiều cá nhân được hưởng lợi từ các thương hiệu này nên đến khi xảy ra sự cố, phản ứng của cơ quan chức năng cũng chậm do vướng cơ chế…Tuy nhiên, do mỗi năm, cơ quan chức năng Trung Quốc phải giải quyết khoảng 1 triệu đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nên bị quá tải. Các vụ giải quyết khiếu nại, tranh chấp cũng bị quá tải khiến nhiều vụ việc kéo dài thời gian xử lý. “Vụ khiếu nại cà phê Buôn Ma Thuột, nếu chiếu theo các luật của Trung Quốc và thông lệ quốc tế thì không quá phức tạp. Quan trọng là có “bệnh” nào phải trị đúng “thuốc” đó” - ông Trần Việt Hùng nói.

    Riêng về nước mắm Phú Quốc, theo luật sư Lê Quang Vinh, điều quan trọng lúc này là xác định được thời điểm 3 tháng hết hạn khiếu nại, khi cơ quan chức năng Trung Quốc chưa cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ. Câu chuyện bị đánh cắp thương hiệu của các DN Việt Nam không mới nhưng cho đến nay, việc xử lý của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vẫn còn khá lúng túng, phản ứng chậm.



    [​IMG]Những gian hàng bán sản phẩm kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: MINH SƠN


    Chẳng hạn, từ năm 1982, nước mắm Phú Quốc đã bị một DN tại Mỹ đăng ký bảo hộ nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp phòng bị. Trên thực tế, nước mắm Phú Quốc chỉ mới được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là ông chủ của thương hiệu này không thể ra nước ngoài kiện các DN khác đánh cắp, làm giả thương hiệu của mình. Hiện đã có hồ sơ xin đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc nộp ở các nước châu Âu nhưng chưa được xét.

    Từ thực tế này, ông Trần Việt Hùng cho rằng nếu là thương hiệu của DN bị đánh cắp, họ sẽ phản ứng nhanh bởi đó là tài sản riêng của DN. Và câu chuyện đi đòi thương hiệu của bà Hai Tỏ với kẹo dừa Bến Tre là một ví dụ điển hình.

    Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

    Sau bài học kiện đòi thương hiệu, chủ nhân của kẹo dừa Bến Tre rút ra kinh nghiệm xương máu: “Phải tự cứu mình và đi trước một bước”. Hiện chủ thương hiệu này đang xúc tiến thủ tục đăng ký bảo hộ ở các thị trường Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ… “DN không thể đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước trên thế giới nhưng có thể “đi trước” ở thị trường mà mình nhắm đến sẽ xuất khẩu, thị trường tiềm năng. Việc đăng ký cũng không quá phức tạp, quan trọng là mình hiểu rõ thủ tục pháp lý của nước đó. Hiện chúng tôi đang xúc tiến đăng ký bảo hộ tại Ấn Độ và mọi việc khá suôn sẻ” - ông Vũ Văn An cho biết.

    Luật sư Lê Quang Vinh cho rằng một thương hiệu muốn được bảo vệ ở nước ngoài phải áp dụng hai biện pháp. Một là, hủy bỏ tình trạng mạo danh, bỏ trạng thái lợi dụng quyền được bảo hộ để lừa dối người tiêu dùng. Hai là, DN phải đăng ký là chủ sở hữu của thương hiệu đó ở những thị trường quan trọng. Đồng quan điểm, ông Trần Việt Hùng nói DN không thể có tiền và điều kiện đăng ký bảo hộ gần 200 nước trên thế giới cho hàng hóa của mình. Thế nên DN cần định hướng thị trường nào sẽ phát triển, có tiềm năng để đăng ký bảo hộ trước.

    Chuyên gia tư vấn Đỗ Thanh Năm, Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win-Win, nhấn mạnh: “Mỗi DN cần vạch chiến lược dài hạn 5-10 năm cho mình. Trong thời gian này, thị trường xuất khẩu mà DN hướng đến là nước nào để đăng ký bảo hộ trước khi hàng hóa xuất khẩu sang. Trước nay, DN hầu như chưa có tầm nhìn dài hạn mà vẫn còn kinh doanh theo kiểu được đến đâu hay đến đó. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”.

    Thái Phương
    Nguồn: Người lao động


    Vụ mất thương hiệu kẹo dừa Bến Tre là thêm một bằng chứng sinh động về việc buôn bán với Trung Quốc : chơi với chó coi chừng chó cắn ! :-":-":-"
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.dunghangviet.vn/hv/mo-go...kinh-doanh-trung-quoc-hai-minh-hai-nguoi.html
    Văn hóa kinh doanh Trung Quốc: “Hại mình, hại người”

    Thứ tư, 02/11/2011, 10:48 GMT+7. (DungHangViet.Vn) - Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng việc hàng giá rẻ “Made in China” bị các nước trên thế giới áp dụng biện pháp trừng phạt chính là hậu quả của cái thứ văn hóa kinh doanh “hại mình, hại người”.


    Tờ “Kinh tế nhật báo” ngày 30/10 cho biết hàng gốm sứ xây dựng của Trung Quốc thời gian qua đồng loạt bị nhiều nước trên thế giới áp dụng biện pháp trừng phạt kể cả các nước phát triển cũng như đang phát triển.

    Tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 15/9 ra quyết định áp đặt mức thuế cao nhất (tới 69,7%) đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc, trong đó có 6 doanh nghiệp chịu mức thuế từ 26,3% tới 36,5%, có hơn 120 công ty chịu mức thuế 30,6%, còn lại hơn 1.200 doanh nghiệp phải chịu mức thuế 69,7%. Thời gian thực hiện hết năm 2016. Cùng với Châu Âu, Mỹ cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự.

    Tại Châu Á, tháng 7/2011, Hàn Quốc đã áp dụng mức thuế quan từ 10% tới 30% đối với hàng gốm sứ xây dựng của Trung Quốc. Thậm chí, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế 247% đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc.

    [​IMG]Các sản phẩm gốm sứ xây dựng Trung Quốc bị áp thuế nặng nhất
    Tại Mỹ Latinh, Brazil là nước đi đầu trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc với mức thuế lên tới... 631,63%. Tiếp đó, tháng 7/2011 Argentina cũng lấy mức thuế của Brazil để tham chiếu cho việc đánh thuế hàng gốm sứ nhập từ Trung Quốc.

    Khu vực Trung Đông, trừ Iran, đều áp dụng biện pháp trừng phạt với mức thuế cao đối với hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc.

    “Kinh tế nhật báo” dẫn số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết từ năm 2002 tới năm 2010, có 5 nước và nhóm nước áp dụng biện pháp trừng phạt nặng nhất đối với hàng hóa Trung Quốc là Ấn Độ, Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Trong năm 2010, Trung Quốc có 23 vụ bị trừng phạt, chiếm 33% tổng số vụ trừng phạt toàn thế giới, mức cao nhất so với tất cả các nước còn lại.

    Gốm sứ của thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông bị thiệt hại và tổn thất nghiêm trọng nhất trong chiến dịch trừng phạt này. Ông Trần Nhan Bân, Chủ tịch Công ty gốm sứ Nha Sĩ Cao Phu thành phố Phật Sơn cho biết Phật Sơn là cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất Trung Quốc, năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước. Việc các nước tiến hành các biện pháp trừng phạt làm cho ngành này của Phật Sơn thiệt hại nghiêm trọng.

    Ông Trương Cẩm Lương, Giám đốc công ty gốm sứ xây dựng Na Lai thành phố Phật Sơn, cho biết tổng kho rộng 200.000 mét vuông đã xếp chất đống hàng hóa hàng ứ đọng của công ty. Vừa qua, công ty mở thêm khoa bãi lộ thiên với diện tích 450.000 mét vuông nhưng vẫn không xếp hết hàng ứ đọng không xuất đi được do các biện pháp trừng phạt của các nước. Nhiều công ty gốm sứ xây dựng ở Phật Sơn cũng trong cảnh ngộ như Na Lai. Với mức thuế quan cao của EU và nhiều nước như hiện nay cũng có nghĩa đặt dấu chấm hết đối với ngành gốm sứ xây dựng Phật Sơn xuất sang sang Châu Âu và một số nước, nhiều lò gốm sứ đã buộc phải đóng cửa.

    Giáo sư Đồ Thanh Tuyền, Giảng sư Trường Đại học ngoại thương, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu WTO Trung Quốc, cho rằng việc hàng gốm sứ và nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc như giày da, dệt may, gia dụng... bị nhiều nước kể cả nước phát triển cũng như đang phát triển thực hiện biện pháp trừng phạt có nhiều nguyên nhân.

    Thứ nhất, đối với các nước phát triển thì đây là những ngành “xế chiều” nên nằm trong danh mục bảo hộ của họ. Thứ hai, đối với các nước đang phát triển đây là ngành đang lên có trình độ và chất lượng tương tự như hàng Trung Quốc, nên họ cũng áp dụng biện pháp bảo hộ hàng trong nước. Thứ ba, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc có vấn đề.

    Giáo sư Đồ cho rằng đây là hậu quả tất yếu về tình trạng tranh giành nhau lao vào thị trường theo “tâm ly bầy đàn”, xuất khẩu không có đầu mối quản lý, “mạnh ai người ấy làm”, đua nhau hạ giá để bán sản phẩm. Kinh doanh kiểu này chẳng khác gì “gậy ông đập lưng ông”, rốt cuộc tự mình hại mình và hại người. Giáo sư Đồ Thanh Tuyền cho biết khi nghe tin EU sẽ áp dụng mức thuế 70% đối với hàng gốm sứ Trung Quốc, các công ty liền đua nhau tìm kiếm thị trường ở Châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông theo kiểu mạnh ai người ấy được, họ đua nhau hạ giá, thậm chí một số doanh nghiệp có thương hiệu gốm sứ nổi tiếng cũng “xuất khẩu” với bao bì không có tên hàng, không xuất sứ, không qui cách, miễn làm sao hàng của mình bán được hơn, được nhiều trên thị trường so với công ty khác. Rốt cuộc lại bị các nước này tiến hành trừng phạt và các doanh nghiệp đều bị thiệt hại như tình cảnh chung như hiện nay.

    Giáo sư Đồ Thanh Tuyền nói: “Văn hóa kinh doanh thiển cận, chỉ nhìn trước mắt thì sẽ ‘gieo nhân nào gặt quả đó’. Việc ngành gốm sứ xây dựng Trung Quốc bị trừng phạt làm nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tổn thất nghiêm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, nhưng xét lâu dài là điều tốt. Nó rung tiếng chuông báo động rằng thời đại ưu thế xuất khẩu hàng giá rẻ chất lượng thấp đã qua rồi. Ngành gốm sứ nói riêng và các ngành nói chung khi xuất khẩu phải tính tới chất lượng, thương hiệu chứ không phải hàng giá rẻ như hiện nay. Chúng ta cần học kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước này rất chú trọng hàng chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, độ tin cậy của thương hiệu, nên đã vượt qua được rào cản của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở các nước”.

    Phó Giám đốc Cục ngoại thương thành phố Phật Sơn, ông Tạ Vĩ Hùng, cho biết bài học trên cho thấy nhà nước và cơ quan quản lý xuất khẩu cần có trách nhiệm, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường, kịp thời đưa về một đầu mối quản lý xuất khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp đẩy mạnh xuất khẩu, chứ không thể “mạnh ai nấy làm” như thời gian qua.



    Kiều Tỉnh

    Nguồn: Tầm nhìn


    [r2)][r2)][r2)][r2)]
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Coi chừng mất thương hiệu!

    Thứ bảy, 12/11/2011, 11:05 GMT+7. Cập nhật cách đây 32 giờ 17 phút 16 giây.
    (DungHangViet.Vn) - Năm 2011, hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… tiếp tục bị doanh nghiệp nước ngoài giành quyền đăng ký bảo hộ.
    ======================
    Thật ra cái vụ này chúng ta cũng phải tính toán lại ! Tất nhiên đòi lại thương hiệu cũng là 1 cách.
    Ưu thế của tiếng Việt là có dấu. Chúng ta có thể lờ đi việc ăn cắp, nhưng nếu chúng ta coi đó là lợi thế >>> Khuyếch trương giúp thương hiệu cho VN là cái tốt. Chúng ta cứ đường đường chính chính làm thương hiệu " có dấu ". Ví dụ " cafe Buôn Mê Thuột "-Việt Nam ." >>> chúng ta phát triển mạnh thương hiệu lên > chẳng lẽ chúng cũng thêm dấu à ??? [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này